Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.9 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐINH ANH TUẤN

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHỊNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
MÃ SỐ: 8 34 0403

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, đề tài
“Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng, chống ma túy trên địa bàn thành
phố Hà Nội” là cơng trình do chính tơi nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh – Học Viện Hành chính Quốc gia. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Các thơng tin, số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung
thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tên và nội dung luận văn không


trùng lặpvới bất kỳ một cơng trình nào đã đƣợc ơng bố trƣớc đây./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Đinh Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Tổ chứcthực hiện pháp luật trong phòng, chống ma túy
trên địa bàn thành phố Hà Nội”, là kết quả sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu
của bản thân tơi, sự tận tình chỉ bảo của ngƣời hƣớng dẫn, sự giúp đỡ, tạo
điều kiện từ phía cơ quan công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Thị Diệu Quanh – Học
viện Hành chính Quốc gia ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi từ những
bƣớc đầu xây dựng đề cƣơng nghiên cứu cho đến khi hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ,
động viên, chia sẻ, tạo những điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về thời gian,
thông tin, tƣ liệu.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận
văn của tôi không tránh đƣợc những thiếu xót, hạn chế. Tơi rất mong nhận
đƣợc sự góp ý, bổ sung quý báu của các thầy, cô và độc giả.
Trân trọng./.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND:

Hội đồng nhân dân


LĐTB&XH:

Laođộng,Thươngbinhvàxãhội

MTTQVN:

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

PCMT:

Phòng, chống ma túy

TP. Hà Nội:

Thành phố Hà Nội

UBND:

Ủy ban nhân dân

VHTT&DL:

Văn hóa, thể thao và du lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬTPHÒNG, CHỐNG MA TÚY ................................................................. 7

1.1. Pháp luật phòng, chống ma túy .................................................................. 7
1.2 Tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy .............................. 21
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống
matúy ............................................................................................................... 30
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÔ CHƢC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI......... 37
2.1.Tình hình vi phạm pháp luật về phòng, chống tội ma túy trên địa bàn
thành phố Hà Nội ............................................................................................ 37
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy
trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................ 43
2.3. Đánh giá chung tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên
địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................ 69
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 76
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC
HIỆN LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................. 77
3.1 Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy
trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................................................................... 77
3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy
trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................................................................... 82
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 98
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê ngƣời nghiện ma túy tại TP. Hà Nội từ 2014-2017 ....... 38
Bảng phân loại số ngƣời nghiện ma túy tại Hà nội ......................................... 39

Bảng 2.2: Kết quả bắt giữ, xử lý tội phạm ma túy phịng (PC47) của Cơng an
TP. Hà Nội từ năm 2014-2017 ........................................................................ 66
Bảng 2.3: Kết quả điều tra, xử lý án ma túy của cơ quan điều tra PC47) Công
an TP. Hà Nội .................................................................................................. 67

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài luận văn
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước tađã và đang thực hiện đƣờng lối
đổi mới, bƣớc đầu đã gặt hái đƣợc một số thành tựu nhất định: kinh tế đất
nƣớc luôn tăng trƣởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân đã đƣợc
cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đảm bảo, quan hệ ngoại giao
đƣợc mở rộng, an sinh xã hội ngày càng đƣợc năng cao. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được, dưới những tác động của mặt trái kinh tế thị
trƣờng, việc hội nhập, xu hƣớng tồn cầu hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp, nhức nhối trong đời sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là một trong
những vấn đề nhức nhối hàng đầu đang được toàn xã hội quan tâm. Ma túy
làm gia tăng tội phạm, ảnh ƣởng đến kinh tế, chính trị, phá hoại hạnh phúc gia
đình, suy thối sự hát triển của thế hệ trẻ, cầu nối cho căn bệnh lây nhiễm
trong đó có căn bệnh thế kỉHIV/AIDS.
Với vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thời
gian qua Nhà nước đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật. Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng,
chống tệ nạn xã hội nói chung và phịng, chống ma túy nói riêng được Đảng,
Nhà nước quan tâm sát sao. Luật phòng,chống ma túy được Quốc hội thông
qua ngày 09/12/2000 là văn bản pháp luật quan trọng nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của tồn xã hội trong cuộc đấu tranh phịng, chống ma túy.
Tuy nhiên, việc đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật phịng, chống ma túy là

một vấn đề vơ cùng khó khăn và phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay.
Hà Nội - Thủ đô của nƣớc Việt Nam, là thành phố lớn của quốc gia, là
đầu mối giao thông đi các tỉnh trong cả nước và quốc tế, do đó có nhiều thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm qua trước tác động

2


của tình hình tội phạmvà tệ nạn ma túy ở trong nước, khu vực và trên thế giới,
Hà Nội đã trở thành địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo với quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố, sự vào
cuộc tích cực của các ban, ngành, đồn thể và sự tham gia tích cực của quần
chúng nhân dân,cơng tác phòng, chống ma túy.
Thành phố Hà Nộinhững năm qua đã được triển khai quyết liệt và đã
thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trên thực tế tình hình tội
phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả cơng tác phịng,
chống ma túy vẫn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Một trong
những ngun nhân của tình hình trên đó là việc thực hiện pháp luật trong lĩnh
vực phòng, chống ma túy vẫn cịn có những hạn chế, hiệu quả chưa cao, pháp
luật về phòng, chống ma túy chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy
nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội, là
một cán bộ Công an công tác tạiCông an thành phố Hà Nộitôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tổ chức thực hiện pháp luậtphòng, chống ma
túy trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam, đặc biệt là từ khi đất nước bƣớc vào thời kỳ đổi mới, vấn
đề thực hiện pháp luật và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật trên các lĩnh
vực của đời sống, xã hội đang được đặt ra là nhiệm vụ cấp bách của các cơ
quan nhà nƣớc, các tổ chức và mọi công dân. Tuy nhiên, việc xem xét thực

hiện pháp luật và hiệu quả thực hiện pháp luật là một vấn đề phức tạp,cho nên
số lƣợng những cơng trình nghiên cứu khoa học về đề tài này cịn ít. Qua
nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu đã công bố, tác giả thấy rằng hầu hết các
cơng trình nghiên cứu, bài viết, bài trao đổi chỉ đề cập đến lĩnh vực phòng,
chống ma túy ở các khía cạnh khácnhau.
Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan tổ chức thực hiện pháp luật
3


phòng, chống ma túy
- Luận án tiến sĩ “Hiệu quả pháp luật phòng, chống ma túy trong các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” (năm 2012)
của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lan.
- Cơng trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện
pháp luật, phòng chống ma túy trong các trường Đại học, Cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2003-2008” (năm
2010) của tác giả Trần Khánh Mai.
- Luận văn thạc sĩ Luật học Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ
chức và sử dụng trái phép chất ma tuý trong luât hình sự Việt Nam của tác giả
Hồng Thị Thu Trang năm 2012.
- Bài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý trong
học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Bình của Thƣơng tá, TS Hồng Giang Nam
đăng trên báo Cơng an tỉnh Quảng Bình năm 2017.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu có liên quan nên trên, qua tra cứu, tác
giả nhận thấy: chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến thực hiện
pháp luật về phòng, chống ma túy một cách có hệ thống từ cả khía cạnh lý
luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn tại địa
bàn thành phố Hà Nội. Do đó, tác giả hi vọng, Luận văn sẽ là cơng trình
nghiên cứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về
việc thực hiện pháp luật phịng, chống ma túy, có giá trị tham khảo về mặt lý

luận, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng,
chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, trên phạm vi cả nước
nói chung, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chứcthực
hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất
4


và luận giải các quan niệm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật phòng,
chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ
nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Một là, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật
phòng, chống ma túy, bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, các yếu tố ảnh
hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống ma tuý;
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trang tổ chức thực hiện pháp luật
phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra các kết quả, ƣu
điểm, hạn chế và nguyên nhân;
- Ba là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực
hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống ma tuý
4.1 Phạm vi nghiêncứu
Tập trung nghiên cứu tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống ma
túy trên địa bàn thành phố Hà Nội của Công an thành phố Hà Nội, cơ quan
chuyên trách phòng, chống ma tuý và sự chỉ đạo, phối hợp với các chủ thể có

trách nhiệm trong lĩnh vực này. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn từ năm
2014 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về pháp luật, về cơng tác đấu tranh phịng,
chống ma túy.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp nghiên
5


cứu giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế,
thống kê số liệu, phân tích, tổng hợp, chứng minh, đối chiếu so sánh các tài
liệu, số liệu để đánh giá kết quả việc thực hiện, từ đó phân tích ngun nhân
và đề xuất các giải pháp.
6. Ý nghĩa của Luận văn
- Luận văn góp phần bổ sung, làm sáng tỏ lý luận về thực hiện pháp luật.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy
trên địa bàn thành phố Hà Nội, những kết quả đạt được và những khó khăn,
hạn chế, bất cập, luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và
thực tiễn thực hiện pháp luật phịng, chống ma túy, qua đó nâng cao nhận thức
của xã hội đối với công tác phòng, chống ma túy, nhất là nhận thức về vị trí,
vai trị và ý nghĩa thực hiện pháp luật trong phịng, chống ma túy, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện pháp luật phòng, chống ma
túy của các cơ quan bảo vệ pháp luật và ý nghĩa chấp hành pháp luật của các
tổ chức, công dân đối với cơng tác phịng, chống ma túy.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu
về thực hiện pháp luật nói chungvà thực hiện pháp luật phịng, chống ma túy
nói riêng.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài lời Cam đoan, Danh mục từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và Danh mục
tài liệu tham khảo, Luận văn bố cục gồm 03 chương với nội dung như sau:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬTPHỊNG, CHỐNG MA TÚY
1.1. Pháp luật phịng, chống ma túy
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về phòng, chống ma túy
1.1.1.1 Khái niệm
- Khái niệm về ma túy
Cho đến nay, trên thế giới khơng có một khái niệm thống nhất về “ma
túy”hay “chất ma túy”. Ma

y là từ Hán Việt, trong đó “ma” được hiểu là tê

mê và “túy” là say sưa. Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái
ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt, dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma túy
là chất gây nghiện.
Theo từ điển tiếng Việt, ma túy là tên gọi chung của những chất có tác
dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện; ma túy là
những chất mà người dùng nó một thời gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác

là trạng thái phụ thuộc vàonó.[55]
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “ma túy” là các chất khi xâm
nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng. Đến năm 1982, WHO đã
phát triển định nghĩa “ma tuý” theo nghĩa rộng, là mọi thực thể hoá học hoặc
là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được địi hỏi để duy trì
một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức
năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật. Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra
định nghĩa “ma túy” là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm
nhập vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng. Tuy
nhiên, các định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới hay của Liên Hợp Quốc đều
mang tính khái quát, bao hàm tất cả các chất làm biến đổi về mặt tâm sinh lý
7


của conngười.
Do sự gây hại rất lớn của ma túy đối với xã hội, vì vây, trong Bộ luật
hình sự Việt nam (BLHS sửa đổi 2009, 2015) quy địnhmatúycóthể hiểu là các
chất bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa,
quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất matúy
khác ở thể lỏng hay thể rắn. Tiếp đến, tại Khoản 1,Điều 2, Luật Phòng, chống
ma túy năm 2000 (sửa đổi năm 2008) đưa ra khái niệm về chất ma túy nhưsau:
“Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành”.
Theo đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm
2000 (sửa đổi năm 2008) quy định: “chất gây nghiện” là chất kích thích hoặc
ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng và “chất
hướng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, sử dụng
nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với ngƣời sử dụng.
Như vậy, ma túy là những chất đã được khoa học xác định vàcó tên gọi
riêng. Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị

định của Chính phủ (Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số
133/2003/NĐCP; Nghị định số 82/2013/NĐ-CP). Việc xác định là chất ma
túy, tiền chất được tiến hành qua trưng cầu giám định.
Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đưa ra một
khái niệm chung như sau: Ma túy là các chấtcó nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng
thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ
thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng
đồng.
-Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dƣợc lý, các chuyên
gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhómsau:

8


+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);
+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
Khái niệm phòng, chống ma túy
Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại
cho sức khỏe, làm suy thối nịi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh
phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Chính vì vậy, đấu tranh phịng và chống tội phạm về ma túy là nhiệm vụ
đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Mỗi một
quốc gia đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính sách và đưa ra
nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội
phạm đặc biệt nguy hiểm này.
Đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy là nhiệm vụ quan

trọng của Đảng và Nhà nước. Đây là cuộc đấu tranh gay gay, quyết liệt, lâu
dài, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chínhtrị và tồn xãhội.
Khái niệm phịng, chống ma túy được quy định Luật phòng, chống ma
túy năm 2000(sửa đổi năm 2008): “PCMT là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu
tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan
đến ma tuý”. Trong đó:
- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các
hành vi trái phép khác về ma túy (khoản 8 Điều2);
- Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động
nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán,
phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất
ma túy, tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, được cơ quan quản
9


lý nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (khoản9);
- Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho
phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều
này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích
khác (khoản10).
- Phòng ngừa, ngăn chặn, đấutranh:
+ Phòng ngừa bao gồm “đề phòng” và “ngăn ngừa”. Đề phòng là chuẩn
bị trước để sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa, hoặc hạn chế những thiệt hại có thể
xảy ra. Ngăn ngừa là làm cho cái xấu, cái khơng hay đang có khả năng xảy ra
sẽ khơng xảy ra được. Phịng ngừa là chuẩn bị trước, bằng cách này hay bằng
cách kháckhông để cho cái xấu, cái khơng hay nào đó xảy ra.
+ Phịng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhắm đến việc giảm bớt
hoặc giảm thiểu việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó.
+ Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng

những tác hại, ảnh hưởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của
tệ nạn ma túy trong cộng đồng, xã hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất
hợp pháp liên quan đến việc trồng các cây có chứa ma túy; các hoạt động sản
xuất, chế biến, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn
chặn sự gia tăng số ngƣời nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về
matúy)...
+ Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn
chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về
ma túy; xóa bỏ việc bn bán, sử dụng trái phép ma túy với mục đích hướng
đến là xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã hội.
Khái niệm pháp luật về phòng, chống ma túy
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên
cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của tồn xã hội, được đảm bảo thực
10


hiện bằng Nhà nƣớc nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự
và ổn định xãhội, vì sự phát triển bền vững của xã hội [40, tr.228].
Pháp luật phòng, chống ma túy là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa, Nhà nước đã rất quan tâm đến cơng tác phịng, chống ma
túy, coi phịng, chống ma túy là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nhà
nước. Những quy định về ngăn chặn, đấu tranh loại trừ ma túy ra khỏi đời
sống xã hội dần được hình thành và đến nay đã trở thành hệ thống những quy
phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Trong văn bản quy phạm pháp luật
cao nhất của Nhà nước là Hiến pháp năm 2013 quy định: “nghiêm cấm sản
xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các
chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các
bệnh xã hội nguy hiểm...”.

Đặc biệt, tình hình ma túy và các tội phạm và ma túy diễn biến ngày
càng phức tạp hơn, những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 không
đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh này. Sau nhiều lần (các năm: 1991,
1992, 1997, 1999) được điều chỉnh, bổ sung; ngày 27/11/2015 BLHS đƣợc
Quốc hội thông qua giữ nguyên các tội về ma túy quy định trong BLHS đƣợc
Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 và đƣợc sửa đổi bổ sung vào ngày
19/6/2009 nhƣng có khác là chia tách các Điều 194, Điều 200 trong BLHS
năm 2009 thành các tội riêng biệt. Cụ thể là Điều 194 trong BLHS năm 2009
đƣợc chia tách thành 04 (bốn)tội quy định trong BLHS năm 2015 đó là: Điều
249: Tội tang trữ trái phép chất ma túy. Điều 250: Tội vận chuyển trái phép
chất ma túy. Điều 251: Tội mua bán trái phép chất ma túy. Điều 252: Tội
chiếm đoạt chất ma túy. Điều 200 trong BLHS năm 2009 chia tách thành 02
(hai) tội quy định trong BLHS năm 2015, đó là Điều 257; Tội Cƣỡng bức
ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy. Điều 253: Tội lôi kéo ngƣời khác
sử dụng trái phép chất ma túy. Các tội về ma túy đƣợc quy định trong BLHS
11


sửa đổi cũng nhƣ quy định trong BLHS đƣợc Quốc hội thơng qua ngày
27/11/2015 là q trình phản ánh q trình diễn biến của tội phạm về ma túy
và cũng thể hiện ý chí của Nhà nƣớc Việt Nam đấu tranh với loại tội phạm ma
túy.
Mặt khác, ngày 09/12/2000, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 đã thơng qua
Luật phòng, chống ma túy gồm 8 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa,
ngăn chặn, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp
pháp liên quan đến ma túy; quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức trong phịng, chống ma túy. Luật phòng, chống ma túy năm
2000 là nền tảng pháp lý vững chắc cho cơng tác đấu tranh phịng, chống ma
túy hiện nay và trong thời gian tới, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước
quyết tâm phòng, chống ma túy–hiểm họa chung của nhân loại. Các quy định

của Luật phòng, chống ma túy năm 2000 còn được quy định cụ thể, chi tiết và
được hướng dẫn thi hành trong các văn bản dưới luật (các Nghị định, Thông
tư, Thông tƣ liên tịch). Các văn bản này cụ thể hóa chi tiết các quy định của
Luật, góp phần xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật vềphịng, chống
ma túy.
Cùng với những diễn biến phức tạp của ma túy và tệ nạn ma túy, hệ
thống pháp luật về ma túy và tệ nạn ma túy không ngừng được sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện. Mặt khác, để các quy định pháp luật trên đi vào cuộc sống
và phát huy hiệu lực, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản để chỉ đạo cơng
tác phịng, chống ma túy, khơng những về chủ trương mà cả bằng những hành
động cụ thể: các Chỉ thị của Bộ Chính trị; Nghị quyết của Chính phủ...,
đồng thời đầu tƣ kinh phí,thành lập Ban chủ nhiệm chương trìnhquốc gia
06 và sau này là Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy và
mại dâm, thành lập lực lượng chuyên tráchphòng, chống ma túy.
Như vậy, pháp luật về phòng, chống ma túy là tổng thể những quy phạm

12


pháp luật để điều chỉnh các hoạt động về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh
chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy,
quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trongphòng,
chống ma túy.
1.1.1.2 Đặc điểm cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túy
Pháp luật về phịng, chống ma túy có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, pháp luật phịng, chống ma túy có tính đa dạng về chủ thể.
Chủ thể quan hệ pháp luật phịng, chống ma túy có phạm vi rất rộng, mọi cá
nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật tham gia vào
các quan hệ pháp luậtphòng, chống ma túy đều trở thành chủ thể quan hệ
pháp luật phòng, chống ma túy. Cá nhân bao gồm: Cơng dân, người nước

ngồi, người Việt Nam ở nuớc ngoài. Các tổ chức bao gồm các tổ chức nhà
nuớc và các tổ chức phi nhà nước. Cụ thể là các cơ quan nhà nước, nhà
nước nói chung, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Ngoài ra, gia đình cũng
được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật phòng, chống ma túy.
- Thứ hai,phƣơng pháp điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống ma
tuý chủ yếu là phƣơng pháp quyền lực và phƣơng pháp hành chính - mệnh
lệnh.Các quy phạm pháp luật phòng, chống ma tuý chủ yếu tập trung ở các
ngành luật: Luật Hình sự, Luật phịng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm
hành chính. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp
quyền uy, phương pháp điều chỉnh của Luật Xử lý vi phạm hành chính và
Luật Phịng, chống mat là phƣơng pháp hành chính - mệnh lệnh.
- Thứ ba, các chế tài được sử dụng trong pháp luật về phòng, chống ma
túychủ yếu là chế tài hành chính, chế tài hình sự và thể tính nghiêm khắc rất
cao, phản ứng gay gắt của nhà nuớc đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
-Thứ tư, pháp luật phòng, chống ma túy thể hiện tính nhân văn, cộng
đồng, nhân loại sâusắc.

13


1.1.2. Nội dung của pháp luật về phòng, chống ma túy
Từ khái niệm pháp luật về phòng, chống ma túy, nội dung của pháp luật về
phòng, chống ma túybao gồm:
- Nhữngquyđịnhvềchấtmatúyvàtiềnchấtdùngvàoviệcsảnxuấtmatúy;
- Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức

trongphịng, chống ma túy;
- Nhữngquyđịnhvềkiểmsốtcáchoạtđộnghợpphápliênquanđếnmatúy.

- Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật vềphòng,

chống ma túy.
Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy, nhằm ngăn chặn, đầy lùi và xóa
bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Nội dung chủ yếu của pháp luật về
phòng, chống ma túy đƣợc khái quát cụ thể nhƣ sau:
1.1.2.1. Quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma
túy
Quy định về chất ma tuý và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma tuý ở
các văn bản pháp luật: Luật Hình sự, Luật phịng, chống ma túy và các Nghị
định của Chính phủ. Các chất ma tuý đƣợc quy định trong Luật Hình sự gồm
nhựa thuốc phiện,nhựa cần sa hoặc cao cơca, hêrôin, côcain, lá, hoa, quả cây
cần sa hoặc lá cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, các chất
ma tuý khác ở thể rắn, các chất ma tuý khác ở thể lỏng. Luật phịng, chống ma
túy khơng liệt kê các chất ma tuý nhƣ Luật Hình sự mà đƣa ra khái niệm chất
ma tuý theo hƣớng khái quát, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng
thần, tuy nhiên chỉ những chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành thì mới đƣợc coi là chất ma tuý.
Đối với tiền chất ma tuý dùng vào việc sản xuất ma tuý, Luật hình sự chỉ đƣa
cụm từ “ tiền chất” chứ không quy định các tiền chất cụ thể nhƣ trong Luật
phòng, chống ma túy. Theo Luật phòng, chống ma túy thì tiền chất là các hố
14


chất khơng thể thiếu đƣợc trong q trình điều chế, sản xuất chất ma tuý,
đƣợc quy định trong danh mục do Chính phủ banhành.
1.1.2.2. Quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
trong phịng, chống ma túy
Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chứctrong phịng, chống ma túy đƣợc quy định trong Luật phòng, chống ma túy
(gồm 9 điều từ Điều 6 đến Điều 14), trong đó: Luật quy định rõ cá nhân phải

có trách nhiệm với chính bản thân mình, đối với gia đình mình và đối với xã
hội. Đối với chính bản thân mình, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ sức
khoẻ của mình khơng đƣợc sử dụng trái phép chất ma tuý dƣới bất kỳ hình
thức nào; thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần để chữa bệnh. Đối với gia đình mình phải có trách
nhiệm giáo dục các thành viên trong gia đình, kể cả thân nhân và tác hại của
ma tuý và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản
lý chặt chẽ, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý.
Đối với xã hội, cá nhân có trách nhiệm cả trong phịng ngừa, ngăn chặn, đấu
tranh với tệ nạn ma tuý và cả trong cơng tác cai nghiện.
Đối với gia đình, do gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc
phịng ngừa, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý,
Luật quy định gia đình là một chủ thể có những trách nhiệm nhất định nhƣ:
Giáo dục, quản lý chặt chẽ, đấu tranh ngăn chặn thành viên trong gia đình
tham gia tệ nạn ma tuý; đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân
nhân và của ngƣời khác; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các
cơ sở cai nghiện và tại gia đình cộng đồng; đóng góp một phần kinh phí cho
việc cai nghiện của các thành viên trong gia đình mình. Tuy nhiên, Luật
khơng quy định áp dụng chế tài đối với gia đình, vì vai trị của gia đình chỉ có
thể đƣợc phát huy trên cơsởnhậnthức đầy đủ về tác hại của ma tuý đối với
từng thành viên trong gia đình, khơng phải trên cơ sở chế tài nghiêmkhắc.
15


Đối với cơ quan, tổ chức Luật quy định, cơ quan tổ chức cũng có trách
nhiệm nhƣ đối với cá nhân và gia đình có trách nhiệm phát hiện, cung cấp
nhanh chóng các thơng tin về tệ nạn ma t. Riêng đối với cơ quan Nhà nƣớc
phải xem xét và giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý;
tham gia triệt phá cây có chứa do chính quyền địa phƣơng tổ chức...Luật cịn
quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, Nhà

trƣờng và các cơ sở giáo dục, đơn vị vũ trang. Đặc biệt, Điều 13 của Luật đã
quy định rõ cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý thuộc lực
lƣợng công an nhân dân vàcơ quan này có đặc quyền, đƣợc áp dung các biện
pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý, bảo vệ
ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng và ngƣời bị hại trong các vụ án về matuý...
1.1.2.3. Quy định về về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến
matúy
Luật phòng, chống ma túy dành một chƣơng (Chƣơng III) quy định kiểm
soát chặt chẽ đối với việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo
quản, tồn trữ, tàng trữ, mua bán, phân phối, trao đổi, sử dụng, xử lý nhập
khẩu, xuất khẩu, quá cảnh chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc
hƣớng thần (nội dung này phải phùhợpvới yêu cầu của 3 Công ƣớc của Liên
hiệp quốc về phòng,chốngmatuý năm 1961, năm 1971 và năm1998).
Luật không quy định cho một cơ quan chuyên trách kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma tuý vì các hoạt động này thuộc các chuyên
ngành khác nhau, nếu giao cho một cơ quan thực hiện việc kiểm sốt thì khó
đảm bảo hiệu quả do khơng đủ trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ kinh phí để bao
qt hết các vấn đề về ma túy. Vì vậy, Luật quy định theo hƣớng:
-Bộ Y tế có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm
vànghiên cứu khoahọc;
- Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng thƣơng) có thẩm quyền kiểm sốt
16


chất ma túy, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực sảnxuất;
- Bộ Cơng an có thẩm quyền kiểm sốt chất ma tuý, tiền chất vào, ra
hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và trong các hoạt động để phục vụ trong
lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý (giám định, nghiên cứu,
huấnluyện).

1.1.2.4. Quy định về trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm
pháp luật vềphòng, chống ma túy
- Luật phòng, chống ma túy quy định các hành vi bị cấm: tại Điều 3 của
Luật quy định liệt kê một loạt các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến
matuý.
Mục đích của quy định nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tệ nạn ma túy
ra khỏi đời sống xã hội. Các tổ chức, cá nhân nếu thực hiện các hành vi bị
nghiêm cấm này sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm trọng theo
quy định của Bộ luật Hình sự và Pháp luật Xử lý vi phạm hànhchính.
- Chƣơng XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội phạm về ma
tuý gồm 10 Điều tƣơng ứng với 10 tội danh khác nhau. So với Chƣơng
VIIA(phần tội phạm) Bộ luật hình sự năm 1985, thì Bộ luật Hình sự năm
1999 quy định ít hơn 4 Điều (Bộ luật hình sự năm 1985 có 14 Điều) nhƣng
các hành vi phạm tội về ma t vẫn bị xử lý khơng sót một hành vinào.
Các tội phạm về ma tuý quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự
năm 1999 có đặc điểm chung nhất là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến ma tuý. Cũng chính vì vậy, Chƣơng XVIII
có tên gọi “Các tội phạm về ma tuý”. Tuy nhiên, do tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm ma tuý cáo hơn so với các tội phạm khác đƣợc quy định
trong Bộ luật Hình sự (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia) nên mức hình
phạt của tội các tội phạm ma t rất nghiêm khắc: trong số 10 tội thì có 3 tội
có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình (khoản 4 Điều 193, khoản 4
Điều 194 và khoản 4 Điều 197); có 2 tội có mức cao nhất của khung hình phạt
17


là chung thân (khoản 4 Điều 195, khoản 4 Điều 200 và khoản 4 Điều 201); có
12 trƣờng hợp là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, khoản 4 Điều 193,
khoản 3, khoản 4 Điều 194, khoản 3, khoản 4 Điều 195, khoản 3, khoản 4
Điều 197, khoản 3, khoản 4 Điều 200 và khoản 3, khoản 4 Điều 201); có 8

trường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 193, khoản 2 Điều
194, khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều 196, khoản 2 Điều 197, khoản 2 Điều
198, khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201); có 10 trường hợp là tội phạm
nghiêm trọng (khoản 2 Điều 192, khoản 1 Điều 193, khoản 1 Điều 194, khoản
1 Điều 195, khoản 1 Điều 196, khoản 1 Điều 197, khoản 1 Điều 198, khoản 2
Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201); chỉ có 2 trường hợp là tội
phạm ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều 199).Bộ luật Hình
sự 2015, tại chƣơng XX các tôi phạm về ma tuý cũng đƣợc quy định với
những quy định hành vi từ tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa , tội
sản xuất trái phép chất ma tuý, tội tàng trữ, tội vận chuyển trái phép mua bán,
chiếm đoạt, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, tội chứa chấp việc sử dụng
trái phép chất ma tuý, tội cƣỡng bức, tội lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép
chất ma tuý và tội vi phạm các quy định về quản lý sử dụng chất ma tuý, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần từ điều 247 đến điều 259 của
BLHS 2015 với những hình phạt rất nghiêm khắc.
Việc Quốc hội quy định một Chƣơng các tội phạm về ma tuý đã đáp ứng
yêu cầu bức xúc của tình hình đấu tranh phòng, chống ma túy đang xảy ra.
Nắm chắc những đặc điểm của các tội phạm về ma tuý không chỉ giúp cho
các các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng có phƣơng pháp
phù hợp trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự vào việc điều
tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma t, mà cịn có tác dụng vận động nhân
dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma t trong tình hình
hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy lùi tệ nạnnày.
Bên cạnh các quy định của Bộ luật Hình sự về các hình phạt đối với các
18


hành vi phạm tội về ma túy, pháp luật Việt Nam cịn có các quy định về xử lý
hành chính đối với một số hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống ma
túy.

Các hành vi bị xử lý vi phạm hành chính chủ yếu đƣợc áp dụng đối với
một số hành vi mà tính chất, mức độ vi phạm chƣa đến mức phải xử lý hình
sự theo các quy định của Bộ luật hình sự.
Các quy định về xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma túy đƣợc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
(thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung
năm 2007, 2008) và các Nghị định do Chính phủ ban hành baogồm các biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính đƣợc quy định trong Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định
167/2013/NĐ-CP) và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, baogồm:
+ Biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn: đối với Ngƣời nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định [44]
+ Biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đối tƣợng áp dụng biện
phápvàocơsởcainghiệnbắtbuộclàngƣờinghiệnmatúytừđủ18tuổitrở lên đãbị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc
chƣabịápdụngbiệnphápnàynhƣngkhơngcónơicƣ trúổnđịnh[44]
Bên cạnh một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính điển hình nêu trên,
phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma túy, chủ thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp xử lý
khác theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
1.1.2.5. Quy định về cai nghiện matúy
Cai nghiện ma tuý đƣợc quy định trong Luật phòng, chống ma túy và
Nghị định của Chính phủ. Cai nghiện ma tuý là một trong những nội dung
19


quan trọng nhất của Luật. Việc cai nghiện ma tuý theo tinh thần của Luật là
Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý song

song với việc áp dụng chế độ cai nghiện đối với ngƣời nghiện ma tuý, đồng
thời tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân,
gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia
đình và cộng đồng bên cạnh đó khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc và
nƣớc ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý.
Đặc biệt, Luật giao cho ngành LĐTB&XH quản lý cơng tác cai nghiện
ma t vì quản lý ma t là vấn đề mang tính xã hội cao và ngƣời nghiện ma
túy chƣa phải là tội phạm, nên không nhất thiết phải giao cho lực lƣợng công
an quản lý. Trong q trình thực hiện, ngành LĐTB&XH phải có sựphối hợp
chặt chẽ với các cơ quan công an, y tế và các cơ quan hữu quankhác.
Điều 28 quy định thời gian cai nghiện bắt buộc là từ một năm đến hai
năm vì khi nghiện ma tuý, ngƣời nghiện ma tuý sẽ mắc các rối loạn về thể
chất và tâm lý, thƣờng kèm theo các triệu chứng tâm thần. Do đó, muốn cai
nghiện cho họ thì trƣớc hết phải điều trị rối loạn tâm lý va các triệu chứng rối
loạn tâm thần. Việc điều trị này phải có thời gian dài mới có hiệu quả và phải
trải qua các giaiđoạn:
+ Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh phối hợp: tốn khoảng 03 tháng;
+ Điều trị phục hồi tâm lý, sức khoẻ: mất khoảng 09 tháng;
+ Lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái
nghiện: thƣờng là 12 tháng.
Điều 28 của Luật phòng, chống ma túy giao thẩm quyền cho Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyệnra quyết định bắt buộc cai nghiện. Hiện nay, theo
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 giao Tồ án nhân dân cấp huyện ra
quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc
Qua nghiên cứu nội dung pháp luật Việt Nam về phịng, chống ma t,
có thể đƣa ra một số kết luận về pháp luật phòng, chống ma túy nhƣ sau:
20



×