Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Luận án Tiến sĩ Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
___________________

NGUYỄN THỊ THU CÚC

Q TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
CĨ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
Ở TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
____________________

NGUYỄN THỊ THU CÚC

Q TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
CĨ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
Ở TỈNH NAM ĐỊNH


Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Phƣơng

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án “Quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định” là cơng
trình nghiên cứu độc lập do chính tác giả thực hiện, khơng sao chép ở bất kì
một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và chính xác. Các tài
liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án đều có xuất xứ,
nguồn gốc, tác giả cụ thể và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo của
luận án.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thu Cúc


LỜI CẢM ƠN
Tơi muốn bày tỏ lịng cảm ơn đặc biệt tới hai thầy hướng dẫn là
PGS.TS. Hoàng Văn Chức và PGS.TS. Nguyễn Minh Phương đã tận tâm
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận án
với đề tài “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định".
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Học viện Hành chính
Quốc gia, Ban Quản lý Sau đại học, Ban Hợp tác quốc tế, các thầy, cơ giáo
tại Học viện Hành chính Quốc gia, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, và
bà con các huyện, xã nơi tôi đã đến nghiên cứu và khảo sát, các nhà quản lý,
các nhà khoa học đã tạo điều kiện, tham gia góp ý, cung cấp tài liệu, ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, điều tra khảo sát để
hoàn thành luận án.
Một lời cảm ơn đặc biệt xin được dành cho gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln hỗ trợ, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi vượt
qua những khó khăn trong q trình nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Do điều kiện chủ quan và khách quan, kết quả nghiên cứu của luận án
cịn có những hạn chế. Tơi xin được cảm ơn những ý kiến đóng góp để luận
án được hồn thiện hơn và góp phần tích cực thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng dân cư vào trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã nhằm nâng
cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và thúc đẩy dân chủ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Cúc


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................ 11
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được cơng bố trong và ngoài
nước .................................................................................................................. 11
1.1.1. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định ................................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư ............................................................................. 15
1.2. Đóng góp của các cơng trình ............................................................................ 24
1.3. Những vấn đề đặt ra cho luận án tập trung nghiên cứu .................................... 25
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA
CHÍNH QUYỀN XÃ CĨ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
.......................................................................................................................... 27
2.1. Đặc điểm, phân loại và các mơ hình q trình ra quyết định ........................... 27
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 27
2.1.2. Đặc điểm quá trình ra quyết định............................................................ 28
2.1.3. Phân loại quá trình ra quyết định ............................................................ 29
2.1.4. Các mơ hình q trình ra quyết định....................................................... 30
2.2. Ra quyết định của chính quyền xã .................................................................... 33
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 33
2.2.2. Vị trí và vai trị của chính quyền xã ........................................................ 34
2.2.3. Thẩm quyền ra quyết định của chính quyền xã và hình thức thể hiện

quyết định ............................................................................................... 36
2.3. Sự tham gia của cộng đồng dân cư và các giai đoạn q trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư……………....... 38
2.3.1. Khái niệm ………………………………………………………………38
2.3.2. Vai trò và cách thức tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra
quyết định của chính quyền xã ............................................................... 39
2.3.3. Các giai đoạn của q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ……………………………………………...46
2.3.4. Hệ thống thể chế và bộ máy liên quan đến quá trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ........................... 52
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ............................................... 55
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư .............................................................. 55
2.4.2. Điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư .............................................................. 61
2.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về q trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ............................................... 63
2.5.1. Kinh nghiệm Thụy Sỹ ............................................................................. 63


2.5.2. Kinh nghiệm Philippines ........................................................................ 66
2.5.3. Kinh nghiệm Trung Quốc ....................................................................... 68
2.5.4. Bài học kinh nghiệm cho quá trình ra quyết định của chính quyền xã có
sự tham gia của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ..................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 74
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH
QUYỀN XÃ CĨ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH
NAM ĐỊNH ..................................................................................................... 75
3.1. Khái quát chung về sự tham gia của cộng đồng dân cư và mơ hình ra quyết

định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định ....................................................... 75
3.1.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định ............................. 75
3.1.2. Mơ hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định ................ 77
3.2. Các giai đoạn trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định ........................................................... 80
3.2.1. Các giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu............................. 80
3.2.2. Giai đoạn xây dựng phương án ............................................................... 84
3.2.3. Giai đoạn lựa chọn phương án ................................................................ 89
3.2.4. Giai đoạn ban hành quyết định ............................................................... 97
3.3. Các hình thức thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào q trình ra
quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định ............................................. 98
3.3.1. Các hình thức phổ biến thông tin cho cộng đồng dân cư ....................... 98
3.3.2. Các hình thức tham vấn cộng đồng dân cư ........................................... 102
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định .......................................... 106
3.5. Nhận xét thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định ......................................................... 116
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 116
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 117
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 122
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN Q TRÌNH RA
QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH ......................................... 124
4.1. Quan điểm hoàn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ............................................................................... 124
4.1.1. Hoàn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ
trực tiếp ở nơng thơn ............................................................................ 124
4.1.2. Hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư trên cơ sở đổi mới tổ chức và hoạt động của chính

quyền xã ...... ........................................................................................ 127
4.1.3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào q trình ra quyết định
của chính quyền xã trong khn khổ pháp luật ................................... 128
4.1.4. Hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư trên cơ sở đổi mới nội dung và phương thức tham
gia của cộng đồng dân cư ..................................................................... 129


4.2. Giải pháp hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư ..................................................................................... 131
4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ............................................................... 131
4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế ................................................................... 135
4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ............. 141
4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực .................................................. 144
4.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn lực ............................................................... 148
4.2.6. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội ........................................................... 150
4.3. Khuyến nghị đối với tỉnh Nam Định .............................................................. 152
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................... 153
KẾT LUẬN........................................................................................................... 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................. 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 161
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .................................................... 173
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 174


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐDC

Cộng đồng dân cư


CQĐP

Chính quyền địa phương

CQX

Chính quyền xã

CTXH

Chính trị - xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTXH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

PAPI

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh

QPPL


Quy phạm pháp luật

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Khung lí thuyết ra quyết định

30

Bảng 2.2

Điều kiện áp dụng mơ hình ra quyết định

33

Bảng 2.3

Ma trận vai trò tham gia của cộng đồng dân cư vào q

42


trình ra quyết định của chính quyền xã
Bảng 2.4

Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết

53

định của chính quyền xã theo quy định của Pháp lệnh
Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Bảng 2.5

Ma trận các yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định

61

của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
Bảng 3.1

Khảo sát các yếu tố và đặc điểm q trình ra quyết định

78

của chính quyền xã
Bảng 3.2

Tác động của sự khác biệt quan điểm tới việc tham gia

114


của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của
chính quyền xã

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1

Q trình ra quyết định của chính quyền xã có nhiều chủ

79

thể và mất nhiều thời gian
Hộp 3.2

Cộng đồng dân cư cùng tham gia xây dựng phương án

87

đầu tư
Hộp 3.3

Cộng đồng dân cư tự quyết mức thu hoa lợi nộp vào
ngân sách xã

96


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1


Q trình ra quyết định

28

Hình 2.2

Q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của

51

cộng đồng dân cư
Hình 2.3

Các văn bản quy định về sự tham gia của người dân vào quản

52

lý nhà nước
Hình 2.4

Bộ máy thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào q

54

trình ra quyết định của chính quyền xã
Hình 2.5

Tác động của các yếu tố năng lực và mối quan hệ của cộng


59

đồng dân cư với chính quyền xã tới sự tham gia vào quá trình ra
quyết định của chính quyền xã
Hình 2.6

Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ra quyết định của chính

60

quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
Hình 3.1

Tỉ lệ cán bộ xã cung cấp thông tin và tỉ lệ người dân tiếp cận

81

thông tin trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu
Hình 3.2

Tỉ lệ cán bộ xã tham vấn và tỉ lệ người dân đóng góp ý kiến

82

trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu
Hình 3.3

Tỉ lệ cán bộ xã cộng tác với CĐDC và tỉ lệ người dân cộng tác

83


với CQX trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu
Hình 3.4

Tỉ lệ cán bộ xã để CĐDC tự quyết và tỉ lệ người dân tự quyết

83

trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu
Hình 3.5

Tỉ lệ cán bộ xã cung cấp thông tin và tỉ lệ người dân tiếp cận

85

thông tin trong giai đoạn xây dựng phương án
Hình 3.6

Tỉ lệ cán bộ xã tham vấn và tỉ lệ người dân đóng góp ý kiến

86

trong giai đoạn xây dựng phương án
Hình 3.7

Tỉ lệ cán bộ xã mời cộng tác và tỉ lệ người dân cộng tác trong
giai đoạn xây dựng phương án

87



Hình 3.8

Tỉ lệ cán bộ xã để người dân tự quyết và tỉ lệ người dân tự

88

quyết trong giai đoạn xây dựng phương án
Hình 3.9

Tỉ lệ cán bộ xã cung cấp thông tin và tỉ lệ người dân tiếp cận

89

thông tin trong giai đoạn lựa chọn phương án
Hình 3.10

Tỉ lệ cán bộ xã tham vấn và tỉ lệ người dân đóng góp ý kiến

91

trong giai đoạn lựa chọn phương án
Hình 3.11

Tỉ lệ người dân và cán bộ xã lựa chọn lí do khơng đóng góp ý

92

kiến
Hình 3.12


Tỉ lệ cán bộ xã trả lời có cộng tác với người dân và tỉ lệ người

93

dân trả lời có cộng tác với cán bộ xã trong giai đoạn lựa chọn
phương án
Hình 3.13

Tỉ lệ cán bộ xã và người dân lựa chọn lí do khơng cộng tác

94

Hình 3.14

Tỉ lệ cán bộ xã để người dân tự quyết và tỉ lệ người dân tự

95

quyết trong giai đoạn lựa chọn phương án
Hình 3.15

Tỉ lệ người dân lựa chọn lí do khơng tự quyết

96

Hình 3.16

Tỉ lệ cán bộ xã sử dụng các hình thức phổ biến thơng tin


98

và tỉ lệ người dân tiếp cận thơng tin
Hình 3.17

Tỉ lệ cán bộ xã cho biết mức độ hiệu quả của các hình thức

101

cung cấp thơng tin cho người dân
Hình 3.18.

Tỉ lệ cán bộ xã sử dụng các hình thức tham vấn và tỉ lệ người

104

dân sử dụng các hình thức đóng góp ý kiến
Hình 3.19

Tỉ lệ người dân cho biết mức độ hiệu quả của các hình thức

105

đóng góp ý kiến
Hình 3.20

Tỉ lệ thành viên các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn, các

110


ban của cộng đồng tham gia vào q trình ra quyết định của
chính quyền xã
Hình 3.21

Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư và sự tham gia vào q
trình ra quyết định của chính quyền xã

112


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới đã
xuất hiện xu hướng chuyển từ mơ hình hành chính cơng truyền thống với vai trị áp
đặt một chiều của các cơ quan cơng quyền sang mơ hình quản trị nhà nước trong đó
nhấn mạnh đến sự tham gia của người dân như một trong những trụ cột chính để
quản trị nhà nước tốt. Các sáng kiến cải cách hành chính trong những thập kỉ gần
đây ở Việt Nam đã đề cập đến sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước,
trong đó có tham gia vào q trình ra quyết định của chính quyền địa phương các
cấp, nhất là chính quyền cấp gần người dân nhất - chính quyền xã. Trong q trình
vận động và phát triển của xã hội, trình độ dân trí ngày càng cao và người dân có
nhu cầu tham gia nhiều hơn và thực sự đã tham gia chủ động vào quá trình ra
những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư và của chính
mình. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về vấn đề
này và tác động của nó tới quản lý nhà nước.
Ở Việt Nam, chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở ở nơng thơn, gần
người dân nhất, có vai trị quan trọng trong việc đưa các chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; là cơ quan nhà nước mà người
dân đến gặp trực tiếp và đầu tiên khi quan hệ, tiếp xúc với cơ quan chính quyền

hoặc khi có bất kì vấn đề xã hội nào xảy ra tại xã. Chính quyền xã vững mạnh góp
phần làm cho hệ thống chính quyền quốc gia vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả. Với khoảng 65% dân số sống ở nơng thơn, chính quyền xã càng có vai trị
quan trọng. Trong q trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chính quyền xã
phải giải quyết nhiều vấn đề tại địa phương và đưa ra các quyết định để giải quyết
vấn đề, đáp ứng nhu cầu của người dân, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội địa phương. Quyết định của chính quyền xã tác động trực tiếp tới người dân, do
đó vừa phải đảm bảo tính hợp pháp, tức là tuân thủ các quy định pháp luật nhưng
đồng thời cũng phải hợp lí, tức là phù hợp với thực tiễn xã hội tại địa phương. Các
1


quyết định của chính quyền xã có tính khả thi cao khi có được sự đồng thuận của
cộng đồng dân cư, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cộng đồng dân cư tại
địa phương. Để quyết định đạt được sự đồng thuận và phản ánh đúng nguyện vọng
của cộng đồng dân cư, cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào q trình ra
quyết định của chính quyền xã. Ra các quyết định hợp pháp, hợp lí, có tính khả thi,
đạt được sự đồng thuận khi thực hiện, có tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho mỗi chính quyền xã.
Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương là tất yếu
khách quan. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của
chính quyền xã khơng chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là biểu hiện của nền dân chủ,
góp phần thúc đẩy dân chủ cơ sở, tăng cường vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại xã. Tuy nhiên, khơng phải quyết định
nào của chính quyền xã cũng cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư và đối với
những quyết định cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư thì mức độ, hình thức
tham gia của cộng đồng dân cư cũng rất đa dạng. Để q trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư phải có những điều kiện đảm
bảo nhất định. Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư khiến

q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia thực chất, hiệu quả của
cộng đồng dân cư và các quyết định đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí là vấn đề cần
được nghiên cứu. Trong bối cảnh nguồn lực công bị hạn chế, huy động nguồn lực
từ các khu vực ngoài nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
là xu thế trong cải cách khu vực công. Cộng đồng dân cư sở hữu nguồn lực dồi dào
(thông tin, nhân lực, cơ sở vật chất, v.v.) và có thể tham gia với chính quyền cấp
gần dân nhất để cùng ra các quyết định giải quyết vấn đề tại địa phương và phát
triển địa phương.
Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã chú trọng tới phát huy dân
chủ, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước, xây dựng nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Quyền tham gia của công dân vào
quản lý nhà nước được quy định trong hiến pháp. Nhiều văn bản pháp luật về sự
2


tham gia của người dân ở cấp cơ sở đã được ban hành. Pháp lệnh Thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành 2007 đã tạo cơ sở pháp lí cho việc ra quyết
định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trên thực
tiễn, việc thực hiện quy định pháp luật về ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư vẫn còn bị hạn chế, sự tham gia của người dân vẫn
cịn mang tính hình thức. Tình trạng mất dân chủ trong quá trình ra quyết định của
chính quyền xã vẫn xảy ra. Một số lãnh đạo xã chưa nhận thức được sự cần thiết
tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp
tới cộng đồng khiến các quyết định ban hành khơng được lịng người dân và phải
hủy bỏ, gây lãng phí nguồn lực và suy giảm niềm tin của người dân đối với chính
quyền cơ sở. Trong q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia tích
cực của một số bộ phận cộng đồng dân cư nhưng cũng có sự thờ ơ, bàng quan của
một số khơng ít cộng đồng dân cư. Vấn đề thực tiễn này đặt ra nhiệm vụ cho chính
quyền xã ở Việt Nam phải thúc đẩy sự tham gia thực chất, hiệu quả của cộng đồng
dân cư vào q trình ra quyết định, góp phần nâng cao hiệu lực của quản lý nhà

nước.
Nam Định là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nơi có truyền thống tự quản làng
xã lâu đời, hiện đang là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới,
được nhiều địa phương đến học hỏi kinh nghiệm. Triển khai Pháp lệnh Thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chính quyền xã ở Nam Định đã thúc đẩy sự tham
gia nhiều hơn của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy vẫn có những trường hợp các quyết định của chính quyền xã ở Nam
Định thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư, do vậy, không được cộng đồng dân
cư ủng hộ khi thực hiện, dẫn đến kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của Nhà
nước, tạo bức xúc trong dư luận. Đây là vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải
quyết để nâng cao chất lượng ra quyết định của chính quyền xã của tỉnh Nam Định.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tài liệu nghiên cứu về quá trình ra quyết
định, về sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước nhưng quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống và rộng rãi. Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng chưa
3


xây dựng được những cơ sở lí luận có hệ thống về q trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Như vậy, cần thiết phải có một
nghiên cứu về lĩnh vực này để hệ thống hóa các cơ sở lí luận về q trình ra quyết
định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư, để xác định được
điều kiện và phương thức tham gia thực chất, hiệu quả của cộng đồng dân cư vào
quá trình ra quyết định của chính quyền xã; góp phần nâng cao chất lượng ra quyết
định của chính quyền xã; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa
phương. Nghiên cứu về q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định là rất cần thiết để tìm ra bài học cho Nam
Định hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư, phát huy dân chủ tại cơ sở, góp phần cải thiện hiệu quả, hiệu lực
quản lý nhà nước tại địa phương. Bài học của Nam Định có thể là cơ sở tham khảo

cho các địa phương khác có điều kiện và mức độ phát triển tương tự, nhất là các
tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng.
Với những lý do cần thiết về lí luận và thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài:
“Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng
dân cƣ ở tỉnh Nam Định” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở khoa học của quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở tỉnh Nam Định.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học của quá trình ra quyết định của chính quyền xã
có sự tham gia của cộng đồng dân cư;
+ Phân tích mơ hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định;
+ Đánh giá thực trạng q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định hiện nay;
4


+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định; xác định các yếu tố thúc
đẩy và hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình ra quyết định của
chính quyền xã ở tỉnh Nam Định hiện nay;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện q trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là:

Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng
dân cư ở tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu q trình chính quyền xã ra các
quyết định cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở xã theo quy định pháp luật
hiện hành. Cụ thể, luận án nghiên cứu các quyết định thuộc thẩm quyền của chính
quyền xã (gồm Hội đồng Nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã) và của chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu các xã thuộc tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình ra quyết định của chính quyền xã
từ năm 2007 đến nay (sau khi ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ
của nhân dân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu
tài liệu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp chuyên gia,

5


các phương pháp hỗ trợ khác cho nghiên cứu như phương pháp phân tích so sánh,
tổng hợp, suy luận, logic, quy nạp, mơ hình hóa.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án tập trung nghiên cứu các tài liệu
liên quan trực tiếp đến đề tài gồm các xuất bản phẩm trong và ngoài nước, ấn phẩm
giấy và điện tử, tài liệu khoa học được công bố, tham luận tại hội thảo khoa học,
tài liệu hướng dẫn, văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật Việt Nam, báo cáo thực

tiễn; tra cứu các trang web về những nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài. Các tài
liệu này cung cấp dữ liệu thứ cấp bên cạnh dữ liệu sơ cấp trong điều tra xã hội học
của luận án. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, luận án đã sử dụng các kĩ thuật thu
thập, tổng hợp, phân loại để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu; áp dụng
các phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng
là nghiên cứu sử dụng các phương pháp (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa (dữ liệu
thu thập ở dạng định lượng - dạng số), đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan hệ
giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Có thể sử dụng các kĩ thuật phân tích định
lượng như thống kê-mơ tả, phân tích mối quan hệ, phân tích sự khác biệt. Việc
phân tích dữ liệu dựa trên các số liệu thống kê (các con số) sẽ mang lại kết quả
khách quan và có thể khái quát hóa thành xu hướng. Để có thể đánh giá thực trạng,
đối chiếu với cơ sở lí luận và đưa ra các dự báo, luận án đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng với phân tích thống kê, mô tả và sử dụng các kĩ thuật như
điều tra khảo sát, sử dụng bảng hỏi. Do phương pháp khảo sát có thể mang tính đại
diện hơn so với các phương pháp khác và thấy được xu hướng [81, tr.96] nên
phương pháp này được luận án sử dụng như phương pháp chủ yếu để thu thập dữ
liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy và chính xác của nghiên
cứu.
Mẫu khảo sát:
+ Quy mơ tồn bộ mẫu là 429 người1 gồm lãnh đạo xã (82 người) và người
dân (347 người) (xem cơ cấu mẫu trong Phụ lục 3).
1

Với độ tin cậy là 95%, sai số là 5%, dân số tỉnh Nam Định là hơn 1,8 triệu người, cỡ mẫu tối thiểu là 384
người.

6



+ Khảo sát lãnh đạo xã: Quy mô xã để khảo sát lãnh đạo chính quyền xã là
53 xã trên tổng số 193 xã của tỉnh Nam Định, đại diện cho các vùng địa lý và kinh
tế của tỉnh Nam Định, bao gồm đại diện các xã duyên hải và xã nội lục, xã ven đơ
và xã hồn tồn ở nông thôn, xã thuộc huyện và xã thuộc thành phố, xã thuộc
huyện nông thôn mới và xã không thuộc huyện nông thôn mới. Tổng số phiếu hỏi
lãnh đạo xã được phát ra là 85. Tổng số phiếu thu về là 82.
Danh sách 53 xã được khảo sát lãnh đạo xã bao gồm: 5 xã ở thành phố Nam
Định (Mỹ Xá, Lộc An, Lộc Hòa, Nam Vân, Nam Phong); 10 xã ở huyện Hải Hậu
(Hải Châu, Hải Hòa, Hải Triều, Hải Xuân, Hải Chính, Hải Lý, Hải Tân, Hải Sơn,
Hải Tây, Hải Quang); 2 xã ở huyện Mỹ Lộc (Mỹ Tân, Mỹ Trung); 19 xã ở huyện
Nam Trực (Bình Minh, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam
Dương, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam
Thái, Nam Thanh, Nam Thắng, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Tân Thịnh); 10
xã ở huyện Trực Ninh (Liêm Hải, Trung Đơng, Trực Đạo, Trực Chính, Trực Hưng,
Trực Nội, Trực Thanh, Trực Tuấn, Phương Định, Việt Hùng); 7 xã ở huyện Vụ Bản
(Kim Thái, Liên Minh, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Minh Thuận, Tân Khánh, Thành
Lợi).
+ Khảo sát cộng đồng dân cư: Trong số 53 xã thuộc 5 huyện và 1 thành phố
được lựa chọn để khảo sát lãnh đạo xã, chọn 1 xã của mỗi huyện và thành phố theo
phương pháp ngẫu nhiên bốc thăm để khảo sát cộng đồng dân cư. Số xã được khảo
sát cộng đồng dân cư là 6 xã đại diện cho 5 huyện và 1 thành phố trong tổng số 9
huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh Nam Định. Tổng số phiếu hỏi cộng đồng dân cư
phát ra là 360 phiếu, tổng số phiếu thu về là 347 phiếu. Danh sách 6 xã khảo sát
cộng đồng dân cư: xã Nam Vân (thành phố Nam Định); xã Liên Minh (huyện Vụ
Bản); xã Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc); xã Điền Xá (huyện Nam Trực); xã Trung Đông
(huyện Trực Ninh); xã Hải Chính (huyện Hải Hậu).
Bảng hỏi khảo sát:
Luận án thiết kế 2 mẫu bảng hỏi dành cho 2 nhóm khách thể của đối tượng
nghiên cứu, đó là cán bộ xã (lãnh đạo Hội đồng nhân dân và lãnh đạo Ủy ban nhân
dân) và cộng đồng dân cư các xã ở Nam Định (xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2): Bảng

7


hỏi cán bộ xã về ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng
dân cư; và Bảng hỏi người dân về sự tham gia vào q trình ra quyết định của chính
quyền xã. Các câu hỏi của 2 Bảng hỏi được thiết kế để có thể đối chiếu trả lời giữa
hai nhóm khảo sát về cùng một nội dung nhằm thu được thông tin tạo cơ sở phân
tích và đánh giá. Câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng dưới dạng câu hỏi Có-Khơng, câu
hỏi nhiều lựa chọn. Ngồi ra Bảng hỏi cịn có 01 câu hỏi mở để thu thập thơng tin
định tính.
-

Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính là cách tiếp cận nhằm mơ tả và phân tích các đặc

điểm, tính chất của sự vật, sự việc; quan điểm, hành vi của con người và của nhóm
người. Phương pháp này cho phép phát hiện ra nội dung quan trọng, thu thập những
thơng tin mới xuất hiện trong q trình thực địa, điều chỉnh câu hỏi khảo sát cho
phù hợp thực tiễn. Luận án sử dụng các kĩ thuật thu thập thông tin như quan sát, ghi
chép tại hiện trường; phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn linh hoạt; và phân tích các
tài liệu và các tư liệu.
-

Phương pháp chuyên gia
Để kết quả nghiên cứu tin cậy, khách quan, luận án đã sử dụng phương pháp

chuyên gia trong thiết kế bảng hỏi. Cụ thể, trong q trình hồn thiện bảng hỏi để
tiến hành khảo sát xã hội học, bảng hỏi được tham vấn ý kiến các chuyên gia thực
tiễn là lãnh đạo cấp huyện, lãnh đạo các thị trấn, xã không được khảo sát ở tỉnh
Nam Định nhằm bảo đảm các câu hỏi trong bảng hỏi dễ hiểu với người được khảo

sát và phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu. Ngồi
ra bảng hỏi cịn được tham vấn lãnh đạo một số huyện, xã không thuộc tỉnh Nam
Định nhằm thu được ý kiến mang tính tham khảo, đối chứng, có cái nhìn đa chiều
trong nghiên cứu, giúp kết quả nghiên cứu tin cậy hơn.
-

Cơ sở dữ liệu: Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy, khách quan, Luận

án kết hợp sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn tài liệu thứ cấp (các cơng trình nghiên
cứu khoa học đã được cơng bố; các tài liệu tham khảo; văn bản pháp luật cũng như
các báo cáo của địa phương) và tài liệu sơ cấp (kết quả khảo sát thực địa tại địa bàn

8


53 xã bao gồm các dữ liệu nghiên cứu định tính và số liệu điều tra định lượng thơng
qua bảng hỏi).
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
-

Các câu hỏi nghiên cứu

-

Giả thuyết nghiên cứu của luận án
(1) Q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng

đồng dân cư dựa trên mô hình ra quyết định theo quy trình tổ chức có sự tham gia
của nhiều chủ thể.
(2) Quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định thiếu sự

tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng dân cư. Các yếu tố thể chế, bộ máy,
năng lực cán bộ xã và cộng đồng dân cư, mối quan hệ giữa chính quyền xã và cộng
đồng dân cư ảnh hưởng đến q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. Năng lực thiếu hụt của của cán bộ xã
và cộng đồng dân cư dẫn đến hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá
trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định.
(3) Một quy trình thống nhất về ra quyết định có sự tham gia của cộng đồng
dân cư với một bộ công cụ thúc đẩy sự tham gia, nâng cao năng lực của cán bộ xã
và cộng đồng dân cư sẽ hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận
+ Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; tìm ra mơ hình q trình ra quyết
định của chính quyền xã; và bài học kinh nghiệm về quá trình ra quyết định của
chính quyền xã.
+ Làm rõ cơ sở khoa học về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư;
+ Phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Đóng góp về mặt thực tiễn
9


+ Mô tả hệ thống thể chế và bộ máy liên quan đến ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở Việt Nam;
+ Phân tích thực trạng q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư trong trong thời gian qua ở tỉnh Nam Định;
+ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định;

+ Nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm về q trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định;
+ Đề xuất giải pháp hồn thiện q trình ra quyết định của chính quyền xã có
sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu; kết luận; 7 bảng, 3 hộp, 27 hình; 154 danh mục tài liệu
tham khảo, trong đó có 60 tài liệu tiếng Việt, 84 tài liệu tiếng Anh, 10 trang web;
21 danh mục văn bản quy phạm pháp luật; 6 phụ lục; luận án được kết cấu thành 4
chương với 159 trang, cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
- Chương 2: Cơ sở khoa học về q trình ra quyết định của chính quyền xã có
sự tham gia của cộng đồng dân cư
- Chương 3: Thực trạng q trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp hồn thiện q trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đƣợc cơng bố trong
và ngồi nƣớc
1.1.1. Nghiên cứu về q trình ra quyết định
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngoài nước
Ra quyết định là chức năng cơ bản của tổ chức. Khái niệm về ra quyết định,
quá trình ra quyết định, đặc điểm và các loại quyết định, mô hình ra quyết định
được đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới.

Trong Herbert Simon and the concept of rationality: Boundaries and
procedure (Herbert Simon và khái niệm về tính duy lý: Các giới hạn và quy trình)
Barros định nghĩa quyết định là thực hiện sự lựa chọn [68, tr. 457]. Để ra quyết
định cần xây dựng và lựa chọn phương án nhưng không đánh giá tất cả các phương
án mà chỉ chọn phương án nào đủ tốt theo một số tiêu chí đã xác định chứ khơng
phải chọn phương án tốt nhất. Trong The main factors beyond decision making
(Các yếu tố chính bên ngồi q trình ra quyết định), Al-Tarawneh đã trích dẫn
định nghĩa về ra quyết định của Harrison rằng quyết định là tiến hành sự lựa chọn
trong quá trình đánh giá các phương án về mức độ đạt mục đích giải quyết vấn đề
hoặc để có tình trạng với các cơ hội tốt hơn [62, tr. 3]. Mintzberg và các cộng sự
trong bài viết The structure of “unstructured” decision process (Cấu trúc của các
quá trình ra quyết định “không theo cấu trúc”) định nghĩa khái niệm quyết định như
là sự cam kết cụ thể về hành động; quá trình ra quyết định là chuỗi các hành động,
bắt đầu từ nhận diện được vấn đề/ yếu tố kích thích khiến cần phải hành động và
kết thúc với một cam kết cụ thể về hành động [109, tr. 246]. Cùng quan điểm với
Mintzberg về ra quyết định, Fox trong cuốn Từ điển bách khoa Encyclopedia of
Library and Information Sciences (Từ điển bách khoa về thư viện và khoa học
thông tin) quan niệm rằng ra quyết định không chỉ dừng lại ở đưa ra hành động
11


hoặc chuỗi hành động mà là tìm ra hành động hoặc gói hành động tốt hoặc tốt nhất
có thể trong tình huống nhất định thơng qua so sánh các hành động với nhau [80].
Báo cáo Decision making and problem solving (Ra quyết định và giải quyết
vấn đề) của Simon và các cộng sự làm rõ khái niệm giải quyết vấn đề và ra quyết
định khi cho rằng giải quyết vấn đề gồm xác định vấn đề cần quan tâm chú ý, xây
dựng mục tiêu, thiết kế hành động; ra quyết định bao gồm đánh giá và lựa chọn các
phương án hành động [129, tr. 1]. Luận án Tiến sĩ Triết học Archeological
evaluation, land use and development: an application of decision analysis to
current practices within the local government development control processes in

England của Waller (Đánh giá từ góc độ khảo cổ, phát triển và sử dụng đất: ứng
dụng phân tích quyết định trong thực tiễn q trình kiểm sốt phát triển của chính
quyền địa phương ở Anh) cho rằng ra quyết định là quá trình nhận thức dẫn đến
một hành động trong số các lựa chọn [140, tr. xii]. Luận án nghiên cứu các thời
điểm ra quyết định và việc ứng dụng các kĩ thuật phân tích để cải thiện quá trình ra
quyết định.
Có nhiều quan điểm về các giai đoạn của q trình ra quyết định nhưng mơ
hình phổ biến nhất là mơ hình ba giai đoạn của q trình ra quyết định của Simon
[109, tr. 252]. Cuốn Studying public policy: policy cycles and policy subsystems
(Nghiên cứu chính sách cơng: chu trình chính sách và các tiểu hệ thống chính sách)
của Howlett và Ramesh đề cập đến đặc điểm của q trình ra quyết định. Đó là sự
lựa chọn các phương án. Các yếu tố chính trị, xã hội, hệ tư tưởng quyết định vấn đề
nào trong xã hội được chính quyền xác định là vấn đề cần phải giải quyết và ra
quyết định [94, tr. 105]. Trong Public policy: politics, analysis, and alternatives
(Chính sách cơng: chính trị, phân tích, và các phương án) Kraft và Furlong khẳng
định tiêu chí cơng bằng, hiệu quả là đặc điểm của q trình ra quyết định [102].
Trong giai đoạn xác định vấn đề, việc diễn giải vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phản
ánh quan điểm của chủ thể tham gia vào quá trình ra quyết định, định hướng giải
quyết vấn đề theo các giải pháp mong muốn của mình [102, tr. 88]. Bài viết The
nature of organizational decision making and the design of decision support
systems (Bản chất quá trình ra quyết định của tổ chức và thiết kế các hệ thống hỗ
12


trợ ra quyết định) của Huber mô tả đặc điểm quá trình ra quyết định theo chương
trình và các thách thức đối với nhà quản lý. Đó là vai trị của lãnh đạo bị lu mờ vì ra
quyết định có thể ủy quyền cho các nhà chuyên môn trong tổ chức, đảm bảo tính
linh hoạt trong q trình ra quyết định theo thường lệ, khuyến khích sự tham gia
của các chủ thể vào quá trình ra quyết định nhưng tuân thủ theo mục tiêu của tổ
chức [95]. Cuốn Mastering Public Administration: from Max Weber to Dwight

Waldo (Hiểu biết sâu về hành chính cơng: từ Max Weber tới Dwight Waldo) của
Fry và Raadshelders đề cập đến quan điểm của Simon về các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình ra quyết định khơng theo chương trình của tổ chức, gồm các yếu tố truyền
thống và hiện đại. Tiêu chí hiệu quả, tức là đạt được kết quả có thể tốt nhất với chi
phí cơ hội có thể thấp nhất, được coi là tiêu chuẩn ra quyết định của tổ chức [85, tr.
234].
Các mơ hình ra quyết định nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các
học giả nước ngồi. Các mơ hình ra quyết định chủ yếu được nghiên cứu bao gồm:
mơ hình Duy lý, mơ hình Tiệm tiến, mơ hình Rà sốt tổng hợp, mơ hình Quy trình
tổ chức, mơ hình Chính trị và mơ hình Thùng đựng rác. Sách Modern public
administration (Hành chính cơng hiện đại) của Nigro mơ tả mơ hình Duy lý tồn
diện và các hạn chế của mơ hình [116]. Bài báo Decision making: theory and
practice (Ra quyết định: lí thuyết và thực tiễn) của Turpin [135] mơ tả và giải thích
tính giới hạn của mơ hình Duy lý có giới hạn. Sách Public Administration:
Understanding management, politics, and law in the public sector (Hành chính
cơng: Hiểu biết về quản lý, chính trị và luật trong khu vực công) của Rosenbloom,
Kravchuk, và Clerkin mô tả đặc điểm của mơ hình Tiệm tiến và các hạn chế của mơ
hình [124]. Sách Introducing public administration (Giới thiệu về hành chính cơng)
của Shafritz, Russell, và Borick đưa ra các nhận xét về mơ hình Rà sốt tổng hợp
và cho rằng mơ hình này kết hợp mơ hình Duy lý và mơ hình Tiệm tiến [127]. Sách
The policy process in the modern state (Q trình chính sách trong nhà nước hiện
đại) của Hill mơ tả mơ hình Quy trình tổ chức với đặc điểm ra quyết định theo các
quy trình vận hành theo chuẩn mực [91]. Bài báo Rational decision making in
higher education (Ra quyết định duy lý trong giáo dục đại học) của Chaffee phân
13


tích khả năng áp dụng mơ hình Chính trị khi so với mơ hình Duy lý [72]. Sách
Agendas, alternatives, and public policies (Chương trình nghị sự, các phương án,
và chính sách công) của Kingdon đề cập đến đặc điểm của các tình huống sử dụng

mơ hình Thùng đựng rác trong ra quyết định [100].
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Giáo trình Hành chính cơng của Học viện Hành chính Quốc gia xác định đặc
điểm của quá trình ra quyết định và một số tiêu chí áp dụng trong quá trình ra quyết
định [28]. Giáo trình Hành vi tổ chức của Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương đã
định nghĩa quá trình ra quyết định hợp lý và giới thiệu mơ hình ra quyết định hợp lý
và phân tích từng bước trong mơ hình ra quyết định hợp lý [56]. Sách Ra quyết
định quản trị do Hoàng Văn Hải chủ biên đề cập tới mơ hình, phương pháp ra
quyết định và nhấn mạnh việc sử dụng sức mạnh tập thể trong ra quyết định [22].
Các giáo trình về quản trị học như Quản trị học, Quản trị học cơ bản định nghĩa và
phân loại quyết định, nêu đặc điểm và mơ tả quy trình ra quyết định.
Bài báo Tác động của thể chế tới quá trình ra quyết định: Nghiên cứu tình
huống ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ở Mỹ và Việt Nam của
Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Bích Ngọc, Jerman Rose đã phân tích tác động của thể
chế tới quá trình ra quyết định và việc lựa chọn mơ hình ra quyết định dựa trên yếu
tố thể chế [51]. Bài trình bày tại Hội thảo khoa học Những khác biệt giữa mơ hình
lý trí và mơ hình hành vi trong lựa chọn giải pháp ra quyết định của Thái Trí Dũng
phân biệt giữa mơ hình Lý trí và mơ hình Hành vi trong ra quyết định và đưa ra các
gợi ý để tránh sai sót có thể mắc phải trong q trình ra quyết định của tổ chức
[15]. Sách Đại cương về chính sách cơng của Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hịa chủ
biên mơ tả các mơ hình ra quyết định và phân tích việc áp dụng các mơ hình ra
quyết định này [23]. Sách Hành chính học đại cương của Đồn Trọng Truyến tập
trung mô tả quyết định quản lý nhà nước - quyết định hành chính, trong đó phân
biệt quyết định hành chính có tính lập quy và quyết định hành chính cá biệt [55].
Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đã đề cập tương đối đầy đủ
về các khái niệm, đặc điểm, phân loại, và các mơ hình ra quyết định. Tuy nhiên,
việc mơ tả và phân tích hồn chỉnh một quy trình ra quyết định của tổ chức công
14



×