Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tài liệu Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Vai Trò Của Tín Dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.36 KB, 102 trang )

tai lieu, document1 of 66.
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ MẠNH CHÍNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO

TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ MẠNH CHÍNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA TÍN DỤNG ƯU ĐÃI


ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO

TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009

luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.
3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu,
kết quả được trình bày trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng. Trong q trình cơng tác tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai, tôi tự
sưu tầm số liệu, tài liệu của Chi nhánh, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh và
các ngành có liên quan đến chương trình XĐGN của tỉnh để thực hiện luận văn
này.
Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi tự làm và được thực hiện theo
chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học; luận văn hồn tồn khơng sao chép từ luận

văn của người khác. Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Khoa sau
đại học, Khoa ngân hàng, Nhà trường và pháp luật.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2009
Tác giả

Ngơ Mạnh Chính

luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.
4

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình, bảng, biểu
Mở đầu

1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO HIỆN NAY


5

1.1. Khái niệm, bản chất và vai trị của tín dụng ưu đãi

5

1.1.1. Khái niệm

5

1.1.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng ưu đãi

7

1.1.3. Chức năng của tín dụng ưu đãi

9

1.1.4. Vai trị của tín dụng ưu đãi

9

1.2. Bản chất của chương trình xóa đói giảm nghèo ngày nay

10

1.2.1. Khái niệm về nghèo đói và mối liên hệ với các vấn đề xã hội

10


1.2.1.1. Khái niệm về nghèo đói

10

1.2.1.2. Mối liên hệ giữa nghèo đói và các vấn đề xã hội

11

1.2.2. Mục đích của xóa đói giảm nghèo

12

1.2.3. Những thách thức trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo

12

1.2.4. Quan điểm, định hướng, mục tiêu và các giải pháp của chương
trình XĐGN giai đoạn 2006-2010

13

1.2.4.1. Quan điểm

14

1.2.4.2. Định hướng

14


1.2.4.3. Mục tiêu

15

1.2.4.4. Các dự án, chính sách và giải pháp thực hiện chương trình mục

luan van, khoa luan 4 of 66.


tai lieu, document5 of 66.
5

tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

16

1.3. Mối quan hệ giữa phát triển tín dụng ưu đãi với kết quả XĐGN

17

1.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi ở một số nước và Việt Nam

18

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của một số nước

18

1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Bangladesh


18

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Nam Phi

19

1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Philipines

21

1.4.1.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Hà Lan

21

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi ở Việt Nam

23

1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của thành phố Hồ Chí
Minh

23

1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Ninh Thuận

23

1.4.2.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Gia Lai

24


1.4.2.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ưu đãi của Thanh Hóa

25

Kết luận chương 1

25

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO
CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH ĐỒNG NAI

27

2.1. Chương trình XĐGN ở tỉnh Đồng Nai trong các năm qua

27

2.1.1. Thực trạng tình hình đói nghèo tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 20062010

27

2.1.1.1. Chuẩn nghèo của giai đoạn

27

2.1.1.2. Tình hình hộ nghèo của tỉnh Đồng Nai giai đoạn III (2006-2010)

28


2.1.1.3. Nguyên nhân của tình hình đói nghèo giai đoạn 2006-2010

28

2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của chương trình XĐGN ở tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006-2010

29

2.1.2.1. Mục tiêu

29

2.1.2.2. Nhiệm vụ

30

luan van, khoa luan 5 of 66.


tai lieu, document6 of 66.
6

2.1.2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình XĐGN tại tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006-2010

30

2.1.3. Kết quả thực hiện chương trình XĐGN ở tỉnh Đồng Nai 3 năm
(2006-2008) của giai đoạn 2006-2010


32

2.1.3.1. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình XĐGN

32

2.1.3.2. Kết quả thực hiện các dự án, chính sách thuộc chương trình
XĐGN

32

2.2. Sơ lược về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai

38

2.2.1. Thành lập Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai

39

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai

39

2.2.1.2. Chức năng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai

40

2.2.1.3. Nhiệm vụ của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai


40

2.2.1.4. Phương thức cho vay của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai

41

2.2.1.5. Quy trình nghiệp vụ cho vay

42

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi cho chương trình XĐGN ở
tỉnh Đồng Nai

43

2.3.1. Thực trạng huy động vốn tín dụng ưu đãi

46

2.3.2. Thực trạng phát triển tín dụng ưu đãi cho chương trình XĐGN của
tỉnh

48

2.4. Những kết quả đạt được, tồn tại - nguyên nhân

54

2.4.1. Những kết quả đạt được


54

2.4.2. Những tồn tại – nguyên nhân

55

2.4.2.1. Tồn tại

55

2.4.2.2. Nguyên nhân của các tồn tại

59

Kết luận chương 2

60

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA
TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TẠI TỈNH
ĐỒNG NAI

61

luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.
7


3.1. Các giải pháp đối với Ngân hàng Chính sách xã hội

61

3.1.1. Giải pháp đối với Ngân hàng Chính sách xã hội – Việt Nam

61

3.1.1.1. Nâng số thành viên tối đa mà mỗi Tổ TK&VV được quản lý

61

3.1.1.2. Thực hiện huy động tiết kiệm của người nghèo thông qua các Tổ
TK&VV

62

3.1.2. Các giải pháp đối với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai

63

3.1.2.1. Tạo lập nguồn vốn cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh

63

3.1.2.2. Đẩy mạnh việc tập huấn để nâng cao năng lực thực hiện tín dụng
ưu đãi cho các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, các Ban quản lý Tổ
TK&VV

64


3.2. Các giải pháp hỗ trợ

66

3.2.1. Giải pháp hỗ trợ đối với Chính phủ: Xây dựng chương trình tín
dụng ưu đãi để thực hiện cho vay đối với các hộ mới vượt chuẩn nghèo
và hộ cận nghèo

66

3.2.2. Giải pháp hỗ trợ đối với Chính quyền địa phương:

67

3.2.2.1. Đề ra các nghị quyết chuyên đề để thực hiện phát triển tín dụng
ưu đãi cho chương trình XĐGN của tỉnh

67

3.2.2.2. Đẩy mạnh sự phối hợp, lồng ghép chặt chẽ và thường xuyên
giữa đầu tư vốn tín dụng ưu đãi và dạy nghề, tập huấn khuyến nông để
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo

67

3.2.3. Giải pháp hỗ trợ đối với các tổ chức Chính trị – xã hội: Đẩy mạnh
công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đối với hộ vay của các tổ
chức Chính trị – xã hội nhận ủy thác và các Tổ TK&VV


68

3.2.4. Giải pháp hỗ trợ đối với các Tổ TK&VV:

70

3.2.4.1. Thực hiện việc tổ chức họp và sinh hoạt Tổ định kỳ hàng tháng

70

3.2.4.2. Thực hiện chặt chẽ việc bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV

71

3.2.5. Giải pháp hỗ trợ đối với người nghèo: Nâng cao ý chí tự lực vươn
lên của người nghèo

72

Kết luận

74

luan van, khoa luan 7 of 66.


tai lieu, document8 of 66.
8

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

luan van, khoa luan 8 of 66.

75


tai lieu, document9 of 66.
9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên văn

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHPVNg

Ngân hàng phục vụ người nghèo

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

HĐQT

Hội đồng quản trị


Tổ TK&VV

Tổ tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CT-XH

Chính trị - xã hội

KT-XH

Kinh tế - xã hội

luan van, khoa luan 9 of 66.


tai lieu, document10 of 66.
10

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU
STT


Tên hình, bảng, biểu

Trang

Hình 1.1

Mối liên hệ giữa nghèo đói và các vấn đề xã hội

12

So đồ 2.1

Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHCSXH

42

Biểu đồ 2.1

Ngun nhân tình trạng đói nghèo ở tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2006-2010

28

Biểu đồ 2.2

Huy động vốn tín dụng ưu đãi 3 năm (2006-2008)

47

Biểu đồ 2.3


Tương quan huy động vốn và phát triển tín dụng ưu đãi

53

Bảng 2.1

Số liệu hộ nghèo ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010

28

Bảng 2.2

Tổng hợp kết quả huy động nguồn vốn thực hiện chương
trình XĐGN 3 năm (2006-2008)

32

Bảng 2.3

Kết quả thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi 3 năm
(2006-2008) thực hiện chương trình XĐGN giai đoạn
2006-2010

33

Bảng 2.4

Tổng hợp số liệu đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công
tác XĐGN 3 cấp giai đoạn 2006-2008


34

Bảng 2.5

Tổng hợp kết quả 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ y tế
cho người nghèo

35

Bảng 2.6

Tổng hợp chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo 3 năm
(2006-2008)

36

Bảng 2.7

Tổng hợp chính sách hỗ trợ về xây dựng nhà ở cho người
nghèo do UBMTTQ Việt Nam các cấp thực hiện

36

Bảng 2.8

Tổng hợp số liệu huy động vốn tín dụng ưu đãi giai đoạn
2006-2008

46


Bảng 2.9

Doanh số cho vay hộ nghèo 3 năm (2006-2008) thực hiện
chương trình XĐGN giai đoạn 2006-2010

51

Bảng 2.10

Tổng hợp dư nợ cho vay hộ nghèo theo nguồn vốn và địa
bàn hành chính thời điểm 31/12/2008

53

Bảng 2.11

Tổng hợp dư nợ cho vay hộ nghèo theo ngành, nghề sản
xuất thời điểm 31/12/2008

54

luan van, khoa luan 10 of 66.


tai lieu, document11 of 66.
11

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.

Đói nghèo là một vấn đề mang tính tồn cầu. Nếu vấn đề đói nghèo khơng
giải quyết được thì khơng một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra
như: hịa bình, ổn định, cơng bằng, an sinh xã hội … có thể giải quyết được.
Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề đói nghèo được cả cộng đồng quốc tế
quan tâm. Tại Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc năm 2000,
có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thơng qua tun bố thiên niên kỷ
và cam kết đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015.
Điều đó thể hiện sự đồng thuận chưa từng có trong lịch sử của các nhà lãnh đạo
trên thế giới về những thách thức lớn ở cấp toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam
kết chung của họ sẽ giải quyết thách thức này. Như vậy tuyên bố thiên niên kỷ và
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tạo ra lộ trình và tầm nhìn về một thế giới mà
ở đó khơng cịn nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe người dân được cải
thiện, môi trường được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các
quyền tự do, bình đẳng và công bằng.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định: XĐGN là sự nghiệp các cách
mạng của tồn dân, là một chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong tồn
bộ các chính sách kinh tế và xã hội; Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện XĐGN
bền vững, gắn XĐGN với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hộ,
dịch vụ, ngành nghề; lồng ghép XĐGN với các chương trình mục tiêu quốc gia và
an sinh xã hội. Xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để tập
trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả; Gắn XĐGN và giải quyết việc làm với thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo,
xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; Phát huy nội lực là chủ yếu đồng
thời tăng cường sự hợp tác quốc tế. Do tầm quan trọng của công tác XĐGN cho
nên từ năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh, thành phố. Đến năm
1994, đã trở thành phong trào ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai
đoạn 1992-1997, phong trào XĐGN đã được các địa phương và các tổ chức đoàn
thể tổ chức phát động để trợ giúp người nghèo về đời sống và sản xuất. Để tập
trung nguồn lực triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, XĐGN phải
trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp những xã nghèo, hộ nghèo, người
nghèo các điều kiện thiết yếu để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời

luan van, khoa luan 11 of 66.


tai lieu, document12 of 66.
12

sống, tự vươn lên thoát nghèo, tạo mơi trường thuận lợi cho XĐGN bền vững.
Chính vì vậy, ngày 23/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000 gọi là chương
trình 133 và xác định đây là 1 trong 6 chương trình mục tiêu quốc gia, là một chủ
trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đến tháng 9/2001, Thủ tướng
Chính phủ tiếp tục phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm
giai đoạn 2001-2005 gọi là chương trình 143. Ngày 05/2/2007, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành quyết định số 20/2007/QĐ-TTg để thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia XĐGN cho giai đoạn 2006-2010.
Cũng như ở Việt Nam, ở tỉnh Đồng Nai chương trình XĐGN đã được thực
hiện liên tục trong nhiều năm qua, bắt đầu từ năm 1994 và đã trải qua các giai
đoạn là: giai đoạn I (1994-2000), giai đoạn II (2001-2005) và đang tiến hành giai
đoạn III (2006-2010). Giai đoạn III (2006-2010) của chương trình mục tiêu quốc
gia này được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 52/2005/NQHĐND7 ngày 21/7/2005 và được xác định là chương trình quan trọng, có ảnh
hưởng quan trọng đến đời sống của nhân dân trong tỉnh. Vì vậy, cần phải thực
hiện có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống của dân nghèo trong tỉnh. Kết quả thực
hiện qua các giai đoạn của chương trình này đã đạt được nhiều thành tựu có ý
nghĩa to lớn về kinh tế - chính trị - xã hội và được tồn xã hội đồng tình ủng hộ và
đã đóng góp vào kết quả chung của công cuộc XĐGN trong cả nước.
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về
tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ

tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 131/QĐ-TTg về việc thành lập
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với mục đích với mục đích tập trung
nguồn vốn để chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ sử dụng các nguồn lực tài chính do
Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu
đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Kết quả hoạt
động của NHCSXH sẽ góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN,
nâng cao mức sống của người dân, góp phần làm giảm chênh lệch giàu – nghèo
giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định
chính trị góp phần hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Với mục đích xem xét việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
XĐGN tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Đồng Nai nói riêng, vai trị và hiệu quả

luan van, khoa luan 12 of 66.


tai lieu, document13 of 66.
13

của chương trình đối với đời sống kinh tế - xã hội – chính trị của người dân, sự
cần thiết của chương trình và cũng với mục đích xem xét vai trị tín dụng ưu đãi
đối với chương trình XĐGN ở Việt Nam nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói
riêng, việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, hiệu quả thực hiện các chương trình, vai trị của các chương trình
này đối với đời sống dân cư … Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trị
của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng
Nai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình và đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao vai trị và hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi của Chính

phủ đối với chương trình XĐGN tại tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc phát triển tín dụng ưu đãi đối với
chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010:
các chủ thể tham gia, đối tượng, mục tiêu, hiệu quả, các hạn chế, tồn tại … và hoạt
động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai trong việc phát triển tín dụng ưu đãi
đối với chương trình XĐGN của tỉnh trong giai đoạn này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về XĐGN giai đoạn 2006-2010 và vai trò, hoạt động của NHCSXH trong phát
triển tín dụng ưu đãi đối với chương trình này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phân tích, tổng hợp số liệu
thống kê hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN và Chi nhánh NHCSXH tỉnh, khảo sát
và tổng kết thực tế việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN trên
địa bàn tỉnh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
+ Ý nghĩa khoa học:
- Khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.
- Đề cao vai trị của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của
Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

luan van, khoa luan 13 of 66.


tai lieu, document14 of 66.
14


- Khẳng định vai trò quan trọng của Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày
04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHCSXH để chuyển tải
đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề cao vai trò của Nghị quyết số 52/2005/NQ-HĐND7 ngày 21/7/2005
của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, giải pháp chương trình XĐGN của tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006-2010.
- Cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về XĐGN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh, các ban ngành trong tỉnh với chương trình mục tiêu quốc gia về
XĐGN tại tỉnh Đồng Nai.
- Đề cao vai trò của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai trong việc phát
triển tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên
địa bàn tỉnh.
6. Điểm nổi bật của luận văn:
- Phản ánh thực trạng việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
XĐGN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các mặt tích cực và hạn chế của chương trình
này trong giai đoạn vừa qua.
- Cho thấy vai trị quan trọng của phát triển tín dụng ưu đãi cho chương
trình XĐGN tại tỉnh Đồng Nai. Những đóng góp thiết thực của việc phát triển tín
dụng ưu đãi mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai đang thực hiện đối với
chương trình XĐGN trên địa bàn tỉnh.
- Giới thiệu một số giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm phát huy vai trị và
hiệu quả của tín dụng ưu đãi trong việc thực hiện chương trình XĐGN tại tỉnh
Đồng Nai.
7. Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 3 chương chủ yếu:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ưu đãi và chương trình XĐGN hiện nay.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi cho chương trình XĐGN
ở tỉnh Đồng Nai.

luan van, khoa luan 14 of 66.


tai lieu, document15 of 66.
15

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trị của tín dụng ưu đãi đối
với chương trình XĐGN ở tỉnh Đồng Nai.

luan van, khoa luan 15 of 66.


tai lieu, document16 of 66.
16

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO.
1.1. Khái niệm, bản chất và vai trị của tín dụng ưu đãi.
1.1.1. Khái niệm.
Ở các quốc gia trên thế giới, tín dụng ưu đãi là việc cung cấp nguồn vốn với
các điều kiện ưu đãi về tín dụng như điều kiện vay, lãi suất, mức vốn cho vay, thời
gian cho vay, … để người vay đầu tư vào SXKD. Ở các quốc gia nghèo và kém
phát triển thì tín dụng ưu đãi được đầu tư nhiều hơn và do đó phát triển mạnh hơn
và được xem là công cụ hữu hiệu để thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam, tín dụng ưu đãi là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do
Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi

phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, tạo công bằng và ổn định, đảm bảo an
sinh xã hội.
* Các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để thực hiện tín dụng
ưu đãi gồm:
Vốn từ ngân sách Nhà nước: Vốn điều lệ, vốn cho vay XĐGN, tạo việc làm
và thực hiện chính sách xã hội, vốn do UBND các cấp được trích 1 phần từ nguồn
tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác trên địa bàn và vốn ODA được Chính phủ giao.
Vốn huy động: Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; các tổ chức tín dụng
Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm
trước; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước; phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các
giấy tờ có giá khác và huy động tiết kiệm của người nghèo.
Vốn đi vay khác, bao gồm: Vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng
trong và ngồi nước; vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam và vay
ngân hàng Nhà nước.

luan van, khoa luan 16 of 66.


tai lieu, document17 of 66.
17

Vốn đóng góp tự nguyện khơng hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh
tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức Chính trị - xã hội, các hiệp hội, các
hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước.
Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức

kinh tế, tổ chức Chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính
phủ, các cá nhân trong và ngồi nước.
Các nguồn vốn khác.
* Người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn tín dụng
ưu đãi, được ưu đãi:
Thứ nhất, không phải thế chấp tài sản, chỉ cần gia nhập Tổ tiết kiệm và vay
vốn tại địa phương nơi mình cư ngụ.
Thứ hai, được hưởng lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất trên thị trường), mức
lãi suất này được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Lãi suất nợ
quá hạn thấp, bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Thứ ba, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
Thứ tư, việc sử dụng vốn tín dụng ưu đãi được thực hiện lồng ghép với các
chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng,
vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao cơng nghệ, khuyến cơng –
nông – lâm – ngư, hướng dẫn thị trường.
Thứ năm, khi nợ đến hạn, do nguyên nhân khách quan mà người vay khơng
trả được nợ thì được xem xét cho gia hạn, lưu vụ.
Thứ sáu, được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho xử lý nợ rủi ro
khi gặp rủi ro trên diện rộng.
* Tín dụng ưu đãi được thực hiện thơng qua các hình thức:
- Ủy thác cho vay cho các tổ chức tín dụng theo hợp đồng ủy thác.
- Ủy thác cho vay cho các tổ chức CT-XH theo hợp đồng ủy thác.
- Cho vay trực tiếp đến người vay.
* Các chương trình cho vay của tín dụng ưu đãi đang được thực hiện
tại Việt Nam: Có tất cả 14 chương trình.
- Cho vay hộ nghèo.
- Cho vay giải quyết việc làm từ quỹ Quốc gia về việc làm.

luan van, khoa luan 17 of 66.



tai lieu, document18 of 66.
18

- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn.
- Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn thơng qua hộ gia đình.
- Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi.
- Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện định canh định cư giai đoạn
2007-2010.
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sử dụng lao động là
người sau khi cai nghiện ma túy.
- Cho vay mua trả chậm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Cho vay theo quyết định số 51/2008/QĐ-TTg ngày 24/4/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh
doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật.
- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung.
- Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Hiệp định vay vốn của dự án –
Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được ký ngày 08/4/2005 giữa
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng tái thiết Đức (KFW).
- Dự án toàn dân tham gia quản lý nguồn lực tỉnh Tun Quang (IFAD
Tun Quang).
- Dự án tài chính nơng thôn cho người nghèo (vay vốn quỹ phát triển quốc
tế OPEC).
- Cho vay theo quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 09/8/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải
quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ở vùng

đồng bằng sơng Cửu Long giai đoạn 2008-2010.
1.1.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng ưu đãi.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, trình độ sản xuất lạc hậu, quy mô sản
xuất nhỏ, lẻ, gần 80% dân số sinh sống tại vùng nông thôn. Suốt một thời kỳ dài
kể từ khi khai sinh lập địa, người dân phải sống dưới ách đô hộ của phong kiến,
thực dân. Vì thế đời sống người dân vơ cùng cực khổ.

luan van, khoa luan 18 of 66.


tai lieu, document19 of 66.
19

Kết thúc thời kỳ đô hộ của phong kiến, thực dân là các cuộc chiến tranh
chống đế quốc xâm lược. Do các cuộc chiến tranh diễn ra trong một thời kỳ dài,
làm hao tốn nhiều sức người và vật chất, vì vậy khi chiến tranh chấm dứt thì hậu
quả để lại rất nặng nề, đất nước vơ cùng khó khăn và đời sống của người dân thì
thiếu thốn, cùng khổ. Trong cuộc kháng chiến gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm
lược, ngồi khó khăn về vật chất, người dân còn phải gánh chịu những thiếu thốn
về văn hóa, tinh thần do các chính sách cai trị của họ như: chính sách ngu dân,
chính sách chia để trị, chính sách dồn dân lập ấp chiến lược …
Kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là thời kỳ đất nước phải sống
trong sự cấm vận của quốc gia này, gần 20 năm nước ta phải sống trong giai đoạn
này. Trong giai đoạn này, việc giao thương, buôn bán của nước ta với nước ngoài
hoàn toàn bị ngăn cấm. Vì thế, cuộc sống của người dân trong giai đoạn này cũng
hết sức khó khăn.
Khi kết thúc chiến tranh thì đất nước phải sống trong thời kỳ dài với nền
kinh tế bao cấp. Trong giai đoạn này sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, cơ chế
kinh tế không năng động. Đây là nền kinh tế chỉ huy, điều hành theo mệnh lệnh,
chỉ có hệ thống thương nghiệp phát triển, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp kém phát triển, hàng hóa khơng đa dạng, số lượng ít, … Do đó, cuộc sống
của người dân cũng gặp khơng ít khó khăn.
Ngồi ra, đất nước thường xun gánh chịu hậu quả của thiên tai, hạn hán,
lũ lụt, mất mùa xảy ra thường xuyên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản
xuất trong nước, đến nền kinh tế của Việt Nam, đến cuộc sống của người dân, làm
cho một bộ phận lớn người dân sinh sống tại nông thôn phải sống trong tình trạng
nghèo khổ.
Do có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền của đất nước. Vì
vậy, có sự chênh lệch về đời sống văn hóa và mức sống của người dân giữa các
vùng, miền này. Các vùng, miền có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì ngày càng phát
triển, các vùng, miền có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi thì kém phát triển hơn.
Do đó, cuộc sống của người dân ở vùng, miền kém phát triển khó khăn hơn nhiều
so với cuộc sống của người dân ở vùng, miền phát triển. Khi đời sống kinh tế của
người dân thấp kém thì sẽ phát sinh nhiều tiêu cực cho xã hội.
Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay có rất nhiều tồn tại, có nhiều vấn đề gây
trở ngại cho sự phát triển của xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người dân như: lối sống hưởng thụ - không chịu làm ăn, chỉ lo hưởng thụ; quan
niệm trời sinh voi sinh cỏ trong một bộ phận lớn người dân nông thôn; sự phân

luan van, khoa luan 19 of 66.


tai lieu, document20 of 66.
20

biệt giàu nghèo trong xã hội đã làm cho người nghèo mặc cảm, tự ti, không đủ tự
tin để vươn lên …
Và do mặt trái của nền kinh tế thị trường. Việt Nam là một nước có nền sản
xuất quy mơ nhỏ là chủ yếu, vì thế sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh
với sản phẩm của nước ngồi, khó tiêu thụ. Sản xuất nơng nghiệp thì năng suất

thấp, giá cả thấp lại bị tư thương ép giá, chưa có nhiều chính sách bảo hộ cho sản
xuất nông nghiệp trong nước … Do đó, đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống
người dân.
Chính vì vậy mà cuộc sống người dân Việt Nam cịn nhiều khó khăn, thu
nhập bình qn đầu người thấp (thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm
2007 chỉ có 835 USD và năm 2008 chỉ có 1.024 USD), tỷ lệ hộ nghèo cịn ở mức
cao, trình độ văn hóa, học thức thấp … Đến nay, hơn sau 2 năm Việt Nam gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước vẫn cịn nhiều khó khăn, nhiều người dân còn phải sống trong sự nghèo khổ,
tỷ lệ hộ nghèo hàng năm cao so với các nước trong khu vực, vẫn cịn tồn tại sự bất
bình đẳng trong xã hội; khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa các vùng, miền,
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, giữa thành thị và nơng thơn cịn cao … Do
đó, việc đầu tư để cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần làm tăng thu
nhập cho xã hội, cho người dân, đưa nước ta thốt khỏi tình trạng nghèo đói là cần
thiết, khách quan. Trước mắt, cần phải phát triển mạnh tín dụng ưu đãi để đáp ứng
phần nào nhu cầu mong mỏi của nhiều tầng lớp dân nghèo trong xã hội, còn rất
nhiều người nghèo cần được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi.
Việt Nam nằm ở nhóm các nước nghèo trên thế giới. Vì vậy, càng phải đẩy
mạnh việc phát triển tín dụng ưu đãi để cùng các chương trình, chính sách phát
triển kinh tế khác đưa cuộc sống người dân ngày càng đi lên, đất nước thốt khỏi
tình trạng nghèo khổ và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1.1.3. Chức năng của tín dụng ưu đãi.
Tín dụng ưu đãi có các chức năng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tín dụng ưu đãi cung cấp nguồn vốn với các điều kiện ưu đãi để
cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay đầu tư vào sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần cải thiện thu nhập và mức sống của từng hộ
gia đình và thốt nghèo bền vững, từng buớc nâng cao bộ mặt kinh tế - xã hội ở
từng địa phương và góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia
về XĐGN.


luan van, khoa luan 20 of 66.


tai lieu, document21 of 66.
21

Thứ hai, tín dụng ưu đãi góp phần cùng các ngành khác tạo nền tảng cho
việc XĐGN bền vững và chống tái nghèo: Tín dụng ưu đãi cung cấp nguồn vốn,
các ngành khác thì dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn, tạo cho người nghèo ý chí
và nghị lực vươn lên trong làm ăn để thốt nghèo bền vững và chống tái nghèo.
1.1.4. Vai trò của tín dụng ưu đãi.
Tín dụng ưu đãi có vai trị rất quan trọng không chỉ riêng đối với bản thân
người nghèo, đối với chương trình XĐGN mà cịn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Tín dụng ưu đãi có các vai trị sau:
Thứ nhất, nhờ đồng vốn tín dụng ưu đãi mà cuộc sống của người nghèo
được nâng lên, góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng người nghèo và bộ
mặt kinh tế - xã hội của từng địa phương, của đất nước.
Thứ hai, tín dụng ưu đãi khơng chỉ có vai trị trong việc nâng cao đời sống
kinh tế của người nghèo mà cịn góp phần nâng cao trình độ dân trí cho họ. Bởi vì,
khi đời sống kinh tế của người nghèo được nâng lên, họ có điều kiện để tiếp cận
các dịch vụ về văn hóa, xã hội, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và trình độ
dân trí của cộng đồng người nghèo.
Thứ ba, tín dụng ưu đãi có vai trị quan trọng trong việc tạo ý chí vươn lên
của người nghèo. Khi người nghèo nhận được đồng vốn ưu đãi, họ cảm thấy như
nhận được sự quan tâm của xã hội, họ sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn nhận
được, sẽ phấn đấu vươn lên từ đồng vốn đó để khơng thua kém người khác để dễ
hịa nhập với cộng đồng và từ đó hình thành trong họ ý chí tự lực vươn lên trong
cuộc sống.
Thứ tư, tín dụng ưu đãi góp phần cùng các chương trình, chính sách phát
triển KT-XH khác đưa đất nước thốt khỏi tình trạng nghèo đói.

Trong bối cảnh nước ta mới gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới; hoạt động của hệ thống ngân
hàng cũng đang phát triển mạnh, mang tính chất thương mại. Hoạt động tín dụng
của các ngân hàng ngày càng chú trọng đến những khách hàng lớn, đến những
món vay lớn, có tài sản đảm bảo mà ít chú ý đến những món vay nhỏ, khơng có tài
sản thế chấp, ít chú ý đến người nghèo. Vì vậy, tín dụng ưu đãi ngày càng có vai
trị quan trọng trong việc phục vụ cho người nghèo để thực hiện cơng cuộc
XĐGN.
1.2. Bản chất của chương trình xóa đói giảm nghèo ngày nay.

luan van, khoa luan 21 of 66.


tai lieu, document22 of 66.
22

Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề đói nghèo được cả cơng đồng quốc tế
quan tâm. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc năm 2000,
có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thơng qua tun bố Thiên niên kỷ
và cam kết đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015.
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ gồm các nội dung sau: xóa bỏ tình trạng nghèo
cùng cực và thiếu đói, đạt phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và
nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, tăng cường sức
khỏe bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác, đảm bảo bền vững
về môi trường, thiết lập quan hệ đối tác tồn cầu về mục đích phát triển. Điều đó
thể hiện sự đồng thuận chưa từng có trong lịch sử giữa các quốc gia trên thế giới
về những thách thức lớn ở cấp toàn cầu trong thế kỷ XXI cũng như cam kết chung
của họ sẽ giải quyết thách thức này. Tuyên bố Thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ tạo ra lộ trình và tầm nhìn về một thế giới mà ở đó khơng cịn nghèo
đói, ai cũng được học hành, sức khỏe người dân được cải thiện, môi trường được

bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các quyền tự do, bình đẳng
và cơng bằng.
Ngày nay, để thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ Liên hiệp quốc đề ra, do các
vấn đề xã hội phát sinh như: sự phân hóa giàu nghèo; sự bất bình đẳng trong xã
hội; tỷ lệ hộ nghèo cao; tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi
lại, giao tiếp xã hội; chênh lệch về mức sống thu nhập giữa các quốc gia, giữa các
vùng, miền, dân tộc … Vì vậy, đặt ra yêu cầu là các quốc gia phải đẩy mạnh việc
thực hiện công cuộc XĐGN. Việc thực hiện ở mỗi quốc gia phải được xây dựng
thành những chương trình cụ thể gọi là chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.
Chương trình mục tiêu của mỗi nước phải thể hiện được quan điểm, định hướng,
mục tiêu và các giải pháp thực hiện.
Kết quả của chương trình XĐGN phải cải thiện được cuộc sống của dân
nghèo, đáp ứng được phần nào nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người,
phải giảm được khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo, tạo được công bằng và đảm
bảo an sinh xã hội, nâng cao được bộ mặt kinh tế - xã hội của từng địa phương,
từng quốc gia; phải nâng cao được trình độ dân trí của người nghèo, đưa con
người tiếp cận được các dịch vụ tài chính của Nhà nước ...
1.2.1. Khái niệm về nghèo đói và mối liên hệ với các vấn đề xã hội:
1.2.1.1. Khái niệm về nghèo đói:
Nghèo đói là tình trạng xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới và có nguy
cơ ngày càng lan rộng. Ở các nước kém phát triển thì nghèo đói chiếm tỷ lệ cao.

luan van, khoa luan 22 of 66.


tai lieu, document23 of 66.
23

Mỗi quốc gia đều xây dựng chuẩn nghèo riêng cho quốc gia mình, thơng thướng

thấp hơn thang nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra.
Ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo nghèo đói như sau:
Đối với nước nghèo: thu nhập dưới 0,5USD/người/ngày.
Đối với nước đang phát triển: thu nhập dưới 1USD/người/ngày.
Đối với nước thuộc Châu Mỹ Latinh và vĩnh Caribe: thu nhập dưới
2USD/người/ngày.
Đối với các nước Đông âu: thu nhập dưới 4USD/người/ngày.
Đối với các
14,4USD/người/ngày.

nước

công

nghiệp

phát

triển:

thu

nhập

dưới

Và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng chương trình quốc gia
về XĐGN và đề ra các giải pháp để thực hiện chương trình.
Khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia,
từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung khơng có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí

chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại
và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thoả mãn ở mức cao hay thấp mà
thơi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong
tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Có các quan niệm sau đây về nghèo đói:
Thứ nhất, Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng
9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo
đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội
thừa nhận”.
Thứ hai, Nhà kinh tế học người Mỹ - ơng Galbraith thì cho rằng: “Con
người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ
có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ
khơng thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để
sống một cách đúng mức”.
Thứ ba, Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra quan niệm về nghèo đói: “Người

luan van, khoa luan 23 of 66.


tai lieu, document24 of 66.
24

nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho
mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Thứ tư, Theo quan điểm của ông Abapia Sen, chuyên gia hàng đầu của Tổ

chức Lao động quốc tế (ILO), người được giải Nobel về kinh tế năm 1998 thì:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng
đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người
nghèo nói riêng, cái khác cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi
người trong cuộc sống, thơng thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn,
người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Tuy các quan niệm về nghèo đói có khác nhau nhưng mỗi quan niệm về
nghèo đói đều phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của người nghèo là:
- Khơng được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
1.2.1.2. Mối liên hệ giữa nghèo đói và các vấn đề xã hội:
Bệnh tật
Phá hủy môi
trường sống

Gia tăng dân số
Nghèo đói
Suy dinh dưỡng

Tệ nạn xã hội
Thất học

Hình 1.1. Mối liên hệ giữa nghèo đói và các vấn đề xã hội
Nghèo đói sẽ làm cho:
- Cản trở tăng trưởng kinh tế.
- Kìm hãm phát triển con người.
- Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững.
- Bất bình đẳng xã hội.

- Phá hủy mơi trường.

luan van, khoa luan 24 of 66.


tai lieu, document25 of 66.
25

1.2.2. Mục đích của xóa đói giảm nghèo:
Trong quá trình xây dựng và đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng
và Nhà nước ta đã xác định: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu: “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thời kỳ đổi mới,
nền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ
phận nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc ít người và nơng thơn vẫn cịn một bộ phận dân cư sống trong
cảnh nghèo đói. Vì vậy, phải thực hiện chương trình XĐGN để có những giải pháp
tác động trực tiếp đến người nghèo, địa phương nghèo, giúp họ có điều kiện tự
vươn lên XĐGN.
1.2.3. Những thách thức trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo:
a, Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo, giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng kinh tế có xu hướng tiếp tục gia
tăng.
- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống có xu hướng gia tăng.
Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần (năm
1993) lên 8,4 lần (năm 2002), khoảng cách chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất
và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần (năm 2002) lên 13,5 lần (năm 2004).
- Độ sâu của nghèo đói cịn khá cao, thu nhập bình qn của nhóm hộ
nghèo ở nơng thơn theo chuẩn mới cịn thiếu hụt khoảng 0,3 so với nhóm hộ giàu
(chỉ số này biến động từ 0 – 1, mức độ thiếu hụt càng lớn thì mức độ nghèo càng
gay gắt).

- Hệ số chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn từ 5 – 7 lần.
(Nguồn: Tài liệu tập huấn cho cán bộ giảm nghèo cấp xã, thôn, bản – Dự
án đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo – Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Nhà xuất bản lao động - Hà Nội, năm 2006).
b, Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại do sự biến động của nền kinh
tế với nhiều nguyên nhân khác nhau như: tác động của hội nhập, thiên tai, rủi ro;
các chính sách kinh tế vĩ mơ; các chính sách có tác động mạnh đến giảm nghèo
trong các giai đoạn trước đây như: chính sách khốn 100, chính sách giao đất, giao
rừng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ … đã phát huy tác dụng ở mức cao
nhưng giai đoạn tới sẽ khó phát huy hơn được.
c, Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở một số vùng địa lý (vùng Tây
Bắc, Tây Nguyên, vùng bãi ngang ven biển) và ở một số nhóm đối tượng (dân tộc

luan van, khoa luan 25 of 66.


×