Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.62 KB, 8 trang )

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƢỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM
CHƢA HỒN THÀNH
ThS. Đồn Trọng Chỉnh
Khoa Luật, trường Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, cơ sở của trách nhiệm hình sự là sự vi phạm
trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, thể
hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế Nhà nước do luật
hình sự quy định. Dưới góc độ nghiên cứu, trong bài viết này tác giả làm rõ trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm ở giai đoạn chưa hồn thành đó là: trách nhiệm hình sự của người thực hành
trong giai đoạn chưa hồn thành; trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong giai đoạn chưa hồn thành;
trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong giai đoạn chưa hoàn thành và trách nhiệm của người tổ chức
trong giai đoạn chưa hồn thành. Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được mơ tả trong cấu thành tội phạm. Ngồi một số trường hợp hành vi tổ chức,
hành vi xúi giục, hành vi giúp sức được quy định là những tội phạm độc lập, thì phần nhiều hành vi của
người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức lại không được quy định trong những cấu thành tội phạm cụ
thể khác.Tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành là một trường hợp đặc biệt của
tội phạm chưa hoàn thành. Khi nghiên cứu đồng phạm chưa hoàn thành, chủ yếu khoa học hình sự nhìn
dưới hai góc độ là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của những người đồng phạm từ đó xem xét
trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.Trong trường hợp phạm tội đồng phạm là việc phạm tội
của nhiều người, trong đó mỗi người trong đồng phạm có những vai trò khác nhau: tổ chức, giúp sức, xúi
giục, thực hành. Việc xem xét, nghiên cứu để làm rõ vai trò của từng người trong đồng phạm, từ đó áp
dụng hình phạt một cách hiệu quả nhất mà mục đích của hình phạt muốn hướng đến. Chính vì thế, đối với
vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù trong truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm.
Từ khóa: Chưa hoàn thành, đồng phạm, hành vi, tội phạm, trách nhiệm hình sự.

1. NGUN TẮC CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
Đồng phạm là một hình thức đặc biệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả những trường hợp


phạm tội, mà cịn phải tn thủ những ngun tắc có tính đặc thù áp dụng cho đồng phạm.

1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm
Mặc dù các Bộ luật Hình sự của nước ta chưa có điều luật riêng quy định nguyên tắc này, nhưng tinh thần
của nó được thể hiện trong nhiều điều luật và được nhận thức thống nhất trong thực tiễn xét xử.Cơ sở lý
luận về nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm của chúng ta hồn tồn khác biệt với quan
điểm siêu hình là cơ sở lý luận của nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng
phạm của khoa học hình sự tư sản mà đại diện là A.Phơ-bách, theo đó người trực tiếp phá hoại quy phạm
pháp luật được gọi là người thực hành – kẻ chính phạm; cịn những người đồng phạm khác đều được gọi
là tòng phạm. Vì vậy người thực hành phải chịu trách nhiệm chính về việc trực tiếp gây nên nguy hại cho
120


xã hội; cịn người xúi giục, giúp sức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tồn
bộ tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam được hiểu như sau:
– Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội phạm tương ứng của Bộ luật
Hình sự và trong phạm vi chế tài điều luật đó quy định.
– Những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt
hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi phạm tội chung, nếu họ đều ý thức
được những tình tiết đó, trừ những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng phạm.
– Những nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt như nguyên tắc
về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, về thời hiệu và điều luật quy định đối với tội phạm tương ứng do những người đồng phạm thực
hiện, được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm.

1.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong
đồng phạm
Tuy mỗi người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về tồn bộ tội phạm, nhưng khơng có nghĩa
là việc xác định trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm lại không dựa trên cơ sở hành vi cụ
thể của người đó. Nội dung của nguyên tắc được thể hiện ở những điểm sau đây:

– Tội phạm được coi là hành vi do con người cụ thể thực hiện.
– Người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những gì do cá nhân người đó gây ra bằng hành
động hoặc khơng hành động.
– Hình phạt được áp dụng đối với người đã thực hiện tội phạm tức là mang tính chất cá nhân.
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, người viết đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Trần
Quang Tiệp về đề xuất trách nhiệm hình sự trong đồng phạm với các luận điểm liên quan đến nguyên tắc
này như sau:
– Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm
khác;
– Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự thuộc về riêng người đồng
phạm nào thì chỉ được áp dụng đối với chính người đồng phạm đó;
– Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ
trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.
Có thể nói những quan điểm trên về nguyên tắc trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội
phạm trong đồng phạm cũng có một số điểm tương đồng với ngun tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm.

1.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm
Trong một vụ đồng phạm, những người tham gia tuy cùng phạm một tội, nhưng tính chất và mức độ tham
gia của mỗi người có khác nhau và vì vậy, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người cũng
khác nhau.
Theo luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm có cơ
sở lý luận là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự nói chung. Ngun tắc cá thể hóa trách nhiệm hình
sự là một ngun tắc của luật hình sự Việt Nam được thể hiện trong phần chung cũng như trong những
121


quy định về tội phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác định các biện pháp của trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù
hợp với những đặc điểm cụ thể về nhân thân của người phạm tội.

Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có đồng phạm cho thấy bên cạnh việc xem xét, đánh
giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm, phải đánh
giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng bộ phận cấu thành tức là hành vi phạm tội
của từng đồng phạm. Những người đồng phạm tuy cùng phạm một tội, nhưng tính chất và mức độ tham
gia của mỗi người vào việc thực hiện tội phạm khác nhau, do đó tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội của từng người cũng khác nhau.
Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải căn
cứ vào tính chất, mức độ tham gia vào hoạt động phạm tội chung của mỗi người đồng phạm. Việc làm rõ
tính chất tham gia của người đồng phạm, thực chất là để xác định người đồng phạm là loại người gì trong
đồng phạm (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức hay người thực hành). Mức độ tham gia trong
đồng phạm được thể hiện là mức dộ người đồng phạm thực hiện vai trị của mình trong đồng phạm.
Thực tiễn xét xử cho thấy, một số Tòa án chưa thực hiện đúng ngun tắc cá thể hịa trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm. Những thiếu sót thường biểu hiện là:
– Xác định khơng đúng vai trị người đồng phạm nên người giúp sức lại xác định là người thực hành
hoặc ngược lại, người đồng phạm giữ vai trò là người tổ chức, người xúi giục nhưng không chỉ rõ
trong bản án.
– Xác định mức độ tham gia của người đồng phạm cịn mang tính chất cào bằng, chưa lượng hóa
được hành vi phạm tội cụ thể của từng người đồng phạm trong hoạt động phạm tội chung.
Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nguyên nhân nhưng phần nhiều là do ngun tắc cá thể hóa trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm chưa được nhận thức đầy đủ.

2. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƢỜNG HỢP PHẠM TỘI DƢỚI HÌNH THỨC
PHẠM TỘI CĨ TỔ CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN CHƢA HỒN THÀNH
Việc những người đồng phạm thực hiện một tội phạm cố ý nhưng do nhiều nguyên nhân ngoài ý muốn
của họ mà tội phạm đã phải dừng lại ở những thời điểm nhất định, không thực hiện được trọn vẹn quá
trình phạm tội để đạt được kết quả phạm tội chung. Những trường hợp đó gọi là đồng phạm chưa hoàn
thành. Việc tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành là một trường hợp đặc biệt
của tội phạm chưa hoàn thành dưới dạng chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Chuẩn bị phạm tội,
tội phạm chưa đạt và tội phạm hoàn thành là ba mức độ thực hiện tội phạm cố ý có ba mức độ nguy hiểm
cho xã hội tăng dần theo mức độ thực hiện ý định phạm tội. Việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của

những người đồng phạm bị xử nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.

2.1. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan hoặc thực hiện hành vi khách quan được
mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong đồng phạm, hành vi của những người đồng phạm khác như người
tổ chức, người giúp sức, người xúi giục có sự liên kết thống nhất với hành vi của người thực hành cả về
mặt khách quan, chủ quan và tạo thành một hoạt động phạm tội chung, có mối quan hệ nhân quả với hậu
quả phạm tội, cho nên khi hành vi của người thực hành hoặc của những người đồng thực hành đã hồn
thành về mặt pháp lý, thì hành vi của những người đồng phạm khác mặc nhiên được thừa nhận là hoàn
thành. Hành vi thực hành trong đồng phạm được chia thành hai loại: hành vi thực hành do một người duy
nhất thực hiện và hành thực hành do nhiều người thực hiện.
122


Trong trường hợp đồng phạm mà hành vi thực hành chỉ do một người duy nhất thực hiện thì giống với
trong trường hợp tội phạm riêng lẻ, khi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể thì hành vi thực
hành hoàn thành. Thời điểm của hành vi thực hành chỉ phụ thuộc vào cấu trúc của cấu thành tội phạm
được quy định trong pháp luật hình sự, mà không phụ thuộc vào việc người thực hành đã thực hiện và kết
thúc hành vi của mình trên thực tế hay chưa và cũng không phụ thuộc vào việc thực hiện ý đồ mà những
người đồng phạm đề ra ban đầu. Thực tiễn có nhiều trường hợp tội phạm đã được coi là hoàn thành,
nhưng người thực hành vẫn tiếp tục thực hiện hành vi của mình và ngược lại hành vi của người thực hành
đã kết thúc trên thực tế nhưng lại chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể, nên
vẫn chưa được coi là hoàn thành.

2.1.1. Trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Đối với trường hợp đồng phạm chỉ có một người thực hành duy nhất thì hành vi chuẩn bị phạm tội của
người thực hành là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần
thiết khác để thực hiện tội phạm chung. Việc chuẩn bị này của người thực hành có thể có sự tham gia của
những người đồng phạm khác như: người giúp sức là người tạo ra những điều kiện vật chất cho quá trình
chuẩn bị như cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội cho người thực hành hoặc giúp sức về mặt tinh thần

như cung cấp thông tin, chỉ dẫn, góp ý về việc thực hiện tội phạm; người tổ chức là người vạch kế hoạch
thực hiện tội phạm, kế hoạch phối hợp giữa những người đồng phạm; người xúi giục là người lôi kéo
người khác vào hoạt động phạm tội và được người đó chấp nhận.
Đối với trường hợp có nhiều người đồng phạm thực hành thì giai đoạn chuẩn bị phạm tội của những người
này ngoài những hành vi tương tự như ở trường hợp người thực hành duy nhất nói trên thì hành vi bàn
bạc, thỏa thuận, thống nhất đồng thực hiện tội phạm cũng được xem là hành vi tạo điều kiện cho việc thực
hiện tội phạm nhằm đạt được kết quả chung mà những người đồng phạm khác mong muốn.

2.1.2. Trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Đối với trường hợp chỉ có một người thực hành, giai đoạn phạm tội chưa đạt được xác định tương tự như
đối với trường hợp của người thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội riêng lẻ. Ở giai đoạn này,
người thực hành đã thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, nhưng
không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của những người đồng phạm; hành vi đó
chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thường xảy ra trong những trường hợp sau:
– Người thực hành mới thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan;
– Người thực hành chưa thực hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành
tội phạm, mới chỉ thực hiện được một phần hành vi;
– Người thực hành đã thực hiện đầy đủ nội dung của hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả của
tội phạm hoặc gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định
trong cấu thành tội phạm.
Đối với trường hợp có nhiều người đồng thực hành, hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội
phạm cụ thể không phải do một người, mà do nhiều người đồng thực hành thực hiện một cách cố ý. Khi
những người đồng thực hành có hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm chung, nhưng tội phạm chung ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt bởi họ chưa thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, việc những người đồng thực hành đã thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu
thành tội phạm nhưng tội phạm chung ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thì hành vi thực hiện chỉ là hành vi
thực hành chưa đạt. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt của người thực hành hoặc của
những người đồng thực hành cũng có thể là do sai lầm của người phạm tội về đối tượng tác động hay công
cụ, phương tiện phạm tội không phát huy tác dụng.
123



2.2. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời xúi giục
Trong các giai đoạn thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục hoàn thành khi thỏa mãn các dấu hiệu như: hành
vi kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi kích động, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm và việc thực hiện tội phạm của người bị xúi giục. Vì thế, hành vi xúi
giục được coi là hoàn thành khi hành vi đó đưa đến việc thực hiện hành vi phạm tội thông qua người bị
xúi giục. Hành vi xúi giục chưa hoàn thành của người xúi giục được xác định trong hai trường hợp: hành
vi chuẩn bị xúi giục và hành vi xúi giục chưa đạt.

2.2.1. Chuẩn bị xúi giục thực hiện tội phạm
Chuẩn bị xúi giục thực hiện tội phạm là giai đoạn người xúi giục có những hành vi tạo ra điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện sự kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Thời điểm sớm nhất của
giai đoạn này là việc người xúi giục bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện tinh thần và vật chất giúp
cho việc thực hiện hành vi kích động thúc đẩy người khác phạm tội dễ dàng hơn. Đó cũng có thể là những
hành vi như tìm kiếm đối tượng tác động, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng tác động để lựa
chọn phương pháp tác động thích hợp, chuẩn bị quà tặng hoặc lợi ích vật chất để tác động. Mặt khác, việc
chấp nhận đề nghị của người khác cũng có thể sẽ thúc đẩy một hoặc một số người nào đó thực hiện hành
vi đồng phạm hoặc tội phạm cụ thể cũng nên được coi là hành vị thuộc về giai đoạn chuẩn bị xúi giục.
Thời điểm muộn nhất của giai đoạn này là thời điểm trước lúc người xúi giục thực hiện hành vi kích động,
thúc đẩy người khác phạm tội, là thời điểm giới hạn giữa chuẩn bị xúi giục và xúi giục chưa đạt. Trong
giai đoạn này, giữa người xúi giục và người bị xúi giục chưa hình thành quan hệ đồng phạm bởi vì chưa
có sự liên kết kể cả mặt khách quan lẫn chủ quan về việc cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm.

2.2.2. Xúi giục chưa đạt
Xúi giục chưa đạt là trường hợp người xúi giục bắt đầu thực hiện hành vi kích động, thúc đẩy người khác
phạm tội, nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục, chưa đưa đến việc thực hiện hành vi
phạm tội của người bị xúi giục. Hành vi xúi giục chưa đạt có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
– Hành vi kích động của người xúi giục đã được thực hiện bằng cách gián tiếp thông qua các phương
tiện như thư từ, fax, điện tín, mạng internet… nhưng vì lý do khách quan, sự kích động chưa đưa

đến người bị tác động thì bị phát hiện, ngăn chặn.
– Đã bắt đầu thực hiện hành vi kích động, thúc đẩy người khác phạm tội, nhưng chưa thực hiện được
đầy đủ nội dung kích động, thúc đẩy theo ý tưởng cùa người xúi giục thì bị dừng lại vì nguyên nhân
ngoài ý muốn của người xúi giục.
– Người xúi giục đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự kích động, thúc đẩy người khác phạm tội
nhưng không đạt kết quả. Người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục hoặc lúc đầu đồng ý chấp
thuận sự xúi giục, nhưng sau đó lại khơng thực hiện bất cứ hành vi phạm tội nào; hoặc thực hiện tội
phạm khác so với sự xúi giục trước đó.

2.3. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời giúp sức
Hành vi giúp sức là hành vi tạo những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành
vi giúp sức có thể gồm ba giai đoạn: chuẩn bị giúp sức, giúp sức chưa đạt và giúp sức hoàn thành. Cả ba
giai đoạn này đều có thể xảy ra tại các thời điểm: trước khi tội phạm được thực hiện, tội phạm đang được
thực hiện và sau khi tội phạm đã được thực hiện xong. Hành vi giúp sức hoàn thành khi thỏa mãn các dấu
hiệu: có hành vi tạo điều kiện tinh thần hay vật chất; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tạo điều kiện tinh
thần hay vật chất và việc thực hiện hành vi phạm tội của người được giúp sức. Hành vi giúp sức chưa hoàn
được thể hiện ở các giai đoạn chuẩn bị giúp sức và giai đoạn giúp sức chưa đạt.
124


2.3.1. Chuẩn bị giúp sức
Là giai đoạn mà người giúp sức có hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc giúp sức về tinh thần hay vật
chất dành cho người khác thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng hơn. Ở giai đoạn này, hành vi
chuẩn bị giúp sức có thể biểu hiện ở việc tìm kiếm cơng cụ, phương tiện phạm tội, nghiên cứu cách
khắc phục trở ngại, tìm hiểu các điều kiện thực tế để đưa ra lời khuyên, góp ý, chỉ dẫn cho người khác
thực hiện tội phạm.

2.3.2. Giai đoạn giúp sức chưa đạt
Hành vi giúp sức chưa đạt có thể được xác định khi người giúp sức bắt đầu thực hiện hành vi giúp sức
nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người giúp sức, người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức

vào việc thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức chưa đạt có thể biểu hiện dưới các dạng:
– Người được giúp sức lúc đầu chấp nhận sự hỗ trợ về vật chất hay tinh thần của người giúp sức
nhưng sau đó khơng thực hiện bất cứ hành vi phạm tội nào kể cả việc chuẩn bị phạm tội.
– Hành vi giúp sức được thực hiện khi người thực hành khơng có khả năng sử dụng sự giúp sức đó.
– Người giúp sức đã sai lầm về đối tượng được giúp sức, có hành vi tạo điều kiện về tinh thần hay vật
chất cho người hồn tồn khơng có ý định phạm tội.

2.4. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời tổ chức
Khác với hành vi xúi giục và hành vi giúp sức, hành vi của người tổ chức được luật hình sự ghi nhận lại
khơng đề cập đến các giai đoạn thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người thành lập nhóm tội phạm hoặc
điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể. Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm hoàn thành khi
thỏa mãn các điều kiện:
– Có hành vi thành lập băng, nhóm tội phạm và điều khiển đồng bọn hoạt động phạm tội chung.
– Có tội phạm được thực hiện trên thực tế.
– Tội phạm đó được thực hiện bởi nhóm tội phạm do người tổ chức thành lập hoặc điều khiển.
Khi đã xác định được hành vi tổ chức hoàn thành của tội phạm và nhằm làm sáng tỏ hành vi tổ chức tội
phạm chưa hoàn thành, cần phải phân biệt được giai đoạn chuẩn bị tổ chức thực hiện tội phạm và giai
đoạn phạm tội chưa đạt của người tổ chức.

2.4.1. Chuẩn bị tổ chức thực hiện tội phạm
Chuẩn bị tổ chức thực hiện tội phạm là giai đoạn mà trong đó người tổ chức có những hành vi tạo điều
kiện cần thiết cho việc thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ
thể. Hành vi chuẩn bị tổ chức thực hiện tội phạm có thể biểu hiện ở các dấu hiệu:
– Nghiên cứu những người thích hợp để lơi kéo, tập hợp thành nhóm tội phạm.
– Vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cụ thể, trong đó dự kiến phân cơng vai trị của từng người trong
việc thực hiện tội phạm và điều hòa sự phối hợp giữa những người đó.

2.4.2. Tổ chức thực hiện tội phạm chưa đạt
Khác với giai đoạn chuẩn bị tổ chức thực hiện tội phạm, ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, người tổ chức đã
bắt đầu có hành vi thành lập nhóm tội phạm hoặc hành vi điều khiển nhóm tội phạm nhằm thực hiện tội

phạm cụ thể, nhưng chưa đạt đến kết quả như cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm
đòi hỏi. Ở giai đoạn này, hành vi tổ chức xảy ra trong các trường hợp sau:

125


– Không rủ rê, lôi kéo được những người khác tham gia nhóm tội phạm, nên nhóm tội phạm khơng
thành lập được.
– Nhóm tội phạm được thành lập nhưng những người tham gia lại không nghe theo sự điều khiển của
người tổ chức: không thực hiện tội phạm nào hoặc không theo ý định của người tổ chức mà thực
hiện tội phạm khác.
– Nhóm tội phạm được thành lập nhưng chưa kịp thực hiện hành vi phạm tội nào.
Cũng giống như hành vi xúi giục, hành vi giúp sức, luật hình sự cũng coi giai đoạn phạm tội chưa đạt của
người tổ chức là chuẩn bị phạm tội. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan thì hành vi phạm tội tổ chức
chưa đạt hoàn toàn thỏa mãn cấu thành tội tổ chức thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
3. KẾT LUẬN
Những người đồng phạm tiến tới càng gần mục đích, kết quả phạm tội đã định thì mức độ thực hiện ý định
càng cao, hình phạt được quyết định cần phải càng nghiêm khắc hơn. Trong những điều kiện khác tương
đương đối với cùng một tội phạm, phạm tội chưa đạt đã hoàn thành phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn
đối với phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Đối với quan điểm về đồng phạm xúi giục chưa hoàn thành,
khi xem xét hành vi xúi giục chưa đạt ở những trường hợp đã nói trong luật hình sự là chuẩn bị phạm tội
cần có cách nhìn khác cho phù hợp hơn, bởi hành vi xúi giục người khác phạm tội là hành vi tác động đến
người khác để người này phạm tội chứ không phải là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết để chính
người xúi giục thực hiện tội phạm. Trong khi việc tội phạm có được thực hiện hay khơng hồn tồn phụ
thuộc vào người bị xúi giục chứ khơng phải là người xúi giục.
Bên cạnh đó, nếu người xúi giục lại kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm có dấu hiệu của
chủ thể đặc biệt trong khi người xúi giục khơng có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, mà lại áp dụng trách nhiệm
hình sự đối với người xúi giục về tội phạm đó ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội là chưa phù hợp. Vì thế, nên
xem hành vi xúi giục chưa đạt hoàn toàn thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội xúi
giục thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Cũng giống như trong trường hợp người xúi giục, việc xem xét các dạng giúp sức chưa đạt là chuẩn bị
phạm tội thì đó là điều chưa hợp lý. Bởi vì hành vi giúp sức là hành vi tạo điều kiện tinh thần hay vật chất
để người khác thực hiện tội phạm chứ không phải là tạo những điều kiện cần thiết để chính người giúp sức
thực hiện tội phạm. Việc tội phạm có được thực hiện với sự hỗ trợ của người giúp sức hay khơng hồn
tồn khơng phụ thuộc vào người được giúp sức. Mặt khác, nếu người giúp sức tạo điều kiện tinh thần hay
vật chất cho việc thực hiện tội phạm có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt trong khi người giúp sức khơng có
dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, mà lại áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức về tội phạm đó ở
giai đoạn chuẩn bị phạm tội, cũng là điều bất hợp lý. Hành vi giúp sức chưa đạt hoàn toàn thỏa mãn đầy
đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội giúp sức thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Có thể nói, giai đoạn chuẩn bị xúi giục và giai đoạn chuẩn bị giúp sức rất khó bị phát hiện và sẽ là quá
sớm nếu quy định trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị giúp sức và người xúi
giục ở giai đoạn chuẩn bị xúi giục trong trường hợp chuẩn bị phạm tội. Việc phân biệt các giai đoạn thực
hiện tội phạm trong đồng phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức ở giai đoạn phạm tội nào phải được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc quy định này sẽ
tạo cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành nói
trên và giải quyết được các vướng mắc trong thực tiễn xét xử xung quanh các giai đoạn thực hiện tội phạm
trong đồng phạm.

126


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1985.

[2]

Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).


[3]

Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[4]

Lê Cảm (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự, NXB. Cơng an nhân dân, Hà
Nội.

[5]

Lê Cảm (2005), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, NXB. Tư pháp, Hà Nội.

[6]

Lê Cảm (2005). Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB. Đại học
Quốc gia, Hà Nội.

[7]

Đặng Văn Doãn (1986), Vấn đề đồng phạm, NXB. Pháp lý, Hà Nội.

[8]

Nguyễn Văn Hiển (chủ biên 2016), Tổ chức tội phạm ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

[9]

Hồ Trọng Ngũ (2006), Tội phạm có tổ chức – lịch sử và vấn đề hôm nay, NXB. Công an nhân dân,

Hà Nội.

[10] Nguyễn Quang Nhật (2005), Tội phạm có tổ chức – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[11] Cao Thị Oanh (chủ biên 2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – phần chung, NXB. Giáo dục, Hà
Nội.
[12] Trần Quang Tiệp (2000), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội.
[13] Trần Quang Tiệp (2007), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
[14] Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ tư pháp, Bình luận khao học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999,
Phần chung, tập 1, NXB. Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
[15] Võ Khánh Vinh (2011), Giáo trình lý luận chung về định tội danh, NXB. Công an nhân dân, Hà
Nội.
[16] Võ Khánh Vinh (2013), Lí luận chung về định tội danh, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[17] Võ Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam Phần chung, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

127



×