Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƠ THỊ VÂN QUỲNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN THƢ,
LƢU TRỮ TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐẢNG
TẠI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công

Mã số: 60 34 82

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HÀ

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Vân Quỳnh, xin cam đoan rằng:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thơng tin được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày … tháng … năm 201…


Học viên

Ngô Thị Vân Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VĂN THƢ, LƢU TRỮ .. 9
1.1. Những vấn đề chung về văn thƣ, lƣu trữ ............................................... 9
1.1.1. Văn thư và công tác văn thư ............................................................. 9
1.1.2. Lưu trữ và cơng tác lưu trữ ............................................................. 12
1.1.3. Vai trị, ý nghĩa của văn thư, lưu trữ trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức............................................................................................. 14
1.1.4. Vị trí, vai trị của công tác văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ
quan, tổ chức đảng tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 40
1.2. Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ ........... 16
1.2.1. Khái niệm pháp luật ........................................................................ 16
1.2.2. Khái niệm pháp luật về văn thư,lưu trữ .......................................... 17
1.2.3. Thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ .......................................... 20
1.2.4. Sự cần thiết phải thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức ........................................................................ 24
1.2.5. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ ............... 26
1.2.6 Yêu cầu về tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ…………31
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật văn thƣ, lƣu trữ
trong các cơ quan, tổ chức Đảng.................................................................. 28
1.3.1. Nhận thức của các cấp lãnh đạo ...................................................... 28
1.3.2. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
văn thư, lưu trữ . ....................................................................................... 29
1.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị liên quan đến văn thư, lưu trữ ........... 30
1.3.4. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về công tác văn thư, lưu trữ......... 31



CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨCTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
VĂN THƢ, LƢU TRỮ TRONG CƠ QUAN TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI TỈNH
BẮC NINH ..................................................................................................................34
2.1. Khái quát về các cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh ............... 34
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ
trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh .......................................... 41
2.2.1. Về tổ chức bộ máy và nhân sự ........................................................ 41
2.2.2. Công tác xây dựng và ban hành văn bản......................................... 43
2.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ ............. 46
2.2.4 Kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã xây
dựng .......................................................................................................... 57
2.3. Đánh giá, nhận xét chung quá trình thực hiện pháp luật về văn thƣ,
lƣu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh ............................ 61
2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 61
2.3.2. Hạn chế, tồn tại ............................................................................... 66
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 70
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG VIỆC TỔ
CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN THƢ, LƢU TRỮ TRONG
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI TỈNH BẮC NINH....................................73
3.1 Quan điểm, phƣơng hƣớng .................................................................... 73
3.2 . Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng việc thực hiện pháp luật văn thƣ,
lƣu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh ............................ 75
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định về việc áp dụng pháp luật về
văn thư, lưu trữ ......................................................................................... 75
3.2.2. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo tỉnh ủy Bắc Ninh về tầm quan
trọng của việc thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ
chức Đảng ................................................................................................. 77



3.2.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thực
hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ ............................................................. 78
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức khi tổ
chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong toàn Đảng bộ ............. 79
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác công tác văn thư,
lưu trữ- Đây chính là đội ngũ trực tiếp thực hiện pháp luật về văn thư lưu
trữ trong cơ quan tổ chức Đảng ................................................................ 81
3.2.6.Cung cấp đầy đủ, có hệ thống thơng tin pháp luật về văn thư lưu trữ
trong cơ quan tổ chức Đảng phục vụ quá trình tổ chức thực hiện pháp luật
về văn thư, lưu trữ .................................................................................... 82
3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 85
3.3.1. Đối với Trung ương ........................................................................ 85
3.3.2. Đối với Tỉnh ủy Bắc Ninh .............................................................. 85
3.3.3. Đối với Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh ............................................ 86
3.3.4. Với các các ban, cơ quan đảng tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành uỷ
trực thuộc Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................89


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý cơng tại Học viện
Hành chính, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên,
hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp q báu của các thầy giáo, cơ
giáo, gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn. Nhân tiện đây, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành của mình
tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính, các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại
học, Khoa Công nghệ và Văn bản hành chính, q thầy cơ cơ sở Học viện
hành chính.

Đặc biệt tơi vơ cùng trân trọng biết ơn TS. Nguyễn Thị Hà, giáo viên
hướng dẫn đã dành nhiều thời gian và trí lực trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn tất luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và cơng sức nghiên
cứu hồn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, kính mong q thầy cơ giáo, các chun gia và những người quan tâm
đến đề tài giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn này được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Thị Vân Quỳnh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác văn thư, lưu trữ ln gắn liền với q trình vận hành của bộ
máy nhà nước. Đây là công tác mà không một thể chế nhà nước nào có thể
xem nhẹ vai trị của nó. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để đưa công tác
này đi vào nề nếp, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả hơn.
Việc làm tốt cơng tác văn thư, lưu trữ sẽ góp phần cung cấp kịp thời,
đầy đủ, chính xác thơng tin cần thiết phục vụ cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy đảng, nhiệm vụ điều hành và quản lý nhà nước, đồng thời giúp cho các
đơn vị, cá nhân trong tổ chức giải quyết công việc được nhanh gọn, chính xác.
Có thể nói bản chất của công tác văn thư, lưu trữ là lưu giữ thơng tin, đồng
thời nó phản ánh đầy đủ q trình hình thành và phát triển của mỗi cơ quan,
tổ chức. Chính vì vậy, làm tốt cơng tác văn thư, lưu trữ có ý nghĩa rất lớn đối
với mỗi cơ quan, tổ chức và xa hơn nữa đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, việc
thực hiện pháp luật về cơng tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức
Đảng trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo tốt các yêu cầu nghiệp vụ trong

công tác lập hồ sơ hiện hành, quản lý văn bản đi và văn bản đến. Tài liệu lưu
trữ được quản lý tập trung, thống nhất; công tác thu thập hồ sơ, tài liệu và các
lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử ngày càng tốt hơn, tài liệu giao nộp tăng về số
lượng và chất lượng; kho lưu trữ Trung ương Đảng và các lưu trữ cấp ủy địa
phương đã chỉnh lý được một khối lượng tài liệu tồn đọng từ các năm trước.
Tại tỉnh Bắc Ninh, thời gian qua, được sự quan tâm của Thường trực
Tỉnh ủy, quá trình triển khai hệ thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong
hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng tỉnh Bắc Ninh đã và đang đi vào nền nếp,
bảo đảm được các nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động lãnh đạo,
chỉ đạo và điều hành của cấp ủy; cung cấp tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin
1


cậy, phục vụ có hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức thực
hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng tại
tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như: Nhận thức về vai trị, vị trí
và tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong một số cán bộ, cơng
chức cịn hạn chế. Việc quản lý văn bản, lập hồ sơ công việc của cán bộ,
chuyên viên được phân công theo dõi, giải quyết công việc thực hiện chưa
triệt để. Tài liệu lưu trữ còn phân tán, chưa được thu thập, tập trung và chỉnh
lý kịp thời, đầy đủ, sắp xếp khoa học nhằm phục vụ tốt cho việc khai thác, sử
dụng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư kinh phí phục vụ cho công tác văn
thư, lưu trữ chưa đáp ứng được u cầu. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của
cán bộ làm cơng tác văn thư, lưu trữ cịn bất cập. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý hồ sơ tài liệu điện tử chưa được thực hiện đồng bộ và
chưa đáp ứng kịp trước những yêu cầu đổi mới hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên đây, tác giả chọn đề tài “ Tổ chức
thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại

tỉnh Bắc Ninh” nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý cơng của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về cơng tác văn thư, lưu trữ nói chung và việc tổ chức thực
hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan tổ chức Đảng nói riêng, từ
trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, có thể nêu ra một số cơng
trình tiêu biểu như sau:
- Chu Thị Hậu và các tác giả (2016) “Lý luận và phương pháp cơng tác
”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

2


Nhóm tác giả đã phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
lưu trữ , tài liệu lưu trữ , phông lưu trữ ; các nghiệp vụ lưu trữ như xác đinh
giá trị tài liệu, bổ sung tài liệu, tổ chức sử dụng tài liệu, tổ chức công cụ tra
cứu khoa học và bảo quản tài liệu…đặc biệt các tác giả cũng đã dành trọn
chương 9 và chương 10 để phân tích những nội dung của quản lý công tác lưu
trữ gồm hệ thống tổ chức ngành lưu trữ Việt Nam, tổ chức chỉ đạo của các cơ
quan lưu trữ , công tác thanh tra, lập kế hoạch và thống kê lưu trữ , chế độ
thông tin báo cáo, tổ chức lao động khoa học và nghiên cứu khoa học trong cơ
quan lưu trữ.
-Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Hậu (chủ biên) và các tác giả (2014) “
Hỏi – đáp về công tác văn thư, lập hồ sơ và lưu trữ đối với các cơ quan, tổ
chức” Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
Cuốn sách cung cấp cho người đọc hiểu về nguyên tắc của công tác văn
thư, lưu trữ, những kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công chức, viên chức và
những người đang thực thi cơng việc có liên quan đến cơng tác văn bản, công
văn giấy tờ,lập và quản lý hồ sơ, với quỹ thời gian hạn hẹp có thể tra cứu,
xem xét để ứng dụng trong cơng việc của mình một cách nhanh nhất và chính

xác nhất. cuốn sách chưa đề cập đến công tác văn thư, lưu trữ và đặc biệt
chưa đề cập đến việc thực hiện pháp luật đối với công tác văn thư, lưu trữ.
-Nguyễn Văn Thâm, Nghiêm Kỳ Hồng (2006) “


Viêt Nam -

” Nxb Văn hóa thơng tin

Các tác giả đã nghiên cứu về công tác lưu trữ dưới góc độ sử học, các
tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các giai đoạn phát triển của lưu trữ
Việt Nam từ trước Cách mạng tháng 8 và dưới chế độ mới từ Cách mạng
tháng 8 đến 2005; nêu bật những quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng và
Nhà nước ta đối với công tác lưu trữ ; làm rõ thành tựu cũng như những bài
học kinh nghiệm của lưu trữ nước ta trong 60 nằm dưới chính quyền cách
3


mạng. Đặc biệt, trong cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã dành một
phần tương đối thỏa đáng để nêu lên những phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp quan trọng nhằm phát triển lưu trữ nước ta trong thời gian tới.“Lịch sử
lưu trữ Việt Nam” là cơng trình đầu tiên giới thiệu một cách tương đối, tồn
diện và có hệ thống về tồn bộ tiến trình lịch sử lưu trữ Việt Nam trong mấy
trăm năm qua từ thời phong kiến đến thời thuộc Pháp, từ năm 1945 đến
2010,giới thiệu về tổ chức, quản lý và tình hình thực hiện cơng tác lưu trữ của
các thời kỳ này, đặc biệt các tác giả cũng đã dành một phần để đúc kết bài học
kinh nghiệm từ quá khứ và một số vấn đề phát triển lưu trữ Việt Nam trong
giai đoạn tới.
- Dương Văn Khâm (2008) “Công tác văn thư, lưu trữ ” NXB Giáo dục
Cuốn sách đã cung cấp những vấn đề lý luận về công tác văn thư, lưu

trữ, khái niệm vai trị, ý nghĩa của cơng tác văn thư, lưu trữ; quy trình quản lý
văn bản đến, văn bản đi; quy trình lập danh mục hồ sơ; cơng tác lưu trữ.
ệm) “

-

khoa học

ề tài khoa học cấp ngành.
Nội dung

nhà nước về

Việt Nam và một số nước
giới từ năm 1945 đến 1999; nghiên cứu

khoa học

ViệtNam; đề xuất hệ thống cơ quan

công

quản lý lưu trữ , mạng lưới các kho lưu trữ , đội ngũ cán bộ ,
lưu

Việt Nam ; đề xuất cơ chế quản lý thống nhất công

hệ

thống

lưu trữ ,
nhưng phạm vi nghiên

đề tài này mang tính vĩ mơ.

Bên cạnh những cơng trình, đề tài khoa học nêu trên, cịn có nhiều bài
viết, nhiều luận văn cao học nghiên cứu về vấn đề này như:
4


- Trần Việt Hà “
tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5/2006;
- Ngân Hà “Một số ý kiến về
Tạp chí văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2/2007;
- Trần Quốc Thắng “Thống nhất quản lý nhà nước về cơng tác văn thư,
lưu trữ nhìn từ góc độ các quy định pháp lý va thực tiễn” Tạp chí Văn thư
Lưu trữ Việt Nam, số 9/2007.
Các bài viết trên chủ yếu đề cập đến việc hoàn thiện cơ quan quản lý
nhà nước về văn t

nghiên cứu thực

trang việc tổ chức thực hiện
- Trần Văn Quang “Tổ chức và quản lý văn thư, lưu trữ cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, năm 2014;
- Nguyễn Đăng Việt “Khảo sát và đánh giá tình hình tổ chức và quản
lý công tác văn thư, lưu trữ tại một số Công ty cổ phần trên địa bàn thành
phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, năm 2014.

- Đinh Thị Thu Huyền “Tổ chức công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình”, Luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Quốc Gia, năm 2015;
- Đỗ Hồng Lan, (2007) “Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ
của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính
cơng, Học viện Hành chính
- Nguyễn Thị Trà (2011) “Hồn thiện quản lý nhà nước đối với cơng
tác lưu trữ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta” Luận văn thạc sỹ quản lý
hành chính cơng, Học viện Hành chính

5


Nhìn chung các cơng trình khoa học nêu trên chỉ mới đề cập đến cơ sở
lý luận về công tác văn thư, lưu trữ hoặc có nghiên cứu thực trạng công tác
văn thư, lưu trữ nhưng nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau như: đánh giá
việc tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan nhà nước
hoặc tại các doanh nghiệp, các đề tài luận văn cao học của Đại học khoa học
xã hội và nhân văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lý luận là chính phần
thực tế đánh giá cịn hạn chế; còn đối với đề tài luận văn cao học hành chính
thì việc đánh giá thực trạng có phần chú trọng hơn nhưng chỉ mới tập trung ở
một số cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Còn nghiên cứu về “Tổ chức thực
hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc
Ninh” thì chưa có đề tài nào nghiên cứu. Chính vì vậy, việc tác giả chọn đề
tài nghiên cứu là hoàn toàn cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức thực hiện pháp luật văn thư, lưu trữ
nhằm đưa ra một số giải pháp tăng cường việc tổ chức thực hiện pháp luật về
văn thư, lưu trữ trong hệ thống cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh trong thời
gian tới.

3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên luận văn cần thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
- Làm rõ lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ và pháp luật văn
thư, lưu trữ
- Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư,
lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh;
-Chỉ ra những điểm đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của
những hạn chế tồn tại;
6


- Đề xuất một số giải pháp để tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư,
lưu trữ trong hệ thống cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức thực hiện pháp
luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Quá trình tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về
văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi về không gian: Cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2011-2016
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Các quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về cơng tác văn thư, lưu trữ.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài của mình, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:

Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức khoa học.
Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có sự đối chiếu giữa lý luận và
thực tiễn một cách biện chứng, từ đó sẽ có cách nhìn về vấn đề một cách toàn
diện, là cơ sở cho những đánh giá cũng như những kết quả mà đề tài đưa ra.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả còn sử dụng các phương
pháp luận của lưu trữ học là nguyên tắc chính trị, ngun tắc lịch sử, ngun
tắc tồn diện tổng hợp. Những nguyên tắc này là kim chỉ nam, chỉ rõ phương
hướng nhận thức khoa học trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, giải quyết

7


các vấn đề trong việc khái quát tình hình thực tiễn tổ chức công tác lưu trữ
cũng như đề ra các giải pháp hồn thiện cơng tác này.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng
nhằm phân tích kỹ tình hình thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong các
cơ quan, tổ chức Đảng ở tỉnh Bắc Ninh., từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả q trình này.
Ngồi ra, một số các biện pháp khác cũng được sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài này như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương
pháp so sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về pháp luật
văn thư, lưu trữ và thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ .
- Về mặt thực tiễn:
+ Các số liệu nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ tham khảo;
+ Các giải pháp đề xuất tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ
sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức Đảng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có áp dụng
vào thực tế trong thời gian tới.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu,
luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp luật văn thư, lưu trữ
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong các
cơ quan, tổ chức Đảng ở tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác thực hiện pháp luật
về văn thư lưu trữ trong cơ quan, tổ chức đảng ở tỉnh Bắc Ninh.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VĂN THƢ, LƢU TRỮ
1.1.Những vấn đề chung về văn thƣ, lƣu trữ
1.1.1.Văn thư và công tác văn thư
1.1.1.1. Khái niệm văn thư
Văn thư vốn là từ gốc Hán, dùng để chỉ tên gọi chung của các loại văn
bản, bao gồm cả văn bản do cá nhân, gia đình, dịng họ lập ra (đơn từ, nhật
ký, di chúc, gia phả…) và văn bản do cơ quan nhà nước ban hành (chiếu, chỉ,
sắc, lệnh) để phục vụ cho quản lý, điều hành công việc chung. Thuật ngữ này
được dùng phổ biến dưới các triều đại phong kiến Trung hoa và du nhập vào
nước ta ở thời Trung cổ. Đặc biệt, dưới triều Nguyễn được sử dụng phổ biến
trong cơ quan nhà nước. Sau khi lên ngôi (1802), Vua Gia Long thiết lập Thị
thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện để giúp các việc về cơng văn giấy tờ và
quản lí ấn tín. Năm 1820, Vua Minh Mệnh gộp ba cơ quan này và đổi thành
Văn thư phòng. Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), Văn thư phòng được đổi
thành Nội các. Năm 1933, Bảo Đại đổi Nội các thành Ngự tiền văn phòng.
Trong thời gian 143 năm tồn tại của vương triều Nguyễn, dù cơ quan này đã
nhiều lần thay đổi tên gọi nhưng vẫn ln giữ vai trị giúp việc trực tiếp cho

nhà vua, chuyên trách công tác văn thư và lưu trữ các văn bản quản lí nhà
nước. Suy cho cùng khái niệm văn thư khơng cịn xa lạ trong cơ quan, tổ chức
bới tất cả các cơ quan đều sử dụng văn bản, giấy tờ làm phương tiện giao tiếp
chính thức với nhau. Làm công việc như soạn thảo văn bản, quản lý văn bản
tức là làm công tác văn thư.
1.1.1.2.Khái niệm về công tác văn thư
Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, Nhà nước ta đã có
những quy định cụ thể về công tác này. Lần đầu tiên, cơng tác văn thư được
đề cập một cách có hệ thống trong Nghị định 527-TTg ngày 02/11/1957 ban
9


hành Bản điều lệ quy định chế độ chung về cơng văn, giấy tờ ở cơ quan. Tiếp
đó, Điều lệ về công tác văn công văn giấy tờ và công tác lưu trữ, ban hành
kèm theo Nghị định 142/CP năm 1963 của Chính phủ được ban hành. Sau
hơn 40 năm áp dụng và qua nhiều biến động lịch sử ngày 08/4/2004, Chính
phủ ban hành Nghị định 110/2004/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 141/CP và
Nghị định 09 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 110.
Theo Điều 2, Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về công tác văn thư
bao gồm: “Các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản
và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ
chức; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư”
1.1.1.3. Nội dung của công tác văn thư
Nội dung của cơng tác văn thư gồm có 4 nội dung, được quy định tại
Nghị định số 110/2004/ NĐ - CP bao gồm: soạn thảo văn bản; quản lý văn
bản đến và đi; quản lý con dấu; lập hồ sơ và quản lý hồ sơ.
Nội dung thứ 1 : Soạn thảo văn bản
+ Xác định mục đích, giới hạn của văn bản,
+ Xác định đối tượng giải quyết và thực hiện văn bản;
+ Chọn thể loại văn bản;

+ Thu thập và xử lý thơng tin có liên quan;
+ Xây dựng đề cương văn bản và viết bản thảo;
- Duyệt bản thảo, chỉnh sửa bản thảo;
- Đánh máy, nhân bản văn bản;
- Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành;
- Ký văn bản.
- Ban hành văn bản.
Nội dung thứ hai: Quản lý văn bản đến và văn bản đi
- Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
10


- Trình, chuyển giao văn bản đến;
- Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Quản lý văn bản đi
- Kiểm tra thể thức, thể loại, thẩm quyền ban hành văn bản và kỹ thuật
trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản;
- Đóng dấu cơ quan; dấu chỉ mức độ khẩn, mật (nếu có);
- Đăng ký văn bản đi;
- Làm thủ tục phát hành và theo dõi việc phát hành văn bản đi;
- Lưu văn bản đi.
Nội dung thứ ba : Lập hồ sơ hiện hành
- Xác định trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức trong các cơ
quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội đối với việc lập hồ sơ hiện hành.
- Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành gồm:
+ Mở hồ sơ;
+ Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo
dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ;
+ Phân định đơn vị bảo quản;
+ Sắp xếp văn bản, tài liệu trong đơn vị bảo quản;

+ Biên mục hồ sơ.
Nội dung thứ 4 : Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành
- Xác định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong các cơ quan, tổ
chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong việc giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu
trữ hiện hành;
- Xác định thời hạn giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của
cơ quan, tổ chức;
- Thực hiện giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ
quan, tổ chức.
11


1.1.2. Lưu trữ và công tác lưu trữ
1.1.2.1. Khái niệm về lưu trữ và cơng tác lưu trữ
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về công tác lưu trữ, theo các
tác giả trong cuốn Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ năm 1990, quan niệm
về công tác lưu trữ như sau:
“Công tác lưu trữ là một ngành hoạt động của nhà nước (xã hội) bao
gồm tất cả những vấn đề lý luận, pháp chế và thực tiễn có liên quan đến việc
bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ” [8, tr. 15]
Theo Giáo trình Lưu trữ của trường Cao đẳng Nội vụ: “Cơng tác lưu
trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề
lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học tài liệu, bảo
quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý,
nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân” [71, tr. 9] .
Theo Điều1, Thông tư số 04/2013/TT-BNV ban hành ngày 16 tháng 4
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định như sau:
“Công tác lưu trữ bao gồm các công việc về thu thập, chỉnh lý, xác
định giá trị và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động
của các cơ quan, tổ chức”.

Theo Từ điển thuật ngữ lưu trữ các nước xã hội chủ nghĩa. M. 1982,
trang 19, thuật ngữ thứ 19, tiếng Nga – Công tác lưu trữ: “Ngành hoạt động
của xã hội (nhà nước), bao gồm các mặt chính trị, khoa học, pháp luật và thực
tiễn của việc bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ”.
Tổng kết sự phân tích các định nghĩa nêu trên, xét theo xu hướng hội
nhập quốc tế cũng như theo tinh thần đổi mới được đề ra trong Luật Lưu trữ
của nước ta, có thể đưa ra định nghĩa chung về khái niệm Công tác lưu trữ ở
Việt Nam như sau: Công tác lưu trữ là hoạt động của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội –
12


nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang
nhân dân và các cá nhân trong quản lý và tiến hành (thực hiện) các công việc
liên quan đến thu thập, xác định giá trị, tổ chức khoa học, thống kê, bảo
quản, sử dụng tài liệu của Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam và các tài liệu
lưu trữ khác.
Các định nghĩa này có thể được phát biểu ở dạng rút gọn như sau: Công
tác lưu trữ là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và
các cá nhân trong tổ chức bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu
lưu trữ.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa về công tác lưu
trữ tại Điều 1 của Thông tư 04/2013/ TT – BNV để làm cơ sở nghiên cứu.
1.1.2.2. Nội dung công tác lưu trữ
- Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác lưu trữ:
Tổ chức bộ máy: Công tác lưu trữ là một mặt hoạt động cơ bản, là
nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cơ quan, tổ chức. Vì vậy để thực hiện tốt
cơng tác lưu trữ , trong mỗi cơ quan, tổ chức cần có bộ phận chuyên trách làm
công tác lưu trữ .
- Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản

hướng dẫn về công tác lưu trữ:
Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước. Để thực
hiện tốt cơng tác lưu trữ cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy
định những vấn đề về quản lý công tác lưu trữ trong phạm vi quốc gia. Hệ
thống những văn bản quy phạm pháp luật của nghành góp phần tạo một hành
lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và chính
sách của nhà nước về việc quản lý và phát triển ngành lưu trữ đồng thời hệ
thống văn bản đó cũng góp phần thực hiện thống nhất về nghiệp vụ lưu trữ.
- Thực hiện nghiệp vụ lưu trữ:
13


Một trong những nội dung quan trọng của công tác lưu trữ là việc thực
hiện các nghiệp vụ lưu trữ như: Thu thập, bổ sung tài liệu; Phân loại tài liệu;
Xác định giá trị tài liệu; Thống kê và kiểm tra trong lưu trữ ; Xây dựng công
cụ tra cứu khoa học tài liệu; Chỉnh lý tài liệu; Tổ chức bảo quản tài liệu; Tổ
chức khai thác, sử dụng tài liệu; Ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ .
- Kiểm tra, đánh giá về công tác lưu trữ:
Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt giúp cơ quan, tổ chức nắm được
tình hình thực hiện quy định của nhà nước về một ngành, một lĩnh vực nhất
định. Kiểm tra, đánh giá là bước cuối cùng của một quy trình cơng việc được
xem xét trong một thời gian hồn thành nhất định. Kiểm tra, đánh giá có thể
được thực hiện sau khi kết thúc một công việc, một sự vật hiện tượng vừa xảy
ra để chúng ta có được những kết luận chuẩn xác hoặc sau khi đã có kết luật
về một công việc, một sự vật, hiện tượng chúng ta tiến hành kiểm tra, xem xét
kết luận đó có đúng với thực tế sự vật, hiện tượng hay khơng. Song trong lĩnh
vực quản lý nhà nước thì mục đích chính của cơng tác này là kiểm tra việc
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cơ
quan chủ quản tại cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản đó.
Kiểm tra, đánh giá trong lưu trữ là tiến hành kiểm tra các văn bản quy phạm

pháp luật, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ
nhà nước về công tác lưu trữ trong cơ quan, tổ chức theo thời gian thực
hiện nhất định.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của văn thư, lưu trữ trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức
- Làm tốt công tác văn thư lưu trữ bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cơng tác của các cơ quan, tổ chức
đảng, tổ chức chính trị - xã hội và phòng chống tệ quan liêu giấy tờ.

14


- Giúp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức đảng, chỉ đạo cơng việc chính xác,
hiệu quả, khơng để chậm việc, sót việc, tránh tệ quan liêu, giấy tờ, mệnh lệnh
hành chính.
- Góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan. Mọi chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước kể cả chủ trương tuyệt mật đều
được phản ánh trong văn bản. Việc giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ
quan là rất quan trọng; tổ chức tốt công tác văn thư, quản lý văn bản chặt chẽ,
gửi văn bản đúng đối tượng, không để mất mát, thất lạc là góp phần giữ gìn
tốt bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan.
- Đảm bảo giữ gìn đầy đủ chứng cớ về hoạt động của các cơ quan, tổ
chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội. Nội dung tài liệu phản ánh hoạt động của
các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội cũng như của các đồng chí
lãnh đạo. Nếu tài liệu giữ lại đầy đủ, nội dung văn bản chính xác, phản ảnh
trung thực hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội
thì khi cần thiết, tài liệu sẽ là bằng chứng pháp lý của cơ quan.
- Tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng là
nguồn bổ sung thường xuyên, chủ yếu cho lưu trữ hiện hành và lưu trữ cấp ủy. Vì
vậy, nếu làm tốt cơng tác văn thư, lưu trữ mọi công việc của cơ quan, tổ chức

đều được văn bản hố; giải quyết xong cơng việc, tài liệu được lập hồ sơ đầy
đủ, nộp lưu vào lưu trữ cơ quan đúng quy định sẽ tạo thuận lợi cho công tác
lưu trữ tiến hành các khâu nghiệp vụ tiếp theo như phân loại, xác định giá trị,
thống kê, bảo quản và phục vụ tốt cho công tác khai thác, sử dụng tài liệu hàng
ngày và lâu dài về sau.
Vai trị của cơng tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành
chính nhà nước là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm sau:
- Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung
cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị,
15


kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những
căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan.
- Giúp cho cán bộ, công chức cơ quan nâng cao hiệu suất công việc và
giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá
nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra cơng việc một
cách có hệ thống, qua đó cán bộ, cơng chức có thể kiểm tra, đúc rút kinh
nghiệm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng,
hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính
nhà nước ở nước ta hiện nay.
- Tạo cơng cụ để kiểm sốt việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của
cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát.
- Góp phần bảo vệ bí mật những thơng tin có liên quan đến cơ quan,
tổ chức.
1.2. Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ
1.2.1. Khái niệm pháp luật
Cùng với sự hình thành nhà nước, pháp luật cũng được hình thành và
nhà nước sử dụng nó như là một cơng cụ để quản lý xã hội, bảo vệ địa vị và

quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Trong xã hội nguyên thuỷ, khi
chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội được
điều chỉnh bằng các phong tục, tập qn, tín điều tơn giáo. Các phong tục, tập
qn, tín điều tơn giáo được lấy làm chuẩn mực, những khuôn mẫu ứng xử
chung để tạo cho xã hội có được một trật tự, ổn định. Khi xã hội đã có sự
phân hố thành các giai tầng khác nhau và nhà nước xuất hiện, các phong tục,
tập quán,tín điều tơn giáo mang tính chất bình đẳng giữa các thành viên trong
xã hội khơng cịn phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống
trị. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước cho phép giữ lại và tiếp tục áp
16


dụng một số các quy tắc được lấy từ phong tục, tập qn, tín điều tơn giáo.
Như vậy, hệ thống các quy tắc hình thành trên cơ sở kế thừa cũng như tạo ra
mới, được nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập một
trật tự, ổn định của xã hội. Hệ thống các quy tắc đó được gọi là pháp luật.
Pháp luật là cơng cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội song pháp
luật chỉ phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì và
tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi pháp luật được tôn trọng và thực hiện
trong đời sống xã hội.
Từ những phân tích trên có thể hiểu “Pháp luật là hệ thống các quy tắc
xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội”.
1.2.2. Khái niệm pháp luật về văn thư, lưu trữ
Văn thư, lưu trữ là một trong những nội dung quan trọng mà bất cứ cơ
quan, tổ chức thậm chí mỗi cá nhân, gia đình đều phải thực hiện bởi nó kết
nối quá khứ, hiện tại và tương lai thông qua việc lưu giữ thông tin. Đối với
mỗi cơ quan, tổ chức công tác văn thư, lưu trữ đóng vai trị quan trọng như đã
được trình bày ở trên. Chính vì vậy, để cơng tác văn thư, lưu trữ trong hoạt

động của các cơ quan, tổ chức được thực hiện tốt, nhà nước cần phải ban hành
văn bản pháp luật về vấn đề này.
Mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội đều cần phải có pháp luật và tuân
thủ pháp luật, công tác văn thư, lưu trữ cũng không là ngoại lệ, để việc thực
hiện công tác văn thư, lưu trữ trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đi vào
nề nếp và khoa học, nhà nước phải ban hành văn bản pháp luật về vấn đề này.
Việc đưa ra các quy định về công tác văn thư, lưu trữ thông qua các văn bản
quy phạm pháp luật có thể gọi là pháp luật về văn thư, lưu trữ.

17


Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể hiểu, Pháp luật về văn
thư, lưu trữ là những văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác văn
thư, lưu trữ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều
chỉnh các hoạt động về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức.
- Đặc điểm pháp luật về văn thư, lưu trữ
+ Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
+ Điều chỉnh mọi hoạt động về công tác văn thư, lưu trữ
+ Chỉ quy định về văn thư, lưu trữ
+ Mọi cơ quan, tổ chức đều phải tuân thủ, áp dụng thực hiện
- Hệ thống văn bản pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ
Nhận thức được vai trò của công tác văn thư, lưu trữ từ trước tới nay
nhà nước chú trọng và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn
đề này như sau:
+ Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, ngày 11-11-2011.
+ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10, ngày
28-12-2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Quyết định số 66 – QĐ/TW ngày 06/2/2017 của Ban Bí thư Trung
Ương Đảng về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

+ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, ngày 03-01-2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ .
+ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về
cơng tác văn thư.
+ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về cơng tác văn thư.
+ Nghị định 99/2016/ NĐ – CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ về quản
lý và sử dụng con dấu.
18


+ Thông tư số 07/2012/TT – BNV ngày 2/11/2012 của Bộ Nội Vụ về
hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu lưu trữ vào
cơ quan.
- Văn bản của tỉnh Bắc Ninh
+ Chỉ thị số 22 - CT/TU, ngày 14/08/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Bắc Ninh về việc nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ trong hệ
thống cơ quan đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh. Văn bản này khi
được ban hành đã đưa ra rõ yêu cầu là cần có sự nâng cao chất lượng công tác
văn thư, lưu trữ trong hệ thống cơ quan đảng và các tổ chức chính trị - xã hội
tỉnh và cũng đưa ra những định hướng đổi mới cơng tác để cơng tác này thực
sự có hiệu quả trong cơ quan tổ chức Đảng. Mục tiêu cụ thể của chỉ thị: Làm
tốt công tác phổ biến, tuyên truyền hệ thống văn bản quy định về công tác văn
thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức hiểu đúng về ý nghĩa, vai trị, tầm quan
trọng của cơng tác văn thư, lưu trữ; Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả
các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ
Đảng của Văn phòng Trung ương (Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng) và của Tỉnh ủy Bắc Ninh; Rà sốt, hồn thiện hệ thống văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác văn thư, lưu trữ Đảng

trong toàn Đảng bộ tỉnh, nhằm thống nhất các nội dung nghiệp vụ trong công
tác văn thư, lưu trữ phù hợp với quy định của Đảng quy định.
+ Quy định số 03 - QĐ/TU ngày 14/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bắc Ninh về việc gửi, nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng của
Tỉnh ủy Bắc Ninh. Quy định này ban hành đã tạo ra sự thuận lợi trong việc
trao đổi thông tin trên mạng, việc gửi và nhận văn bản cũng dễ dàng hơn.
+ Quyết định số 121 - QĐ/TU, ngày 28-12-2015 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bắc Ninh về ban hành Danh mục các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức
chính trị - xã hội thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của Tỉnh ủy
19


×