Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện mối tình đầu của i s turgenev

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.4 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NIÊN KHĨA 2013 - 2017

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN
MỐI TÌNH ĐẦU CỦA I.S TURGENEV

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ TUYẾT SƯƠNG
Lớp: D13NV02
Khoá: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy

—^oơo^—

Bình Dương, tháng 04, năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA NGỮ VĂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHỐ: 2013 -2017

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN
MỐI TÌNH ĐẦU CỦA I.S TURGENEV

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHA Sinh viên thực hiện: TRẦN
THỊ TUYẾT SƯƠNG Lớp: D13NV02


Khóa: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy

—^o0o<^—

Bình Dương, tháng 04, năm 2017

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian đầu tư thực hiện, khóa luận Hình tượng nhân vật nữ trong
tập truyện Mối tình đầu của I.S Turgenev đã hồn thành. Đó là kết quả của một quá


trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía Nhà trường, q Thầy, Cơ
cùng bạn bè. Trước tiên, tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Kha - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Ngữ văn, Trường Đại
học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Dù rất cố gắng nhưng khóa luận vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cơ và các bạn quan tâm đến đề tài để
khóa luận được hồn thiện hơn.

Bình Dương, tháng 04, năm 2017
Sinh viên
Trần Thị Tuyết Sương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả q
trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn

Văn Kha cùng các Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Những nội dung này hồn tồn khơng trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác. Những tài liệu và dẫn chứng dùng để khảo sát trong đề tài có nội dung chính xác
và có xuất xứ rõ ràng.
Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Bình Dương, tháng 04, năm 2017
Sinh viên
Trần Thị Tuyết Sương


MỤC LỤC
••
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .........................................................................................2
2.1. Tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của Turgenev
ở ngoài nước.........................................................................................................2
2.2. Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài ...............4
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................6
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................6
3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................6
3.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................7
4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội....................................................................7
4.2. Phương pháp thống kê...............................................................................7
4.3. Phương pháp so sánh.................................................................................7
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp...............................................................................8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...............................................................10
1.1.


Từ cuộc đời đến những sáng tác văn học của I.S Turgenev ..........................10
1.1.1. Cuộc sống tại quê hương và những ảnh hưởng từ cha - mẹ.....................10
1.1.2. Thời kì trưởng thành và những trang tình yêu.......................................11
1.1.3. Sự nghiệp văn chương ..........................................................................13
1.2.
Vài nét về hình tượng nhân vật nữ trong nền văn học Nga thế kỉ XIX...........14
1.2.1. Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của A.X. Puskin ......................16
1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của L.Tolstoy ..........................24
Tiểu kết .....................................................................................................................29
CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP TÍNH CÁCH CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP
TRUYỆN MỐI TÌNH ĐẦU........................................................................................31
2.1.
Vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tài năng..............................................................31
2.1.1. Vẻ đẹp hình thể.......................................................................................31
2.1.2. Vẻ đẹp tài năng.......................................................................................36
2.2.
Sự hồn nhiên và nhạy cảm - những biểu hiện tâm lý sinh động của nhân vật
nữ
.............................................................................................................................. 39
2.3.
Thẳng thắn và mạnh mẽ - sức sống mãnh liệt của nhân vật nữ....................47
2.4.
Chân thành và vị tha - vẻ đẹp giàu nhân tính ..............................................51
Tiểu kết ....................................................................................................................55
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP
TRUYỆN MỐI TÌNH ĐẦU......................................................................................57
3.1.

Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật ...................................................57



3.1.1. Xây dựng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả ...........................................57
3.1.1.1. Tả chân dung nhân vật ....................................................................57
3.1.1.2. Tả thiên nhiên .................................................................................63
3.1.2. Nghệ thuật thể hiện cá tính nhân vật .....................................................67
3.2.
Điểm nhìn nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật....................................71
Tiểu kết ....................................................................................................................79
KẾT LUẬN .............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƯ LIỆU KHẢO SÁT .....................84


Ivan Sergeyevich Turgenev
(1818 - 1883)


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ lâu người phụ nữ đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các văn nghệ sĩ trên
thế giới tìm tịi, sáng tạo và suy ngẫm. Đó là một Võ Tắc Thiên quyền lực trong lịch
sử Trung Quốc. Là một Mona Lisa kiêu sa, bí ẩn trong bức họa của DaVinci. Là một
Vương Thúy Kiều tài hoa bạc mệnh trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, v.v...
Góp vào đề tài người phụ nữ, nền văn học vĩ đại của nước Nga thế kỷ XIX cũng
mang đến cho độc giả khắp thế giới những bà mẹ, những người vợ, những cô gái
đậm chất Nga. Trong số ấy có thể kể đến những cơ gái Nga với tình u chân thành
say đắm, ln vươn tới cái mới cái thiện trong tập truyện Mối tình đầu của I.S
Turgenev.
Nói đến I.S Turgenev nhà văn cổ điển Nga, đa số bạn đọc Việt Nam đều biết
đến ba tác phẩm lớn của nhà văn này đã được dịch ra tiếng Việt: Bút kí người đi săn,
Một tổ quý tộc, Cha và con. Tuy nhiên, ngoài những vấn đề về số phận, về hiện thực

nước Nga trong ba tác phẩm trên, ngòi bút của Turgenev còn viết rất nhiều câu
chuyện cảm động về tình yêu, về người phụ nữ và Mối tình đầu là một tập truyện
như thế. Đó là những câu chuyện về những “mối tình đầu” đúng nghĩa, những mối
tình đã từng đẹp, từng mãnh liệt và cũng đã từng “cháy” với đủ giai điệu “dữ dội và
dịu êm” của những cô gái trẻ trung, hồn nhiên và yêu đời. Họ yêu chân thành say
đắm, luôn vươn tới cái mới, cái thiện nhưng không bao giờ thực hiện được vì cá tính
và khát vọng của họ đối lập với thực tại xã hội nước Nga dưới chế độ Sa hồng.
Hơn nữa, I.S Turgenev cịn là một trong những tác giả của văn học Nga có tác
phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên,
nội dung chương trình dạy học chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong số những sáng tác
của I.S. Turgenev. Chính vì vậy, việc tìm hiểu sâu về nhà văn Turgenev cũng như
những tác phẩm của ông đặc biệt là những sáng tác về đề tài người phụ nữ là một
việc làm cần thiết.
Từ những lí do trên cùng với sự cảm phục và yêu mến nhà văn I.S Turgenev
cũng như những tác phẩm viết về đề tài tình yêu và phụ nữ của nhà văn, chúng tơi đã
chọn đề tài “Hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện Mối tình đầu của I.S
1


Turgenev” để nghiên cứu. Hi vọng với đề tài này, hành trình đến với nhà văn I.S
Turgenev nói riêng và văn học Nga nói chung sẽ có thêm một trang mới bổ ích cho
những ai có nhu cầu tìm hiểu và học tập.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.

Tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác
của Turgenev ở ngoài nước

Tại nước Nga, theo sự hiểu biết của người viết khóa luận, từ giữa thế kỷ XIX
các nhà nghiên cứu đã chú ý đến hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của

Turgenev. Khi nghiên cứu những tác phẩm viết về tình yêu và người phụ nữ của nhà
văn I.S Turgenev, nhà phê bình N.Đbrơliubốp đã từng khẳng định: “Là ca sĩ của tình
u trong sáng, lí tưởng ở người phụ nữ, Tuôcghênhep đã đi sâu vào tâm hồn non trẻ
trinh bạch của họ; và với nỗi niềm xốn xang hào hứng, với ngọn lửa nhiệt tình, đã
am hiểu tường tận và họa lại những phút giây kì diệu của tâm hồn họ đến nỗi làm
cho chúng ta cảm thấy, từ trong câu chuyện của ông kể cái dáng vẻ hồi hộp của lồng
ngực, nhịp thở êm ái, cặp mắt long lanh và như nghe thấy tiếng đập của trái tim xao
xuyến; rồi cả chính trái tim chúng ta, cũng lặng đi ngây ngất vì xúc động cùng
những giọt lệ biết ơn bao lần lăn trên gò má, và như có một cái gì đó cứ trào lên
trên lồng ngực - dường như chúng ta được gặp lại một người bạn cũ sau những ngày
tháng xa cách hoặc được trở về quê hương từ nơi đất khách quê người. Vinh quang
thay cho những người phụ nữ được tác phẩm của Tcghênhep ngợi ca.” [5; 322]
N.Đbrơliubốp cũng có những đánh giá khách quan cho từng nhân vật nữ trong một
số sáng tác của Turgenev. Với nàng Êlêna trong tác phẩm Ngày hơm trước,
N.Đbrơliubốp đã có nhận định như sau: “Êlêna một tính cách anh hùng tự giác của
nước Nga. Hình ảnh của cơ thể hiện một nỗi lưu luyến mơ hồ đối với một cái gì đó,
một nhu cầu gần như vơ thức nhưng bức thiết địi hỏi cuộc sống mới, con người mới;
nhu cầu đó giờ đang bao trùm khắp xã hội Nga, và thậm chí khơng chỉ riêng cái bộ
phận được gọi là có học thức cao của nó.” [9; 174]
Nói về thành cơng của Turgenev trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ,
Tolstoy trong bức thư gởi cho Chekhov đã khẳng định: "Ticglìênlìep đã làm một

2


việc vĩ đại là sáng tạo nên những bức chân dung tuyệt vời về phụ nữ.” [5; 325]
Trong thời kỳ Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết cịn tồn tại, đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về I.S Turgenev. Đó là những cơng trình nghiên cứu
của: Bơgơxlơpxki, Bialưi, Clêman, v.v... Có thể kể đến cơng trình Biên niên cuộc đời
và sáng tác của Ivan Turgenev của Clêman, Nhà xuất bản Academia. Cùng hướng

nghiên cứu với Clêman, Bôgôxlôpxki cũng hồn thành cơng trình mang tên I-Van
Tuốc-ghê-nhép (cơng trình nghiên cứu này đã được Mai Hương, Bích Thư dịch sang
tiếng Việt và được phát hành bởi nhà xuất bản Cầu Vồng). Trong khi nghiên cứu sự
nghiệp sáng tác của nhà văn, các tác giả cũng đồng thời đề cập đến hình tượng nhân
vật nữ. Bơgơxlơpxki trong cuốn I-Van Tuốc-ghê-nhép khi đề cập đến nhân vật nữ
trong tác phẩm Một Tổ quý tộc đã từng có nhận định như sau:
“Trong số phận của La-vrét-xki và Lida, có cái gì đó giống với Pa-ven Alếch-xan-đrơ-vich và Vê-ra: trong Phao-xtơ, tấn trị đời được kết thúc bằng cái chết
của nhân vật nữ, cịn trong tiểu thuyết - bằng việc cơ bỏ vào nhà tu kín, tức là đoạn
tuyệt hẳn với cuộc đời. Cả trong Một tổ quý tộc cũng nlư Plao-xtơ đều khơng thể có
kết cục có hậu được vì tự do đôi lứa ở đây bị những kiềm tỏa và những thành kiến
lâu đời của cái xã hội thời đó ràng buộc.
Vê-ra, một phụ nữ có chồng, đã đem lịng u Pa-ven A-lếch-xan-đrô-vich.
Clàng đã tlức tỉnh tâm hồn nàng. Nlưng nlững suy nglĩ về tình trạng u vụng nhớ
thầm, về tính chất khơng hợp pháp trong tình cảm đã dày vị nàng: nàng lâm bệnh và
chết. Cũng nlư vậy, ý thức về tội lỗi trong quan hệ tình cảm với chàng La- vrét-xki có
gia đìnl cũng đã kliến cho Lida phải bỏ nlà ra đi, clơn mìnl trong nlà tù kín.” [4;
242]
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu nói trên đã ít nhiều đề cập đến vẻ
đẹp nhân vật nữ trong sáng tác của Turgenev. Mặc dù chưa đi vào khai thác hết

các nhân vật nữ trong tất cả các sáng tác của Turgenev nhưng với những đánh
giá, nhận xét khách quan từ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nội dung tác phẩm cũng
như bối cảnh lịch sử đất nước Nga vào thế kỉ XIX, các nhà nghiên cứu góp phần
làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của Turgenev, đồng thời tạo
3


được những nền tảng bổ ích cho những nghiên cứu về sau.
2.2.


Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, trong cuốn Lịch sử văn học Nga - Nhà xuất bản Giáo dục (2009),
các tác giả đã đề cập khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của I.S Turgenev; làm rõ
được những chủ đề chính trong các tác phẩm của nhà văn, đồng thời cũng chỉ ra
được những yếu tố thời đại đã tác động trực tiếp đến con đường sáng tác của ông.
Cũng trong cuốn Lịch sử văn học Nga, các tác giả đã tóm lược những đặc điểm nổi
bật về mặt nội dung, nghệ thuật trong một số sáng tác tiêu biểu của I.S Turgenev
như: Bút kí người đi săn, Một tổ quý tộc, Ruđin, Đêm trước, Cha và con, Đất hoang,
v.v... từ đó đưa ra nhiều nhận định khách quan về vai trị và đóng góp của I.S
Turgenev đối với nền văn học Nga:
“Đất nước Nga những năm 40 chìm đắm trong mây mù ảm đạm của chế độ
chuyên chế nông nô, những trang sách của Tuôcghênhep xuất hiện như những tia
sáng giữa thế giới âm u. Đóng góp lớn lao nhất ở đây là nhà văn đã nắm bắt được
vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ, phẩm chất của lớp người mugich, miêu tả họ với lòng đồng
cảm nhiệt thành và trân trọng đáng mến, ngợi ca sức lao động sáng tạo của họ...”
[5; 293]
Hay:
“Kế thừa Puskin, Lecmôntôp, Gôgôn, v.v. với tài năng lỗi lạc của mình,
Tcghênhep đã làm rạng rỡ nền văn học, tạo nên một bước tiến mới của chủ nghĩa
hiện thực Nga và nền tiểu thuyết Nga. Các tác phẩm đã phản ánh được đầy đủ một
chặng đường lịch sử xã hội ở giai đoạn bước ngoặt từ phong kiến tàn tạ chuyển sang
chủ nghĩa tư bản... ” [5; 325]
Liên quan đến vấn đề hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của Turgenev,
các tác giả của cuốn Lịch sử văn học Nga đã đưa ra đánh giá về nữ nhân vật Lida
trong tác phẩm Một tổ quý tộc như sau:
“Con đường của Lida phản ánh một khía cạnh hiện thực của xã hội: thốt li
cuộc sống, phản kháng bằng tôn giáo là một trong những đặc điểm của thời đại bởi
lẽ hoạt động chính trị xã hội bị kìm kẹp gắt gao. Song tu viện không đem lại cho


4


Lida sự yên tĩnh tâm hồn. Cái cảnh nàng vận đồ tu nữ gặp lại Lavrexki lần cuối nơi
tu viện, nàng đi hên cạnh chàng, khơng ngước mắt nhìn chàng nhưng hàng mi của
nàng rung lên, đầu cúi xuống thấp hơn và đôi tay càng xiết chặt vào nhau, phải
chăng cũng thể hiện ý nghĩa phản kháng của hình tượng Lida.” [5; 303]
Tiếp nối chủ đề về nhân vật nữ trong sáng tác của Turgenev, dịch giả Mộng
Quỳnh, Lê Văn Viện và Anh Trúc trong tập truyện Mối tình đầu - Nhà xuất bản Văn
học (1981) có nhận định như sau:
“Một nét tiêu biểu trong sáng tác của Tuôcghênhep: phụ nữ bao giờ cũng
chiếm một vị trí đặc biệt trong bố cục tác phẩm và bao giờ ông cũng dành cho
những nhân vật nữ yêu mến của ông cái quyền phán xét nam giới, vì bản tính của nữ
giới là mãnh liệt, khơng khoang nhượng, tồn vẹn, nhạy hén và mơ mộng...” [24; 4]
Những năm gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu
về những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của I.S Turgenev. Tiêu biểu
có thể kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2002 (Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) của Trần
Thị Phương Phương: Ngày thực sự đã tới - tiểu thuyết Cha và con. Người viết đã chỉ
ra được những vấn đề trọng tâm trong tiểu thuyết Cha và con của I.S Turgenev, làm
nổi bật được những cái hay, cái đặc sắc và những đóng góp cũng như ảnh hưởng của
tác phẩm này đến thời đại và đến nền văn học Nga. Tiếp đến là khóa luận tốt nghiệp
của Ngơ Thị Thảo, với đề tài Thế giới nhân vật trong Một tổ quý tộc của Ivan
Turgenev (năm 2015, Đại học sư phạm Hà Nội 2). Ngô Thị Thảo đã chỉ ra được các
kiểu nhân vật chính trong tiểu thuyết Một tổ quý tộc, nêu lên những đặc sắc nghệ
thuật trong việc xây dựng hình tượng nhân vật của Turgenev.
Trong các cơng trình nghiên cứu trên, một số tác giả đã có nhận xét liên quan
đến vấn đề hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của Turgenev nhưng lại chưa có
tính chun sâu. Tuy nhiên, đây chính là những gợi ý quý giá để chúng tơi tiếp tục đi
sâu và tìm hiểu về thành tựu nổi bật trong sự nghiệp của nhà văn I.S Turgenev là

hình tượng nhân vật nữ ở tập truyện Mối tình đầu trong khn khổ của một khóa
luận tốt nghiệp cử nhân ngành sư phạm Ngữ văn.

5


3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Với tính chất của đề tài khóa luận, để giải quyết vấn đề đặt ra từ đề tài, người
nghiên cứu tập trung tìm hiểu hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện Mối tình đầu,
làm rõ vẻ đẹp trong tính cách của người phụ nữ Nga qua tập truyện Mối tình đầu của
I.S Turgenev. Để thực hiện mục đích trên, chúng tơi đề ra những nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Xác định những biểu hiện nổi bật về tính cách của các nhân vật nữ trong tập
truyện Mối tình đầu.
- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tập truyện
Mối tình đầu của Turgenev.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện Mối tình đầu của I.S Turgenev.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu

Tập trung khảo sát 3 tác phẩm của Turgenev trong trong tập truyện Mối tình đầu:

Axya, Mối tình đầu, Lũ xuân. Văn bản sử dụng là bản dịch của Mộng Quỳnh, Lê Văn
Viện và Anh Trúc (1981), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp lịch sử - xã hội

Được dùng để làm rõ sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội đến đời sống văn
học. Cần phải đặt các tác phẩm của Turgenev trong bối cảnh xuất hiện của nó để nhìn
thấy những đóng góp mà tác giả đem lại so với thời kì trước đó.
4.2.

Phương pháp thống kê

Dựa trên cơ sở tìm hiểu về tập truyện Mối tình đầu của nhà văn I.S Turgenev,
người viết sẽ thống kê các yếu tố về nội dung và nghệ thuật liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
4.3.

Phương pháp so sánh

Người viết sẽ dùng phương pháp so sánh để thấy được sự tương đồng và dị biệt giữa
hình tượng nhân vật nữ của Turgenev (trong phạm vi khảo sát) với hình tượng cùng

6


loại của các nhà văn khác.
Ngồi các phương pháp nói trên, trong khi triển khai đề tài, khóa luận sử dụng lý
thuyết tự sự, thi pháp học hiện đại, các thao tác phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra

những đặc điểm tiêu biểu của hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện Mối tình đầu
của Turgenev.
5.

Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Từ cuộc đời đến những sáng tác văn học của I.S Turgenev
1.1.1. Cuộc sống tại quê hương và những ảnh hưởng từ cha - mẹ
1.1.2. Thời kì trưởng thành và những trang tình yêu
1.1.3. Sự nghiệp văn chương
1.2.

Vài nét về hình tượng nhân vật nữ trong nền văn học Nga thế kỉ

XIX
1.2.1. Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của A.X. Puskin
1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của L.Tolstoy
? ĩ
rr« ■*>__
Tiểu kết

1 _ ■*> À_

CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP TÍNH CÁCH CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ
TRONG TẬP TRUYỆN MỐI TÌNH ĐẦU
2.1. Vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tài năng
2.1.1. Vẻ đẹp hình thể
2.1.2. Vẻ đẹp tài năng
2.2. Sự hồn nhiên và nhạy cảm - những biểu hiện tâm lý sinh động của

nhân vật nữ
2.3. Thẳng thắn và mạnh mẽ - sức sống mãnh liệt của nhân vật nữ
2.4. Chân thành và vị tha - vẻ đẹp giàu nhân tính
2 ĩ
rr« ■*>__ 1 _ ■*> À_
Tiểu kết
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG
TẬP TRUYỆN MỐI TÌNH ĐẦU
7


3.1. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật
3.1.1. Xây dựng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả
3.1.1.1. Tả chân dung nhân vật
3.1.1.2. Tả thiên nhiên
3.1.2. Nghệ thuật thể hiện cá tính nhân vật
3.2. Điểm nhìn nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
? ĩ
Tiểu kết
KẾT LUẬN

8


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Từ cuộc đời đến những sáng tác văn học của I.S Turgenev
1.1.1. Cuộc sống tại quê hương và những ảnh hưởng từ cha - mẹ
Ivan Sergeyevich Turgenev sinh ngày 28.10.1818 tại một trại ấp ở nông thôn
miền Trung nước Nga thuộc tỉnh Oryol. Cha là ông Sergei Nikolaevich Turgenev
sinh năm 1793, một sĩ quan cận vệ thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Sau khi cầu hôn

Varvara Petrovna Lutovinova (một bà điền chủ giàu có nhất vùng nhờ được thừa
hưởng một số điền trang với hàng ngàn đê-xi-a-ti-na đất và hàng ngàn nông nơ từ
người bác), Sergei Nikolaevich Turgenev đã đưa gia đình mình thốt khỏi cuộc sống
sa sút và nguy cơ li tán.
Sergei Nikolaevich Turgenev là một người đàn ông nghiêm khắc và lạnh lùng.
Ông bận bịu với những chuyến đi săn, các cuộc ăn chơi, bài bạc và những cô gái xinh
đẹp ở các trại ấp kế bên. Vì vậy, cả Turgenev và người anh trai của nhà văn ngay từ
nhỏ đã luôn chờ đợi trong khao khát những giây phút hiếm hoi được người cha lạnh
lùng ban phát tình yêu thương bằng những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng. Trong tác
phẩm Mối tình đầu, Turgenev đã dùng tiểu sử cuộc đời của bản thân để xây dựng câu
chuyện. Ở đó nhà văn miêu tả cuộc sống của gia đình mình và miêu tả nhân vật Piôtr
Vavilits với những nét người tiêu biểu như chính cha của ơng.
Bên cạnh người cha hà khắc, vô tâm, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của
Turgenev còn chịu rất nhiều tác động từ người mẹ Varvara Petrovna Lutovinova.
Varvara Petrovna Lutovinova là một người phụ nữ có tính cách rất phức tạp và khó
hiểu. Những thử thách bà đã chịu đựng từ thuở bé và thời niên thiếu; lịng ghen tng
âm ỉ ln dai dẳng thường trực từ hồi bà lấy chồng đã làm tính tình bà thay đổi hẳn.
Khơng dịu dàng, dun dáng như những thiếu nữ đài cát, hay những người phụ nữ tri
thức quý tộc, mẹ của Turgenev là một người đàn bà “trái tính trái nết” hay cáu bẳn,
tính tình đỏng đảnh bất thường, khó chịu và thậm chí là tàn nhẫn. Đối với con cái,
đôi khi bà tỏ ra nâng niu, chiều chuộng nhưng lại lắm lúc giao tiếp với con bằng roi
vọt, bằng “ngôn ngữ bạo lực”, và bằng sự trừng phạt. Sự kiềm kẹp hà khắc này làm
tuổi thơ của nhà văn tương lai Turgenev chìm vào bóng tối. Cậu chủ nhỏ Turgenev
lúc bấy giờ phải sống với tư cách của một người lính bị thúc quản và người lính bất


đắc dĩ này ln phải nhận lấy những “trận địn trời giáng” khơng lí do từ chính người
mẹ của mình. Đối với nông nô, người phụ nữ quyền lực này ln mặc định cho mình
chế độ vơ cảm và độc ác. Những hồi ức về sự tàn độc của mẹ, sự thống khổ của
những người nông nô bé nhỏ từ lâu đã ăn sâu vào tâm khảm nhà văn và sau này

những hồi ức ấy được dựng lên một cách mạch lạc và chi tiết trong các tập truyện
ngắn và truyện dài của ơng. Có thể kể đến mụ địa chủ già khó tính hay nghi ngờ và
hay nổi cáu trong truyện ngắn MuMu; hay là bà nội Gla-phi-ra Pê- tơ-rốp-na kiêu
ngạo, quyền uy của La-vrét-xki trong truyện dài Pu-nin và Ba-bu-rin.
Là một người phụ nữ quy củ, độc đoán và tàn nhẫn nhưng Varvara Petrovna
Lutovinova lại đặc biệt yêu thích kịch và thơ ca. Ngơi nhà lớn của bà ln có sự xuất
hiện của những chiếc tủ sách cổ kính, điều này đã tạo điều kiện để Turgenev đến gần
với văn học và triết học các nước. Ngay từ lúc lên tám, Turgenev đã có ý định lục
loại đống sách trong các chiếc tủ cổ kính đó và về sau, trong tác phẩm Tổ quý tộc
Turgenev đã ra mắt chi tiết này với bạn đọc.
1.1.2. Thời kì trưởng thành và những trang tình yêu
Năm 1827, Turgenev bước vào trường trung học, rồi vào Đại học tổng hợp
Moskva (1833). Turgenev học ở Trường Đại học tổng hợp Moskva không lâu, chỉ
vẻn vẹn một năm. Sau đó, ơng đến Đại học Peterburg để học văn học Nga và ngữ
văn. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ.
Ngày 15 tháng 5 năm 1838 Turgenev rời Peterburg và tiếp tục học tập tại
trường đại học tổng hợp Berlin. Sau khi nghe tin trại ấp của mẹ bị hỏa hoạn, nhà văn
đã rời Berlin trở về trại ấp sống cùng mẹ và cuối thu năm đó ơng lại rời tổ ấm q
hương lên Peterburg với ý định tiếp tục ra nước ngoài. Tại Peterburg, Turgenev có
dịp được gặp Lermontov - nhà thơ yêu mến của mình. Khơng lâu sau Turgenev đã
đến thành Rom, tham quan một vài thành phố khác của Italia và Thụy Sĩ. Chuyến du
lịch kết thúc, Turgenev dành dụm số tiền ít ỏi còn lại để đến Berlin. Trong thời gian
chờ đợi chuyến xe đến Berlin khởi hành, tại một quán nước, nhà văn đã gặp con gái
ông chủ - một cô gái xinh đẹp lạ thường. Cô gái xúc động xin ông giải tỉnh cho người
anh bị bất tỉnh của mình. Cuộc gặp gỡ và mối thiện cảm nảy sinh bất ngờ này đã khơi
nguồn ý tưởng và làm cơ sở để nhà văn phát triển chủ đề cho truyện Lũ xuân mà ông


viết ba mươi năm sau.
Năm 1842, Turgenev bảo vệ luận án tiến sĩ ở Peterburg. Năm 1843 tại

Peterburg có một gánh hát từ Italia tới lưu diễn, Turgenev là một trong số rất đơng
những khán giả có mặt tại buổi biểu diễn này. Sự xuất hiện tuyệt vời của nữ ca sĩ
Pháp Pauline, một nhân vật nổi tiếng trên các sân khấu châu Âu đã làm trái tim
Turgenev rung động mãnh liệt. Dù là một người phụ nữ đã có gia đình, nhan sắc
khơng mấy xinh đẹp nhưng Pauline là người phụ nữ đã được trái tim Turgenev trao
trọn tình cảm. Trong nhiều bước thư gởi cho Pauline, nhà văn tài hoa Turgenev đã
khẳng định: “Khơng gì trên thế gian này sánh được với em... Được gặp em trên bước
đường đời là diễm phúc lớn nhất của cả đời tôi, tình thủy chung và lịng biết ơn vơ
bờ bến chỉ mất đi khi nào tôi nhắm mắt xuôi tay.” [4; 111] Trước khi phải lòng với nữ
ca sĩ Pauline, Turgenev đã đem lịng u cơ gái làm th giản dị, xinh xắn tại trại ấp
của bà Varvara Petrovna. Độc giả có thể tìm thấy chi tiết này trong mối tình giữa
nhân vật Ivan Petrovich với cơ hầu phịng ở tiểu thuyết Một tổ quý tộc, một tác phẩm
đặc sắc được nhà văn viết khơng lâu sau đó. Về phần cơ gái làm thuê - người tình của
Turgenev, khi Varvara Petrovna phát hiện mối tình giữa cơ và con trai Turgenev của
mình, bà đã lập tức đuổi cơ gái ra khỏi trang ấp. Lúc ra đi, cơ gái này đã có mang,
sau này đứa bé do cô hạ sinh đã được Pauline nhận nuôi. Với tài năng của một nhà
văn lỗi lạc, Turgenev rất được phụ nữ yêu thích. Về sau, nhà văn cịn có thêm những
mối tình khác, tuy nhiên tất cả đều chỉ mang tính nhất thời, chóng vánh. Trái tim nhà
văn trước sau vẫn trao trọn cho nữ ca sĩ Pauline.
Từ 1847, Turgenev ra nước ngoài cho đến cuối đời. Tháng 11 năm 1850, mẹ
mất, ông trở về quê hương để tang mẹ. Turgenev qua đời tại Bougival vào lúc 2 giờ
chiều ngày 22 tháng 8 năm 1883. Trong cơn hấp hối, ở nơi xa Tổ quốc, Turgenev đã
đề nghị mai táng ông ở Peterburg nghĩa trang Voncovo, bên cạnh Belinxki.
1.1.3. Sự nghiệp văn chương
Turgenev bắt đầu viết thơ trữ tình, kịch, trường ca lúc cịn là sinh viên. Chịu
ảnh hưởng sâu sắc từ dòng thơ lãng mạn của Puskin, Lermontov, nhà văn trẻ
Turgenev đã phải trải qua chặn đường hơn 10 năm mới tìm thấy được phong cách
cho riêng mình.



Mùa đơng năm 1842, Turgenev đã có cuộc gặp gỡ với Belinxki. Cuộc gặp gỡ
định mệnh này đã trở thành một cột mốc quan trọng cho sự nghiệp của nhà văn.
Cũng trong năm 1842 Turgenev đã bảo vệ thành công luận án giáo sư triết học tại hội
đồng khoa học các giáo sư trường đại học tổng hợp Peterburg.
Năm 1852, từ Pari Turgenev về dự lễ tang Gogol. Lúc này, Turgenev đã gửi
bài điếu văn đăng trên tạp chí Người Moskva. Tuy nhiên, ban kiểm duyệt trung ương
không cho phép, lấy cớ đó, ngày 16.4.1852 chính quyền cảnh sát đã tống giam
Turgenev một tháng, sau đấy bị đưa về quê quán quản thúc một năm trong trại ấp với
lí do “không phục tùng và quy phạm các quy tắc kiểm duyệt.”
Sáng tác của Turgenev mang đến cho độc giả những bức tranh rộng lớn, sinh
động về cuộc sống hiện thực của nước Nga và nhân dân Nga trong khoảng những
năm 1840 đến 1870. Ông bắt đầu nổi tiếng ở Nga và cả châu Âu từ Bút kí người đi
săn (gồm 25 truyện ngắn và bút kí), in lần đầu trên tạp chí Người đương thời năm
1852. Tác phẩm đã làm cho Nga hồng cực kì phẫn nộ vì nội dung tư tưởng chống
đối chế độ nông nô. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà văn
Turgenev bị chính quyền cảnh sát tống giam. Những ngày trong nhà tù, Turgenev đã
viết xong truyện vừa Mumu (1852) và có ý định viết tiểu thuyết Hai thế hệ nhưng đã
bỏ dự kiến đó.
Sau khi được trả tự do, Turgenev trở về thủ đơ tích cực cộng tác với tạp chí
Người cùng thời và bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết lớn đầu tiên Ruđin từ tháng 6.1885,
tiếp đó ơng hồn thành các tác phẩm: Axya (1858); Một tổ quý tộc (1859); Đêm
trước (1860); Mối tình đầu (1860), Cha và con (1862); Khói (1867); Lũ xn (1872);
Đất hoang (1877); v.v... Ngồi ra, Turgenev còn viết rất nhiều truyện vừa, truyện
ngắn và dàn dựng một số vở kịch.
Với tài năng phong phú dồi dào, Turgenev là nhà văn Nga đầu tiên sống ở
Pari được thế giới văn hóa nghệ thuật châu Âu cơng nhận là "Nhà văn viết tiểu thuyết
vĩ đại”. Năm 1897, Turgenev được trường Đại học Oxford ở Luân Đôn tặng bằng
tiến sĩ luật khoa về môn luật phong tục qua cơng trình nổi tiếng “Bút kí người đi
săn”.
Là một người am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán Nga, những tác phẩm



của Turgenev không chỉ là sứ giả mang vẻ đẹp Nga đến với độc giả phương Tây, mà
cịn góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của độc giả Nga nửa đầu thế kỷ XIX.
Trong đó, nổi bật là hình tượng nhân vật nữ trong các sáng tác của ông.
1.2. Vài nét về hình tượng nhân vật nữ trong nền văn học Nga thế kỉ XIX
(Qua sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu)
Trên văn đàn Nga thế kỷ XIX, một trong những dấu ấn thể hiện giá trị nhân
văn của nền văn học này là cái nhìn thuần khiết về người phụ nữ. M.Gorki đã nói
mỗi nhà văn Nga có một cá tính riêng nhưng họ đều có chung mối đồng cảm sâu sắc
với số phận của nhân dân, của đất nước. Ông viết: "Văn học Nga mãnh liệt vì có chủ
nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời
sống xã hội, vì nó truyền bá tinh thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do,
quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, có thái độ thuần khiết đối với phụ nữ...”
[9; 6]
Trong lịch sử phát triển của văn học thế giới, khơng có một nền văn học nào
vươn lên tầm nhân loại kì diệu như văn học Nga thế kỉ XIX. Trở mình và vươn dậy
một cách ngoạn ngục, trong vòng một thế kỉ những tên tuổi lớn trên văn đàn Nga
như: Puskin, Lermontov, Gogol, Tolstoy, Turgenev, Belinxki, v.v... đã thực hiện một
cuộc cải cách vĩ đại đem tên tuổi các nhà văn và các tác phẩm văn học của xứ sở
bạch dương vượt khỏi biên giới quốc gia. Những chuyển biến lịch sử lớn lao diễn ra
ở châu Âu, chiến tranh vệ quốc (1812) và công cuộc vận động cách mạng ở nước
Nga đều được phản ánh một cách đầy đủ và mau lẹ trong đời sống tư tưởng, trong
sinh hoạt văn học đương thời. Gánh trên vai trọng trách lớn của thời đại nhưng các
tác giả văn học Nga thời kì này vẫn không quên khẳng định vẻ đẹp Nga và tâm hồn
Nga trong các sáng tác của mình. Thành cơng trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, các
nhà văn Nga thế kỷ XIX đã làm nên những hình tượng có sức sống bất tử, trong số
đó, nổi bật là hình tượng nhân vật nữ.
Trước khi đi vào làm rõ hình tượng nhân vật nữ trong nền văn học Nga thế kỷ
XIX, nhằm tạo tiền đề cho việc khảo sát hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện Mối

tình đầu của Turgenev, thiết nghĩ cần thống nhất cách hiểu nội hàm khái niệm hình
tượng. Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: “Hình tượng văn học khá đa dạng về


kiểu thức, chủng lọai, quy mô”. Tác giả Lại Nguyên Ân đã chia hình tượng văn học
thành ba dạng chính: hình tượng khách thể, hình tượng hàm nghĩa khái quát, hình
tượng cấu trúc. Với hình tượng hàm nghĩa khái quát, tác giả chia làm ba: hình tượng
cá thể, hình tượng tính cách, hình tượng điển hình. Trong khóa luận, chúng tơi vận
dụng cách hiểu của Lại Ngun Ân về hình tượng tính cách, để cắt nghĩa khái niệm
hình tượng trong “Hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện Mối tình đầu” của
Turgenev: “Hình tượng tính cách biểu thị một tính quy luật của đời sống xã hội - lịch
sử (ghi nhận các lề thói, tập quán phổ biến ở một thời đại, một giới người)” [1; 151]
Trong nền văn học hiện thực ở nước Nga thế kỷ XIX, song song với những
kiểu “con người thời đại” “con người thừa”, “con người nhỏ bé”, “người tìm đường”,
v.v... sự xuất hiện của hình tượng nhân vật nữ mang đậm vẻ đẹp Nga đã khẳng định
như thành, như vách vẻ đẹp tâm hồn ngàn đời của người phụ nữ Nga nói riêng của
đất nước, con người Nga nói chung. Các nhân vật nữ xuất hiện khá nhiều trong các
sáng tác của “Mặt trời thi ca Nga” Puskin, Tolstoy, Turgenev, v.v.
Trong số đó, có thể nói Turgenev là một trong những đại diện tiêu biểu đã góp phần
khơng nhỏ vào việc củng cố địa vị của hình tượng nhân vật nữ trong nền văn học
Nga đã và đang có trước đó. Chính vì vậy, trước khi đi vào khảo sát sự thành cơng đó
của Turgenev, chúng tơi sẽ đi vào tìm hiểu vẻ đẹp hình tượng nhân vật nữ trong sáng
tác của A.X.Puskin và của L.Tolstoy để có thể thấy được sự tiếp nối truyền thống văn
học Nga viết về người phụ nữ của nhà văn Turgenev. Đồng thời từ đó thấy được sự
kế thừa cũng như những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ của
nhà văn này.
1.2.1. Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của A.X. Puskin
Puskin sinh ra trong một gia đình quý tộc, cuộc sống thượng lưu bận rộn với
những sinh hoạt hội hè, tất bật với những dạ tiệc quyền quý đã tham lam tước đoạt
gần hết thời gian dành cho con cái của bậc phụ, mẫu trong gia đình Puskin. Ngay từ

thuở ấu thơ, “mặt trời thi ca Nga” đã sống gần gũi bên cạnh bà nhũ mẫu Arina
Rôđiônôpna. Sau này khi bị Sa hoàng lưu đầy ở làng Mikhailovscoye, Puskin tiếp tục
sống với nhũ mẫu của mình một thời gian và cũng trong khoảng thời gian này, nhà


thơ đã nhận thêm nhiều ảnh hưởng tự nhiên tích cực từ bà. Tuy thất học nhưng người
phụ nữ nông nô hiền lành này là nguồn sáng yêu thương ấp áp trong ngôi nhà quý tộc
mà Puskin đang sống. Bà thuộc khơng biết bao nhiêu truyện cổ tích, thơ ca dân gian,
tục ngữ, thành ngữ, bà am hiểu những tập tục cổ truyền, những nghi lễ hội hè chốn
quê. Và như một lẽ tự nhiên, nguồn sữa mẹ dân gian ngọt ngào trong sáng ấy đã góp
phần bồi nên một hồn thơ lớn Puskin. Có thể nói, người phụ nữ già thất học này là
một trong những nhân vật nữ đầu tiên vinh dự được bước vào sáng tác của Puskin.
Đó là một người mẹ hiền ln u con, dõi theo con và mãi hướng về con:
“Bạn thân mến trong những ngày cơ cực,
Nguồn mến thương nâng bước đời con! ” [19; 48]
Quan hệ giữa người nhũ mẫu và Puskin không phải là quan hệ giữa tôi tớ và
chủ nhân. Sự gắn bó, sự gần gũi của những trái tim ấm áp tình người đã đem đến cho
họ thứ tình máu mủ ruột thịt như mẹ với con. Trong thơ của Puskin, người phụ nữ
này chính là Nguồn mến thương nâng bước đời con, là nguồn sức mạnh tinh thần vô
giá giúp nhà thơ vượt qua những giông tố của cường quyền, vượt qua những hà khắc
của cuộc sống:
“Rượu đâu, ơi người tri kỷ
Tuổi xanh tuổi cực của con,
Ta hãy giải sầu nâng cốc,
Rượu đây lòng sẽ vui hơn.
Hãy ca cho con khúc hát:
Chim sơn tước chốn biển khơi... ” [19; 41]
Tác giả người Pháp Alexander Lutz đã từng khẳng định “Sắc đẹp của người
phụ nữ Nga là tài sản vô giá của đất nước”, với Puskin một trong những tài sản vơ
giá của nhà thơ chính là sắc đẹp tâm hồn của người nhũ mẫu. Người phụ nữ nông nô

già nua, thấp kém này không đủ sức quyến rũ người nhìn bởi nhan sắc tuyệt vời như
những cơ gái Nga tuổi đôi mươi, nhưng tâm hồn của bà lại đủ đẹp, đủ bao la để chấp
cánh cho một hồn thơ. Trong đời sống và cả trong sáng tác của Puskin, bà là người
mẹ hiền yêu con; là người phụ nữ giản dị trong cách sống; mộc mạc, chân thành
trong tình cảm và là kho báu vơ tận mang đến những vốn ngôn từ sâu rộng trong văn


học dân gian.
Là “người ca sĩ của tự do”, thơ của Puskin là tiếng nói trẻ trung đầy sức sống
của cao trào giải phóng dân tộc bùng lên năm 1812 và cuộc đấu tranh xã hội đòi tự
do, dân chủ ngày một phát triển mạnh mẽ, sâu rộng ngay sau đó. Puskin viết những
bài thơ ca ngợi tự do, ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân Nga và ở đó có cả hình ảnh của
những người phụ nữ Nga. Bên cạnh nhũ mẫu Arina Rơđiơnơpna, sáng tác của Puskin
cịn có sự xuất hiện của rất nhiều nhân vật nữ khác. Đó là nàng cơng chúa xinh đẹp
Liutmila trong bản trường ca Ruxlan và Liutmila, là nàng Demphira duyên dáng, hết
mình vì tình u trong trường ca Đồn người Sugan, là người phụ nữ có thật Anna
Olenia trong những vần thơ tình của Puskin, v.v... Tuy nhiên, có thể khẳng định sự
xuất hiện của nhân vật nữ Tanhia trong tiểu thuyết thơ Epghênhi Ơnhêghin mới là
bước ngoặt thành cơng nhất trong sự nghiệp xây dựng hình tượng nhân vật nữ mang
vẻ đẹp và tâm hồn Nga của Puskin.
Khác với sự xuất hiện của các nhân vật nữ trong thế giới lí tưởng với bầu
khơng khí vơ trùng của văn học lãng mạn, Tanhia trong cuốn “Bách khoa toàn thư về
đời sống Nga đầu thế kỉ XIX” (Belinxki) - Epghênhi Ônhêghin là một cô gái Nga
bằng da bằng thịt nàng sống và xuất hiện trong thế giới văn học như chính trong thế
giới hiện thực. Nếu Epghênhi Ônhêghin là kiểu người thừa có vẻ lai Tây, sớm quen
cảnh nhung lụa xa hoa phù phiếm của giới quý tộc thượng lưu Peterburg thì Tanhia là
một cơ gái Nga hồn tồn, nàng lớn lên giữa những rừng sồi, những vườn táo, những
hội hè dân gian, những bài ca dân dã, những cô gái nông nơ mộc mạc:
“Nàng chỉ thích trên ban cơng im lặng
Ngồi trầm tư và đón đợi mặt trời

Khi trên cao cả màn đêm nhợt trắng
Đã bắt đầu có những đốm sao rơi ...” [20; 51]
Tanhia không phải là kiểu nhân vật của tưởng tượng, nàng là cơ gái có thực
trong xã hội Nga thế kỉ XIX. Với một cuộc sống mộc như thế, tại một vùng quê như
thế thì ắt hẳn sẽ sinh ra những cô gái Nga như Tanhia. Tất cả những gì có ở Tanhia:
từ dáng vẻ bề ngồi đến phẩm hạnh bên trong đều làm người đọc nghĩ đến một nước
Nga với những tâm hồn đầy chất thơ. Đó là đất nước của những con người ngàn đời


gắn bó với rừng bạch dương, với rừng sồi, rừng táo, v.v... Họ yêu mùa đông, yêu
tuyết trắng của đất trời Nga như u chính con người mình:
“Là một người rất Nga, thưa bạn đọc,
Tanhia không biết tự bao giờ,
Đã say mê mùa đông Nga tàn khốc
Với âm thầm cái đẹp lạnh, nên thơ... ” [20; 108]
Và thiên nhiên là tri kỉ, là cuộc sống của Tanhia nói riêng và của con người Nga nói
chung:
“Như người bạn tâm tình quen biết nhất
Nàng thủ thỉ rất riêng tư, bí mật
Với rừng cây, đồng cỏ, những mái nhà.” [20; 164]
Giống như nhiều cơ gái khác, Tanhia thích tiểu thuyết và thích nghe người
nhũ mẫu già kể chuyện hằng đêm. Tuy nhiên, cái hay trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật nữ của Puskin là ở chỗ nhà thơ luôn xây dựng nhân vật nữ trong thế đối lập
với sự nhàm chán đến nhàn rỗi của nhân vật nam chính. Nếu Epghênhi Ơnhêghin
xem tình yêu là địa ngục của tự do thì Tanhia xem tình yêu là đại dương bao la là bến
bờ hạnh phúc thần tiên, nàng luôn khát khao được thương, được nhớ và nàng sẵn
sàng để yêu và để được yêu:
“Tanhia đã từ lâu trăn trở
Và bâng khuâng như thiếu một cái gì
Để nàng yêu, để nàng thương và nhớ

Trái tim nàng trong ngực trẻ nhiều khi
Như quá chật, muốn vượt ra, vùng dậy
Và chờ đón một chàng trai nào đấy.” [20; 62]
Tâm hồn của Tanhia là cây sồi non đầy sức sống, cây sồi ấy lấy nguồn sống từ
thiên nhiên nhưng lại mang khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người. Và giống
như một cây sồi trưởng thành, ở Tanhia người ta lại tìm thấy vẻ đẹp của một cơ gái
mạnh mẽ và cá tính ngay từ bé:
“Nàng khơng biết chiều cha hay nũng mẹ
Khơng thích ai mơn trớn, nghịch bao giờ. ” [20; 50]


Rồi một ngày ước nguyện thành sự thật, trái tim của Tanhia đã tìm thấy đường
đi lối về của mình. Cuộc gặp gỡ chóng vánh với Epghênhi Ơnhêghin đã làm người
con gái Nga thổn thức. Và người đọc tìm thấy một cô gái mang bệnh tương tư trong
trang thơ của Puskin:
“Vì đang u, Tanhia một chỗ
Khơng ngồi n, thơ thẫn dạo quanh nhà.
Nàng tư lự, khi nhìn ngang đâu đó.
Khi cúi đầu, chân chẳng bước đi xa...” [20; 67]
“Mặt trời thi ca Nga” Puskin không chỉ trân trọng và nâng niu từng khoảnh
khắc trong tâm hồn của người phụ nữ mà còn để cho họ những phụ nữ đã và đang
sống trong xã hội của chế độ nông nô lúc bấy giờ chủ động thổ lộ cảm xúc của bản
thân và Tanhia là một minh chứng điển hình. Khi con tim bị giày vị bởi một thứ tình
cảm mãnh liệt, khi nỗi nhớ cứ bám lấy một người, Tanhia đã lập tức chủ động viết
thư bày tỏ nỗi lòng của mình:
“Cuộc đ)i em được sinh ra cũng chỉ
Cốt gặp anh, và em biết thánh thần
Đã gửi anh, cho em yêu, em quý
Anh là ngư)i bảo trợ, ân nhân
Của suốt cả đ)i em.” [20; 76]

Có thể thấy, từ trang thơ của Puskin nhân vật nữ trong văn học Nga đã có một
địa vị hẳn hoi. Họ bình đẳng với cả nam giới trong quyền được mưu cầu hạnh phúc,
họ có khát vọng, có hồi bão và họ chủ động trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc,
tình yêu của cuộc đời mình.Vượt lên trên cả những con người thừa đang ngáp dài
nhàm chán nơi đường phố lớn Peterburg như Epghênhi Ônhêghin, Tanhia là đại diện
tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nga nói riêng và của nhân dân Nga nói chung.
Đó là những cơ gái có trái tim nhiệt thành, có tình u chân chính. Họ u bằng tâm
hồn, bằng thứ cảm xúc mãnh liệt của con tim và đến với nó khơng một chút mưu
toan vụ lợi. Là một chàng trai thơng minh và đa cảm, Epghênhi Ơnhêghin thừa sức
để thấu rõ trái tim vàng ngọc đáng quý ấy của người phụ nữ, nhưng chàng ta lại xem
thứ vàng ngọc kia là cơ sở để sự dối lừa được lên ngôi:


×