Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã ia blang chư sê gia lai, giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.04 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

RMAH HRIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ IA BLANG-CHƢ SÊ-GIA LAI,
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Gia Lai, tháng 05 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ IA BLANG-CHƢ SÊ-GIA LAI,
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : ThS. LÊ THỊ HỒNG NGHĨA
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: RMAH HRIN

LỚP

: K511PTV

MSSV



: 72112140733

Gia Lai, tháng 05 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................ 2
3. Ý NGHĨA ............................................................................................................... 2

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ........................................................................................ 3
1.1.1. Nông thôn mới ...................................................................................................... 3
1.1.2. Xây dựng nông thôn mới ...................................................................................... 3
1.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
DÂN VÀ NÔNG THƠN............................................................................................. 3
1.3. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NƠNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ
NÔNG THÔN ............................................................................................................ 4
1.4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............... 4

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNGTHÔN MỚI TẠI XÃ IA
BLANG ..................................................................................................................... 5
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ IA BLANG ........................................................ 5
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 5
2.1.2. Tài nguyên ............................................................................................................. 6
2.1.3. Nhân lực ................................................................................................................ 6
2.1.4. Đánh giá tiềm năng của xã .................................................................................... 6
2.2. THỰC TRẠNG CỦA XÃ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC

TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI .......................................... 7
2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IA
BLANG ...................................................................................................................... 7
2.3.1. Quan niệm về nông thôn mới và những đặc trưng của mô hình nơng thơn mới ở
nước ta. ................................................................................................................................ 7
2.3.2. Những kết quả đã đạt được ................................................................................... 8
2.3.3. Kết quả tổng quát .................................................................................................. 9
2.3.4. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ................................... 11

................................................................................................................................. 15
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ......................................................................................... 18
2.4.1. Đánh giá khái quát những nội dung đã đạt được, chưa đạt được so với Bộ Tiêu
chí quốc gia về nơng thơn mới của từng tiêu chí............................................................... 18
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân ................................................ 21
2.4.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................... 21

CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁPVỀ XÂY DỤNG NÔNG THÔN
MỚI TRONG THỜI GIAN ĐẾN ........................................................................ 22
3.1. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 22

i


3.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 22
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 22
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH ..................................... 23
3.2.1. Công tác tuyên truyền ......................................................................................... 23
3.2.2. Công tác quy hoạch ............................................................................................. 23
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 23
3.2.4. Phát triển y tế, văn hóa, xã hội, môi trường ........................................................ 24

3.2.5. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã
nông thôn mới .................................................................................................................... 24
3.2.6. Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới ................. 24
3.2.7. Công tác an sinh xã hội ....................................................................................... 24
3.2.8. Tổ chức sản xuất ................................................................................................. 25
3.2.9. Hệ thống chính trị vững mạnh ............................................................................ 25
3.2.10. Về giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội........................................................ 25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 26
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1

ii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta sau gần 30
năm thực hiện đường lối đổi mới, Nông nghiệp Nước ta đã đạt được thành tựu khá tồn
diện và to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh –
Quốc phịng, an ninh nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh
thần cho người dân.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Nông nghiệp phát triển còn kém bền
vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất. Chuyển
giao khoa học- cơng nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế, sản xuất manh mún,
nhỏ lẻ, phân tán; năng suất thấp, chất lượng nhiều mặt hàng giảm, giá trị gia tăng.
Xuất phát từ những khó khăn hạn chế nêu trên, chương trình xây dựng nơng thơn mới
được Đảng và Nhà nước chỉ đạo thực hiện trên tồn quốc có ý nghĩa rất to lớn. Ngày
06/4/2010, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, đồng thời ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới gồm 19 tiêu chí để làm căn cứ cho việc thực hiện chương
trình xây dựng nơng thôn mới, đây là một trong những chủ trương mang tính chiến lược mở ra
vận hội mới vơ cùng quan trọng cho nông thôn Việt Nam và sự phát triển của đất nước.
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông
thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng giai cấp nông dân,
củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hồ giữa các vùng, tạo sự chuyển biến
nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn; nơng dân được đào tạo có trình độ sản xuất
ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm
chủ nơng thơn mới.
Trong phạm vi tồn quốc, Chương trình xây dựng nơng thơn mới, đã được xây dựng
thí điểm quy mơ cấp xã từ năm 2001 với 11 xã được chọn để thử nghiệm chương trình
này. Kết quả bước đầu rất khả quan đã định hình được hình thái nơng thơn mới của thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến nay trên tồn quốc đồng bộ thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; bước đầu đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ nhưng cũng cịn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia lai, bước đầu có 02 xã được chọn làm điểm của tỉnh và
02 xã được huyện chọn làm điểm của huyện trong đó có xã Ia Blang. Với lợi thế đất đỏ
ba zan nhiều là một trong những thế mạnh để thực hiện thành công xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
gặp rất nhiều nhiều khó khăn như: Xuất phát điểm thấp cịn nhiều tiêu chí nơng thơn mới
chưa đạt được, nguồn lực hạn chế, tổ chức thực hiện cịn gặp nhiều lúng túng, nhân dân
hiểu về nơng thơn mới cịn mơ hồ nên chưa nhiệt tình hưởng ứng, ......

1


Xã Ia Blang được UBND huyện Chư Sê ban hành Quyết định số 375/QĐ-UBND,

ngày 29/9/2011 về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Ia Blang giai
đoạn 2011-2020. Qua 5 năm triển khai thực hiện được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện và các phòng, ban của huyện; sự nỗ lực phấn đấu đồn kết,
thống nhất của hệ thống chính trị từ xã đến thôn, làng; sự giúp đỡ của các doanh nghiệp
đóng chân tropng và ngồi xã và đồng thuận hưởng ứng góp vốn của nhân dân trên địa
bàn. Đến nay xã Ia Blang đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới theo Quyết
định số:18/QĐ-UBND, ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Gia Lai.
Xuất phát từ thực tế đó, Tơi chọn đề tài “Xây dựng nông thôn mới ở xã Ia Blang
huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai” làm tiểu luận.

V
t u i ti u u n:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ia Blang
Chương 3: Phương hướng và giải pháp
2. MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong q trình xây dựng
nơng thơn mới tại xã Ia Blang để làm cơ sở đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện hồn thiện
mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn xã.
3. Ý NGHĨA
Thông qua tiểu luận này, với bản thân là sinh viên thực tập muốn được tìm hiểu,
đánh giá một cách khách quan những thành tựu đã đạt được, khẳng định tầm quan trọng
của chủ trương, triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chư Sê
nói chung, xây dựng ở xã Ia Blang nói riêng; góp phần giúp các nhà quản lý có cách nhìn
sát thực hơn thực trạng của q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn xã Ia Blang.
Đề xuất được các giải pháp hợp lý nhằm thực hiện hoàn thiện mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

2



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Nông thơn mới
Nơng thơn mới là nơng thơn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
- Nơng thơn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây
dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với
công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc, mơi
trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo
giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
1.1.2. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ); có
nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống
vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một chương trình
tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng. Với mục tiêu tồn
diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây
dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ mơi trường
sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự
lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

1.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
DÂN VÀ NÔNG THÔN
Lênin cho rằng Việc xây dựng CNXH trong điều kiện kinh tế, văn hóa lạc hậu
khơng những chỉ bắt đầu từ nông dân mà phải đưa nông dân lên CNXH và Lênin đã tìm
ra câu trả lời cho vấn đề nầy đó là xây dưng “chế độ Hợp tác xã văn minh” bước phát
triển NEP lên mơ hình sản xuất lớn XHCN. NEP và Hợp tác xã là bộ phận không tách rời
của chiến lược phát triển, Lênin chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của Hợp tác xã văn minh
là: tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi và Lênin khẳng định muốn thực hiện có hiệu
quả Hợp tác xã văn minh phải có 3 tiền đề quan trọng. Một là phải có chính quyền nhân
dân để đảm bảo quyền làm chủ của nông dân theo pháp luật trên pham vi cả nước. Hai là
phải hình thành và củng cố thành phần kinh tế XHCN ở nhũng khâu then chốt của nền
kinh tế quốc dân. Ba là phải nâng cao dân trí ở nơng thơn bằng phát triển sự nghiệp giáo
dục, văn hóa.

3


1.3. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NƠNG NGHIỆP, NƠNG DÂN VÀ
NƠNG THƠN
Sinh thời, Bác Hồ ln quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Người cho rằng, nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu, muốn phát triển đất nước phải coi
trọng cả nông nghiệp và cơng nghiệp;
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học của chủ trương lấy nông nghiệp làm khởi
điểm, làm gốc, làm chính là bắt nguồn từ bản thân. Nơng nghiệp có vai trị đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở chỗ: Nông nghiệp cung cấp lương thực,
thực phẩm nuôi sống tồn xã hội. Lao động nơng nghiệp được coi là lao động tất yếu của xã
hội. An toàn lương thực là điều kiện tiền đề và cơ bản cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì, chân lý giản đơn như C.Mác đã chỉ rõ: con người ta trước hết phải có ăn, mặc,
ở …rồi mới nói đến làm chính trị, văn học nghệ thật, tôn giáo… khi nước Nga chuyển sang
thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới V.I Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh rằng: “vần đề
lương thực là vấn đề cơ bản của công cuộc kiến thiết CNXH” và “cần phải lấy lương

thực làm khởi điểm, vì gốc rễ của tất cả những khó khăn chính là chỗ đó”.
Kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và bắt nguồn từ yêu
cầu, đặc điểm nước nhà, Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn nâng cao đời sống của
nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn, mặc, ở… phải làm thế nào cho có
đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nơng nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nơng
nghiệp là cực kỳ quan trọng”.
1.4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây
dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công
bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa
X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện
quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nơng nghiệp,
nơng dân, nơng thơn có vai trị to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không
phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và tồn xã hội. Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã
ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ
về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về
nông nghiệp, nông dân, nơng thơn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.

4


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNGTHÔN MỚI
TẠI XÃ IA BLANG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ IA BLANG

2.1.1. Đặ đi m tự nhiên
a. Vị trí địa ý
Xã Ia Blang nằm ở phía Tây Nam Thị trấn Chư Sê, phía Đơng giáp xã Ia Pal, phía
Nam giáp xã Ia Roong và xã Ia Dreng của huyện Chư Pưh, phía Tây giáp xã Ia Hlốp,
phía Bắc giáp Thị trấn Chư Sê.
Với điều kiện thổ nhưỡng đất đỏ Ba Zan ở độ cao trung bình khoảng 720m so với
mực nước biển, Ia Blang là một xã thuần nơng có 95% dân số làm nơng nghiệp, một số là
tiểu thương buôn bán nhỏ. Là xã có 03 dân tộc chính sinh sống đó là: Kinh, Jrai, Bah Na
và một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc mới di cư vào. Ia Blang có Quốc lộ 14
nằm về phía Đơng của xã, thuận tiện cho việc giao thơng các mặt, bên cạnh đó vị trí xã
cách trung tâm huyện khoảng 3,5 km nên có nhiều điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội,
đời sống của người dân tương đối ổn định, con em đi học được thuận lợi.
Trước thời điểm lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020, xã Ia
Blang thuộc vào tốp dẫn đầu của 15 xã, thị trấn thuộc huyện Chư Sê. Tổng diện tích tự
nhiên là 2006.91 ha; có 10 thơn người Kinh và 07 làng người đồng bào DTTS sinh sống.
Dân số trung bình của xã hơn 2 ngàn hộ với gần 10 ngàn khẩu. Nền kinh tế chủ lực vẫn là
các cây trồng có thế mạnh xuất khẩu đem lại giá trị cao như Cao su, Cà phê, Hồ tiêu... tốc
độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28 triệu
đồng/người/năm. Tình hình chính trị ln ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng
cường và giữ vững; Văn hóa- xã hội phong phú, bảo tồn và phát huy được giá trị bản sắc
dân tộc như đan gùi, dệt thổ cẩm, cồng chiêng. Xã có 17/17 thơn làng được cơng nhận
thơn làng văn hóa với trên 80% hộ gia đình văn hóa. Trong xã khơng cịn hộ đói, tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí mới cịn 6.9%. Tỷ lệ nhân dân được sử dụng điện lưới quốc gia là
98%; có 98% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. An ninh nông thôn, an ninh
tơn giáo, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Hệ thống chính trị vững mạnh nhiều năm
liên tục; công tác phát triển Đảng luôn đạt và vượt chỉ tiêu trên giao...
Với những tiềm năng trên đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là phát triển các dịch vụ phụ trợ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công
ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng cho người dân. Xây dựng
nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện đường

lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta. Có nhiều yếu tố tác
động đến sự thành công của việc xây dựng nông thôn mới, trong đó lực lượng lao động ở
nơng thơn là một nhân tố quan trọng.
Một thực tế đang đặt ra hiện nay là cùng với q trình đơ thị hóa thì xu hướng lao
động chuyển từ nơng thơn ra thành thị ngày cang cao nên lực lượng lao động chính ở khu
vực này là tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nơng thơn.
b. Diện tí h tự nhiên.
5


Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 2006,91 ha, Trong đó: Đất nơng nghệp: 1541,59
ha chiếm 76,81 % diện tích tự nhiên. Đất phi nơng nghiệp: 465,32 ha chiếm 23,19 % diện
tích tự nhiên. Với lợi thế đất nơng nghiệp lớn thuận lợi cho việc phát triển cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, cao su. Bên cạnh đó diện tích phi nơng
nghiệp chiếm trên 23% tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc,
gia cầm tăng thêm nguồn thu nhập với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.
c. Đặ đi m địa hình, hí h u.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ ở độ cao trung bình khoảng 720m so với mặt nước
biển. Điều kiện tự nhiên của xã một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào khoảng tháng 10; Mùa nắng bắt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng phía
Tây có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng phía Đơng từ 1.200 đến 1.750
mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.
2.1.2. Tài nguyên
Xã Ia Blang có nguồn tài ngun đất phong phú thích hợp cho việc phát triển cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, các cây ngắn ngày như lạc, đậu đỗ
các loại, rau màu và lúa nước.
Có nguồn tài nguyên nước phong phú như suối Ia Hlốp và suối Ia Blang, có hệ
thống kênh mương thuỷ lợi N5, N12 chảy từ thủy lợi Ia Ring về dọc theo trục đường
chính của xã cung cấp nước đủ nước tưới cho cây cà phê, hồ tiêu cho nhân dân từ thơn 1
đến thơn Phú Hịa và 5 làng đồng bào dân tộc. Kênh mương thuỷ lợi N5, phục vụ nước

tưới cho thôn 7, làng Tok, làng Roh.
Với điều kiện tự nhiên đất đỏ bazan phù hợp cho các loại cây trồng như hồ tiêu và
cà phê, cao su. Vì vậy, thu nhập của người dân năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện
đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
2.1.3. Nhân ự
Tổng số hộ trên toàn xã là: 2.196 hộ; tổng số nhân khẩu là: 10.068 người. Trong đó,
tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã: 5.050/10.068 người. Tỉ lệ lao động có việc làm
thường xuyên là 4.696/5.050 người đạt 93%.
Xã có nguồn lao động dồi dào, có tính cần cù chịu khó, siêng năng trong công việc
nhưng hạn chế là lao động phổ thông, chủ yếu làm nơng nghiệp, chưa qua đào tạo; nên
khó đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và xu thế hội nhập trong tương lai.
2.1.4. Đánh giá ti m năng ủa xã
Với điều kiện thổ nhưỡng đất đỏ Ba zan ở độ cao trung bình khoảng 720 m so với
mực nước biển, Ia Blang là một xã thuần nơng có 95% dân số làm nơng nghiệp, một số là
tiểu thương bn bán nhỏ. Là xã có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Jrai, Bah Na và
một số dân tộc ít người ở phía Bắc mới di cư vào. Có Quốc lộ 14 nằm về phía Đơng của
xã, thuận tiện cho việc giao thông các mặt; bên cạnh đó vị trí xã cách trung tâm huyện
khoảng 3,5 km nên có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân
tương đối ổn định.
Các loại cây trồng chủ lực vẫn là các cây trồng cơng nghiệp dài ngày có thế mạnh
xuất khẩu đem lại giá trị cao như cà phê, hồ tiêu..., tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng
6


13%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28,5 triệu đồng/người/năm. Tình hình an
ninh chính trị ln ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường và giữ vững; văn hóa
- xã hội phong phú, bảo tồn và phát huy được giá trị bản sắc dân tộc như đan gùi, dệt thổ
cẩm, cồng chiêng, xã có 17/17 thơn làng được cơng nhận thơn làng văn hóa với trên 80%
hộ gia đình văn hóa. Trong xã khơng cịn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,24%. Tỷ lệ nhân
dân được sử dụng điện lưới quốc gia là 98%; có 85,5% hộ dân được sử dụng nước sạch

hợp vệ sinh. Hệ thống chính trị vững mạnh và phát huy được vai trò lãnh đạo, điều hành.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA XÃ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trước thời điểm lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020, xã Ia
Blang thuộc vào tốp dẫn đầu của 15 xã, thị trấn thuộc huyện Chư Sê. Tổng diện tích tự
nhiên là 2006.91 ha; có 10 thơn người Kinh và 07 làng người đồng bào DTTS sinh sống.
Dân số trung bình của xã hơn 2 ngàn hộ với gần 10 ngàn khẩu. Nền kinh tế chủ lực vẫn là
các cây trồng có thế mạnh xuất khẩu đem lại giá trị cao như Cao su, Cà phê, Hồ tiêu... tốc
độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 20 triệu
đồng/người/năm. Tình hình chính trị ln ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng
cường và giữ vững; Văn hóa- xã hội phong phú, bảo tồn và phát huy được giá trị bản sắc
dân tộc như đan gùi, dệt thổ cẩm, cồng chiêng, xã có 15/17 thơn làng được cơng nhận
thơn làng văn hóa với trên 80% hộ gia đình văn hóa. Trong xã khơng cịn hộ đói, tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí mới cịn gần 20%. Tỷ lệ nhân dân được sử dụng điện lưới quốc gia là
98%; có 85.3% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. An ninh nông thôn, an ninh
tơn giáo, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Hệ thống chính trị vững mạnh nhiều năm
liên tục, công tác phát triển Đảng luôn đạt và vượt chỉ tiêu trên giao...
Căn cứ vào Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia
thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế
và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - mơi trường và về hệ thống chính trị. Qua so
sánh thực trạng trên địa bàn xã thì chưa có tiêu chí nào đạt so với 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2020.
2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IA
BLANG
2.3.1. Quan niệm v nông thôn mới v những đặ trƣng ủa mơ hình nơng thơn
mới ở nƣớ ta.
a. Quan niệm v nông thôn mới
Trước hết nông thôn mới là phần lãnh thổ không thuộc nội thành các xã, thị trấn
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xa.

Nông thôn mới là nông thôn văn minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền
thống Việt Nam (theo PGS.TS Vũ Trọng Hải trong cuốn phát triển nông thôn Việt Nam).
Trước đây theo quan niệm cũ, khi nói đến nơng thơn người ta thường đồng nghĩa
với làng, xóm, thơn...Trong tâm thức người Việt, đó là một mơi trường kinh tế sản xuất
với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan

7


văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống cốt cách và bản lĩnh của người
Việt. Làng, xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có danh giới lãnh thổ tự nhiên
và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế, có ruộng, có nghề,
có chợ...tạo thành một khơng gian khép kín thống nhất, làng, xã là một công đồng tương
đối độc lập về phong tục, tập quán, văn hoá là một đơn vị tự trị về chính trị.
Trong lịch sử Việt Nam làng, xã cịn là một đơn vị hành chính cơ sở và làng Việt là
đơn vị cơ bản về nông thôn Việt Nam. Làng, xã đã từng đóng vai trị rất quan trọng đối
với sự phát triển đất nước, là noi lưu giữ những giá trị văn hố, ni dưỡng ngun khí
của dân tộc trước các nguy cơ đồng hố, nơ dịch. Những giá trị nói trên của Làng, xã
ln ln cần thiết cho phát triển đất nước cần và sẽ được tiếp tục trong xây dựng nơng
thơn mới. nhưng tính khép kín, tính tự cung, tự cấp của mơ hình nơng thơn “cũ” rõ ràng
không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, địi hỏi phải xây dựng mơ hình
nơng thơn mới.
b. Những đặ trƣng mơ hình nơng thơn mới:
Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một tổ chức
nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện
hiện nay, là kiểu nông thơn được xây dựng so với mơ hình nơng thơn cũ (truyền thống đã
có) ở tính tiên tiến về mội mặt.
Khác hơn mơ hình nơng thơn “cũ”, mơ hình nơng thơn mới là những kiểu mẫu cộng
đồng theo tiêu chí mới, tiêp thu nhưng thành tưu khoa hoc kĩ thuật hiện đại. Song, nó vẫn
giữ được nhưng nét đặc trưng , tính cách việt nam trong cuộc sơng văn hố tinh thần. mô

hinh nông thôn mới được đáp ứng nhu cầu phát triển ; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành
và cảnh quan môi trương; đạt hiêu qua cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, trính trị , văn
hoá, xã hội; tiên bộ hơn so với mơ hình cũ, và thể hiện ở nhưng đặc trưng chủ yếu dưới
đây:
Đơn vị cơ bản của mơ hình nơng thôn mới làng lá, xã. Làng,xã thực sự là một cộng
đồng, trong đó quản lý nhà nước khơng can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh
thần tôn trọng tính tự quản của người dân thơng qua hương ước, lệ làng (không trái với
pháp luật của nhà nước). quản lý nhà nước và tự quản của nông dân được kêt hợp hài
hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khi tâm lý xã
hội tích cực, đảm bảo trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, dư
vưng an ninh trật tự xã hội, ... nhằm hình thành mơi trương thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế nông thôn.
2.3.2. Những t quả đã đạt đƣợ
Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt điều chỉnh, chọn lại 45 xã điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn
2010-2015 và Chương trình số 18-CTr/HU, ngày 04/10/2011 của huyện ủy Chư Sê thực
hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chư Sê giai đoạn 2010-2015 và định
hướng đến 2020 tồn huyện có 04 xã điểm của tỉnh là: AlBă và Ia Glai, 02 xã điểm của
huyện là Ia Blang và Ia H lốp. Đến nay 02 xã đều đã đạt 19/19 tiêu chí (so với quy định
tại Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét
8


công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới) và đã được tỉnh công nhận
đạt chuẩn nông thơn mới trong năm 2016 trong đó có xã Ia Blang.
2.3.3. K t quả tổng quát
- Về công tác tổ chức:
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 “Ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới”; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

giai đoạn 2010-2020;
Thực hiện hướng dẫn chỉ đạo của Ban chỉ đạo huyện, Đảng ủy đã Ban hành Nghị
quyết về đẩy mạnh phát triển và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, ban hành
quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn
mới gồm 07 thành viên do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban; UBND xã đã
ban hành quyết định thành lập Ban quản lý xây dựng nơng thơn mới xã giai đoạn 2010–
2020 gồm có 17 thành viên do đồng chí chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Ban giám
sát cộng đồng xây dựng nông thơn mới gồm 34 thành viên do đồng chí Phó chủ tịch
HĐND xã làm Trưởng ban. Hàng năm có tổ chức kiện tồn Ban chỉ đạo, ban quản lý khi
có sự thay đổi.
Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban giám sát với chức năng nhiệm vụ của mình, hàng
tháng, hàng quý xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể để thực hiện các tiêu chí đã đăng
ký thực hiện hàng năm. Đồng thời chủ động điều hành và giám sát tốt chương trình kế
hoạch đã đề ra. Phân cơng trách nhiệm cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ và chức năng của từng ngành. Xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên bảo đảm mỗi một nhiệm vụ phải có cán bộ trực tiếp
theo dõi, chỉ đạo.
Các tổ chức chính trị - xã hội của xã (Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Đồn Thanh niên xã) thường xuyên tổ chức hội nghị lồng ghép tuyên truyền về xây
dựng nông thôn mới cho các đồn viên, hội viên nắm rõ.
Đã phân cơng các thành viên BCĐ, BQL, MTTQ xã và các tổ chức đoàn thể xã hội
trong việc tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện, BCĐ, BQL xây
dựng nông thôn mới. Thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trong các buổi
họp giao ban và họp dân tiếp xúc cử tri ở các thôn về chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về xây dựng nơng thơn mới, nội dung, ý nghĩa, phương pháp và mục tiêu cần
đạt được của xây dựng nông thôn mới thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa để người
dân hiểu rõ, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện. Đặc biệt quán triệt trong cán
bộ,đảng viên hiểu rõ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới là do Nhà
nước hỗ trợ, nhân dân làm, nhân dân hưởng lợi.
Ngồi ra, cịn tổ chức phát động phong trào “Gia Lai chung sức xây dựng Nông

thôn mới”, gắn với công tác tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm
gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Cơng tác tun truyền:
9


Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội của xã đã hăng hái
hưởng ứng bằng các Chương trình hành động thiết thực, cụ thể gắn với chức năng nhiệm
vụ của từng đoàn thể. Các phong trào, cuộc vận động lớn của đoàn thể đã được phát động
rộng rãi tới toàn thể đoàn viên, hội viên trên địa bàn toàn xã. Nhận thức được ý nghĩa và
vai trị quan trọng trong cơng tác tun truyền, các đồn thể chính trị xã và Ban Quản
lý nông thôn mới đã làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền các văn bản chính sách của
Đảng, Nhà nước và của tỉnh liên quan đến Chương trình xây dựng nơng thơn mới đến
đơng đảo đồn viên, hội viên và nhân dân trong tồn xã. Tích cực triển khai các mơ hình,
chương trình, đề án tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, góp phần
xây dựng hạ tầng nông thôn, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống dân sinh.
Xã đã phân công các thành viên BCĐ, BQL, MTTQ xã và các tổ chức đoàn thể xã hội
trong việc tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện, BCĐ, BQL xây
dựng Nông thôn mới. Thường xuyên tuyên truyền trong cán bộ và nhân dân trong các
buổi họp giao ban và họp dân tiếp xúc cử tri ở các thơn, làng về chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nội dung, ý nghĩa, phương pháp và mục
tiêu cần đạt được của xây dựng nơng thơn mới thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để
người dân hiểu rõ, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện. Đặc biệt quán triệt trong
cán bộ Đảng viên hiểu rõ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
do Nhà nước hỗ trợ, nhân dân góp cơng, góp của và nhân dân hưởng lợi.
Tổ chức các buổi họp thôn, làng, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tuyên
truyền qua loa đài, băng rơn, áp phích đồng thời bàn bạc thống nhất từng nội dung trong
việc thực hiện Đồ án, Đề án xây dựng nông thôn mới của xã, đưa ra nhân dân thảo luận,

bàn bạc, quyết định.
Từ khi hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới đã
tạo được sự chuyển biến nhận thức sâu sắc trong nhân dân và đã huy động được sức
dân, người dân đã trở thành chủ thể cùng chung sức, đồng lịng bắt tay vào việc xây
dựng nơng thơn mới. Các hộ dân tích cực tham gia đóng góp của cải và ngày cơng để
xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, điện chiếu sáng công
cộng, bảo vệ môi trường, thu gom rác thải, ủng hộ tiền xây dựng các cơng trình của
trường học; tích cực trong các hoạt động thể dục, thể thao, … vv…
Hưởng ứng phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nơng thơn mới” trên
địa bàn tồn xã đã phát động các phong trào như “ Phụ nữ Ia Blang chung tay xây dựng
nông thôn mới”; “ Nông dân tự quản con đường nông thôn mới”, …. Làm chuyển biến
nhận thức của đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn của xã.
Công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách và cách thức tiến
hành xây dựng nơng thôn mới được quan tâm triển khai, sâu rộng đến cán bộ, Đảng viên,
đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để nắm rõ hơn mục đích, nội dung và tầm
quan trọng về việc xây dựng Nông thôn mới, được đơng đảo nhân dân đồng tình hưởng
ứng.
10


Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã đã triển khai cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng Nông thôn mới” và hướng dẫn
thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong xây dựng Nông thơn mới trên địa bàn
của xã.
Các tổ chức chính trị - xã hội của xã (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Đoàn xã) đã tổ chức hơn 100 đợt lồng ghép tuyên truyền về xây dựng Nông thơn
mới cho hơn 5000 lượt các đồn viên, hội viên và nhân dân trong xã tham dự.
- Công tác tập huấn: Xã đã tổ chức kịp thời cho cán bộ từ xã đến thôn, làng hướng
dẫn chi tiết các nội dung thực hiện ban đầu như: Phương pháp tuyên truyền, vận động

nhân dân tham gia xây dựng Nông thôn mới; khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn;
công tác lập, quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch đề án xây dựng Nông thôn mới và
trang thiết bị đầy đủ tài liệu về xây dựng Nông thôn mới đến tận các thơn, làng.
2.3.4. K t quả thự hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM
Tiêu hí số 1 - Quy hoạ h v thự hiện quy hoạ h
- Kết quả thực hiện tiêu chí Quy hoạch của xã gồm có các nội dung sau:
+ Tổ chức lập Quy hoạch, xây dựng, bản đồ và thuyết minh quy hoạch chi tiết xã.
+ Bản đồ quy hoạch chi tiết trung tâm xã gồm: cấp điện; cấp nước; không gian kiến
trúc khu trung tâm xã; hệ thống thốt nước và xử lý mơi trường; hệ thống giao thông
trung tâm xã; hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kinh tế trung tâm xã;
định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư xã.
+ Tổ chức niêm yết công khai bản vẽ quy hoạch.
+ Triển khai cắm mốc chỉ giới quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã.
+ Tổ chức xây dựng và trình UBND huyện ban hành quy chế quản lý quy hoạch.
+ Về tình trạng các quy hoạch đã lập còn nhiều điểm chưa phù hợp cần tổ chức điều
chỉnh phù hợp với thực tế.
So với tiêu chí 1, đã đạt so với tiêu chí quy định.
Tiêu chí số 2 - Giao thông:
- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường trục xã, liên xã, đường trục
thơn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng): 105,97 km, trong đó:
+ Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt chuẩn 7,4/7,4km, đạt:
100%;
+ Đường trục thơn xóm được cứng hóa đạt chuẩn 31,9/44,86km đạt 76,84%.
+ Đường ngõ, xóm được cứng hóa khơng lầy lội vào mùa mưa: 26,77 km sạch sẽ,
không lầy lội vào mùa mưa; 15,5/26,77km được cứng hóa đạt chuẩn, khơng lầy lội vào
mùa mưa đạt 60%;
+ Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện:
18,6/26,6km, đạt 70%.
- Thực trạng công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đường giao thông nông
thôn và sự tham gia của cộng đồng dân cư: Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân

cùng làm, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”, trong xây
dựng nơng thơn mới chính quyền các cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động
11


nhân dân tích cực cùng tham gia làm đường giao thơng nơng thơn, đóng góp cơng sức
vào việc quản lý, bảo vệ đường giao thông nông thôn, tham gia tu sửa các đoạn đường
thường xuyên hư hỏng… Kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, là một xã có
nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế đang cịn nhiều khó
khăn; do vậy việc đóng góp vào thực hiện duy tu bảo dưỡng các cơng trình giao thơng
cịn hạn chế, chủ yếu bằng ngày công lao động.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 2: Đạt.
Tiêu hí số 3 - Thủy ợi
- Tồn xã có 02 cơng trình thủy lợi đập tràn và hệ thống kênh mương trên địa bàn
xã có chiều dài 14,6 km (bao gồm cả kênh mương do Xí nghiệp Thủy Nơng Chư Sê –
Chư Pứh và kênh mương do xã quản lý).
- Tổng số km kênh mương do xã quản lý 8,627 km trong đó đã được kiên cố:
3,927km đạt 45,51%.
- Thực trạng cơng tác quản lý các cơng trình thủy lợi: Các cơng trình được quản lý
tốt, hàng năm thường xuyên nạo vét và sữa chữa kịp thời đảm bảo nguồn nước tưới cho
sản xuất.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 3: Đạt
Tiêu hí số 4 - Điện
- Số trạm biến áp trên địa bàn xã: 13 Trạm, tổng số km đường dây hạ thế 18,9 km,
cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tình hình quản lý, vận hành, bảo dưỡng
hệ thống điện luôn đảm bảo.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện: 2.153hộ/2.196 hộ
(Tổng số hộ toàn xã). Đạt 98,04%.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 4: Đạt.
Tiêu hí số 5 - Trƣờng họ

- Tồn xã có 04 trường học các cấp (Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học và THCS). Nhìn
chung, cơ sở vật chất của các cấp học được đầu tư tốt. Cơ sở vật chất và lớp học đáp ứng
công tác dạy và học. Cụ thể:
+ Số trường mầm non: 01 trường; 122 cháu. Số phịng học đã có: 05 Phịng; Số
phòng đạt chuẩn: 05 Phòng; Số phòng chức năng đã có: 05 Phịng; Số diện tích sân chơi,
bãi tập đã có: 250 m2
+ Số trường Mẫu giáo: 01 trường; 319 cháu; 09 điểm trường, Số phịng học đã có:
12 Phịng (trong đó: 03 phịng tại trường chính, 09 phịng tại các điểm trường làng Tók,
Róh, Blo, Mung, Hlú, Kối, thơn 6, thơn 7, thơn An Điền); trong đó: Số phịng đạt
chuẩn: 12 Phịng; Số phịng chức năng đã có: 09 Phịng; Số diện tích sân chơi, bãi tập đã
có: 300 m2, số còn thiếu: 750 m2.
+ Trường tiểu học: 01 Trường; 1.109 Cháu; 09 điểm trường. Số phòng học đã có:
22 Phịng; 09 phịng tại các điểm trường làng Tók- Róh, Blo, Mung, Hlú, Kối, làng Nhă,
thơn 6, thơn 7, thơn An Điền); trong đó: Số phịng đạt chuẩn: 10 Phòng; Số phòng chưa
đạt chuẩn: 12 Phòng. Số phòng chức năng cịn thiếu: 08 Phịng, Số diện tích sân chơi, bãi
tập đã có: 8.500 m2, số cịn thiếu: 500 m2.
12


+ Trường Trung học cơ sở: 01 Trường; 473 em, Số phịng học đã có: 10 Phịng
Trong đó: Số phịng đạt chuẩn: 10 Phịng, Số phịng chức năng đã có: 07 Phịng; Số
phịng cịn thiếu: 03 Phịng. Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có: 400 m2, số cịn thiếu: 400
m2.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 5: có ¾ trường có cơ sở vật chất đạt
chuẩn chiếm tỷ lệ 75%: Đạt.
Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá
a. Hiện trạng Nh văn hóa v hu th thao xã trên địa n xã xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020, ụ th :
- Nhà văn hóa xã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng vào tháng 5 năm 2015
có diện tích 300m², 150 chỗ ngồi, trang thiết bị đáp ứng đầy đủ nhu cầu hội họp, giao lưu

văn hóa văn nghệ… trên địa bàn xã.
- Khu thể thao xã: Sân vận động xã diện tích đất: 12.800m2, hàng năm đảm bảo tổ
chức các hoạt động thể dục, thể thao.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí: Đạt.
b. Mơ tả hiện trạng Nh văn hóa v hu th thao thôn, ng trên địa n xã xây
dựng nông thơn mới giai đoạn 2016-2020, ụ th :
- Có 13/17 có nhà văn hóa. Có 4/17 thơn, làng đang sử dụng nhà sinh hoạt cộng
đồng và các điểm trường để sinh hoạt.
- Có 10/17 thơn, làng có khu thể thao văn hóa. 7/17 thơn, làng đang quy hoạch khu
thể thao. Hiện tại 07 thôn, làng này rèn luyện thể dục, thể thao tại các sân bóng hộ gia
đình tự xây dựng.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí: Đạt.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 6: Đạt
Tiêu hí số 7 - Chợ nơng thơn
- Trên địa bàn xã có 01 chợ; trong đó: Diện tích chợ: 7.540 m2, gồm 01 nhà lồng
đảm bảo cho 8 sạp hàng đơn giản, 03 dãy kiốt với tổng cộng 36 lơ có diện tích 50m², 8
dãy sạp hàng đơn giản. UBND xã đã vận động các hộ dân khơng họp chợ trong khu dân
cư, xóa bỏ chợ cóc. Hiện nay các hộ kinh doanh hàng hóa đã tập trung vào chợ xã để mua
bán. Đã quy hoạch, thiết kế phân lô mặt bằng chợ, tham mưu để huyện giao đất thu tiền
các lô đất đấu giá chợ để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ. Điều hành quản lý chợ, có
Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yết công khai.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí số 7: Đạt.
Tiêu hí số 8 - Bƣu điện
- Xã Ia Blang có 01 bưu điện đạt chuẩn NTM, với diện tích 100 m2. Năm 2013, xã
đã được nhà tài trợ Quỹ BILL & MELINDA GATES, thuộc dự án nâng cấp khả năng sử
dụng máy tính và truy cập Internet cơng cộng tại Việt Nam tài tợ 05 dàn máy vi tính có
kết nối Internet đảm bảo cho nhân dân có thể tiếp cận Internet.
- Số thơn, làng có điểm truy cập internet công cộng 03 thôn/17 thôn, làng;
đạt:17,6%, cụ thể: Thôn 3: 02 điểm, Thôn 7: 01 điểm, Thôn 4: 01 điểm. Tuy nhiên với
nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân trên địa bàn xã qua mạng internet, 100% các

13


thơn, làng đã có kết nối mạng về đến hộ gia đình đảm bảo truy cập nhanh và thuận tiện.
Ngồi ra, việc truy cập internet qua điện thoại di động đang được nhân dân ứng dụng
rộng rãi.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 8: Đạt.
Tiêu hí số 9 - Nh ở dân ƣ
- Tổng số nhà trên địa bàn xã là 2.196 nhà:
+ Số nhà dột nát: 0 nhà chiếm 0%.
+ Số bán kiên cố: 549/2.196 nhà đạt 25%.
+ Có 75% (1.647/2.196 nhà) đạt chuẩn.
- So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 9: Đạt.
Tiêu hí số 10 - Thu nh p
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 70%; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp: 5%; Dịch
vụ thương Mại: 25%.
- Tổng số hộ: 2.196; Nhân khẩu: 10.068 người
- Thu nhập bình quân đầu người/ năm: 28,5 triệu đồng.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 11 - Hộ nghèo
- Tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã: 115/2.196 hộ, chiếm tỷ lệ: 5,24%.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 12 – Tỷ ệ ao động ó việ m thƣờng xuyên
- Tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã: 5.050/10.068 người.
- Tỉ lệ lao động có thường xuyên là 4.696/5.050 người đạt 92,99%.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 13 - Hình thứ tổ hứ sản xu t
- Tổng số hợp tác xã: 01 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, cụ thể xã Ia Blang đã
thành lập Tổ thu gom và vận chuyển rác thải của địa phương và hiện đang đổ rác tại bãi
rác của huyện Chư Sê.

- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt.
Tiêu hí số 14 - Giáo dụ
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Đạt, trong đó: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS
hàng năm: đạt 100%; Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS
(bao gồm cả hệ bổ túc): đạt 85% đạt so với tiêu chí.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT (Phổ thông, bổ túc, học
nghề): 85% các cháu tốt nghiệp THCS được học tiếp THPT.
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài
hạn: 1.162 người qua đào tạo/5.050 người có việc làm đạt 23%.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt

14


Bi u đồ 2.1. Số iệu năm 2015
Tiêu hí số 15 - Y t :
- Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn; cụ thể: Trạm Y tế xã có diện tích đất là 2.050m2, diện
tích xây dựng nhà cấp IV: 105m2, có 04 phịng để làm việc và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, 01 vườn thuốc nam. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của trạm có: 01 bác sĩ, 0 y
tá, 02 nữ hộ sinh, 03 điều dưỡng, 02 y sĩ, 01 dược tá. Về trang thiết bị được đầu tư, đáp
ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn. Hiện nay trạm Y tế chưa
được đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất mới, nhưng so với Bộ tiêu chí: Đạt
- Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế 7.067/10.068 người, tỷ lệ đạt 70,2%.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 16 - Văn hóa
- Xã thường xuyên tuyên truyền và ngày càng hồn thiện quy ước, hương ước các
thơn, làng về nếp sống văn hố. Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Tổ chức hoạt động của nhà văn hóa và khu
thể thao xã, thơn đạt hiệu quả. Thực hiện các cơ chế chính sách về xã hội hóa các hoạt
động văn hóa, thể thao; thúc đẩy tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hoạt động văn nghệ, thể

thao cho nhân dân; các đoàn thể tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao cho hội
viên, đồn viên. Hàng năm tổ chức bình xét gia đình văn hóa, hướng dẫn các thơn, làng
thực hiện chấm điểm gia đình văn hóa, thơn, làng văn hóa. Tổ chức các phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” đạt kết quả.
- Xã có 9/17 thơn, làng đạt danh hiệu “thơn, làng văn hóa” 3 năm liên tục và 8/17
thôn, làng đạt danh hiệu “thôn, làng văn hóa”: Đạt tỷ lệ 100%.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 17 - Môi trƣờng:
- Số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: 1.867/2.196 hộ, đạt tỷ lệ 85,01%.

15


- Về cơ sở, sản xuất kinh doanh trên địa bàn: Tổng số cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh
trên địa bàn: 115 cơ sở; số cơ sở, kinh doanh đã có cam kết bảo vệ mơi trường 100%, Chất
thải từ các cơ sở đã được thu gom xử lý theo quy định đạt 100%, Tỷ lệ hộ chăn nuôi đảm
bảo vệ sinh đạt 90%
- Trên địa bàn xã không có các hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường, tun truyền tốt
các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp như: nhân dân thường xuyên dọn
dẹp vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, trồng cây xung quanh nhà ở, khu
dân cư nhằm tạo cảnh quan và điều hịa mơi trường sinh thái. Nhìn chung, cơng tác giữ
gìn vệ sinh, mơi trường trong nhà và ngồi ngõ xóm trên địa bàn xã được đảm bảo, nhân
dân tích cực hưởng ứng.
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: 01 Nghĩa trang của xã và 7 nhà mồ ở
các làng đồng bào DTTS đã được quy hoạch.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định: UBND xã đã triển khai
và vận động 1.550 hộ dân ở các thôn người kinh của xã và 03 thôn thuộc xã Ia Pal hợp
đồng thu gom rác thải sinh hoạt, được thu gom rác vào các ngày thứ 4, thứ 6 và chủ nhật
hàng tuần; số hộ còn lại (500 hộ) ở 7 làng đồng bào DTTS xử lý rác thải sinh hoạt bằng
hình thức đốt và chôn lấp. Phấn đấu cuối năm 2016, vận động các hộ dân ở các làng cùng

đăng ký tham gia thu gom rác thải sinh hoạt.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 18 - Hệ thống tổ hứ hính trị xã hội
Cơng tác xây dựng hệ thống chính trị-xã hội trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ
then chốt, quyết định sự thành công của phát triển kinh tế cũng như trong quá trình xây
dựng nơng thơn mới tổng số cán bộ, cơng chức của xã có 19 người: trong đó: Cán bộ
chuyên trách 10; cán bộ cơng chức 9 (ngồi ra có 02 cán bộ đang hợp đồng), số cán bộ xã
đạt chuẩn là 19/19 người, đạt tỷ lệ 100%., chính quyền xã đạt trong sạch vững mạnh.
Trong những năm qua, xã đã và đang từng bước chuẩn hóa trình độ văn hóa, chính trị,
chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, cơng chức, nhất là các chức danh lãnh đạo của xã.
Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể quần chúng. Đẩy mạnh thực hiện
các chương trình phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội cựu chiến binh... Đề
án 02 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn
giai đoạn 2009-2015” và Đề án 03 về “Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về
cơ sở cơng tác” của Tỉnh ủy đã triển khai trên địa bàn xã, đạt hiệu quả cao.
- Đã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn.
- Đảng bộ xã đạt "Trong sạch, vững mạnh" theo quy định của Ban Tổ chức Trung
ương tại hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức
cơ sở đảng và đảng viên. Chính quyền xã đạt “vững mạnh tồn diện” theo kết quả bình
xét phân loại hàng năm.
- Các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội của xã được cơng nhận đạt danh hiệu tiên
tiến trở lên: Năm 2015 các tổ chức chính trị đều được đánh giá xếp loại tiến tiến.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
Tiêu hí số 19 - An ninh, tr t tự xã hội:
16


Xác định an ninh trật tự xã hội được giữ vững và ổn định thì mới tạo đà ổn định
chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ
của địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Đảng ủy - UBND xã tập trung công tác

tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức cảnh giác, vận động để mọi người dân trong xã
tự giác tham gia xây dựng thôn, làng ổn định về an ninh chính trị, đảm bảo TTATXH,
phát triển tốt kinh tế gia đình. An ninh trật tự xã hội được giữ vững, cụ thể:
+ Hàng năm Đảng ủy có ban hành Nghị quyết, UBND xã có Kế hoạch về công tác
đảm bảo an ninh,trật tự.
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và
“ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.
+ Khơng có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế;
truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài.
+ Khơng có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc
các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
+ 17/17 thôn, làng được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.
+ Cuối năm 2015, Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến.
So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Đạt
* Kết quả tổng hợp thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới
Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt điều chỉnh, chọn xã Ia Blang điểm xây dựng nông thôn mới huyện Chư Sê giai
đoạn 2010-2015 và Chương trình số 18-CTr/HU, ngày 04/10/2011 của Huyện ủy Chư Sê
thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chư Sê giai đoạn 2010-2015 và
định hướng đến 2020. Đến năm 2016 xã đã đạt từ 19/19 tiêu chí, đạt trên 100% (so với
quy định tại Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới) và đã được tỉnh Gia
Lai công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016.
* Một số hạn h tồn tại trong việ xây dựng nông thôn mới tại Ia Blang
Tuy nhiên, Ia Blang tỷ lệ hộ nghèo đạt được so với tiêu chí nhưng vẫn cịn hộ
nghèo (cịn 5,24%); trình độ dân trí thấp, lao động chủ yếu là phổ thông, năng suất và
hiệu quả lao động thấp; đời sống của phần lớn nhân dân còn khó khăn, nhất là đồng bào
dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Chênh lệch giàu nghèo còn cao, khoảng cách mức
sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
cịn gia tăng chưa được cải thiện.

Trình độ của một bộ phận cơng chức trực tiếp thực hiện Chương trình cịn thấp chưa
đáp ứng u cầu chung.
Một số tiêu chí đã trong bộ tiêu chí quốc gia đã được sửa đổi, song vãn cịn một số
tiêu chí chưa phù hợp với địa phương như tiêu chí: Thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, hình thức
sản xuất, ...
Một số nội dung xây dựng nơng thơn mới khi bắt đầu triển khai cịn lúng túng do
các Bộ, ban, ngành ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, nhất là cơ

17


chế, nguyên tắc hỗ trợ vốn xây dựng nông thôn mới, chưa nói rõ vốn hỗ trợ của Trung
ương cho từng loại cơng trình hạ tầng nơng thơn.
Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Trung ương cho địa phương để triển khai Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới cịn q ít so với nhu cầu, trong khi đó
Ia Blang cịn là xã nghèo nên tiến độ thực hiện cịn chậm.
Tính đến tháng 3 năm 2016 xã Ia Blang đã được UBND tỉnh Gia Lai công nhận đạt
chuẩn nơng thơn mới tất cả 19 tiêu chí xã đều đạt hết, từ nay đến năm 2010 chỉ nâng cấp
và hoàn thiện.
* Nguyên nhân ủa những hạn h
Một số ban nhành đoàn thể và thành viên Ban Chỉ đạo xã chưa có sự phối hợp chặt
chẻ chưa thật sự vào cuộc, chưa thể hiện hết trách nhiệm được phân cơng để triển khai
chương trình theo chỉ đạo của UBND à huyện. Phần lớn lãnh đạo xã (Bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Nông lâm nghiệp xã) tuy đã được tập huấn hướng dẫn
phương pháp, quy trình, nội dung lập Đề án xây dựng nông thôn mới nhưng tập trung chú
trọng trong công tác chỉ đạo, nên kết quả thực hiện chương trình đạt hiệu quả chưa cao.
Do phong tục, tập quán sản xuất của một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc
hậu. Cơ chế chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn chưa đồng bộ, nhu cầu đầu tư
cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn nhưng việc huy động thu hút các nguồn lực và
thu hút vào đầu tư vào nông nghiệp, nông thơn chưa nhiều. Chưa phát huy tốt vai trị chủ

thể của dân cư nông thôn trong xây dựng nông thông mới.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.4.1. Đánh giá hái quát những nội dung đã đạt đƣợ , hƣa đạt đƣợ so với Bộ
Tiêu hí quố gia v nơng thơn mới ủa từng tiêu hí
Những năm qua xã đã tích cực thực hiện nhiều chương trình về phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở của nền nông
nghiệp bền vững, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật ni phù hợp với điều kiện cụ thể
của xã; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm để phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Các cơng
trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, 100% hộ gia đình đã có điện thắp sáng, đường
giao thông đi lại thuận tiện, đường liên thôn, nội thôn được láng nhựa; trường học, trạm
xá, chợ được xây dựng khang trang sạch đẹp. Đến nay, đồng bào các làng đã phát triển
mạnh cây cà phê, hồ tiêu; biết sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo nguyên tắc 4 đúng.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,24 % (theo tiêu chí cũ), nhiều hộ đã trang bị được phương tiện
sản xuất, mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình có giá trị, cụ thể: 98% hộ có phương
tiện nghe nhìn, 90% hộ có xe máy, xe cơng nông phục vụ sản xuất, 75 % nhà cửa đã xây
dựng kiên cố đạt chuẩn NTM. Trên 98 % trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học.
Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”; xã chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt công tác định canh định cư, xây
dựng lại nhà cửa và cải tạo lại vườn tạp, tự giác làm chuồng trại nhốt gia súc, gia cầm;
vận động nhân dân sử dụng nước sạch, ăn chín uống sơi, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, ốm
đau đến trạm y tế xã điều trị. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân
18


được chú trọng, từng bước giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và phụ nữ sinh con thứ 3 trở
lên. Thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ tăng dân số là 1,75%. Thực hiện
tốt công tác TBXH.
Bảng 2.1. Đánh giá hiện trạng 19 tiêu hí nơng thơn mới
TT


Quy định
mứ đạt
huẩn

Nội dung tiêu hí

K t quả thự hiện
Khối lượng Đánh giá

1. Quy
hoạ h v
thự hiện
quy
hoạ h

2. Giao
thông

3. Thủy
ợi

4. Điện
5.
Trƣờng
họ

1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hố,
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ.


Đạt

1

100%

1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- môi trường theo chuẩn mới.

Đạt

1

100%

1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp
theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng

Đạt

1

100%

100%

7,4/7,4 km


100%

2.1 Tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tơng hóa đạt chuẩn
2.2 Tỷ lệ đường trục thơn, xóm được cứng hóa
đạt chuẩn.
2.3 Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch sẽ và khơng lầy
lội vào mùa mưa
2.4 Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu
sản xuất và dân sinh
3.2 Km kênh mương do xã quản lý được kiên cố
hoá
4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng diện thường xuyên, an toàn
từ các nguồn
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, nhà trẻ, tiểu
học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn
6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn

6. Cơ sở
v t h t
văn hóa

6.2 Tỷ lệ thơn có nhà văn hóa và khu thể thao
thơn đạt chuẩn

31,9/44,86
km

100% (50% 15,5/26,77
cứng hóa)
km
18,6/26,6
70%
km
70%

Đạt

Đạt

71,09%
60%
70%
Đạt

Đạt

3,927/8,627
km
Đạt

98%

2.153/2.196

98,04%

>=70%


¾ trường

75%

Đạt

01/01
- 13/17 nhà
văn hóa
- 10/17 khu
thể thao

Đạt

45%

100%

45,51%
Đạt

- 76,47%
- 58,81%

7. Chợ

Chợ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng

Đạt


1

Đạt

8. Bƣu
điện

8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thơng

Đạt

1

Đạt

8.2 Có internet đến thơn

Đạt

17/17

Đạt

Khơng

Khơng

Khơng


9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng

75%

1.647/2.196

75%

Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực
nông thôn(Triệu đồng/ người)

Hàng năm

28,5

Đạt

9. Nh ở
dân ƣ
10. Thu
nh p

9.1 Nhà tạm, dột nát

19


11. Hộ
nghèo
12. Tỷ ệ

ao động
việ m
thƣờng
xuyên
13. Hình
thứ tổ
hứ sản
xu t

14. Giáo
dụ

15. Y tế
16. Văn
hóa

Tỷ lệ hộ nghèo

<=7%

5,24

Đạt

Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao
động

>=90%

4.696/5.050


92,99%

Có tổ hợp tác hay HTX hoạt động hiệu quả



1 tổ hợp tác



14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đạt

Đạt

Đạt

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm

>=90%

100%

100%

Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng
tốt nghiệp THCS (bao gồm cả hệ bổ túc)


>=80%

85%

85%

14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc,
học nghề).

>=70%

85%

98%

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

>20%

1.162/5.050
(23%)

Đạt

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các bảo hiểm y tế

>70%

7.067/10.06

8 (70,2%)

Đạt

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Đạt

Đạt

Đạt

Xã có từ 50% số thơn, bản trở lên đạt chuẩn làng
văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL

50%

(9/17)
53%
1.867/2.196
(85,01%)

Đạt

17.1 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh

17. Môi
trƣờng

18. Hệ

thống tổ
hứ
hính trị
xã hội
vững
mạnh

19. An
ninh, tr t
tự xã hội

>=80%

Đạt

17.2 Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn
đạt tiêu chuẩn về mơi trường

Đạt

115/115
(100%)

Đạt

17.3 Khơng có các hoạt động gây ơ nhiễm mơi
trường và có các hoạt động phát triển mơi trường
xanh, sạch, đẹp

Đạt


Đạt

Đạt

17.4 Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo
quy hoạch, phải cắm mốc đất nghĩa trang của xã

Đạt

Đạt

Đạt

17.5 Chất thải và nước thải phải được thu gom,
xử lý theo quy định

Đạt

Đạt

Đạt

18.1 Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn

Đạt

Đạt

Đạt


18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị
cơ sở theo quy định

Đạt

Đạt

Đạt

18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
"Trong sạch, vững mạnh".

Đạt

Đạt

Đạt

18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của
xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Đạt

Đạt

Đạt

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững


Đạt

Đạt

Đạt

20


2.4.2. Những hạn h , tồn tại hủ y u v ngun nhân
- Trình độ dân trí thấp, lao động chủ yếu là phổ thông, năng suất và hiệu quả lao
động thấp; đời sống của phần lớn nhân dân còn khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu
số ở vùng sâu, vùng xa. Chênh lệch giàu nghèo còn cao, khoảng cách mức sống giữa
thành thị và nông thôn, giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gia tăng
chưa được cải thiện.
- Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Trung ương cho địa phương để triển khai Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới cịn q ít so với nhu cầu thực tế, nên đã
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của chương trình.
+ Việc thực hiện chương trình chủ yếu dựa vào nguồn vốn cấp của Trung ương,
việc huy động tổng hợp nguồn kinh phí rất khó thực hiện, đặc biệt là nguồn vốn đóng góp
của doanh nghiệp và nhân dân.
- Công tác tuyên truyền, vận động một số nơi thực hiện cịn chưa hiệu quả, vì vậy
điểm mấu chốt của chương trình là dân làm chủ để thực hiện và hưởng lợi từ chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vẫn chưa được tuyên truyền rộng rãi
đến tất cả người dân.
- Chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các xã, làng có điểm xuất phát thấp và
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
2.4.3. B i họ inh nghiệm
- Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền
sâu rộng, để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, về nội dung, phương pháp, cách

làm, cơ chế chính sách về xây dựng nơng thơn mới, để cả hệ thống chính trị và người dân
hiểu rõ.
– Xây dựng nơng thơn mới, phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều
kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khn, máy móc.
- Xây dựng nơng thơn mới phải dựa theo Bộ tiêu chí quốc gia, để định hướng hành
động và là thước đo để đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong xây dựng đề án và chỉ đạo thực
hiện phải căn cứ vào đặc điểm lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội
dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp.
- Việc sử dụng nguồn lực vào các cơng trình cơng cộng phải phát huy dân chủ trong
tất cả các khâu, phải được người dân bàn bạc, thống nhất, quyết định và hưởng thụ mà tự
giác tham gia; có giám sát của cộng đồng, đảm bảo công khai minh bạch. Việc huy động
vốn trong dân bằng nhiều hình thức: đóng góp cơng sức, tiền của vào các cơng trình cộng
đồng; xây mới, cải tạo nâng cấp nơi ở, cơng trình vệ sinh, cải tạo ao, vườn, sửa sang cổng
ngõ từ nguồn vốn của người dân tự đóng góp.
- Để xây dựng nơng thơn mới, cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, liên tục,
đồng bộ và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban chỉ đạo xây dựng nơng
thơn mới phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân,
tập thể chịu trách nhiệm một loại công việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ
kết, tổng kết, thúc đẩy việc thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo phải thường xuyên kiểm
điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
21


×