Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 12 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.02 KB, 5 trang )

KINH TẾ HỌC VI MÔ

BÀI GIẢNG 12

ĐỊNH GIÁ VỚI QUYỀN LỰC THỊ TRƯỜNG

Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu
Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program

Một nhà độc quyền bán tính giá đồng nhất nếu như nó ấn định cùng
một giá cho mỗi đơn vị xuất lượng bán ra. Trong khi nhà độc quyền bán
thu lợi nhuận nhờ chính sách định giá đồng nhất tối ưu, nó lại không
nhận được thặng dư người tiêu dùng hay mất mát vô ích do chính sách
này đem lại.

Tuy nhiên, nhà độc quyền bán có thể khắc phục điều này bằng cách ấn
định nhiều hơn một mức giá cho sản phẩm của mình.

Một nhà độc quyền bán phân biệt giá nếu như nó ấn định hơn một mức
giá cho xuất lượng của mình.

Các hình thức phân biệt giá

1) Phân biệt giá cấp một 2) Phân biệt giá cấp hai
3) Phân biệt giá cấp ba


Phân biệt giá cấp một

Chính sách phân biệt giá cấp một (hay hoàn hảo) định giá mỗi đơn vị
bán ra tại mức tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng chi trả. Nhà độc


quyền bán có thể quan sát trực tiếp mức sẵn lòng chi trả này.

Mức tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng chi trả được gọi là mức giá cao
nhất mà người tiêu dùng chấp nhận.

Ta có thể xem đường cầu như là một đường “sẵn lòng chi trả”!

Nhà độc quyền bán sẽ tiếp tục bán các đơn vị cho đến khi giá tối thiểu
theo thị trường đúng bằng chi phí biên.

Do đó, một nhà độc quyền bán phân biệt giá một cách hoàn hảo sẽ sản
xuất và bán số xuất lượng hiệu quả.







Lượng

Giá



Câu hỏi:

Đâu là đường doanh thu biên của một nhà độc quyền bán phân biệt giá
một cách hoàn hảo?


Khi nhà độc quyền bán thêm một đơn vị, nó không phải giảm giá những
đơn vị khác mà nó đang bán. Do đó, MR = P. (nghĩa là đường doanh thu
biên bằng đường cầu)


Phân biệt giá cấp hai

Chính sách phân biệt giá cấp hai có nghĩa là nhà độc quyền bán những
đơn vị xuất lượng khác nhau với giá khác nhau, nhưng mọi cá nhân mua
cùng số lượng hàng thì trả cùng một giá.

Điều này có nghĩa là giá khác nhau ở những đơn vị hàng hóa, chứ không
ở người mua.

=> Định giá khối

Nếu một người tiêu dùng trả một giá cho một khối xuất lượng và trả
một giá khác cho một khối xuất lượng khác, thì người tiêu dùng đang
trả giá khối.


Phân biệt giá cấp ba

Chính sách phân biệt giá cấp ba ấn định mức giá khác nhau cho mỗi
phân khúc thị trường (hay mỗi nhóm người tiêu dùng).

Điều này có nghĩa là nhà độc quyền bán xuất lượng với giá khác nhau
cho những người khác nhau, nhưng cho cùng một người thì mọi đơn vị
xuất lượng được bán cùng một giá.


Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi nhà độc quyền bán xác định rõ ràng người
tiêu dùng cụ thể thuộc nhóm nào.

Ví dụ là các mức giá khác nhau dành cho người nước ngoài và người
Việt Nam.

Các ví dụ có liên quan mật thiết là Phân biệt giá theo thời gian và
Định giá theo giờ cao điểm.

Nó thể hiện ra sao?

Giả sử chi phí biên của hai thị trường là như nhau. Làm thế nào nhà độc
quyền bán tối đa hóa lợi nhuận với loại phân biệt giá này?

Đặt doanh thu biên trong mỗi thị trường bằng chi phí biên. (nghĩa là
nhà độc quyền bán tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng cách tối đa hóa lợi
nhuận của từng nhóm riêng lẻ.)

Điều này hàm ý MR
1
= MC = MR
2
tại điểm tối ưu. Nếu không, nhà độc
quyền bán có thể tăng doanh thu bằng cách điều chỉnh mức bán từ
nhóm có doanh thu biên thấp sang nhóm có doanh thu biên cao.

Ví dụ MC = AC = 20

P
1

= 100 - Q
1
P
2
= 80 - 2Q
2

Giá tối ưu cho mỗi nhóm là bao nhiêu?

MR
1
= 100 - 2Q
1
= MC = 20
MR
2
= 80 - 4Q
2
= MC = 20

Q
1
* = 40 Q
2
* = 15 P
1
* = 60 P
2
* = 50


Mô hình về nhà độc quyền bán phân biệt giá

1. Công ty sản xuất cho hai thị trường khác nhau: 1, 2

2. Công ty ấn định hai mức giá khác nhau trong mỗi thị trường: P
1,
P
2

3. Mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận.

TR = TR
1
+ TR
2
TR
1
= P
1
Q
1
TR
2
= P
2
Q
2


Ta muốn tìm mức Q

1
và Q
2
tối-đa-hóa-lợi-nhuận.



Công ty tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất tại MR
1
= MC, MR
2
=
MC

hay MR
1
= MR
2
Giải: hay


Công ty sẽ ấn định giá cao hơn trên thị trường nào có độ co giãn của
cầu theo giá thấp hơn.



Một ví dụ hay là ngành hàng không. Các công ty hàng không phân chia
thị trường bằng cách đặt ra các điều kiện về vé.

• Vé rẻ: báo trước, ở lại qua kỳ nghỉ cuối tuần, không hoàn tiền

• Vé đắt nhất: không điều kiện





×