Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nhà nước XHCN và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.13 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
(PLT09.32)

ĐỀ TÀI: NHÀ NƯỚC XHCN VÀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XHCN Ở VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Lệ Thu
Sinh viên thực hiện

: Đặng Thu Huế

Lớp

: K22NHG

Mã sinh viên

: 22A4010517

Hà Nội ngày 12 tháng 6 năm 2020


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. ............................................................................................... 3


1.Khái niệm “nhà nước xã hội chủ nghĩa” ................................................ 3
2. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ...... 3
3. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa .................. 5
CHƯƠNG II: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ..... 6
1.Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............................. 6
2. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.... 8
3. Trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta. ..................................................................................... 12
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 15

1


LỜI NĨI ĐẦU
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
xác định nhiệm vụ xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong q
trình thực hiện các mục tiêu phát trển kinh tế- xã hội. Sự xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN trong báo cáo chính trị của Đại hôi IX không chỉ là khẳng
định quyết tâm chính trị của Đảng trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và
hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế mà còn là sự
đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu
mới, một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin, giao lưu và
hợp tác quốc tế, chúng ta phải có một nền kinh tế đủ vững mạnh để cạnh tranh
được với các nền kinh tế của các nước trong khu vực và toàn thế giới, nhất là
khi Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO.
Mặt khác, trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh đã cho phép các quốc gia
khai thác tối đa các nguồn lực trong nước, khai thác triệt để các lợi ích so

sánh đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh của hiệu quả. Nước ta đang trong
giai đoạn cất cánh của nền kinh tế đi lên XHCN nên chúng ta cần có những
chính sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế phát triển theo đúng con đường
mà chúng ta đã chọn. Để làm được điều đó nhà nước cần phải có hệ thống
hiến pháp, pháp luật, các công cụ vĩ mô và các chính sách kinh tế đúng đắn để
vận hành nền kinh tế theo ý muốn. Vì vậy, em chọn đề tài “ Nhà nước xã hội
chủ nghĩa và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và hiểu rõ hơn sự ra đời, bản chất, chức
năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
1.Khái niệm “nhà nước xã hội chủ nghĩa”
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thơng qua đó, Đảng của giai cấp
cơng nhân thực hiện vai trị lãnh đạo của mình đối với tồn xã hội; là một tổ
chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghã
xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chun chính vơ sản được
thực hiện trong thời kì q độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Với tư cách là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức thể hiện và thực
hiện ý chí, quyền lực của nhân dân. Đó là một cơng cụ quản lí chính đảng của
giai cấp cơng nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra nhằm thực hiện quyền lực và
lợi ích của nhân dân, đồng thời thơng qua nó, giai cấp cơng nhân thực hiện sự
lãnh đạo đối với tồn xã hội trong q trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là
bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân
dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức
năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội.
2. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Khác với các hình thức nhà nước đã từng có trong lịch sử, nhà nước xã
hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt. Đó là kiểu nhà nước có những
đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của
nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Hai là, nhà nước XHCN là cơng cụ chun chính giai cấp, nhưng vì lợi
ích của tất cả những người lao động tức là đại đa số nhân dân lao động, thực

3


hiện sự trấn áp đối với những lực lượng chống đối, phá hoại sự nghiệp cách
mạng XHCN.
Ba là, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mac- Lenin vẫn xem mặt tổ chức, xây dựng là đặc
trưng cơ bản của nhà nước XHCN.
Bốn là, nhà nước XHCN là yếu tố cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Theo V.I Lenin, con đường vận động, phát triển của XHCN là ngày
càng hồn thiện các hình thức đại diện của nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm
lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội.
Năm là, nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước
khơng cịn ngun nghĩa”, là “nửa nhà nước”. Nếu những cơ sở kinh tế- xã
hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng khơng cịn, nhà
nước “tự tiêu vong”.

Những đặc trưng cơ bản đó cho thấy chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
XHCN biểu hiện tập trung ở việc quản lí xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng
pháp luật. Chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện cả bằng
tổ chức có hiệu quả cơng việc xây dựng tồn diện xã hội mới, cả bằng việc sử
dụng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước,
giữ vững an ninh xã hội. Tùy theo góc độ tiếp cận mà nhà nước xã hội chủ
nghĩa có các chức năng khác nhau, các chức năng này giống với những nhà
nước khác trong lịch sử nhưng về bản chất là vì lợi ích của đại đa số nhân dân
lao động.
Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi nhà nước, do đó bao lực, trấn áp
cũng là cái vốn có của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chức năng bạo lực là nhà
nước sử dụng công cụ như luật pháp và các công cụ bạo lực để đập tan sự
phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập,
4


chủ quyền, an ninh của đất nước. Không những vậy, C.Mac và Ăngghen đều
cho rằng, việc giai cấp công nhân giành lấy quyển lực nhà nước mới chỉ là
giai đoạn đầu tiên. Trong giai đoạn tiếp theo, giai cấp công nhân phải sử dụng
quyền lực nhà nước “để tăng nhanh số lượng với những lực lượng sản xuất”.
Như vậy, chức năng tổ chức và xây dựng là chức năng chủ yếu của Nhà nước
XHCN. Phát triển quan điểm của C.Mac và Ph.Ăngghen về vấn đề
này,V.I.Lenin khẳng định, việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng
tạo ra một xã hội mới, đó là chức năng quan trọng của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, quan trọng hơn việc đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản.
Từ hai chức năng trên, nhà nước xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ
chính là: quản lí kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; cải thiện không
ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; quản lí văn hóa- xã hội,
xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa; thực hiện giáo dục- đào tạo con

người phát triển tồn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân,… Ngồi ra, nhà
nước XHCN cịn có chức năng, nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ
hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã
hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.
3. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
C.Mac và Ăngghen cho rằng, giai cấp cơng nhân khi thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người và mọi sự tha hóa của
con người do chế độ tư hữu sản sinh ra, thì trước hết họ phải cùng với nhân
dân lao động “phá hủy nhà nước tư sản” chiếm lấy chính quyền thiết lập
chun chính vơ sản. Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công
nhân phải nắm vững cơng cụ chun chính, phải xây dựng nhà nước xã hội
chủ nghĩa vững mạnh, trở thành công cụ trấn áp các thế lực đi ngược lại lợi
ích của nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng nhằm xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Sự cần thiết tất yếu phải xác lập chun chính vơ sản, xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh còn xuất phát từ thực tiễn của

5


thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cịn tồn tai của giai cấp bóc lột,
chúng hoạt động chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó
khiến cho giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động thông qua Nhà nước phải
trấn ấp bằng bạo lực khi cần thiết.
Đồng thời, trong thời kì q độ cũng cịn có các giai cấp, tầng lớp trung gian
khác và do địa vị kinh tế- xã hội vốn có, các giai cấp này thường dao động,
khơng thể tự mình đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước thực tế đó, giai cấp cơng
nhân phải tun truyền, thuyết phục, lơi cuốn họ đi theo mình trong cơng cuộc
xây dựng xã hội mới. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trị là thiết
chế cần thiết bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình cải tao xã hội cũ, xây dựng xã hội

mới trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- tư tưởng. Với ý nghĩa đó,
nhà nước xã hội chủ nghĩa là phương thức, phương tiện , là một công cụ chủ
yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vầy, để
đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành cơng thì việc xây
dựng và khơng ngừng hồn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa- một trong những
công cụ chủ yếu của quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, là một
yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

CHƯƠNG II: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
1.Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cột trụ của hệ thống
chính trị, là cơng cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam.

6


Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lí kinh tế
bằng kế hoạch, bằng chính sách, bằng những địn bẩy kinh tế và các cơng cụ
điều tiết khác.
Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức làm nền tảng, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước ấy do nhân dân lập ra và thơng qua
tổng tuyển cử tồn dân, đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân. Mọi chủ trương,
chính sách của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, kiên quyết đập tan mọi
mưu đồ đi ngược lại ý chí của nhân dân.
Trong tổ chức và hoạt động của mình, quyền lực của Nhà nước được tổ

chức theo ngun tắc thống nhất nhưng có sự phân cơng và phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự
thống nhất tổ chức và hành động, phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức
mạnh của cộng đồng với cá nhân, của cả nước với từng địa phương,…
1.1. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
1.1.

Do nhân dân làm chủ, là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1.2.

Được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật;
trong mọi hoạt động xã hội, pháp luật luôn được đặt ở vị trí tối cao.

1.3.

Có quyền lực thống nhất, với sự phân công và phối hợp giữa các
nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp.

1.4.

Do Đảng Cộng sản lãnh đạo và nhân dân giám sát.

1.5.

Tôn trọng nhân quyền, coi con người là trung tâm của sự phát triển,
thực hành dân chủ.


7


1.6.

Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm
sự thống nhất quyền lực.

2. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là
một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến. Hiện
nay, Việt Nam đã có đủ các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội để từng bước
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt
Nam của dân, do dân, vì dân, có sắc thái riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, truyền thống, văn hóa của Việt Nam. Cần nhận thức rằng,
đây là một quá trình lâu dài, phải được tiến hành từng bước, chia thành nhiều
giai đoạn, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
cần qn triệt những vấn đề có tính nguyên tắc sau:
1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân là cách thức cơ bản để phát huy dân chủ và quyền làm chủ của
nhân dân.
Đó là Nhà nước trong đó bảo đảm tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về
nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là thống nhất, khơng tam quyền phân lập
nhưng có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá
trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đó là Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lí
nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo
vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi

ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện lạm quyền từ phía cơ
quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng
dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỉ cương. Đó là Nhà nước mà mọi tổ

8


chức, hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách
nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình.
2. Hiến pháp và pháp luật nước ta ghi nhận quyền cơng dân tham gia
quản lí nhà nước, quản lí xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung
của cả nước và địa phương, kiến nghị, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của
mình với các cơ quan nhà nước.
Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố
cáo,… Các quyền và sự tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân
dân kiểm tra hoạt động của Nhà nước. Vì vậy, cần chăm lo cho con người,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các
điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia.
Quyền lực Nhà nước ở nước ta là quyền lực thống nhất. Sự thống nhất đó
là ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc.
Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có chức năng và thẩm
quyền cao nhất. Quốc hội có quyền lập hiế và lập pháp; quyền giám sát tối
cao; quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước; quyền lập ra các cơ quan
và chức vụ quốc gia cao nhất. Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp
trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những

nhiệm vụ mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật ứng với yêu cầu
phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Lập pháp phải bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp
luật, tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Hoạt

9


động lập pháp vừa phải đảm bảo chất lượng, vừa theo kịp yêu cầu của sự phát
triển xã hội.
Tổ chức hành pháp chưa thơng suốt, cịn yếu trong việc xử lí những mối
liên kết dọc và ngang, thậm chí có hiện tượng cục bộ. Chế độ phân cấp trách
nhiệm còn thiếu rành mạch, làm trầm trọng thêm tác phong làm việc, quan
liêu và dựa dẫm. Thái độ làm việc và trách nhiệm trước dân của đội ngũ cán
bố, công chức vẫn là vấn đề đáng nói hiện nay.
Trong lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước đều khẳng
định các u cầu về bình đẳng, cơng bằng, về sự độc lập của tòa án khi xét xử,
bảo đảm mọi vi phạm đều bị xử lí, tăng cường bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp và chính đáng của người dân.
4. Một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc phân công và phối
hợp quyền lực nhà nước và cải cách hành chính là sự phân công, phân
cấp giữa trung ương và địa phương.
Sự phân công, phân cấp ấy phải nhằm khuyến khích và nâng cao tính chủ
động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lí ngành và quản lí
lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
5. Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với việc đưa pháp
luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong
cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân.
Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện
thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi

liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động của các tổ chức
và công dân nhằm sử dụng đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của họ.
Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi
cách nâng cao sự hiểu biết pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm

10


và tội phạm, kiên quyết chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy của
Đảng và Nhà nước.
6. Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn luôn
cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu.
Các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và
hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn nằm trong
quỹ đạo phục vụ nhân dân và đất nước, pháp luật luôn luôn được tôn trọng,
pháp chế và kỉ cương luôn được giữ vững. Đối với các cơ quan nhà nước,
kiểm tra, giám sát là cách tốt nhất để các cơ quan đó thực hiện đúng chức
trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện phối hợp các hoạt động
một cách có hiệu quả.
7. Nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng, quan
điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh mơ ước và khát vọng của nhân dân đối
với công lý, tự do, bình đẳng.
Trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân hiện nay, về mặt nhận thức, cần khẳng định các mối quan hệ chủ
đạo giữa các nguyên tắc và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền với hệ thống
chính trị duy nhất một Đảng lãnh đạo; với phương thức tổ chức nhà nước tập
trung có phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền
lập pháp, tư pháp, hành pháp; với việc tôn trọng các quyền tự do của công dân
và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo một xã hội trật tự,
kỉ cương.

Thực tiễn sự phát triển xã hội của nước ta, đất nước ta đã xác nhận và
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Hơn 74 năm qua, Đảng thể hiện tập
trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là
sự thể hiện nhận thức của toàn xã hội về các quy luật khách quan của sự phát
triển đất nước. Đó chính là điều kiện cần thiết để chúng ta hồn thiện pháp
luật. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, phát huy tố đa
11


vai trò của tổ chức Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và của các tổ chức chính trịxã hội trong xây dựng và quản lí nhà nước, trong giám sát hoạt động của các
tổ chức trong hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
không chỉ dựa vào quyền uy, mệnh lệnh mà là bằng trí tuệ, năng lực lãnh đạo
của Đảng, ở khả năng vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, ở sự gắn bó với
nhân dân và khả năng giáo dục, thuyết phục được toàn xã hội chấp thuận.
Trong điều kiện hiện nay, ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam là điều kiện quan trọng nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,vì dân.
3. Trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta.
Để góp phàn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta,
mỗi công dân cần:
3.1. Nỗ lực học tập và rèn luyên để trở thành công dân tốt, đảng viên tốt để
cống hiến cho đất nước.
3.2. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám
dỗ vật chất mà các thế lực thù địch phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để
làm giảm lòng tin của chúng ta vào Đảng, vào cách mạng.
3.3. Khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định với đường lối XHCN.
3.4. Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
hướng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”.
3.5. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Giữ vững sự ổn định
tư tưởng chính trị của các cán bộ, giáo viên trong nhà trường, phát huy tính
đồn kết trong tập thể.

12


3.6. Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính
quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
3.7. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
3.8. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Có thể thấy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước cuối cùng đã xuất
hiện trong lịch sử. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách
mạng, của giai cấp nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo thơng
qua chính Đảng của mình là Đảng Cộng sản. Đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng
ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân để thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

13


PHẦN KẾT LUẬN
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang cố gắng xây dựng nhà nước pháp
quyền mang tính phổ biến, chẳng hạn là sự rành mạch và rõ ràng giữa 3 nhánh
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân chia các quyền như vậy nhằm tạo
điều kiện cho các quyền giám sát nhau và tạo ra tính độc lập tương đối để

tránh việc đánh cắp và thao túng quyền lực của các lực lượng chính trị. Mơ
hình Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam đã và đang từng
bước đảm bảo những quyền, lợi ích chính đáng cho nhân dân. Tuy nhiên, mơ
hình Nhà nước pháp quyền của nước ta vẫn còn một số hạn chế như: trong bộ
máy nhà nước, bản chất nhà nước chưa được thể hiện rõ nét, nạn quan liêu
tham nhũng đã trở thành hiện tượng khá phổ biến, nội lực quốc gia chưa được
phát huy, bộ máy nhà nước chưa được hoàn thiện, thẩm quyền của một số cơ
quan thiết chế trong bộ máy nhà nước chưa được phát huy đúng mực, pháp
luật chưa đi sâu vào đời sống nhân dân,…
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình vừa vận dụng
và phát triển học thuyết Mac- Lenin về Nhà nước và pháp luật kiểu mới, lại
vừa phải tìm tịi, chọn lọc, kế thừa các nhân tố hợp lí trong các học thuyết về
Nhà nước pháp quyền và thực tiễn áp dụng ở các nước. Với đề tài “Nhà nước
xã hội chủ nghĩa và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam”, em muốn nhấn mạnh thêm rằng xây dựng Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân chính là tạo điều kiện cho nhân dân có một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, là một cơng dân Việt Nam, chúng ta cần phải
cố gắng học tập và làm việc để góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu
đẹp.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản.
2. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học – Học viện Ngân hàng – 2020.
3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 - Khóa VII, HN – 1995.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia.
5. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và

thực tiền – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

15


1



×