Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Sự biến đổi quyền lực chính trị ở việt nam từ 1858 đến 1887

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.23 KB, 68 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016

SỰ BIẾN ĐỔI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
•_••
TỪ 1858 ĐẾN 1887

Bình Dương, 2016


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

BÁO CÁO TỔNG

KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016

SỰ BIẾN ĐỔI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM


•_••
TỪ 1858 ĐẾN 1887

Sinh viên chủ nhiệm: Đặng Ngọc Trang Đài Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D14LS02 - Sử
Năm thứ: 2/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Người hướng dẫn: ThS. NCS. Phan Duy Anh

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


3

NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
-Tên đề tài: Sự biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1887 - Nhóm sinh viên
thực hiện:
STT

Họ và tên


MSSV

Lớp

Khoa

Năm thứ/ Số
năm đào tạo

1

Đặng Ngọc Trang Đài

142140218012
6

D14LS02

Sử

2/4

2

Nguyễn Quốc Triệu

142140218015
6

D14LS02


Sử

2/4

Lê Minh Chiến

142140218018
2

D14LS02

Sử

2/4

3
4
5

- Người hướng dẫn: ThS. NCS. Phan Duy Anh
2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài khám phá sự biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1887 dưới
góc nhìn liên ngành Sử học và Chính trị học để thấy rõ q trình biến đổi quyền lực chính
trị từ phong kiến sang thực dân phong kiến. Đồng thời, đề tài cũng tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến sự biến đổi quyền lực chính trị đó và tác động của sự biến đổi quyền lực chính trị
đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Từ những khám phá đó, đề tài
cung cấp thêm một góc nhìn vào lịch sử chính trị của dân tộc.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài tiếp cận và khám phá sự biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam (1858 1887) từ góc độ liên ngành Sử học và Chính trị học trên bình diện phân tích cấu trúc. Đề

tài nêu lên quan niệm biến đổi quyền lực chính trị là biến đổi cấu trúc của quyền lực chính
trị. Đây là một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử chính trị.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã tập trung làm rõ:
- Một số vấn đề lý luận về quyền lực chính trị và biến đổi quyền lực chính trị. Đặc
biệt, đề tài nêu lên quan niệm: biến đổi quyền lực chính trị là biến đổi cấu trúc
của quyền lực chính trị.


4

- Sự biến đổi cấu trúc quyền lực chính trị từ quyền lực chính trị phong kiến sang
quyền lực chính trị thực dân phong kiến ở Việt Nam trong giai đoạn 1858 1887.
- Các nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự biến đổi cấu trúc quyền lực
chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1887.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòngvà khả
năng áp dụng của đề tài:
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Lịch sử.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
Bình Dương, ngày 26 tháng 03 năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Đặng Ngọc Trang Đài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực

hiện đề tài:
1_ •


_

-> Ạ À Ạ •

Bình Dương, ngày26 tháng 03 năm 2016 Xác nhận của
lãnh đạo khoa (ký, họ và tên)

Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
Phan Duy Anh

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


5

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Đặng Ngọc Trang Đài Sinh ngày: 09 tháng 10 năm 1996.
Nơi sinh: Tây Ninh Lớp: D14LS02

Ảnh 4x6

Khóa: 2014 - 2016


Khoa: Lịch Sử Địa chỉ liên hệ: phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Điện thoại:
01667523100

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử

Khoa: Sử

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình.
Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Lịch sửKhoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Khá.
Sơ lược thành tích:
Bình Dương, ngày 26 tháng 03 năm 2016
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

MỤC LỤC

KẾT LUẬN71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO73



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một sinh viên Đại học nói chung, và sinh viên ngành Lịch sử nói riêng, việc
nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức bề dày lịch sử là điều vơ cùng cần thiết. Chính lẽ thế
đã có khơng ít tác phẩm, cơng trình nghiên cứu vực dậy những trang sử vẻ vang của dân
tộc. Tuy ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng
chung quy lại tất cả họđều đưa người đọc, người nghe đến với tri thức lịch sử.
Chính trị là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người. Cùng với sự phát triển
không ngừng của xã hội, ngày nay, chính trị đang trở thành lĩnh vực hoạt động ngày càng
có vị trí quan trọng trong sự tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc.
Tuy nhiên, chính trị học là một ngành khoa học mới ở Việt Nam. Trong sự mới mẻ của
khoa học chính trị ở Việt Nam nói chung thì lịch sử chính trị Việt Nam còn là một miền
đất mới, chưa khai thác được là bao. Đây là lãnh địa rộng lớn cho các nghiên cứu về lịch
sử chính trị, đặc biệt là lịch sử cận, hiện đại Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử từ góc nhìnliên ngành giữa lịch sử và chính trị học, là một
cáchlàm phong phú con đường nghiêncứu lịch sử ở Việt Nam. Thêm một cách tiếp cận
chonghiên cứu các vấn đề lịch sử- tiếp cận chính trị học - sẽ là hữu ích trong việc nhìn
nhận sâu sắc hơn bản chấtcác vấn đề lịch sử từ đó rút ra các kết luận, các bài học kinh
nghiệm từ quá khứ của dân tộc. Làm được điều đó, chúng ta sẽ thực sự biến lịch sử thành
chiếc gươngchiếu hậu để nhìn vào đó có thể tự tin tiến lên phía trước.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1858-1887, đã được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn
làm đối tượng nghiên cứu từnhiều cách tiếp cận khác nhau: sử học, văn học, xã hội học,
kinh tế học, luật học,tơn giáo học, hành chính học, ... Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ liên
ngành của khoa học lịch sử và khoa họcchính trị thì hầu như số lượng các cơng trình
nghiên cứu cịn rất khiêm tốn. Do đó,việc nhìn nhận lại những vấn đề lịch sử và tiếp tục có
những kiến giải thoả đáng,khoa học về một thời kỳ đầy biến động trong lịch sử dân tộc
đặc biệt dưới một gócnhìn mới - góc nhìn liên ngành giữa lịch sử và chính trị học, với
những cơng cụ tư duy mới là những kháiniệm, phạm trù của khoa học chính trị, ln ln
là một điều có ý nghĩa.

Lịch sử dân tộc đã ghi nhận nhiều giai đoạn thăng trầm của quyền lực chính trị. Có
khi một cá nhân, một tổ chức nắm trong tay và thực thi tối đa quyền lực chính trị, cũng có
khi quyền lực đó bị lũng đoạn ở nhiều yếu tố. Lịch sử giai đoạn 1858-1887 đánh dấu một
giai đoạn đầy biến động trong tiến trình lịch sử dân tộc, sự chuyển giao quyền lực chính trị
từ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến.


Xuất phát từ nhu cầu bản thân nhóm nghiên cứu, là một người Việt Nam đặc biệt là
một sinh viên Đại học, ngành Sư phạm Lịch sử, với khao khát làm rõ những tri thức lịch
sử nước nhà để không ngừng hồn thiện kiến thức của mình. Nhóm nghiên cứu chọn một
vấn đề lịch sử từ cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử và chính trị cho cơng trình nghiên
cứu của mình.
Với những lý do cơ bản nêu trên, nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “Biến đổi quyền
lực chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến năm 1887” cho cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa
học năm học 2015-2016.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1887 chứng kiến những sự kiện mang tính bước
ngoặc, từ việc thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam đến khi Việt Nam
chính thức trở thành thuộc địa của bọn thực dân. Bàn về lịch sử giai đoạn này, có khơng ít
những tác phẩm nghiên cứu của sử gia trong và ngoài nước:
Tác phẩm Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918) - Dương Kinh Quốc, tác
phẩm đã hệ thống lại những sự kiện chính yếu về lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại, từ năm
1858 đến năm 1918;
Tiến trình lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Ngọcquyển sách đã giới thiệu quá
trình phát triển của lịch sử Việt Nam, tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội
từ cơng xã ngun thuỷ qua phương thức sản xuất châu Á, chế độ phong kiến đến trước
khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược (năm 1858) cho đến nay;
Giản yếu sử Việt Nam - Đặng Duy Phúc, trình bày từ thời Tiền sử đến khi Cách
mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trong từng thời
kỳ, giới thiệu những nét chính yếu nhất các sự kiện lịch sử của đất nước gắn liền với các

triều vua và các nhân vật lịch sử lỗi lạc.
Người Pháp và Annam bạn hay thù - Phillippe Devillers, tác giả đã nêu lên những
sự kiện xảy ra trong triều đình nhà Nguyễn, phản ứng của dân chúng Việt Nam cùng động
thái của chính phủ Pháp từ buổi đầu người của họ tìm kiếm thuộc địa, tiến hành xâm lăng,
cho đến khi họ đã đặt được ách cai trị trên một đất nước;
Hầu hết các tác phẩm trên đều đưa độc giả đến tri thức lịch sử bằng con đường
thông sừ. Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả tiếp cận dưới góc nhìn Chính trị học nhưng
vẫn trên nền tảng Khoa học Lịch sử nên việc tham khảo các tác phẩm trên là đều không
thiếu.


Để làm làm rõ vấn đề thực tiễn “Sự biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam từ
1858 - 1887”, trước hết nhóm tác giả phải dựa vào khung lí luận của Chính trị học. Các
tác phẩm như:
Tập bài giảng Chính trị học - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, quyển bài giảng này là sự tập hợp các bài giảng trình bày, phân tích về những nội
dung cơ bản của lí luận chính trị, lịch sử tư tưởng chính trị, hệ thống chính trị ở các nước
trên thế giới và Việt Nam;
Giáo trình Chính trị học - Học viện Hành chính, tác phẩm đãtrìn h bày đối tượng,
phương pháp nghiên cứu của chính trị học. Lược sử các tư tưởng chính trị, quyền lực
chính trị, đảng chính trị, nhà nước trong cơ cấu quyền lực chính trị, quốc sách chính trị,
kinh tế, văn hố, hội nhập quốc tế... và chính sách đối ngoại quốc gia trong quan hệ chính
trị quốc tế;
Các tác phẩm trên đã khắc họa giúp nhóm tác giả một số vấn đề lý luận về quyền
lực chính trị và biến đổi quyền lực chính trị.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến “biến đổi quyền lực chính trị” ở
Việt Nam cũng như trên thế giới trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Các
tác phẩm là những nghiên cứu với những tên gọi khác nhau nhưng có nội dung liên quan
đến biến đổi quyền lực chính trị.
Tác phẩm: Sự biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945 - Trần Thị Thu Hoài,

đã nghiên cứu sự biến đổi chính trị Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến
sự ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1945. Tác phẩm thể hiện tổng quan
và một số vấn đề lý luận về chính trị và biến đổi chính trị. Nghiên cứu về sự biến đổi
chính trị ở Việt Nam từ chính trị phong kiến sang chính trị thực dân - phong kiến; chính trị
thực dân - phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân. Đây là tác phẩm tham khảo có ý
nghĩa đối với đề tài.
Mặc dù là một trong những tài liệu tham khảo chính, nhưng bài nghiên cứu “Sự
biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1887”khác với bài nghiên cứu trên
bởi hướng tiếp cận và cách thức triển khai vấn đề.Nếu tác giả Trần Thị Thu Hồi nhìn
nhận sự biến đổi quyền lực chính trị là sự thay đổi bộ máy nhà nước thì chúng tơi cho rằng
sự biến đổi quyền lực chính trị là sự thay đổi cấu trúc chính trị.Sự thay đổi về chủ thể, đối
tượng, nội dung, mục đích, phương thức và phương tiện thực hiện quyền lực chính trị sẽ
làm thay đổi quyền lực chính trị.


Bài viết không chỉ dựa vào các các tác phẩm lịch sử, các tài liệu nghiên cứu về
lịch sử chính trị Việt Nam giai đoạn này mà còn tổng hợp phân tích cụ thể về q trình
biến đổi quyền lực chính trị dựa trên cấu trúc của nó.

3. Mục tiêu đề tài
Tái hiện lại tình hình lịch sử Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược
(1858) và từ 1858 đến năm 1887
Nhận thức được sự chuyển biến quyền lực chính trị từ 1858-1887: Chuyển biến
quyền lực chính trị từ phong kiến sang thực dân phong kiến.
Biết những đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị thực dân - phong kiến. Làm rõ
nguyên nhân trực tiếp và sâu xa dẫn đến sự thay đổi chính trị giai đoạn này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Sự biến đổi quyền lực chính trị Việt Nam từ
1858 đến 1887” có sử dụng các phương pháp sau:
-


Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Tìm nguồn gốc phát sinh của sự biến đổi quyền
lực chính trị

-

Phương pháp nghiên cứu logic:Phương pháp logic được sử dụng trong nghiên cứu
nhằm làm rõ sự biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam từ năm 1858 đến 1887.

-

Phương pháp nghiên cứu liên ngành:Dựa trên những khái niệm của mơn chính trị
học để tìm hiểu sâu và rõ hơn quá trình biến đổi quyền lực chính trị trong lịch sử
Việt Nam.

-

Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phân tích nghiên cứu các tài liệu lý luận khác
nhau về lịch sử chính trị giai đoạn 1858-1887, rồi sau đó tổng hợp, liên kết từng bộ
phận, thơng tin đã được nghiên cứu trước đó để tạo thành hệ thống lý thuyết đầu đủ
cho đề tài.

5. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam từ năm
1858 đến 1887 tập trung chủ yếu ở sự thay đổi cấu trúc quyền lực chính trị, sự thay đổi
giai cấp cầm quyền gắn với sự thay đổi kiểu nhà nước, hình thức nhà nước, chế độ chính


trị, thể chế nhà nước.
6. Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt thời gian: đề tài giới hạn đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn từ 1858 đến
1887.
Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu sự biến đổi quyền lực chính trị ở
Việt Nam gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.
7. Bố cục:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ
BIẾN ĐỔI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

Chính trị
Quyền lực chính trị
Biến đổi quyền lực chính trị
Một số nhận thức chung về cấu trúc quyền lực chính trị
Cấu trúc của quyền lực chính trị
Những nhân tố đảm bảo thực thi quyền lực chính trị
Một số nhận thức chung về quyền lực chính trị ở Việt Nam trước năm 1858

CHƯƠNG 2: Sự BIẾN ĐỔI QUYỀN Lực CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 1887
2.1.

Bối cảnh lịch sử Việt Nam từ 1802 đến năm 1858

2.2.


Những đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị phong kiến nhà Nguyễn

2.3.
Sự biến đổi quyền lực chính trị phong kiến sang quyền lực chính trị thực dân
- phong kiến
2.4.

Những đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị thực dân - phong kiến

2.5.
Sự xác lập những nhân tố đảm bảo thực thi quyền lực chính trị thực dân phong kiến
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ BIẾN ĐỔI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
TỪ 1858 - 1887
3.1.

Nguyên nhân của sự biến đổi quyền lực chính trị

3.1.1.

Nguyên nhân trực tiếp


3.1.2.

Nguyên nhân sâu xa

3.2.
Tác động của sự biến đổi quyền lực chính trị đến đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội Việt Nam (1858 - 1887)



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ
BIẾN ĐỔI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.
Chính trị
Chính trị là một hoạt động đặc trưng của xã hội lồi người, là một hình thức sinh hoạt của
xã hội. Chính trị xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và sự ra đời của nhà nước.
Từ xưa, con người đã bắt đầu nhận thức về chính trị và hình thành cho mình những quan
niệm khác nhau về nó. Ở Hy Lạp cổ đại, người ta hiểu chính trị là cơng việc nhà nước, cơng việc
của xã hội. Điển hình cho triết học Hy Lạp cổ đại đó chính là Platon và Arixtốt.
Platon (428 - 328 TCN) - người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm triết học, quan niệm rằng:
“Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao, là quyền lực tối thượng của sự thơng thái. Quyền lực
chính trị được tạo ra từ sự thơng thái. Do đó, chính trị phải là một khoa học, khơng hiểu được
chính trị thì khơng thể trở thành nhà chính trị thật sự”1.
Arixtốt là nhà bác học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Tư tưởng chính trị của ơng thể hiện
rõ nét nhất qua hai tác phẩm “Chính trị” và “Hiến pháp Aten”. Ơng cho rằng “Chính trị là khoa
học lãnh đạo con người, là khoa học kiến trúc xã hội”1. Ơng khẳng định con người là động vật
chính trị, mọi cơng dân có đạo đức (khơng phải là nơ lệ hay phụ nữ) đều có quyền tham gia chính
trị. Mặc khác, chính trị là sự dung hịa các địi hỏi chính đáng về phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Tiếp nối các nhà triết học của Hy Lạp cổ đại, Max Weber (nhà xã hội học người Đức đầu
thế kỉ XX) đã đưa ra một quan niệm của mình về chính trị. Ơng cho rằng chính trị thuộc về lĩnh
vực “quyền lực” (power) và “nhà nước” (state). Với ông, chính trị ln gắn với đời sống con
người. Đồng thời, ơng cũng khẳng định: “Chính trị là q trình giành lấy quyền lực và ảnh hưởng
đến việc phân phối quyền lực trong một quốc gia hay giữa các quốc gia”2.
Ở phương Tây cổ đại, chính trị được xem là cơng việc của nhà nước. Tuy nhiên, quan

niệm này lại rất khác so với ở phương Đơng mà điển hình là ở Trung Quốc cổ đại.
1Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An: Tìm hiểu mơn học Chính trị học (dưới dạng hỏi và đáp). NXB Lý luận chính trị. 2008.HN,
tr.15.
2Phạm Quang Minh: Chính trị,Khoa học chính trị và đào tạo khoa học chính trị ở Việt Nam: cơ hội và thách thức, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010), tr.25.

Người Trung Quốc cho rằng chính trị là sắp đặt, lo liệu, quản lý để xã hội có kỷ cương, nề nếp.
Đại diện cho triết học Trung Quốc cổ đại chính là Khổng Tử. Ông được xem là một trong những
nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến học thuyết chính trị. Khổng Tử cho rằng Chính


trị là đạo đức, là chính danh. Đến thời cận đại, Tôn Trung Sơn với học thuyết Tam dân (bao gồm
chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh) cũng đã có những khái qt về
chính trị. Theo ơng: “Chính trị, nói đơn giản thì chính là việc của dân chúng, trị là quản lý, quản
lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị”1.
Một quan điểm khá phổ biến trên thế giới cho rằng chính trị thuộc về phạm trù “quyền
lực” và Karl Marx (1818 - 1883) chính là người đại diện cho quan điểm này. Theo Marx, chính trị
là quyền lực, nhưng ơng xem vấn đề lớn nhất là quyền lực không được phân chia đồng đều giữa
các tầng lớp trong xã hội. Marx quan niệm rằng: “Chính trị là một q trình mà qua đó các giai
cấp có xung đột về quyền lợi đấu tranh để giành lấy, nắm giữ hoặc gây ảnh hưởng đến nhà
nước”2.
V.I.Lênin dù chưa nêu ra định nghĩa hoàn chỉnh về chính trị, nhưng ơng cũng đã đưa ra
những ý kiến xác định đúng đắn về chính trị: “Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh
giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp. Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền
nhà nước, là sự tham gia vào cơng việc nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình
thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, việc xây
dựng nhà nước về kinh tế. Đồng thời, chính trị khơng thể khơng chiếm vị trí hàng đầu so với kinh
tế”3. Với Lênin, chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất, liên quan đến vận mệnh hàng
triệu con người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Xuất phát từ quan điểm của Lênin, các nhà khoa học ở Liên Xô lúc bấy giờ cũng có nhận

định riêng về chính trị với quan điểm: “Chính trị là cơng việc của xã hội hay công việc của nhà
nước, là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là giai cấp, cũng
như giữa các dân tộc, giữa các quốc gia”4.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chính trị là tồn bộ những hoạt động có liên
quan giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành
chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc nhà nước, sự xác
định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, bất kì vấn đề chính trị nào
cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp về nhà 1Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Viện Chính trị học: Tập bài giảng Chính trị học. NXB Chính trị - hành chính.Hà Nội. 2008, tr.116.
2Phạm Quang Minh: Chính trị, Khoa học chính trị và đào tạo khoa học chính trị ở Việt Nam: cơ hội và thách thức, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010), tr.24.
3 Học viện báo chí và tuyên truyền, Khoa chính trị học: Chính trị học đại cương. NXB. CTQG. Hà Nội. 2008, tr.5. 4 Học viện
báo chí và tuyên truyền, Khoa chính trị học: Chính trị học đại cương. NXB. CTQG. Hà Nội. 2008, tr.6. nước.. .chính trị

cịn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng”1.
Nhóm tác giả khơng hề bác bỏ những quan niệm của các nhà triết học kinh điển thế giới
về chính trị. Nhưng với việc dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở cho việc
1 Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam: Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1. NXB. TĐBK. Hà Nội. 1995, tr.478 479.


xác định phương hướng nghiên cứu vấn đề, đồng thời tổng hợp những quan điểm trên, chúng tơi
quan niệm:Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng
xã hội trong việc giành giữ và thực thi quyền lực chính trị.
1.1.2
Quyền lực chính trị
Để có thể nhận thức rõ khái niệm “quyền lực chính trị”, trước hết ta cần tìm hiểu về khái
niệm quyền lực.

• Quyền lực
Quyền lực là phạm trù xuất phát của chính trị học. Cần điểm qua một số cách tiếp cận

khác nhau để có quan niệm thống nhất về phạm trù này:
Ngay từ thời Cổ đại,Arixtốt đã nghiên cứu vấn đề quyền lực và xem nó như những đặc
điểm cơ bản của mọi giới trong các tác phẩm Chính trị và Hiến pháp Aten. Theo ơng, quyền lực
khơng chỉ là cái vốn có của mọi sự vật biết cảm giác, mà của cả giới tự nhiên vô cơ - cái gì có sức
mạnh là có quyền lực.Ở thời Trung cổ, các nhà thần học đã nhận thức về quyền lực theo một trật
tự khác, theo đó họ đưa “quyền lực Thượng đế” lên vị trí hàng đầu. Họ xem lồi người, thậm chí
mọi giới chỉ là cái phát sinh từ quyền lực thượng đế2.
Các nhà lý luận chính trị, các nhà “bách khoa thư” ở thời Phục Hưng đã đặt vấn đề lật đổ
quyền lực của nhà vua phong kiến, xác lập quyền lực của giai cấp thứ ba - giai cấp tư sản. Tuy
nhiên họ cũng chỉ nhấn mạnh tới quyền lực nhà nước và coi nhà nước là “vương quốc của lý
tính”.
Khoa học chính trị đã được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước, đặc biệt là các nước
phương Tây từ giữa thế kỉ XX đến nay. Các nhà khoa học chính trị đã nêu ra các quan niệm khác
nhau về quyền lực.
Nhà xã hội học người Anh B.Rutxen (Bertrand Russell) cho rằng: Quyền lực là khả năng
tạo ra những sản phẩm một cách có chủ ý, là cái làm cho người khác hoạt động theo sự lựa chọn
của ta.Theo Max Weber, quyền lực là khả năng dựa trên bất kỳ cơ sở nào của một chủ thể trong
mối quan hệ xã hội sẽ ở vào một vị thế thực hiện được ý chí của mình bất chấp sự phản
kháng.Với Mao Trạch Đơng, quyền lực là thứ được phát ra từ nòng súng.
R.Đan (Robert Alan Dahl) định nghĩa: Quyền lực là cái mà nhờ đó người khác phải phục
tùng. L. Clipxơn (Leslie M. Lipson) xem: Quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ một hành
động phối hợp.A. Tôpphơlơ (Alvin Toffler) khẳng định: Quyền lực là cái buộc người khác phải
2 Nguyễn Hữu Khiên: Phân tích triết học - Những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chínhtrị, Nxb. Lý luận chính trị. Hà
Nội. 2006, tr. 10.


hành động theo ý của ta1.Joseph Nye (Joseph Samuel Nye): Quyền lực là khả năng tác động tới
hành vi của những người khác để có được kết quả mà bạn muốn.Cuốn Bách khoa triết học Liên
Xô định nghĩa: “Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi của
người khác nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành, nhà nước, sức mạnh.. ,” 2.Karl

Marx cho rằng: Quyền uy (sử dụng đồng với quyền lực) nói ở đây, có ý nghĩa là ý chí của người
khác buộc chúng ta phải tiếp thu, mặt khác, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề.
Cũng theo cách tiếp cận về bản chất của khái niệm, Giáo sư Nguyễn Khắc Viện cho rằng:
Quyền lực là năng lực được một người, hay một nhóm người sử dụng để buộc những cá nhân
khác hay những nhóm người khác phải có một hành vi nhất định.Theo Giáo sư Lưu Văn Sùng:
Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này
có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế
nào đó trong quan hệ xã hội3.
Cũng có cách tiếp cận khác, theo chiết tự, một số tác giả cho rằng: Quyền lực là một khái
niệm kép bao gồm “quyền” và “lực”. Trong đó “quyền” là khái niệm chỉ một loại quan hệ của
người này với người khác mà ở đó một bên ý thức tới nhu cầu của mình và nhu cầu đó phải được
thỏa mãn với sự thừa nhận của bên kia. Còn “lực” là khái niệm chỉ khả năng duy trì sự tồn tại
hoặc tạo ra sự biến đổi của mối liên hệ vật chất - đó là sức mạnh. Từ đó có thể coi quyền lực là
quyền được sử dụng sức mạnh và đó là cái khiến người khác phải phục tùng.
Qua những định nghĩa trên cho thấy, các nhà khoa học đã đưa ra quan niệm khá thống
nhất về quyền lực, đó là năng lực buộc người khác phải hành động theo ý chí của
1
2
3

Viện chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Tập bài giảng Chính trị học.Nxb. Chính trị Hành chính. Hà Nội. ’008, tr. ’13.
Xem Bách khoa triết học, Mátcơva. 1983, tr. 15.
Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chính trị học đại cương, Hà Nội, ’008, tr. 78.

mình nhờ một sức mạnh nào đó. Song, ở đây còn giới hạn xem xét vấn đề quyền lực trong quan
hệ cá nhân, chưa xem xét quan hệ các giai cấp, các lực lượng xã hội, các quốc gia dân tộc.
Trong định nghĩa về giai cấp, V. L. Lênin đã chỉ ra rằng, giai cấp này có thể cướp đoạt
thành quả lao động của giai cấp khác nhờ có địa vị khác nhau trong hệ thống sản xuất do lịch sử
quy định. Ở đây cho thấy quan hệ quyền lực khơng chỉ là quan hệ cá nhân mà cịn là quan hệ giữa
các giai cấp; giai cấp này có thể chi phối giai cấp khác là do có địa vị ưu thế trong hệ thống sản

xuất xã hội. Hơn nữa, trong thực tế còn cho thấy quan hệ quyền lực giữa các cá nhân thường gắn
với quan hệ quyền lực của các giai cấp, các lực lượng xã hội, các quốc gia dân tộc. mà họ đại
diện3.
3 Viện chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Tập bài giảng Chính trị học, Nxb. Chính trị - Hành
chính. Hà Nội. 2008, tr. 213.


Quan hệ quyền lực thể hiện ở hành vi ít nhất là hai chủ thể: chi phối và bị chi phối, hay chỉ
huy ra lệnh và tuân thủ phục tùng. Có thể nói, đó là đặc trưng cơ bản của quan hệ quyền lực. Một
chủ thể nào đó có thể chi phối, chỉ huy, ra lệnh, đối với chủ thể khác, buộc chủ thể ấy phải tuân
thủ phục tùng ý chí của mình thì phải có hai điều kiện: một là có sức mạnh hơn chủ thể khác (thể
lực, tiền của hoặc trí tuệ); hai là có địa vị xã hội ưu thế hơn chủ thể khác. Trong thực tế, khi có
sức mạnh thì thường có địa vị ưu thế trong xã hội và ngược lại, có ưu thế trong quan hệ xã hội sẽ
tạo nên sức mạnh. Nhưng cũng có thể có sức mạnh mà chưa có vị thế và có vị thế lại thiếu sức
mạnh4.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa, và định nghĩa này được nhóm tác giả
hồn tồn đồng ý: Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội,
trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ
có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.

• Quyền lực chính trị:
Xã hội lồi người đã có một giai đoạn lịch sử mà ở đó khơng có sự phân chia giai cấp, và
cũng khơng có quyền lực chính trị. Đó là xã hội nguyên thủy. Ở các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy
quyền lực công được thể hiện dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, phong tục, ... tập trung ở quyền
lực của Hội đồng công xã và trao cho những thủ lĩnh thừa hành. Cho đến một ngày, khi giai cấp
xuất hiện thì trong xã hội cũng xuất hiện một lĩnh vực mới: lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội.
Như trên đã đề cập đến khái niệm của “chính trị” và “quyền lực”. Và cho đến nay, đã có
rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quyền lực chính trị:
Quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị là quyền lực cơng cộng.

Quyền lực chính trị là quyền lực của các giai cấp, các nhóm trong xã hội, các lực lượng xã
hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa
hóa lợi ích của mình5.
Quyền lực chính trị là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương.
4 Viện chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Tập bài giảng Chính trị họ., Nxb. Chính trị - Hành
chính. Hà Nội. 2008, tr. 213.
5 Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền:Chính trị học đại cươn.,Nxb. CTQGHà Nội. 2008, tr. 82. 2Nguyễn
Hữu Khiển: Phân tích triết học - Những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chínhtrị. Nxb. Lý luận


Quyền lực chính trị là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có
lợi cho giai cấp mình - chủ yếu thơng qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị là khả năng một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình6.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyền lực chính trị là quyền quyết định, định đoạt
những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để đảm bảo sức mạnh thực
hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chính đảng, tập đồn xã hội nhằm giành hoặc duy trì
quyền lãnh đạo, định đoạt, điều khiển bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội
trong một quốc gia và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nhà nước khác và tổ chức
quốc tế khu vực và thế giới, bảo đảm chiều hướng phát triển quốc gia phù hợp với lý tưởng giai
cấp7.
Qua nhiều cách tiếp cận, nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quyền lực chính trị như
đã nêu trên. Và ở đây, nhóm tác giả đồng ý với định nghĩa rằng: Quyền lực chính trị là quyền lực
của một hay liên minh giai cấp, tập đồn xã hội để đạt được mục đích thống trị. Quyền lực chính
trị theo Mác - Ăngghen thì đúng nghĩa của nó là “bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp
giai cấp khác”8.
1.1.3.

Biến đổi quyền lực chính trị

Biến đổi quyền lực chính trị là một khái niệm phức tạp, đa nghĩa, có nhiều cách tiếp cận

và lí giải khác nhau.
Bàn đến các khía cạnh liên quan, tác giả Trần Thị Thu Hoài đã thể hiện quan điểm của
mình trong tác phẩm: “Sự biến đổi chính trị Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945”. Tác giả đã
đưa ra hai cách tiếp cận sự biến đổi chính trị theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở cách tiếp cận theo
nghĩa rộng:“Biến đổi chính trị là sự biến đổi trong các yếu tố cấu thành chính trị, biến đổi nội
dung của đời sống chính trị”, tức là sự thay đổi hệ tư tưởng chính trị, thay đổi thể chế, chế độ
chính trị, thay đổi các q trình chính trị, văn hóa chính trị, con người chính trị... Cách tiếp cận từ
bản chất chính trị (nghĩa hẹp) có thể hiểu: “Biến đổi cơ cấu giai cấp và quan hệ giữa các giai
cấp, các lực lượng xã hội đối với việc tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước”1. Ở cách tiếp theo
nghĩa hẹp, ta thấy sự thay đổi giai cấp cầm quyền dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà nước, hình thức
nhà nước, chế độ chính trị, thể chế nhà nước. Ở đây, tác giảđã chọn cách tiếp cận này để lí giải
cho sự biến đổi chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1858 - 1945.
Tham khảo những quan điểm và lí giải của tác giả Trần Thị Thu Hồi về biến đổi chính trị
6chính trị. Hà Nội. 2006, tr. 36.
7 Từ điển Bách khoa Việt Nam.Nxb. Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2003, tr. 638.
8 Mác- Ăngghen: Toàn tập, Tập 4. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, tr. 628.


giúp nhóm tác giả đã có thêm cái nhìn trong vấn đề “biến đổi quyền lực chính trị”. Theo quan
điểm của nhóm tác giả: biến đổi quyển lực chính trị là sự biến đổi cấu trúc quyền lực chính trị.
Sự biến đổi cấu trúc quyền lực chính trị tức là sự thay đổi chủ thể và đối tượng, mục tiêu và nội
dung, công cụ và phương tiện thực hiện. Trong tồn bộ cơng trình nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ đi
sâu và lí giải về vấn đề này.

1.2 Một số nhận thức chung về biến đổi cấu trúc quyền lực chính trị
1.2.1.

Cấu trúc quyền lực chính trị

1Trần Thị Thu Hồi: Sự biến đổi chính trị ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội .

2015, tr. 19.

Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng đối với mỗi người, họ sẽ có những quan niệm riêng về
nó. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhauvề cấu trúc quyền lực chính trị. Tuy nhiên, theo nhóm tác
giả, có hai cách tiếp cận phổ biến và thơng dụng nhất, đó là cách tiếp cận từ chủ thể và tiếp cận
cấu trúc.
Theo cách tiếp cận từ chủ thể, quyền lực chính trị được chia thành hai bộ phận: quyền
lực chính trị của tổ chức và quyền lực chính trị của cá nhân. Quyền lực chính trị của tổ chức gồm
có: quyền lực của giai cấp, của dân tộc, của quốc gia hay của các tổ chức quốc tế. Biểu hiện chính
của quyền lực giai cấp là quyền lực nhà nước, quyền lực của đảng chính trị. Quyền lực nhà nước
là bộ phận cơ bản nhất của quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nước gồm ba bộ phận chính là
quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lực của các lực lượng chính trị hay
các nhóm xã hội có vai trị quan trọng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Quyền lực
chính trị của cá nhân bao gồm quyền lực của thủ lĩnh chính trị, của các chính khách, của cơng an.
Thủ lĩnh chính trị chính là những người đứng đầu của một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất
sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự
giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và sử dụng quy luật, có năng
lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra. Các
chính khách ở đây tức là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giảchọn cách tiếp cận từ cấu trúc để nghiên cứu giải


quyết vấn đề. Cách tiếp cận từ cấu trúc chia quyền lực chính trị bao gồm nhiều yếu tố, đó là chủ
thể và đối tượng, mục tiêu và nội dung, cơng cụ và phương tiện thực hiện.
Chủ thể chính trị được xác định là nhóm xã hội, giai cấp hay tập đồn người được tổ chức
để tạo dựng và có quyền được sử dụng sức mạnh cho mục đích chính trị của mình. Đối lập với
chủ thể trong quan hệ chính trị, đối tượng của quyền lực chính trị đó chính là nhóm xã hội, giai
cấp hay tập đồn người mà sự phục tùng của nó đối với chủ thể là cách mà quyền lực chính trị
được thể hiện trong việc thực thi.
Về mục tiêu của quyền lực chính trị, suy cho cùng cái mà quyền lực chính trị hướng tới đó

chính là sự áp đặt ý chí của chủ thể đối với đối tượng và thơng qua đó mà lợi ích của chủ thể
được thực hiện.
Trên phương diện nội dung, việc thực thi quyền lực chính trị là việc sử dụng mọi sức
mạnh mà chủ thể có được để có thể đạt được mục tiêu chính trị mà cơng cụ để thực hiện việc đó
chính là những tổ chức chính trị và các tổ chức khác nhưng có nội dung chính trị, được chủ thể
thiết lập và dựa vào hoạt động để thực thi quyền lực chính trị ở những mức độ nhất định.
Yếu tố cuối cùng chính là phương thức thực hiện. Phương thức để thực hiện quyền lực
chính trị là hình thức tổ chức cơng cụ và cách thức chủ thể sử dụng cho hoạt động của công cụ
theo mục tiêu và nội dung của quyền lực chính trị.
1.2.2

Những nhân tố đảm bảo thực thi quyền lực chính trị

Một giai cấp có thể giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị cần tạo ra cho mình những
nhân tố cơ bản sau:
Phải có chính sách đúng (theo nghĩa rộng): Xác định rõ mục tiêu chính trị, con đường đi
tới mục tiêu, những lực lượng thực hiện, những giải pháp cơ bản, những sách lược cần thiết...
Một chính sách đúng phải đảm bảo mục tiêu của giai cấp phù hợp với xã hội, hướng phát triển
của dân tộc và nhân loại; phải biết liên minh, thậm chí chia sẻ quyền lực với lực lượng giai cấp
khác để giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị; phải giải quyết được những vấn đề bức xúc của
đời sống xã hội; phải phù hợp với đời sống văn hóa dân tộc;
Phải có hệ thống tổ chức: Trước hết, phải xây dựng cho mình một đảng chính trị vững
mạnh - bộ tham mưu lãnh đạo cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị; cần phải có các tổ chức
chính trị của quần chúng, mặt trận thống nhất. Sau khi giành được chính quyền, đảng chính trị trở
thành đảng cầm quyền, xây dựng đủ năng lực lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, xây dựng nhà
nước và các tổ chức chính trị khác, đảm bảo cho hệ thống chính trị vững mạnh và có hiệu lực;
Phải tuyển lựa những con người chính trị cho giai cấp mình: Cần có người đứng đầu tiêu
biểu, đội ngũ hoạt động chính trị có năng lực và phẩm chất, cần có sự tham gia tích cực của đông



đảo quần chúng nhân dân;
Có quyết sách đúng, phương thức và nghệ thuật hoạt động chính trị, được thực hiện thơng
qua hoạt động của con người chính trị.
Những nhân tố trên có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong q trình phát
triển và hồn thiện. Việc hoàn thiện các nhân tố trên biểu hiện sự trưởng thành của giai cấp trong
đời sống chính trị - xã hội .
Ngồi ra, cần phải đảm bảo tính cơng bằng trong việc nắm giữ và thực thi quyền lực chính
trị. Vì dù chỉ là về mặt hình thức cơng khai, một khi quyền lực chính trị cụ thể được thể hiện dưới
dạng chính sách cơng, khơng được đảm bảo tính cơng bằng sẽ gây ra làn sóng bất bình trong các
bộ phận, giai tầng nhất định trong xã hội.
Quyền lực chính trị cũng cần tập trung đủ mức và phải được kiểm sốt. Quyền lực chính
trị là một loại hình quyền lực có mối quan hệ hai chiều bao gồm: quan hệ mệnh lệnh giữa chủ thể
với đối tượng và quan hệ phục tùng giữa đối tượng với chủ thể. Một khi quyền lực chính trị
khơng được tập trung đủ mức sẽ gây ra tình trạng: “chủ thể của nó hoặc khơng ra được quyết
định hoặc quyết định khơng có (hoặc thiếu) hiệu lực thi hành (khơng nhanh chóng và triệt để) thì
khi đó thực chất chủ thể quyền lực đã mất quyền hoặc khơng có quyền lực trên thực tế”. Song
song đó, cần phải có cơ chế kiểm sốt quyền lực. Đây là một ngun tắc vơ cùng quan trọng
trong việc tổ chức và thực thi quyền lực chính trị.
1.2.3.
1858
1.2.3.1.

Một số nhận thức chung về quyền lực chính trị ở Việt Nam trước năm




9

1 */








Đặc điểm chính trị Việt Nam trong lịch sử

* Chính trị Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới có những điểm riêng biệt do
hoàn cảnh ra đời nhà nước, đặc điểm kinh tế cùng với lịch sử yêu nước chống giặc ngoại xâm
kiên cường, bất khuất.
Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở tập hợp, đoàn kết 15 bộ tộc vùng Bắc Bộ, xuất phát
từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn: chống thiên tai và ngoại xâm. Nhu cầu mở rộng sản xuất nông
nghiệp, khai phá vùng đồng bằng màu mỡ và chuẩn bị cuộc kháng chiến chống qn xâm lược từ
phương Bắc. Ngồi ra ở đây cịn có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một nền
nơng nghiệp lúa nước. Chính những điều đó mà nhà nước đầu tiên ra đời trên cơ sở xã hội phân
hóa chưa sâu sắc, “tính cộng đồng là đặc tính nổi trội, tính giai cấp khá mờ nhạt ’, nếu nơng dân
chẳng có gì thì địa chủ cũng
khơng có tài sản gì lớn; nếu nơng dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa
chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền khơng biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại


khơng biết cơng cụ bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có cơng đồn, kẻ thì chẳng có
tơrớt. Người thì cam chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình’9.
Từ khi có nhà nước, ý thức dân tộc và ý thức về chủ quyền quốc gia hình thành và được
thể hiện rõ trong cuộc kháng chiến chống quân Tần. Thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc, trong
hoàn cảnh đất nước bị qn xâm lược đơ hộ, đang có nguy cơ bị đồng hóa, ý thức về cội nguồn
dân tộc, về chủ quyền quốc gia trỗi dậy và trở thành chất keo kết dính các tầng lớp nhân dân, các
vùng trên cả nước. Tư tưởng chống Hán hóa, khơi phục độc lập dân tộc mở đầu bằng khởi nghĩa

Hai Bà Trưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ.. .Thời kỳ phục hưng dân tộc gắn liền với
tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa là yên dân, là trừ bạo tàn, bảo vệ dân; là tư tưởng nhân đạo nhân
văn cao cả. Đó là tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc. Đó chính là kế sách để giữ
nước, tập hợp nhân dân trong kháng chiến chống ngoại xâm. Tóm lại ý thức về cộng đồng dân tộc
và chính trị quốc gia là tư tưởng chính trị xuyên suốt lịch sử nước ta. Đó là ý thức coi độc lập dân
tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
* Lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam trước 1858 chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng
chính trị Nho gia, tư tưởng chính trị Pháp gia, tư tưởng chính trị Đạo gia và trào lưu tư tưởng
Phật giáo.
Tư tưởng Nho gia xuất hiện ở Việt Nam thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc. Nó trở
thành cơng cụ của các thế lực phong kiến Trung Quốc muốn áp đặt, Hán hóa người Việt. Buổi
đầu, người Việt chống đối quyết liệt, nhưng sau đó đã tiếp nhận những mặt tích cực của Nho
gia, làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình, biến nó thành vũ khí chống giặc ngoại xâm.
Thời kỳ độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho gia như hệ tư
tưởng chính thống. Từ thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tơn, là hệ tư tưởng của các triều
đại phong kiến. Bên cạnh những mặt tích cực như đề cao giáo dục, khuyên con người sống
nhân nghĩa, tu dưỡng bản thân.thì Nho gia cũng có những điểm hạn chế khi khơng chú trọng
khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên, hoài cổ.
Tư tưởng Pháp gia với việc cai trị bằng pháp luật ảnh hưởng ở Việt Nam từ thời nhà
Lý, thời Trần và đến thời Lê được đề cao. Sức ảnh hưởng của Pháp gia đánh dấu bằng việc ra
đời bộ Luật Hồng Đức, điển hình của tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Nó có thể
coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật
khác nhau như: lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tổ tụng, luật hơn nhân gia đình, luật
hành chính.
Tư tưởng Đạo gia xuất hiện ở Việt Nam, hòa quyện vào đời sống tâm linh, tín ngưỡng
bản địa, sau đó phát triển thành Đạo giáo thần tiên, thờ cúng, thánh thần. Rất nhiều người
sống trong xã hội phong kiến có đức, có tài vì bất mãn với chế độ đương thời đã lui về ở ẩn
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đạo giáo ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam vào thời kỳ
9 Hồ Chí Minh : Tồn tập, tập 1. Nxb. Chính tri quốc gia- Sự thật. Hà Nội. 2011, tr.509.



Đại Việt với việc xảy ra hiện tượng “tam giáo đồng nguyên”.
Tư tưởng Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ. Qua các đồn thuyền
bn mà người Ấn đã đem vào nước ta những sinh hoạt và giáo lý Phật giáo. Phật giáo là
quốc giáo thời Lý, có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống chính trị, xã hội, nhưng sau đó
giảm dần vai trị.
Có thể khái quát một số đặc điểm của chính trị Việt Nam trong lịch sử là:
“Thứ nhất, nền chính trị hướng tới độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, tôn vinh
lịng u nước.
Thứ hai, nền chính trị hướng tới đại đồn kết tồn dân, tính cộng đồng, tinh thần dân
tộc.
Thứ ba, nền chính trị định hướng tới sự hợp tác là chính thay vì mâu thuẫn giữa người
cai trị và người bị cai trị.
Thứ tư, nền chính trị thân dân, khoan dân, nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Thứ năm, nền chính trị trong đó các vị lãnh tụ giữ vai trị đặc biệt quan trọng”1.
Những đặc điểm của chính trị Việt Nam trong lịch sử được khái quát ở trên là những
yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét sự vận động chính trị ở Việt Nam thời cận hiện đại.
1.2.3.2.

Cấu trúc của quyền lực chính trị phong kiến Việt Nam trước năm 1858

Cấu trúc của quyền lực chính trị Việt Nam trước năm 1858 như đã đề cập đến chủ yếu
là quyền lực chính trị phong kiến. Nhóm tác giả sẽ chỉ ra cấu trúc quyền lực chính trị nhà
Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858 để làm tiền đề nghiên cứu về quá trình biến đổi quyền lực
chính trị từ năm 1858 đến năm 1887.
Nhà Nguyễn được thành lập, hồng đế Gia Long lên ngơi vào năm 1802 sau khi lật đổ
nhà Tây Sơn và kết thúc bằng mốc sự kiện vua Bảo Đại trao lại ấn kiếm cho Hồ Chí Minh
ngày 23 tháng 8 năm 1945. Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Suốt
143 năm nhà Nguyễn có 13 đời vua cai trị (như bảng thống kê sau).


Miếu hiệu

Thế Tổ

Thụy hiệu

rpA
Tên

Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh

Năm

Niên hiệu
Lăng

1802-1820

Gia Long

Thiên Thọ
Lăng


Thánh Tổ

Nhân Hồng
Đế

Nguyễn Phúc

Đảm

1820-1841

Minh Mạng

Hiếu Lăng

Hiến Tổ

Chương
Hồng Đế

Nguyễn Phúc
Miên Tơng

1841-1847

Thiệu Trị

Xương Lăng

ITrần Thị Thu Hồi, Sự biến đổi chính trị ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà
Nội - 2015, tr.28 .


Dực Tơng

Cung Tơng


Anh Hồng Đế

Huệ Hồng Đế

Nguyễn Phúc
Hồng Nhậm
Nguyễn Phúc Ưng
Ái

1847-1883

Khiêm Lăng
Tự Đức

1883

An Lăng
Dục Đức

Nguyễn Phúc
Hồng Dật

1883
Hiệp Hịa

Giản Tơng

Nghị Hồng
Đế


Nguyễn Phúc Ưng
Đăng

1883-1884

Bối Lăng
Kiến Phúc

Nguyễn Phúc Ưng
Lịch
Cảnh Tơng

Thuần Hồng
Đế

1884-1885
Hàm Nghi

Nguyễn Phúc Ưng
Kỷ

1885-1889

Nguyễn Phúc Bửu
Lân

1889-1907

ĐồngKhán
h


Tư Lăng

An Lăng
Thành Thái

Nguyễn Phúc
Vĩnh San

1907-1916

An Lăng
Duy Tân

Hoằng Tơng

Tun Hồng
Đế

Nguyễn Phúc Bửu
Đảo

1916-1925

Ứng Lăng
Khải Định

Nguyễn Phúc
Vĩnh Thụy


1926-1945

Bảo Đại
Triều Nguyễn lên ngơi đứng trước tình thế đất nước hết sức khó khăn và để duy trì được
quyền lực của mình, các nhà vua đã thi hành nhiều chính sách ở nhiều phương diện khác nhau.
Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh lập tức thi hành chính sách trả thù đối với nhà Tây Sơn và


những người có cơng với vương triều này một cách tàn khốc. Mộ của vua Quang Trung bị quật
lên, tro cốt thành bụi, sọ giam vào đại lao, các tướng Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu... đều bị
giết một cách man rợn.
Lợi dụng tình hình đất nước biến cố, ở địa phương nhiều địa chủ đã lấn chiếm ruộng đất
công làng xã làm cho quần chúng nông dân lưu tán khắp nơi, đời sống khó khăn. Để khắc phục
tình trạng trên nhà Nguyễn đã cho thi hành chính sách khẩn hoang, cấm mua bán ruộng đất công.
Về ngoại thương, vua Minh Mạng đã cho thi hành chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng
từ năm 1820. Có thể nói đây là một bước đi sai lầm của vua quan nhà Nguyễn nói chung và của
Minh Mạng nói riêng. Trong lúc chủ nghĩa thực dân ở phương Tây đang lớn mạnh, việc mở cửa
tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển là con đường duy nhất để bảo vệ độc lập dân tộc.
Đối với tôn giáo, do sự xâm nhập ngày càng mạnh của Thiên Chúa giáo từ thế kỉ XVI,
triều đình đã thực hiện việc cấm đạo và thi hành chính sách này ngày càng gay gắt. Đánh giá về
chính sách này, giáo sư Nguyễn Quang Ngọc có viết: “một chính sách tuy có hạt nhân hợp lý và
có ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng lợi bất cập hại trong thực tiễn”10.
Nhà Nguyễn là triều đại có nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng nông dân nhất
trong lịch sử. Nguyên nhân của hầu hết các cuộc đấu tranh là mâu thuẫn xã hội đan cài nhau và
ngày càng căng thẳng, ngồi ra cịn do các thế lực chống đối bên trong và ngoài triều.
Triều Nguyễn xây đựng một bộ máy nhà nước và luật pháp hoàn chỉnh, chặt chẽ và mạnh
mẽ nhất trong các triều đại phong kiến quân chủ Việt Nam. Bộ luật Gia Long được ban hành gồm
398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn. Bộ luật là những quy tắc
xây dựng chung và những quy định về hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, quy định về tố
tụng.Cùng với tổ chức bộ máy cai trị thì luật pháp là cơng cụ của chính quyền phong kiến. Cơng

cụ cai trị đắc lực đó đã giúp cho nhà Nguyễn thực thi các chính sách khẩn hoang, thủy lợi, xây
dựng kinh đô, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân, mở rộng quyền lực của mình sang một
số nước lân cận.
Tóm lại cấu trúc quyền lực chính trị phong kiến nhà Nguyễn được minh họa khái quát
bằng sơ đồ sau:

10 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên):Tiến trình lịch sử Việt Nam. Nxb. Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, tr. 208 .


×