Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Bước đầu tìm hiểu quan hệ việt xiêm thời vương triều nguyễn thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.46 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••
NIÊN KHĨA: 2010 - 2014

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUAN HỆ VIỆT - XIÊM
THỜI VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: TS. HUỲNH NGỌC

SVTH

ĐÁNG : ĐẶNG THỊ THÙY

MSSV

NGA

LỚP

: 1056020009
: D10LS01
BÌNH DƯƠNG, THÁNG 05 NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Mọi ý kiến, khái niệm có ý
nghĩa mang tính chất gợi ý, và mọi tham khảo khác khơng phải của người
viết được trích dẫn và ghi rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của
khóa luận.

Bình Dương, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Đặng Thị Thùy Nga


LỜI CẢM ƠN

Khóa luận “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt - Xiêm thời vương triều
Nguyễn thế kỷ XIX” được hoàn thành với sự quan tâm động viên và giúp đỡ
của nhiều người.
Em xin gửi lời cảm ơn đến người thân và gia đình đã động viên, ủng
hộ cho em. Xin cảm ơn các bạn học trong và ngoài lớp đã giúp đỡ em trong
việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra ý kiến đóng góp cho đề
tài khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Sử,
trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học
tập và hồn thành đề tài khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ
Huỳnh Ngọc Đáng; thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá
trình tìm kiếm tư liệu và viết bài để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Bình Dương, Ngày tháng năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
••


MỤC LỤC
••
Trang


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Cả hai nước Việt Nam và Xiêm đều nằm trong khu vực Đông Nam Á lục
địa, có quan hệ với nhau từ rất lâu đời trong lịch sử.
Từ cuối thế kỷ XVIII, sau khi đánh thắng quân xâm lược Miến Điện vào
năm 1767, nước Xiêm ngày càng củng cố được địa vị của mình và lớn mạnh dần.
Một mặt nước Xiêm xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường quân
sự; mặt khác để tăng cường mở rộng và bành trướng thế lực của mình nước Xiêm
đã khơng ngừng mở rộng quá trình xâm lược các nước chung quanh.
Đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn ra đời vào năm 1802, Việt Nam trở thành
một thế lực chính trị và quân sự lớn mạnh trong khu vực. Điều này đã làm thay đổi
tương quan lực lượng giữa các quốc gia ở bán đảo Đông Dương. Trước vị thế lớn
mạnh của Việt Nam, hai nước Lào và Chân Lạp vốn là thuộc quốc của Xiêm phải
thay đổi chính sách đối ngoại với hai thế lực phong kiến hùng mạnh ở phía Tây
(Xiêm) và phía Đơng (Việt Nam). Chính cục diện này phản ánh quan hệ các mặt
giữa Việt Nam và nước Xiêm trong thời gian này.

Nước Xiêm (Thái Lan) thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích hiện nay
khoảng 514.000 km2 lớn thứ 50 trên thế giới; phía bắc giáp Lào - Myanma, phía
đơng giáp Lào - Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan - Malaysia, phía tây giáp
Myanma - biển Andaman. Đến thế kỷ thứ XIX, nước Xiêm đã trải qua thời kỳ trị vì
của ba đời vua đầu tiên của triều đại Chakri: vua Rama I (1782-1809), vua Rama II
(1809-1824), vua Rama III (18241851). Với tham vọng mở rộng lãnh thổ của mình
về phía Đơng, nước Xiêm đã thực hiện chính sách bành trướng, xâm lược với các
nước lân bang, nhất là Lào và Chân Lạp. Theo chiều hướng lịch sử đó, nước Xiêm
tất yếu phải xung đột và tranh giành ảnh hưởng với Việt Nam.
Vào thế kỷ XIX, quan hệ Việt - Xiêm có những bước phát triển thăng trầm,
7


diễn biến phức tạp, đa dạng, để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử mỗi nước.
Cho nên việc nghiên cứu về thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận, nhận
thức và thực tế. Trước hết, nó giúp mọi người hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về các quan
hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự.. .giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch
sử, cả những lúc n ả, hịa bình và những thời điểm xung đột, tranh chấp ngấm
ngầm hay quyết liệt. Qua nghiên cứu quan hệ Việt-Xiêm trong lịch sử thời kỳ này,
chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn cái giá của hịa bình, hợp tác và hậu quả thảm khốc
của xung đột, chiến tranh giữa hai nước, nhất là khi cả hai dân tộc đều đang đứng
trước hiểm họa xâm lược của phương Tây. Nhận thức có được từ đây sẽ giúp
chúng ta có thêm những kinh nghiệm quan trọng, có thể tham khảo trong quá trình
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những bài học và kinh nghiệm lịch sử rút ra được qua
nghiên cứu về quan hệ Việt-Xiêm trong thời kỳ nhiều thăng trầm và phức tạp này
chắc chắn sẽ được vận dụng tốt để củng cố quan hệ Việt - Thái và xây dựng cộng
đồng các nước ASEAN ngày càng đồn kết, độc lập, hợp tác vì hịa bình và phát
triển, phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
của Việt Nam.
Như vậy, đề tài khóa luận “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt - Xiêm thời

vương triều Nguyễn thế kỷ XIX” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Nó
xứng đáng được quan tâm, triển khai nghiên cứu như một đề tài khoa học nghiêm
túc.
ĩ
2



. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
Quan hệ Việt-Xiêm trong lịch sử được nhiều tác giả quan tâm nghiên

cứu.
Trước hết, đó là các cơng trình nghiên cứu chung về quan hệ ngoại giao của
Việt Nam trong lịch sử, trong đó có thời vương triều Nguyễn và chúa Nguyễn .
Tiêu biểu nhất loại này là Nguyễn Lương Bích (1996), Lịch sử ngoại giao Việt
8


Nam các thời trước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trong đó tác giả đã đề cập,
dù rất khái quát quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Xiêm thời vương triều
Nguyễn. Một số cơng trình nghiên cứu khác tuy nghiên cứu lịch sử nói chung
nhưng cũng đã đề cập đến hoạt động ngoại giao của Việt Nam (thời vương triều
Nguyễn) hoặc Thái Lan (thời các vua Rama I, II, III) như các cơng trình của Lê
văn Quang, Lịch sử vương quốc Thái Lan (1995), Nxb. Tp.Hồ Chí Minh; TS. Đỗ
Quỳnh Nga (chủ biên) (2013), Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn,
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội; Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam
thế kỷ XIX ( 1802 - 1884 ), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nam
(2008), Tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á - Asean (trước công ngun đến
thế kỷ XX), Nxb. Hà Nội...các cơng trình nghiên cứu này giúp cho tác giả khóa luận
có những hiểu biết chung về lịch sử quan hệ Việt - Xiêm trong tổng thể lịch sử

ngoại giao Việt Nam và Thái Lan.
Quan trọng nhất là những cơng trình nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Việt Xiêm thời Vương triều Nguyễn. Trong đây phải đặc biệt kể đến tác giả Đặng Văn
Chương và các cơng trình nghiên cứu của ơng: Đặng Văn Chương (chủ biên),
Quan hệ Xiêm - Việt từ 1782-1847, (luận án Tiến sĩ), Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb. Hà Nội năm 2003; Đặng Văn Chương
(2002), uộc tấn công của Xiêm vào Hà Tiên và hâu Đốc cuối n m đầu n m , Tạp chí
khoa học, Đại học Huế, số 12; ngồi ra cịn có một số bài viết khác của ông về
quan hệ Việt - Xiêm thế kỷ XIX. Các cơng trình này rất sát với đề tài mà khóa luận
đang tìm hiểu, trình bày khá chi tiết những diễn biến đầy căng thẳng và thăng trầm
trong mối quan hệ bang giao Việt -Xiêm, thế kỷ XIX.
Về nguồn tài liệu, vì đề tài chủ yếu nghiên cứu về triều Nguyễn ở thế kỷ
XIX, nên trong khóa luận đã khai thác nhiều tư liệu từ thư tịch cổ triều Nguyễn,
nhất là bộ Đại Nam Thực Lục (bản dịch của Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội). Tài
liệu này cung cấp những tư liệu sống động, có giá trị lịch sử về mối quan hệ bang
giao của triều Nguyễn với vương quốc Xiêm, trong thế kỷ XIX.

9


Khóa luận cũng sử dụng những tư liệu viết về lịch sử Việt Nam và Thái Lan,
trong đó có bao hàm quan hệ Việt - Xiêm thời triều Nguyễn Việt Nam và thời các
vua Rama Thái Lan, bao gồm các cơng trình nghiên cứu in thành sách sách hoặc
đăng tải trong các tạp chí khoa học lịch sử ... Các tài liệu này giúp khóa luận xác
định được những nội dung liên quan về bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế - xã hội
của Việt - Xiêm.. .co tác động đến mối quan hệ này vào thế kỷ XIX. Ngồi ra, khóa
luận đã tiếp thu và kế thừa nhiều nội dung giá trị trong luận án Quan hệ Xiêm - Việt
từ 1782-1847 của TS. Đặng Văn Chương và các bài viết chuyên đề của ông về
quan hệ Việt - Xiêm qua các thời kỳ.
Khóa luận cịn khai thác và sử dụng nguồn tài liệu từ mạng Internet. Nguồn
tài liệu này tuy khơng nhiều nhưng cũng góp phần cung cấp thêm những nội dung

cần thiết cho đề tài khóa luận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu mối quan hệ Việt - Xiêm thời vương triều
Nguyễn với đầy đủ các đặc điểm, tính chất của nó, đặc biệt làm rõ được những
bước phát triển của quan hệ này, lúc hịa bình hữu nghị, lúc xung đột và mâu thuẫn
trong vấn đề tranh giành quyền lực, mở rộng lãnh thổ ra các nước láng giềng.
Qua đây nâng cao được sự hiểu biết và rút ra được thêm nhiều kinh nghiệm
lịch sử quý giá trong quá trình xây dựng, phát triển các mối quan hệ bang giao
trong khu vực, khơng ngừng tăng cường và có những nhận thức, hành động đúng
đắn nhằm xây dựng quan hệ Việt - Thái ngày càng vững mạnh, hợp tác, đoàn kết
và hữu nghị trong quá trình hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ các diễn biến lịch sử trong quan hệ Việt - Xiêm thời
vương triều Nguyễn; ngồi ra cịn chú ý phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử của khu
vực, đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, chính trị của hai nước, đặc điểm của
Lào - Chân Lạp đối với việc thiết lập mối quan hệ giữa Việt - Thái.
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu quan hệ Việt - Xiêm thời vương
10


triều Nguyễn, nhưng chủ yếu tập trung sâu vào ba đời vua đầu tiên (Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị); còn ở thời Tự Đức, cả Việt Nam và Xiêm đều điêu đứng
trước công cuộc gây hấn và xâm lược của các nước phương Tây. Việt Nam đã bị
thực dân Pháp xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp. Xiêm may mắn hơn, tuy
bị thực dân phương Tây xâm lược nhưng nhờ vào chính sách ngoại giao mềm dẻo,
khơn khéo nên đã bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của đất nước, nhưng vị thế với
khu vực khơng cịn lớn mạnh như trước. Vì vậy, quan hệ Việt -Xiêm trong giai
đoạn này chỉ được đề cập sơ lược.
Khóa luận cũng có một dung lượng thích hợp đề cập đến thời kỳ trước
vương triều Nguyễn, nhất là thời các chúa Nguyễn, về các hoạt động bang giao

Việt - Xiêm trong thời kỳ này để góp phần phục vụ cho nội dung chính.
Về khơng gian: Tập trung vào các diễn biến lịch sử quan hệ Việt - Xiêm
giữa vương triều Nguyễn và vương quốc Xiêm, kể cả những sự kiện và diễn biến
lịch sử của mối quan hệ này diễn ra ở Lào, Chân Lạp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt - Xiêm thời vương triều
Nguyễn thế kỷ XIX” lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam để nghiên cứu làm rõ vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp
phân tích nhằm nêu nổi bật nội dung cốt lõi và những đặc trưng của vấn đề.
Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng để làm rõ được các bước phát
triển của mối quan hệ Việt - Xiêm qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể, giới thiệu khái
quát lịch sử của đất nước Thái Lan và Việt Nam, mặt khác còn khắc họa được
những sự kiện lịch sử cụ thể và những cuộc đấu tranh tiêu biểu liên quan đến việc
thiết lập mối quan hệ giữa hai nước, nói lên được lịch sử hình thành và phát triển
của quan hệ Việt - Xiêm trong lịch sử.
Phương pháp phân tích chủ yếu làm rõ các đặc điểm tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội và qn sự của hai nước; phân tích các nguyên nhân cụ thể làm cho mối
quan hệ Việt - Xiêm từ hòa hiếu yên ấm lại chuyển sang xung đột, làm nổi bật
11


được quá trình tranh giành ảnh hưởng của hai nước trong quá trình bành trướng và
mở rộng lãnh thổ; phân tích được các yếu tố tác động sâu sắc đến quan hệ Việt Xiêm đó là Chân Lạp và Hà Tiên, làm rõ được tình hình bối cảnh khu vực của
Đông Nam Á trong việc thiết lập xây dựng mối quan hệ giao hảo Việt - Xiêm.
Đồng thời trong khóa luận cịn có sự kết hợp sử dụng các phương pháp khác
như tổng hợp và xử lý, sưu tầm, đọc và ghi chép tài liệu một cách cụ thể, đảm bảo
sự đúng đắn và trung thực về các sự kiện lịch sử... để hồn thiện đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức lý luận, tầm hiểu biết cho người đọc,

tạo cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ Việt - Xiêm thế kỷ XIX;
cung cấp nguồn tài liệu cần thiết cho mọi người khi tìm hiểu và nghiên cứu về
quan hệ Việt - Xiêm thời vương triều Nguyễn.
Khóa luận đã tái hiện lịch sử mối quan hệ Việt - Xiêm để người đọc nhận
thấy được đặc điểm và bản chất hiện thực của nó qua các thời kỳ, hiểu được những
chính sách ngoại giao của hai nước và quá trình mở rộng lãnh thổ cũng như quá
trình xâm lược bành trướng quyền lực.
Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao kinh nghiệm và hiểu biết nhất định
trong việc xây dựng quan hệ Việt - Xiêm ở khu vực Đơng Nam Á, góp phần bồi
dưỡng thêm những kiến thức cịn thiếu sót, phục vụ cho cơng tác học tập và giảng
dạy sau này.
Đề tài khóa luận cho thấy mối quan hệ Việt - Xiêm thế kỷ XIX có thời kỳ
n ấm hịa bình, hai bên đã khơng ngừng bảo vệ và gìn giữ quan hệ tốt đẹp này,
giúp cho kinh tế và giao thương giữa nhân dân hai nước ngày càng thêm thịnh
vượng. Nhưng cũng có lúc quan hệ Việt - Xiêm đi vào xung đột, chiến tranh liên
miên, để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân hai nước. Khóa luận, qua trình bày và
phân tích các diễn biến lịch sử có thể khái quát được những bài học kinh nghiệm
quan trọng trong việc gìn giữ hịa bình, hợp tác, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến
tranh, xây dựng ASEAN thành khu vực hịa bình, ổn định hợp tác và phát triển.

12


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận có cấu trúc nội dung gồm hai
chương.
Chương 1: Cơ sở dẫn đến mối quan hệ Việt - Xiêm thời vương triều Nguyễn
thế kỷ XIX. Ở chương này chủ yếu làm rõ những vấn đề về tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội của hai nước Việt - Xiêm thế kỷ XIX và khái quát được mối quan hệ Việt
- Xiêm trước thế kỷ XIX. Chương này có ý nghĩa rất quan trọng trong tồn bộ khóa

luận, nó cung cấp được đặc điểm, bản chất của từng nước trong quá trình thiết lập
mối quan hệ ngoại giao, làm rõ mối quan hệ bang giao của Việt - Xiêm trước thế
kỷ XIX, khắc họa được sâu sắc những chuyển biến về kinh tế - xã hội và sức mạnh
quân sự của Việt - Xiêm, cho thấy hai nước đều có thế lực cân bằng với nhau, đồng
thời đây còn là những nội dung cơ bản chi phối xuyên suốt trong khóa luận.
Chương 2: Quan hệ Việt -Xiêm thời vương triều Nguyễn thế kỷ XIX. Chương
này chủ yếu làm rõ bối cảnh của khu vực Đông Nam Á và các yếu tố tác động đến
mối quan hệ Việt - Xiêm như Chân Lạp - Lào, Hà Tiên đây là các nhân tố chính
làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng có những diễn biến phức tạp
qua từng thời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị; từ đó sẽ nhận thức bản chất
những biến đổi phức tạp trong việc tranh giành ảnh hưởng, mở rộng chủ quyền
lãnh thổ của quốc gia. Chương 2 trình bày nội dung chính của khóa luận, giúp làm
rõ hơn về sự thay đổi của quan hệ Việt - Xiêm, qua đây còn muốn nhắc nhở, giáo
dục mọi người nên biết tôn trọng, bảo vệ tốt đẹp những gì đã có trong suốt quá
trình lịch sử mới xây dựng được, nên xây dựng mối quan hệ thân thiện, hữu nghị,
không nên sử dụng chiến tranh để mở rộng thế lực của nước mình mà hãy cố gắng
tạo ra những mối quan hệ thân thiện và hữu nghị, góp phần xây dựng và đưa đất
nước phát triển.

13


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở dẫn đến mối quan hệ Việt - Xiêm thời vương
triều Nguyễn thế kỷ XIX
1.1.
1.1.1.

Nước Việt trong thế kỷ XIX
Tình hình kinh tế - xã hội


Vào năm 1802 sau khi đánh bại hoàn toàn quân Tây Sơn Nguyễn Ánh lên
ngơi hồng đế lấy niên hiệu là Gia Long (1802-1883), chính thức thành lập vương
triều Nguyễn. Năm 1803, triều Nguyễn được nhà Thanh chính thức phong vương
và đổi tên nước thành Việt Nam vào năm 1804. Từ đây, triều Nguyễn đã bắt đầu
làm chủ một đất nước Việt Nam rộng lớn thống nhất từ Nam Quan đến mũi Cà
Mau.
Sau khi lên ngơi hồng đế vua Gia Long đã không ngừng quan tâm việc khai
hoang mở rộng diện tích đất đai cho nơng dân canh tác. Đến năm 1836, thời vua
Minh Mạng đã khai thác được 4.063.892 mẫu ruộng, trong khi đó ruộng đất thuộc
sỡ hữu của nhà nước chỉ có 580.363 mẫu, số cịn lại là ruộng tư các loại, duy trì và
mở rộng diện tích ruộng đất công cho dân. Để tăng cường mở rộng diện tích đất
đai canh tác cho nơng dân, triều Nguyễn đã thực hiện chế độ quân điền chia đều
ruộng đất công cho dân canh tác.
Năm 1840, vua Minh Mệnh đã điều chỉnh lại phép quân điền: “Tất cả quan
lại, quân lính và dân thường đều nhận số phần như nhau là 01 phần, các đối tượng
khác nhận bằng 1/2 phần (lão nhiêu, lão hạng, phế tật, đốc tật) hoặc 1/3 phần (cơ
nhi, quả phụ)”1. Qua đây ta có thể thấy được rằng sau khi vua Minh Mạng điều
chỉnh lại chính sách đã thể hiện được sự quan tâm đúng đắn, tiến bộ hơn về mặt
ruộng đất cho người dân, nhưng bên cạnh đó người dân vẫn cịn tình trạng bị bóc
1 TS. Huỳnh Ngọc Đáng (2012), Vương triều Nguyễn, thế kỷ XIX, Giáo trình Lịch sử Việt
Nam chuyên đề. [trang 48]
14


lột nặng nề, xã hội Việt Nam ngày càng đi vào tình trạng bất ổn.
Mặt khác triều Nguyễn đã khơng ngừng quan tâm đến công tác trị thủy, sửa
sang đê điều cho dân. Sau khi lên ngôi vua Gia Long đã lo tu bổ sửa chữa đê cũ,
đắp thêm nhiều đê mới; tiến hành đào kinh Vĩnh Tế và kinh Thoại Hà phục vụ cho
việc trồng trọt. Việc đắp đê được triều đình quan tâm đặc biệt, các cơng việc được

tiến hành khá tỉ mỉ. Tuy nhiên, nạn vỡ đê vẫn xảy ra thường xuyên kéo theo nhiều
thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội.
Nhờ vào những chính sách mang tính trọng nơng của triều Nguyễn đã làm
cho tình hình nơng nghiệp ở nước ta vào thế kỷ XIX đã có những bước phát triển
nhất định về khai hoang và sản xuất lương thực ở các vùng đồng bằng. Tuy nhiên,
do chính sách q chú trọng đất cơng của triều đình đã làm cho số diện tích ruộng
đất tư bị hạn chế không thể động viên được nền sản xuất nơng nghiệp phát triển,
bên cạnh đó, chính sách đê điều bị thất bại đã làm cho nền nông nghiệp Việt Nam
chưa có tiềm lực phát triển, đời sống người dân vẫn cịn khó khăn chưa được ổn
định như những mong muốn khi mới thành lập của triều Nguyễn.
Với công nghiệp: Nhà Nguyễn đã làm ra nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng,
đóng tàu, tập trung ở kinh thành Huế, Hà Nội, Gia Định và các tỉnh khác. Năm
1803, vua Gia Long đã lập xưởng đúc tiền ở Hà Nội. Năm 1812 nhà Nguyễn đã
đúc thêm tiền kẽm và đến năm 1816 tiền kẽm đã được lưu thông trong cả nước,
bên cạnh đó triều Nguyễn cịn quan tâm nhiều đến việc khai mỏ, nhất là các mỏ
kim loại quý.
Năm 1830 - 1840, vua Minh Mệnh đã chế tạo chiếc tàu chạy bằng hơi nước
đầu tiên, từ những việc làm này của triều Nguyễn cho thấy được trình độ và khả
năng phát triển công nghệ ở nước ta vào thế kỷ XIX đã nâng cao được hiểu biết
của người dân.
Với thủ công nghiệp: Trong thế kỷ XIX, các làng nghề thủ công ở nông thôn
và thành thị đã không ngừng phát triển, nhiều thợ thủ công chuyên nghiệp đã tăng

15


lên một cách đáng kể, triều Nguyễn tổ chức thu thuế và thu mua sản phẩm thường
với giá rất thấp. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động thủ cơng nghiệp trong dân
gian còn rất phân tán, rời rạc, lẻ tẻ.
Những chính sách đối với cơng nghiệp (có cả khai mỏ) và thủ cơng nghiệp

tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế đã khơng làm cho
kỹ thuật phát triển và sản xuất không đạt được nhiều thành tựu; do những chính
sách sai lầm của triều Nguyễn đã làm cho nền thương nghiệp lâm vào tình trạng lạc
hậu và trì trệ.
Đối với các hoạt động nội thương: Bước sang thế kỷ XIX, trong điều kiện
quốc gia thống nhất khơng cịn tình trạng chia cắt dẫn đến xu thế phát triển kinh tế
thị trường ngày càng được thể hiện rõ hơn, được biểu hiện cụ thể dưới triều vua
Gia Long nhiều kênh ngòi được khai đào và những tuyến giao thông quan trọng đã
được sửa chữa và xây dựng mới, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng phát
triển. Mặt khác nhà nước vẫn cịn tình trạng nắm độc quyền mua bán nhiều sản
phẩm công nghiệp quan trọng trong nước đã làm cho nền kinh tế hàng hóa khơng
có điều kiện phát triển. Nhà Nguyễn cịn thực hiện thống nhất đơn vị đo lường và
hệ thống tiền tệ ở trong khu vực. Nhìn chung thương nghiệp có bước phát triển
mạnh mẽ, thị trường mở rộng và thống nhất đến nhiều vùng, Việt Nam có đủ điều
kiện để tiếp tục phát triển các mối quan hệ ngoại thương với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Đối với ngoại thương: Vào thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn vấp phải một
mâu thuẫn lớn giữa lập trường cương quyết khơng bang giao chính thức với các
nước phương Tây với mong muốn giao thương, buôn bán với các thuyền bn đến
từ các nước này để tranh thủ lợi ích các mặt, chính mâu thuẫn này này đã dần dần
hình thành chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn. Vào thế kỷ XIX, thuyền
buôn các nước láng giềng như Xiêm, Malaysia thường xuyên sang mua bán hàng
hóa ở nước ta. Đồng thời nhà Nguyễn còn rất xem trọng mối quan hệ bang giao với

16


nhà nước Mãn Thanh và các thuyền buôn Trung Hoa.
Những hoạt động về nội thương và ngoại thương của triều Nguyễn đã không
tạo được những bước phát triển đáng kể trong và ngồi khu vực, bên cạnh đó

những chính sách bất cập của nhà Nguyễn đã làm cho ngoại thương bị ức chế, đình
đốn, khơng có điều kiện mở rộng giao thương với bên ngoài.
Về mặt xã hội: Dù chú ý trọng nông nhưng nông nghiệp triều Nguyễn luôn
điêu đứng. Vào thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách nhằm ổn
định xã hội và phát triển kinh tế, nhưng do thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên
đã dẫn đến nhiều trận nạn đói lớn trong nhân dân; các vua triều Nguyễn đã có
những biện pháp cứu giúp dân thốt khỏi tình trạng khó khăn như mở kho thóc
chẩn cấp cho dân đói hoặc cho dân vay lúa, khuyến khích các nhà giàu qun góp
tiền, gạo để cứu tế cho dân, mặt khác triều đình cũng chú ý miễn giảm thuế cho
nông dân, miễn giảm thuế nhưng các biện pháp này đều bị hạn chế do quan lại
tham ơ. Chính những việc làm sai trái của vua quan triều đình đã làm cho đời sống
của người dân ngày càng cơ cực họ đã phải nổi dậy đấu tranh như cuộc nổi dậy của
Phan Bá Vành ở Nam Định (1826-1827), cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương (18321838), cuộc nổi dậy của Lê Văn Khơi, Cao Bá Qt...
Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam thế kỷ XIX đã vấp phải
những khó khăn làm cho kinh tế trong và nước không phát triển như mong muốn
từ đầu của triều Nguyễn; quan lại vơ vét, tham nhũng, bóc lột làm cho đời sống
nơng dân cơ cực họ phải nổi dậy đấu tranh chống lại triều đình để tìm ra được một
cuộc sống tốt hơn đưa đất nước phát triển hơn và thoát khỏi cảnh bần cùng thối nát
của chế độ phong kiến.
1.1.2.

Tình hình chính trị

Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước theo thiết chế quân chủ chuyên chế tập
trung mọi quyền hành vào tay nhà vua, giúp việc cho vua có 6 bộ (bộ lại, bộ hộ, bộ
lễ, bộ binh, bộ hình, bộ cơng). Đứng đầu mỗi bộ là một thượng thư, hai tả hữu
17


tham tri và hai tả hữu thị lang; ngoài ra cịn có các cơ quan chun mơn như đơ sát

viện, hàn lâm viện, thái y viện, quốc tử giám, khâm thiên giám, nội vụ phủ....
Nhằm tập trung quyền lực và đề phòng mọi sự lấn át uy quyền của nhà vua, Gia
Long đặt ra lệ “bốn không” (tứ bất): trong triều khơng đặt chức tể tướng, thi đình
khơng lấy trạng ngun, trong cung khơng lập hồng hậu, khơng phong tước
vương cho người khác. Các chức tứ trụ, tam thái, tam thiếu là những trọng chức có
quyền lực rất lớn ở những triều đại trước nhưng dưới triều Nguyễn chỉ còn là
những vinh hàm gia phong cho công thần.
Khi mới lên ngơi vua Gia Long chưa có ý định tập trung vương quyền cao
độ nhưng nhằm đề phòng những phản ứng ở các địa phương ông đã cho xây dựng
kinh đô Huế vào năm 1804, kinh đơ này được chính thức hoàn thành vào khoảng
năm 1830 thời vua Minh Mạng. Nhà vua cịn phải duy trì những khu vực hành
chính lớn như: Chia nước ra làm 23 trấn và 4 doanh, lại thành lập Bắc Thành (gồm
13 trấn), Gia Định Thành (gồm 5 trấn) do các chức tổng trấn nắm mọi quyền hành,
tư pháp, quân sự.. miền đất còn lại từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đặt dưới quyền
cai trị trực tiếp của triều đình.
Đến thời Minh Mạng (1820-1840), tính chất chuyên chế phát triển cao độ
song song với việc hạn chế quyền hành của các cấp địa phương. Nhà vua đặt thêm
Cơ mật viện, lấy bốn đại thần ở các bộ sung vào để cùng nhà vua bàn bạc những
việc quân trọng yếu; lại đặt thêm Tôn nhân phủ là cơ quan quản lý cơng việc của
hồng tộc. Bắc Thành, Gia Định Thành bị bãi bỏ và cả nước được chia ra làm 29
tỉnh (sau lại chia thêm thành 31 tỉnh), đứng đầu mỗi tỉnh có chức tổng đốc, dưới
tổng đốc có bố chánh, án sát; ở phủ có tri phủ, huyện có tri huyện, châu có tri châu.
Ở miền thượng du nhà Nguyễn khó lịng trực tiếp khống chế vẫn phải dựa
vào các tù trưởng nhưng thường đặt thêm viên quan của triều đình gọi là chiêu thảo
sứ, lại có thêm chức “lưu quan” nhằm trực tiếp kiềm chế nhân dân giảm dần quyền
hạn của tù trưởng và kiểm soát chặt chẽ các nguồn sản vật địa phương.

18



Nói chung, hệ thống chính trị của triều Nguyễn đã đạt đến thiết chế nhà
nước quân chủ chuyên chế kiểu phương Đông, mọi quyền hành trong triều và các
địa phương đều tập trung vào trong tay nhà vua được thể hiện cụ thể từ thời vua
Minh Mạng. Sử triều Nguyễn chép: “Vua sáng suốt về việc chính trị; những tờ sớ
dâng lên, vua đều xem hết và trực tiếp chỉ bảo cho. Hễ việc gì quan trọng tâu lên
thì phần nhiều vua tự nghị soạn lấy, hoặc thảo ra rồi giao phó cho, hoặc châu phê
vào. Bản châu phê bắt đầu từ đấy mới có” (nói về Minh Mạng)2.
Bằng những cố gắng của mình nhờ vào tầm nhìn xa rộng và sâu sắc của vua
Minh Mạng đã giúp cho triều Nguyễn xây dựng được một bộ máy nhà nước trung
ương tập quyền mạnh mẽ, mở rộng lãnh thổ và xây dựng được các mối quan hệ
giao hảo, góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc, tiếp thu được nhiều điều mới mẻ trong
q trình thiết lập quan hệ.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh vào thế kỷ XIX ở khu
vực Đông Nam Á, đây sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta thiết lập được nhiều mối
quan hệ ngoại giao với nước khác trong khu vực như Chân Lạp, Xiêm.. .Vo'i những
điều kiện thuận lợi sẽ mở ra một thời kỳ mới trong mối quan hệ bang giao giữa
Việt - Xiêm vào thế kỷ XIX.
Tóm lại vào thế kỷ XIX, Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã
hội, chính trị, triều Nguyễn đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc giải quyết vấn đề
ruộng đất cho người dân, chia ruộng đất tư công cho dân nghèo, xây dựng hệ thống
giao thông quan trọng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; mở
rộng các hoạt động đối nội và đối ngoại và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao
chặt chẽ, xây dựng hệ thống chính trị quân đội vững mạnh, nền kinh tế nông
nghiệp được phát triển từng bước nâng cao sức cạnh tranh với thị trường thế giới.
Bên cạnh những mặt tích cực, triều Nguyễn cũng đã vấp phải những khó khăn
khơng khắc phục được một cách triệt để như hệ thống đê điều tuy được xây dựng
2Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX ( 1802 - 1884 ), Tái bản lần thứ nhất.
- TP. Hồ Chí Minh : Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. [trang 16]
19



và mở rộng nhưng hằng năm vẫn xảy ra nạn vỡ đê làm thiệt hại đến người và của,
nạn áp bức của cường hào, địa chủ làm xã hội càng chia rẻ và phân hóa giàu nghèo
sâu sắc; nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách đóng cửa hạn chế việc học hỏi tiếp
thu những cái mới từ bên ngoài; với những chính sách sai lầm triều Nguyễn đã làm
cho tình hình Việt Nam lâm vào tình trạng gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với
nông dân, họ phải di cư hoặc nổi dậy khởi nghĩa để bảo vệ quyền lợi cho chính bản
thân mình và những mặt tiêu cực này ngày càng trở thành nguyên nhân chính cho
các nước phương Tây nhịm ngó mà điển hình là thực dân Pháp.
1.2.
1.2.1.

Nước Xiêm trong thế kỷ XIX
Tình hình kinh tế - xã hội

Triều đại Chakri ra đời từ năm 1782 và tồn tại dưới thời trị vì của từng đời
vua qua các thời kỳ lịch sử, thời vua Rama I và Rama II Xiêm đã khắc phục được
hậu quả chiến tranh xâm lược của Miến Điện (Mianma) và từng bước phát triển
kinh tế.
Nước Xiêm đã tăng cường đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất
lúa, đường, các sản phẩm của Xiêm không ngừng được tăng cường mở rộng ra
trong nước và góp phần phục vụ cho xuất khẩu với số lượng ngày một tăng lên đạt
được những thành tựu vượt bậc so với các nước khác trong khu vực. Nền kinh tế ở
nước Xiêm mang tính chất tự cung tự cấp đã có bước phát triển cao hơn thời kỳ
Auythaya, kinh tế hàng hóa đã bắt đầu xuất hiện do người Hoa đảm nhiệm.
Ngay sau khi giành lại độc lập (1767), Taksin và các vua đầu tiên của vương
triều Chakri đã rất quan tâm đến vấn đề ngoại thương, điều này rất quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế nước Xiêm; bên cạnh đó Rama III lại càng đẩy
mạnh việc buôn bán với Trung Quốc một bạn hàng truyền thống của Xiêm và ln
chiếm một vị trí lớn nhất trong ngoại thương của Xiêm, kế tiếp là khu vực các

nước Đông Nam Á như các tiểu quốc ở bán đảo Mã Lai, quần đảo Inđônêxia,
Singapo, Campuchia, Việt Nam (Hà Tiên, Gia Định, Hội An)
20

Nhờ vậy, trong


khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XVIII và
nửa đầu thế kỷ XIX, ngoại thương của Xiêm phát triển hết sức mạnh mẽ (nhất là
dưới thời Rama III), mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhà nước. Vào nửa đầu thế
kỷ XIX: “ Tổng giá trị buôn bán hằng năm trong xuất khẩu của Xiêm có năm lên
tới 5.500.000 bạt, cịn nhập khẩu là 4.300.000 bạt”3. Bên cạnh đó: “Giá trị xuất
khẩu năm 1850 là 5.585.000 bạt, vượt xa giá trị nhập khẩu 1.200.000 bạt” 4. Mặt
khác: “Từ thu nhập của Nhà nước dưới thời Rama II là 5.169.000 bạt tăng lên
14.000.000 bạt (khoảng 8,5 triệu US lúc bấy giờ) vào cuối thời Rama III”5.
Trong quá trình phát triển ngoại thương Rama III đã tiến hành cải cách việc
thu thuế, trước đây thu thuế bằng thóc thì nay sẽ thu thuế bằng tiền và cho đấu thầu
việc thu thuế, đặc biệt tăng nguồn thu của nhà nước; nhờ vào những việc làm này
mà nước Xiêm đã có những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đầu tư vào quốc
phòng và tăng cường được lực lượng quân sự để đối phó với sự đe dọa của các
nước phương Tây.
Từ khi vương triều Chakri được thành lập các vua từ Rama I đến Rama III
đều quan tâm đến phát triển kinh tế, mở rộng ngoại thương, không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân và đưa nền kinh tế của đất nước ngày một phát triển trong
khu vực Đông Nam Á; đồng thời mở rộng quá trình xuất nhập khẩu trong khu vực
và các nước láng giềng tạo ra được các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển
để góp phần đưa đất nước đi lên.
1.2.2.

Tình hình chính trị


Ngay từ khi vương triều Chakri được thành lập quá trình xác lập và tập
3 Đặng Văn Chương, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời
Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm Huế, số 26, 2005. [trang 91]
4 Đặng Văn Chương, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời
Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm Huế, số 26, 2005. [trang 91]
5 Đặng Văn Chương, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời
Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm Huế, số 26, 2005. [trang 91]
21


trung hóa cao độ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã được các vua đầu
triều đặc biệt chú ý. Dưới thời Rama I (1782-1809) và Rama II (1809-1824), việc
xây dựng củng cố tổ chức hành chính, tăng cường sức mạnh quyền lực của nhà vua
đã được đẩy mạnh, hệ thống các quan hệ họ hàng huyết thống được củng cố hình
thành nên một nhóm các gia đình hồng tộc và quý tộc hùng mạnh nắm trong tay
các quyền lực chủ yếu của nhà nước phong kiến. Đó là hệ thống các Bộ do các
hoàng tử, hoàng thân cầm đầu. Rama I đã đưa 11 hồng thân và cơng chúa đứng
đầu các bộ ngành trong bộ máy nhà nước Xiêm.
Dưới thời Rama III q trình tập trung hóa cao độ nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền càng được đẩy mạnh hơn. Rama III bổ nhiệm các quan chức
vào bộ máy nhà nước trung ương. Ở Xiêm có hai tầng lớp quan chức chính: quan
chức hồng gia (gồm các hồng tử) và quan chức q tộc. Chỉ có các hoàng tử mới
được bổ nhiệm đứng đầu các bộ. Quan chức quý tộc cũng được phong chức tước,
số quan chức quý tộc chiếm một phần lớn trong công việc hành chính của chính
phủ, họ đã thực sự trở thành người thực thi các chính sách và chủ trương của Nhà
nước.
Năm 1830, để hoàn thiện các bộ, ngành Rama III đặc biệt quan tâm đến ba
bộ quan trọng nhất: Bộ Nội vụ (Mahatthai), Bộ Chiến tranh (Kralahom) và Bộ Tài
chính (Phraklang) phụ trách cả ngoại thương; càng về sau ông càng có khuynh

hướng tập trung quyền lực vào tay mình và hoàng gia. Dưới thời Rama III nền
quân chủ chuyên chế Xiêm đạt đến đỉnh cao và Xiêm thực sự trở thành một quốc
gia hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á lục địa lúc bấy giờ.
Rama III đã mạnh dạn thuê các chuyên gia quân sự châu Âu huấn luyện cho
qn đội Xiêm theo mơ hình và chiến thuật qn sự của phương Tây. Tăng cường
sức mạnh quân sự, củng cố và nâng cao vị thế của họ đối với các nước chung
quanh mà trước hết là đối với Miến Điện, các tiểu quốc Lào, Chân Lạp và các tiểu
quốc Hồi giáo ở bán đảo Malaixia... Họ còn giúp Xiêm chế tạo các loại tàu chiến
mới. Nhờ đó, đến cuối năm 1830: “Xiêm có một lực lượng bộ binh 10.000 người
22


và lực lượng pháo binh đã được huấn luyện theo kỹ thuật tác chiến của châu Âu.
Về hải quân, Xiêm có 4 chiến hạm, 12 hải phịng hạm và khoảng 500 chiến thuyền
cải tiến”6.
Nhìn chung ở Xiêm qua các thời vua Rama I, Rama II, Rama III quyền lực
chính trị nằm trong tay nhà vua, dưới triều đại Chakri đã xây dựng được một quân
đội hùng mạnh giúp cho quá trình mở rộng xâm lược của Xiêm ngày càng được
củng cố và bành trướng thế lực ra các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trên tất
cả các phương diện kinh tế - xã hội - chính trị Xiêm đều có bước phát triển rất
đáng kể tạo dựng được các mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước láng giềng nhất
là Việt Nam.
TómViệt
lại
vào
thế
kỷ
XIX,
ởkỷ
Xiêm

tình
hình
kinh
tế
-xung
chính
trị
chủ
yếu
đội
tập
trung
mẽ

vào
hiếu
sản
chiến,
xuất
nơng
từ
thời
nghiệp,
vua
Rama
xây
dựng
I
đến
lực

vua
lượng
Rama
qn
III
Xiêm
ra
bên
phát
ngồi,
triển

rất
phía
mạnh
Bắc
mẽ,
gặp
muốn
phải
mở
Miến
rộng
Điện,

bành
phía
trướng
Nam
gặp

xâm
hồi
lược
giáo,
phía
Đơng

vậy
làm
nơi
mở
q
rộng
trình
lãnh
phát
thổ,
triển
tại
đây
Xiêm
đã
quyết
đã
xâm
định
phạm
chọn
trực
tiếp

độ
chính
đến
lợi
trị
ích
chun

chủ
chế
quyền
mọi
quyền
quốc
hành
gia
của
đều
Việt
nằm
trong
Nam.
Xiêm
tay
vua
với

chế
huấn
thế

mạnh
luyện
rất
qn
lớn
đội
về
theo
mọi
mặt.
phương
Tuy
Tây
nhiên,
nên
lúc
Xiêm
này
cũng
Xiêm
như
Việt
nước
Nam

với
đến
tham

hội

vọng
dẫn
mở
đến
rộng
nhiều
bành
cuộc
trướng
đấu
xâm
tranh
lược
xảy
đã
ra,
tác
đời
động
sống
sâu
của
sắc
người
nội
bộ
dân
hồng
gặp
tộc,

khó
khăn,
điều
này
nền
đã
chính
tác
trị
động
khắc
sâu
khe
sắc

đến
các
đột
mối
trong
quan
hệ
bang
giao
Xiêm
trong
trong
lịch
thế
sử

vương
XIX.
quốc
Xiêm

cụ
thể

mối
quan

6 Đặng Văn Chương, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời
Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm Huế, số 26, 2005. [trang 92]
23


Chương 2: Quan hệ Việt -Xiêm thời vương triều Nguyễn
thế kỷ XIX
2.1. Khái quát mối quan hệ Việt - Xiêm trước thế kỷ XIX
Trước thế kỷ XIX, Việt Nam - Xiêm đều là những nước thuộc khu vực Đông
Nam Á lục địa có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa
nước.
Quan hệ Việt - Xiêm được sử sách ghi chép sớm nhất vào thế kỷ XII và các
thế kỷ sau đó, vào thời kỳ phát triển của Sukhothay và sau đó là Auythaya đã làm
cho quan hệ lúc này chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực thương mại, thuyền bn của
người Xiêm do triều đình cử đi thường đến Vân Đồn để trao đổi buôn bán.
Vào cuối thế kỷ XIV, quan hệ Việt - Xiêm càng thêm thân hữu, chính sách
của Sukhothay lúc này là tăng cường quan hệ với Đại Việt và Trung Quốc, ý đồ
của Xiêm muốn liên kết với các quốc gia hùng mạnh và bí quyết ngoại giao của
Xiêm trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào mối quan hệ thân thiện nhiều mặt với

Trung Quốc để tạo thực lực và uy tín, đồng thời cũng thơng qua đó mở rộng lãnh
thổ ra bên ngoài.
Năm 1335, một phái bộ Xiêm đã đến tận Cửa Rào (Nghệ An) để đón vua
Trần Hiến Tơng nhân dịp nhà vua đi thị sát biên giới phía Tây. Từ thế kỷ XVI trở
đi mối quan hệ giữa Đại Việt - Xiêm ngày càng tiến triển phong phú và không kém
phức tạp. Đây cũng là thời kỳ nhà Nguyễn có quan hệ trực tiếp với chính quyền
Xiêm.
Vào thế kỷ XVII, đất nước Đại Viêt được chia làm hai vương quốc là Đàng
Trong và Đàng Ngoài với sự đối lập của hai chính quyền Trịnh - Nguyễn. Kể từ khi
Nguyễn Hồng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, các chúa Nguyễn đã mở mang
lãnh thổ về phía Nam, mở rộng các quan hệ giao thương với thuyền buôn nước


ngoài đến từ Nhật Bản, Trung Hoa và các nước khác làm cho kinh tế, thương mại
Đàng Trong ngày càng phát triển, đủ sức tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp với
Xiêm.
Khi họ Nguyễn chiếm Đàng Trong, thương nhân Xiêm thường đến đây buôn
bán lúa gạo, cau... Nhà Nguyễn đánh thuế thương nhân Xiêm khá nặng; thuyền
nhân Xiêm La lệ thuế đến là 2000 quan và thuế về là 200 quan. Trong thời kỳ này,
quan hệ giữa hai nước Việt - Xiêm diễn ra trên lĩnh vực kinh tế và chính trị liên
quan đến ảnh hưởng của các bên đối với Chân Lạp và Lào. Năm 1750, chúa Võ
vương Nguyễn Phúc Khoát cử phái bộ ngoại giao mang thư sang triều đình Xiêm
với nội dung trách cứ họ can thiệp vào nội bộ Chân Lạp. Năm 1755, triều đình
Xiêm cử phái bộ sang Đại Việt điều đình về vấn đề buôn bán của thương nhân Thái
và xin giảm thuế.
Hai nước Xiêm và Đàng Trong đối đầu với nhau từ cuộc chiến tranh Chenla
năm 1658. Cuộc chiến tranh giữa Xiêm và Đàng Trong được xem như một cuộc
chiến tranh lớn nhất và phần thắng đã thuộc về người Xiêm. Sau chiến tranh quan
hệ giữa Xiêm và Đàng Trong bình thường trở lại, hai bên vẫn thường trao đổi thư
và trao đổi vật phẩm. Vào năm 1755, chúa Nguyễn miễn thuế cho tàu thuyền đi từ

Trung Hoa sang Xiêm và ngược lại. Ngoại giao giữa Đàng Trong với Xiêm diễn ra
rất phức tạp lúc bạn lúc thù nhưng trong ngoại giao, Đàng Trong có ưu thế của một
nước mạnh hơn Xiêm cả về kinh tế lẫn quân sự.
Năm 1771, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh (Phìa Tắc Xỉn) tấn cơng trấn Hà
Tiên của chúa Nguyễn bắt nhóm người Mạc Thiên Tứ và chiếm đóng Hà Tiên cho
đến năm 1773. Năm 1780, vua Xiêm đã giết phái bộ ngoại giao cao cấp của
Nguyễn Ánh. Năm 1781, vua Xiêm cử hai anh em Chakri - Sôsi tấn công Chân
Lạp. Đến năm 1782, Nguyễn Ánh đã cử hai tướng Nguyễn Hữu Thụy - Hồ Văn
Lâm tiếp ứng nhưng chưa đến La Bích thì Chakri - Sơsi xin giảng hịa. Bắt đầu từ
năm 1784 trở đi mối quan hệ giữa hai nước bớt căng thẳng và cả hai bên đều cố


×