Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bằng lí luận và thực tiễn giáo dục Anh Chị hãy chứng tỏ rằng Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, từ đó cho ý kiến của mình về các quan điểm không có giáo dục, nhân cách không hình thành và phát triển; giỏ nhà ai qu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.36 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC KHÓA HỌC
MƠN HỌC: GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn:………DỖN NGỌC ANH………….
Học viên thực hiện:……NGUYỄN HỒNG NHUNG…………
Ngày/tháng/năm sinh:…………05/02/1989…………………...
Nơi sinh:………………………………………………………….
Lớp: Bồi dưỡng NVSP dành cho Giảng viên CĐ-ĐH K3.2021

Hà Nội – 2021
1


ĐỀ TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG ( MƠN SỚ 02)

Câu 1:Bằng lí luận và thực tiễn giáo dục Anh/ Chị hãy chứng tỏ rằng "Giáo
dục giữ vai trị chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách", từ đó
cho ý kiến của mình về các quan điểm "khơng có giáo dục, nhân cách khơng
hình thành và phát triển; giỏ nhà ai quai nhà ấy; ở bầu thì trịn, ở ống thì dài;
tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, vẽ hoặc viết lên đó cái gì là do nhà giáo dục
quyết định".

2


BÀI LÀM
I.


CÁC KHÁI NIỆM
1. NHÂN CÁCH LÀ GÌ?
- Theo Hà Thế Ngữ : Nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà mợt
cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và
giao lưu nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hố vật chất và tinh thần. Những
tḥc tính đó bao hàm các tḥc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất...
- Theo Phạm Minh Hạc: Nhân cách là tổ hợp các thái đợ, những đặc điểm,
những tḥc tính tâm lí riêng trong quan hệ hành đợng của từng người với thế
giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản
thân.
- Theo Phạm Viết Vượng: Nhân cách là bộ mặt tâm lí của mợt cá nhân với tổ
hợp các phẩm chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hợi, được xã
hợi thừa nhận.
- Tóm lại tất cả các tác giả trên đều thừa nhận nhân cách là cái của mỗi cá nhân
và nó được nảy sinh trong hoạt đợng và giao tiếp của mỗi cá nhân vì vậy có
thể định nghĩa nhân cách mợt cách ngắn gọn như sau:
- Theo Bách khoa Tồn thư Liên Xơ, nhân cách được thể hiện ở hai mặt:
+ Thứ nhất là con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt đợng
có ý thức.
+ Thứ hai là mợt hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hợi đặc trưng cho cá thể trở
thành một nhân cách.
Do cấu trúc nhân cách rất phức hợp nên một số nhà nghiên cứu giáo dục thường
nhấn mạnh đến các tḥc tính liên cá nhân (phản ánh mơì quan hệ đa dạng, phong
phú của cá nhân với cộng đồng, xã hội), các thuộc tính nợi cá nhân (phản ánh những
nét tính cách riêng, đợc đáo của c̣c sơng nợi tâm); các tḥc tính siêu cá nhân
(phản ánh những phẩm chất, năng lực sáng chói có ý nghĩa xã hợi, trỏ thành mợt
nhân cách bất tử).
Mặc dù các quan điểm, định nghĩa trên có khác nhau, xuất phát từ mục đích
nghiên cứu riêng, nhưng nhìn chung có sự thống nhất khi xem xét nhân cách, đó là:
- Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội được hình


thành và phát triển bằng hai con đưịng chủ yếu là hoạt đợng và giao lưu.
- Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt: Mặt tự nhiên và mặt

xã hợi, trong đó mặt xã hợi có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân
cách của mỗi con người.
- Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biến của

cá nhân mà nó thường xun vận đợng, biến đổi theo chuẩn mực, giá trị xã hợi. Vì
vậy, mọi cá nhân khơng chỉ phải thường xun giữ gìn, bảo vệ mà còn phải rèn
luyện, bồi dưỡng để nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn.
3


2. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH LÀ GÌ?
- Đứa bé mới sinh ra chưa biểu hiện được nhân cách. Nhân cách là

những tḥc tính tâm lí phản ánh bản chất xã hợi của mỗi cá nhân được hình thành
và phát triển trong hoạt đợng và giao lưu. Chính trong quá trình sống, tất yếu mỗi
con người phải hoạt động, giao lưu thông qua: lao động, học tập, vui chơi, giải trí
v.v... đã dần dần lĩnh hợi những kinh nghiệm mà nhân loại tích luỹ được trong các
loại hoạt đợng, từ đó biến thành “vốn sống” của cá nhân tuỳ theo mức độ, phạm vi
tham gia vào các hoạt đợng trong đời sống xã hợi. Đó chính là q trình hình thành
và phát triển nhân cách của mỗi con người
- Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi tổng thể các mặt: Thể

chất, tâm lí, xã hợi
+ Sự biến đổi về mặt thể chất:
Được biểu hiện ở : Sự biến đổi cơ thể con người theo đúng quy luật thể
chất; hình thành những phẩm chất vận đợng cần thiết và khả năng chịu đựng của cơ

thể trong những điều kiện tự nhiên khác nhau.
Sự biến đổi cơ thể con người theo đúng quy luật thể chất được biểu hiện ở
sự tăng chiều cao và trọng lượng một cách cân đối hài hoà, tỉ lệ các số đo vòng 1,
vòng 2, vòng 3 theo chuẩn đã quy định.
Những phẩm chất vận động cần thiết của cơ thể như nhanh nhẹn, bền bỉ,
dẻo dai và sự khéo léo của cơ thể.
Khả năng chịu đựng của cơ thể trong những điều kiện tự nhiên khác nhau
được biểu hiện ở sức chịu đựng và thích ứng của cơ thể khi điều kiện khí hậu thay
đổi như nắng cũng vậy, mưa cũng vậy, rét cũng vậy, dù trong điều kiện thời tiết nào
thì sức khoẻ của con người vẫn khơng thay đổi.
+ Sự biến đổi về mặt tâm lí:
Được biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong các quá trình tâm lí đặc biệt là
trong q trình nhận thức và được biểu hiện ở việc hình thành ở con người mợt số
tḥc tính tâm lí mới.
Ví dụ như con người từ chỗ nhìn được đến chỗ biết nhìn; nghe được đến
chỗ biết nghe, ngửi được đến chỗ biết ngửi, sờ được đến chỗ biết sờ và nếm được
đến chỗ biết nếm; từ chỗ không biết sử dụng các thao tác tư duy đến chỗ biết sử
dụng các thao tác tư duy. Từ chỗ khơng có xúc cảm đến chỗ có xúc cảm; Từ chỗ
khơng có tình cảm đến chỗ có tình cảm; từ chỗ không biết tưởng tượng đến chỗ biết
tưởng tượng...);
Đứa trẻ sinh ra nhìn được nhưng chưa biết nhìn, nghe được nhưng chưa
biết nghe, ngửi được nhưng chưa biết ngửi, sờ được nhưng chưa biết sờ và nếm
được nhưng chưa biết nếm; không biết sử dụng các thao tác tư duy. Đứa trẻ muốn
nhìn được, nghe được, ngửi được, sờ được, nếm được và biết sử dụng các thao tác
tư duy để lĩnh hợi khái niệm thì đứa trẻ phải học hay phải tham gia vào các hoạt
động và giao tiếp (hay nói cách khác là người lớn phải dạy cho trẻ). Đứa trẻ muốn
có xúc cảm, tình cản, có khả năng tưởng tượng và ghi nhớ... thì đứa trẻ phải tham
gia vào các hoạt động và giao tiếp (hay người lớn phải dạy cho trẻ em).
4



+ Sự biến đổi về mặt xã hội: Được biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong
mối quan hệ giữa con người và con người: Từ chỗ gét đến chỗ u, từ chỗ khơng
thích đến chỗ thích, từ chỗ không biết tôn trọng các thầy cô giáo đến chỗ biết tôn
trọng các thầy cô giáo; từ chỗ không biết lễ phép với người lớn đến chỗ biết lễ phép
với người lớn; từ chỗ không biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ đến chỗ biết hiếu thảo
với ông bà cha mẹ...
- Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là mợt q trình cải biến
toàn bợ các sức mạnh về thể chất và tinh thần cả về lượng và chất; có tính đến
đặc đỉểm của mỗi lứa tuổi; Sự tăng trưởng về lượng và sự biến đổi về chất không
chỉ diễn ra đối với các mặt thể chất, tâm lý và xã hợi do q trình hoạt động, giao
lưu trong cuộc sống của cá nhân, do tác đợng của hiện thực xung quanh mà cịn
diễn ra với cả những mầm mống, dấu hiệu được di truyền, hay có ngay từ khi
mới sinh (bẩm sinh).
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH
- Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu tác động mạnh của 3 yếu tố cơ bản
+ Di truyền bẩm sinh
+ Mơi trường
+ Giáo dục
II.
GIÁO DỤC GIỮ VAI TRỊ CHỦ ĐẠO ĐỚI VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Giáo dục định hướng cho sự phát triển nhân cách và dẫn dắt sự hình
thành và phát triển nhân cách theo định hướng đó.
- Nói như vậy thì khơng có giáo dục nhân cách vẫn hình thành và phát
triển miễn là đứa trẻ sinh ra phải được sống trong cợng đồng xã hợi loài người. Nếu
có giáo dục định hướng và dẫn dắt thì nhân cách được hình thành và phát triển đúng
hướng và nhanh đi đến kết quả. Nếu khơng có giáo dục định hướng và dẫn dắt thì
nhân cách hình thành và phát tiển khơng đúng hướng và nếu có đúng hướng thì lâu

đi đến kết quả.
- Với sự phát triển nhân cách giáo dục đi trước sự phát triển nhân cách
và kéo theo sự phát triển nhân cách.
2. Giáo dục có khả năng can thiệp vào những yếu tố khác có liên quan
đến sự hình thành và phát triển nhân cách góp phần làm cho những yếu tố đó giữ
được vị trí vai trị của nó đối với sự phát triển nhân cách, nhờ đó mà nhân cách con
người được hình thành và phát triển đúng hướng.
+ Với yếu tố bẩm sinh, di truyền
- Bẩm sinh là sự xuất hiện ở đứa trẻ một số khuyết tật ngay từ khi mới
sinh ra.
Ví dụ như đứa trẻ vừa sinh ra đã bị câm, đứa trẻ vừa sinh ra đã bị điếc;
đứa trẻ vừa sinh ra đã bị thiểu năng trí tuệ; đứa trẻ vừa sinh ra đã bị liệt đôi chân
hoặc đôi tay...
5


- Di truyền là sự truyền lại từ thế hệ trước sang thế hệ sau mợt số những
tḥc tính sinh học nhất định (màu mắt, màu tóc, màu da…)
Sinh lí học định nghĩa: Di truyền là sự tái tạo lại ở đứa trẻ mợt số tḥc
tính sinh học nhất định giống với ông bà, cha mẹ. Bố mẹ mắt đen thì con cũng mắt
đen, bố mẹ nắt nâu con cũng mắt nâu, bố mẹ da đen con cũng da đen, bố mẹ da
trắng con cũng da trắng... bố mẹ có khả năng về tốn học con thường cũng có khả
năng về tốn học, bố mẹ có khả năng về hợi họa thì thường con cũng có khả năng
về hợi họa...
Trong sự hình thành phát triển nhân cách yếu tố bảm sinh di truyền giữ
vai trò là tiền đề vật chất, nhưng nó chỉ giữ được vai trị này khi có sự can thiệp
của giáo dục.
Giáo dục can thiệp như sau:
- Giáo dục phát hiện ra những tư chất năng lực vốn có của con người và
xác định được khả năng và triển vọng của những tư chất năng lực đó, rồi giáo dục

tạo ra những môi trường tương ứng cho những tư chất năng lực vốn có đó được
hình thành và phát triển.
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học và bằng phương pháp quan sát
giáo viên (giáo dục) không chỉ phát hiện ra đứa trẻ có khả năng về tốn học, về ân
nhạc, về hội hoạ, về ngoại ngữ...mà giáo dục còn xác định được chiều hướng phát
triển của những tư chất và năng lực đó trong tương lai, rồi giáo dục tạo ra môi
trường tương ứng cho những tư chất năng lực đó được hình thành và phát triển.
Muốn phát triển khả năng tốn học phải tạo ra mơi trường toán học rồi đưa đứa trẻ
tham gia vào; muốn phát triển khả năng văn học thì giáo dục phải tạo ra môi trường
văn học rồi đưa đứa trẻ tham gia vào...
Hình thức trường chun lớp chọn là mợt trong những biện pháp để tạo
điều kiện cho những tư chất và năng lực mà học sinh được thừa hưởng ở ông bà,
cha mẹ được hình thành và phát triển và là biện pháp để bồi dưỡng tài năng cho đất
nước.
- Giáo dục khắc phục những khuyết tật của đứa trẻ bằng cách giáo dục
hình thànhn ở đứa trẻ khuyết tật khả năng mới hoặc phát triển khả năng khác vốn có
của đứa trẻ mà khơng bị mất đi ngay từ khi mới sinh ra để thay thế cho những khả
năng vốn có của đứa trẻ đã bị mất đi ngay từ khi mới sinh ra, nhờ đó mà trẻ em có
khuyết tật cũng có cơ hợi tiếp thu nền văn hóa xã hợi, có cơ hợi được hưởng nền
giáo dục như những trẻ em bình thường khác, và nhờ đó mà nhân cách trẻ em có
khuyết tật cũng được hình thành và phát triển đúng hướng như những trẻ em bình
thường khác.
Nhờ có sự van thiệp của giáo dục mà những trẻ em bị câm (mất đi khả
năng của ngôn ngữ nói) cũng giao tiếp được với nhau và giao tiếp với những người
khác bằng cách giáo dục hình thành cho trẻ em bị câm khả năng sử dụng ngôn ngữ
cơ thể (ngôn ngữ hành vi). Những trẻ em bị mù vẫn có thể đọc được sách bằng cách
giáo dục phát triển khả năng của xúc giác để trẻ em bị mù đọc được sách chữ nổi;
Nhờ có giáo dục mà những trẻ em bị mất đi đôi chân vẫn có điều kiện tiếp thu nền
6



văn hố xã hợi bằng phương pháp dạy học từ xa thông qua các phương tiện kĩ thuật
hiện đại...
- Giáo dục góp phần phát triển cơ thể đứa trẻ theo đúng quy luật của thể
chất; hình thành những phẩm chất vận đợng cần thiết và khả năng thích ứng của cơ
thể trong những điều kiện tự nhiên khác nhau bằng cách giáo dục tổ chức luyện tập
và rèn luyện thể dục thể thao theo những chương trình bài bản nhất đinh.
Để tăng chiều cao tập môn xà đơn xà kép; để tăng cơ bắp giảm chiều cao
tập môn nâng tạ; để có eo tập mơn lắc vịng...Vấn đề ở chỗ là phải tập theo mợt
chương trình bài bản và tập vào lúc nào kết hợp với chế độ ăn uống và điều này chí
có khi có sự can thiệp của giáo dục...
+ Với yếu tố môi trường
Môi trường là tất cả các điều kiện sống xung quanh con người bao gồm
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường xã hội được chia làm hai loại môi trường: môi trường xã hội
lớn và môi trường xã hội nhỏ.
Môi trường xã hội lớn là tất cả những điều kiện kinh tế chính trị văn hố
xã hợi khoa học và cơng nghệ của quốc gia, của khu vực và của thế giới.
Môi trường xã hội nhỏ là tất cả những điều kiện kinh tế chính trị văn hố
xã hợi khoa học và công nghệ của địa phương, của cộng đồng nơi ở và của gia đình.
Mơi trường xã hợi nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát
triển nhân cách, môi trường xã hội lớn gián tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách thơng qua mơi trường nhỏ vì chỉ những hoạt diễn ra trong mơi
trường xã hợi nhỏ học sinh (con người) mới có thể trực tiếp tham gia vào cịn những
hoạt đợng diễn ra trong môi trường xã hội lớn con người chỉ có thể gián tiếp tham
gia vào thơng qua mơi trường nhỏ.
Môi trường trong sự phát triển nhân cách giữ vai trị quan trọng vì mơi
trường tạo ra điều kiện và phương tiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách
đúng hướng. Mơi trường chỉ giữ được vai trị quan trọng khi có sự can thiệp của
giáo dục. Nếu khơng có sự can thiệp của giáo dục thì mơi trường cũng trở nên vô

nghĩa đối với sự phát triển đúng hướng của nhân cách.
Giáo dục can thiệp như sau:
- Giáo dục phát hiện ra những ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng
tiêu cực từ môi trường đến đứa trẻ rồi giáo dục tìm ra những biện pháp cần thiết để
tăng cường hoặc ngăn chặn, hạn chế những tác động từ môi trường đến đứa trẻ
(tăng cường những ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực).
Hàng ngày hàng giờ môi trường tác động đến con người, có những tác
đợng tích cực, có những tác đợng tiêu cực. Nhiệm vụ của giáo dục là phải phát hiện
ra đâu là ảnh hưởng tích cực để tăng cường ảnh hưởng của nó đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người, đâu là ảnh hưởng tiêu cực để tìm ra những biện
pháp để ngăn chặn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó bằng cách giúp con người
thấy được đâu là những hoạt đợng có ý nghĩa xã hợi có lợi cho sự hình thành và
7


phát triển nhân cách, kích lệ con người tự giác tích cực tham gia vào; đâu là những
hoạt đợng khơng có ý nghĩa xã hợi, bất lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách
để nói khơng với những hoạt đợng đó; bằng cách giáo dục tổ chức những hoạt đợng
và giao tiếp có ý nghĩa xã hợi và khích lệ học sinh tự giác tích cực tham gia vào
những hoạt đợng đó chống lại hiện tượng “nhàn cư vi bất thiện”
- Giáo dục tổ chức cho con người tham gia cải tạo môi trường xã hội biến
môi trường xã hội thành môi trường giáo dục bằng cách giúp học sinh ý thức được
và có ý thức nói khơng với các hoạt động không ý nghĩa xã hội, kiên quyết nói
khơng và bài xích các hoạt đợng khơng có ý nghĩa xã hội, kịp thời phát hiện ra các
hoạt đợng khơng có ý nghĩa xã hợi để báo cho các cơ quan chức năng giải tán các
hoạt động không ý nghĩa xã hợi đó; tun truyền giáo dục mọi người cùng tham gia
vào việc phòng chống các tệ nạn xã hợi, nói khơng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra
khỏi cộng đồng nơi ở, khỏi trường học...
+ Với hoạt động và giao tiếp cá nhân.

Trong sự phát triển nhân cách thì hoạt đợng và giao tiếp cá nhân giữ vai
trị quyết định.
- Với hoạt đợng:
Hoạt đợng là q trình con người tác đợng vào đối tượng kết quả là làm
cho đối tượng biến đổi (có thể thay đổi hình dạng kich thước có thể thay đổi vị trí
của nó trong khơng gian).
Hoạt đợngc của con người hiện nay được chia làm hai loại hoạt đợng đó
là hoạt động nhận thức và hoạt động thức tiễn
Hoạt động nhận thức là quá trình con người tiếp thu tri thức (Nợi tâm hố
tri thức hạy là q trình nhập tâm)
Hoạt đợng thực tiễn là qúa trình con người vận dụng tri thức vào thực tiễn
c̣c sống (là q trình xuất tâm hay ngoại tâm hoá tri thức)
Trong sự phát triển nhân cách hoạt động cùng với giao tiếp giữ vai trò
quyết định nhưng chỉ giữ được vai trò quyết định khi có sự can thiệp của giáo dục.
Vấn đề quan trọng của hoạt đợng là:
* Đợng cơ hoạt đợng.
Bất kì hoạt động nào cũng được thúc đẩy bới động cơ nào đấy vấn đề là
đợng cơ đó có ý nghĩa xã hợi hay khơng có ý nghĩa xã hợi. Đơng cơ hoạt động là
yếu tố thúc đẩy con người hoạt đợng. Con người chỉ hoạt đợng khi có đợng cơ hoạt
động.
* Phương pháp hoạt động.
Phương pháp hoạt động là yếu tố quyết điịnh đến sự thành công hay thất
bại của hoạt động. Phương pháp đúng cho ta kết quả đúng, phương pháp sai cho ta
kết quả sai. Chỉ khi hoạt đợng thành cơng thì hoạt đợng mới có ý nghĩa quyết định
đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo dục can thiệp vào hoạt động như sau:
+ Giáo dục hình thành ở con người đợng cơ hoạt đợng đúng đắn và
phương pháp hoạt động khoa học.
8



+ Giáo dục tổ chức những hoạt đợng có ý nghĩa xã hợi cho con người và
khích lệ con người tự giác tích cực tham gia vào hoạt đợng và giao tiếp.
- Với giao tiếp:
Giao tiếp thực chất cũng là mợt hoạt đợng của con người nhưng giao tiếp
có những đặc điểm đặc trưng sau đây:
+ Giao tiếp chỉ diễn ra giữa con người và con người
+ Trong giao tiếp con người vừa là chủ thể vừa là khách thể
+ Công cụ chủ yếu trong giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Trong giao tiếp xuất hiện một quy luật của nhân cách đó là quy luật liên
nhân cách.
Vấn đề quan trọng của giao tiếp là nhu cầu giao tiếp, giao tiếp chỉ diễn ra
khi con người có nhu cầu giao tiếp và muốn giao tiếp được kéo dài thì nhu cầu giao
tiếp phải được duy trì, muốn nhu cầu giao tiếp được duy trì thì trong giao tiếp phải
tạo nên những xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách giao tiếp cùng với hoạt đợng
giữ vai trị quyết định nhưng giao tiếp chỉ giữ vai trị quyết định khi có sự can thiệp
của giáo dục
Giáo dục can thiệp như sau:
+ Giáo dục hình thành ở con người nhu cầu giao tiếp và những xúc cản
tình cảm trong giao tiếp.
+ Giáo dục tổ chức giao tiếp cho con người và kích thích con người tích
cực tham gia vào giao tiếp...
Như vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách, mỗi nhân tố chỉ giữ vai trò nhất định. Trong giáo dục tuyệt đối hố sai lầm bất
kì nhân tố nào cũng dẫn đến sai lầm trong giáo dục. Do đó, giáo dục giữ vai trị vơ
cùng quan trọng, là yếu tố chủ đạo trong hình thành và phát triển nhân cách ở con
người.
III.


CÁC QUAN ĐIỂM
1. “ KHƠNG CĨ GIÁO DỤC, NHÂN CÁCH KHƠNG HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN ĐƯỢC”
- Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tới sự hình
thành và phát triển nhân cách.
- Giáo dục giữ vai trị chủ đạo đơì với q trình hình thành và phát triển
nhân cách, bởi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích
nhân cách lí tưỏng mà xã hợi đang u cầu. Ba lực lượng giáo dục là gia
đình, nhà trường và các đoàn thể xã hợi, trong đó nhà trường có vai trị, vị trí
vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện mục đích, nợi dung giáo dục bằng
các phương pháp khoa học có tác đợng mạnh nhất giúp cho học sinh hình
thành năng lực ngăn ngừa, đấu tranh vói những ảnh hưỏng tiêu cực từ mơi
trường hoặc di truyền bẩm sính. Giáo dục gia đinh được tiến hành sốm nhất
từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào địi, tạo nên những phẩm chất nhân cách
đầu tiên rất quan trọng làm nền tảng cho giáo dục nhà trường. Giáo dục xã
9


hội thông qua các đoàn thể, các tổ chức nhà nưỗc với thể chế chính trị, pháp
luật, văn hố đạo đức, góp phần thúc đẩy q trình phát triển nhân cách toàn
diện theo sự phát triển xã hội.
- Giáo dục khơng chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực
hiện quá trình đó đêh kết quả mong muốn.
- Giáo dục là những tác đợng tự giác có điểụ khiển, có thể mang lại
những tiên bộ mà các yếu tố đi truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh
không thể tạo ra được do tác đợng tự phát.
- Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất
lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hợi. Đó chính là kết
quả quan trọng của giáo dục lại đôi với trẻ em hư hoặc người phạm pháp.

- Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật
hoặc thiểu năng do bệnh tật, tai nạn hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra. Nhò có
sự can thiệp sốm, nhị có phương pháp giáo dục, rèn luyện đặc biệt cùng với
sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học có thể giúp cho người khuyết tật,
thiểu năng phục hồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức
năng khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà
nhập vào cuộc sống cộng đồng.
2. “ GIỎ NHÀ AI, QUAI NHÀ ẤY”
- Đây là quan điểm nói lên vai trị của yếu tố di truyền đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách
- Lí luận và thực tiễn đã khẳng định rằng những mầm mống, tư chất để
phát triển thành năng lực và phẩm chất về một lĩnh vực hoạt đợng nào đó
(Tốn học, Văn học, Nghệ thuật, Kiến trúc v.v...) mang tính bẩm sinh, di
truyền phản ánh sự kế thừa tài năng. Điềụ này thể hiện rõ ở một số gia
đình, xuất hiện liên tục người tài trong các thế hệ nối tiếp nhau. Tuy nhiên
di truyền, bẩm sinh chỉ là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển
tâm lí, nhân cách. Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát
triển. Những đứa trẻ có gen di truyền về mợt lĩnh vực hoạt đợng nào đó sẽ
sớm bợc lợ thiên hướng về lĩnh vực hoạt đợng đó. Song để trở thành mợt
tài năng cần phải có mơi trường thuận lợi và sự hoạt đợng tích cực của cá
nhân.
Trong q trình giáo dục thế hệ trẻ, chúng ta cần quan tâm đúng
mức tới yếu tố di truyền, bẩm sinh, đó là những mầm mống, tư chất sinh học
có vai trị, tiền đề phát triển mợt số phẩm chất, năng lực của nhân cách.
3. “ Ở BẦU THÌ TRỊN, Ở ỐNG THÌ DÀI”
- Quan điểm này thể hiện vai trị của yếu tố mơi trường tới sự hình thành
và phát triển nhân cách.
10



Mỗi một con người ngay từ khi mới sinh ra đã phải sống trong một môi
trường, hoàn cảnh nhất định, có thể gặp thuận lợi hoặc khó khăn đối với quá
trình phát triển thể chất, tinh thần cùa cá nhân. Môi trường tự nhiên và xã hội
với các điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, truyền thống văn
hoá, chuẩn mực đạo đức v.v... đã tác đợng mạnh mẽ. đến q trình hình thành và
phát triển đợng cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú v.v...
chiều hướng phát triển của cá nhân. Thông qua hoạt động và giao lưu trong môi
trường mà cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị xã hội loài người,
từng bước điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách của mình.
-

Tác đợng của mơi trưịng đối với sự phát triển của cá nhân là vô
cùng mạnh mẽ, phức tạp, có thể rất tốt hoặc rất xấu, có thể cùng chiều hay ngược
chiều, chủ yếu là theo con đưòng tự phát. Nó có mức đợ ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cực như thế nào, có được chấp nhận hay khơng trong q trình phát triển nhân
cách tuỳ tḥc phần lớn vào trình đợ được giáo dục, đó là ý thức, niềm tin, quan
điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt đợng, giao lưu góp phần cải biến mơi trưịng
của cá nhân.
4. “ TÂM HỒN TRẺ THƠ NHƯ TỜ GIẤY TRẮNG, VẼ HOẶC VIẾT LÊN
ĐĨ CÁI GÌ ĐỀU LÀ DO GIÁO DỤC QUYẾT ĐỊNH”
Giáo dục có vài trị chủ đạo trong hình thành và phát triển nhân cách, tuy
nhiên, giáo dục trong mỗi đợ tuổi có tầm quan trọng và phương thức khác nhau để
phù hợp với sự phát triển tâm-sinh lý của con người, phù hợp với bối cảnh xã hội
từng giai đoạn. Đối với những năm tháng đầu đời, giáo dục giữ vai trò quyết định và
định hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách trong tương lai.
Trong những ngày tháng đầu tiên khi mới sinh ra, sự giao tiếp của trẻ với
người lớn, với đồ vật xung quanh có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển
của trẻ. Chính nhờ sự giao tiếp này, người lớn đã dắt dẫn trẻ hình thành tình cảm,
thái độ, nhận thức về con ngưồi, đồ vật gần gũi xung quanh. Tất nhiên hoạt động
phản ánh và vận động của trẻ từ đơn giản, tự phát chuyển dần sang phức tạp hơn và

có phần tự giác khi trẻ ở tuổi biết nói. Nhờ sự biết đi, biết nói mà trẻ ngày càng mở
rộng phạm vi tiếp xúc, phát triển nhận thức đối với thế giới xung quanh và hình
thành “ý thức bản ngã”. Trẻ muốn tự lập hơn, thể hiện các động tác và hành vi theo
ý nghĩ riêng của mình trong các trị chơi học tập, trị chơi vận đợng v.v.
Giáo dục trong giai đoạn này địi hỏi phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
phải linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi đảm bảo cân đối
giữa chăm sóc và giáo dục.
- Gia đình là mơi trường giáo đục đầu tiên của trẻ, cần phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trưịng để thơng nhất cách chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học.
-

---HẾT---

11



×