Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành công nghệ sinh học trường đại học bách khoa tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 76 trang )

i

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ THỊ THU TRANG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA
CỰU SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2012


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KIM LOAN

Cán bộ chấm nhận xét 1:
Cán bộ chấm nhận xét 2:

Khóa luận thạc sĩ được nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ


KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ngày… tháng…. năm 2012.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . .
.

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ THU TRANG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 08/02/1985

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MSHV : 09170806

Khoá (Năm trúng tuyển): 2009
1- TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH
VIÊN NGÀNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:
Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành
Cơng nghệ sinh học trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh thơng qua các
thơng tin về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành được đào tạo, mức thu nhập,
khả năng thăng tiến…
Xem xét mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp, kinh nghiệm làm thêm đã
tích lũy lúc học tại trường đại học và công việc đang đảm nhận của cựu sinh viên.
Đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đào tạo của trường, khoa.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05/12/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/04/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ KIM LOAN
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


iv

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Khoa Quản lý Công nghiệp
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt nhiều

kiến thức quý báu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến cơ Trần Thị Kim Loan, người
đã tận tình chỉ bảo cũng như truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi
trong suốt q trình thực hiện đề tài và giúp tơi hồn thành tốt khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô thuộc bộ môn Công nghệ sinh học và khoa
Cơng nghệ hóa học đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người bạn và gia đình đã hỗ trợ và động viên tơi
trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2012
Người thực hiện

Lê Thị Thu Trang


v

TĨM TẮT
Đề tài phân tích các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, mức thu
nhập, khả năng thăng tiến...nhằm mục đích cung cấp một bức tranh tổng quát về
tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học trường đại học
Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả xem xét mối quan hệ giữa hoạt
động làm thêm, kết quả xếp loại tốt nghiệp và việc làm hiện tại của các cựu sinh
viên. Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các
cựu sinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đào
tạo và các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường,
chuẩn bị đối mặt với việc tìm kiếm việc làm.
Đề tài này được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu sơ cấp về tình hình tốt nghiệp
và tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp đối với các cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ
sinh học tại trường, thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
trên 80 cựu sinh viên các khóa K2003, K2004, K2005 và K2006.

Từ kết quả khảo sát và thông tin phản hồi của các cựu sinh viên, tác giả trình bày
một số kiến nghị xoay quanh vấn đề nghề nghiệp giúp nhà trường nắm bắt thực
trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tương ứng với thị trường lao động và tính
phù hợp của chương trình đào tạo so với nhu cầu thực tế, nhằm đánh giá đúng thực
trạng sinh viên tốt nghiệp, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong chương trình
giảng dạy cũng như cải tiến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đề tài này vẫn còn một số hạn chế. Dữ liệu chỉ thu thập trên 4 khóa với số lượng
sinh viên trả lời hạn chế và chưa phân tích kỹ sự ảnh hưởng của giới tính, năm tốt
nghiệp.


vi

ABSTRACT
This topic analyzes indexs about the rates of job, the rate of job with right majors,
income level, and promotion ability...in order to provide an overall picture about job
status of former students with Biotechnology major in Ho Chi Minh City University
of Technology. At the same time, the author reviews the relationship between parttime jobs, results of graduation grade and current jobs of former students. And an
important part in this topic is thoughts of former students who want to contribute
and share with those who work in education - training fields and students, especially
those who are going to graduate from the university and prepare to face with finding
jobs.
This topic is carried out through collecting the primary data about graduation status
and percentage of graduation grade for former students who graduate
Biotechnology from the university, collecting the secondary data through
interviewing by questionnaire table with over 80 former students in Batch 2003,
Batch 2004, Batch 2005 and Batch 2006.
From the survey results and feedbacks of former students, the author presents some
recommendations about the job issue that will helps the university catch up with job
status of the graduates corresponding to labor market and suitability of training

programs compared to the actual demands, in order to assess the true status of
graduates, so there should be reasonable adjustments in curriculums as well as
improvements in the training quality of the university.
This topic still has some limitations. The data is only collected on four batches with
numbers of students who still has the limited answers and it doesn’t analyze
thoughtfully the influence of gender and number of graduation years.


vii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iv
TÓM TẮT .............................................................................................................. v
ABSTRACT .......................................................................................................... vi
MỤC LỤC............................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 2
1.4. PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...................................................................... 3
1.5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHĨA LUẬN ...................................................... 3
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................ 6
2.1.1. Việc làm .................................................................................................. 6
2.1.2. Tình trạng việc làm................................................................................... 7
2.1.3. Thu nhập .................................................................................................. 8
2.1.4. Công việc trái ngành................................................................................. 8
2.1.5. Sự thỏa mãn trong cơng việc .................................................................... 9
2.1.6. Lợi ích từ hoạt động làm thêm ................................................................ 10
2.1.7. Kỹ năng mềm- yếu tố cần thiết cho sinh viên ......................................... 11
2.2. NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN .................................................... 11
2.3. KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................... 12


viii

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
3.1. XU HƯỚNG VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH
HỌC TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 15
3.1.1. Định nghĩa CNSH .................................................................................. 15
3.1.2 Những chuyên ngành trong bộ môn CNSH............................................. 15
3.1.3. Những lĩnh vực ứng dụng CNSH............................................................ 16
3.1.4. Xu hướng việc làm ngành CNSH ........................................................... 17
3.1.5. Cơ hội việc làm ngành CNSH................................................................. 17
3.2. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ SINH VIÊN NGÀNH CNSH TRƯỜNG ĐH
BÁCH KHOA TP.HCM ........................................................................................ 18
3.2.1. Số lượng sinh viên qua từng khóa ........................................................... 18
3.2.2 Tình hình tốt nghiệp ............................................................................... 18
3.2.3. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của sinh viên................................................ 20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
4.1. PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VÀ CỰU SINH VIÊN.................................... 21

4.1.1. Mục tiêu phỏng vấn chuyên gia .............................................................. 21
4.1.2. Nội dung phỏng vấn chuyên gia ............................................................. 21
4.1.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ................................................................ 21
4.1.4. Phỏng vấn cựu sinh viên ......................................................................... 22
4.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN .................................... 23
4.2.1. Tỷ lệ có việc làm .................................................................................... 23
4.2.2. Lý do xin được việc của các cựu sinh viên.............................................. 23
4.2.3. Tỷ lệ làm trái ngành................................................................................ 24
4.2.4. Thời gian cựu sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ........................... 26
4.2.5. Các loại hình thức doanh nghiệp mà cựu sinh viên đang công tác........... 27
4.2.6. Địa phương nơi sinh viên công tác ......................................................... 27
4.2.7. Mức thu nhập của cựu sinh viên ............................................................. 28
4.2.8. Mức độ ổn định công việc ...................................................................... 29


ix

4.2.9. Vị trí cựu sinh viên đang đảm nhận ........................................................ 31
4.2.10.Mức độ thỏa mãn với công việc hiện tại ................................................ 32
4.2.11.Các khóa học/đào tạo thêm cựu sinh viên tham gia ................................ 33
4.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ THÀNH CÔNG
TRONG CÔNG VIỆC HIỆN NAY CỦA CỰU SINH VIÊN ................................ 34
4.3.1. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và chức vụ .................................... 34
4.3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập ................................... 34
4.4. SỰ TÁC ĐỘNG TỪ HOẠT ĐỘNG LÀM THÊM CỦA CỰU SINH VIÊN ... 35
4.4.1. Tỷ lệ làm thêm của cựu sinh viên ........................................................... 35
4.4.2. Sự phù hợp giữa công việc làm thêm và chuyên ngành học .................... 36
4.4.3 .Những kỹ năng từ hoạt động làm thêm đem lại....................................... 37
4.4.4. Mối quan hệ giữa làm thêm và thời gian có việc làm .............................. 37
4.4.5. Mối quan hệ giữa làm thêm và chức vụ .................................................. 38

4.4.6. Mối quan hệ giữa làm thêm và thu nhập hiện tại..................................... 38
4.5. ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU SINH VIÊN VỀ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG KIẾN
THỨC ĐƯỢC HỌC VÀO THỰC TẾ CÔNG VIỆC ............................................. 39
4.6. CÁC PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT ........................................ 39
4.6.1. Các phẩm chất cần thiết .......................................................................... 39
4.6.2. Các kỹ năng cần thiết ............................................................................. 40
4.7. NHỮNG ĐĨNG GĨP CHO CƠNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ......... 41

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. NHẬN XÉT CHUNG ..................................................................................... 43
5.1.1. Tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành CNSH trường ĐH Bách
Khoa TP.HCM ................................................................................................ 43
5.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công việc của cựu sinh viên ..................... 43
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 44
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 47
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 48


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình thực hiện ............................................................................... 3
Hình 2.1. Khung phân tích .................................................................................. 13
Hình 3.1. Thực trạng tốt nghiệp của từng lớp (tính đến tháng 10/2011)............... 19
Hình 3.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp .................................................................. 20
Hình 4.1. Tỷ lệ có việc làm/tổng mẫu khảo sát.................................................... 23
Hình 4.2. Các lý do có việc làm sau khi tốt nghiệp .............................................. 24
Hình 4.3. Tỷ lệ làm đúng ngành nghề đào tạo ..................................................... 25
Hình 4.4. Các ngun nhân làm cơng việc trái ngành .......................................... 26

Hình 4.5. Thời gian cựu sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp........................ 26
Hình 4.6. Các loại hình thức doanh nghiệp sinh viên đang cơng tác .................... 27
Hình 4.7. Địa phương cơng tác ........................................................................... 28
Hình 4.8. Mức thu nhập hàng tháng của cựu sinh viên ........................................ 28
Hình 4.9. Mức độ ổn định cơng việc ................................................................... 29
Hình 4.10.Các nguyên nhân thay đổi chỗ làm ..................................................... 30
Hình 4.11.Mức độ ổn định cơng việc trong 3 năm tới ......................................... 31
Hình 4.12.Chức vụ trong cơng việc hiện nay ...................................................... 31
Hình 4.13.Mức độ thỏa mãn với cơng việc hiện tại ............................................. 32
Hình 4.14.Cựu sinh viên tham gia các khóa học/đào tạo thêm............................. 33
Hình 4.15.Những khóa học/đào tạo mà cựu sinh viên tham gia ........................... 33
Hình 4.16.Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và chức vụ ................................ 34
Hình 4.17.Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập............................... 35
Hình 4.18.Tỷ lệ làm thêm của cựu sinh viên ....................................................... 36
Hình 4.19.Mối quan hệ giữa công việc làm thêm và chuyên ngành học .............. 36
Hình 4.20.Những kỹ năng từ hoạt động làm thêm ............................................... 37
Hình 4.21.Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc .............. 37
Hình 4.22.Mối quan hệ giữa làm thêm và chức vụ .............................................. 38
Hình 4.23.Mối quan hệ giữa làm thêm và thu nhập hiện tại ................................ 38


xi

Hình 4.24.Mức độ ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cơng việc................... 39
Hình 4.25.Các phẩm chất cần thiết...................................................................... 40
Hình 4.26.Các kỹ năng cần thiết ......................................................................... 40

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số sinh viên qua từng khóa ................................................................. 18
Bảng 4.1. Mẫu khảo sát....................................................................................... 22


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNSH

Công nghệ sinh học

ĐH

Đại Học

GMP

Good Manufacturing Practice

ISO

International Organization for Standardization

K

Khóa

PCR

Polymerase Chain Reaction

R&D

Research & development


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Chương 1 nêu lên những lý do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu, ý nghĩa
thực tiễn, phạm vi, quy trình thực hiện và bố cục của đề tài.
1.1.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực được thừa nhận là
một yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa
vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp. Do đó, các quốc
gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách,
chiến lược phát triển con người phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai.
Có một cơng việc ổn định, u thích với mức lương cao, làm đúng chun ngành
ln là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là những sinh viên mới tốt
nghiệp. Song phần lớn sinh viên ra trường vẫn chưa tìm được việc làm mong muốn
hay chưa phù hợp. Một thực tế khác đang diễn ra là sinh viên một số ngành thì dễ
dàng xin việc trong khi đó một số ngành khác lại khó khăn trong cơ hội việc làm.
Sau vài năm vất vả đèn sách tích luỹ kiến thức và tìm kiếm việc làm, sinh viên đành
phải chấp nhận một công việc mà khơng phải như những gì mình đã được đào tạo.
Có những sinh viên còn chẳng sử dụng một chút kiến thức chuyên môn đã được
trang bị trong những năm học ở trường. Đó có thể coi là một sự lãng phí cả về

nguồn lao động cũng như nguồn vốn cho nhà nước. Sinh viên học chuyên ngành
này lại đi làm một chuyên ngành khác là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến
trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Hằng năm tại TP.HCM có khoảng 60.000 sinh viên các trường Đại học, cao đẳng
tốt nghiệp. Phần lớn sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm
việc làm phù hợp và ổn định, khoảng 20% sinh viên tìm việc rất khó khăn hoặc
khơng tìm được việc phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp
hơn trình độ đào tạo (). Hiện tượng này đang trở thành một
vấn nạn không chỉ của một hai trường mà hầu như của tất cả các trường đại học ở
Việt Nam. Đối với trường ĐH Bách Khoa, ngành Công nghệ sinh học được thành
lập từ 1/8/2001 trên cơ sở tách từ bộ mơn Cơng nghệ thực phẩm, đã có 10 khóa đào


2

tạo và 6 khóa tốt nghiệp ngành này. Mặc dù ngành này là một ngành mũi nhọn và
có triển vọng trên thế giới nhưng hầu hết các sinh viên ra trường rất khó xin được
một cơng việc tốt, một số bạn không làm đúng với chuyên ngành được đào tạo và
phải chuyển sang một lĩnh vực hồn tồn mới. Vì vậy nên việc làm hiện nay của các
cựu sinh viên ngành này là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các sinh
viên chuẩn bị tốt nghiệp, của nhà trường và toàn xã hội.
Với những lý do nêu trên nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Khảo sát tình trạng việc
làm của cựu sinh viên ngành Cơng nghệ sinh học trường Đại Học Bách Khoa
TP Hồ Chí Minh” làm nội dung phân tích cho khóa luận cao học.
1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Khóa luận này tập trung vào ba mục tiêu chính:
-


Cung cấp một bức tranh tổng qt về tình trạng việc làm của các cựu sinh

viên ngành Công nghệ sinh học trường ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh thơng qua
các thơng tin về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành được đào tạo, mức thu
nhập, khả năng thăng tiến…
-

Xem xét mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp, kinh nghiệm làm thêm

đã tích lũy được thời đại học và công việc đang đảm nhận của cựu sinh viên.
1.3.

Đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đào tạo của khoa, trường.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Với những mục tiêu mà đề tài hướng đến, kết quả khóa luận này sẽ cung cấp đến
các đối tượng tương ứng những ý nghĩa thiết thực:
-

Cung cấp kinh nghiệm cho các đối tượng chính sử dụng kết quả của đề tài

gồm: Sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, các sinh viên đang theo học và các
bạn đang chuẩn bị dự thi vào ngành Công nghệ sinh học, tạo cho các bạn có sự
chuẩn bị thật tốt cho nghề nghiệp sau này. Thông qua các kết quả mà đề tài đem lại
như thu nhập hiện tại, khả năng thăng tiến, đơn vị công tác,…sẽ là những tài liệu
tham khảo rất lớn cho các sinh viên chuẩn bị ra trường.


3


-

Với những ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên, lấy làm cơ sở tham khảo

cho kế hoạch đào tạo cũng như giảng dạy của trường ĐH Bách Khoa, đặc biệt là
ngành Công nghệ sinh học trong tương lai.
-

Làm cơ sở tham khảo cho các hội nghề nghiệp và cơ quan hữu quan trong

chiến lược quản lý nghề nghiệp và thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho các sinh viên
ngành này có thể phát huy những kiến thức tiếp thu được ứng dụng trong tương lai.
1.4.

PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đối tượng khảo sát: Cựu sinh viên khóa 2003, 2004, 2005 và 2006 đã tốt nghiệp
ngành Công nghệ Sinh học trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh. Không tiến
hành khảo sát trên các sinh viên chưa tốt nghiệp.
Thời gian: Từ 05/12/2011 đến 08/04/2012
1.5.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHỐ LUẬN
Quy trình thực hiện khóa luận trải qua các giai đoạn sau:
Cơ sở lý thuyết

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Phỏng vấn chuyên gia


Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phân tích dữ liệu

Kết luận và kiến nghị

Hình 1.1: Quy trình thực hiện khóa luận


4

Bước 1: Tìm hiểu về các lý thuyết, khái niệm cơ bản.
Bước 2: Phân tích các dữ liệu thứ cấp: Xem xét các thông tin về số lượng sinh
viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên ngành Công
nghệ sinh học trường Đại Học Bách Khoa khóa 2002, 2003, 2004, 2005 và 2006
được lưu trữ tại văn phòng khoa và phòng đào tạo của trường.
Bước 3: Phỏng vấn chuyên gia: Trao đổi với một số giảng viên đang giảng dạy
ngành Công nghệ sinh học tại trường Bách Khoa về các vấn đề dự định phân tích,
các lĩnh vực chính cần xốy sâu,…
Bước 4: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi
Phát bảng câu hỏi chính thức: bảng câu hỏi gồm có 29 câu (xem phụ lục 3). Nội
dung bảng câu hỏi sẽ gồm 4 phần:
-

3 câu về hoạt động làm thêm khi còn đang theo học tại trường.

-

14 câu về nghề nghiệp, môi trường làm việc, thu nhập, thăng tiến,..


-

5 câu về chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo
của trường.

-

7 câu giới thiệu chung về cá nhân.

Bước 5: Phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu từ các đáp viên, số liệu sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý
qua phần mềm Microsoft Excel.
Bước 6: Kết luận và kiến nghị
Bước này sẽ rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cần thiết.
1.6.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Khóa luận gồm 5 chương:
 Chương 1: Tổng quan
Chương này nêu lên những lý do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu, ý
nghĩa thực tiễn, phạm vi phân tích và phương pháp thực hiện của đề tài.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này nêu lên các khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và ứng dụng
nghiên cứu trước có liên quan.


5


 Chương 3: Phân tích thực trạng
Chương này phân tích thực trạng đặc điểm ngành CNSH hiện nay tại Việt
Nam, các xu hướng việc làm, đồng thời phân tích thực trạng về tỷ lệ tốt
nghiệp và tỷ lệ xếp loại của cựu sinh viên ngành CNSH trường ĐH Bách
Khoa TP HCM.
 Chương 4: Kết quả khảo sát
Chương này nêu lên kết quả khảo sát thơng qua phân tích dữ liệu từ các
chương trên.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài khóa luận này, trình bày các
kiến nghị của tác giả.
Chương 1 đã giới thiệu những lý do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu, ý
nghĩa thực tiễn, phạm vi, quy trình thực hiện và bố cục của đề tài.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 đã trình bày phần tổng quan của khóa luận. Tiếp theo chương 2 sẽ trình
bày các khái niệm được sử dụng trong đề tài, nghiên cứu trước có liên quan và đưa
ra khung phân tích phù hợp.
2.1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1. VIỆC LÀM
 Định nghĩa
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
nhằm làm sáng tỏ việc làm là gì. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp...) người ta quan niệm về

việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế khơng có một định nghĩa chung và khái qt
nhất về việc làm.
Theo điều 13 Bộ luật lao động của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì
việc làm được định nghĩa như sau: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm.” ()
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới ba hình thức:
+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho cơng
việc đó.
+Hai là, làm cơng việc để thu lợi nhuận cho bản thân mà bản thân lại có
quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến
hành cơng việc đó.
+Ba là, làm các cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù
lao dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Bao gồm sản xuất nông
nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác
trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế
cơ bản. Hạn chế thứ nhất: hoạt động nội trợ không được coi là việc làm trong khi đó
hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất


7

khơng hề nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỉ lệ người có việc làm giữa các
quốc gia khác nhau phụ thuộc vào luật pháp, tập quán,…
Theo quan điểm của Mác: Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức
lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ...) để sử
dụng sức lao động đó. Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần
thiết như vốn, tư liệu sản xuất, cơng nghệ,.. có thể do người lao động có quyền sở
hữu, sử dụng hay quản lý hoặc khơng. Theo quan điểm của Mác thì bất cứ tình
huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện

cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất
việc làm.
Kết hợp các định nghĩa về việc làm và sự phù hợp với mục tiêu đề tài, khoá luận
này định nghĩa việc làm là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm và dưới sự quản lý của một tổ chức, cơ quan cá nhân hay nhà nước.
 Các chỉ tiêu đo lường việc làm
Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt
động kinh tế.
Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ so với
dân số hoạt động kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng
cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ.
DSHĐKT = Những người đang làm việc + những người thất nghiệp
Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài tuổi lao
động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc làm ().
2.1.2. TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM
Tình trạng việc làm trong khóa luận này được định nghĩa là một bức tranh tổng quát
mô tả các thông số liên quan đến việc làm của nhân viên như: tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ


8

làm đúng ngành, mức thu nhập, địa phương công tác, mức độ thỏa mãn công việc,
khả năng thăng tiến…
2.1.3. THU NHẬP
Thu nhập của người lao động: là tổng các khoản mà người lao động nhận được do
sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập
của người lao động bao gồm:

 Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác: Gồm tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; các khoản phụ cấp
và thu nhập khác của người lao động được hạch tốn vào chi phí sản xuất, vào giá
thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca, trợ cấp
thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người
lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: Thực phẩm, đồ
uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).
 Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản cơ quan BHXH chi trả cho người
lao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động... theo
chế độ quy định hiện hành.
 Các khoản thu nhập khác khơng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Là các
khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng khơng hạch tốn vào chi phí sản xuất
mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh
nghiệp hoặc từ các nguồn khác (quà tặng, thưởng của cấp trên...)
().

2.1.4. CÔNG VIỆC TRÁI NGÀNH
Trái ngành hay đúng ngành là do cách nhìn của từng người ở quy mơ phạm vi nhỏ
hay rộng, khó có ranh giới chính xác.
Có định nghĩa cho rằng cơng việc mà bản thân khơng u thích và chán nản gọi là
công việc trái ngành. Công việc thực sự thích, thực sự đam mê được gọi là công
việc đúng ngành.


9

Cơng việc trái ngành trong khóa luận này được hiểu là làm công việc không liên
quan đến chuyên môn được học ở trường, chính xác hơn là làm cơng việc không
liên quan đến các từ ghi trong cái bằng đã được trường cấp.
2.1.5. SỰ THỎA MÃN TRONG CƠNG VIỆC

Hiện có khá nhiều khái niệm về sự thỏa mãn công việc. Ellickson & Logsdon
(2002) cho rằng sự thỏa mãn công việc là mức độ người nhân viên u thích cơng
việc của họ, đó là thái độ dựa trên nhận thức của người nhân viên (tích cực hay tiêu
cực) về cơng việc hay môi trường làm việc của họ. Theo Quinn & Staines (1979),
thỏa mãn cơng việc là phản ứng tích cực đối với công việc. Luddy (2005) cho rằng
sự thỏa mãn cơng việc là phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía
cạnh khác nhau của cơng việc. Luddy nhấn mạnh rằng các yếu tố của sự thỏa mãn
cơng việc bao gồm: vị trí cơng việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ với đồng
nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ và các phần thưởng gồm: thăng tiến, điều
kiện vật chất của môi trường làm việc, cơ cấu của tổ chức (Hà Nam Khánh Giao và
Võ Thị Mai Phương, 2010).
Herzberg & ctg (1959) cho rằng có 2 nhóm nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn cơng
việc: nhóm các nhân tố động viên và nhóm nhân tố duy trì. Các nhân tố động viên
gồm: thành tích, sự cơng nhận, cơng việc có tính thử thách, sự tiến bộ, sự trưởng
thành trong công việc; các nhân tố duy trì gồm: chính sách cơng ty và cách quản trị
của công ty, sự giám sát của cấp trên, lương bổng, mối quan hệ giữa các cá nhân,
điều kiện làm việc, đời sống cá nhân, sự đảm bảo của cơng việc. Chỉ có những nhân
tố động viên mới có thể mang lại sự thỏa mãn cho nhân viên, và nếu khơng làm tốt
các nhân tố duy trì sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân viên.
Mơ hình đặc điểm cơng việc của Hackman và Oldham (1974) có 5 đặc điểm cốt lõi:
sự đa dạng kỹ năng, hiểu công việc, cơng việc có ý nghĩa, tính tự chủ trong công
việc và thông tin phản hồi, những đặc điểm cốt lõi này tác động lên 3 trạng thái tâm
lý: hiểu được ý nghĩa công việc, trách nhiệm đối với kết quả công việc và nhận thức
về kết quả công việc, từ trạng thái tâm lý này sẽ sinh ra các kết quả về công việc.


10

Theo Beckmann (1991) thông qua các bằng chứng về số liệu khảo sát của Chương
trình khảo sát xã hội học quốc tế lấy ý kiến của những người đang làm việc tại 9

quốc gia (Úc, Hungary, Ireland, Italy, Netherlands, Norwway, Mỹ, Anh và Tây
Đức) với độ tuổi từ 16 đến 65 tuổi và có thể tóm tắt ở nội dung chính sau: Một cơng
việc tốt là một cơng việc phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Nội dung công việc phải phù hợp sở thích
+ Thu nhập cao
+ Thời gian làm việc vừa phải
+ Nội dung công việc phù hợp với năng lực
+ Có điều kiện phát triển năng lực cá nhân
+ Có cơ hội nghề nghiệp và khả năng thăng tiến
+ Ổn định công việc
+ Độc lập trong công việc
+ Khơng khí làm việc hịa nhã, năng động, đồn kết.
Định nghĩa sự thỏa mãn cơng việc trong khóa luận này bao gồm sự thỏa mãn các
yếu tố như vị trí cơng việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp,
nội dung công việc, sự đãi ngộ và các phần thưởng gồm: thăng tiến, điều kiện vật
chất của môi trường làm việc và cơ cấu của tổ chức.
2.1.6. LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
Nhu cầu đi làm thêm của các sinh viên là vô cùng lớn, theo thống kê của hộị sinh
viên thì có hơn 80% sinh viên Việt Nam trong thời gian học đại học ít nhất một lần
đi làm thêm. (). Có rất nhiều cơng việc phù hợp với sinh
viên: tiếp thị, bán hàng và gia sư. Việc làm thêm giúp ích sinh viên rất nhiều như
kiếm thêm thu nhập, học được những kĩ năng ứng xử trong cuộc sống từ việc trao
đổi với mọi người hàng ngày, được va chạm với thực tế để không bỡ ngỡ khi ra
trường, mở rộng các mối quan hệ xã hội... Và cũng theo quy luật hiện đại đang thay
đổi chóng mặt hiện giờ thì sinh viên đi làm thêm là xu hướng tất yếu của giới trẻ
năng động khi mà ngày càng nhiều hơn các nhà tuyển dụng đều đòi hỏi kinh nghiệm


11


cơng việc, việc đi làm thêm khi cịn trên ghế nhà trường giúp sinh viên bắt kịp
guồng quay công việc sau khi tốt nghiệp.
2.1.7. KỸ NĂNG MỀM- YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con
người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý
thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới..
Có 1 nghịch lý, học sinh phổ thông phải rất vất vả mới chen chân vào được cánh
cổng Đại học, thế nhưng sau khi ra trường, dù có tấm bằng khá hay giỏi, việc kiếm
được một công việc phù hợp với năng lực và yêu cầu của sinh viên không phải là
chuyện dễ. Nơi danh tiếng và lương cao thì yêu cầu cả kinh nghiệm, kỹ năng, cịn
nơi nhận rồi thì việc lại khơng xứng với trình độ đại học.
Bà Nguyễn Thị Thu Giao, Giám đốc nhân sự Công ty Interfloor Việt Nam, nhận
xét: “Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là chưa hình thành nếu khơng muốn nói
là khơng có, điều đó làm mất điểm ngay từ lần đầu tiếp xúc với các nhà tuyển
dụng.” (www.giaoduc.edu.vn)
Kiến thức chuyên môn không chưa đủ, các nhà tuyển dụng ngày nay hầu hết đều
tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Yêu
cầu của doanh nghiệp do đó trở thành nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng:
đào tạo chuyên môn gắn liền với phát triển kỹ năng và trình độ ngoại ngữ. Chính vì
vậy, sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần tìm và học những kỹ
năng cần thiết để rèn luyện phát triển bản thân và mở ra cơ hội cho mình sau khi ra
trường đi tìm việc và khi đã có việc rồi thì có thể thăng tiến nhanh.
2.2.

NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

Trong các đề tài khảo sát trước đây, đã có một đề tài về Tình trạng việc làm của
sinh viên tốt nghiệp tại trường ĐH Bách Khoa TP HCM do ban Đảm bảo chất
lượng của trường khảo sát hàng năm. Cuộc khảo sát được tiến hành trên toàn thể
sinh viên các ngành tham gia dự lễ tốt nghiệp hàng năm. Bảng khảo sát gồm 20 câu

hỏi, trong đó 7 câu hỏi về thơng tin cá nhân, 11 câu hỏi về tình hình của các sinh
viên sau khi tốt nghiệp và 2 câu hỏi thêm về các thông tin (xem phụ lục 1). Sau khi


12

nhận được phiếu trả lời, ban Đảm bảo chất lượng sẽ tiến hành xử lý số liệu và đưa
ra các kết quả về tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp, số sinh viên làm thêm trong năm học
cuối, các khóa đào tạo sinh viên tham gia sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ và thời gian sinh
viên có việc làm, kiến thức học ở trường sử dụng hữu ích trong cơng việc hiện nay,
mức độ ổn định và khả năng thăng tiến trong công việc, đồng thời xem xét mối
quan hệ giữa mức thu nhập bình quân/tháng, kết quả xếp loại tốt nghiệp đại học và
các hoạt động làm thêm. Ban Đảm bảo chất lượng đã xử lý thông tin và gửi đến các
khoa tham khảo kết quả khảo sát kèm theo, nhằm mục đích giúp các khoa nghiên
cứu và chọn các giải pháp thích hợp trong cơng tác nâng cao chất lượng đào tạo.
Đề tài Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học
trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh cũng dựa trên bảng câu hỏi của ban
Đảm bảo chất lượng, cũng xem xét các tỉ lệ về việc làm, thu nhập, trái ngành…,
đồng thời xem xét mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp, hoạt động làm
thêm và công việc hiện tại của các cựu sinh viên, tuy nhiên đề tài này chỉ tiến hành
trong phạm vi của ngành CNSH tại trường và phân tích các kết quả thu được, nhằm
đưa ra các kiến nghị phù hợp đối với nhà trường.
2.3.

KHUNG PHÂN TÍCH

Dựa trên các mục tiêu đề ra, cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước có liên quan, để
giúp người xem có thể tiếp cận vấn đề một cách lơgic, dễ hình dung, tác giả xây
dựng khung phân tích như sau:



13

Làm thêm

Học lực

(3)
(1)

(2)

Tình trạng việc làm của cựu sinh viên

-

Tỷ lệ có việc làm/mẫu khảo sát

-

Tỷ lệ làm đúng ngành/mẫu khảo sát

-

Thu nhập

-

Địa phương công tác


-

Mức độ thỏa mãn công việc

-

Mức độ ổn định công việc

-

Mức độ thăng tiến

(6)

Đánh giá của cựu sinh viên về chương
trình đào tạo của trường

(4)

Kiến nghị và chia sẻ kinh nghiệm của cựu
sinh viên

(5)

Đánh giá,
kiến nghị
của tác giả

Hình 2.1: Khung phân tích
Các bước được tiến hành theo thứ tự đã được đánh số:

(1): Thông qua các chỉ số nêu những nét khái quát về việc làm của cựu sinh viên.
(2), (3): Xem xét mối quan hệ của học lực và quá trình làm thêm đến công việc hiện
tại.
Từ (1), (2), (3) sẽ cung cấp bức tranh tổng quát về việc làm của các cựu sinh viên
ngành CNSH.
(4): Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng của chương trình đào tạo vào
cơng việc thực tế.
(5): Cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên đang và sẽ theo học ngành
CNSH tại trường.
Thông qua tất các các bước (1), (2), (3), (4), (5), tác giả nêu lên các nhận định của
mình qua bước (6).


14

Chương này đã giới thiệu các khái niệm cơ bản về việc làm, các chỉ tiêu đo lường
việc làm, thu nhập, công việc trái ngành, sự thỏa mãn trong công việc và dựa vào đề
tài trước có liên quan, tác giả đưa ra khung phân tích.


×