Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.08 KB, 21 trang )

PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Tội trôm cắp tài sản là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội
làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trự tại địa phương, cần được xử lý
nghiêm minh bằng pháp luật hình sự để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo công bằng xã hội, tội trộm cắp tài sản là một loại tội điển hình, hay
xẩy ra thường xuyên ở mọi địa bàn. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội
phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, chưa
có chiều hướng giảm, số lượng các vụ án hình sự trộm cắp tài sản đều tăng,
giảm qua từng năm, tính chất vụ án phức tạp hơn, số lượng án nhiều và là một
trong những vấn đề gây mất trật tự trong xã hội. Cùng với sự phát triển của
đất nước trong cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Nghệ
An nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng đã gặt hái được nhiều thành
công đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực, thì
mặt tệ nạn xã hội, tha hóa đạo đức và lối sống ở một bộ phận trong xã hội
xuất hiện rất nhiều và đáng báo động. Đứng trước tình như vậy đã đặt ra cho
chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Lưu những câu hỏi lớn: phải làm gì và
phải làm như thế nào để loại trừ những hành vi phạm tội ra khỏi đời sống xã
hội và đảm bảo trật tự kỉ cương trên địa bàn.
Nhận thấy vai trò của tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với
kiến thức lý thuyết được học trên ghế nhà trường hơn 3 năm qua kết hợp kiến
thức thực tế qua đợt thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, em đã
chọn chuyên đề: “Trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại
địa phương thực tập”. Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn
chưa nhiều nên khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được đóng góp
của thầy, cơ giáo để chun đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN B: NỘI DUNG


CHƯƠNG I.
QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, THỜI GIAN THU THẬP, PHƯƠNG
PHÁP THU THẬP
1. Khái quát tình hình đơn vị:
– Tên đơn vị: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
– Địa chỉ trụ sở: Khối 3, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
– Đặc điểm chính của địa phương:
Quỳnh Lưu là một huyện trọng điểm tuyến đầu của tỉnh, có địa hình
phức tạp bao gồm 43 xã và thị trấn, đa dạng về thổ nhưỡng với dân số gần 40
vạn dân, trong đó có 1/3 xã là trung du và miền núi. Trình độ dân trí khá cao,
kinh tế xã hội phát triển mạnh. Nơi đây là một trong những đầu mối giao
thông quan trọng của tỉnh,có các tuyến đường sắt, đường bộ, đường biển giao
lưu giữa hai miền Nam – Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp
Nghĩa Đàn, phía Nam giáp Diễn Châu, phía Đơng giáp Biển đơng. Trong
những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, Quỳnh Lưu đã có
nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa – xã hội, đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao và phat triển vững chắc.
2. Thời gian thu thập thông tin:
Từ những ngày đầu thực tập tại TAND huyện Quỳnh Lưu, và từ yêu
cầu của chuyên đề thực tập, em đã tích cực thu thập các thơng tin và số liệu
liên quan đến đề tài : “Trộm cắp tài sản” trên địa bàn huyện như: đọc hồ sơ vụ
án đã được xét xử, đọc các số liệu thống kê ,… để nắm bắt được những thông
tin liên quan đến bài viết của mình.
Với khoảng thời gian từ 21/02/2011 đến 15/04/2011 cho nên quá trình
thu thập và thời gian thu thập tài liệu có nhiều hạn chế. Những số liệu. những
2


thông tin thu thập được đều đã dược các cơ quan chức năng thống kê đầy đủ
và đã tạo điều kiện cho em hồn thành tốt đề tài của mình.

3. Phương pháp thu thập thông tin:
Để viết chuyên đề này cần sự đánh giá khái quát trên phạm vi rộng và
trong thời gian dài. Vì thế, em đã sử dụng kết hợp những phương pháp sau để
thu thập và xử lí thơng tin:
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đây là phương pháp đầu tiên và là một trong những phương pháp hết
sức quan trọng giúp cho em có cơ sở, nền tảng cho việc hình thành chuyên đề.
Nghiên cứu lý thuyết bao gồm nghiên cứu các văn bản luật, tạp chí, tài liệu,
số liệu thống kê, báo cáo liên quan đến tội trộm cắp tài sản qua đó xử lí thơng
tin và so sánh với tình hình thực tế.
3.2. Phương pháp thống kê
Nội dung chính của phương pháp này là tập hợp, sắp xếp các số liệu
theo các tiêu chí cụ thể dựa trên những tài liệu liên quan đến tội trộm cắp tài
sản như: Sổ thống kê án hình sự, báo cáo tổng kết ngành Toà án, hồ sơ các vụ
án,… từ phương pháp nghiên cứu lý thuyết em đã rút ra được rất nhiều tìm
hiểu về: hành vi, đối tượng, tính chất,… của từng vụ trộm cắp tài sản và trên
cơ sở đó tiến hành thống kê một các cụ thể từng vụ việc một cách rõ ràng.
Thu thập các tài liệu cần thiết về loại tội phạm này xảy ra theo thời gian
và lãnh thổ từ đó phân loại các dấu hiệu đặc điểm, nhân thân người phạm tội.
Tiến hành phân loại thành từng nhóm như: Thời gian phạm tội; đặc điểm
phạm tội; phương pháp và cách thức phạm tội;…
Với cách làm như vậy giúp em nhận biết rõ diễn biến và tính chất của
từng vụ án trộm cắp tài sản. Như vậy, phương pháp tổng hợp thống kê đã thể

3


hiện vai trị quan trọng trong việc mơ tả một cách khách quan, đầy đủ tình
hình trộm cắp tài sản.
3.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này chủ yếu là cách thức phỏng vấn, toạ đàm, trực tiếp
tìm hiểu ý kiến đề xuất từ những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án
về tội trộm cắp tài sản cũng như các đối tượng phạm tội nhằm củng cố và bổ
sung thêm các thông tin đảm bảo tính khách quan trong chun đề thực tập.
Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp quan
sát, phân tích tổng hợp, so sánh...
Qua việc sử dụng các phương pháp trên, tuy chưa thực nhuần nhuyễn
và nhanh nhạy nhưng cũng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
4. Nguồn thu thập thông tin
Đầu tiên là em sử dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường,
sử dụng Bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản liên quan. Và
thực tế, dưới sự giúp đỡ và chỉ dẫn của các cán bộ trong tòa án nhân dân
huyện Quỳnh Lưu, em đã được tiếp cận và tìm hiểu các nguồn tư liệu thực tế
để phục vụ cho bài viết của mình như:
- Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân huyện
Quỳnh Lưu trong các năm 2008, 2009, 2010.
- Bản án số 67/2010/HSST ngày 28/10/2010, thụ lý số 62/2010/HSST
ngày 06/10/2010 của TAND huyện Quỳnh Lưu.
- Bản tổng kết, khóa sổ HS – ST năm 2008, 2009, 2010.
- Bộ luật Hình sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bộ luật Tố tung hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Số liệu thống kê tình hình xét xử của đơn vị TAND huyện Quỳnh Lưu

4


- Các báo cáo thống kê của ngành cũng như các bài báo liên quan đến
họat động xét xử
5. Các thơng tin thu thập được
5.1 Tình hình tộiphạm hình sự trên địa phương

Trong thời gian thực tập, từ kiến thức được học kết học kết hợp nguồn
tư liệu được tiếp cận, em đã thu thập được những thông tin cần thiết để có cái
nhìn tổng qt về tình hình phạm tội tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung
cũng như tình hình phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng.
Năm 2008, TAND huyện Quỳnh Lưu đã giải quyết, xét xử 89 vụ án với
161 bị cáo, trong tổng số 94 vụ án với 169 bị cáo, trong đó vụ án cũ còn lại là
3 vụ, 3 bị cáo, thụ lý mới 91 vụ, 166 bị cáo, đạt tỷ lệ giải quyết: 95%, giảm so
với năm 2007 là 15 vụ, 9 bị cáo.
Năm 2009, TAND huyện Quỳnh Lưu đã giải quyết, xét xử 97 vụ án với
221 bị cáo, trong tổng số 100 vụ án với 224 bị cáo, trong đó vụ án cũ còn lại
là 5 vụ, 8 bị cáo, thụ lý mới 95 vụ, 216 bị cáo, đạt tỷ lệ giải quyết: 97%, tăng
so với năm 2008 là 8 vụ, 60 bị cáo.
Năm 2010, TAND huyện Quỳnh Lưu đã giải quyết, xét xử 79 vụ án với
154 bị cáo, trong tổng số 83 vụ án với 149 bị cáo, trong đó vụ án cũ cịn lại là
3vụ, 3 bị cáo, thụ lý mới 80 vụ, 146 bị cáo, đạt tỷ lệ giải quyết: 95%, giảm so
với năm 2009là 18 vụ, 76 bị cáo.
5.2. Thực tiễn áp dụng luật hình sự:
Nhìn chung hầu hết các bị cáo đều bị áp dụng Khoản 1 điều 138 BLHS.
Có một số bị cáo bị áp dụng khoản 2 điều 138. Hội đồng xét xử cũng căn cứ
vào nhân thân và các tình tiết của vụ án để áp dụng thêm một số tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng của điều 46 và 48 BLHS cho một số trường hợp. Ngoài ra,

5


đối với bị cáo là người chưa thành niên phạm tội thì Hội đồng xét xử áp dụng
các quy định trong chương X của Bộ luật hình sự để xem xét.
5.3. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
TAND huyện Quỳnh Lưu đã phối hợp với Công an và VKSND huyện
Quỳnh Lưu kiên quyết đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung và

tội trộm cắp tài sản nói riêng. Để phát huy được tác dụng của phịng chống tội
phạm, TAND huyện Quỳnh Lưu đã xét xử nghiêm minh, đúng người đúng tội
vừa để có tác dụng răn đe, giáo dục riêng, vừa để tuyên truyền phổ biến
chung. Ngồi ra, TAND huyện Quỳnh Lưu cịn tổ chức xét xử lưu động hàng
tháng về các phường xã để xét xử, việc này đã tạo hiệu quả rất lớn trong việc
tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân. Bên cạnh đó, phối hợp với các
phương tiện thơng tin đại chúng như báo đài, truyền hình… để đưa tin tức về
các họat động xét xử, phố biến giáo dục pháp luật.
5.4. Về cơng tác thi hành án hình sự
Các bản án đã có hiệu lực được đảm bảo thi hành nghiêm túc, đã ra các
quyết định thi hành án, số bị án được hưởng án treo được đưa về địa phương
quản lý theo dõi giáo dục. Việc cho tạm hõan thi hành án đúng pháp luật, làm
đúng quy định xóa án tích, xét giảm thời gian thử thách của án treo, thơng qua
đó để bảo vệ kịp thời các quyền lợi, hợp pháp của những người bị kết án.

6


CHƯƠNG II.
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN QUỲNH LƯU
1. Nhận xét chung:
1.1. Nguyên nhân thực trạng:
Qua nghiên cứu thực tế,nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản rất đa
dạng và phong phú. Một số những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Nguyên nhân kinh tế: Mặc dù huyện Quỳnh Lưu càng ngày từng bước
đang phát triển, đời sống nhân dân nhìn chung đã cải thiện nhiều. Tuy nhiên,
có sự chênh lệch về tầng lớp dân cư trên địa bàn, huyện Quỳnh Lưu cịn có
nhiều vùng kinh tế gặp nhiều khó khăn do đó chưa đáp ứng được nhu cầu
cơng ăn việc làm cho tất cả nhân dân trên địa bàn. Đây chính là tiền đề dẫn

đến những hành vi phạm tội nói chung và phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng.
- Bên cạnh nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân xã hội cũng là một phần
quan trọng trong việc dẫn đến tình hình phạnm tội trộm cắp tài sản. Đó là, lực
lượng lao động trẻ ngày càng nhiều, phần lớn trong số đó là học sinh sinh
viên vừa rời ghế nhà trường, nhưng chưa có việc làm đáp ứng nhu cầu của họ.
Mà tệ nạn xã hội ln rình rập: đua địi, hư hỏng, chơi bời, muốn đáp ứng
cuộc sống dư giả nhưng không chịu lao động
- Nguyên nhân về giáo dục pháp luật: Trước tình hình tội phạm gia
tăng, để giảm thiểu các loại tội phạm, công tác giáo dục pháp luật cần phải
được quan tâm và sử dụng phổ biến. Mặc dù trên địa bàn thành phố đã thực
hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhưng vẫn cịn những hạn
chế nhất định do cịn có những bộ phận dân cư ý thức pháp luật rất kém
1.2. Đặc điểm của đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản:
+) Về giới tính: Đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ
7


lớn, ngoài ra nữ giới cũng tham gia nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân do
nam giới dễ bị những tác động xấu trong đời sống xã hội như: nghiện hút, ăn
chơi, muốn có tiền để ăn chơi….
+) Về độ tuổi: Căn cứ vào số liệu thống kê của tòa án nhân dân huyện
Quỳnh Lưu từ năm 2008-2010 thì đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản nhìn
chung ở độ tuổi 18 tuổi đến 30 tuổi. Cụ thể: ví dụ năm 2010 trong số 149 bị
cáo có 79 bị cáo tuổi từ 18-30 tuổi, 205 bị cáo tuổi từ 18-30 tuổi. Có nhiều vụ
án mà tuổi đời của bị cáo còn trẻ , mọt số vụ án tội phạm còn là những học
sinh, thích ăn chơi đua địi lười lao động đã lien tục phạm tội và có nhiều tiền
án.
+) Về hồn cảnh gia đình: Hầu hết các đối tượng phạm tội đều có hồn
cảnh gia đình khơng tốt. Ví dụ như: cha mẹ bỏ nhau, kinh tế gia đình quá vất
vả, trong nhà có người đã từng phạm tội…

+) Về nhân thân: Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu số đông là phạm tội lần đầu. Số bị cáo có tiền án tiền sự ít.
Những đối tượng phạm tội chủ yếu có trình độ văn hóa thấp, khơng có nghề
nghiệp hoặc nghề nghiệp khơng ổn định.
Ví dụ: tại bản án số 67/2010/HSST ngày 28/10/2010, bị cáo Nguyễn
Thị Bình, khơng biết chữ, nghề nghiệp khơng có, đã có 01 tiền án đều về tội
trộm cắp tài sản. Nhưng vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản. Trả
giá cho những hành vi phạm tội đó, được hưởng án treo vì có nhiều tình tiết
giảm nhẹ.
1.3. Thời gian và địa điểm của tội trộm cắp tài sản:
Đa số các vụ trộm cắp tài sản được các bị cáo thực hiện vào buổi đêm,
lợi dụng sơ hở của các chủ sở hữu để cậy cửa lẻn vào nhà trộm cắp tài sản.
Ngoài ra, đối tượng thực hiện còn phạm tội ngay cả ban ngày ở những nơi
công cộng, trường học, bệnh viện, nhà dân, đặc biệt là chợ búa, nơi nào có sơ
8


hở là chúng đều lợi dụng để thực hiện hành vi.
1.4. Phương pháp và thủ đoạn sử dụng phạm tội trộm cắp tài sản
Mỗi vụ án đều được thực hiện bởi những phương pháp và thủ đoạn
nhất định, có những vụ họat động riêng rẽ cá nhân, có những vụ hoạt động có
tổ chức theo nhóm… Tuy nhiên các vụ án đều không họat động thường xuyên
mà chỉ tạm thời. Đối tượng tài sản bị trộm cắp hầu như không phải là tài sản
lớn: xe đạp, xe máy, máy tính xách tay,….
2. Tình hình xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
2.1. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trong những
năm gần đây ngày càng tăng và phát triển phức tạp (bảng 1). Nhìn vào số liệu
bảng 1 có thể thấy:
Năm 2008, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã giải quyết xét xử

được 89/94 vụ. Tỷ lệ giải quyết chung đạt 95%. Số án lưu hạ chuyển từ tháng
10/2007 là 03 vụ. Nhìn chung số lượng các loại án đã thụ lý giải quyết giảm
hơn năm 2007 là 15 vụ, 9 bị cáo. Trong đó, về xét xử các vụ án hình sự như
sau: giải quyết và xét xử 89 vụ án vớ 161 bị cáo, trong tổng số thụ lý 94 vụ án
với 169 bị cáo.
Năm 2009, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã giải quyết xét xử
được 97/100 vụ án, tỷ lệ giải quyết chung đạt 97%. Số án lưu hạ chuyển từ
tháng 10/2008 là 05 vụ. So với năm trước số lượng các loại án mà tòa án đã
thụ lý giải quyết tăng 08 vụ. Trong đó cơng tác giải quyết các vụ án hình sự
như sau: giải quyết xét xử 97 vụ án với 221 bị cáo , trong tổng số thụ lý 100
vụ án với 216 bị cáo, lưu hạ chuyển từ tháng 10/2008 là 05 vụ với 08 bị cáo.
Tăng hơn năm trước 08vụ với 60 bị cáo.
Năm 2010, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã giải quyết xét xử

9


được 79/83 vụ án, tỷ lệ giải quyết chung đạt 95%. Số án lưu hạ chuyển từ
tháng 10/2009 là 03 vụ. So với năm trước số lượng các loại án mà tòa án đã
thụ lý giải quyết giảm 18 vụ. Trong đó cơng tác giải quyết các vụ án hình sự
như sau: giải quyết xét xử 79 vụ án với 145 bị cáo , trong tổng số thụ lý 83 vụ
án với 149 bị cáo, lưu hạ chuyển tháng 10/2009 là 03 vụ với 03 bị cáo. Giảm
hơn năm trước 18 vụ với 76 bị cáo.
Từ số liệu cho biết ở trên nhận thấy số vụ tội phạm trong 4 năm
2007,2008,2009,2010 diễn biến phức tạp. Nguyên nhân có thể do xã hội đang
trong giai đoạn phát triển, đời sống dân cư còn chênh lệch và quan trọng là sự
hiểu biết pháp luật trong đại bộ phận dân cư còn hạn chế. Một số loại tội
phạm xảy ra khá nhiều như: trộm cắp tài sản, mua bán tàng trữ chất ma túy,
đánh bạc, cướp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích…..
Bảng 1

Số liệu thống kê các vụ án hình sự đã giải quyết trong các năm
2008,2009,2010:
Năm

Tổng số vụ án hình sự

Tổng số bị cáo

2008

94

169

2009

100

224

2010

83

149

(Số liệu lấy từ báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân huyện Quỳnh
Lưu các năm 2008,2009,2010)
2.2. Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu:
Theo thống kê từ báo cáo tổng kết ngành, tình hình phạm tội trộm cắp

tài sản trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, số liệu như sau:

10


Bảng 2: Số liệu thống kê các vụ án trộm cắp tài sản đã giải quyết
trong các năm 2008,2009,2010:
Mới thụ lý
Năm

Vụ án

Bị cáo

2008

18

39

2009

26

39

2010

33


45

(Số liệu lấy từ báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân huyện
Quỳnh Lưu các năm 2007,2008,2009)
Từ bảng số liệu trên nhận thấy sự thay đổi số vụ án và bị cáo như sau:
Số vụ án, bị cáo chiều hướng tăng dần. Cụ thể: từ 2008-2009 tăng 8 vụ
án với 39 bị cáo, từ 2009-2010 tăng 7 vụ án với 45 bị cáo. Không những số
lượng vụ án bị cáo tăng, mà tội phạm còn được thực hiện bằng những hành vi
thủ đoạn đa dạng hơn, tinh vi hơn, táo bạo hơn.
Ví dụ: Tại bản án 67/2010/HSST ngày 28/10/2010 xét xử bị cáo
Nguyễn Thị Bình với tội danh trộm cắp tài sản bằng hành vi lợi dụng lúc đông
người mua hàng nên lấy trộm tiền của người bán hàng.

11


CHƯƠNG III.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét:
1.1.Thực tiễn áp dụng Luật hình sự giải quyết các vụ án trộm cắp tài
sản tại huyện Quỳnh Lưu
Tuy số lượng vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu qua
mỗi năm đều tăng lên, nhưng công tác xét xử của Tịa án nhân dân huyện đều
có những thành cơng nhất định. Qua số liệu từ các bảng báo cáo tổng kết năm
2008, 2009, 2010 nhận thấy án trộm cắp tài sản kết quả giải quyết xét xử mỗi
năm đều đạt trên 95%. Số án trộm cắp tài sản để điều tra bổ sung là khơng
có.
Về việc áp dụng hình phạt: Đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nhìn chung là hình phạt tù dưới 3 năm
( chiếm khoảng 82%). Năm 2008 số vụ xét xử la 16/18 vụ với 35/39 bị cáo thì

13 bị cáo xử án treo, 2 bị cáo cải tạo không giam giữ, phạt tù dưới 3 năm đối
với 17 bị cáo, và có 3 bị cáo bị xử phạt từ 3 năm đến 7 năm tù.
Về thủ tục tố tụng: Qua sự tìm hiểu thực tế tại tòa án nhân dân huyện
Quỳnh Lưu nhận thấy các vụ án trộm cắp tài sản khi đưa ra xét xử đều được
tiến hành chặt chẽ từ khâu bắt đầu phiên tòa cho đến tuyên án. Hầu hết các án
trộm cắp tài sản đã xét xử sơ thẩm đều không có kháng cáo kháng nghị.
1.1.1. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong cơng tác xét xử của tịa án
nhân dân huyện Quỳnh Lưu.
- Ưu điểm:
Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã phối hợp chặt chẽ đối với các cơ
quan tiến hành tố tụng nên giải quyết các vụ án hình sự nghiêm minh, đúng
người đúng tội, đúng pháp luật. Đặc biệt đưa ra xét xử kịp thời các vụ án
12


điểm, các vụ án rút gọn, xét xử lưu động, đã đáp ứng được yêu cầu phòng
chống tội phạm. Đồng thời do quan triệt và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả
Nghị quyết 08 của Bộ Chính Trị trong việc tổ chức phiên tịa xét xử các vụ án
có thể nói các phiên tịa đã từng bước đảm bảo sự tôn nghiêm, dân chủ và văn
minh của pháp luật. Việc xét hỏi và tranh tụng tại tòa được đổi mới và dân
chủ, Tòa án đã tạo điều kiện đảm bảo cho những ngừơi tham gia tố tụng thực
hiện được đầy đủ các quyền nghĩa vụ hợp pháp của họ; Luật sư và những
người tham gia tố tụng được trình bày hết các ý kiến của mình; những câu hỏi
của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên cũng thể hiện tính khách quan hơn.
Việc phán quyết của tịa án chủ yếu căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên
tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tòan diện chứng cứ, các ý kiến của Kiểm sát
viên và những người tham gia tố tụng khác.
- Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc áp dụng luật hình sự trong cơng tác
xét xử các vụ án trộm cắp tài sản còn một số mặt hạn chế như: sự phối hợp

giữa các cơ quan chức năng ( tòa án, viện kiểm sát, cơng an) cịn chưa tuyệt
đối trong việc nghiên cứu, xem xét hồ sơ trước khi xét xử..)
Một mặt nữa, trong cơng tác chun mơn vẫn cịn có án bị cải sửa hoặc
có sai sót nhỏ do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Trình độ chun mơn, nghiệp
vụ của một số ít thẩm phán, cán bộ còn hạn chế. Việc theo dõi người bị phạt
tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ có một trường hợp giao
sổ theo dõi cịn chậm cho chính quyền địa phương nơi bị án cư trú.
1.1.2 Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
Dựa trên tinh thần của Nghị quyết 09/NQ-Cp ngày 31/7/1998 của
Chính phủ về “ tăng cường cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình
mới” và Quyết định số 138/QĐ-TT ngày 31/7/1998 của thủ tướng chính phủ
13


phê duyệt chương trình Quốc gia phịng chống tội phạm và các đề án cụ thể,
cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản không thể
tách rời các biện pháp chung của toàn xã hội, của các cơ quan bảo vệ pháp
luật trong công tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung.
Đứng trước tình hình phạm tội trộm cắp tài sản ngày càng nhiều, là một
vấn nạn trên địa bàn, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện đã không
ngừng bám sát thực tiễn, nghiên cứu rõ tính chất hành bi đặc điêmr của từng
vụ án để từ đó đưa ra một số các biện pháp tương xứng, đấu tranh loại trừ dần
tội phạm. Cụ thể một số biện pháp như:
- Biện pháp kinh tế: Có nghĩa cần phải có những chính sách thực tế
nhằm khắc phục tình trạng kinh tế chênh lệch trong xã hội, nâng cao đời sống
cho nhân dân ở các vùng bộ phận cịn khó khăn, đẩy mạnh và mở rộng công
tác giáo dục xã hội trên tồn thành phố, tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho
đội ngũ lao động trẻ còn thất nghiệp, quan trọng nữa là tạo thêm công việc
cho tầng lớp đối tượng đã từng phạm tội để họ sớm trở lại con đường lương

thiện, làm ăn chân chính.
- Biện pháp xã hội:
Để khắc phục tình trạng phạm tội nói chung và tội trộm cắp tài sản nói
riêng vai trị và ý thức của mỗi cá nhân trong xã hội rất quan trọng. Vì vậy
nên cần tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia phát hiện ra những
đối tượng nghi vấn , tích cực chủ động trong cơng tác tố giác tội phạm với các
cơ quan chức năng để điều tra, truy quét nhằm loại trừ và ngăn chặn những
hành vi phạm tội sắp xảy ra. Ngoài ra cần phát huy vai trị cảu các cơ quan
đồn thể như: đồn thanh niên, hội phụ nữ,đặc biệt là tổ chức đoàn trong việc
quản lý giáo dục đồn viên thanh niên. Tích cực tổ chức các buổi sinh họat bổ
ích những chương trình họat động thu hút sự sáng tạo của lực lượng lao động
trẻ.

14


Quan trọng nữa là xây dựng lối sống văn minh , lành mạnh tại các
phường xã kết hợp giữa nhà trường, gia đình để hạn chế tối đa các hành vi
phạm tội nói chung và trộm cắp tài sản nói riêng.
- Nâng cao vao trò của quần chúng nhân dân trên địa bàn: Vai trò của
quần chúng nhân dân rất quan trọng. Thực tế trên địa bàn cho thấy nhân dân
một số vùng , nơi còn hạn chế về kiến thức hiểu biết pháp luật, nguyên nhân
do các đối tượng khơng được học hành và giáo dục từ gia đình, cũng có một
bộ phận đối tượng phạm tội từ nơi khác đến, mà hầu như những nơi này đều
là vùng miền núi khó khăn kiếm kế sinh nhai.
Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần phải tuyên truyền pháp luật và giáo
dục pháp luật cho người dân, bên cạnh đó, giúp dân đề cao cảnh giác, ý thức
tự bảo quản tài sản cảu mình và gia đình, của những người xung quanh. Đông
thời tổ chức cho quàn chúng tham gia vào các họat động đấu tranh phòng,
chống tội phạm như: tố giác tội phạm kịp thời, ý thức cảnh giác, phối hợp

chính quyền, cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi phạm tội, tích cực
tác động, khơng xa lánh những đối tượng đã từng có tiền án tiền sự giúp họ
trở thàh những con người có ích cho xã hội.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong cơng tác đấu tranh , phịng
chống ội phạm nói chung và tội phạm trộm căps tài sản nói reign đang là một
vấn đề cấp thiết hiện này trên địa bàn. Nó địi hỏi càn có sự kết hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, và đặc biệt vai trò của
quần chúng nhân dân nơi đây. Mỗi các nhân làm tốt là xã hội trong sạch và
mững mạnh hơn.
2. Kiến nghị
Qua khoảng thời gian thực tập hơn 1 tháng tại tòa án nhân dân huyện
Quỳnh Lưu , cá nhân em đã có những nghiên cứu và tìm hiểu nhất định về
cơng việc tại tịa án cũng như tìm hiểu rõ về đề tài của em về tội trộm cắp tài
15


sản. Từ đó, em xin có những ý kiến tham khảo sau:
2.1. Trước hết, về công tác xét xử:
Trước khi xét xử ln ln phải có sự phân cơng cụ thể rõ ràng nhiệm
vụ của Thẩm phán và thư kí, nghiên cứu kĩ lưỡng hồ sơ, và càn thảo luận xem
xét hồ sơ của Thẩm phán, kiểm sát viên, và các hội thẩm nhân dân. Đến khi
phiên tòa diễn ra cần tập trung xét xử nghiêm minh các vụ án trộm cắp tài sản.
trong q trình xét xử, tịa án tuyệt đối tuân theo những quy định của pháp
luật về cả nội dung và thủ tục. Tất cả các phiên tịa phải đảm bảo được tính
cơng khai và cần tăng cường các phiên tòa xét xử lưu động ở các xã trên địa
bàn hơn nữa
2.2. Về trình độ chun mơn của cán bộ Tòa án
Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trên địa bàn trước hết Tòa
án nhân dân huyện Quỳnh Lưu cần có nhiều biện pháp nâng cao trình độ và
năng lực cho đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn

nghiệp vụ cho cán bộ thẩm phán và hội thẩm nhân dân, chú trọng đến cơng
tác giáo dục chính trị tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nâng cao hơn trách nhiệm của Thẩm phán, cán bộ công chức đặc biệt là trách
nhiệm của cán bộ lãnh đạo đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
địa phương, của ngành.
Bên cạnh đó, cần làm tốt cơng tác tuyển chọn nguồn đầu vào cán bộ
của Tòa án, và thực hiện chặt chẽ trong quy trình bổ nhiệm thẩm phán. Vì làm
tốt những khâu này sẽ đảm bảo được chuyên môn trong công tác họat động
của nghành.
2.3. Về sự phối hợp các cơ quan chức năng
Để một vụ án được giải quyết nhanh và chính xác, cần tăng cường sự
phối hợp chặt chẽ ăn ý của các cơ quan chức năng: Cơ quan công an, viện

16


kiểm sát. Sự phối hợp chặt chẽ, chính xác và phải đúng pháp luật, điều này sẽ
làm nền tảng cho cơng tác xét xử và cơng tác đấu tranh phịng chống tội
phạm. Với một tình hình tội phạm phát triển phức tạp như hiện nay, đây là
một yếu tố quan trọng.
2.4. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân
Cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là tịa án nhân dân cần đẩy mạnh
cơng tác giáo dục tuyên truyền bvằng mọi biện pháp, như mở phiên tòa xét xử
lưu động tại các phường xã trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các phường xã
tình hình anh ninh trật tự phức tạp nhằm răn đe, ngăn ngừa ý thức phạm tội,
củng có tinh thần đồn kết đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Nâng
cao ý thức cảnh giác của dân , thực hiện các biện pháp nhằm đề phòng kẻ
gian, tổ chức tuần tra canh gác…
Ngoài ra, cần bổ sung quan tâm thêm những họat động như: dạy nghề,
hướng nghiệp tạo việc làm cho nhân dân; tăng cường cơng tác đấu tranh

phịng chống tội phạm, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi
phạm pháp luật nói chung và phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng; kết hợp có
hiệu quả giữa răn đe và giáo dục đối tượng phạm tội; tăng cường tổ chức các
họat động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài sản của Nhà nước cũng như của
nhân dân.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của em về việc góp phần phịng
chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.

17


PHẦN C.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung về chuyên đề thực tập của em về đề tài
“Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương nơi
thực tập”. Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt của trường Đại học
Vinh và tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu – nơi em thực tập. Trong thời gian
thực tập em đã thực sự được tiếp xúc với những hồ sơ vụ án có liên quan và
được tìm hiểu những số liệu thống kê và sự phân tích của ngành về chuyên đề
mà em đang tìm hiểu. Qua đó em được trang bị cho một khối lượng kiến thức
thực tế khá vững vàng để có thế tìm hiểu và phân tích chun đề của mình
thật tốt.
Song, bên cạnh những thuận lợi cũng có nhiều khó khăn cịn mắc phải
đó là việc thống kê chưa được cụ thể, kinh nghiệm thực tế còn có nhiều mặt
hạn chế. Vì thế, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng việc chuyên đề vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến từ
thầy, cơ và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

18



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản án số 67/2010/HSST ngày 28/10/2010 của TAND huyện Quỳnh
Lưu.
2. Bản tổng kết, khóa sổ HS-ST năm 2008, 2009, 2010 của TAND
huyện Quỳnh Lưu.
3. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
5. Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự năm 2008, 2009, 2010 của
TAND huyện Quỳnh Lưu.

19


MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................1
PHẦN B: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, THỜI GIAN THU THẬP, PHƯƠNG
PHÁP THU THẬP ..........................................................................................2
1.Khái quát tình hình đơn vị: ..........................................................................2
2.Thời gian thu thập thông tin: .......................................................................2
3. Phương pháp thu thập thông tin: ................................................................3
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..........................................................3
3.2. Phương pháp thống kê ...........................................................................3
3.3. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................4
4.Nguồn thu thập thông tin .............................................................................4
5.Các thông tin thu thập được ........................................................................5

5.1 Tình hình tộiphạm hình sự trên địa phương ............................................5
5.2. Thực tiễn áp dụng luật hình sự: ...............................................................5
5.3. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm ....................................6
5.4. Về cơng tác thi hành án hình sự ............................................................6
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN HUYỆN QUỲNH LƯU ....................................................7
1. Nhận xét chung: ..........................................................................................7
1.1. Nguyên nhân thực trạng: ........................................................................7
1.2. Đặc điểm của đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản: ...............................7
1.3. Thời gian và địa điểm của tội trộm cắp tài sản: ......................................8
1.4. Phương pháp và thủ đoạn sử dụng phạm tội trộm cắp tài sản ................9
2. Tình hình xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ...............9
2.1.Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ....................9
2.2.Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu: ....................10

20


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................12
1. Nhận xét: ....................................................................................................12
1.1.Thực tiễn áp dụng Luật hình sự giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản tại
huyện Quỳnh Lưu ...........................................................................................12
1.1.1. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong công tác xét xử của tòa án nhân
dân huyện Quỳnh Lưu. ...................................................................................12
1.1.2.Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn huyện Quỳnh Lưu ....................................................................................13
2. Kiến nghị ....................................................................................................15
Trước hết, về cơng tác xét xử: .......................................................................16
Về trình độ chun mơn của cán bộ Tịa án ...................................................16
2.3. Về sự phối hợp các cơ quan chức năng ...................................................16

2.4. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân ............17
PHẦN C.: KẾT LUẬN ...................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................19
6.

21



×