KINH TẾ HOC VI MÔ
BÀI GIẢNG 13
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀNVÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM
Cạnh tranh độc quyền
Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu
Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program
Độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo rất ít có trong thế giới
thực. Hầu hết các ngành và thị trường trong thế giới thực đều nằm
trong phạm trù “cạnh tranh không hoàn hảo”. Tuy nhiên, độc quyền và
cạnh tranh hoàn hảo là những mốc so sánh hữu ích.
Không có sự phân biệt rõ rệt giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền
nhóm, nhưng ta sẽ xét những ngành phù hợp với đặc điểm của nhà
cạnh tranh độc quyền và những ngành phù hợp với đặc điểm của nhà
độc quyền nhóm.
Cả hai cấu trúc thị trường đều có đặc điểm là các công ty có một mức
độ quyền lực thị trường nào đó.
Cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là sự phân biệt sản phẩm. Các sản
phẩm về mặt nào đó là độc nhất nhưng chúng lại là những hàng thay
thế gần gũi cho nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn
hiệu do nhà sản xuất sở hữu. Điều này giải thích tên “cạnh tranh độc
quyền” bởi vì các công ty là những nhà độc quyền về chính sản phẩm cụ
thể của mình, do đó có đường cầu dốc xuống. Tuy nhiên, sự tồn tại của
những mặt hàng thay thế gần gũi tác động đến quyền lực thị trường
của các công ty: đường cầu của họ thường là rất co giãn.
Câu hỏi mà ta muốn trả lời là: Nhà cạnh tranh độc quyền sẽ chọn mức
xuất lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn? Một lần nữa,
câu trả lời là: họ sẽ chọn mức xuất lượng tại đó MC = MR.
Xem Slides
Để đơn giản, ta giả sử các quyết định về giá là độc lập. Nhà cạnh tranh
độc quyền có thể duy trì lợi nhuận kinh tế trong dài hạn hay không là
phụ thuộc vào sự dễ dàng gia nhập ngành.
Nếu có những rào cản gia nhập ngành hiệu quả, nhà cạnh tranh độc
quyền có thể kiếm lợi nhuận kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, nhiều
ngành cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là rào cản gia nhập ngành
tương đối thấp, và cân bằng dài hạn sẽ xảy ra tại MC = MR và tại P =
AC = LRAC, và lợi nhuận kinh tế sẽ bị đẩy xuống bằng không.
Việc gia nhập ngành làm giảm bớt thị phần của công ty, đẩy đường cầu
của nó sang trái. Ngay cả với lợi nhuận kinh tế bị đẩy xuống bằng
không thì trong dài hạn, cạnh tranh độc quyền vẫn không đạt được hiệu
quả vì P MC (không sản xuất ở mức xuất lượng tối ưu của xã hội) và vì
không sử dụng hết công suất nên họ không sản xuất tại LRAC cực tiểu.
Vai trò của quảng cáo: Vì cạnh tranh không thông qua giá (sản phẩm
khác biệt) là rất quan trọng trong loại thị trường này, ta thấy rằng
quảng cáo đóng một vai trò quan trọng. Mục đích của quảng cáo là dịch
chuyển đường cầu sang phải (tăng thị phần) và làm cho chúng bớt co
giãn (thiết lập sự trung thành với nhãn hiệu). Tuy nhiên quảng cáo
thường rất đắt và làm tăng chi phí trung bình (AC) cuả công ty.
Độc quyền nhóm
Độc quyền nhóm – Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó
có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị
trường để tác động đến giá thị trường.
Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô) hoặc đồng nhất (ví
dụ: xăng dầu). Rào cản gia nhập ngành khiến cho có thể có lợi nhuận
trong dài hạn. Điều này là do:
• Lợi thế kinh tế theo quy mô
• Bằng sáng chế
• Danh tiếng
• Rào cản chiến lược
Việc tìm cân bằng trong một thị trường độc quyền nhóm phức tạp hơn
trong mô hình thị trường khác, bởi vì ta cần xét hành vi của đối thủ
cạnh tranh. Ta giả sử rằng từng công ty muốn làm điều tốt nhất mà nó
có thể làm, trong điều kiện đã biết trước hành động của đối thủ cạnh
tranh.
Ngoài ra, ta giả sử rằng, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ làm điều tốt nhất
trong điều kiện đã biết hành động của ta. Vì vậy, ta có cân bằng Nash.
Cân bằng Nash -- Từng công tylàm điều tốt nhất trong điều kiện đã
biết hành động của các đối thủ cạnh tranh.
Không có một mô hình nào về độc quyền nhóm là tốt nhất, và ta sẽ
xem xét một số mô hình.
Để đơn giản, hãy xét một ngành với hai công ty (Độc quyền song
phương).
Mô hình Độc quyền song phương Cournot
Các mô hình độc quyền song phương (trong ngành chỉ có hai công ty)
được xem xét trong kinh tế học vi mô đều thường bao gồm mô hình độc
quyền song phương Cournot.
Cách tiếp cận đơn giản nhất của mô hình độc quyền song phương
Cournot có những giả định sau: (1) đường cầu là đường thẳng, (2) hàng
hóa đồng nhất, (3) chi phí biên bằng không, và (4) mỗi công ty quyết
định xuất lượng của mình trên cơ sở giả sử rằng xuất lượng của công ty
kia là cố định ở mức hiện tại của nó.
Đặc trưng của mô hình Cournot là bắt đầu với một công ty hoạt động
như một nhà độc quyền và sau đó tính đến công ty “kia” gia nhập thị
trường. Giả sử ta có đuờng cầu thị trường tuyến tính:
P = 120 – Q
trong đó P là giá nước khoáng và tổng sản lượng (Q) là tổng xuất lượng
của hai công ty trên thị trường. Cho q
1
và q
2
lần lượt là xuất lượng của
công ty một và hai. Do đó hàm cầu có thể viết là:
P = 120 – (q
1
+ q
2
)
Đường doanh thu biên (MR) có cùng tung độ gốc với đường cầu và có
độ dốc gấp đôi hay MR = 120 – 2*(q
1
+ q
2
)
Hàm phản ứng
Do không có chi phí nên hàm lợi nhuận của Công ty 1 cũng giống như
hàm tổng doanh thu (P x q
1
) của Công ty 1:
π
1
= 120q
1
– q
2
1
− q
1
q
2
Để tìm lợi nhuận tối đa của Công ty 1, ta lấy đạo hàm phương trình lợi
nhuận theo q
1
và đặt kết quả có được bằng không:
d
π
1
/dq
1
= 120
−
2q
1
−
q
2
= 0 Giải tìm q
1
:
Phương trình này được gọi là hàm phản ứng của Công ty 1, vì nó xác
định số xuất lượng mà Công ty 1 sẽ sản xuất (q
1
) như là một hàm số
theo xuất lượng của Công ty 2 (q
2
).
Tương tự, hàm lợi nhuận của Công ty 2 là:
π
2
= 120q
2
– q
2
2
− q
1
q
2
và điều kiện bậc nhất là:
dπ
2
/dq
2
= 120 − 2q
2
− q
1
= 0 Giải tìm q
2
:
Hàm phản ứng của công ty này được dựa trên xuất lượng của công ty
kia. Do đó ta có thể thay phương trình của q
1
vào phương trình của q
2
:
Giải tìm q
2
ta có: hay q
2
= 40
Thay kết quả của q
2
vào hàm phản ứng của công ty 1, ta tìm được q
1
q
1
= 60 – 0,5(40) = 40
Thế q
1
và q
2
vào hàm cầu, ta có giá cân bằng P = $40.
Ta đã có:
Hình trên cho thấy hai hàm phản ứng, trong đó trục tung là xuất lượng
của Công ty 2, q
2
, và trục hoành là xuất lượng của Công ty 1, q
1
.
R1 là hàm phản ứng của Công ty 1 và R2 là hàm phản ứng của Công ty
2. Mức cân bằng là giao điểm của hai hàm phản ứng, ở đó q
1
= 40 theo
trục hoành và q
2
= 40 theo trục tung.
Ta có thể thấy P = 40 π1
*
= π2
*
= 40(40) = 1600
Cournot, Độc quyền bán, và Cạnh tranh
Mặc dù mô hình Cournot thường bị phê bình là ngây thơ, nhất là về
những giả định của nó, song về mặt trực giác nó lại hấp dẫn khi so với
các mô hình độc quyền bán và cạnh tranh hoàn hảo. Có thể tìm xuất
lượng của độc quyền bằng cách đặt chi phí biên (bằng không) bằng với
doanh thu biên (có được nhờ hàm tổng doanh thu P x Q, trong đó P là
hàm cầu).
Ta xét nhà độc quyền bán với đường cầu: P = 120 – Q và MC = 0.
TR = 120Q – Q
2
Anh chị có thể cho thấy rằng điều kiện tối-đa-hóa-lợi-nhuận được thỏa
khi công ty sản xuất tại
MR = 120 – 2Q = 0
Q = 60, P = 60