Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phát triển nền nông nghiệp số ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.79 KB, 7 trang )

Phát triển nền nông nghiệp số ở Việt Nam
Với nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số đang ngày càng trở nên quan
trọng với nền kinh tế toàn cầu, được coi là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển của một quốc gia. Tới nay, kinh tế số đã được vận dụng ở tất cả các ngành,
các lĩnh vực, trong đó có ngành nơng nghiệp.
Đối với Việt Nam, phát triển nông nghiệp số là một tất yếu, từ đó, giúp gia tăng giá
trị nơng sản, tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất; đây cũng là cách thức
giúp Việt Nam có thể thực sự trở thành một cường quốc nơng nghiệp.
NƠNG NGHIỆP SỐ LÀ GÌ?
Nơng nghiệp số phát triển trên nền tảng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với
những đặc trưng rất cơ bản của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, đó là:
- Thứ nhất, Cảm biến kết nối vạn vật (IoT Sensors): Từ dinh dưỡng đất kết nối với
máy chủ và các máy kết nối khác là thành phần chủ yếu của nông nghiệp hiện đại.
- Thứ hai, Công nghệ đèn LED đang trở thành tiến bộ không thể thiếu để canh tác
trong nhà vì sự đáp ứng sinh trưởng và năng suất tối ưu.
- Thứ ba, người máy (Robot) đang thay việc cho nơng dân thường làm. Người máy
cũng có cả các bộ phân tích nhờ các phần mềm trợ giúp phân tích và đưa ra xu hướng
trong các trang trại.
- Thứ tư, Tế bào quang điện (Solar cells). Phần lớn các thiết bị trong trang trại được
cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời trở nên quan trọng.
- Thứ năm, Thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (satellites) được sử
dụng để thu thập dữ liệu của các trang trại.
- Thứ sáu, Canh tác trong nhà kính đối với cây trồng, tích hợp nuôi - trồng, sản xuất
thủy canh…
- Và thứ bảy, Công nghệ tài chính phục vụ trang trại (Farm Fintech): Fintech nghĩa là
kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, nông nghiệp số được hiểu là các hoạt động sản
xuất nông nghiệp được tích hợp và điều khiển bởi cơng nghệ thông tin bằng các ứng dụng


mạng internet. Theo đó, các thơng tin, q trình sản xuất, quản lý trong nơng nghiệp…


đều được số hóa và được xử lý, phân tích tự động thơng qua mạng internet.
Điểm nổi bật của nơng nghiệp số, đó là có thể tạo ra các nông sản chất lượng, năng
suất cao, ngay cả trong những điều kiện thời tiết hoặc địa hình khơng thuận lợi. Nhờ kết
nối di động, người nơng dân hồn tồn có thể chủ động trong canh tác, nuôi trồng mà
không cần phải ra tận đồng ruộng, từng ô chuồng. Nông nghiệp số được hình dung như là
một quy trình khép kín bằng cơng nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thơng minh,
thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà
kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán
đám mây để truy xuất nguồn gốc.
Nông nghiệp số khác với nông nghiệp công nghệ cao. Nếu như nông nghiệp công
nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, tăng
cường ứng dụng máy móc cơng nghệ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất thì nơng
nghiệp số chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt
động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người khơng cần có mặt trực tiếp. Như vậy,
nơng nghiệp cơng nghệ cao chưa hẳn đã là công nghệ số, nhưng công nghệ số phải được
phát triển trên cơ sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nông nghiệp số sẽ thay đổi hẳn phương thức cũng như thói quen sản xuất vốn tồn tại
hàng trăm năm trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp ngày nay sẽ là nông nghiệp
công nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ và hệ thống mạng internet trong tất cả
các khâu sản xuất, từ nuôi trồng, chăm sóc đến thu hoạch chế biến nơng sản. Nhiều cơng
đoạn sản xuất sẽ được thay thế bởi robot có gắn cảm biến để đảm bảo thực hiện các khâu
sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và sức khỏe của cây trồng vật nuôi.
Trong trồng trọt, các máy bay không người lái sẽ là công cụ đắc lực giúp người nơng
dân có thể quan sát tồn bộ cánh đồng; hệ thống phun, tưới tiêu tự động được kết nối
mạng và được điều khiển từ xa hoặc được lập trình cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Máy kéo tự lái; các cảm biến với phần mềm phân tích thời tiết, đất đai… sẽ được áp dụng
ở nhiều vùng nơng nghiệp, từ đó giúp người nơng dân có thể theo dõi chi tiết từng mét
vuông, từng cây trồng mà khơng cần phải có mặt trực tiếp trên cánh đồng. Các thuật toán



thông minh, thiết bị kết nối vạn vật, quản lý dữ liệu lớn, nơng trại số hóa có thể giúp nơng
dân phân phối nước, phân bón và thuốc trừ sâu chính xác thời điểm cây cần. Nhờ đó, có
thể đảm bảo tính sinh lời, tính bền vững và thân thiện môi trường. Nông dân cũng sẽ
tránh được việc lạm dụng phân và thuốc, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản lượng, chất
lượng.
Trong chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm sẽ được điều
chỉnh tự động dựa trên sản lượng thu hoạch được (sữa, trứng…), đồng thời, các camera
tia hồng ngoại sẽ giúp người nông dân sớm phát hiện dịch bệnh cho vật nuôi, từ đó có
ứng phó kịp thời.
Nơng nghiệp số giúp gia tăng giá trị nông sản, kết nối các yếu tố đầu vào, đầu ra
trong sản xuất; kết nối các chủ thể tham gia, góp phần giảm thiểu rủi ro trong tồn bộ q
trình sản xuất, từ khâu tiếp cận yếu tố đầu vào, đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu
thụ nông sản.


Mơ hình nơng trại 4.0
Như vậy, với các nước đang phát triển như Việt Nam, nông nghiệp số sẽ làm thay đổi
hẳn quan niệm, đặc điểm và cả những công việc vốn dĩ thường gắn liền với sản xuất nông
nghiệp và với người nơng dân. Khơng cịn là hình ảnh người nông dân lam lũ, “bán mặt
cho đất, bán lưng cho trời”, cũng khơng cịn phải “trơng trời, trơng đất, trơng mây”…, mà
thay vào đó là hình ảnh người nơng dân hiện đại, trên tay cầm Ipad, hoặc bộ điều khiển,
họ có thể đi bất cứ đâu nhưng vẫn quản lý và thực hiện được hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Nhờ kỹ thuật số, họ cũng là người chủ động kết nối trong việc tiếp cận các yếu tố
đầu vào, phát hiện sớm rủi ro về dịch bệnh, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển nơng nghiệp số có thể mang lại tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt
Nam, phát huy thế mạnh của quốc gia, để Việt Nam thực sự trở thành một cường quốc
nơng nghiệp.
NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU TRÊN CON ĐƯỜNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP SỐ?
Thực tế, tại Việt Nam đến thời điểm này, cũng đã có nhiều nơng dân bước đầu ứng

dụng thiết bị cảm biến để số hóa các yếu tố trong q trình sản xuất nơng nghiệp như
điều tiết tưới tiêu, phun thuốc, bón phân; xác định độ ẩm, ánh sáng. Bằng cách kết nối
internet, thơng qua sử dụng máy tính, điện thoại, họ có thể ở bất kì đầu mà vẫn hồn tồn
chủ động và quản lý được tình hình cây trồng vật ni. Mơ hình mà Tập đồn FPT đang
phối hợp với Tập đoàn Fujitsu của Nhật Bản trong trồng rau, triển khai tại Viện rau quả
cũng cho thấy cơng nghệ thơng minh (cơng nghệ hỗ trợ tồn diện giải pháp quản lý nông
nghiệp trên nền công nghệ điện tốn đám mây) đã được áp dụng trong nhiều cơng đoạn
sản xuất nơng nghiệp. “Bên trong khu vực nhà kính và nhà trồng rau của trung tâm Hợp
tác Nông nghiệp thơng minh FPT - Fujitsu, tồn bộ khơng khí, ánh sáng, dinh dưỡng cần
thiết cho quá trình sinh trưởng của các loại cây đều được quản lý và giám sát bằng máy
tính. Ngồi ra, hệ thống cảm biến sẽ thu thập mọi thông tin về môi trường như nhiệt độ,
độ ẩm, CO2, lượng ánh sáng, lượng mưa, hướng gió, tốc độ gió... để từ đó có những điều
chỉnh phù hợp điều kiện phát triển của cà chua và xà lách ít kali. Dựa trên kết quả phân
tích, các máy làm mát hay kiểm soát ánh sáng đều được vận hành tự động, giúp duy trì


môi trường sinh trưởng tối ưu cho xà lách và cà chua”, theo đó, chuyên gia sống tại Nhật
cũng vẫn có thể kết nối và điều khiển được các yếu tố của trang trại rau tại Việt Nam.
Còn trong tiêu thụ sản phẩm, việc ứng dụng mạng internet, bán hàng online có thể
thấy ở mọi nơi, từ thành thị đến nơng thơn, thậm chí ở các vùng miền núi.
Với những biểu hiện trên, Việt Nam đã được coi là có nền nông nghiệp số chưa?
Theo đánh giá của các chuyên gia, những biểu hiện trên đây chỉ là những điển hình về
sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao chứ chưa phải là nền nông nghiệp số. Các công nghệ
số mới chỉ được áp dụng ở một vài khâu trong quá trình sản xuất nơng nghiệp, các kết nối
khác (đầu vào, đầu ra, liên kết bên trong và bên ngoài…) và căn bản là phương thức quản
lý trong sản xuất nông nghiệp thì chưa có sự thay đổi đáng kể.
Hơn nữa, khi đề cập tới nơng nghiệp Việt Nam, tình trạng khó khăn và những hạn
chế vẫn là những vấn đề nổi cộm thường được nhắc tới. Như:
- Mới chỉ phát triển chạy theo số lượng, chi phí sản xuất cao, năng suất lao động
trong nông nghiệp thấp

- Lực lượng lao động tập trung trong nơng nghiệp vẫn cịn rất cao và với trình độ
khơng đồng đều, thậm chí chất lượng hạn chế
- Tình trạng bấp bênh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (được mùa mất giá, dịch
bệnh…), chất lượng khơng ổn định, khơng giữ uy tín vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, liên
kết trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu; Đất đai vẫn cịn manh mún, chia cắt, khó khăn
trong thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa; thương mại điện tử kém phát triển.
- Công nghệ lạc hậu: nhiều chuyên gia nhận định: “Các thiết bị thông minh phổ biến
ở nhiều quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển như cảm biến, bộ điều tiết tự động để tưới
tiêu, bón phân; hay vệ tinh để thu thập dữ liệu nông trại, cơng nghệ tài chính phục vụ
trang trại (farm fintech)… cịn quá xa lạ và phải mất rất lâu nữa mới đến tay người nông
dân Việt Nam”…
Dựa theo nhận định của Hiệp hội Máy Nông nghiệp Châu Âu 2017 (European
Agricultural Machinery), các giai đoạn phát triển nơng nghiệp được tóm lược như sau:


Nông nghiệp
1.0 - đầu TK
20)
Với sự tham
gia của 1/3 dân
số trong q
trình SX

Nơng nghiệp
2.0 - những
năm1950s)
Thay đổi nhiều
giống cây trồng
vật ni và sử

dụng các loại
phân hóa học
và thuốc BVTV

Nơng nghiệp
3.0 (từ những
năm1990s)
Ứng dụng hệ
thống định vị
toàn cầu trong
SX NN; Các
cảm biến điện
tử hỗ trợ các
khâu
nuôi
trồng

Nông nghiệp
4.0 (từ 2011 tại Đức)
Kết nói mạng,
thơng tin ở dạng
số hóa được áp
dụng cho các
q trình sản
xuất cũng như
liên kết với các
đối tác bên
ngồi. Máy móc
thay thế cho lao
động ở hầu hết

các khâu sản
xuất

Nguồn: tác giả tổng hợp theo bài viết trên trang www.http/nongnghiep.vn
Như vậy, theo nhận định của tác giả, nông nghiệp Việt nam hiện nay cơ bản là ở giữa
giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Để có thể tiến tới giai đoạn 4, hình thành nền nơng nghiệp số,
Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng, lựa chọn những lĩnh vực trọng điểm,
chủ lực, có tiềm năng để tiếp cận và áp dụng dần cơng nghệ số. Ví dụ như chăn ni bị
sữa, lợn, gà; trồng lúa; trồng hoa, trồng cây ăn quả; sản xuất cà phê, hồ tiêu… là những
ngành hàng hồn tồn có thể áp dụng cơng nghệ số, trở thành những ngành hàng mũi
nhọn, từ đó tạo đà cho nhiều ngành hàng khác trong nông nghiệp phát triển theo. Bên
cạnh đó, để phát triển nơng nghiệp số ở Việt Nam, rất cần có sự phát triển đồng bộ của
thương mại điện tử, sự đồng bộ trong chính sách phát triển của Nhà nước, sự cải thiện
trong chất lượng nhân lực cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng /.
Tài liệu tham khảo:
1. />
nong-nghiep-40-la-gi-post198335.html
2. Nghị định số 55/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn




×