Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TUẤN NGỌC

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TUẤN NGỌC

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng


Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRANG THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Tất cả những số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là có dẫn chứng, đúng sự
thực và chƣa đƣợc ngƣời khác công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu
nào.
Họ và Tên Học viên

Nguyễn Tuấn Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu và sự động viên tận tình của các thầy, cơ giáo, cơ quan,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS Tiến sĩ Trang Thị Tuyết đã hướng dẫn
tận tình để tơi hồn thành luận văn thạc sỹ: “Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong Ban Giám đốc, Khoa
Sau Đại học, Cô giáo chủ nhiệm lớp Cao học HC21.B2, các khoa, phòng ban
của Học viện Hành chính quốc gia và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công
Thương) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Tuấn Ngọc


MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….

1

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………

1

2. Tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan đến luận văn………………..

2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn…………………………

5

5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..

5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn………………………………


6

7. Kết cấu của đề tài………………………………………………………..

7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA………………………………………………

8

1.1 Những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa……………………….

8

1.1.1 Khái niệm và phân loại xuất khẩu hàng hóa………………………….

8

1.1.2 Vai trị của xuất khẩu hàng hóa………………………………………

10

1.1.3 Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa……………………………………

12

1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu
hàng hóa…………………………………………………………………


13

1.2.1 Khái niệm…………………………………………………………..

13

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa…...

13

1.2.3 Nội dung của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa………

14

1.2.3.1 Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về xuất khẩu hàng
hóa……………………………………………………………………….

14

1.2.3.2 Xây dựng và thực thi pháp luật về xuất khẩu hàng hóa…………

15

1.2.3.3 Xây dựng và thực thi chính sách về xuất khẩu hàng hóa……….

16

1.2.3.4 Công tác kiểm tra, giám sát đối với xuất khẩu hàng hóa………...


20

1.2.3.5 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa…

21


1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng
hóa ……………………………………………………………………..

23

1.2.4.1 Nhân tố khách quan…………………………………………….

23

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan ………………………………………………

25

1.3 Kinh nghiệm quốc tế đối với xuất khẩu hàng hóa………………….

28

1.3.1 Kinh nghiệm của Singapo………………………………………...

28

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan……………………………………….


31

1.3.3 Kinh nghiệm của Malaisia………………………………………..

33

1.3.4 Bài học về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa có thể vận dụng
vào Việt Nam…………………………………………………………..

35

Tiểu kết Chương 1:………………………………………………

39

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG
QUỐC………………………………………………………………….

41

2.1 Các cam kết quốc tế tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc………………

41

2.1.1 Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc……………………………… 41
2.1.2 Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc……………………… 43
2.1.3 Thuế quan ưu đãi và Quy tắc xuất xứ hàng hóa………………………… 43
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị

trƣờng Trung Quốc từ năm 2006 cho đến nay………………………

45

2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu……………………...

45

2.2.2 Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu ……………………………………

48

2.2.3 Về thực trạng Thương mại biên giới hai nước……………………

51

2.2.4 Chất lượng hàng hóa xuất khẩu………………………………….

53

2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trƣờng Trung Quốc………………………………………….

55

2.3.1 Về xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về xuất khẩu
hàng hóa………………………………………………………………..

55



2.3.2 Về xây dựng và thực thi pháp luật về xuất khẩu hàng hóa………

56

2.3.3 Về xây dựng và thực thi chính sách về xuất khẩu hàng hóa…….

59

2.3.3.1 Chính sách tín dụng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu…………

59

2.3.3.2 Chính sách Thuế……………………………………………….

62

2.3.3.2 Chính sách thương mại………………………………………...

63

2.3.3.2 Chính sách Quản lý ngoại hối………………………………….

64

2.3.4 Về công tác kiểm tra, giám sát về xuất khẩu hàng hóa……………….. 64
2.3.5 Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng
hóa………………………………………………………………………...

67


2.4 Những đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc …………………………..

71

2.4.1 Những kết quả đã đạt được………………………………………...

71

2.4.2 Những hạn chế, bất cập…………………………………………...

75

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế, bất cập………………………………..

81

Tiểu kết chương 2………………………………………………………..

83

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC………………………………

84

3.1 Một số định hƣớng lớn về xuất khẩu và quản lý nhà nƣớc đối với xuất
khẩu hàng hóa sang thị trƣờng Trung Quốc, giai đoạn 2017-2030…


84

3.1.1 Định hướng về phát triển xuất khẩu hàng hóa ………………….

84

3.1.1.1 Định hướng phát triển ngành hàng………………………………

86

3.1.1.2 Định hướng phát triển thị trường………………………………..

86

3.1.2 Định hướng về phát triển xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

87

3.1.2.2 Tiếp tục kiên trì chủ trương đẩy mạnh XK hàng hóa sang Trung Quốc 87
3.1.2.2 Gắn thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc……………

88

3.1.3 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa
sang Trung Quốc………………………………………………………...

88



3.2 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa
sang Trung Quốc……………………………………………………….

93

3.3 Giải pháp hồn thiện quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc trong thời gian tới………….

95

3.3.1 Hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch………………….

95

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật…………………………………….

96

3.3.3 Hoàn thiện các chính sách ………………………………………..

98

3.3.4 Hồn thiện hoạt động kiểm tra, giám sát………………………….

108

3.3.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy………………………………………..

109


3.3.6 Một số giải pháp khác…………………………………………….

111

Tiểu kết Chương 3……………………………………………………...

115

KẾT LUẬN…………………………………………………………….

117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………..

120


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACFTA

Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung
Quốc

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


EU

Liên minh Châu Âu

FTA

Hiệp định thương mại tự do

CEPT

Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

NIC

New Industrial Countries (Các nước công nghiệp mới)

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

CNH

Cơng nghiệp hóa

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

QLNN


Quản lý nhà nước

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

XKHH

Xuất khẩu hàng hóa

XTTM

Xúc tiến thương mại

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa

KTTT

Kinh tế thị trường


USD

Đồng đơla Mỹ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Trung Quốc giai ……

59

đoạn 2000-2017
Bảng 2.2 Bảng thống kê 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực



61

Biểu đồ 2.1: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016…

60


sang Trung Quốc năm 2015 – 2016

Biểu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ thời điểm mở cửa (năm 1986), Đảng và Nhà nước ta đã xác định
xuất khẩu là lĩnh vực then chốt tạo động lực để phát triển nền kinh tế, khai thác
lợi thế tiềm năng sẵn có ở trong nước, đồng thời nâng cao được vị thế và vai trò
của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Qua thực tiễn của hơn ba mươi năm đổi mới
đó, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu để phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc
đẩy sản xuất phát triển; tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân;
là cơ sở để mở rộng, thúc đầy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến
trình hội nhập nền kinh tế của Việt Nam, gia nhập ASEM (năm 1996), APEC
(năm 1998) và đặc biệt là Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đã đánh dấu bước hội
nhập hoàn toàn của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Tính đến hết năm 2016,
Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán tổng cộng tới 16 hiệp định
thương mại tự do (FTA), trong đó có 10 FTA đã ký kết và thực thi, 02 FTA đã
kết thúc đàm phán và đang đàm phán 4 FTA khác. Đó là những kết quả rất khả
quan trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa mà Việt Nam đã
đạt được, tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng trưởng
về tổng sản lượng và giá trị.
Tính đến hết năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt
350 tỷ đô la Mỹ, cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt 180 tỷ đơ la Mỹ chẵn và đóng
góp hơn 60% vào giá trị GDP của nền kinh tế. Những đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam là EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong giai
đoạn 10 năm từ 2006 đến 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –
Trung Quốc đã tăng từ mốc 10,4 tỷ đô la Mỹ lên tới con số 72 tỷ đô la Mỹ. Năm
2006, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10,4 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch nhập
1


khẩu đạt 10 tỷ đô la Mỹ, chiếm tỷ trọng 67%; con số này cho năm 2016 là 72 tỷ
đô la Mỹ, tỷ trọng là 69%. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc đứng vị trí thứ
3 sau thị trường EU và Hoa Kỳ, còn về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc là thị
trường lớn nhất của Việt Nam.
Trong cán cân thương mại với Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thơ, khống sản, nông sản nhiệt đới và
nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cơng nghệ, máy móc thiết bị, ngun liệu phục
vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành hàng xuất
khẩu như dệt may, da dày, điện tử,... Việc nhập siêu với khối lượng lớn và cơ
cấu hàng hoá chưa hợp lý tạo nhiều bất lợi cho Việt Nam. Do vậy, thực hiện có
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc sẽ từng bước giảm nhập siêu và gia tăng kim ngạch xuất
khẩu trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc trong những năm tới. Vì
vậy, nội dung nghiên cứu của luận văn có tính cấp thiết và đề ra các giải pháp để
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những
năm tới.Từ lý do trên, tác giả đã chọn nội dung QLNN đối với xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc làm đề tài nghiên cứu là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu đối với các đề tài liên quan đến luận văn.
Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn, cụ thể như:
- Nghiên cứu triển vọng quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Thương mại 2000. Đề tài nghiên cứu chính sách
thương mại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa và thực trạng quan hệ kinh tế
thương mại Việt -Trung kể từ khi bình thường hố quan hệ giữa hai nước;

những bài học thành công, những thuận lợi khó khăn trong việc phát triển quan
hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Từ những phân tích đó, đề tài nghiên cứu
đã đưa ra những đề xuất với các Bộ, ngành quản lý trong việc hoạch định chính
sách và các doanh nghiệp Việt Nam về việc phát triển quan hệ kinh tế thương
mại với Trung Quốc.
2


- Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc: hiện tại và triển vọng,
Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 2011. Bài nghiên cứu đã
tổng kết các chính sách đơn phương về thương mại của Trung Quốc đối với Việt
Nam, của Việt Nam đối với Trung Quốc, các hiệp định song phương về thương
mại của Việt Nam – Trung Quốc và các công cụ quản lý của hai Nhà nước đối
với hoạt động thương mại giữa hai nước; đánh giá tác động của các chính sách,
cơng cụ này đối với hoạt động thương mại giữa hai nước; đưa ra những kiến
nghị để thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
- Thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc: thực trạng và giải pháp, TS
Bùi Thị Minh Nguyệt, ThS Bùi Văn Hùng, NCS Lê Thị Mai Hương, Tạp chí
khoa học cơng nghệ và lâm nghiệp Số 2-2016. Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp
kết quả hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong khoảng thời gian
từ năm 2005-2014; phân tích cơ cấu, tỷ trọng của hoạt động nhập khẩu, xuất
khẩu Việt Nam – Trung Quốc; những thế mạnh, khó khăn của Việt Nam khi
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; đề xuất những giải pháp để gia tăng tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc.
- Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Đánh giá nhân tố Trung
Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam và khuyến nghị chính sách), PGS-TS. Bùi
Tất Thắng – Viện Chiến lược phát triển, NXB Hà Nội 2016 sách do Phịng
thương mại và cơng nghiệp Việt Nam ấn hành. Bài nghiên cứu đưa ra những
phân tích về những chính sách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam; phân tích
quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch của Việt Nam – Trung Quốc, đưa ra những

lợi thế và bất lợi của Việt Nam trong các mối quan hệ này với đối tác Trung
Quốc. Đồng thời, bài nghiên cứu cúng đưa ra những khuyến nghị đối với chính
sách của Nhà nước Việt Nam để tận dụng lợi thế, phát huy thế mạnh của Việt
Nam trong quan hệ với đối tác lớn nhất và gần nhất với Việt Nam về mặt địa lý.
Đề tài nghiên cứu này sẽ đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước đối với
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian từ
năm 2006 đến 2016. Từ những đánh giá, phân tích đó, tác giả đưa ra những đề
3


xuất đối với hoạt động quản lý nhà nước để tạo động lực tăng trưởng xuất khẩu
cả về lượng và giá trị kim ngạch hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc.
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có cơng trình nào đánh giá được
thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai
đọan 2006-2016, đặc biệt là chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu về
phướng hướng và giải pháp QLNN đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường này.Vì vậy nội dung nghiên cứu của luận văn “có tính cấp thiết, có
tính độc lập, riêng biệt, khơng trùng lặp với nội dung nghiên cứu của các cơng
trình đã cơng bố”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chung của Luận văn là xây dựng luận cứ khoa học về quản lý
nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện
Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc. Từ đó, luận văn có các mục đích cụ thể sau:
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa và quản lý
nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa.
- Xác định căn cứ thực tiễn về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc và Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa sang thị

trường Trung Quốc.
- Nghiên cứu phương hướng và giải pháp hồn thiện QLNN đối với xuất
khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được các mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
chính như sau:
- Hệ thống hóa, bổ sung để hồn thiện những vấn đề lý luận về QLNN đối
với xuất khẩu hàng hóa.

4


- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Từ đó tìm ra những hạn chế trong
QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nhằm tận dụng,
phát huy thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ đối tác thương mại và gia tăng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước đối với
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung toàn diện của quản lý nhà
nước đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
- Về không gian: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
- Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu từ 2006-2016, các giải pháp được đề
xuất cho giai đoạn 2017-2030.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
+ Phương pháp phân tích là phương pháp phân tích lý thuyết thành những
mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức,
phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc
những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp Tổng hợp là là phương pháp liên quan kết những
mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập
được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc
về chủ đề nghiên cứu.
5


- Phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê là một hệ thống các phương
pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính tốn các đặc trưng của đối
tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đốn và ra quyết
định.
Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những đặc điểm tương đồng và
khác biệt về chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo: là những luận điểm có căn cứ khoa học trên cơ sở
những nguyên nhân, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng mà từ đó
dự báo những tình huống và xu thế có thể xảy ra trạng thái khả dĩ của đối tượng
trong tương lai và các con đường, các biện pháp cũng như thời hạn để đạt tới trạng
thái tương lai đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về phương diện lí luận, luận văn góp phần làm rõ hơn luận cứ khoa học về
quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa, dựa vào kết quả phân tích và tổng
hợp các dữ liệu khách quan, đồng thời minh chứng cho những ảnh hưởng quan
trọng của lý thuyết này trong thực tiễn.

Về phương diện thực tiễn, xác định căn cứ thực tiễn về xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Quản lý nhà nước đối với xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu của luận văn
này sẽ được sử dụng làm tài liệu hướng dẫn và tham khảo cho việc giảng dạy,
nghiên cứu về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cái mới của luận văn là phân tích và tổng hợp tất cả những dữ liệu, số liệu,
hệ thống hóa, bổ sung để hồn thiện những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Phân tích,
đánh giá quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nhằm tận
dụng, phát huy thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ đối tác thương mại và gia
tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
bảng biểu, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể là:
Chương 1: cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu
hàng hóa
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc

7


CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.1.1 Khái niệm và phân loại xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa:
Theo Điều 28, mục 1, chương 2, Luật thương mại số 36/2005/QH11,
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”. Khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan theo quy định của pháp luật, đó là các
khu Cơng nghiệp, Khu chế xuất, khu kinh tế mở…Đối với hàng hóa trong nước
đưa vào các khu vực này: quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp
trong nước với doanh nghiệp trong các khu vực này được coi là quan hệ xuất
khẩu, phải thực hiện các quy định của pháp luật về xuất khẩu hàng hóa và phải
khai báo và làm thủ tục hải quan.
1.1.1.2 Phân loại xuất khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu hàng hóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau
phụ thuộc vào số lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương
thức có đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Thơng thường có các loại
hình xuất khẩu chủ yếu sau:
a) Xuất khẩu trực tiếp
Giống như các hoạt động mua bán thông thường trực tiếp ở trong nước,
phương thức xuất khẩu trực tiếp trong kinh doanh thương mại quốc tế có thể
được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đó người mua và người bán trực tiếp
gặp mặt (hoặc thông qua thư từ, điện tín...) để bàn bạc và thoả thuận với nhau về
hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh tốn... mà khơng qua
người trung gian. Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, việc
mua không nhất thiết gắn liền với việc bán.
8



b) Xuất khẩu gián tiếp
Nếu trong xuất khẩu trực tiếp người bán tìm đến người mua, người mua
tìm đến người bán và họ trực tiếp thoả thuận quy định những điều kiện mua bán,
thì trong xuất khẩu gián tiếp, một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc
kiến lập quan hệ giữa người bán và người mua và việc quy định các điều kiện
mua bán đều phải thông qua người thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung
gian buôn bán. Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường thế giới là
đại lý và môi giới.
c) Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hố, trong
đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,
lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục
đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về
một hàng hố khác có giá trị tương đương.
d) Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó
một bên (gọi là bên đặt gia cơng) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành
phẩm cho một bên khác (gọi là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm
giao lại (hoặc bán lại) cho bên đặt gia cơng và nhận thù lao (gọi là phí gia cơng).
Như vậy trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt
động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều nước. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng được phương thức gia
cơng quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái
Lan, Singapo...
e) Giao dịch tái xuất
Là hoạt động xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập
khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

f) Xuất khẩu theo nghị định thư
9


Là hình thức xt khẩu hàng hố (hay trả nợ) được kí theo nghị định thư
của chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm: khả năng thanh toán
chắc chắn (do nhà nước trả cho đối tác xuất khẩu), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận.
1.1.2 Vai trị của xuất khẩu hàng hóa
XK hàng hóa có vai trị quan trọng đối với sự phát triển nền KTXH của
mỗi quốc gia trong quá trình mở cửa và hội nhập. Những vai trị này thể hiện ở
những điểm chính sau đây:
Thứ nhất, XK hàng hóa giúp quốc gia tận dụng lợi thế so sánh
QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa nhằm khai thác tốt các nguồn lực cho
phát triển kinh tế thông qua việc hoạch định chiến lược tập trung vào sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng quốc gia đó có lợi thế so sánh.Sức cạnh tranh của hàng
hóa được nâng cao, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định hơn do các nguồn
lực được phân bổ hiệu quả hơn.Quá trình này cũng mở ra cơ hội lớn cho tất cẩ
các nước, nhất là các quốc gia đang phát triển, tiến hành cơng nghiệp hóa dựa
trên thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Thứ hai, Tạo nguồn vốn chủ yếu cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa
Con đường tất yếu để thốt khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển của
nước ta là cơng nghiệp hóa theo những bước đi thích hợp. Muốn cơng nghiệp
hóa, phải có số vốn ngoại tệ lớn cho nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật tiên
tiến. Mỗi quốc gia thu được ngoại tệ từ các nguồn: đầu tư nước ngoài, xuất khẩu
hàng hóa, vay nợ, viện trợ, ngoại hối từ ngoại kiều gửi về. Đầu tư nước ngoài,
viện trợ và vay nợ rất quan trọng nhưng rồi cũng phải hoàn lại về sau dưới dưới
hình thức này hay hình thức khác. Hơn nữa, nguồn vốn này chỉ chảy vào trong
nước thuận lợi khi các nhà đầu tư, người cho vay thấy được khả năng xuất khẩuNguồn vốn ngoại tệ duy nhất để trả nợ. Trên thực tế, trong các nguồn ngoại tệ
thu về, xuất khẩu luôn chiếm phần rất lớn. Do đó, QLNN đối với xuất khẩu sẽ
thúc đẩy q trình tạo nguồn ngoại tệ, nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu máy

móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa.

10


Thứ ba, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển
Xuất khẩu tác động tới sản xuất và chuyển dịch cơ cấu theo hai cách tùy
thuộc vào cách nhìn nhận hoạt động này. QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa có
vai trị rất to lớn trong việc hoạch định chiến lược, xác định quan điểm lựa chọn
hướng xuất khẩu, qua đó góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất :
Một là, xuất khẩu chỉ là việc đẩy ra thị trường thế giới những sản phẩm
thừa, không tiêu dùng hết ở nội địa, tức là bán những gì ta có. Đối với những
nền kinh tế còn lạc hậu, kém phát triển như nước ta, nếu chỉ trông vào sự dư
thừa của sản xuất thì kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé và khơng có tác dụng thúc
đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hai là, coi thị trường thế giới là điểm khởi đầu của sản xuất, để hướng tới
thỏa mãn nhu cầu rộng lớn trên thị trường này. Tức là, xuất khẩu những gì thị
trường ngồi nước cần. Điều này có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các tác động sau:
- Xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ vậy sản xuất có
thể phát triển ổn định, tận dụng được lợi thế theo quy mô.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của một quốc gia sẽ tham gia cạnh tranh
trên thị trường thế giới về chất lượng, giá cả, chính sách phân phối…Q trình
này có vai trò rất quan trọng của QLNN về xuất khẩu, cần có chiến lược, chính
sách tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích ứng được với thay đổi
của thị trường.
Thứ tư, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống người dân
Sản xuất hàng xuất khẩu là khu vực thu hút hàng triệu lao động vào làm

việc với thu nhập khá và ổn định. Xuất khẩu còn tạo nguồn ngoại tệ để nhập
khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ngày càng phong phú của nhân dân. Do vậy, QLNN đối với XK hàng hóa
sẽ trực tiếp nâng cao hiệu quả xuất khẩu, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa
11


cho xuất khẩu, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống người
dân.
Thứ năm, mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu tăng cường vị thế kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia trên
trường quốc tế. Xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại khác có mối quan hệ
chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu có thể đi trước mở
đường cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển như: tín dụng, đầu tư,
vận tải, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ…QLNN đối với xuất khẩu có vai trị
quan trọng để quốc qia tham gia sâu và giữ vị trí ngày càng quan trọng trên thị
trường thế giới, qua đó làm tăng cường địa vị kinh tế cũng như chính trị của mỗi
quốc gia.
1.1.3 Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa
Thứ nhất, khách mua là thương nhân nước ngoài cần mua hàng với số
lượng lớn và tuân thủ luật pháp quốc tế; nhà XK phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của
thị trường nước ngồi để đưa hàng hóa phù hợp vào thị trường đó. Trong những
năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và hoạt động
xuất khẩu nói riêng về cơ bản khơng có các biến động hay chiều hướng thay đổi
lớn so với các năm trước. Chủ lực xuất khẩu vẫn là các doanh nghiệp thuộc khối
FDI và kim ngạch xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung ở các thị trường truyền thống.
Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn là các thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam. Thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc là ba thị
trường có thay đổi đáng kể nhất đối với hoạt động cũng như triển vọng xuất khẩu
của Việt Nam sang các thị trường này. Trong đó, thị trường Hàn Quốc và Ấn Độ

phát triển theo chiều hướng tích cực với các hoạt động xúc tiến thương mại được
đẩy mạnh và miễn giảm thuế quan. Thị trường Trung Quốc có chiều hướng ngày
càng phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ hai, thị trường XK thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường trong
nước do xa cách về mặt địa lý và khác biệt tập quán tiêu dùng. Chẳng hạn như các
thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc…riêng thị trường Trung Quốc
12


thì thói quen tiêu dùng về cơ bản tương đồng với Việt Nam, cịn lại các thị trường
khác thì tập quán tiêu dùng tương đối khác so với thị trường Việt Nam.
Thứ ba, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động XK như thanh toán, giao
nhận, vận chuyển…đều phức tạp và chứa đựng rủi ro.Trong q trình XK hàng
hóa, Nhà XK thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro trong q trình thanh
tốn, giao nhận, vận chuyển hàng XK, chỉ khi hàng hóa đến nơi an tồn và được
nhà NK nhận hàng và thanh tốn tiền tồn bộ lơ hàng thì mới đảm bảo là hàng
hóa XK thuận lợi, lô hàng được nhà XK chấp nhận.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.2.1 Khái niệm QLNN đối với XKHH
QLNN đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa là sự tác động có tổ chức và
bằng pháp quyền của Nhà nước, thơng qua một hệ thống các chính sách kinh tế
với các công cụ kinh tế lên hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển
kinh tế đã đặt ra.
Trong quá trình quản lý này, chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý Nhà
nước như: Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các Tỉnh….Đối tượng quản lý là hoạt động
QLNN về xuất khẩu hàng hóa. Cơng cụ quản lý là các biện pháp, chính sách,

chiến lược, pháp luật quản lý XK của Nhà nước trong việc điều hành hoạt động
XKHH.
1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa
QLNN đối với kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XK nói riêng là
một u cầu có tính khách quan được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền KTTT ở phạm vi
quốc gia cũng như quốc tế mang tính chất trực tiếp. Sự tác động đó làm cho nền
kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu hoạt động năng động, kích
thích các nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy
13


nhiên, sự tác động cũng có rất nhiều mặt trái như: Do chạy theo lợi nhuận nên
hoạt động XK không tạo ra cơ cấu sản phẩm tối ưu cho xã hội; không chú ý đến
bảo vệ môi trường, an ninh xã hội; cũng do chạy theo lợi nhuận nên các nhà sản
xuất kinh doanh làm bất cứ việc gì dù là bn gian bán lận, đầu cơ tích trữ để
kiếm được nhiều lợi lộc. Để bảo vệ lợi ích giai cấp mà Nhà nước là người đại
diện, Nhà nước cần phải can thiệp vào thị trường để điều chỉnh, điều tiết nhằm
hướng sự tác động của thị trường vào phục vụ lợi ích của nhân dân.
Thứ hai, trong q trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi, khu vực sản
xuất ngày càng mang tính quốc tế hóa, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng
cao. Để cho q trình này diễn ra một cách chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích
do hội nhập mang lại, vừa khơng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, tất yếu địi hỏi
phải có sự quản lý tập trung của Nhà nước theo một cơ chế phù hợp, trong đó
Nhà nước với vai trò là người quản lý và điều tiết.
Thứ ba, mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản trị doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh xuất khẩu trong một khuôn khổ hạn hẹp, hướng tới mục tiêu kinh tế cụ
thể, do đó tầm nhìn xa trơng rộng để định hướng cho sự phát triển và tránh mọi
rủi ro hoặc do khả năng tự tạo lập những điều kiện, môi trường kinh doanh bị
hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chiến

lược kinh doanh của mình.
Thứ tư, việc mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới
liên quan đến rất nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa…Để tránh
được những bất lợi trong kinh doanh, ổn định buôn bán lâu dài và hạn chế tác
động xấu của các cuộc khủng hoảng kinh tế…địi hỏi phải có sự quản lý trực
tiếp của Nhà nước.
1.2.3 Nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa
1.2.3.1 Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về xuất khẩu
hàng hóa
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã được hoạch định trong
từng thời kỳ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu
14


hàng hóa dịch vụ gắn chặt với các quy hoạch phát triển của tồn bộ nền kinh tế
quốc dân nói chung và từng ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở phát triển hoạt động XK
đó, các cơ quan QLNN sẽ tiếp tục lập ra các bản quy hoạch, kế hoạch và triển
vọng phát triển cụ thể đối với từng ngành hàng, từng địa phương nhằm từng
bước thực thi những chỉ tiêu đã được đề cập trong chiến lược phát triển XK.
Khi xác định công tác quy hoạch, kế hoạch phải dựa vào tình hình kinh tế
chính trị xã hội trong nước đồng thời dựa vào diễn biến tình hình kinh tế chính
trị thế giới để đưa ra những bản kế hoạch, những dự báo xác đáng.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số
2471/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011).
1.2.3.2 Xây dựng và thực thi pháp luật về xuất khẩu hàng hóa
Nhà nước cần phải thực hiện vai trò chủ thể quản lý đối với hoạt động
xuất khẩu hàng hóa bằng việc ban hành những văn bản pháp luật. Những văn
bản pháp luật có liên quan đến xuất khẩu hàng hóa đó là: Luật thương mại, Luật
ngoại thương, Luật doanh nghiệp, Luật Hải quan, Luật thuế, Luật dân sự, pháp

lệnh ngoại hối… cùng các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn. Ngồi ra, cịn có các
định chế về ngoại thương như: Danh mục các hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu;
danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép; danh mục hàng hóa thuộc
diện quản lý chuyên ngành,... các luật thuế khác, các quy chế hoạt động của các
khu chế xuất, đặc khu kinh tế,…
Về nguyên tắc, khi Nhà nước xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật
thì các văn bản pháp luật đó phải đồng bộ và nhất qn, ít thay đổi và có tính
tiên liệu, phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên hành lang
pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu. Chỉ có như vậy mới
hướng được tồn bộ các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động
kinh tế đối ngoại nói chung đi đúng quỹ đạo của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được xác định, mới tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi thúc đầy
các hoạt động kinh tế.
15


×