Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của công ty đa quốc gia pepsico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.71 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2018

Bộ môn: Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Trần Kiều Vân

ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA PEPSICO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Thành viên:
Nguyễn Huỳnh Thế Bảo
Hồng Trần Mai Thy
Trần Phương Un
Phương Thanh Hịa
Tưởng Thị Thu Thủy
Lê Quang Trưởng
Trần Ngọc Phượng Thùy


MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu chính:
Nghiên cứu về những chiến lược kinh doanh quốc tế mà PepsiCo đã thực
hiện để có thể thành công trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.


Từ đó chúng tơi có thể rút ra được những nhận định, bài học kinh
nghiệm, những chiến lược kinh doanh khi tung một sản phẩm của một công ty đa
quốc gia vào thị trường ngoại, phục vụ cho các nghiệp vụ sau này khi ra trường.

2.

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng:

- Trong bài báo cáo này, chúng tôi đã sử dụng 4 phương pháp để nghiên cứu:
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp quan sát khoa học
+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

3.

Trích yếu

Trong q trình từ khi bắt đầu thâm nhập cho đến khi chiếm được thị phần ở
thị trường các quốc gia, mỗi công ty đa quốc gia đều phải kết hợp thực hiện nhuần
nhuyễn rất nhiều chiến lược. Và PepsiCo khơng nằm ngồi số đó, với các chiến lược
kinh doanh quốc tế tiêu biểu như chiến lược tiêu chuẩn hố tồn cầu, chiến lược địa
phương hoá, PepsiCo đã từng bước tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam,
cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khoẻ, bổ
dưỡng và phù hợp với sở thích của khách hàng. Bên cạnh đó, việc thực hiện các
thương vụ mua bán, sáp nhập, liên doanh với các tập đồn lớn và uy tín khác trên thế
giới đã giúp PepsiCo tận dụng tối đa lợi thế về vốn, nguồn nhân lực và các yếu tố sẵn
có khác. Bởi thế, khơng sai khi nói rằng PepsiCo là một trong số ít những thương
hiệu đạt được thành công lớn tại thị trường Việt Nam.
Qua q trình phân tích, chúng tơi nhận thấy PepsiCo đã thực hiện rất tốt các

chiến lược đề ra bằng những phương cách cụ thể, sát thực, đồng thời chúng tơi cũng
đánh giá cao tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, họ đã
không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng mà luôn nỗ lực sáng tạo nhằm cho ra đời
các sản phẩm mới, cải tiến, có chất lượng nhưng lại với mức giá vô cùng phải chăng
phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.


LỜI DẪN
Với “Đã quá Pepsi ơi”, Suntory PepsiCo Việt Nam đã tạo nên một chiến dịch
marketing xếp hạng nhất trong các chiến dịch marketing được thảo luận nhiều nhất
trên mạng xã hội. Qua đó có thể thấy được mức độ phổ biến ngày càng cao của các
sản phẩm mà tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới PepsiCo cung cấp trên thị
trường Việt Nam nói riêng. Thậm chí, ở những vùng sâu vùng xa của Việt Nam,
người dân vẫn có thể mua và thưởng thức một lon nước ngọt mang thương hiệu
Pepsi mà chẳng có gì khó khăn.
Vậy tập đoàn này đã làm cách nào để thâm nhập vào một thị trường mới, có
sẵn một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Coca-Cola nhưng vẫn vươn lên và trở thành
một “thế lực” nước giải khát hàng đầu Việt Nam? Chính vì câu hỏi này, nhóm chúng
tơi đã quyết định chọn PepsiCo là đối tượng nghiên cứu cho đề tài của bộ mơn Quản
trị Kinh doanh Quốc tế. Qua đó, chúng tơi có cơ hội tìm hiểu, lý giải và rút ra được
những điều đã làm nên sự thành công của Pepsi tại thị trường Việt Nam cũng như
xem xét những mặt còn hạn chế để tạo nên những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho bản thân mình.

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình nghiên cứu, nhóm chúng tơi ln đề cao tinh thần
nghiêm túc và tâm huyết với những vấn đề cụ thể đã được đặt ra. Tuy nhiên chúng
tơi vẫn khó có thể tránh khỏi những điểm nhầm lẫn không mong muốn. Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, đánh giá từ phía giảng viên để bài
tiểu luận được trọn vẹn hơn. Xin chân thành cám ơn.



MỤC LỤC


1.

GIỚI THIỆU CÔNG TY PEPSI

PepsiCo, Inc. là một nhà sản xuất thực phẩm, đồ ăn nhẹ và nước giải khát đa
quốc gia có trụ sở chính tại Purchase, New York. Năm 1965, công ty Pepsi-Cola và
Frito-Lay, Inc. hợp nhất thành một PepsiCo, Inc. như ngày hơm nay và cũng tại
chính từ thời điểm đó, cơng ty đã bắt đầu tiến hành mở rộng danh mục sản phẩm,
không chỉ duy nhất nước giải khát Pepsi mà còn sang một loạt các thương hiệu thực
phẩm và đồ uống khác, trong đó lớn nhất là thương vụ mua lại Tropicana(1998) và
Công ty Quaker Oats (2001), qua đó thêm vào danh mục đầu tư thương hiệu
Gatorade danh tiếng.
Loại hình

Đại chúng

Mã niêm yết

NYSE: PEP
S&P 500 Component

Ngành nghề

Beverages
Food processing


Thành lập

28 tháng 8, 1898; 120
năm trước
New

Bern,

North

Carolina, Hoa Kỳ
Người sáng lập

Caleb Bradham
Donald Kendall
Herman Lay

Trụ sở chính

Purchase,

New

York,

Hoa Kỳ.
Khu vực hoạt động

Toàn thế giới


Nhân viên chủ chốt

Indra Nooyi
(Chủ tịch và Giám đốc
điều hành)

Sản phẩm

Xem danh sách các sản
phẩm của PepsiCo

Doanh thu

63,056 tỷ US$ (2015)

Lợi nhuận kinh
doanh

8,353 tỷ US$ (2015)


Lãi thực

5,452 tỷ US$ (2015)]

Tổng tài sản

69,667 tỷ US$ (2015)


Tổng vốn chủ sở
hữu

11,923 tỷ US$ (2015)

Số nhân viên

263,000 (2015)

Website

PepsiCo.com

( />
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của PEPSICO
Thời gian

Sự kiện chính

1886

Dược sĩ Caleb Bradham ở Bắc Carolina đã phát
minh ra Pepsi lần đầu tiên.

1893

Việc đổi tên mới cho loại nước uống của mình
thành Pepsi-Cola đã làm Bradham quyết định bán

rộng rãi sản phẩm này trên thị trường.

1931

Charles Guth, chủ tịch của Loft Industries, đã
mua lại cơng việc kinh doanh chính của Pepsi và
đưa sản phẩm nước giải khát vào bán trở lại trong
các cửa hàng của ơng

1950s

Pepsi đã thơng qua chính sách giá chuẩn và từng
bước thực hiện chiến lược để trở thành thương
hiệu nổi tiếng tồn cầu

1961

Cơng ty hợp nhất với Frito-Lay và chuyển trụ sở
chính tới Purchase, N.Y, một thị trấn nhỏ ngoại ô
thành phố New York

1976

Pepsi-Cola trở thành thương hiệu duy nhất về
nước giải khát có gas đạt doanh thu cao nhất ở


các siêu thị Mỹ
Đầu 1980s


Pepsi là thương hiệu nước giải khát hàng đầu
được nhiều người mua về nhà uống nhất.

1998

Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo cho thiên
niên kỉ mới – hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ
trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết
kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.

2015

Pepsi kỉ niệm 50 thành lập

2018

Sản phẩm được bán tại hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ gồm nhiều thương hiệu có giá trị, doanh
thu mỗi năm ước tính là tỷ USD

1.2. Cơ cấu tổ chức của Pepsico:


1.3. Sứ mệnh của PEPSICO
Là một trong những công ty thực phẩm và nước giải khát lớn nhất thế giới, sứ
mệnh của chúng tôi là cung cấp cho người tiêu dùng trên tồn thế giới các món ăn và
đồ uống ngon, giá cả phải chăng, thuận tiện và bổ sung từ bữa sáng lành mạnh cho
đến đồ ăn nhẹ và đồ uống ban ngày và lành mạnh.
Chúng tôi cam kết đầu tư vào con người, con đầu tư vào con người, công ty
và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động để giúp định vị công ty cho sự phát triển bền

vững và lâu dài.

1.4. Tầm nhìn của PEPSICO
Tại PepsiCo, chúng tơi mong muốn mang lại hiệu quả tài chính hàng đầu
trong dài hạn bằng cách tích hợp tính bền vững vào chiến lược kinh doanh của chúng
tôi, để lại dấu ấn tích cực về xã hội và mơi trường.
Việc đó bắt đầu với những gì chúng tơi tạo ra - một loạt các loại thực phẩm và
đồ uống từ sự đam mê đến dinh dưỡng hơn; mở rộng đến cách chúng tơi làm cho sản
phẩm của mình - bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và bồi dưỡng trách nhiệm
mơi trường trong và ngồi các hoạt động của chúng tôi; và xem xét những người làm
cho họ - phấn đấu để hỗ trợ các cộng đồng nơi chúng tôi làm việc và sự nghiệp của
các thế hệ nhân viên PepsiCo tài năng.

1.5. Sự phát triển công ty Suntory Pepsico Việt Nam:
Loại hình Cơng ty TNHH
Thành lập 24/12/1991
Trụ sở chính Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM
Sản phẩm Nước giải khát
Website />
Thời gian

Sự kiện chính


24/12/1991

1992
1994

1998 - 1999


2003

Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do
liên doanh giữa SP. Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ
vốn góp 50% - 50%.
Xây dựng và khánh thành nhà máy Hóc Mơn
PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên
doanh với công ty Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra
đời của hai sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7 Up từ những ngày
đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.
Thời điểm này cũng là lúc cấu trúc về vốn được thay đổi với sở
hữu 100% thuộc về PepsiCo.
Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc
tế PepsiCo Việt Nam. Nhiều sản phẩm nước giải khát
không gas tiếp tục ra đời như: Sting, Twister, Lipton Ice
Tea, Aquafina,...

2004

Thông qua việc mua bán, sáp nhập nhà máy Điện Bàn,
công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh tại Quảng Nam.

2005

Chính thức trở thành một trong những công ty về nước
giải khát lớn nhất Việt Nam.

2006


2008 - 2009

2010

2012

Công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm
với sản phẩm snack Poca được người tiêu dùng và giới trẻ
ưa chuộng.
Sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình Dương
(sau này đã tách riêng thành Công ty Thực phẩm PepsiCo Việt
Nam), công ty mở rộng thêm vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng.
Nhiều sản phẩm thuộc mảng nước giải khát mới cũng được ra
đời như: 7Up Revive, trà xanh Lipton, twister dứa,...
Đánh dấu cột mốc quan trọng với PepsiCo Việt Nam thông qua
việc PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu
USD cho ba năm tiếp theo. Tháng 2/2010, nhà máy mới tại Cần
Thơ chính thức đi vào hoạt động.

Trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy
San Miguel tại Đồng Nai vào tháng 3 năm 2012 và nhà
máy PepsiCo có quy mơ lớn nhất khu vực Đơng Nam Á đã


được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 năm 2012.

4/2013

Liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt
Nam đã được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và

PepsiCo, Inc., trong đó Suntory chiếm 51% và PepsiCo
chiếm 49% cổ phần với sự ra mắt của hai sản phẩm mới là
Trà Olong Tea+ Plus và Moutain Dew.

Kết luận: Tuyên bố tầm nhìn sứ mệnh của pepsi rất rõ ràng và cụ thể, nêu được
khát vọng của công ty là trở thành công ty nước giải khát hàng đầu thế giới để cung cấp
cho người tiêu dùng các sản phẩm nước giải khát và thực phẩm thơm ngon, tốt cho sức
khoẻ ở mức giá phải chăng. Bên cạnh đó, điểm khác biệt là luôn chú trọng đầu tư vào con
người và cộng đồng để phát triển bền vững và lâu dài. Về cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức
của pepsi là một chỉnh thể các bộ phận khác nhau, được chuyên mơn hố và có những
quyền hạn, trách nhiệm nhất định, có sự phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp
quản trị nhằm thực hiện mục tiêu mà cơng ty đã đề ra.

2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM:
2.1. Về tình hình chính trị:
Đất nước Việt Nam hồn toàn độc lập và thống nhất năm 1975, đi theo con
đường Xã Hội Chủ Nghĩa với một Đảng cầm quyền duy nhất. Vào những năm 1980,
Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng Đổi Mới, cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ VI, năm 1986. Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp
pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh
tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi). Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập
với thế giới. Cũng tại thời điểm đó, Pepsi ký được hợp đồng thâm nhập thị trường
Việt Nam. Với khả năng của mình, Pepsi nhanh chóng thành cơng tại thị trường Việt
Nam và trở thành một trong những doanh nghiệp giải khát hàng đầu tại Việt Nam.
Trong suốt thời gian Pepsi có mặt trên thị trường, nền chính trị Việt Nam
tương đối ổn định, khơng có nhiều biến động. An ninh quốc gia, trật tự an tồn xã
hội ln được đảm bảo.



Luật pháp được quy định một cách chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Chính phủ khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoạt động, kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Năm 2018 khi xảy
ra tình trạng biểu tình của người dân về dự thảo Luật Đặc Khu của Quốc Hội, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ngay lập tức ban hành Công văn 4424/BKHĐT-ĐTNN 2018 về
Đảm bảo an ninh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tránh tình trạng
người dân bạo động, đập phá, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh và vận hành các
nhà máy thuộc các doanh nghiệp này tại các khu công nghiệp.
Công ty Suntory PepsiCo cũng được hưởng nhiều ưu đãi về thuế khi hoạt
động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Ví dụ: Năm 2008, Suntory Pepsico Việt
Nam đầu tư một dự án mới tại khu cơng nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ và đã được cấp
giấy chứng nhận đầu tư, theo đó cơng ty sẽ được miễn thuế TNDN trong vòng 3
năm hoạt động. Các yêu cầu, quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt
Nam đối với mặt hàng nước giải khát là vô cùng nghiêm ngặt.

2.2. Về tình hình kinh tế:
Trong thập kỷ qua nền kinh tế đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là
7,2% mỗi năm, đứng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực tư nhân
và FDI được hưởng các điều kiện rất thuận lợi do Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
tạo ra, thể chế hóa tự do của tất cả các cá nhân tiến hành kinh doanh ở những khu vực
không bị pháp luật nghiêm cấm và loại bỏ một số cản trở hành chính cản trở các doanh
nghiệp. Mạng lưới các hiệp định thương mại tự do, chiến lược định hướng cho chuỗi
cung ứng toàn cầu và sự cởi mở cho đầu tư nước ngoài đã khiến Việt Nam trở thành
một nơi lý tưởng với tăng trưởng kinh tế lâu dài cho nhà đầu tư.

Thu
nhập
Chỉ tiêu


Đơn vị

2016

2015

2014

2013

2012

2011

6.21

6.68

5.98

5.42

5.25

5.89

tính
Tăng trưởng
thực của GDP

Tổng
GDP

%


Nơng nghiệp

%

1.36

2.41

3.49

2.64

2.68

4.01

Cơng nghiệp

%

7.57

9.64


7.14

5.43

5.75

5.53

Dịch vụ

%

6.98

6.33

5.96

6.57

5.9

6.99

43,302

39,854

36,459


31,547

Thu nhập bình
qn
GDP bình qn

Nghìn
đồng

-

Tốc độ tăng trưởng thực của GDP hàng năm liên tục đạt vào khoảng 5 - 7%,
năm 2017 vừa qua là 6,21%. Có thể thấy nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định, thu
nhập bình quân qua các năm cũng dần được cải thiện tăng dần từ 31,547 nghìn đồng
năm 2011 lên 43,302 nghìn đồng trên đầu người.

2.3. Về tình hình xã hội:
Việt Nam là một thị trường tiềm năng dành cho lĩnh vực ăn uống vì với dân số
90,73 triệu người (đứng thứ 13 thế giới) và dự kiến sẽ còn tăng lên 100 triệu người
vào năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 1,2% với hơn 50% dân số từ 25 tuổi
trở xuống. Đây là những đối tượng có nhu cầu cao về sự đổi mới và tiện lợi, thích
hợp để nắm bắt các xu hướng mới nên sẽ thích hợp cho việc tung ra các sản phẩm
nước giải khát mới lạ và sảng khối.

2.4. Về tình hình cơng nghệ:
Đối với yếu tố công nghệ, Việt Nam hiện nay vẫn cịn tồn tại tình trạng thiếu
điện, chưa cung cấp đủ vì nhu cầu ngày càng tăng. Mặc dù vậy, Internet có thể truy
cập rộng rãi với giá cả hợp lý; đặc biệt là trong các sản phẩm phần mềm đang được
phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn gia
nhập cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Cũng như các công ty khác, công nghệ là nhân tố then chốt quyết định sự
thành bại của công ty. Các công ty ở Việt Nam ln tìm ra cách để phát triển cơng


nghệ toàn cầu đem lại giải pháp cho sự phát triển hiểu quả cao về chất lượng và dịch
vụ. Mối liên hệ giữa thay đổi công nghệ và môi trường từ xa / vĩ mô của công ty
được kiểm tra trong yếu tố này của phân tích PESTEL / PESTLE. Các yếu tố quan
trọng bên ngồi cơng nghệ như sau:
+ Đầu tư R & D vừa phải trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (cơ hội).
+ Cải thiện hệ thống quản lý kiến thức (cơ hội).
+ Tăng tự động hóa trong kinh doanh (cơ hội).

2.5. Về vấn đề pháp lý:
Môi trường kinh doanh ở Việt nam ngày càng thuận lợi, có một nền chính trị
bình n thuận lợi cho việc phát triển của các công ty như là PepsiCo. Tuy nhiên
ngày càng hồn thiện thì cũng càng gắt gao và nguyên tắc hơn. Điều này đặt ra cho
các nhà lãnh đạo PepsiCo phải làm sao để phát triển sản phẩm tuân theo và phù hợp
với pháp luật Việt Nam cũng như tiêu chí phát triển của cơng ty.
PepsiCo và các đối thủ cạnh tranh của nó phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
Các yêu cầu và quy định như vậy được đánh giá trong yếu tố này của phân tích
PESTEL / PESTLE về ảnh hưởng của chúng đối với môi trường từ xa hoặc môi
trường vĩ mô của ngành. Các yếu tố bên ngoài hợp pháp liên quan đến hoạt động
kinh doanh của PepsiCo như sau:
+ Quy định về thành phần GMO (cơ hội)
+ Quy định an toàn về sức khỏe và sản phẩm (cơ hội)
+ Tỷ lệ thay đổi quy định vừa phải (cơ hội)
Các sinh vật biến đổi gen (GMO) hiện đang ngày càng được quy định trên
tồn thế giới. PepsiCo có cơ hội giảm sử dụng thành phần GMO để đáp ứng các quy
định này. Tương tự, cơng ty có thể cải tiến sản phẩm để giải quyết các quy định về
an toàn sản phẩm và ảnh hưởng sức khỏe. Mức thay đổi quy định vừa phải tạo cơ hội

cho PepsiCo phát triển với kỳ vọng rằng các quyết định chiến lược hiện tại của mình


sẽ đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong dài hạn. Trong yếu tố này của phân tích
PESTEL / PESTLE, nó cho thấy PepsiCo có thể tập trung vào đổi mới sản phẩm để
tuân thủ các quy định.

2.6. Về vấn đề môi trường:
Phát triển quy mô và số lượng doanh nghiệp sản xuất là điểm chính yếu của
phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất mà chính các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đa quốc gia như Pepsi, doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong nước là bài toán về lợi nhuận và trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường.
Hiện nay, rác thải từ các công ty sản xuất ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở 3
dạng chính: rác thải dạng lỏng (chất thải cơng nghiệp, chất bảo quản,…), rác thải
dạng khí (khói bụi nhà máy) và rác thải dạng rắn (nhựa, gỗ, phế phẩm,..).
+ Về nước thải:
Những doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến: hóa chất, dệt, nhuộm, giấy,
chế biến thực phẩm (PEPSI), đặc biệt là chế biến tinh bột, cao su, thuộc da, kim loại,
các làng nghề... nhưng đầu tư vào khâu xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
Những doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý thì hoạt động hạn chế, cầm chừng
hoặc khơng hoạt động.
+ Về khí thải:
Thơng thường, các nhà máy sản xuất với quy mơ lớn chính là nguồn ơ nhiễm
chủ yếu đối với bầu khí quyển Việt Nam. Những nhà máy quy mơ như PEPSI chịu
áp lực về lượng khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu chạy máy và xử lý các chất thải
khác bằng phương pháp nhiệt, hoặc chất độc hại có thể được sinh ra từ phản ứng hóa
học q trình chế biến sản phẩm: kim loại, thức ăn, cao su, nhựa,… Tuy nhiên chất
thải khí lại ít được quan tâm bằng chất thải lỏng và thường bị xả trực tiếp ra môi
trường.
+ Về chất thải rắn độc hại:



Các công ty được tổng cục Môi trường cấp phép mới được thực hiện công
việc vận chuyển hay xử lý các chất thải rắn công nghiệp. Vừa qua ở Việt Nam đã có
50 cơng ty được cấp mới giấy phép loại này.
Định hướng trong thời gian tới, tổng cục Môi trường chỉ cấp phép cho các
công ty chuyên biệt về lĩnh vực này tạo ra áp lực cho các công ty sản xuất không
được tự ý xử lý chất thải, tăng chi phí trong sản xuất. Về vấn đề bảo vệ môi trường,
đối với các công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Quốc hội đã ban hành bộ luật Bảo
vệ môi trường 2014 nhằm điều chỉnh hành vi của các công ty sản xuất như PEPSI
khi hoạt động tại Việt Nam.
Với các nỗ lực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, để đạt chứng nhận doanh
nghiệp xanh, các doanh nghiệp phải công bố các thông tin như: tên; giấy phép kinh
doanh; địa chỉ; người lãnh đạo; địa điểm; ngành nghề hoạt động; quy mô; các nguồn
ô nhiễm phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... của doanh nghiệp;
các chứng nhận về môi trường đã đạt được; các hình ảnh liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp và công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện.
Kết luận: Nhìn chung, Việt Nam là một quốc gia tiềm năng để xâm nhập và
mở rộng hoạt động kinh doanh bởi tình hình chính trị tương đối ổn định, kinh tế tăng
trưởng đều, chính sách pháp lý ngày càng tinh giản và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp, dân số đông và mức sống ngày càng được cải thiện,... Từ những phân
tích trên, chúng ta có thể thấy được “bức tranh lớn" về môi trường kinh doanh ở Việt
Nam, từ đó nhận định được những cơ hội và thách thức để vạch ra kế hoạch rõ ràng
và cụ thể đối với từng thị trường sao cho có thể tận dụng tối đa lợi thế và giảm thiểu
rủi ro, khắc phục khó khăn.

3. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSI:


3.1. Chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu:

Chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu được các doanh nghiệp đa quốc gia theo
đuổi tập trung làm tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuận bằng cách đạt
được việc giảm chi phí từ lợi thế kinh tế về quy mơ, hiệu ứng học tập và lợi thế kinh
tế vùng. Đối với PepsiCo - một trong những công ty giải khát hàng đầu thế giới hiện
nay, việc tối ưu hóa lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời là một trong những mục tiêu
quan trọng nhất cần phải đạt được. Do đó PepsiCo chắc chắn sẽ theo đuổi chiến lược
này trên phạm vi toàn cầu.
Vậy PepsiCo theo đuổi chiến lược này đối với sản phẩm nước giải khát Pepsi
như thế nào? Qua những va vấp trong quá khứ khi có đến hai lần tuyên bố phá sản,
để có thể đạt được thành cơng như ngày hơm nay PepsiCo chắc hẳn đã có một quá
trình dài tự học hỏi, trau dồi và phát triển mình. Trong đó có thể thấy được cơng ty
đã rất đầu tư để có được các nhà máy với dây chuyền sản xuất tối tân, hiện đại và
năng suất nhất, nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất cung cấp cho thị trường. Ở các
thị trường khác nhau tuy có sự khơng giống nhau đáng kể về khẩu vị nhưng nhìn
chung sản phẩm Pepsi-Cola phiên bản gốc vẫn rất được ưa chuộng và khơng có sự
khác biệt nhiều giữa các thị trường. Vậy nên PepsiCo quyết định tiêu chuẩn hóa hồn
tồn dây chuyền sản xuất dịng sản phẩm này để đạt được lợi nhuận cao nhất.
PepsiCo sử dụng dây chuyền sản xuất giống nhau cho dòng sản phẩm này trên tồn
cầu vì đều có cùng bao bì, nhãn mác,... Nếu có thể chọn được quốc gia mà giá nhân
cơng thấp, PepsiCo sẽ tận dụng mở nhà máy và sản xuất hàng loạt theo dây chuyền,
tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để tăng lợi nhuận đến mức tối đa.
Việc tiêu chuẩn hóa dây chuyền sản xuất nước giải khát Pepsi-Cola đã phần
nào giúp PepsiCo tiết kiệm được một khoản chi phí sản xuất đáng kể vì nếu khơng
tiêu chuẩn hóa tồn cầu cơng ty có thể mất thêm nhiều chi phí hơn nữa chỉ vì sự
rườm rà trong dây chuyền sản xuất.
Chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu cũng có những khó khăn khi áp dụng trên
quy mơ tồn cầu. Việc sử dụng lợi thế chi phí để hỗ trợ việc định giá bán sản phẩm
tại các thị trường nước giải khát trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn vì PepsiCo chịu
nhiều sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện tại khi
yêu cầu về thích ứng với thị trường địa phương ngày càng cao, chiến lược này không

thể tiến hành rộng rãi mà chỉ áp dụng được cho những mặt hàng đã có thương hiệu
lâu đời của Pepsi-Cola.


3.2. Chiến lược địa phương hóa:
Bên cạnh những lợi ích về cắt giảm chi phí để có thể tối đa hóa lợi nhuận khi
áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm trên phạm vi tồn cầu, việc cơng ty có
thể tăng khả năng sinh lời bằng cách tùy chỉnh sản phẩm do công ty cung cấp sao
cho phù hợp với thị hiếu và sở thích tại các thị trường quốc gia khác nhau cũng trở
nên vô cùng quan trọng và có thể mang về cho cơng ty một khoản doanh thu khổng
lồ. Bằng kinh nghiệm chinh chiến qua nhiều thời kì và mở rộng phạm vi phân phối
đến hầu hết các nước trên thế giới, PepsiCo nhanh chóng nắm bắt và tiến hành thực
hiện chiến lược địa phương hóa tại một số quốc gia – nơi mà thị hiếu của người tiêu
dùng khác đáng kể so với phần kia của thế giới nhưng áp lực chi phí để thực hiện
chiến lược lại khơng q lớn.
Nếu cần một ví dụ cụ thể cho việc thực hiện chiến lược địa phương hóa của
PepsiCo, có một quốc gia hội tụ đủ các yếu tố khiến công ty không thể quá chú trọng
vào chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu mà qn đi tính địa phương – Nhật Bản. Đối
với một thị trường nước giải khát được ví chẳng khác nào một “chiếc bánh gato vô
cùng béo bở” như Nhật Bản - nơi mà các đối thủ cạnh tranh ln rình mị xung
quanh và không từ mọi thủ đoạn để chiếm cho riêng mình phần bánh lớn nhất, nơi
mà người tiêu dùng ln có những tiêu chuẩn và u cầu vơ cùng riêng biệt nhưng
cũng khơng kém phần khắt khe, ln muốn “tìm kiếm những bất ngờ mới” ở mỗi lần
trải nghiệm sản phẩm khác nhau – nếu bản thân mỗi doanh nghiệp khơng tự mình
cập nhật, đón đầu xu hướng để phục vụ nhu cầu của các khách hàng tốt hơn, không
cố gắng vượt lên chính bản thân cũng như tiến xa hơn các đối thủ cạnh tranh để tung
ra các sản phẩm mới nhằm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, việc thất bại
và bị đào thải khỏi cuộc đua khốc liệt đó là điều tất yếu sẽ diễn ra. Tuy nhiên có lẽ
rằng
Pepsi nằm ngồi khả năng thất bại

này. Tại Nhật Bản, các thương hiệu
nước giải khát mỗi tháng lại tung
ra các dòng hương vị mới để phục
vụ cho các fan hâm mộ của hãng,
nên với Pepsi ngoài việc bán những
lon Pepsi với hương vị truyền
thống đã làm nên tên tuổi khắp thế
giới thì tập đồn cũng dần bắt tay
nghiên cứu


nhằm tạo ra những hương vị độc đáo phục vụ cho những khách hàng ở thị trường
này như: Pepsi dưa leo, Pepsi Trắng, Pepsi Hồng, Pepsi vị dưa hấu, Pepsi Baobab,


Ngoài ra vào mùa hè năm nay khi mà trào lưu thức uống không màu rộ lên tại
đất nước này, tập đoàn Asahi tung ra một loại cà phê trong suốt còn Coca-Cola tham
gia cuộc đua bằng sản phẩm Coke có vị chanh nhẹ thì PepsiCo mà đại diện là nhà
phân phối Suntory cũng khơng để bản thân nằm ngồi, hãng đã bắt đầu bán một loại
bia không cồn với tên gọi "All-Free All-Time". Theo Suntory, sản phẩm này trong
suốt và đựng trong một chai nhựa cho phép mọi người “tìm đến sự tươi tình” bất cứ
lúc nào mà khơng gặp kỳ thị vì uống đồ uống có bia tại nơi làm việc. Qua những ví
dụ về sự nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu và tâm lý của khách hàng tại xứ sở
hoa anh đào, ta thấy được PepsiCo đã vô cùng khéo léo trong việc áp dụng chiến
lược địa phương hóa trong tổng thể chiến lược kinh doanh quốc tế của mình, từ đó
khơng chỉ giúp mang về một khoản doanh thu cũng như lợi nhuận không hề nhỏ cho
tập đoàn mà càng củng cố thêm vị trí và thương hiệu Pepsi đối với các đối thủ cạnh
tranh khác trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát tồn cầu.

Có thể nói chiến lược địa phương hóa là một chiến lược kinh doanh quốc tế

vơ cùng khó khăn và khơng phải cơng ty, doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực


hiện được. Ở PepsiCo nói riêng, việc vận dụng chiến lược này đã khiến cho các sản
phẩm mới tạo ra có phần hơi khác biệt so với các sản phẩm chủ lực đã làm nên tên
tuổi của tập đoàn. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, bằng sự thơng minh, khôn khéo
và không kém phần sáng tạo trong kinh doanh, PepsiCo đã chứng minh được mình
thậ sự là một tập đồn hàng đầu thế giới khi chẳng những khơng đánh mất đi bản sắc
riêng vốn có bằng dịng sản phẩm truyền thống, tập đồn cịn có thể đạt được thành
công nhiều hơn nếu bản lĩnh trải nghiệm ở những khía cạnh mới và khác biệt tại
những thị trường địa phương khác nhau.

3.3. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường sáp nhập
Mua bán và sáp nhập là một giải pháp tích cực cho cơng ty khi muốn huy
động vốn để kinh doanh. Đồng thời, khi doanh nghiệp muốn phát triển lên một tầm
cao mới, đa dạng hóa về sản phẩm, dịch vụ hay lấn sâu vào đời sống tiêu dùng của
khách hàng. Các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn luôn dành sự quan tâm không hề nhỏ
cho các thương vụ M&A bởi giá trị của những cái bắt tay này là vô cùng lớn.
Năm 2001, với con số khổng lồ lên tới 14 tỉ USD, Pepsi đã mua lại tập đoàn
Quaker Oats vốn đang cung cấp những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với chính
Pepsi. Sự sát nhập này được coi là một bước chuyển mình quan trọng của Pepsi
trong q trình kinh doanh. Để thành cơng trong phi vụ này, Pepsi đã phải rất nỗ lực
giải trình với các phản đối từ cơ quan cartel kiểm soát độc quyền từ các thương vụ
M&A. Với những cố gắng mở rộng công ty, Pepsi dành được thêm 8% thị phần từ
nước uống thể thao Gatorade. Bên cạnh đó Pepsi cịn sở hữu thêm các sản phẩm
nước ép trái cây đóng chai dưới tên Tropicana.
Chi phí quản lý, chi phí hành chính và chi phí kinh doanh khác của Pepsi đã
được giảm đi đáng kể nhờ vào tối ưu hóa hoạt động và lợi thế kinh tế theo quy mô
sản xuất. Pepsi sau thương vụ này đã vượt qua Coca Cola về quy mô doanh thu của,
lợi nhuận tăng đáng kể dẫn đến giá cổ phiếu của Pepsi trên thị trường chứng khoán

tăng hơn 41$ mỗi cổ phiếu tương đương 15.2%. Đỉnh điểm trong năm 2002, cổ
phiếu của Pepsi đã tăng điểm cao nhất đến 53.5 USD trong lịch sử hơn 100 năm
thành lập của mình.
Một thương vụ sáp nhập đáng để tâm hơn ở Việt Nam trong thời gian gần đây
của Pepsi liên quan đến tập đoàn Suntory vào năm 2013. Theo đó Pepsi Việt Nam và


Suntory thống nhất hình thành liên doanh với tỷ lệ góp vốn của Suntory là 51% và
tương ứng của Pepsi là 49%.
Sau khi sáp nhập, PepsiCo Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm tiếp thị cho các
thương hiệu đồ uống của mình như Seven Up, Mirinda, Sting, Tropicana, PepsiCola… Ngay sau khi thương vụ này thành cơng, phía PepsiCo đã cho khai trương
nhà máy nước giải khát lớn nhất châu Á với vốn đầu tư hơn 70 triệu USD tại khu
công nghiệp VSIP Bắc Ninh. (2)
Cạnh tranh trực tiếp với Coca Cola Việt Nam và tập đoàn nội địa Tân Hiệp
Phát nhưng tình hình kinh doanh Pepsi vượt hẳn lên đối thủ cụ thể là trong năm
2017, Pepsi đạt doanh thu lên đến 15000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016 tương
ứng với 1.427 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 27%


3.4. Chiến lược quốc tế (International Strategy)
Với lần đầu tiên thâm nhập vào thị trường các quốc gia khác, các doanh nghiệp
thường chọn chiến lược quốc tế (International Strategy) tận dụng lợi thế cạnh tranh riêng
có của mình mà các doanh nghiệp nội địa hoặc doanh nghiệp nước ngoài chưa có hoặc
cịn yếu kém. Khi theo đuổi chiến lược này, các doanh nghiệp cần tập trung vốn vào công
tác R&D, sản xuất sản phẩm ngay trong nước nội tại. Tuy nhiên chiến lược này địi hỏi
doanh nghiệp phải tự mình xây dựng một hệ thống phân phối sản phẩm hoặc tận dụng
những hệ thống phân phối đã có sẵn trong nước.
Ngay từ khi bước chân vào thương trường Việt Nam, Pepsi bằng tiềm lực tài chính
và quản lý của mình đã xây dựng một hệ thống phân phối sản phẩm PepsiCola rộng khắp
các tỉnh Nam Trung Bộ.

Pepsi chủ yếu phân phối sản phẩm nước đóng chai trên 2 kênh chính. Đối với
kênh truyền thống dễ dàng bắt gặp các sản phẩm của Pepsi tại các đại lý bán sỉ và lẻ nước
ngọt, các tiệm cà phê ven đường từ thành thị cho đến nông thôn. Tại thời điểm mới vào
thị trường, PepsiCo đã đánh bật tất cả những kênh phân phối của các sản phẩm nước ngọt
khác như Chương Dương, đưa sản phẩm bám rễ sâu vào đời sống tiêu dùng người Việt.
Bên cạnh đó, PepsiCo cịn phối hợp với xu thế phát triển các trung tâm mua sắm ở Việt
Nam như Co.op Mart, Big C hay Metro để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu
dùng khơng có thời gian đi mua sắm lẻ hay sử dụng những kênh truyền thống. Tuy nhiên
Pepsi đã khéo léo đẩy sản phẩm của mình vào những kênh khác hồn tồn vắng bóng
CocaCola hay Tân Hiệp Phát là kết hợp với các nhãn hàng, cửa hàng ăn uống như King
BBQ, lẩu Kichi để khách hàng có thể dùng sản phẩm mọi lúc, mọi nơi. Với chiến lược
quốc tế này, PepsiCo hoàn toàn mang hương vị PepsiCola nguyên bản vào Việt Nam để
người tiêu dùng trải nghiệm. Tuy nhiên tại thời điểm đó nhu cầu thay đổi để phù hợp với
thị hiếu người dùng thay đổi là chưa có, nên Pepsi vẫn chưa chịu áp lực thay đổi sản
phẩm, chiến lược quốc tế đã phát huy tác dụng và tạo cho Pepsi bộ rễ bám chắc bám sâu
vào thị trường F&B Việt Nam.
Kết luận: Pepsi đã thành công ở thị trường Việt Nam nhờ sử dụng đúng và phù
hợp các chiến lược kinh doanh quốc tế. Cụ thể là chiến lược tiêu chuẩn hố tồn cầu đã
giúp pepsi tận dụng tối đa lợi thế kinh tế theo quy mơ. bên cạnh đó, pepsi đã nhanh
chóng nắm bắt thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng để có một số điều chỉnh cho
phù hợp với thị trường Việt Nam. Tiếp đó, việc sáp nhập với các tập đồn lớn và uy tín
trên thế giới đã đem lại nhiều lợi ích và giúp pepsi có thể huy động một lượng vốn
khổng lồ để mở rộng kinh doanh.

4. PEPSI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM:
Theo UNCTAD, bằng việc áp dụng cải cách “Đổi mới” tồn diện trên nhiều
khía cạnh, Việt Nam từ một trong những nước có chỉ số thấp nhất về thu nhập bình


quân đầu người (khoảng 100 USD, 1986) đã tăng nhanh trong vòng một phần tư thế

kỷ lên gần
2.052 USD vào cuối năm 2015. Chính những điều kiện làm nên sự phát triển vượt
trội đó đã biến Việt Nam trở thành một “miền đất hứa” đối với các cơng ty nước
ngồi. Pepsico là một trong số đó, cơng ty đã phát hiện ra, kèm theo đó là việc thực
hiện khá nhiều những chiến lược kinh doanh nhằm có thể thâm nhập và chinh phục
được thị trường đầy tiềm năng này. Tập đồn PepsiCo là một trong các cơng ty giải
khát có vốn nước ngoài đầu tiên đặt chân tới Việt Nam từ năm 1991 bằng hình thức
liên doanh.
Về cơ sở lý thuyết: Công ty liên doanh là một doanh nghiệp được đồng sở hữu
bởi hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập khác. Mà từ đó các cơng ty này có thể chia
sẻ rủi ro và chi phí phát triển; tiếp cận những hiểu biết về địa phương của đối tác; và
được chấp nhận về mặt chính trị. Bên cạnh đó thì cũng có những bất lợi kèm theo là:
dễ mất quyền kiểm sốt đối với cơng nghệ; khơng có khả năng hiện thực hóa kinh tế
nhờ đường cong kinh nghiệm và địa điểm; và khơng có khả năng điều phối chiến
lược toàn cầu.

4.1. Giai đoạn 1991 - 1997
Đối với thị trường Việt Nam, đây là giai đoạn mà Việt Nam có bước chuyển
mình lớn về kinh tế. Nền kinh tế đã chuyển sang phương thức kinh tế thị trường với
tốc độ tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%). Về
yếu tố thể chế pháp luật, thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực
hội nhập kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nền
kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng phục hồi, người dân có nhiều
việc làm và mức sống của họ được tăng lên đáng kể. Sau khi đất nước được mở cửa,
việc tiếp cận những hiểu biết về văn hóa, nhân khẩu học, mức sống và nhu cầu của
người dân địa phương dễ dàng hơn.
Về phía Pepsi nhận thấy được sự đổi mới của công nghệ phát triển không
ngừng và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Lại nhận thấy Việt Nam là một thị
trường tiềm năng và xâm nhập vào lúc này bằng hình thức liên doanh là một chiến
lược tối ưu. Nó có thể giúp cho Pepsi tiếp cận thị trường Việt Nam một cách thuận

tiện hơn; tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn do cuộc sống ổn định và người dân có nhu
cầu tận hưởng hơn làm cho sức mua tăng lên; làm cho chi phí hoạt động phát triển ở
giai đoạn khó khăn ban đầu được giảm xuống; đồng thời Pepsi có thể dễ dàng được
chấp nhận về mặt chính trị.


Sau khi đã nắm bắt được giai đoạn phát triển này, Pepsi quyết định chính
thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng hình thức liên doanh. Ngày 24/12/1991
– Cơng ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP. Co và
Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%. Với mức giá rẻ và uy tín rất
lớn ở thị trường thế giới, Pepsi đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường đầy tiềm
năng này và đánh bật các đối thủ để giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nước giải
khát ở Việt Nam. Với những thuận lợi ban đầu, một năm sau đó, Pepsi đã xây dựng
và khánh thành nhà máy Hóc Mơn tại Việt Nam. Đây chính là tiền đề để Pepsi mở
rộng việc kinh doanh nước giải khát ở thị trường Việt Nam.

4.2. Giai đoạn 1998 - 2012
Mở đầu cho thời kỳ tăng trưởng vượt bậc này phải kể đến sự thay đổi về cấu
trúc vốn. Theo đó cơ cấu vốn được thay đổi với sở hữu 100% thuộc về PepsiCo. Việc
mua lại toàn bộ để sở hữu hoàn toàn đã giúp PepsiCo khắc phục được những bất lợi mà
cơng ty liên doanh đem lại. Từ đó Pepsi có khả năng thực hiện việc phối hợp chiến
lược toàn cầu một cách tốt nhất, làm giảm đáng kể chi phí nhờ tính kinh tế theo quy
mơ, đồng thời bảo vệ được công nghệ bởi không phải chia sẻ kinh nghiệm và cơng
nghệ tiên tiến của mình với một cơng ty khác như hình thức liên doanh. Cơng ty tăng
khả năng đạt được lợi thế kinh tế địa điểm riêng nhờ việc sử dụng các nguồn lực và tài
sản sẵn có mà khơng mất nhiều chi phí đầu tư. Tuy nhiên, Pepsi vẫn phải đối mặt với
một số khó khăn là rủi ro khi thực hiện chiến lược này sẽ cao vì cơng ty sẽ chịu trách
nhiệm hồn tồn về tất cả các công đoạn sản xuất và điều hành và sẽ dẫn đến chi phí
cao.
Vào các năm tiếp theo để mở rộng quy mơ kinh doanh của mình, Pepsico liên

tục thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập, mở rộng địa bàn, nhà xưởng sản xuất,
chỉ trong một thời gian ngắn, PepsiCo đã có thêm 4 nhà máy ở Bắc Ninh, Cần Thơ,
Quảng Nam và Đồng Nai. Trong 3 năm (2002, 2003, 2004), mức tăng trưởng của
PepsiCo Việt Nam đạt mức trên 20%, tăng gấp 3 lần so với mức trung bình ngành.
Đáng chú ý nhất là vào năm 2006, công ty đã mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về
thực phẩm với sản phẩm snack Poca được người tiêu dùng, và giới trẻ ưa chuộng. Sở
dĩ Pepsi quyết định kinh doanh thêm mặt hàng Snack Poca là bởi ở Việt Nam, dân số
trẻ chiếm tỷ lệ cao trong tháp dân số, đồng thời, nhu cầu thức ăn nhanh dành cho giới
trẻ chưa được khai thác nhiều ở thời điểm này. Vì thế, ngay từ khi tung ra thị trường,
Poca đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ người tiêu dùng. Đến năm 2009, nhận
thấy tầm quan trọng của nguồn cung nguyên vật liệu, công ty đã mở rộng thêm vùng
sản xuất tại Lâm Đồng để đảm bảo đầu vào của quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí


bằng cách tạo quy trình khép kín. Khi theo dõi kĩ tiến trình phát triển của PepsiCo
trong giai đoạn này, chúng ta dễ dàng nhận ra yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành
cơng của tập đồn đó là không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm đồ uống
mới, từ sản phẩm nước giải khát có ga đơn thuần cho đến những sản phẩm khơng có ga
cải tiến như: trà xanh lipton, sữa đậu nành, twister dứa,... giúp khách hàng có nhiều sự
lựa chọn và khơng bị nhàm chán với một vài những hương vị quen thuộc.
Bên cạnh đó, việc liên doanh, mua lại hay sáp nhập với các tập đoàn lớn trên
thế giới vào đúng thời điểm đã giúp công ty mở rộng quy mô kinh doanh của mình,
tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường, có thêm nhiều lợi thế về vốn, cơng nghệ và
nguồn nhân lực.

4.3. Giai đoạn 2013 đến nay
Liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã được
thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. Trong đó Suntory chiếm
51% và PepsiCo chiếm 49% cổ phần với sự ra mắt của hai sản phẩm mới là trà
Olong Tea+ Plus và Moutain Dew. PepsiCo đã trở lại với chiến lược thâm nhập như

lúc mới vào thị trường Việt Nam - thành lập công ty liên doanh, nhưng việc thực
hiện chiến lược này khác hẳn với chiến lược mở công ty liên doanh của PepsiCo vào
những năm 1994.
Công ty Suntory Holdings Limited - công ty nước giải khát và nước uống bổ
dưỡng lớn trên thế giới có trụ sở tại Nhật Bản - đã tiến hành thiết lập liên doanh
chiến lược tại Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam lúc bấy giờ, PepsiCo đã là một
trong những nhãn hiệu nước giải khát hàng đầu, nên việc thiết lập liên minh chiến
lược giữa hai ông lớn

trong ngành sẽ đem lại sức tăng trưởng mới cho cả PepsiCo và Suntory, đồng thời
nâng cao vị thế mà PepsiCo đã đạt được.
Liên minh Suntory - PepsiCo đã thành công ở rất nhiều ở những thị trường
nước giải khát lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, New Zealand…, và tại Việt Nam,
PepsiCo là một thương hiệu lớn ở Việt Nam với năm nhà máy được xây dựng, các
dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế, do đó việc liên minh sẽ giúp khai
thác hết những tiềm năng của PepsiCo và Suntory.


Dựa vào bảng khảo sát, có thể thấy lý do người dân sử dụng nước giải khát,
trong đó lý do muốn bổ sung vitamin là chiếm cao nhất. Suntory là công ty chuyên về
sản xuất các loại nước giải khát bổ sung rất nhiều vitamin như các loại trà, nước ép…
Nên khi liên minh với Suntory đã giúp Pepsico Việt Nam tăng trưởng lợi nhuận thông
qua phát triển thêm các loại nước giải khát bổ sung vitamin được phân phối đồng thời
chung với những sản phẩm nước giải khát đã có thương hiệu trên thị trường của
Suntory như trà Oolong tea+, Sting,… Việc này cũng giúp PepsiCo giảm thiểu được
những rủi ro khi đầu tư mở rộng nhà máy để nâng cao khả năng sản xuất sản phẩm
nhằm đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước. PepsiCo chỉ nắm giữ 49%, khơng
phải là 50%-50% vì việc này giúp giảm tối thiểu rủi ro cho việc đầu tư xây dựng
nhưng vẫn giữ được quyền kiểm sốt cơng ty và bí quyết công nghệ. PepsiCo đang
hướng tới mở rộng phạm vi kinh doanh qua lĩnh vực thực phẩm do đó liên minh này

giúp PepsiCo chia sẻ được chi phí phát triển các sản phẩm mới này với Suntory, từ đó
có thể phát triển hoàn thiện và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc liên minh này vẫn tiềm ẩn
nhiều rủi ro cho PepsiCo, đó là việc dễ mất quyền bảo vệ cơng nghệ sản xuất của mình.
Liên minh sẽ giúp PepsiCo giảm được một đối thủ cạnh tranh lớn nhưng cũng phải bớt
đi thị phần kinh doanh của tập đoàn.


×