Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã can thiệp động mạch vành tại viện tim mạch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.38 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HẠNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU CƠ TIM ĐÃ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH
TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH, 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HẠNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU CƠ TIM ĐÃ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH
TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Trường Sơn

NAM ĐỊNH, 2020




i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hồn thành chun đề
này.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp
tại Viện Tim Mạch - Bệnh viện Bạch Mai, đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin
bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Nguyễn Trường Sơn người Thầy kính mến đã dạy
dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn
bè đã ln bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em
vượt qua mọi khó khăn trong q trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Hạnh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân Tôi. Các số
liệu, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

Nếu có sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………........... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................
1.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................... 3

1.2.

Cơ sở thực tiễn. .................................................................................. 8

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIỬI QUYẾT ................................... 14

2.1 Một số thông tin về viện tim mạch Việt Nam ......................................... 14
2.2.

Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng


cho người bệnh nhồi máu cơ tim đã can thiệp động mạch vành tại Viện Tim
mạch Việt Nam ……………………………………………………………...14
Chương 3
3.1.

BÀN LUẬN.............................. Error! Bookmark not defined.

Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của người

bệnh …………………………………………………………..…………………...20
3.2.

Thực hành tự chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh ………………. 22

KẾT LUẬN …………………………………………………….………… 25
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC …………………………………………………………………….


iii


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACC

Trường môn tim mạch Mỹ


AHA

Hội tim mạch học Mỹ

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐMC

Động mạch chủ

ESC

Hội tim mạch học châu Âu

NB

Người bệnh

NMCT

Nhồi máu cơ tim

ST

Suy tim

THCS


Trung học cở sở

THPT

Trung học phổ thông

VHL

Van hai lá


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại mức độ suy tim theo NYHA ......... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 1.2: Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) .. Error! Bookmark
not defined.
Bảng 1.3: Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm .................. 9
Bảng 1.4: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim còn bù .... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 1.5: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim mất bù.... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.2: Số lần nằm viện và điều trị của từng người bệnh Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.3: Kiến thức của người bệnh về bệnh đang mắc ............................... 16
Bảng 3.4: Kiến thức chung về bệnh ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5: Kiến thức về thuốc điều trị ............. Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.6: Kiến thức về theo dõi cân nặng ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7: Kiến thức về chế độ luyện tập ........ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8: Kiến thức về chế độ ăn giảm muối của bệnh nhân suy tim ........... 17
Bảng 3.9: Kiến thức về chất lỏng cho người bệnh suy tim ............................ 18
Bảng 3.10: Điểm kiến thức của BN suy tim phân theo tuổi, giới, trình độ học
vấn và một số đắc điểm khác .................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.11: Thực hành theo dõi cân nặng ..................................................... 18
Bảng 3.12: Thực hành kiểm soát cân nặng .................................................. 19
Bảng 3.13: Thực hành chế độ luyện tập .......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.14: Mối liên quan điểm kiến thức chung và một số yếu tố ......... Error!
Bookmark not defined.


v

Bảng 3.15: Phân tích điểm kiến thức và một số yếu tố liên quan ........... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.16: Phân tích theo dõi cân nặng hàng ngày và các yếu tố liên quan
................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.17: Phân tích thực hiện chế độ giảm ăn muối hàng ngày và các yếu tố
liên quan .................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.18: Phân tích chế độ luyện tập thể dục hàng ngày và các yếu tố liên
quan ...........................................................................................................

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người bệnh dùng thuốc không theo quy định [45]. ... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ ăn hạn chế muối [45]......... 13
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ luyện tập [45]. ............ Error!

Bookmark not defined.
Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ người bệnh theo dõi cân nặng [45]. . Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ... Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.2: Nguồn truyền thơng tìm hiểu bệnh ........................................... 17
Biểu đồ 3.3: Kiến thức một số biện pháp tự điều trị...... Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3.4: Phân loại điểm kiến thức chung về suy tim .... Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.5: Thực hành ăn giảm muối hàng ngày ......................................... 19
Biểu đồ 3.6: Thực hành sử dụng thuốc ........... Error! Bookmark not defined.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, nguyên
nhân do tắc nghẽn một hay nhiều nhánh động mạch vành gây thiếu máu cơ tim
đột ngột. Hiện nay với nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt
là can thiệp ĐMV qua da đã cải thiện rõ rệt tiên lượng và tử vong của bệnh
[4],[5]. Tuy vậy đây vẫn là bệnh có nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.
Những bệnh nhân sống sót sau NMCT thường để lại di chứng suy tim và nguy
cơ các biến cố như tái nhồi máu, tái nhập viện do suy tim, rối loạn nhịp và đột
tử [6]. NMCT cũng là bệnh có chi phí điều trị cao trong giai đoạn cấp và cần
theo dõi điều trị liên tục lâu dài (suốt đời). NMCT là bệnh có ảnh hưởng đến
hoạt động thể lực, cũng như tinh thần và chất lượng cuộc sống nói chung của
người bệnh sau NMCT [7],[8].
Tại Việt Nam, NMCT cũng đang ngày càng gia tăng rõ rệt. Năm 2003,
theo thống kê của Viện Tim Mạch Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vào viện vì NMCT

cấp là 4,2% thì đến năm 2007 con số này là 9,1% và cho đến nay thì số bệnh
nhân NMCT hàng ngày phải nhập viện ngày một gia tăng [13],[14],[15].
Bên cạnh những tiến bộ gần đây trong điều trị các bệnh lý tim mạch bằng
các phương pháp y học (thuốc, ghép tim, cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim…),
việc điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc giúp cho tiên lượng của bệnh
nhân tim mạch có nhiều cải thiện (chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập luyện, chế độ
ăn, sự tuân thủ trong sử dụng thuốc…). Những kiến thức cơ bản về bệnh như:
nguyên nhân, hậu quả của bệnh, phân loại như thế nào, các triệu chứng của
bệnh, các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi như thế
nào là phù hợp cho từng giai đoạn của bệnh … sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành
vi tự chăm sóc của người bệnh. Từ đó quyết định đến sự tiến triển của bệnh đối
với mỗi người bệnh.


2

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành tự chăm
sóc của người bệnh suy tim. Ở Việt Nam mới chỉ có nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Huyền nhưng lại chỉ tập trung vào đối tượng người già tại bệnh viện đa
khoa trung ương Thái Nguyên [1]. Điều này khiến chúng tôi đặt câu hỏi: Vậy
việc chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh thì như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã can thiệp
động mạch vành tại Viện tim mạch Việt Nam”. Với hai mục tiêu cụ thể như
sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bệnh
nhân nhồi máu cơ tim đã can thiệp động mạch vành tại Viện tim mạch Việt Nam từ
tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020.
2. Đề xuất 1 số giải pháp để cải thiện kiến thức và thực hành về chăm sóc
dinh dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh nhồi máu cơ tim đã can thiệp động

mạch vành tại Viện tim mạch Việt Nam


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Định nghĩa nhồi máu cơ tim:
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả
của thiếu máu cục bộ cơ tim đột ngột và kéo dài do tắc một hoặc nhiều nhánh
ĐMV [19],[20].
NMCT được hiểu là do sự tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh
ĐMV để gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được tưới máu
bởi nhánh ĐMV đó. Cơ chế chủ yếu của NMCT cấp là do sự không ổn định và
nứt vỡ của mảng xơ vữa để gây ra hình thành huyết khối gây lấp tồn bộ lịng
mạch làm dừng đột ngột dịng máu đến ni dưỡng vùng cơ tim phía sau và
khá nhanh chóng dẫn đến hoại tử [19], [20].
1.1.2. Thực trạng bệnh nhồi máu cơ tim trên thế giới và việt nam
Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp đã là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở Mỹ và các nước châu Âu.Ước tính ở Mỹ có khoảng 1 triệu
bệnh nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT và khoảng 200.000 đến 300.000 bệnh
nhân tử vong hàng năm vì NMCT [20]. Ở Việt Nam,số bệnh nhân NMCT ngày
càng có xu hướng ra tăng nhanh chóng [21],[22]. Nếu như những năm 1950,
NMCT là bệnh hiếm gặp thì hiện nay hầu như ngày nào cũng gặp nhiều bệnh
nhân NMCT nhập viện(tại Viện Tim Mạch).Số bệnh nhân NMCT tại viện đã
tăng từ 2% (năm 2001) tới 7% (năm 2007) trong tổng số các bệnh nhân nhập
viện điều trị nội trú.Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị NMCT đã làm
giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do NMCT [14],[15]. Sự ra đời của đơn vị cấp cứu
mạch vành (CCU) đầu những năm 60,tiếp đến là các thuốc tiêu huyết khối

những năm 80 và hiện nay là can thiệp động mạch vành và những tiến bộ về


4

các thuốc phối hợp đã làm cho tỷ lệ tử vong do NMCT trên thế giới hiện nay
giảm xuống chỉ khoảng <7% so với trước đây là >30% [21].
1.1.3. Lâm sàng nhồi máu cơ tim
 Tiền sử: Bệnh nhân có thể có những cơn đau thắt ngực trước đó. Tuy
nhiên, bệnh nhân có thể khơng có các biểu hiện đau ngực.
 Các yếu tố nguy cơ gây NMCT bao gồm: tuổi cao, hút thuốc lá, tăng
huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
 Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng sau:


Đau ngực: hay gặp nhất, cảm giác đau sâu trong cơ thể với cảm giác đau
như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5–15 phút (khác
về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá
1 giờ. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc
biệt là tay trái.Cơn đau ngực kiểu mạch vành, tức giống cơn đau ngực trong
thể bệnh ĐTN như đã biết, nhưng khác biệt ở 3 điểm: Cường độ lớn hơn.
Kéo dài hơn (20 – 30 phút). Không giảm đi dù nghỉ tĩnh hoặc ngậm dưới
lưỡi Trinitrin.



Ngoài ra cịn có các triệu chứng phụ khác thường kèm theo như: hốt hoảng,
“cảm giác chết tới nơi”, hay kèm thêm một số dấu hiệu thần kinh tự chủ như
vã mồ hôi, tái nhợt da, lạnh đầu chi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt
nhọc, “khó thở”, tái nhợt, tim đập mạnh. Hồi hộp, trống ngực, kèm mạch

nhanh HA tăng của cường giao cảm hay gặp ở NMCT mặt trước. Mạch
chậm, HA hạ …của cường phế vị hay gặp ở NMCT mặt hoành (sau - dưới).



Nhưng 15 - 20% NMCT lại khơng có đau (NMCT thầm lặng), chỉ có mỗi
cảm giác “khó thở”, hoặc lú lẫn. Đó là trong số những bệnh nhân: cao tuổi,
tiểu đường, tăng huyết áp, hậu phẫu và những NMCT khởi đầu ngay bằng
biến chứng nặng như phù phổi cấp, sốc, rung thất …[20],[23].


5

 Thăm khám bệnh nhân nhồi máu cơ tim:
- Huyết áp: có thể tăng cao do hệ quả của việc tăng tiết catecholamine,
hoặc có thể giảm thấp trong trường hợp suy tim nặng, shock tim.
- Mạch: có thể rất chậm hoặc rất nhanh.
- Tiếng tim: T1, T2 thường nhỏ, có thể có T3, T4, âm thổi cuối tâm thu
ngắn. Âm thổi có thể nghe được ở mỏm tim.
- Tĩnh mạch cổ nổi: có thể thấy nếu nhồi máu cơ tim thất phải.
- Nhiệt độ: thường tăng, khoảng 38oC trong tuần đầu.
- Rale phổi: có thể có rale ẩm đáy phổi… [20],[24].
1.1.4. Chấn đoán nhồi máu cơ tim
1.1.4.1 Chẩn đoán xác định bệnh nhồi máu cơ tim theo tiêu chuẩn của tổ chức
y tế thế giới (WHO) năm 1979: khi có ít nhất hai trong ba tiêu chuẩn sau:
1. Đau ngực kéo dài kiểu mạch vành: Đặc điểm giống cơ đau thắt ngực
nhưng cường độ nặng hơn, thời gian kéo dài hơn (thường hơn 20 phút)
và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin.
2. Thay đổi điện tâm đồ biểu hiện thiếu máu cục bộ hoặc hoại tử (cách nhau
vài tiếng)

3. Các marker sinh học đặc hiệu cơ tim hoại tử biến đổi điển hình …
[20],[24].
1.1.4.2 Định nghĩa tồn cầu về nhồi máu cơ tim năm 2012
Nhồi máu cơ tim được định nghĩa là có sự tăng và / hoặc giảm marker
sinh học cơ tim ít nhất ở giới hạn trên 99% bách phân vị của nó và kèm theo ít
nhất một trong số các đặc điểm sau:
-Có cơn đau ngực điển hình trên lâm sàng.
-Thay đổi điện tâm đồ điển hình.
-Rối loạn vận động vùng do thiếu máu cơ tim mới xảy ra được phát hiện
bằng các biện pháp chẩn đốn hình ảnh (siêu âm tim,MRI…).


6

-Có bằng chứng huyết khối trong động mạch vành trên phim chụp ĐMV
qua đường ống thông hoặc bằng chứng mổ tử thi [5],[20].
1.1.5. Điều trị nhồi máu cơ tim
Bệnh ĐMV là bệnh có thể gây ra các hậu quả thiếu máu cơ tim mạn
tính với các triệu chứng như đau thắt ngực, suy tim, và thiếu máu cơ tim cấp
tính như tình trạng NMCT cấp. NMCT cấp là một tình trạng bệnh lý trầm
trọng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, mục đích điều trị bệnh ĐMV là nhằm giảm
thiểu các triệu chứng do thiếu máu cơ tim gây ra (làm giảm hoặc hết hẳn các
cơn đau ngực, cải thiện tình trạng suy tim, cải thiện chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân) & giảm thiểu tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân ĐMV, có ba biện pháp
điều trị chính như sau [5],[20]:


Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc để giảm cơn đau thắt ngực và phòng ngừa
các biến cố cấp tính như NMCT, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV:
Điều trị bằng kháng tiểu cầu (Aspirin, clopidogrel), điều trị kháng đông

(Heparin), thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn bêta, thuốc giảm lipid
máu,... [5],[13],[21].



Điều trị can thiệp động mạch vành (PCI: Percutaneaous coronary
intervention): Dùng bóng nong rộng chỗ bị hẹp, dùng thiết bị cắt mảng xơ
vữa, dùng khung giá đỡ (stent) để ép mảng xơ vữa, để tái tạo lòng ĐM vành
[5],[20],[21].



Điều trị ngoại khoa: Điều trị phẫu thuật bắc cầu ĐMV (CABG): Dùng các
đoạn mạch máu khác bắc qua chỗ hẹp để làm giảm hậu quả do chỗ hẹp lòng
ĐMV gây ra [25],[26].
 Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của

tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim
của bệnh nhân sau can thiệp mạch vành mà có chế độ tập luyện nghỉ ngơi khác


7

nhau. Nói chung, người bệnh suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch
vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được hoạt động gắng sức
nặng. Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy
tim rất nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Trong
trường suy tim mà người bệnh phải nằm điều trị lâu ngày thì khi hồn cảnh cho
phép, nên khuyến khích người bệnh xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ

động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được
dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thường hay gặp ở
những người bệnh này
 Chế độ ăn giảm muối
Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm
thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hồn, từ đó gây tăng gánh nặng
cho tim.
Đối với người bệnh nhồi máu cơ tim sau can thiệp ĐMV có suy tim, tùy
từng trường hợp cụ thể mà ta có thể áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ
ăn gần như nhạt hoàn toàn:
 Chế độ ăn giảm muối: người bệnh chỉ được dùng < 3g muối NaCl/ngày,
tức là < 1,2g (50 mmol) Na+/ngày.
 Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: người bệnh chỉ được ăn < 1,2g muối
Nacl/ngày, tức là < 0,48g (20mmol) Na+/ngày.
 Hạn chế nước và dịch dùng cho người bệnh
 Ta cần hạn chế nước và dịch dùng cho người bệnh hàng ngày nhằm giảm
bớt khối lượng tuần hồn từ đó giảm bớt gánh nặng đối với tim.
 Nói chung chỉ nên dùng cho người bệnh khoảng 500 – 1.000ml lượng dịch
đưa vào cơ thể mỗi ngày.
 Thở oxy


8

Là biện pháp cần thiết trong nhiều trường hợp nhồi NMCT vì nó tăng cung
cấp thêm oxy cho các mơ, giảm bớt mức độ khó thở của người bệnh, tránh gắng
sức, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những người bệnh
thiếu oxy.
 Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác
 Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê…

 Giảm bớt cân nặng ở những người bệnh béo phì.
 Tránh các xúc cảm mạnh (Stress).
 Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, như: các
thuốc chẹn bê ta giao cảm …
 Tránh các thuốc giữ nước như corticoid.
 Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như nhiễm trùng,
rối loạn nhịp tim…
1.2. Cơ sở thực tiễn
NMCT một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người
khi mắc bệnh. Tuy nhiên, tình trạng các mạch máu và mô tim lại phụ thuộc
trực tiếp vào dinh dưỡng. Đồ ăn mỡ, nhiều muối, thiếu vitamin và các khống
chất có ích ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì lẽ đó, chế
độ dinh dưỡng sau nhồi máu cơ tim là rất quan trọng. Một chế độ dinh
dưỡng hợp lý sẽ góp phần giúp hồi phục sức khỏe của bệnh nhận sau cơn kịch
phát.
1.2.1. Những kiến thức về chế độ ăn hạn chế muối
Trong điều trị bệnh lý tim mạch có 3 khâu cơ bản [19]:
 Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù.
 Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.
 Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim.


9

Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn
nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim [20].
Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện
cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng.
Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước,
dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở

trong điều trị suy tim [21].
Những người tim mạch có thể cải thiện các triệu chứng của họ bằng cách
giảm lượng muối ăn (NaCl) trong chế độ ăn uống của họ. Muối ăn là một
khống chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ăn quá nhiều muối làm
cho cơ thể giữ hoặc giữ nước quá nhiều, làm xấu đi các chất lỏng tích tụ liên
quan đến suy tim [22], [23], [24].
Bảng 1.1: Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm
Thức ăn

Khối lượng

Protein
Thịt gà màu đỏ
100 g
Thịt gà màu trắng
100 g
Trứng
1 quả
Thịt lợn thăn
100 g
Sản Phẩm Từ Sữa
Sữa tươi nguyên chất
250 ml
Sữa không béo hoặc 1%
250 ml
Sữa chua
1 hộp
Rau quả và các loại nước ép rau
Cà rốt
1 quả vừa

Trái bơ
1/2 quả vừa
Dưa chuột
1/2 quả
Cà tím
1 quả
Rau diếp
1 lá
Rau quả và các loại nước ép rau

Muối miligam
87
77
162
65
120
125
115
25
10
1
2
2


10

Cà rốt
1 quả vừa
25

Trái bơ
1/2 quả vừa
10
Dưa chuột
1/2 quả
1
Cà tím
1 quả
2
Rau diếp
1 lá
2
Trái cây
Táo
1 quả vừa
1
Chuối
1 quả vừa
1
Trái cam
1 quả vừa
1
Thơng tin hàm lượng muối có chứa trong một số thực phẩm theo Paterna S
và cộng sự [25], Alsafwah S và cộng sự [26].
Ăn ít muối sẽ giúp kiểm sốt huyết áp và phù, cũng như giảm khó thở cho
những người bị suy tim. Người bệnh suy tim nên tiêu thụ không quá 2.000 mg
(2 gram) muối mỗi ngày, và ít hơn 1.500 mg nếu có thể [27], [28].
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim, cần kiêng
muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác
nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt) [21].

Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700 mg natri/ngày tương
đương 1-2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1g muối từ gạo và rau quả của
khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho 1g muối ăn
hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu.
Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày,
tương đương 2-3g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của
khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa
cà phê nước mắm/ngày.
Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg
natri/ngày. Lượng natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó
khi chế biến khẩu phần ăn cần chú ý: hoàn toàn khơng dùng muối, mì chính,


11

bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng,
khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (ăn ít). Điều cần nhớ là người bệnh tim
không nên ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối,
bánh mỳ) vì chứa nhiều muối.
Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định một trong ba chế độ
ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này
sang chế độ khác.
1.2.2. Những kiến thức về chế độ ăn hạn chế mỡ, tăng cường vitamin và
khoáng chất.
Giảm sử dụng các loại mỡ động vật đến mức tối thiểu, thậm chí loại bỏ hồn
tồn chúng ra khỏi khẩu phần ăn.
Sau nhồi máu cơ tim bổ sung nhiều hơn vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản
từ cá, tơm, sị biển và các loại khác.
Khi nấu ăn chỉ sử dụng dầu ăn thực vật (tốt hơn cả là dầu oliu); loại bỏ hoàn
toàn các loại bơ khi nấu nướng; tránh các thực đơn món ăn có chứa lượng

cholesterol.
Tăng sử dụng các chất xơ - hoa quả và các loại rau.
Nghiêm cấm sử dụng: trà và cà phê, sôcôla, các gia vị, rượu, bơ.
Tổng lượng calo của chế độ ăn không vượt quá 1.100KCal một ngày. Cần
tăng lượng hoa quả và các cây thuộc họ hòa thảo. Cho phép sử dụng muối
không quá 5g một ngày. Tăng tinh bột, giảm mỡ giúp bảo đảm cho bạn nhanh
chóng bình phục sau nhồi máu cơ tim.
Sau khi xuất viện chế độ ăn sẽ khơng cịn cần nghiêm ngặt nữa, tuy nhiên
trong khẩu phần ăn vẫn chỉ ít muối và mỡ. Sau khi bị nhồi máu cơ tim xuyên
thành chế độ ăn phải gồm 60% tinh bột và 30% protein.


12

Danh sách các thực phẩm được khuyến khích: táo và lê; hoa quả khô (táo
sấy, nho sấy); nước đun từ hoa tầm xuân; rau trộn; rau nghiền; cá không mỡ và
gà (nên sử dụng đồ luộc); gạo; pho mát (có thể kèm nho sấy và kem chua).
Tổng lượng calo ngày đêm cần tăng lên tới 2.200KCal, còn số bữa ăn
giảm xuống cịn 3-4 lần. Thực đơn các món súp chay cũng có thể có lợi.
Trước khi ngủ có thể uống một cốc sữa chua không đường. Bạn đừng
quên uống nước: bệnh nhân phải uống một lượng nước tương đương 3 cốc trở
lên. Ăn đồ hải sản trong giai đoạn sau nhồi máu rất có lợi cho hệ máu. Hải sản
chứa nhiều iod, sắt, đồng, canxi và coban, là các khoáng chất ảnh hưởng tốt đến
tình trạng của cơ tim và cơ thể không chỉ trong những ngay này mà cả suốt quá
trình sống.
Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp, cần chú tâm lượng nước cơ thể hấp thu:
lượng nước không vượt quá 1,5 lít (gồm cả nước canh, trà...).
Hãy nhớ rằng chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân phải phong phú. Càng
nhiều vitamin và các yếu tố vi lượng có lợi thì càng nhanh chóng bình phục
bệnh.

Bảng 0.2: Mẫu thực đơn cho người bệnh tim mạch
Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Sữa chua đậu tương Sữa chua đậu tương Sữa chua đậu tương
200ml (đậu tương 20g, 200ml, bánh mỳ 50g.
200ml, bánh mỳ 50g.
đường 20g), bánh mỳ
50g.

11 giờ

Cơm gạo tẻ 130g,
khoai tây hầm thịt bò
(khoai tây 100g, thịt bò
50g, dầu 5g), cam quả
200g.

16 giờ

Cơm gạo tẻ 120g, rau Cơm gạo tẻ 120g, giá Cơm gạo tẻ 120g, rau
cải trắng xào thịt bò xào (giá đổ 100g, thịt xào, cá om (cá đồng
(rau cải 100g, thịt b2 nạc 50g, dầu 10g), cá 150g, dầu 10g)

hấp nhạt 100g.

Cơm gạo tẻ 130g, bắp
cải xào 200g (dầu 5g),
thịt băm viên hấp (thịt
nạc 50g), chuối tiêu 2
quả.

Cơm gạo tẻ 130g, bí
xanh luộc bỏ nước 200g,
trứng đúc thịt rán (trứng
vịt ½ quả, thịt nạc 20g,
dầu 5g), cam quả 200g.


13

20g, dầu 10g), trứng ốp
lếp 1 quả.
20 giờ

Bánh quy hoặc bánh Bánh quy hoặc bánh Bánh quy hoặc bánh đậu
đậu 50g
đậu 50g
50g

1.2.3. Tình hình kiến thức và thực hành của người bệnh tim mạch trên thế
giới và tại Việt Nam.
Theo một nghiên cứu về bệnh nhân suy tim trên 15 quốc gia tồn cầu trong
đó có Việt Nam của nhóm nghiên cứu trường Linköping University [45], Thụy

Điển và cộng sự, trong 5.964 người bệnh tham gia nghiên cứu, với 22 cuộc thử
nghiệm tại 22 địa điểm khác nhau trên thế giới. Trong nghiên cứu, có 126 người
bệnh tim mạch Việt Nam tham gia. Kết quả cho thấy :
 Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỉ lệ người bệnh không tuân theo
chế độ ăn hạn chế muối thấp nhất với 22% (biểu đồ 1.2).

Biểu đồ 0.1: Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ ăn hạn chế muối [45].


14

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin về viện tim mạch Việt Nam
Viện tim mạch Việt Nam có 401 giường với 224 điều dưỡng chăm sóc
khoảng 6 000 bệnh nhân nội trú/ 1 năm. Ngồi việc chăm sóc phục vụ bệnh nhân,
tại Viện Tim Mạch Việt Nam cũng tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo lại, nhằm
chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng, giúp quá trình chăm sóc người và điều trị đạt hiệu
quả cao.
2.2. Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng
cho người bệnh nhồi máu cơ tim đã can thiệp động mạch vành tại Viện
Tim mạch Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm chung
Trong thời gian nghiên cứu từ 01/09/2020 đến 31/12/2020 có 200 bệnh
nhân nhồi máu cơ tim đủ tiêu chuẩn đã được nghiên cứu.
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên cứu.
Tuổi trung bình (năm)
Giới

Số lượng


Tỉ lệ %

(Tuổi thấp nhất- cao nhất)

Nam

143

72,5

64,6 ± 10,07
(40 – 86)

Nữ

57

28,5

70,9 ± 8,18
(46 – 89)

Chung

200

100

66,4 ± 9,97

(40 – 89)

p

< 0,001

Nhận xét:
Nam giới chiếm đa số 72,5%. Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên
cứu là 66,4 ± 9,97. Trong đó độ tuổi trung bình của bệnh nhân nam thấp hơn các


15

bệnh nhân nữ (64,6 ± 10,07 so với 70,9 ± 8,18) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi theo 2 giới của nhóm nghiên cứu
Nhận xét:
Đa số bệnh nhân > 60 tuổi. Tỷ lệ > 60 tuổi ở nhóm bệnh nhân nữ là 93%
cao hơn so với ở nhóm bệnh nhân nam (60,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05
Bảng 3.2. Một số đặc điểm xã hội của bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm

Số lượng

Tỉ lệ %

Thành thị

66


33

Nơi cư trú

Nơng thơn

134

67

Tình trạng
hơn nhân

Độc thân

9

4,5

Góa

16

8

Có vợ/chồng

175


87,5

Đại học

57

28,5

THPT

94

47

Dưới THPT

49

24,5

Có BHYT

199

99,5

Khơng BHYT

1


0,5

Khơng ảnh hưởng

95

47,5

Có ảnh hưởng

105

52,5

Trình độ
học vấn

Bảo hiểm
y tế
Kinh tế

Nhận xét:
Chủ yếu bệnh nhân sống ở nơng thơn. Đa số có gia đình. Phần lớn bệnh
nhân có trình độ trung học phổ thơng trở lên (75,5 %). Hầu hết các bệnh nhân đều
tham gia BHYT (99,5%).
Bảng 3.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân nghiên cứu


×