Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng nhận thức và khả năng xử lý sốc phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ đầu năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.15 KB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ HOA

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ KHẢ NĂNG XỬ LÝ SỐC PHẢN VỆ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ ĐẦU NĂM 2017

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Nam Định- 2017
1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ HOA

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ KHẢ NĂNG XỬ LÝ SỐC PHẢN VỆ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ ĐẦU NĂM 2017

CHUYÊN NGÀNH: NỘI NGƯỜI LỚN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH

Nam Định, 2017


I


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, gia đình và bạn bè. Đến nay báo
cáo chun đề đã được hồn thành.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới:
TS Nguyễn Thị Minh Chính, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là
người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi
kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh phú Thọ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện để tơi có thể hồn thành tốt khóa học này.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè và tập thể lớp chuyên khoa cấp I khóa 4 nhũng người đã giành cho
tơi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.

II


MỤC LỤC
Trang phụ bìa .......................................................................................................... I
Lời cảm ơn ............................................................................................................. II

Danh mục chữ viết tắt ...........................................................................................III
Mục lục ............................................................................................................... IV
Danh mục bảng biểu .............................................................................................. V
Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
Mục tiêu khóa luận ................................................................................................. 2
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3
Các khái niệm sử dụng trong khóa luận ................................................................. 3
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................15
II. Liên hệ thực tiễn ..............................................................................................17
1. Thực trạng nhận thức của điều dưỡng lâm sàng khoa nội tổng hợp về phòng
chống sốc phản vệ .................................................................................................17
2. Các ưu và nhược điểm .......................................................................................19
3. Tồn tại và thách thức .........................................................................................20
III. Đề xuất các giải pháp .......................................................................................22
IV. Kết luận ..........................................................................................................23
Tài liệu tham khảo ................................................................................................24

III


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ



:


Cao đẳng

ĐDV

:

Điều dưỡng viên

ĐH

:

Đại học

NB

:

Người bệnh

NVYT

:

Nhân viên y tế

SPV

:


Sốc phản vệ

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

:

Thơng tư

WHO

:

Tổ chức y tế thể giới

IV


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Ngun nhân SPV
Hình 2. Bộ dụng cụ xử lý SPV
Hình 3. Xử trí sốc phản vệ
Hình 4. Cấp cứu SPV

V



ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính
mạng nếu khơng được chẩn đốn và điều trị kịp thời. Nó có thể xảy ra trong vịng
vài giây đến vài phút ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên như thuốc, thức ăn, nọc
côn trùng…
Những năm gần đây, vấn đề SPV ngày càng được quan tâm nhiều hơn và
người ta cũng nhận thấy tình trạng sốc phản vệ ngày càng gia tăng. Các loại dược
phẩm và thực phẩm có nguồn gốc từ hóa chất được sử dụng cho con người ngày
càng phổ biến gây nên các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nghiêm trọng
dẫn đến nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc. Trong lĩnh vực y tế nhiều loại thuốc
đưa vào cơ thể bằng bất cứ đường nào đều có thể gây phản vệ. Ở người có cơ địa dị
ứng thì sốc phản vệ có thể xẩy ra nhanh ngày sau khi mới dùng thuốc lần đầu, hoặc
sau dùng thuốc vài ba lần sau. Một người đã test nội bì âm tính nhưng vẫn có thể bị
sốc phản vệ khi dùng thuốc do những lần dùng tiếp theo[9]
Ở nước ta cũng vậy, cùng với sự phát triển của các nghành cơng nghiệp hóa
mỹ phẩm, dược phẩm và tình trạng ơ nhiễm mơi trường là sự gia tăng tình trạng dị
ứng trong đó có sốc phản vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường hợp tử vong
đáng tiếc. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do sự lạm dụng thuốc, hóa
mỹ phẩm của người dân, sự hiểu biết chưa đầy đủ về sốc phản vệ của nhân viên y
tế. Đó là khó khăn của ngành y tế mà người thầy thuốc, người bệnh, gia đình người
bệnh và tồn xã hội nên quan tâm.
Xét trong từng hồn cảnh cụ thể chúng ta khơng thể phủ nhận vai trò to lớn
của những nhân viên y tế, người giành giật từng hy vọng sống cho người bệnh
không may bị sốc phản vệ. ĐDV thường xuyên gần gũi, cận kề người bệnh hơn cả,
dễ dàng phát hiện những diến biến bất thường, và những xử trí ban đầu không tốt sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và chất lượng điều trị.
Vì thế các tai biến và tử vong do sốc phản vệ có thể được giảm thiểu khi thầy
thuốc nói chung và điều dưỡng nói riêng có đầy đủ kiến thức về sốc phản vệ như:

Hiểu được những nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, khai thác kỹ tiền sử dị ứng của
người bệnh, chỉ định thuốc thận trọng, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu…

VI


Để phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, tử vong do sốc phản vệ gây ra. Bộ
y tế đã có thơng tư số 08/1999_ TT_ BYT ngày 01/05/1999 Hướng dẫn phòng và
cấp cứu sốc phản vệ.
Theo một báo cáo nghiên cứu của Trần Thị Lý cùng cộng sự năm 2012 về
khả năng nhận thức của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, kết quả cho
thấy kiến thức của điều dưỡng cịn nhiều hạn chế, khơng đồng đều.Tỷ lệ điều dưỡng
hiểu sai về nguyên nhân chiếm 12,2%, trong đó nhóm nội là 2%, nhóm ngoại và
chuyên khoa lẻ là 20%. Trả lời sai về 1 số triệu chứng cả ba nhóm là 7,7%, điều
dưỡng có tuổi từ 22- 29 và số có tay nghề < 5 năm chiếm 68,6%. Trả lời sai về
phịng chống sốc trung bình là 9,6% loại này chủ yếu gặp ở điều dưỡng trung học
và nhóm chuyên khoa lẻ. Kể từ đó tới nay sự tác động của các phòng ban liên quan,
vẫn chưa thể hiện được sự quan tâm tới vấn đề này theo đúng nghĩa. Và hiện nay
điều dưỡng khoa Nội tổng hợp của bệnh viện vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong
nhận thức về xử trí sốc phản vệ.
Do đó chúng tôi tiến hành viết chuyên đề: “Thực trạng nhận thức và khả
năng xử lý sốc phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ đầu năm 2017” nhằm đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của
điều dưỡng trong phòng chống sốc để giúp cho Ban Giám đốc bệnh viện, lãnh đạo
khoa phòng nắm được một cách tổng quát nhất thực trạng về kiến thức phòng chống
sốc của điều dưỡng, từ đó có kể hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chẩn đốn,
sử trí cấp cứu và phịng chống sốc. Chuyên đề được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Mô tả nhận thức và thực trạng xử lý của điều dưỡng khoa Nội tổng hợp
bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ về sốc phản vệ
2. Đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xử lý sốc phản vệ

của điều dưỡng khoa Nội tổng hợp bệnh viên đa khoa tỉnh Phú Thọ

VII


Hình 4. Cấp cứu sốc phản vệ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đại cương sốc phản vệ
1.1.1. Khái niệm sốc phản vệ
Sốc phản vệ đã được mô tả từ rất lâu trong các văn tự cổ của Trung Quốc và
Hi Lạp, chủ yếu liên quan đến thức ăn, gọi là “ đặc ứng”. Trải qua nhiều năm đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu được thực hiện. Nhưng mãi đến năm 1902, khi giáo
sư sinh lý học Charles Richat và cộng sự Paul Portier tiến hành tiêm độc tố của
actini vào dưới da của chú chó Neptune đến lần thức ba, chó xuất hiện tình trạng:
khó thở, nơn, ỉa đái bừa bãi và mất sau 25 phút. Richet đặt tên cho hiện tượng này là
sốc phản vệ (anaphylaxis). Từ đó, thuật ngữ sốc phản vệ được sử dụng rộng rãi trên
toàn thế giới.
Sốc phản vệ bao gồm anaphylactic shock và anphylactoid shock, là một hội
chứng lâm sàng dễ nhận biết bởi sự xuất hiện đột ngột tăng tính thấm thành mạch
và sự nhậy cảm quá mức ở phế quản[3]
1.1.2. Nguyên nhân gây SPV[1;5]
Có nhiều nhóm nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là
thuốc, thức ăn, nọc côn trùng. Thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất. Theo một
nghiên cứu ở Australia trong 105 trường hợp sốc phản vệ không do thức ăn thì có
64 trường hợp do thuốc . Mọi loại thuốc đều có thể gây ra sốc phản vệ kể cả những
thuốc điều trị dị ứng nhưng hay gặp nhất là kháng sinh, thuốc chống viêm giảm đau
không steroid, thuốc gây tê, gây mê, dịch truyền, các loại thuốc cản quang có iot,

VIII



thuốc chống nấm. Tất cả các đường đưa thuốc vào cơ thể: bơi ngồi da, uống, tiêm
dưới da, tiêm bắp, truyền tĩnh mạch, đặt âm đạo, thuốc nhỏ mắt đều có thể gây ra
sốc phản vệ dù với liều rất nhỏ. Sốc phản vệ do thức ăn hay gặp do trứng, lạc, sữa,
cá, tơm, cua, ba ba.
Trong vịng 11 năm từ năm 1994 đến năm 2005, ở Australia có 5007 ca nhập
viện sốc phản vệ do thức ăn. Dị ứng thức ăn hay gặp ở trẻ em hơn người lớn. Thức
ăn khơng những đóng vai trị là dị ngun gây ra sốc phản vệ mà còn là cofactor
gây ra sốc phản vệ. Trong sốc phản vệ do luyện tập, thức ăn là yếu tố nguy cơ hay
gặp nhất. Loại thức ăn hay gặp là lúa mì, một số gia vị, thủy hải sản. Sốc phản vệ do
luyện tập liên quan đến thức ăn thường xảy ra trong vòng 2-4h sau khi ăn. Sự phối
hợp giữa thức ăn và luyện tập có thể gây ra sốc phản vệ, nhưng nểu chỉ ăn thức ăn
trên hoặc chỉ luyện tập thì có thể khơng có triệu chứng SPV. Ngun nhân gây dị
ứng ở trẻ em thường là đậu phộng, thủy hải sản Theo nghiên cứu của Kanny G và
cộng sự năm 2001 tỷ lệ dị ứng thức ăn xấp xỉ 3,2%. Hơn thế nữa, trong nghiên cứu
này thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốc phản vệ . Một nguyên nhân hay
gặp nữa là nọc côn trùng như nọc ong đốt, rắn, bọ cạp cắn Sốc phản vệ được định
nghĩa là một phản ứng tồn thân nguy hiểm đến tính mạng và là một phản ứng dị
ứng nghiêm trọng, khởi phát nhanh có thể gây tử vong. Trên lâm sàng, sốc phản vệ
đặc trưng bởi tình trạng nổi ban đỏ, khó thở, hạ huyết áp, co thắt đường thở.
Trên thế giới, theo những dữ liệu công bố mới, tỷ lệ sốc phản vệ ngày càng
gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính, khoảng 1-2% dân số tồn thế giới có
ít nhất một lần sốc phản vệ trong đời, riêng Châu Âu là 4-5 trường hợp SPV/10.000
dân mỗi năm, ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân hàng năm.
Tỉ lệ tử vong của sốc phản vệ ước tính là 1% . Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra
SPV là thức ăn, nọc côn trùng và thuốc. Tần số chính xác của các loại nguyên nhân
phụ thuộc và tuổi, địa lý, sự tiếp xúc, nó cũng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu.
Trong một nghiên cứu lớn gần đây 601 bệnh nhân bị sốc phản vệ ở Mỹ có tới
22% nguyên nhân do thức ăn, 11% do thuốc. Penicilin và nọc côn trùng vẫn là

những nguyên nhân phổ biến nhất.
Thuốc cũng là nguyên nhân gây SPV hay gặp nhất. Trong đó, các thuốc hay
gặp phải kể đến kháng sinh, NSAIDs, radiocontrats, những thuốc sử dụng trong giai
đoạn hậu phẫu là hay gặp nhất .

IX


Nghiên cứu của Liew WK và cộng sự năm 2009 cho thấy tại Úc, thuốc
là nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong do SPV. Trong 105 trường hợp
SPV không do thức ăn thì có tới 64 trường hợp là do thuốc. Nhóm tuổi tử vong
cao nhất là từ 55 tuổi trở lên, với số lượng tương tự ở cả nam và nữ. Penicilline là
nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở các nhóm tuổi từ 60-74 tuổi, tử vong do
cephalosporin hay gặp ở nhóm từ 35 đến 74 tuổi.
Có khoảng 3019 trường hợp sốc phản vệ do thuốc nhập viện tại Australia từ
năm 1998 đến năm 2005. Nghiên cứu này cũng cho thấy, ở lứa tuổi trước dậy thì tỷ
lệ nam cao hơn nữ, ở nhóm >15 tuổi , tỷ lệ nữ cao hơn nam. Tỷ lệ nhập viện cao
nhất gặp ở nhóm tuổi 55 đến 84 tuổi (3,8/100.000)
Nghiên cứu ở Đức cũng cho thấy thuốc là nguyên nhân phổ biến gây SPV ở
người lớn. Trong nhóm này, kháng sinh và NSAIDs là nguyên nhân phổ biến nhất.
Thức ăn cũng là một nguyên nhân phổ biến gây SPV, tần số phụ thuộc
vào từng nghiên cứu từ 2-4%. Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều
hơn người trưởng thành. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ thường là
các loại hạt và cây của chúng. Koplin và cộng sự ghi nhận tỷ lệ nhập viện do
sốc phản vệ do thức ăn đang tăng lên trên phạm vi tồn cầu. Ví dụ, ở Australia, tỷ lệ
này được ghi nhận trong giai đoạn 2004-2005 là 6 ca/ 100.000 dân mỗi năm, tăng
3,5 lần so với 11 năm trước đó. Trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ nhập viện do sốc phản
vệ do thức ăn cao nhất (trung bình 9,4 ca/ 100.000 dân mỗi năm), tốc độ tăng của tỷ
lệ nhập viện theo thời gian cũng cao nhất ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ nhập viện do sốc
phản vệ do thuốc cũng tăng xấp xỉ 1,5 lần trong khoảng thời gian 8 năm, lên đến 2,6

ca/100.000 dân vào năm 2004-2005. Theo một nghiên cứu ở Đức, thức ăn là nguyên
nhân hàng đầu gây SPV ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây ra SPV
Nghiên cứu dân số ở Mỹ cho kết quả dị ứng với các loại hạt ở trẻ em tăng từ
0,4% năm 1997 đến 0,8 % năm 2002.
Ở Úc, trong vòng 8 năm từ năm 1997 đến năm 2005 có 112 trường hợp tử
vong do sốc phản vệ với thức ăn. Trong số đó có 7 trường hợp thuộc nhóm 5-35
tuổi. Trong tổng số 5007 ca sốc phản vệ với thức ăn nhập viện từ năm 1994 đến
năm 2005, có hai nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 0-4 tuổi và 15-29 tuổi.Vai trị của gới
phụ thuộc vào nhóm tuổi cũng được xác định: trong nhóm tuổi < 15 tuổi, tỷ lệ nam
cao hơn tỷ lệ nữ (1,5:1), ngược lại tr lệ nữa cao hơn nam (1,4:1) trong nhóm >15

X


tuổi. Cũng trong nghiên cứu này đã xác định các loại hạt là nguyên nhân phổ biến
nhất (23%) theo sau là cá (18%), trứng (9%), sữa (8%).
Tỷ lệ SPV do nọc côn trùng ở mỗi vùng địa lý khác nhau tùy thuộc vào khí
hậu của từng vùng. Ở Châu Âu tỷ lệ những phản ứng hệ thống do nọc côn trùng vào
khoảng từ 0,5-7,5% tùy từng vùng . Tỷ lệ sốc phản vệ được ghi nhận khoảng 0,6 –
42% các trường hợp và thường thấp ở trẻ em.
Trong những nghiên cứu dựa trên dân số mới nhất của sốc phản vệ do bất kỳ
nguyên nhân nào, SPV do nọc côn trùng chiếm khoảng 7,3-59% tổng số trường hợp
được báo cáo.
Tỷ lệ sốc phản vệ khác nhau giữa các nhóm nguyên nhân, từng lứa tuổi,
từng vùng. Thức ăn thường là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em, thanh thiếu
niên. Thuốc và nọc cơn trùng thường gặp ở lứa tuổi trung niên.
Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của
sốc phản vệ như: tuổi, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng kèm theo, tiền sử cá
nhân…Việc xác định những yếu tố này sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do SPV.
1.1.2.1. Danh mục các thuốc gây sốc phản vệ[4]

Sốc phản vệ và những tai biến do dị ứng thuốc xảy ra ngày một nhiều với
những hậu quả nghiêm trọng nhiều trường hợp tử vong. Các thuốc khi vào cơ thể
(đều là hapten) phải kết hợp với protein trong huyết thanh hoặc mơ mới trở thành dị
ngun hồn chỉnh có đặc tính kháng nguyên gây nên phản ứng phản vệ.
Các thuốc gây sốc phản vệ ngày càng nhiều, sau đây là những thuốc hay gặp:
Penicillin, Streptomycin, Ampicillin, Vancomycin, Amoxycillin, Chloramphenicol,
Cephalosporin, Tetracyclin Claforan, Trimazon Neomycin, Nevigram Kanamycin ,
Erythromycin Lincomycin, Polymycin B Gentamycin.
Các thuốc chống viêm không steroid: salicylat, colchicin, mofen,
indomethacin.
Các vitamin: vitamin C tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân gây sốc phản vệ hay
gặp ở nước ta, tiếp sau là vitamin B1, vitamin B12 dạng tiêm.
Các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan.
Thuốc gây tê: procain, novocain, lidocain, thiopental.
Thuốc cản quang có iôt: visotrat.
Các hormon: insulin, ACTH, vasopressin.

XI


Các loại vaccin, huyết thanh: vaccin phòng dại, phòng uốn ván, huyết thanh
kháng bạch cầu, uốn ván.
Các thuốc có phân tử lượng thấp: dextran, gamma globulin, dịch chiết phủ
tạng.
Các enzym: trypsin, chymotrypsin.
Các thuốc khác: visceralgin, aminazin, paracetamol, efferalgan-codein.

Hình 1. Nguyên nhân gây sốc phản vệ
1.1.3. Triệu chứng của sốc phản vệ[3]
Rất đa dạng, xuất hiện ở nhiều cơ quan. Các triệu chứng biểu hiện khác nhau

ở tùy từng bệnh nhân nhưng đều có đặc điểm chung xuất hiện nhanh trong vài phút
đến vài giờ. Có những bệnh nhân chỉ nổi ban đỏ, phù Quincke nhưng cũng có bệnh
nhân triệu chứng lâm sàng rầm rộ: khó thở, hạ huyết áp, có thắt thanh quản, đại tiểu
tiện không tự chủ, vật vã kích thích Nhiều yếu tố làm tăng mức độ nặng và tỷ lệ tử
vong của sốc phản vệ. Chúng bao gồm tuổi, giới, các bệnh kèm theo như hen phế
quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh mạn tính đường hô hấp, bệnh lý về
tim mạch, mastocytosis hoặc những rối loạn tế bào mast đơn dòng, bệnh dị
ứng nặng như viêm mũi dị ứng. Một số thuốc dùng đồng thời như thuốc chẹn
Beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển cũng làm tăng nguy cơ.

XII


Các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở một số cơ quan
1.1.3.1. Hệ hô hấp
Phù thanh hầu, dây thanh đới, phù khí quản, co thắt khí quản, phế quản, nghe
phổi có ran rít, ran ngáy giống như hen phế quản. Bệnh nhân thấy khó thở, ngạt,
tím, suy hơ hấp cấp, giảm thơng khí phế nang. Một vài trường hợp có thể có phù
phổi cấp do tổn thương tăng tính thấm thành mạch.
1.1.3.2. Hệ tuần hồn và huyết động
Tình trạng giãn mạch thường có sớm trong sốc phản vệ do hậu quả tác dụng
của các chất trung gian hoá học, giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch nhanh dẫn
đến giảm thể tích tuần hồn (thể tích máu tồn phần và thể tích huyết tương đều
giảm rõ rệt trong sốc phản vệ), nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, áp lực động mạch
giảm do giảm thể tích tống máu.
Sự thiếu ơxy máu, giảm thể tích tuần hồn dẫn đến toan máu và giảm co bóp
cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ. Vì thế cấp cứu giảm thể tích máu là một
yếu tố chính trong sốc phản vệ.
1.1.3.3. Thần kinh
Đau đầu, chóng mặt, run chân tay, lơ mơ, vật vã, nói lảm nhảm, co giật tồn

thân, có thể ngất xỉu hoặc hơn mê.
1.1.3.4. Tiêu hố
Các chất gây sốc phản vệ là thức ăn, hoa quả và thuốc uống, bệnh nhân đau
bụng dữ dội, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, đái ỉa không tự chủ, có khi chảy máu tiêu hố.
1.1.3.5. Ngồi da
Mày đay toàn thân, phù Quincke, hoặc ban đỏ ngứa.
1.1.3.6. Toàn thân
Có thể có sốt, vã mồ hơi, rét run, mệt lả v.v…
1.1.3.7. Triệu chứng khác:
Thay đổi vị giác: Cảm giác có vị kim loại trong miệng đau quặn, ra máu âm
đạo do co bóp tử cung ở phụ nữ
1.1.4. Chẩn đốn xác định sốc phản vệ[9]
• Tiền sử dị ứng

XIII


• Chẩn đoán xác định sốc phản vệ (Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốc phản
vệ của Hiệp hội Dị ứng thế giới năm 2011): Bệnh nhân được chẩn đốn sốc phản vệ
khi có một trong ba tiêu chuẩn sau:
1. Các triệu chứng xuất hiện cấp tính ( trong vài phút đến vài giờ) ở da, niêm
mạc hoặc cả hai (mày đay toàn thân, ngứa hoặc đỏ da, sưng mơi, lưỡi ) và ít nhất 1
trong 2 triệu chứng sau:
a. Triệu chứng hơ hấp (khó thở, thở rít, ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm
oxy máu)
b. Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (ngất, đại tiểu tiện khơng
tự chủ)
2. Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ
sau khi tiếp xúc với dị nguyên
a. Biểu hiện ở da- niêm mạc (mày đay toàn thân, ngứa, đỏ da, sưng mơi,

lưỡi)
b. Triệu chứng hơ hấp ( khó thở, thở rít, ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm
oxy máu )
c. Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (ngất, đại tiểu tiện không
tự chủ )
d. Các triệu chứng tiêu hóa kéo dài (đau quặn từng cơn, nôn)
3. Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên
mà người bệnh đã từng bị dị ứng:
a. Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu hoặc tụt HA tâm thu so với tuổi.
b. Người lớn: HA tâm thu < 90 mm Hg hoặc giảm 30% giá trị HA tâm thu.
* Lưu ý:
- Tụt huyết áp tâm thu ở trẻ em khi huyết áp tâm thu:
+ Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi: < 70 mmHg
+ Trẻ từ 1 tuổi đến 10 tuổi: < (70 mmHg + [ 2 x tuổi])
+ Trẻ từ 11 tuổi đến 17 tuổi: < 90mmHg
- Ở trẻ em hay gặp triệu chứng hô hấp hơn là tụt huyết áp hoặc sốc, và biểu hiện ban
đầu thường gặp nhịp tim nhanh hơn tụt huyết áp. Nhịp tim bình thường của trẻ theo
lứa tuổi:
+ Trẻ từ 1-2 tuổi: 80-140 lần/phút

XIV


+ Trẻ 3 tuổi: 80-120 lần/phút
+ Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 70-115 lần/phút.
1.1.5. Phân loại sốc phản vệ [5]
Sốc phản vệ được chia ra 3 mức độ diễn biến là nhẹ, trung bình và nặng
1.1.5.1. Diễn biến nhẹ
Với những triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, có thể có nổi mày đay,
mẩn ngứa, phù Quincke, nơn hoặc buồn nôn, đau bụng, đái ỉa khôg tự chủ, nhịp tim

nhanh, huyết áp tụt, khó thở.
1.1.5.2. Diễn biến trung bình
Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở,
co giật, đơi khi hơn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.
1.1.5.3. Diễn biến nặng
Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhống. Người bệnh
hơn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút,
hãn hữu kéo dài vài giờ.
1.1.6. Điều trị cơ bản sốc phản vệ
- Ngừng ngay tiếp xúc với nguyên nhân gây sốc nếu có thể (thuốc đang dùng
đường tiêm, truyền, uống, thuốc bơi)
- Nhanh chóng đánh giá tuần hồn, đường thở, nhịp thở, ý thức, da, cân nặng.
- Tiêm bắp epinephrine vào phần giữa –trước bên của đùi với liều 0,01mg/kg
dung dịch 1:1000 (1mg/ml) đến liều tối đa 0,5mg (người trưởng thành) hoặc 0,3
mg(trẻ nhỏ), có thể tiêm nhắc lại sau 5-15 phút nếu cần thiết, hầu hết bệnh nhân đáp
ứng sau 1 hoặc 2 liều.
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa hoặc tư thế thoải mái nếu có nơn hoặc tắc nghẽn
đường thở, kê cao chân.
- Các biện pháp khác:
+ Thở oxy mask 6-8l/phút
+Thiết lập đường truyền tĩnh mạch. Khi có chỉ định truyền nhanh 1-2l dung
dịch NaCl 0,9% (5-10ml/ kg trong 5-10 phút đầu tiên ở người trưởng thành, hoặc
10ml/kg ở trẻ nhỏ).
+ Tiến hành hồi sức tim – phổi khi cần thiết.

XV


- Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế cần theo dõi thường xuyên các thông

số: huyết áp, nhịp tim, chức năng cơ tim, độ bão hòa oxy trong máu, điện tâm đồ
- Một số thuốc khác:
- Dimedrol 10mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 ống ở người lớn, 1 ống ở
trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4 – 6 giờ. Cách dùng khác (theo tuổi):
+ Người lớn: Dimedrol 10mg x 2 ống
+ 6 tuổi – 12 tuổi: Dimedrol 10mg x 01 ống
+ Trẻ em < 6 tuổi: Dimedrol 10mg x ½ ống
- Solu – medrol (Methylrednisolon) lọ 40 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
02 lọ ở người lớn, 01 lọ ở trẻ em, có thể tiêm nhắc lại 4 – 6 giờ. Cách dùng khác
(theo tuổi).
+ Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 2 ống 40mg
+ Trẻ em 6 tuổi – 12 tuổi: 01 ống (40mg)
+ Trẻ em 6 tháng – 6 tuổi: 1/2 ống (20mg)
+ Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: ¼ ống (10mg)
 Cần Chú ý:
- Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin tiêm bắp theo phác đồ khi bác sĩ
khơng có mặt.
- Tùy theo điều kiện và chuyên khoa mà sử dụng các thuốc và phương tiện
cấp cứu hỗ trợ khác.
- Theo dõi bệnh nhân ít nhất 72h từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

XVI


Hình 3. Xử trí sốc phản vệ
1.1.7. Phịng chống sốc phản vệ[3]
1/ Hộp thuốc chống sốc phản vệ phải đảm bảo có sẵn tại các phịng khác,
buồng điều trị, xe tiêm và mọi nơi có dùng thuốc.
2/ Thầy thuốc, y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh cần nắm vững kiến thức và thực
hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ.

3/ Phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc và tiền sử dị ứng của người bệnh
trước khii kê đơn hoặc dùng thuốc (ghi vào bệnh án hoặc sổ khám bệnh).
4/ Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ dùng đường tiêm khi khơng
có thuốc hoặc người bệnh không thể dùng thuốc đường khác.
5/ Trường hợp đặc biệt cần dùng lại các thuốc đã gây dị ứng, vì là thuốc đặc
hiệu khơng có thuốc thay thế thì cần hội chẩn chuyên khoa Dị ứng để đánh giá tình
trạng dị ứng hoặc giảm mẫn cảm nhanh.
6/ Thầy thuốc phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi khi đã xác định được
thuốc hay dị nguyên gây dị ứng, nhắc nhở người bệnh mang theo thẻ này mỗi khi đi
khám, chữa bệnh.
7/ Cần tiến hành test da trước khi tiêm thuốc, vaccin nếu người bệnh có tiền
sử dị ứng thuốc, cơ địa dị ứng, nguy cơ mẫn cảm chéo…việc thử test da phải theo

XVII


đúng quy định kỹ thuật, phải có sẵn các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ. Nếu kết
quả test da (lẩy da hoặc trong da) dương tính thì lựa chọn thuốc thay thế.
8/ Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ cần được trang bị kiến thức dự phòng
sốc phản vệ và cách sử dụng bơm tiêm adrenalin tự động định liều nếu có.
9/ Đối với thuốc cản quang có thể điều trị dự phòng bằng glucorticoid và
kháng sinh histamin.
10. Liệu pháp miễn dịch là biện pháp hiệu quả trong dự phịng sốc phản vệ
do dị ứng cơn trùng và nọc độc…
1.1.7.1. Đảm bảo dùng thuốc an toàn
 Đúng thuốc: tên thuốc, hàm lượng, đường dùng, chất lượng thuốc, hạn sử
dụng.
 Đúng người bệnh: Đúng thông tin người bệnh
 Đúng liều
 Đúng đường dùng

 Đúng thời gian và tốc độ
 Đúng tiền sử và đánh giá
 Ghi chép đúng
 Cung cấp đúng thông tin, giáo dục đúng kiến thức
1.1.7.2. Kỹ thuật test phản ứng thuốc[9]
– Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh (penixilin hoặc Streptomycin) nồng độ
100.000 đơn vị /ml lên mặt da (1 gam Streptomycin tương đương 1 triệu đơn vị).
– Cách đó 3-4 cm nhỏ một giọt dung dịch muối sinh lý(Nacl 0,9%) làm
chứng.
– Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng một
kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 45o rồi lẩy nhẹ, khơng được
làm chảy máu. Sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả.
1.1.7.3. Đọc kết quả test thử phản ứng thuốc
Mức độ Ký hiệu - Biểu hiện
1. Âm tính – Giống như chứng âm tính
Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3mrn
2. Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5mm, ngứa, xung huyết

XVIII


3. Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 6-8mrn, ngứa, ban đỏ
4. Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 9-12mm, ngứa, chân giả
5. Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính >12mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả
Chú ý:
– Khơng dược làm test lẩy da khi người bệnh:
+ Đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mày đay, phù Quincke, hen phế
quản…)
+ Phụ nữ có thai.
– Trước khi làm test lẩy da, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc

phản vệ
1.1.7.4. Nội dung hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản
Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc
1. Adrenalin 1mg - 1ml: 02 ống
2. Nước cất 5ml: 04 ống
3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng 01 lần)
+ 10ml: 02 cái
+ 1ml: 02 cái
4.

Hydrocortisone

hemusuccinate

100mg

(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg: 02 ống)
5. Phương tiện khử trùng (Bông, băng, gạc, cồn)
6. Dây garo
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

XIX

hoặc

Methyprednisolon


Hình 2. Bộ dụng cụ xử lý sốc phản vệ tại chỗ


XX


2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Tình hình nghiên cứu về thực trạng nhận thức của điều dưỡng lâm sàng
đối với sốc phản vệ
Việt Nam: Năm 1999, Bộ Y tế đã ban hành Thơng tư 08/1999 hướng dẫn
phịng và xử trí SPV, giúp cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và điều trị loại tai
biến này. Tuy vậy cho đến nay, trong lĩnh vực y tế, việc dự báo sớm nhằm
ngăn ngừa các phản ứng dị ứng thuốc nói chung và sốc phản vệ nói riêng trong thực
tế cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, số lượng các trường hợp tử vong do sốc phản vệ
ngày càng tăng lên và được nhiều người quan tâm. Theo Gs. Nguyễn Năng An, dị
ứng thuốc chiếm tỷ lệ cao (hơn 8,5% dân số) tại nhiều địa phương. Trong đó, sốc
phản vệ chiếm khoảng 10% các ca dị ứng thuốc, có khoảng 10% tử vong do sốc
phản vệ.
Đề tài nghiên cứu của điều dưỡng Hoàng Văn Sáng thực hiện năm 2012 với
tên “ Mơ tả kiến thức của ĐD trong phịng chống SPV tại Bệnh viện 354”, anh đã
rút ra được một số kết luận sau:
SPV là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết bởi sự xuất hiện đột ngột tăng
tính thấm thành mạch và sự nhạy cảm quá mức ở phế quản: nguyên nhân của những
thay đổi này là do hoạt động của nhiều chất trung gian hóa học nội sinh được giải
phóng ngay sau khi yếu tố kích thích là yếu tố miễn dịch hay khơng miễn dịch xâm
nhập vào cơ thể.
Vì thế cần phải có một đội ngũ các bác sĩ cùng ĐD có kiến thức chuyên mơn
cao cùng các máy móc trang thiết bị để xử lí kịp thời các ca bệnh tránh các trường
hợp đáng tiếc xảy ra.
Qua nghiên cứu anh thấy đội ngũ ĐD của BV 354 đã nắm cơ bản tốt về
phòng chống sốc phản vệ, điều đó được chứng minh ở một số kết quả thống kê sau:
1. 100% ĐD đã nhận thức đúng nguyên nhân SPV là do thuốc.

2. 100% ĐD biết được triệu chứng sốc (Có cảm giác khác thường, mạch nhanh
nhỏ, HA tụt, khó bắt mạch)
3. 99% ĐD biết cách xử trí khi SPV xảy ra là ngừng ngay đường tiếp xúc với dị
nguyên và cho BN nằm tại chỗ.

XXI


4. 100% ĐD nhận thức được khi thực hiện kỹ thuận phải khai thác tiền xử dị
ứng và mang hộp chống sốc.
5. 78,4% ĐD ý thức được rằng cần tiêm Adrenaline để cấp cứu kịp thời người
bệnh khi bác sĩ khơng có mặt.
Tuy nhiên cịn một số ĐD chưa nhận thức được hết tầm quan trọng cơng tác
phịng chống sốc phản vệ, chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm, những tai biến dẫn đến
tử vong khi SPV xảy ra. Kiến thức của ĐD chưa đầy đủ và chính xác về lĩnh vực
phòng chống sốc phản vệ.
6. 46,4% ĐD cho rằng SPV khơng phải ngun nhân do hóa chất và thức ăn.
7. 68% ĐD chưa lắm được đường tiêm Adrenaline để cấp cứu người bệnh 30
8. 65% ĐD không nhớ thời gian tiêm Adrenaline
9. 64% ĐD không nhớ thời gian theo dõi HA
10. 67,2% ĐD hiểu sai nồng độ dung dịch kháng sinh khi test nảy ra và thời gian
đọc kết quả của test.
Cùng năm 2012 điều dưỡng Trần Thị Lý cùng cộng sự cũng thực hiện nghiên
cứu về thực trạng nhận thức của điều dưỡng về phòng chống sốc phản vệ tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú thọ. Chị cũng chỉ ra rằng:
Kiến thức của điều dưỡng về sốc phản vệ ở các khoa còn thiếu và chưa đồng
đều. Điều dưỡng khối nội có kiến thức vững hơn khối ngoại, nhất là điều dưỡng các
khoa hồi sức tích cực chống độc và khoa cấp cứu.
Tỷ lệ điều dưỡng hiểu sai về nguyên nhân chiếm 12,2%, trong đó nhóm nội là
2%, nhóm ngoại và chuyên khoa lẻ là 20%. Trả lời sai về 1 số triệu chứng cả ba

nhóm là 7,7%, điều dưỡng có tuổi từ 22- 29 và số có tay nghề < 5 năm chiếm
68,6%. Trả lời sai về phịng chống sốc trung bình là 9,6% loại này chủ yếu gặp ở
điều dưỡng trung học và nhóm chuyên khoa lẻ[7]

XXII


II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Thực trạng nhận thức của điều dưỡng lâm sàng khoa nơi tổng hợp về phịng
chống sốc phản vệ.
Bệnh viên đa khoa tỉnh Phú Thọ sau nhiều năm hoạt động cũng gặp nhiều
trường hợp sốc phản vệ dẫn đến tử vong rất đáng tiếc và Khoa nội tổng hợp cũng
từng chứng kiến nhiều trường hợp như thế.
Khoa nội tổng hợp là một trong những khoa lớn trong hệ thống khoa phòng
của Bệnh viện, cơ cấu bệnh tật của khoa đa dạng và phức tạp bao gồm: nội tiêu hóa,
nội hơ hấp, nội thần kinh, nội cơ xương khớp, và lão khoa. Mỗi năm điều trị khoảng
hơn 3400 lượt bệnh nhân. Đội ngũ y bác sỹ trẻ năng động, rất nhiệt tình và cởi mở.
Tinh thần làm việc hăng hái, thái độ phục vụ ân cần, niềm nở…nhất là đội ngũ điều
dưỡng viên.
1.1. Đặc điểm của điều dưỡng khoa Nội tổng hợp
Do đặc thù của ngành nên điều dưỡng là phái nữ chiếm số đông ≈ 70%. Số
điều dưỡng trong độ tuổi 22- 29 (mới tốt nghiệp về công tác) chiếm số đông 57,3%,
từ 30- 49 tuổi chiếm 40%, còn lại 2,7% ở độ tuổi > 50t. Trình độ điều dưỡng cao
đẳng là 71,5%, đại học 8,0% cịn lại 20,5% trình độ trung học. Trong số điều dưỡng
cơng tác tại khoa có 26,4% đối tượng có thâm niên công tác từ 5- 15 năm, > 15 năm
chiếm 6,2 %, cịn tới 64,7% đối tượng có thâm niên công tác < 5 năm- tỷ lệ này
đồng nghĩa với kinh nghiệm trong phịng chống sốc cịn ít dẫn tới kiến thức trong
phòng chống SPV phần nào còn hạn chế.
1.1.1. Kiến thức của điều dưỡng khoa nội tổng hợp về sốc phản vệ
1.1.1.1. Sự hiểu biết về nguyên nhân gây sốc

Cịn khá cao tỷ lệ điều dưỡng chưa có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân gây
sốc. Trả lời sai trong cả 4 nguyên nhân là 17,2%, do thuốc là 1,1%, do hóa chất
20,8%, do thức ăn 30%, do nguyên nhân khác là 16%. Trong đó có các mối liên
quan như sau:
Tuổi tác ảnh hưởng đến kết quả khảo sát: có 90% điều dưỡng ở lứa tuổi > 50;
79% điều dưỡng ở lứa tuổi 30 – 49 trả lời đúng. Chỉ có 60,5% điều dưỡng ở lứa tuổi
22 – 29 trả lời đúng.

XXIII


Về thâm niên cơng tác: có 95% điều dưỡng có thâm niên công tác từ > 15
năm; 91,8% điều dưỡng có thâm niên từ 5 – 15 năm trả lời đúng; trong khi chỉ có
75% điều dưỡng có thâm niên cơng tác từ < 5 năm.
Về trình độ: có 86,7% điều dưỡng đại học và 83,3% điều dưỡng cao đẳng và
chỉ có 72,7% điều dưỡng trung học có nhận thức đúng về nguyên nhân gây sốc.
Như vậy có thể nói tuổi tác, thâm niên cơng tác và trình độ học vấn ảnh
hưởng nhiều đến kiến thức và sự hiểu biết của người điều dưỡng
1.1.1.2. Sự hiểu biết một số triệu chứng đặc trưng của sốc phản vệ
Trung bình các đối tượng trả lời sai là 7,7% trong đó độ tuổi từ 22- 29 tuổi
và số có tay nghề < 5 năm chiếm số đông, Điều dưỡng trung học, cùng với số người
mới về công tác trả lời sai nhiều nhất. Cụ thể:
Về độ tuổi: 100% điều dưỡng ở lứa tuổi > 50; 98% điều dưỡng ở lứa tuổi 3049 trả lời đúng, chỉ có 88% điều dưỡng ở lứa tuổi 22 – 29 trả lời đúng.
Về thâm niên công tác: có 97% điều dưỡng thâm niên cơng tác từ 5 – 15 năm
, 95% điều dưỡng thâm niên công tác từ > 15 năm, chỉ có 86,1% điều dưỡng có
thâm niên cơng tác < 5 năm trả lời đúng.
Về trình độ: Hơn 90% điều dưỡng đại học và điều dưỡng cao đẳng trả lời
đúng. 82,2% điều dưỡng trung học có nhận thức đúng về triệu chứng sốc phản vệ.
Số điều dưỡng trả lời sai nhiều nhất các triệu chứng: đau đầu chóng mặt
có khi hơn mê là: 45%, khó thở kiểu hen phế quản là 40%, đau quặn bụng ỉa đái

khơng tự chủ là 7,5%
1.1.1.3. Về cách xử trí tại chỗ
Trung bình có 97,15% đối tượng trả lời đúng, 2,85% trả lời sai
Có đến 12,2% trả lời sai về cách xử trí xịt họng bằng Tebutaline, sabutamol.
Điều dưỡng đại học và những điều dưỡng có thâm niên cơng tác lâu năm trả lời ít
sai hơn cả. Cụ thể
Về tuổi tác: điều dưỡng độ tuổi từ 30 – 49 có câu trả lời đúng nhiều nhất
Về thâm niên cơng tác: có 95% điều dưỡng có thâm niên cơng tác từ > 15
năm ; 97% điều dưỡng có thâm niên cơng tác từ 5 – 15 năm trả lời đúng trong khi
đó chỉ có 75% điều dưỡng có thâm niên cơng tác từ < 5 năm trả lời đúng.
Về trình độ: 97,8% điều dưỡng cao đẳng và 93,2 % điều dưỡng đại học trả
lời đúng. Có 89% điều dưỡng trung cấp trả lời đúng.

XXIV


×