Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận văn học hiện đại 3 sự chuyển biến trong thơ xuân diệu sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.44 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

Bài tiểu luận môn Văn học hiện đại 3

ĐỀ TÀI:

GVHD:
SVTH :
MSSV :

Thành phố Hồ Chí Minh


B

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................2
DẪN NHẬP...................................................................................................5
a. Lí do chọn đề tài...................................................................................5
b. Lịch sử vấn đề.......................................................................................6
c. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................7
d. Phương pháp nghiên cứu......................................................................7
I. Sự chuyển biến về quan niệm sáng tác....................................................7
Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa, bắt đầu mở rộng và tiếp xúc với văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới
thơng qua tầng lớp trí thức Tây học mà phần lớn là tiểu tư sản thành thị đã
ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút. Trong những
điều kiện khách quan ấy, tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ càng ngày càng
thấy rằng cần phải có một sự đổi mới về văn chương để phù hợp với một
đời sống mới.................................................................................................7


Chủ nghĩa lãng mạn Pháp (mà đại biểu là Lamartine) đã trở thành món ăn
“hợp khẩu vị” cho các tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Bởi hơn
bao giờ hết, nhu cầu giải phóng cá nhân, giải phóng thơ ca đang trở thành
nhu cầu bức thiết. Đó là “sự gặp nhau của những tâm hồn trí thức bất mãn
với xã hội, đau buồn chán nản u uất khi phong trào cách mạng của quần
chúng bị thất bại hoặc bị đàn áp dữ dội”.....................................................7
II. Sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác...................................................12
1. Từ cảm hứng về cái tôi cá nhân đến cảm hứng công dân......................12
Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ “tôi”. Các nhà Thơ mới ln muốn giãi
bày, phơi trải “cái tơi” của mình. Từ việc khẳng định chính mình, thương
cảm nỗi sầu, nỗi cơ đơn của mình, dấn thân vào tình yêu đến cả việc tìm
về với cái đẹp của lịch sử cha ơng. Họ sống trong một khơng gian chật
hẹp, tù túng. Nói như Hồi Thanh “ Đời chúng tơi nằm trong vịng chữ tôi
chật hẹp”. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, các nhà Thơ mới đều chuyển
mình, hịa mình vào cách mạng. Họ khơng cịn cảm giác cơ đơn, lạc lõng.
Họ viết về Tổ quốc, về lí tưởng dân tộc, về cơng cuộc xây dựng Chủ nghĩa
xã hội. Đó chính là cảm hứng chủ đạo của các nhà Thơ mới sau 1945:.....12
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt...............................................................12
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng............................................................12
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết.......................................................................12
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”.....................................................12
Nếu trước cách mạng tháng Tám, Xn Diệu ví mình như “con nai bị chiều
đánh lưới. Khơng biết đi đâu đứng sầu bóng tối” và sáng tác theo một
quan niệm “Tôi không biết, không biết gì nữa cả. Chỉ u nhiều là tơi biết
mà thơi”, thì sau cách mạng tháng Tám, Xn Diệu đã hịa mình vào quần
chúng nhân dân, đi khắp mọi miền đất nước, viết những vần thơ dạt dào
cảm hứng ngợi ca. Ông ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi chế độ mới,
ca ngợi nhân dân, ca ngợi công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cái “tơi”
đã hịa thành cái “ta”, ý thức “cá nhân” đã hòa thành ý thức “cộng đồng”:
...................................................................................................................12

“Có một suối thơ chảy từ gần gũi..............................................................12
Ra xa xôi và lại đến gần quanh.................................................................12

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 2


B

Một suối thơ lá ngọt với hoa lành..............................................................12
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố”.......................................................12
Suối thơ ấy được sinh sôi nảy nở từ lí tưởng cách mạng, từ một đời sống
mới, từ một lòng nhiệt thành với cách mạng.............................................13
Ngay sau cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu viết “Ngọn quốc kỳ” và “Hội
nghị non sông” và nhà thơ cho rằng “Ngọn quốc kỳ” và “Hội nghị non
sông” là những bản trường ca viết bằng hồn. Nhà thơ lấy bối cảnh lịch sử
là Hội nghị Diên Hồng ở đời Trần để tuyên truyền, cổ động cho tổng tuyển
cử đầu tiên của chính quyền nhân dân. Nhà thơ hướng đến:.....................13
“ Những chiến sĩ, những anh hùng............................................................13
Những kẻ hồn xanh như ngọc bích............................................................13
Đi theo tiếng gọi nước non thiêng”...........................................................13
Đó là những con người suốt đời đi theo lý tưởng cách mạng để “canh giữ
lấy hồn thiêng của Tổ quốc”......................................................................13
Sau hai tác phẩm giàu cảm hứng ngợi ca, Xn Diệu lại hướng ngịi bút
của mình vào việc vạch trần âm mưu tổ chức biểu tình của bọn tay sai
Tưởng Giới Thạch nhằm lật đổ chính quyền cách mạng: kẻ thù cố tình vận
động “Tổng đình cơng” nhưng rồi chuốc lấy thất bại vì nhân dân:............13
“ Họ chẳng đình cho lại họp đơng”...........................................................13
Đó cịn là tình yêu thương đối với nhân dân lao động cần lao, nguyện gắn
bó máu thịt với nhân dân:..........................................................................13

“Tơi cùng xương thịt với nhân dân tôi.......................................................13
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu............................................................13
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu.................................................................13
Của triệu người yêu dấu gian lao”.............................................................13
Xuân Diệu viết về Bác Hồ với tất cả lịng thành kính, ngưỡng mộ và tin
u. “Thơ dâng Bác Hồ” là bài thơ được viết bằng cảm nhận rất mực chân
thành:.........................................................................................................13
“Trên đầu tóc Bác sương ghi.....................................................................13
Chắc đơi sợi bạc đã vì chúng con”............................................................13
Kẻ thù phá hoại hiệp định Giơnevơ, đất nước bị chia cắt làm hai miền,
Xuân Diệu vẫn giữ được sự nhạy cảm vốn dĩ và nỗ lực vươn lên, hòa nhập
với cuộc đời mới. Tập “Riêng-chung” (1960) và “Mũi Cà Mau” và “Cầm tay”
(1962) ra đời. Đọc “Riêng-chung” ta thấy “Xuân Diệu xác lập một kiểu
quan hệ mới với đời sống: Ông muốn thật gần lại giữa cái “riêng” và cái
“chung”, muốn “cá nhân” mình hịa chung vào cái “cộng đồng” dân tộc”.
Ông ca ngợi cuộc sống mới ở miền Bắc:....................................................13
“Mái nhà máy mới, mái nhà thương..........................................................14
Mái chợ xum xuê, lại mái trường...............................................................14
Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ.................................................................14
Xây lên khơng khí những hịa gương”.......................................................14
Mặc dù đất nước bị chia cắt làm hai miền, nhưng đối với Xn Diệu:.......14
“ Đất nước trong tơi là một khối................................................................14
Dịng sơng Bến Hải chảy qua tim”............................................................14
Khơng có sự chia cắt nào của Tổ quốc cũng như khơng có sự chia cắt nào
trong tâm hồn, trong tình cảm của nhà thơ. Ông hướng về miền Nam thân

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 3



B

yêu, ca ngợi cuộc đấu tranh đầy vất vả, hy sinh nhưng cũng đầy anh dũng,
kiên cường. Ơng nói đến bà má Năm Căn ở tận cùng Tổ quốc:.................14
“Bền bỉ giữ sông và bám đất.....................................................................14
Nuôi bộ đội từng bữa uống, bữa ăn”.........................................................14
Ông đi khắp mọi nơi, thâm nhập vào đời sống nhân dân. Đi để nghe, để
thấy, để thấu hiểu, để hịa nhập. Ơng vào rừng Quỳ Châu có nhiều gỗ quý
ở Nghệ An, ông ra tận Quảng Ninh ngắm nhìn chùm Cơ Tơ 17 đảo xanh,
ngược sơng Đà lên tận Hà Giang… Và những chuyến đi ấy, đã góp nên
tiếng gió của lịng u cuộc sống, u nhân dân, u chế độ:..................14
“Hồn ta cánh rộng mở...............................................................................14
Đơi bên gió thổi vào..................................................................................14
Nghĩ những điều hớn hở............................................................................14
Như trời cao cao”......................................................................................14
Đặc biệt, Xuân Diệu có những bài ca ngợi Đảng rất riêng, rất mới. Đảng
như một người mẹ gánh trên vai bao nỗi nhọc nhằn: Đảng lo từ việc nhỏ
đến việc lớn. Nhưng thật lạ lùng và vĩ đại:.................................................14
“Đảng cho ta mắt mở ta nhìn....................................................................14
Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời............................................................14
Rộng như lịng mẹ đưa nơi........................................................................15
Lại say đắm mãi như người tình nhân”......................................................15
Khơng cịn một Xn Diệu bơ vơ, lạc lõng như “con chim đến từ núi lạ”
nữa mà là một Xuân Diệu hòa nhập cùng đất trời vạn vật, cùng cộng đồng
dân tộc. Cái “tơi” đã hịa thành cái “ta” tạo nên một hồn thơ nồng nàn, sôi
nổi, nhiệt thành với Tổ quốc, cách mạng...................................................15
2. Từ tình yêu cá nhân đến tình yêu cộng đồng......................................15
III. Sự chuyển biến về giọng điệu, hình ảnh và ngơn ngữ thơ....................17
1. Giọng điệu.............................................................................................17
2. Hình ảnh................................................................................................19

3. Ngơn ngữ...............................................................................................21
KẾT LUẬN..................................................................................................23
Tìm hiểu sự chuyển biến trong thơ Xn Diệu sau cách mạng về nhiều
phương diện sẽ thấy được sự thống nhất trong quan điểm và tư tưởng của
nhà thơ. Dù ở giai đoạn nào đi chăng nữa, vẫn nổi bật lên một hồn thơ rất
Xuân Diệu. Ấy là hồn thơ yêu đời, khát khao giao cảm với đời, ấy là hồn
thơ nồng nàn, tha thiết, sôi nổi, rạo rực, ấy cịn là hồn thơ khao khát sống
vơ biên, tuyệt đích.....................................................................................23
Nghiên cứu sự chuyển biến ấy ta cịn thấy được nền thơ ca Việt Nam vận
động và biến chuyển theo chiều hướng cách mạng, thấy được vai trò và
tâm thế của các nhà thơ qua các chặng đường lịch sử của dân tộc...........23
Để có được sự chuyển biến ấy không phải là điều dễ dàng. Cũng như các
nhà Thơ mới khác, bước đầu Xuân Diệu còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều day dứt,
dằn vặt, nhưng rồi với lòng yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với nhân dân,
đi sâu vào quần chúng nhân dân và thực tế kháng chiến đã tiếp thêm sức
mạnh cho nhà thơ......................................................................................23
Như trên đã nói, bất kì sự chuyển biến nào cũng có những thiếu sót,
nhưng ta nên nhìn nó bằng cái nhìn khách quan hơn. Nên trân trọng và ghi
nhận những thành quả mà các nhà thơ Thơ mới cũng như Xuân Diệu đã

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 4


B

đạt được sau cách mạng. Hơn bao giờ hết, những vần thơ xuất phát từ cảm
hứng ngợi ca, xuất phát từ cảm hứng công dân, ý thức công dân đã góp
phần cổ vũ cách mạng, cổ vũ cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt
Nam anh hùng............................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................24
1. Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn,
1967...........................................................................................................24
2. Xuân Diệu – Về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, 11/2001.........................24
3. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức, Nhà văn Việt Nam hiện đại (1945-1975), Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1979...................................24
4. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb khoa học xã hội, 1989.
...................................................................................................................24
5. Lưu Khánh Thơ, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1998....................................................................................................24
6. Hồng Trung Thơng, Con đường sáng tạo của một nhà thơ – Xuân Diệu
về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.................................24
7. Toàn tập Xuân Diệu, tập 2, Nxb Văn học 2001.......................................24

DẪN NHẬP
a. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Xuân Diệu là một trong số 9 tác gia lớn của nền văn học
Việt Nam. Không chỉ là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới 1932 – 1945 mà còn
là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật uyên thâm.

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 5


B

Có thể nói Xuân Diệu là một hiện tượng phong phú và đa dạng, không những về
thể loại sáng tác, về đề tài phản ánh mà còn về cả bút pháp nghệ thuật. Cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã trở thành đề tài cho biết bao cơng trình nghiên cứu.
Nhiều tác phẩm của Xn Diệu đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.

Bởi hơn bao giờ hết, những tác phẩm ấy có giá trị nhận thức rất cao.
Sự nghiệp văn học của Xuân Diệu chia làm 2 giai đoạn: Trước Cách mạng và sau
Cách mạng. Có thể nói rằng, Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là một mốc son
quan trọng đánh dấu sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác cũng như về giọng điệu,
ngơn ngữ và hình ảnh trong thơ Xn Diệu. Để thấy rõ hơn sự chuyển biến ấy, người
viết chọn đề tài “Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945” trên cơ sở đối chiếu
hai giai đoạn sáng tác.
Dù rằng nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu, các nhà nghiên cứu vẫn cho
rằng giai đoạn trước Cách mạng vẫn là giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng
tác của Xuân Diệu, đánh dấu bước thành công của nhà thơ, đưa ơng lên vị trí hàng đầu
trong nền thơ ca nước nhà, nhưng tìm hiểu về “Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu
sau 1945” vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Bởi qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng
đắn hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một nhà thơ lớn – tinh thần tiếp thu cái
mới cũng như sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử xã hội, vai trò của Đảng cũng như ý
thức công dân, ý thức của nhà thơ qua các chặng đường lịch sử của dân tộc.
Trong q trình tìm hiểu, chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
b. Lịch sử vấn đề
Là nhà thơ có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Trong cuộc đời cầm
bút của mình Xuân Diệu đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ và đặc sắc,
phong phú và đa dạng: thơ, văn xi, phê bình, dịch thuật.
Như trên đã nói, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã trở thành đề tài
thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu. Nhưng việc tìm hiểu về “Sự chuyển
biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945” thì chưa được các tác giả đề cập một cách có hệ

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 6


B


thống, chưa thực sự trở thành một nội dung có tính chất riêng. Đề tài sẽ làm rõ sự
chuyển biến ấy trong một số tập thơ của Xuân Diệu sau 1945.
c. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào một số tập thơ tiêu biểu của Xuân Diệu sau 1945 như “Ngọn quốc
kỳ”, “Riêng-chung”, “Mũi Cà Mau”, “Hồn tôi đôi cánh”…
d. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về “Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945”, người viết sử
dụng phương pháp đọc tài liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp.
NỘI DUNG

I.

Sự chuyển biến về quan niệm sáng tác
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp vào những năm 30

của thế kỉ XX đã làm cho xã hội Việt Nam biến chuyển sâu sắc: “Một cơn gió mạnh
bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ
Phương Tây là một biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”.
Và Văn học-nghệ thuật cũng khơng nằm ngồi sự biến chuyển đó.
Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, bắt
đầu mở rộng và tiếp xúc với văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thơng qua tầng lớp trí
thức Tây học mà phần lớn là tiểu tư sản thành thị đã ngày càng thấm sâu vào ý thức và
tâm hồn người cầm bút. Trong những điều kiện khách quan ấy, tầng lớp trí thức, văn
nghệ sĩ càng ngày càng thấy rằng cần phải có một sự đổi mới về văn chương để phù
hợp với một đời sống mới.
Chủ nghĩa lãng mạn Pháp (mà đại biểu là Lamartine) đã trở thành món ăn “hợp
khẩu vị” cho các tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Bởi hơn bao giờ hết, nhu
cầu giải phóng cá nhân, giải phóng thơ ca đang trở thành nhu cầu bức thiết. Đó là “sự
gặp nhau của những tâm hồn trí thức bất mãn với xã hội, đau buồn chán nản u uất khi

phong trào cách mạng của quần chúng bị thất bại hoặc bị đàn áp dữ dội”.
Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 với những gương mặt tiêu biểu như Hàn Mặc
Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Huy Cận…Mỗi nhà thơ có một phong
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 7


B

cách riêng, độc đáo, mới mẻ nhưng có một điểm chung đó là “nhu cầu giải phóng cái
tơi cá nhân”. Có thể nói rằng, đến giai đoạn này “cái tơi cá nhân” có điều kiện phát
triển và phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hồi Thanh gọi
đây là “một thời đại mới trong thơ ca”. Thanh niên thời này đã tự ý thức được rằng họ
“khơng cịn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét giận hờn
nhất nhất như ngày trước”. Họ đi tìm cái bản ngã của mình, cái “thành thực” của mình.
Họ có khát vọng được bày tỏ, được nói lên những điều sâu kín nhất trong tâm tư, tình
cảm của mình. Và “một cuộc cách mạng trong thơ ca” đã bắt đầu. Đó là cuộc cách
mạng với mục đích cuối cùng là sự giải thốt cho “cái tôi”. Giúp “cái tôi” ấy tự đứng
lên, tự khẳng định mình trong cuộc sống một cách táo bạo, chân thành, sôi nổi và tha
thiết.
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hồi Thanh đã nhận định: “Tơi quyết rằng
trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa có một thời đại nào phong phú như thời đại này.
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn
Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, q mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan
Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.
Vâng! Nổi bật trên thi đàn lúc bấy giờ người ta không thể không nhắc đến Xuân
Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” với quan niệm về “cái tôi cá nhân”
độc đáo mới mẻ của mình.
Xuân Diệu quan niệm: “Người thi sĩ cũng khờ như chú lái không hề giấu kho

vàng ngọc với đời. Để mất trời xanh nên người phải tìm uống trong mắt biếc. Người
đời cười là ngu dại: kẻ mất của có khơn bao giờ! Thi sĩ ghé vào nhân gian, trọ một vài
đêm, tìm đơi an ủi. Lịng để ngồi ngực, tay thờ ơ hay là tay ham hố, tay nào đến cũng
lấy được ít ngọc châu. Và họ lấy chưa vừa ư? Thì người thi sĩ sẽ tự tay lấy vào cái lõi
sống cịn của mình, để mà phân phát” (Trường ca chú lái khờ)
Xuân Diệu khẳng định bản chất cảm hứng người thi sĩ là phải tận tụy ban phát
nguồn cảm xúc cho nhân gian.

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 8


B

Cũng chính vì phải ban phát nguồn cảm xúc cho nhân gian nên Xuân Diệu lúc
nào cũng khao khát giao cảm với đời, khao khát sống và hưởng thụ cuộc đời – cuộc
đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất:
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xn
Khơng muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùn dưới đất”
Xuân Diệu muốn ở mãi với cuộc đời này, không muốn đi đâu bởi cuộc đời này
đẹp quá, xanh tươi quá. Cái tôi ấy bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống da diết, cuồng nhiệt
đến cháy bỏng, từ “niềm khát khao giao cảm với đời”: Và ước muốn ấy chỉ có ở Xuân
Diệu mà thơi.
Cái tơi ấy cịn là cái tơi muốn tự khẳng định mình, chứng tỏ bản thân mình:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta”
Xn Diệu muốn cái tơi của mình phải được khẳng định chói lọi:
“Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt

Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Cái tơi ấy cịn là một cái tôi luôn bị giới hạn:
“Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ…”
Ấy cịn là cái tơi cơ đơn, lạc lõng giữa cuộc đời:
“Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”
Người giai nhân bến đợi dưới cây già
Tình du khách thuyền qua khơng buộc chặt”
Ấy cịn là cái tơi khơng tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình:
“Tơi là con nai bị chiều đánh lưới
Khơng biết đi đâu đứng sầu bóng tối”
Dẫu rằng trước Cách mạng, những vần thơ của Xuân Diệu thể hiện một tấm
lòng, một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời một cách mãnh
liệt, sôi nổi, ồn ào nhưng ẩn sau những lời thơ ấy, ta vẫn bắt gặp một Xuân Diệu bơ vơ,
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 9


B

cơ đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. Bởi khơng tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình. Một
cái gì đó như sự bất lực, sự giới hạn, sự bó buộc khơng lối thốt trong “cái ao tù phẳng
lặng của tầng lớp tiểu tư sản”. Nói như Hồi Thanh “Đời chúng tơi nằm trong vịng
chữ tơi chật hẹp. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh…”
Ngun nhân tại sao? Huy Cận có sự lí giải: “ Cái tôi trong thơ mới một mặt bị xã hội
kim tiền hắt hủi, một mặt không gắn với phong trào cách mạng của quần chúng nhân
dân nên rất cơ đơn, lạc lõng”.
Tóm lại: trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu cũng như các nhà Thơ mới
đều quan niệm sáng tác thơ ca phải gắn liền với việc giãi bày chữ “tơi”, với cái nghĩa
tuyệt đối của nó. Phải khẳng định cái “tôi”, phải được tự do yêu đương, tự do thể hiện

mình, được giao cảm với đời một cách thành thực nhất.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công rực rỡ đã mở ra cho dân tộc Việt Nam
một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Văn học
Việt Nam trong bối cảnh đó đã có những chuyển biến sâu sắc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đã tạo nên một nền văn học
thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và quan niệm nhà văn
kiểu mới: nhà văn-chiến sĩ.
Cách mạng tháng Tám thành cơng là một mốc son chói lọi, đánh dấu sự chuyển
biến trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.
Có thể nói rằng, những vần thơ trước 1945 của các nhà Thơ mới tuy buồn đau
nhưng lại ấp ủ một tình u nước thầm kín. Cũng chính vì tình u nước không bao
giờ tắt trong mỗi tâm hồn văn nghệ sĩ ấy nên khi cách mạng tháng Tám thành công, họ
đã hăng hái lên đường tham gia cách mạng, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng.
Trong số các nhà thơ mới hăng hái đi theo cách mạng ở buổi đầu, Xuân Diệu là người
đi tiên phong và sớm có những chuyển biến nhất. Ơng sớm tham gia cách mạng, đi
nhiều nơi, làm nhiều công việc khác nhau, gắn bó với kháng chiến, hịa mình vào quần
chúng nhân dân. Chính những điều ấy tạo góp phần tạo nên cảm hứng mới, tăng sức
nặng và độ mặn cho câu thơ.
Xuân Diệu ý thức rất rõ về vai trò của người thi sĩ trong chế độ xã hội mới:
“Tôi biết tôi người lính trong hàng trận
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 10


B

Khơng phải gậy tịe đầu, mà mũi tên vót nhọn
Khơng phải sỏi lăn lóc, mà viên gạch xây nhà”
Xuân Diệu đã đem hết sức mình làm thơ ca ngợi Đảng và chế độ, nói lên niềm
vui sướng hân hoan trước những thành quả của cách mạng, phục vụ kịp thời những

nhiệm vụ đấu tranh trong kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh
giải phóng miền Nam.
Xuân Diệu nói rằng cần phải viết về những người lao động mới bởi chính họ là
những người đã đổ máu và mồ hơi cho cách mạng. Ơng đã tổng qt quan niệm sáng
tác của mình bằng một nhận định: “Đời sống , thực tế và quần chúng là kho vô tận, là
nguồn bồi dưỡng vô hạn cho nhà thơ”.
Trong những ngày cách mạng tháng Tám, ông nhận thức được rằng: “Con
người nghệ sĩ của mình đã được giải phóng về tâm hồn và sức sáng tạo. Đã lâu lắm
tình cảm công dân của người nghệ sĩ thiếu vắng và phải nén chờ và bây giờ là lúc được
bộc lộ”. Từ nhận thức được giải phóng về tâm hồn và sức sáng tạo, ông đã đi đến quan
niệm phải dùng thơ ca để bộc lộ cảm hứng công dân, cảm hứng tình u tổ quốc. Ơng
nói: “Tơi làm thơ ca ngợi Ngọn quốc kỳ theo gợi ý của bạn tôi là Nguyễn Huy Tưởng,
ca ngợi quốc hội đầu tiên của đất nước Hội nghị non sông, ca ngợi quần chúng cách
mạng Đi giữa dòng người. Và từ đấy hòa nhập một lòng một dạ với cách mạng trong
hai cuộc kháng chiến”. Hồn thơ của Xuân Diệu đã đổi thay và lớn cùng đất nước.
Không chỉ quan niệm thơ phải hướng đến những sự kiện có ý nghĩa tồn dân, có ý
nghĩa cách mạng, Xuân Diệu còn làm những bài thơ châm biếm, đả kích cái xấu đi
ngược lại lịch sử. Đó là những bài thơ phê phán bọn phản động Quốc Dân đảng. Như
vậy từ ý thức công dân, từ nhận thức về nhiệt tình cách mạng, ơng đã xác lập được một
quan niệm thơ ca rất mới mẻ, đó là thơ ca phải nhận thức, phản ánh và biểu hiện về
cách mạng, về sự nghệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.
Có thể nói rằng, để có một sự chuyển biến về quan niệm sáng tác là điều không
phải dễ, và đôi lúc Xuân Diệu thấy rằng những vần thơ của mình lắm lúc cịn yếu, cịn
“gượng gạo” và “hình thức có hơi non một tí” nhưng theo tiếng gọi của Đảng, của
cách mạng, Xuân Diệu đã cố gắng, đã vượt qua những dằn vặt ở buổi ban đầu, quyết
tâm và kiên trì con đường đi của mình. Đó là con đường gắn thơ ca với cách mạng.
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 11



B

Việc những bài thơ của Xuân Diệu lần lượt ra đời tràn đầy tinh thần lạc quan, tin
tưởng, tràn đầy lịng nhiệt tình cách mạng, nồng nàn và sâu sắc, đó là một sự chuyển
biến đáng ghi nhận.
II.
1.

Sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác
Từ cảm hứng về cái tôi cá nhân đến cảm hứng công dân
Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ “tôi”. Các nhà Thơ mới ln muốn giãi

bày, phơi trải “cái tơi” của mình. Từ việc khẳng định chính mình, thương cảm nỗi
sầu, nỗi cơ đơn của mình, dấn thân vào tình yêu đến cả việc tìm về với cái đẹp của
lịch sử cha ơng. Họ sống trong một không gian chật hẹp, tù túng. Nói như Hồi
Thanh “ Đời chúng tơi nằm trong vịng chữ tôi chật hẹp”. Nhưng sau cách mạng
tháng Tám, các nhà Thơ mới đều chuyển mình, hịa mình vào cách mạng. Họ khơng
cịn cảm giác cơ đơn, lạc lõng. Họ viết về Tổ quốc, về lí tưởng dân tộc, về cơng
cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đó chính là cảm hứng chủ đạo của các nhà Thơ
mới sau 1945:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”
Nếu trước cách mạng tháng Tám, Xn Diệu ví mình như “con nai bị chiều
đánh lưới. Khơng biết đi đâu đứng sầu bóng tối” và sáng tác theo một quan niệm
“Tôi không biết, không biết gì nữa cả. Chỉ u nhiều là tơi biết mà thơi”, thì sau
cách mạng tháng Tám, Xn Diệu đã hịa mình vào quần chúng nhân dân, đi khắp
mọi miền đất nước, viết những vần thơ dạt dào cảm hứng ngợi ca. Ông ca ngợi
Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi chế độ mới, ca ngợi nhân dân, ca ngợi công cuộc

xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cái “tôi” đã hòa thành cái “ta”, ý thức “cá nhân” đã
hòa thành ý thức “cộng đồng”:
“Có một suối thơ chảy từ gần gũi
Ra xa xôi và lại đến gần quanh
Một suối thơ lá ngọt với hoa lành
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố”
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 12


B

Suối thơ ấy được sinh sơi nảy nở từ lí tưởng cách mạng, từ một đời sống mới,
từ một lòng nhiệt thành với cách mạng.
Ngay sau cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu viết “Ngọn quốc kỳ” và “Hội nghị
non sông” và nhà thơ cho rằng “Ngọn quốc kỳ” và “Hội nghị non sông” là những
bản trường ca viết bằng hồn. Nhà thơ lấy bối cảnh lịch sử là Hội nghị Diên Hồng ở
đời Trần để tuyên truyền, cổ động cho tổng tuyển cử đầu tiên của chính quyền nhân
dân. Nhà thơ hướng đến:
“ Những chiến sĩ, những anh hùng
Những kẻ hồn xanh như ngọc bích
Đi theo tiếng gọi nước non thiêng”
Đó là những con người suốt đời đi theo lý tưởng cách mạng để “canh giữ lấy
hồn thiêng của Tổ quốc”.
Sau hai tác phẩm giàu cảm hứng ngợi ca, Xuân Diệu lại hướng ngịi bút của
mình vào việc vạch trần âm mưu tổ chức biểu tình của bọn tay sai Tưởng Giới
Thạch nhằm lật đổ chính quyền cách mạng: kẻ thù cố tình vận động “Tổng đình
cơng” nhưng rồi chuốc lấy thất bại vì nhân dân:
“ Họ chẳng đình cho lại họp đơng”
Đó cịn là tình u thương đối với nhân dân lao động cần lao, nguyện gắn bó

máu thịt với nhân dân:
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao”
Xuân Diệu viết về Bác Hồ với tất cả lịng thành kính, ngưỡng mộ và tin yêu.
“Thơ dâng Bác Hồ” là bài thơ được viết bằng cảm nhận rất mực chân thành:
“Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đơi sợi bạc đã vì chúng con”
Kẻ thù phá hoại hiệp định Giơnevơ, đất nước bị chia cắt làm hai miền, Xuân
Diệu vẫn giữ được sự nhạy cảm vốn dĩ và nỗ lực vươn lên, hòa nhập với cuộc đời
mới. Tập “Riêng-chung” (1960) và “Mũi Cà Mau” và “Cầm tay” (1962) ra đời. Đọc
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 13


B

“Riêng-chung” ta thấy “Xuân Diệu xác lập một kiểu quan hệ mới với đời sống: Ông
muốn thật gần lại giữa cái “riêng” và cái “chung”, muốn “cá nhân” mình hịa chung
vào cái “cộng đồng” dân tộc”. Ông ca ngợi cuộc sống mới ở miền Bắc:
“Mái nhà máy mới, mái nhà thương
Mái chợ xum xuê, lại mái trường
Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ
Xây lên khơng khí những hịa gương”
Mặc dù đất nước bị chia cắt làm hai miền, nhưng đối với Xn Diệu:
“ Đất nước trong tơi là một khối
Dịng sơng Bến Hải chảy qua tim”
Khơng có sự chia cắt nào của Tổ quốc cũng như khơng có sự chia cắt nào trong
tâm hồn, trong tình cảm của nhà thơ. Ông hướng về miền Nam thân yêu, ca ngợi

cuộc đấu tranh đầy vất vả, hy sinh nhưng cũng đầy anh dũng, kiên cường. Ơng nói
đến bà má Năm Căn ở tận cùng Tổ quốc:
“Bền bỉ giữ sông và bám đất
Nuôi bộ đội từng bữa uống, bữa ăn”
Ông đi khắp mọi nơi, thâm nhập vào đời sống nhân dân. Đi để nghe, để thấy, để
thấu hiểu, để hịa nhập. Ơng vào rừng Quỳ Châu có nhiều gỗ quý ở Nghệ An, ông
ra tận Quảng Ninh ngắm nhìn chùm Cô Tô 17 đảo xanh, ngược sông Đà lên tận Hà
Giang… Và những chuyến đi ấy, đã góp nên tiếng gió của lịng yêu cuộc sống, yêu
nhân dân, yêu chế độ:
“Hồn ta cánh rộng mở
Đơi bên gió thổi vào
Nghĩ những điều hớn hở
Như trời cao cao”
Đặc biệt, Xuân Diệu có những bài ca ngợi Đảng rất riêng, rất mới. Đảng như
một người mẹ gánh trên vai bao nỗi nhọc nhằn: Đảng lo từ việc nhỏ đến việc lớn.
Nhưng thật lạ lùng và vĩ đại:
“Đảng cho ta mắt mở ta nhìn
Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 14


B

Rộng như lịng mẹ đưa nơi
Lại say đắm mãi như người tình nhân”
Khơng cịn một Xn Diệu bơ vơ, lạc lõng như “con chim đến từ núi lạ” nữa mà
là một Xuân Diệu hòa nhập cùng đất trời vạn vật, cùng cộng đồng dân tộc. Cái “tơi”
đã hịa thành cái “ta” tạo nên một hồn thơ nồng nàn, sôi nổi, nhiệt thành với Tổ
quốc, cách mạng.

2. Từ tình yêu cá nhân đến tình yêu cộng đồng
Xuân Diệu được mất danh là “ơng Hồng của thơ tình Việt Nam”. Thơ tình
Xn Diệu là thơ tình khơng có tuổi. Trong khi “Lưu Trọng Lư đi tìm vẻ đẹp ở một
bến đị ngang hay một điểm dừng chân trên một dặm đường, Huy Cận tìm về với vũ
trụ trăng sao, Chế Lan Viên với tháp Chàm đổ nát” thì Xn Diệu khơng đi đâu cả,
mãi mãi ở vườn trần để yêu, để sống hết mình với cuộc đời. Với những cảm giác,
cung bậc, mức độ khác nhau, tình yêu trong thơ Xuân Diệu suy cho cùng là tình yêu
đời, khao khát giao cảm với đời. Dĩ nhiên có một số bài mang màu sắc “nhục cảm”,
nhưng bao trùm vẫn là một tình yêu tha thiết, cháy bỏng với cuộc đời.
Đọc thơ tình Xuân Diệu trước 1945, ta bắt gặp cái cô đơn, lạc lõng của nhà thơ.
Ấy là cái cô đơn:
“Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”
Cái cô đơn đến ghê người, cái cô đơn xa cách về không gian, thời gian.
Càng yêu say đắm, nồng nàn, thi sĩ càng nhận ra những khoảng trống khơng gì
lấp đầy được:
“Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh”
Nhưng sau cách mạng tháng Tám, cái cô đơn ấy đã mất dần và thay vào đó là
sự gần gũi trong u thương. Tình u lúc này có cái vui, cái mong và có cả sự
thấu hiểu chân thành:
“Chuyện trước ta chưa kể một lời
Mà anh đã hiểu tận sâu khơi
Vai anh khi để đầu em tựa
Cân cả buồn, vui của một đời”
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 15


B


Nếu thơ tình Xn Diệu trước cách mạng chỉ có hai người:
“Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ”
Thì bây giờ, lại thấy hạnh phúc sao gần gũi, sao yêu thương đến thế. Dẫu có
giới hạn của một tình u thì cũng muốn ca lên niềm sung sướng muôn đời:
“Dẫu rằng hữu hạn đôi ta
Yêu thương một thuở thành ca muôn đời”
Trước cách mạng, “Thời gian là nỗi ám ảnh trong thơ Xuân Diệu” bởi Xuân
Diệu sợ thời gian sẽ làm tuổi trẻ qua mau, tình u chóng tàn, hạnh phúc khơng trọn
vẹn thì sau cách mạng, Xuân Diệu cảm nhận thời gian như gần gũi hơn và hạnh phúc
yêu thương sẽ đơm hoa kết trái khi biết chăm sóc, biết đợi chờ:
“ Áo em thoang thoảng hoa cau
Áo em say đắm một màu trầm hương
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nắng mười sương anh chờ”
Nếu trước cách mạng, tình yêu trong thơ Xuân Diệu chỉ có hai người, hai đối
tượng thì bây giờ trong thơ Xn Diệu có thêm nhiều đối tượng. Tình yêu gắn với
Đảng, với Bác Hồ, với nhân dân , với khí trời, cây cỏ: “Trong Hồn tơi đơi cánh có sự
gắn bó, hài hịa giữa tình yêu với thiên nhiên đất nước. Thiên nhiên đất nước làm cho
tình yêu đậm đà hương sắc và tình yêu như cũng làm cho đất nước thêm phần xinh
đẹp:
“Nhẹ nhàng gió thổi tháng ba
Trong hơi thanh mát có hịa nồng say
Xuân còn hè đã thoảng bay
Một niềm xa vợi ngất ngây khí trời”
Tình u cá nhân đã hịa cùng tình yêu cộng đồng, dân tộc, hòa cùng đất trời
vạn vật, gắn với lí tưởng cách mạng:
“Xuân của đất trời nay mới đến

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 16


B

Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn xanh ngát cả hồn tơi”
Tóm lại: Sau Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu vẫn tiếp tục viết về tình yêu. Thơ tình
Xuân Diệu sau cách mạng vẫn có cái đắm say, cái nồng nàn tha thiết. Thế nhưng, đó
khơng cịn là sự xa cách, cơ đơn, mà là niềm vui của sự sum vầy và chung thủy, tin
tưởng và lạc quan.
III. Sự chuyển biến về giọng điệu, hình ảnh và ngơn ngữ thơ
1. Giọng điệu
Xn Diệu là nhà thơ đi tiên phong trong phong trào Thơ mới. Ông đã đem đến
cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới. Và một trong những yếu tố đưa Xuân Diệu lên vị
trí “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” là giọng điệu rất riêng, rất mới lạ của
ơng.
Hồi Thanh nhận xét “người đã đến giữa chúng ta với một bộ y phục tối tân và
chúng ta đã rụt rè khơng muốn làm quen với con người có hình thức phương xa ấy”.
Là nhà thơ của lịng khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu muốn “tắt nắng”, muốn
“buộc gió”, muốn làm chủ thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa. Ý tưởng có vẻ ngơng
cuồng nhưng thực ra nó xuất phát từ tình u cuộc sống tha thiết của nhà thơ, khao
khát sống vơ biên, tuyệt đích.
Ẩn đằng sau niềm khao khát ấy là một giọng điệu thơ khơng lẫn vào đâu được.
Có thể nói rằng bài thơ “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Xuân Diệu và
từ đó có thể thấy được giọng thơ Xuân Diệu trước 1945:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi:
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 17


B

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
Điệp từ “ta muốn” kết hợp với các động từ “ôm, riết, say, thâu, cắn” diễn tả một
tình yêu mãnh liệt, táo bạo của một cái tôi thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết
đến cháy bỏng.
Đó là một hồn thơ muốn ôm trùm cả sự sống, một giọng điệu sôi nổi, đam mê,
quấn quýt với cuộc đời.
Các từ “chuếnh choáng, đã đầy, no nê” gợi cảm giác no say và tươi trẻ. Các nhà
nghiên cứu cho rằng “nồng si-tươi trẻ” là giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu trước
1945.
Bên cạnh đó, ta cịn bắt gặp một giọng buồn, cơ đơn, lạc lõng, bơ vơ giữa cuộc
đời vì khơng tìm thấy phương hướng, khơng tìm thấy lối thốt, khơng tìm thấy tâm
hồn đồng điệu. Bế tắc, chán nản:
“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Khơng biết đi đâu đứng sầu bóng tối”
Hay:
“Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”…
Sau cách mạng tháng Tám, cảm hứng sáng tạo trong thơ Xuân Diệu được thay

đổi nên giọng điệu trong thơ ơng cũng có những chuyển biến nhất định. Mặc dù có sự
chuyển biến nhưng nhìn chung, cái nồng nàn, cái sôi nổi của một hồn thơ khát khao
giao cảm với đời vẫn giữ được những nét căn bản. Bằng tình cảm cơng dân, bằng ý
thức của một nhà nghệ sĩ – chiến sĩ, Xuân Diệu đã viết hàng loạt bài thơ mang giọng
điệu ngợi ca, tôn vinh cuộc sống mới và con người cách mạng.
Tình cảm, cảm xúc trong thơ Xn Diệu ít có tính nhẹ nhàng, buồn buồn như
trong thơ Tế Hanh, Huy Cận. Tình cảm trong thơ Xuân Diệu ấy là loại tình cảm táo
bạo, mãnh liệt, sơi nổi, hào hứng. Chính điều này đem lại cho thơ Xuân Diệu một sự
ngợi ca hết mình, một sự nhiệt thành với cách mạng, với nhân dân:
“Hãy cảm ơn Đảng cuộc sống lòng ta ơi!
Hãy cảm ơn những người dựng con người
Hãy cảm ơn Hồ Chí Minh đồng chí!”
Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 18


B

Ông say sưa ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ bằng một giọng hào sảng, sơi nổi.
Ơng ca ngợi những chiến sĩ cách mạng bằng một “khí văn” vững vàng, một giọng điệu
quyết tâm. Ơng ca ngợi, tơn vinh nền chính trị một cách dứt khốt, rõ ràng: “Tơi thẳng
thắn ngợi ca nền chun chính”. Ơng lên án bọn phản động Quốc dân Đảng bằng một
giọng mỉa mai châm biếm:
“Chen nhau đông đúc tựa Bà Đanh
Hăng hái như người đang ngái ngủ”
Hay:
“Tổng đình cơng hỡi! Tổng đình cơng
Họ chẳng đình cho họp lại đông”
Những chuyển biến về giọng điệu trong thơ Xuân Diệu trên đây cho thấy nhà
thơ vừa giữ được sự nồng nàn, say mê, háo hức vừa phát triển thêm những nét mới

như ca ngợi, tôn vinh, khẳng định, châm biếm, thách thức. Thoạt nhìn như có sự khác
nhau nhưng thực ra đây là sự đa dạng của một giọng điệu thống nhất. Những nét mới
trong giọng điệu thơ Xuân Diệu sau 1945 rất phù hợp với cảm hứng ngợi ca, cảm hứng
cơng dân.
2. Hình ảnh
Trong hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, ta bắt gặp những hình ảnh thơ
mang màu sắc lãng mạn. Đó là hình ảnh những cơ thiếu nữ “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi
gì”, là hình ảnh “chúng tơi lặng lẽ bước trong thơ”, là hình ảnh “chiều mộng hịa thơ
trên nhánh dun. Cây me ríu rít cặp chim chuyền”…, là hình ảnh cơ đơn của chim,
của nai…. Đây là hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn nhưng mang nỗi buồn, cô đơn, lạc lõng.
Và hình ảnh trong thơ Xuân Diệu hiện lên đời sống nhân gian, gắn với không gian trần
thế, giao cảm với nhau bằng tất cả các giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác. Các
loại hình ảnh thơ nói trên phù hợp với cảm xúc lãng mạn.

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 19


B

Sau cách mạng tháng Tám, trước yêu cầu của nền thơ ca mới, những loại hình
ảnh này có sự chuyển biến. Ơng đưa vào thơ của mình những hình ảnh hiện thực, bình
dị, gần gũi, dễ hiểu, gắn bó với đời sống nhân dân. Ơng nói đến cuộc đời thơng qua
hình ảnh “miếng ván chênh kêu” hay “sân hè thóc trải”. Ơng nói đến hình ảnh bà cụ
mù lịa, bà má Năm Căn, hình ảnh thầy giáo Phụng, hình ảnh ông cụ trồng cây, hình
ảnh dân quân “Dân quân ăn mặc đủ màu quê. Nâu lẫn, chàm pha đen trắng kề”, và đặc
biệt là hình ảnh Bác Hồ kính u…Đó là những hình ảnh thơ thật sự gần gũi, gắn bó
với đời sống người dân lao động.
Đó cịn là hình ảnh về quê hương, đất nước cụ thể, thân quen:
“Dọc con đường nhỏ vạn cây xanh

Vun vút thân tơ óng mượt cành”
Hay:
“Sơng Đà bóng núi in sơng
Bờ cao vách đá xanh lồng sắc cây”
Sau 1945, thơ Xuân Diệu có phần đổi mới, phát triển trong việc sáng tạo hình
ảnh thơ. Đó là những hình ảnh thơ mang tính hiện thực, bình dị, gần gũi với đời sống
nhân dân. Điều đó cũng dễ hiểu bởi trước 1945, ông làm thơ cho tầng lớp tiểu tư sản,
làm thơ để thể hiện “cái tơi”, cịn bây giờ, đối tượng của ơng là quần chúng nhân dân
lao khổ-những con người đóng vai trị quan trọng trong cuộc kháng chiến anh hùng.
Cùng với việc đi nhiều, làm nhiều công việc khác nhau, đi sâu vào thực tế kháng chiến
đã là nguồn tư liệu phong phú giúp ơng có sự đổi mới trong việc sáng tạo hình ảnh

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 20


B

mới. Nó chứng tỏ sự nỗ lực và việc thích ứng của nhà thơ trong một giai đoạn hoàn
toàn mới.
3. Ngôn ngữ
Là nhà thơ luôn khát khao giao cảm với đời, muốn sống đến tuyệt đích, vơ
biên, thích mọi sự tương đồng, hòa hợp giữa các loại cảm giác, nên trong thơ Xuân
Diệu trước cách mạng, ta bắt gặp một hệ thống các động từ, quan hệ từ, tính từ và từ
láy. Đặc biệt là các động từ mạnh được sử dụng với tần số cao: ôm, riết, thâu, say, cắn,
buộc, ôm, hôn, lùa, uống…và trong thơ ông tràn ngập màu sắc, âm thanh. Luôn sống
động, cựa quậy, nồng nàn, sôi nổi, rạo rực, say mê.
Nhưng sau cách mạng tháng Tám, do nhu cầu diễn tả hiện thực cuộc kháng
chiến cũng như hoạt động của những con người đang sống, chiến đấu vì lí tưởng cách
mạng, Xn Diệu đã ưu tiên sử dụng một lớp từ hoàn toàn mới: Ngọn quốc kì, chiến

khu, dân cày, ngói mới, qn giải phóng..
Những lớp từ ấy vốn là lớp từ của nhân dân, được nảy sinh trong hồn cảnh
mới. Chính vì thực tế nhiều nơi, hòa nhập vào quần chúng nhân dân lao khổ, Xuân
Diệu dễ dàng tiếp thu, dễ dàng đưa vào thơ của mình một cách tự nhiên, chân thành
nhất. Điều này cũng thể hiện tình cảm gắn bó của nhà thơ đối với sự nghiệp toàn dân,
biểu hiện một hồn thơ nồng nhiệt, có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với cuộc kháng chiến
toàn dân.
Thơ mới là thơ của cái “tôi” nên các nhà thơ mới luôn muốn giãi bày cái “tơi”,
muốn bộc lộ bản ngã của mình nên ta bắt gặp trong những vần thơ ấy kiểu câu khẳng
định, định nghĩa. Xuân Diệu sử dụng rất rộng rãi các kiểu câu này:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất”
Hay:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất..”’
Sau cách mạng, xuất phát từ cảm hứng ngợi ca, hịa mình vào cái “ta”, nên
trong những vần thơ ấy, kiểu câu đã có sự thay đổi. Đó là kiểu câu cảm thán, thể hiện

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 21


B

niềm hân hoan, vui sướng, ngợi ca. Là kiểu câu cầu khiến cổ vũ cách mạng, kêu gọi
mọi người đi theo cách mạng:
“Thưa nên đánh! Phải đánh và quyết đánh
Đánh đến khi bình phục cả non sơng!”
Ta bắt gặp trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng kiểu câu thơ bị ngắt làm đơi:
“Tơi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.”

Ơng muốn nói đến cái giới hạn cuộc đời. Bởi lẽ cùng với sự ra đi của thời gian
là sự ra đi của tuổi trẻ, của cuộc đời. Đời người hữu hạn. Tuổi xuân qua mau. Ông yêu
cuộc sống tha thiết nhưng lại nhận ra cái giới hạn của nó nên có phần lo âu, băn khoăn
và sợ hãi. Chính vì thế nên ông muốn sống “vội vàng, gấp gáp, cuống quýt” để tận
hưởng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời ngắn ngủi này.
Kiểu câu thơ này sau cách mạng ta ít gặp. Bởi lẽ nhà thơ đã khơng cịn nhận ra
cái giới hạn ấy nữa. Nhà thơ hịa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, sống hết
mình vì Tổ quốc. Và thanh thản ra đi khi đã sống một cuộc sống như thế.
Từ cảm hứng về cái “tôi” cá nhân đến cái “ta” cộng đồng đã làm thay đổi giọng
thơ, hình ảnh thơ và ngơn ngữ thơ. Sự thay đổi ấy mặc dù đơi khi cịn “gượng”, còn
“non nớt” nhưng rất đáng trân trọng.

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 22


B

KẾT LUẬN
Tìm hiểu sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng về nhiều phương
diện sẽ thấy được sự thống nhất trong quan điểm và tư tưởng của nhà thơ. Dù ở giai
đoạn nào đi chăng nữa, vẫn nổi bật lên một hồn thơ rất Xuân Diệu. Ấy là hồn thơ yêu
đời, khát khao giao cảm với đời, ấy là hồn thơ nồng nàn, tha thiết, sôi nổi, rạo rực, ấy
cịn là hồn thơ khao khát sống vơ biên, tuyệt đích.
Nghiên cứu sự chuyển biến ấy ta cịn thấy được nền thơ ca Việt Nam vận động
và biến chuyển theo chiều hướng cách mạng, thấy được vai trò và tâm thế của các nhà
thơ qua các chặng đường lịch sử của dân tộc.
Để có được sự chuyển biến ấy không phải là điều dễ dàng. Cũng như các nhà
Thơ mới khác, bước đầu Xuân Diệu còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều day dứt, dằn vặt, nhưng
rồi với lòng yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với nhân dân, đi sâu vào quần chúng nhân

dân và thực tế kháng chiến đã tiếp thêm sức mạnh cho nhà thơ.
Như trên đã nói, bất kì sự chuyển biến nào cũng có những thiếu sót, nhưng ta
nên nhìn nó bằng cái nhìn khách quan hơn. Nên trân trọng và ghi nhận những thành
quả mà các nhà thơ Thơ mới cũng như Xuân Diệu đã đạt được sau cách mạng. Hơn
bao giờ hết, những vần thơ xuất phát từ cảm hứng ngợi ca, xuất phát từ cảm hứng cơng
dân, ý thức cơng dân đã góp phần cổ vũ cách mạng, cổ vũ cuộc kháng chiến vĩ đại của
dân tộc Việt Nam anh hùng.

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 23


B

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn, 1967.
2. Xuân Diệu – Về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, 11/2001.
3. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức, Nhà văn Việt Nam hiện đại (1945-1975), Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1979.
4. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb khoa học xã hội, 1989.
5. Lưu Khánh Thơ, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1998.
6. Hồng Trung Thơng, Con đường sáng tạo của một nhà thơ – Xuân Diệu về tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
7. Toàn tập Xuân Diệu, tập 2, Nxb Văn học 2001.

Sự chuyển biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945
Trang 24




×