Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận Hành vi tiêu dùng kem chống nắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.19 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-----OOO-----

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỀ TÀI: THĨI QUEN TIÊU DÙNG KEM CHỐNG

NẮNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thùy Trang
Nhóm thực hiện

HÀ NỘI – 2021

: Nhóm BANANA


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-----OOO-----

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỀ TÀI: THĨI QUEN TIÊU DÙNG KEM CHỐNG

NẮNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thùy Trang
Nhóm thực hiện


ĐIỂM THI

GIÁO VIÊN CHẤM 1

HÀ NỘI – 2021

: Nhóm BANANA

GIÁO VIÊN CHẤM 2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-----OOO-----

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỀ TÀI : THĨI QUEN TIÊU DÙNG KEM CHỐNG
NẮNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Để thực hiện tiểu luận “ Thói quen tiêu dùng kem chống nắng trên địa bàn Hà Nội ” là
kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tơi dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Thị
Thùy Trang. Các thông tin, nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả trình bày là trung thực,
chưa được công bố bởi tác giả nào. Tất cả các tham khảo sử dụng trong luận văn đều được
trích dẫn, ghi rõ nguồn gốc theo quy định.
Nhóm chúng tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về bài tiểu luận của mình.

MỤC LỤC

PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................................................1
1. Xác định đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.............................................1

2. Tổng quan về thị trường kem chống nắng trên địa bàn Hà Nội.............................1
2.1.

Nguồn gốc của kem chống nắng.........................................................................1

2.2.

Sự phát triển của kem chống nắng.....................................................................1

2.3.

Thái độ và thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm này...............................2


PHẦN 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................4
1. Trình bày tiến trình nghiên cứu................................................................................4
1.1.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4

1.2.

Thời gian nghiên cứu...........................................................................................4

1.3.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4

1.4.


Cơng cụ nghiên cứu.............................................................................................5

1.5.

Kích thước mẫu...................................................................................................5

2. Nội dung bảng hỏi......................................................................................................5
3. Phân tích nghiên cứu..................................................................................................9
3.1.

Câu hỏi gạn lọc.....................................................................................................9

3.2.

Câu hỏi chính.....................................................................................................11

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.............................................................................21
1. Kết luận.....................................................................................................................21
2. Giải pháp...................................................................................................................23
2.1.

Xây dựng giá thành hợp lí cho người tiêu dùng..............................................23

2.2.

Tăng cường vai trị, uy tín cho nhóm tham khảo............................................23

2.3.

Hồn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm......................................................24


2.4.

Cải tiến hình thức mua và địa điểm mua.........................................................24

3. Lời kết.......................................................................................................................25

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên Bảng

Trang

Bảng 1.1.

Kế hoạch thực hiện nghiên cứu ……………………………………………….4

Bảng 3.1.

Nghề nghiệp của đáp viên …………………………………........................... 9

Bảng 3.2.

Giới tính của đáp viên……………………………………………………......10

Bảng 3.3.

Mức thu nhập của đáp viên ……………………………………………….... 10


Bảng 3.4.

Phân chia nhóm đối tượng ………………………………………………….. 11


Bảng 3.5.
11

Mức độ quan trọng của kem chống nắng ……………………………………

Bảng 3.6.
12

Khoảng giá sẵn sàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm ……………………………..

Bảng 3.7.

Yếu tố lựa chọn kem chống nắng …………………………………………... 13

Bảng 3.8.
14

Tiêu chí lựa chọn kem chống nắng ………………………………………….

Bảng 3.9.
15

Kết cấu sản phẩm kem chống nắng ………………………………………….


Bảng 3.10.
16

Hiệu ứng sản phẩm kem chống nắng ..………………………………………

Bảng 3.11.

Hương liệu sản phẩm kem chống nắng ………………………………...…... 16

Bảng 3.12.

Mức độ sử dụng kem chống nắng ..………………………………………… 17

Bảng 3.13.

Dạng kem chống nắng sử dụng …………………………………………….. 18

Bảng 3.14.
19

Hình thức mua kem chống nắng …………………………………………….

Bảng 3.15.
20

Địa điểm mua kem chống nắng ……………………………………………...

LỜI MỞ ĐẦU

Nghệ thuật làm đẹp từ xưa đến nay đã có nhiều thay đổi nhằm theo kịp xu hướng và

nhu cầu ngày càng cao của con người, chủ yếu là phái đẹp nhưng có những thứ mãi mãi
khơng thể thay đổi đó là ước mơ sở hữu làn da sáng hồng khơng tì vết. Thực tế cho thây ánh
nắng từ mặt trời là tác nhân gây hại, tàn phá làn da của bạn, tăng nguy cơ ung thư và khiến


da lão hóa sớm. Hơn 90% tia UV có thể xuyên qua các đám mây mù cho nên khi trời âm u
làn da của bạn vẫn chịu tác động từ ánh sáng mặt trời. Khi các tia UV tàn phá DNA của tế
bào da, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa cấu trúc DNA, quá trình này làm sản sinh ra các gốc tự
do độc hại. Các gốc tự do không ổn định này tiêu diệt tất cả mọi thứ trên đường đi của
chúng, gây ra nếp nhăn, vết thâm nám, và ung thư da. Chính vì vậy mà kem chống nắng là
đề tài xuyên suốt với chị em phụ nữ, có thể nói kem chống nắng như “vật bất ly thân” của
mỗi người. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi đã chọn đề tài “ Thói quen
tiêu dùng kem chống nắng trên địa bàn Hà Nội.” làm chủ đề cho tiểu luận của mình để đưa
ra những nhận xét, đánh giá và cái nhìn tổng quan hơn cho các thương hiệu kem chống
nắng.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu.
- Phần 2: Phân tích kết quả nghiên cứu.
- Phần 3: Kết luận và giải pháp.


PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Xác định đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Các thói quen sử dụng kem chống nắng của người dân trên
địa bàn Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu: Từ nghiên cứu, khảo sát về thói quen tiêu dùng kem chống
nắng của người dân trên địa bàn Hà Nội nhằm khám phá ra những tiêu chí lựa chọn và thói
quen tiêu dùng kem chống nắng của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra những kết quả , đánh giá
mức tác động của từng yếu tố.
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Hà Nội


2. Tổng quan về thị trường kem chống nắng trên địa bàn Hà Nội.
2.1.

Nguồn gốc của kem chống nắng.

Ban đầu, chúng ta ln có quan niệm rằng chính nhiệt độ từ mặt trời sẽ khiến chúng
ta cháy nắng. Tuy nhiên, sự thật khơng phải như vậy. Thí nghiệm được thực hiện bởi bác sĩ
Sir Everard Home vào năm 1820 cho thấy lý do gây tổn thương da chúng ta chủ yếu là ta
cực tím, chứ khơng phải tia sáng. Từ đó chúng ta tập trung vào cuộc chiến chống tia cực
tím- cách chống nắng để bảo vệ làn da và sức khỏe.
Các nền văn minh đầu tiên đã sử dụng nhiều loại chiết xuất thực vật để giúp bảo vệ
làn da khỏi các tia có hại của mặt trời. Thí dụ như người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng dầu ơ liu
cho mục đích này và người Ai Cập cổ đại đã sử dụng chiết xuất từ gạo, hoa nhài và cây
lupin. Kẽm oxit dán cũng đã được phổ biến để bảo vệ da trong hàng ngàn năm.
Thật thú vị, những thành phần này vẫn được sử dụng trong chăm sóc da ngày nay.
Nhưng khi nói đến phát minh kem chống nắng, một số nhà phát minh khác nhau đã được
ghi nhận là người đầu tiên phát minh ra một sản phẩm như vậy.

2.2.

Sự phát triển của kem chống nắng.

Một trong những loại kem chống nắng đầu tiên được phát minh bởi nhà hóa học
Franz Greiter vào năm 1938. Kem chống nắng của Greiter được gọi là Gletscher Crème
hoặc Glacier Cream và có hệ số chống nắng ( SPF) là 2. Công thức cho Glacier Cream được
công ty tên là Piz Buin, được đặt tên theo nơi Greiter bị cháy nắng và do đó truyền cảm
hứng phát minh ra kem chống nắng.
1



Đầu những năm 1930, nhà hóa học Nam Úc HA Milton Blake đã thử nghiệm sản
xuất một loại kem chống nắng. Trong khi đó, người sáng lập L’Oreal , nhà hóa học Eugene
Schueller đã phát triển một cơng thức chống nắng vào năm 1936.
Trong những năm 1940, kem chống nắng thậm chí cịn được xếp vào hàng những
nghiên cứu bí mật trong quân sự. Khi ấy Benjamin Green – một dược sĩ Florida và cựu phi
công đã phát triển một loại kem dưỡng da chống cháy nắng cho các binh sĩ ở Thái Bình
Dương. Kem của Green ban đầu có màu đỏ, dính được làm bằng petrolatum, một chất giống
như dầu bôi trơn. Không những màu sắc không thật sự phù hợp với người dùng, mà chúng
cịn dính vào quần áo nữa.
Một vài năm sau, Green giới thiệu “phiên bản cải tiến” làm từ bơ và cacao và dầu dừa trộn lại, kết quả khả quan giúp Green mua được bằng
sáng chế và giới thiệu hàng loạt trên thị trường loại kem chống nắng đầu
tiên vào những năm 50. Tiếp theo đó, ơng tung ra cơng thức Coppertone
có màu trắng, mùi hương nhẹ nhàng mà ta thường thấy ở thời điểm hiện
tại. Dù rằng các sản phẩm bây giờ có khả năng chống nước, linh hoạt và
đa dạng hơn, nhưng chúng cơ bản là dựa vào những nguyên mẫu kem
của thời kì đầu.

2.3.

Thái độ và thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm kem chống nắng.

Những ngày hè, , thời tiết tại thủ đô Hà Nội nắng hơn, đỉnh điểm hơn 40 độ C, nhu
cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chống nắng như: Áo chống nắng, gang tay, kính,
khẩu trang, đặc biệt là kem chống nắng tăng lên. Đây cũng là thời điểm để các sản phẩm
kem chống nắng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường.
Kem chống nắng – vật bất li thân trong những ngày hè nắng nóng là một trong những
sản phẩm khơng thể thiếu trong ngày hè, kem chống nắng giúp mọi người bảo vệ da, tránh
tác động của tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời. Tia cực tím được chia làm 3 loại,
tia UVA, UVB, UVC. Trong đó, tia UVA, UVB có thể đi xuyên qua tầng ozon gây hại cho

sức khỏe con người; tia UVC bị tầng ozon ngăn chặn lại, không thể xuyên xuống mặt đất
được. Do đó, khi đi ngồi trời, da của chúng ta sẽ chịu tác động của tia UVA và tia UVB làm
đen da, gây tổn thương da, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Để phịng ngừa ung thư da, Phó giáo sư, bác sĩ William W.Huang, Trường Y khoa
Wake Forest, khuyên nên thoa kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra nắng và bơi lại
ít nhất hai giờ một lần. Da mặt là nơi nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi tia cực tím dẫn đến
ung thư da, nên ưu tiên bơi kem ở vùng mặt.
Bác sĩ da liễu Amy Kassouf ở Ohio cũng lưu ý nên thoa kem chống nắng cho cả
những vùng da nhỏ như mí mắt, mơi và hai lỗ tai. Hầu hết mỹ phẩm dùng cho môi không
chứa SPF. Vùng da ở mép quần áo cũng thường bị bỏng nắng, do đó cần được thoa kem
chống nắng kỹ hơn, theo bác sĩ da liễu Jennifer Stein ở New York. Những người có làn da
2


nhạy cảm nên dùng kem chống nắng chứa kẽm oxit và titan dioxide thay cho thành phần
chống nắng hóa học.
Theo chuyên gia hóa học và là người sáng lập trang web làm đẹp The Beauty Brain Perry Romanowski, những loại kem chống nắng khi hết hạn sẽ khơng cịn đủ khả năng bảo
vệ làn da mỏng manh của bạn. Lúc này kem chống nắng, dù là vật lý hay hóa học, đã khơng
cịn đạt được mức SPF như bao bì quảng cáo. Trong khi, các loại kem chống nắng hóa học
với thành phần có chứa oxybenzone, avobenzone và homosalate có thể bị oxy hóa và trở
nên kém hiệu quả. Cịn kem chống nắng vật lý có thành phần kẽm oxit hoặc titanium dioxit
dù khơng xảy ra tình trạng bị oxy hóa nhưng chúng vẫn bị giảm chất lượng và hiệu quả
chống nắng. Hiểu đơn giản là: trong khi các thành phần kem chống nắng vẫn hoạt động thì
chúng có thể không phát huy đúng chức năng bảo vệ da.
Cũng chia sẻ về tác hại của kem chống nắng, bác sĩ Erin Gilbert cho rằng khi bạn mở
lọ kem chống nắng với đôi bàn tay bẩn, hoặc mở quá nhiều lần có thể khiến vi khuẩn xâm
nhập vào sản phẩm". Điều này sẽ làm giảm chất lượng kem và khiến da bị nổi mụn khi sử
dụng.
Bác Bác sĩ Gilbert khuyến cáo, nếu để kem chống nắng ở nơi có nhiệt độ cao như
trong xe hơi, hồ bơi hoặc trong túi xách thì nó sẽ hết hạn nhanh hơn do mơi trường nhiệt độ

cao. Trong trường hợp này, bạn nên thay thế vài tháng 1 lần để đảm bảo rằng kem chống
nắng sẽ ln hoạt động hiệu quả.
Gần đây có sự xuất hiện của viên uống chống năng với nhiều ưu điểm nổi bật như
khơng bị bết rít, khơng phải thoa kem lại liên tục, không gây ra mụn ẩn, mụn viêm hay tình
trạng ngứa cho dị ứng trong kem chống nắng. Viên uống chống nắng được xem là lựa chọn
số 1 của nhiều phụ nữa, đặc biệt trong những dịp đi biển hay tham gia vào các hoạt động thể
thao gây tiết nhiều mồ hôi. Hơn nữa, sử dụng viên uống chống nắng sẽ giúp phái đẹp giải
quyết tình trạng mụn, da nhạy cảm với thành phần trong kem chống nắng. Bên cạnh đó, tác
dụng chống lão hóa và bệnh tật cũng là lợi ích rất lớn từ những viên thực phẩm bổ sung này.
Thế nhưng vào ngày 22/5, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa
ra những nhận định nhằm phủ nhận khả năng thay thế kem chống nắng của viên uống chống
nắng thông qua một thơng cáo báo chí và thư cảnh cáo 4 cơng ty đang kinh doanh mặt hàng
này về những quảng cáo sai lầm của hãng. FDA tun bố rằng: “Khơng có một loại thực
phẩm chức năng nào có thể thay thế hoàn toàn kem chống nắng.” Cục cũng kêu gọi người
dùng hãy cảnh giác với những thông tin quảng cáo không có căn cứ rõ ràng.
Bên cạnh sử dụng viên uống chống nắng, bạn nên kết hợp với bôi kem chống nắng
để tăng hiệu quả bảo vệ da. Đối với những người khơng chịu được sự nhờn rít của lượng
kem chống nắng hay da nhạy cảm hoặc bị dị ứng với các thành phần từ viên uống chống
nắng thì có thể sử dụng viên uống chống nắng trời kết hợp với các biện pháp che chắn bằng
mũ, áo, kính râm để bảo vệ làn da mình. Đặc biệt hơn, trước khi sử dụng viên uống chống
cần đảm bảo các loại viên uống chống nắng đã được nghiên cứu kỹ trước khi sử dụng để
đảm bảo an toàn.

3


PHẦN 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Trình bày tiến trình nghiên cứu.
1.1.


Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những người tiêu dùng đã và đang sử dụng các sản phẩm kem chống
nắng trên địa bàn Hà Nội.
1.2.

Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu từ ngày 14/5/2021 đến ngày 10/6/2021.
Số tuần kể từ khi bắt đầu nghiên cứu

Thời gian thực hiện
( Tuần)

1

2

3

4

Công việc
1 . Xác định vấn đề nghiên cứu
X
2 . Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
X
3 . Thiết kế bảng hỏi
X
4 . Tiến hành khảo sát

5 . Hồn thành, phân tích số liệu
Bảng 1.1. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu

1.3.

X
X

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, nhóm đã chọn lựa phương pháp nghiên cứu là điều tra khảo
sát, cụ thể là khảo sát gián tiếp cá nhân thông qua bảng hỏi đóng được thiết kế sẵn. Nhóm
lựa chọn phương pháp nghiên cứu này bởi đây là một trong những phương pháp có thể điều
tra được trên diện rộng về mặt địa lí và số lượng lớn đáp viên nghiên cứu trong thời gian
ngắn. Đồng thời, với tình hình dịch bệnh Covid 19 khá phức tạp như hiện nay, phương pháp
này là phương pháp tối ưu nhất. Phương pháp này rất đơn giản, dễ chủ động, mang tính chủ
động cao.
Bảng hỏi với số lượng 22 câu với 5 câu hỏi gạn lọc, 15 câu hỏi đóng và 2 câu hỏi mở.
Từ cách điều tra bằng bảng hỏi này, nhóm đã thu được :
- Các thông tin cần thiết cho tiểu luận từ đáp viên như: giới tính, nghề nghiệp, thu
nhập, loại da.
- Một số thói quen và cách thức lựa chọn kem chống nắng của mỗi đáp viên.
4


Qua đó, nhóm có thể để đưa ra những tiêu chí lựa chọn và thói quen tiêu dùng kem
chống nắng của người tiêu dùng.

1.4.


Công cụ nghiên cứu

- Sử dụng Google From
- Một số tính năng của cơng cụ này như:
+ Khảo sát không giới hạn
+ Người trả lời không giới hạn
+ Câu trả lời khảo sát và dữ liệu được tự động thu thập trong bảng tính Google
+ Rất nhiều lựa chọn chủ đề
+ Thêm logo tùy chỉnh của riêng bạn
+ Thêm hình ảnh hoặc video
+ Bỏ qua logic và phân nhánh trang
+ Khảo sát vào email hoặc trang web
+ Thêm cơng tác viên

1.5.

Kích thước mẫu

- Số phiếu phát ra: 100
- Số phiếu thu về: 100
- Số phiếu hợp lệ : 82

2. Nội dung bảng hỏi
PHIẾU KHẢO SÁT THÓI QUEN TIÊU DÙNG KEM CHỐNG NẮNG TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI.

 Câu hỏi gạn lọc

1. Bạn vui lòng cho biết hiện tại bạn đang là :
1 Học sinh

2 Sinh viên
5


3 Đang đi làm

2. Giới tính của bạn là :
1

Nữ

2 Nam
3 Khác

3. Hãy vui lòng cho biết da của bạn thuộc loại da nào?
1

Da thường

2

Da khô

3

Da dầu

4

Da hỗn


5 Không biết

4. Mức thu nhập trung bình mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?
1

Dưới 2 triệu đồng

2 Từ 2 triệu đến 10 triệu đồng
3 Trên 10 triệu đồng
4 Khơng có thu nhập

5. Bạn có sử dụng kem chống nắng khơng?
1

Đang sử dụng

2 Đã từng sử dụng
3 Không sử dụng
o Nếu không sử dụng kem chống nắng, hãy vui lịng cho biết lí do của bạn? Và
trong tương lại bạn có ý định dùng kem chống nắng không?
…………………………………………………………………………….
6


 Câu hỏi chính

6. Bạn hãy đánh giá mức độ quan trọng của kem chống nắng:
Rất không quan trọng


① ② ③ ④ ⑤

Rất quan trọng

7. Bạn đã từng hoặc đang sử dụng thương hiệu kem chống nắng nào?
………………………………………………………………………………………
8. Khoảng giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra để sở hữu một sản phẩm kem chống nắng là bao
nhiêu?
1

Dưới 250.000 VND

2

Từ 250.000 đến 500.000 VND

3

Trên 500.000 VND

9. Mức độ mua kem chống nắng của bạn:
1

1-2 tháng/ lần

2

3-4 tháng/ lần

3


5-6 tháng/ lần

4

Trên 6 tháng

10. Bạn quan tâm kem chống nắng cho:
☐ Mặt
☐ Body
11. Bạn lựa chọn kem chống nắng cho bản thân như thế nào?

☐ Đọc những giới thiệu sản phẩm từ chính trang chủ của các hãng kem chống nắng
để lựa chọn sản phẩm
☐ Đọc những bình luận/nhận xét từ những người đã và đang sử dụng các sản phẩm
kem chống nắng để lựa chọn.
7


☐ Xem các chia sẻ từ các beauty blogger trên các trang mạng xã hội ( Facebook,
Youtube,...)
☐ Chia sẻ vấn đề da của bản thân cho các bác sĩ da liễu để nhận được sự tư vấn và
giới thiệu sản phẩm từ họ.
☐ Để đảm bảo mình lựa chọn sản phẩm kem chống nắng tốt, tôi sẽ hỏi ý kiến bạn bè
về sản phẩm kem chống mà bản thân có ý định lựa chọn.
 Chia sẻ khác của bạn: ……………………………………………………..........

12. Kết cấu kem chống nắng mà bạn thường dùng:
1


Dạng kem sữa

2

Dạng kem đặc

3

Dạng xịt sương

13. Bạn thường sử dụng kem chống nắng nâng tông da hay không nâng tông da?
1

Kem chống nắng nâng tông

2

Kem chống nắng không nâng tông

3 Không quan trọng

14. Bạn thường sử dụng kem chống nắng có mùi hay khơng có mùi?
1

Có mùi

2

Khơng có mùi


3

Khơng quan trọng

15. Bạn thường sử dụng kem chống nắng khi nào?
1

Sử dụng hằng ngày

2

Khi nào nắng mới sử dụng

3

Khi nào ra ngoài đường mới sử dụng

4

Khi nào nhớ mới sử dụng
8


16. Dạng kem chống nắng mà bạn ưu tiên sử dụng:
1

Kem chống nắng Vật lí

2


Kem chống nắng Hóa học

3

Kem chống nắng Vật lí lai Hóa học

4

Khơng quan tâm

17. Bạn thường mua kem chống nắng ở đâu?
1

Cửa hàng chính hãng

2

Cửa hàng phân phối nhập khẩu

3

Cửa hàng xách tay

4 Khác …………………………………………………………………………..

18. Hình thức bạn thường mua kem chống nắng là:

1

Online


2

Offline

19. Bạn ưu tiên mua kem chống nắng dựa vào tiêu chí nào?

☐ Thương hiệu
☐ Giá thành
☐ Địa điểm
☐ Phù hợp với da
☐ Thành phần của kem chống nắng tự nhiên, an toàn
☐ Khơng thấm nước, mồ hơi
☐ Bao bì, đóng gói
☐ Khác: ………………………………………………………………………….
9


20. Bạn hãy cho biết mức độ thay đổi kem chống nắng của bạn:
1

Thường xun thay đổi

2

Ít thay đổi

3

Khơng thay đổi


 Câu hỏi mở
21. Bạn có hài lịng với sản phẩm kem chống nắng mà bạn đã từng hoặc đang sử dụng
không? Nếu sản phẩm bạn đang dùng tăng giá vậy bạn có tiếp tục sử dụng nó khơng?
……………………………………………………………………………………
22. Bạn có ý kiến/ góp ý gì về sản phẩm kem chống nắng bạn đang dùng với nhà sản xuất
không? Hãy nêu ý kiến/ góp ý của bạn ở bên dưới.
……………………………………………………………………………………
3. Phân tích nghiên cứu.
3.1.

Câu hỏi gạn lọc

 Nghề nghiệp

10


. Bảng 3.1. Nghề nghiệp của đáp viên

Khảo sát về nghề nghiệp : qua khảo sát cho thấy, số lượng nhiều nhất là sinh viên với
71 người ( chiếm 71%), học sinh chiếm 10% và người đang đi làm chiếm 19%.
 Giới tính

B
ảng 3.2. Giới tính của đáp viên
Khảo sát về giới tính : qua khảo sát cho thấy, có 67 người tiêu dùng là nữ ( chiếm
67%), và 25 người là giới tính nam ( chiếm 25%) cịn lại 8 người tiêu dùng thuộc giới
tính khác ( chiếm 8%). Khảo sát cho thấy chủ yếu người tiêu dùng là kem chống nắng
chủ yếu là nữ và các bạn thuộc giới tính thứ 3 ( chiếm tới 74.4%).

 Thu nhập
11


Thu nhập
35

34

35
30
21

25
20
15

10

10
5
0

Dưới 2 triệu

Từ 2-10 triệu

Trên 10 triệu

Chưa có thu nhập


Bảng 3.3. Mức thu nhập của đáp viên
Qua khảo sát cho thấy, số lượng nhiều nhất ở mức thu nhập dưới 10 triệu đồng với 35
người tiêu dùng dưới 2 triệu ( chiếm 35%), 34 người tiêu dùng có mức thu nhập từ 2 đến 10
triệu ( chiếm 34%). Còn lại có 21 người chưa có thu nhập ( chiếm 21%) và trên 10 triệu với
10 người ( chiếm 10%).
Đây cũng là con số đạt tiêu chuẩn với cơ câu chọn mẫu ban đầu vì đối tượng nhóm
hướng tới là sinh viên. Bởi bảng khảo sát điều tra được phân phối chủ yếu qua Internet và
thu thập trong thời gian ngắn nên việc tiếp cận nhiều nhóm đối tượng có phần hạn chế.

 Các đối tượng

Bảng 3.4. Phân chia nhóm đối tượng
12


Nhóm thu về 82 phiếu ( tương đương 82%) số người đã và đang sử dụng kem chống
nắng. Còn lại 18 người tiêu dùng khơng sử dụng , trong đó 12 người tiêu dùng sẽ sử dụng
trong tương lai. Những người nay đang là học sinh và họ cho biết hiện tại họ chưa có tài
chính để sử dụng kem chống nắng, trong tương lai khi đã có tài chính thì họ sẽ dùng. 6
người cịn lại khơng sử dụng kem chống nắng nữa mà thay bằng phương pháp pháp đó là
uống viên chống nắng. ( tương đương 6%)
Như vậy, sau các câu hỏi gạn lọc thu về 82% đáp viên ( tương ứng với 82 người) đạt
tiêu chuẩn tiếp tuch thực hiện khảo sát cho những câu hỏi tiếp theo.
3.2.

Câu hỏi chính

 Mức độ quan trọng của kem chống nắng.


Rất không

2

quan trọng

3

4

5

9.6%

90.4%

Rất quan
trọng

Bảng 3.5. Mức độ quan trọng của kem chống nắng
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của ánh mặt trời trong việc tạo ra sự sống
cũng như cung cấp vitamin D tự nhiên cần thiết cho cơ thể, tăng cường lưu thông trao đổi
chất. Tuy nhiên tia UV phát ra từ ánh mặt trời có thể gây tổn thương da nghiêm trong nếu da
không được bảo vệ. Ánh nắng mặt trời có thể làm cho làn da của bạn bị bỏng nắng, rối loạn
sắc tố da và các bệnh lý về da khác. Đặc biệt khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ
thúc đẩy q trình lão hóa da, da nhiều đốm nâu hơn, vết nhăn sâu hơn và chất lượng da suy
giảm, thậm chí có thể gây ung thư da.
Vì vậy, kem chống nắng có tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống hàng ngày. Điều
này cũng được khẳng định trên số phiếu thu về. Có tới 90.4% người tiêu dùng đã, đang sử
dụng cho rằng kem chống nắng “rất quan trọng” , 9.4% còn lại cho rằng kem chống nắng

quan trọng và khơng có ai cho rằng kem chống nắng khơng quan trọng. Có được kết quả
như vậy bởi việc sử dụng kem chống nắng là một biện pháp hữu hiệu và phù hợp để bảo vệ
bản thân.
 Khoảng giá

1

13


Khoảng giá bạn sẵn sàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm

20.7
37.8
8.5

Dưới 250.000

Trên 500.000

Từ 250.000 - 500.000

Bảng 3.6. Khoảng giá sẵn sàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm

Giá thành sản phẩm ln là một trong những tiêu chí mà người tiêu dùng xem xét để
quyết định mua. Quan điểm của đa số người tiêu dùng rằng giá tiền thường đi đôi với chất
lượng, giá thành sẽ phản ánh chất lượng của sản phẩm, nhưng với sự cạnh tranh trên thị
trường mỹ phẩm nói chung và sản phẩm chống nắng nói riêng các thương hiệu thường có sự
cạnh tranh về giá và cả chất lượng.
Người tiêu dùng hiện nay đã, đang và sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, vì hiện trên thị

trường có rất nhiều nhiều hãng đã sản xuất kem chống nắng giá trung bình nhưng chất
lượng sản phẩm tốt đủ làm hài lòng và nhận được sự ưu ái từ người tiêu dùng mà không cần
bỏ ra một số tiền quá cao để sở hữu một sản phẩm chưa chắc đã phù hợp với da mình. Với
đối tượng khảo sát đa phần là sinh viên thì 250.000 – 500.000 đồng là khoảng giá hợp lý để
sở hữu 1 sản phẩm tối ưu và phù hợp với làn da của mình vì vậy đây là khoảng giá chiếm tỷ
lệ cao nhất trong các câu trả lời, chiếm tới 37,8%. Còn lại trên 500.000 đồng chiếm 20.7 %
và 8.5%, tỉ lệ nhỏ nhất với giá dưới 250.000 đồng. Sẵn sàng chi mức giá trên 500.000 đồng
cho sản phẩm kem chống nắng thì đều là những người có mức trên 10.000.000 đồng/tháng.
 Yếu tố lựa chọn- Nhóm tham khảo

14


Yếu tố lựa chọn
Hỏi ý kiến của bạn bè để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà bạn đang muốn lựa chọn là tốt
Đọc những giới thiệu sản phẩm từ chính trang chủ của nhãn hàng
Đọc những bình luận/nhận xét từ những người đã và đang sử dụng sản phẩm đó trên các diễn đàn làm đẹp
Xem các chia sẻ từ beauty blogger trên các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook,…)
Xin tư vấn và giới thiệu từ bác sĩ da liễu
0 10 20 30 40 50 60

Bảng 3.7. Yếu tố lựa chọn kem chống nắng
Các yếu tố lựa chọn được ưu tiên theo thứ tự:
-

Đọc những bình luận/nhận xét từ những người đã và đang sử dụng các sản phẩm kem
chống nắng để lựa chọn (55 phiếu)
Xem các chia sẻ từ các beauty blogger trên các trang mạng xã hội ( Facebook,
Youtube,...) (54 phiếu)
Để đảm bảo mình lựa chọn sản phẩm kem chống nắng tốt, tôi sẽ hỏi ý kiến bạn bè về

sản phẩm kem chống mà bản thân có ý định lựa chọn (44 phiếu)
Đọc những giới thiệu sản phẩm từ chính trang chủ của các hãng kem chống nắng để
lựa chọn sản phẩm (29 phiếu)
Chia sẻ vấn đề da của bản thân cho các bác sĩ da liễu để nhận được sự tư vấn và giới
thiệu sản phẩm từ họ (19 phiếu)

Việc làm đẹp ngày càng phát triển cùng với thời đại cơng nghệ, vì vậy, những thắc
mắc băn khoăn trong việc xem xét lựa chọn đã khơng cịn khó khăn như trước. Người đã
dùng thử hoặc đã có trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực, điểm mạnh hay điểm yêu cuả sản
phẩm đều đã, đang và sẽ được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Mọi người có
thể thu thập ý kiến, đặc tính của sản phẩm thơng qua các bài viết hay phần bình luận, nhận
xét về của những người đã có trải nghiệm đối với sản phẩm, hay những người có vấn đề da
gần giống mình, để từ đó ta sẽ chọn lọc được tiêu chí phù hợp để xem xét. Cách này sẽ cho
ta một nhìn nhận sâu hơn về sản phẩm mình đang có ý định mua, khá nhanh và không tốn
quá nhiều thời gian để chọn lọc.
Bên cạnh những bình luận hay nhận xét của những người tiêu dùng khác, việc tham
khảo ý kiến hoặc những chia sẻ từ những người có sức ảnh hưởng trong ngành làm đẹp
cũng là một trong những cách lựa chọn sản phẩm được ưu tiên hiện nay. Họ là những beauty
blogger, những người có lượng theo dõi đáng ngưỡng mộ trên mạng xã hội, là những người
có thể định hướng dư luận, do đó sự chia sẻ của họ mang tính tin cậy từ chính sức ảnh
hưởng của mình, từ đó người tiêu dùng có thể dựa vào đó để hướng đến quyết định mua sản
phẩm.
15


Hỏi ý kiến bạn bè xung quanh về sản phẩm kem chống mà bản thân có ý định lựa
chọn cũng là một cách tham khảo ý kiến khách quan được xem xét nhiều. Tuy nhiên, do mỗi
người có một làn da khác nhau dẫn đến các vấn đề da không như nhau và trải nghiệm sản
phẩm cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, dù tham khảo ý kiến của bạn bè là một cách đáng tin cậy
nhưng không hẳn là một cách tham khảo để lựa chọn tối ưu.

Trước khi mua sản phẩm người tiêu dùng luôn đọc mô tả của sản phẩm trên các trang
web hoặc các sàn thương mại điện tử, thông thường những mô tả này thường là các thông
tin cơ bản về sản phẩm như: tác dụng, ưu điểm, loại da phù hợp,… Người tiêu dùng có thể
dựa trên những thông tin này để xem xét, tuy nhiên khơng thể nắm được liệu sản phẩm có
thành phần nào không phù hợp gây ra các tác động không mong muốn trên da hay khơng.
Tìm đến bác sĩ da liễu để nhận tư vấn không phải một cách ưu tiên hàng đầu đối với
mọi người. Tìm đến bác sĩ da liễu tuy là một cách tin cậy và chắc chắn hơn nhưng việc tìm
gặp bác sĩ da liễu sẽ mất thời gian hoặc đôi khi không hiệu quả bằng những cách cịn lại,
cũng có thể do mọi người thường có suy nghĩ rằng khi da thật sự có vấn đề nghiêm trọng
mới tìm đến bác sĩ da liễu.
 Người tiêu dùng thường sẽ dùng cách lựa chọn nhanh gọn có hiệu quả cao, dần dần
người tiêu dùng trở nên thơng minh và tỉnh táo hơn trong việc tìm mua sản phẩm phù
hợp với mình, tránh những rủi ro đáng tiếc khơng đáng có như trước đây khi việc làm
đẹp cịn khó khăn vì thiếu thơng tin về những trải nghiệm về sản phẩm
 Tiêu chí lựa chọn

Bảng 3.8. Tiêu chí lựa chọn kem chống nắng.

Trước khi chọn mua bất kì sản phẩm nào người tiêu dùng ln đưa ra các tiêu chí cơ
bản để xem xét và đưa ra quyết định mua. Khi xem xét các tiêu chí trên, người tiêu dùng sẽ
thực hiện việc này song song với các cách lựa chọn như: tham khảo ý kiến bạn bè, xem các
bình luận trên các diễn đàn, hay xem các chia sẻ từ những người có sức ảnh hưởng trong
16


ngành làm đẹp trên mạng xã hội… Ngày nay người tiêu dùng trở lên thông minh hơn trong
việc lựa chọn sản phẩm với sự hỗ trợ đắc lực từ internet, mạng xã hội….
Thành phần cấu thành nên sản phẩm là một tiêu chí quan trọng hàng đầu mà người
dùng xem xét ( chiếm 76%) , đi dôi là sự phù hợp với da về các khía cạnh như hiệu ứng, kết
cấu ( chiếm 67%) …. Với hơn 70% đáp viên của cuộc khảo sát là sinh viên với kinh phí

khá eo hẹp nên giá thành cũng được ưu tiên hợn cả ( chiếm 78%). Một tiêu chí khác là
thương hiệu uy tín ( chiếm 71%). Người tiêu dùng có tâm lí xem xét sản phẩm của một
thương hiệu lâu năm trên thị trường của người tiêu dùng nhiều hơn là xem xét 1 sản phẩm
tương tự của một thương hiệu khác mới ra đời. Vì vậy đây là một tín hiệu của người tiêu
dùng gửi đến các nhãn hàng uy tín để khi xem xét lựa chọn tiêu dùng có thể nghĩ ngay đến
thương hiệu được ghi nhớ trong tâm trí của họ.
 Kết cấu sản phẩm

Kết cấu sản phẩm
9.8

25.6

Dạng kem đặc
Dạng sữa
Dạng xịt

64.6

Bảng 3.9. Kết cấu sản phẩm kem chống nắng

Kết cấu của kem chống nắng được thể hiện như cách gọi của kết cấu đó.
Dạng sữa được ưu ái khá nhiều ở mọi giới tính bởi kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh, để
lại màng phim mỏng trên da, khơng gây bí hay khó chịu. Dạng sữa được người tiêu dùng
lựa chọn chiếm tới 64.4%.
Với dạng kem đặc đây là dạng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Sản phẩm thường
được đóng gói trong tuýp nhỏ, có dạng kem mịn và thường có màu trắng, hơi ngà. Chất
kem mịn dễ định lượng, dễ sử dụng, có thể tán lên da dễ dàng. Tuy nhiên sản phẩm
chống nắng dạng kem có thể bít kín lỗ chân lơng khiến da bị bí, khiến mồ hơi và bã nhờn
khó tiết ra. Với dạng kem này, tỉ lệ lựa chọn chiếm 25.6%.

Sản phẩm chống nắng dạng xịt (phun sương) có cơ chế tác động tương tự như kem
chống nắng. Điểm khác biệt là hình thức sử dụng – xịt lên da thay vì bơi như dạng kem.
17


Cách sử dụng dễ dàng nhanh chóng, thường là sự lựa chọn tối ưu chọn cho nam giới.
Sản phẩm chống nắng dạng xịt không bền, một phần hoạt chất chống nắng dễ dàng bị
bốc hơi vào khơng khí, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng. Đây cũng là loại chiếm
tỉ lệ ít nhất, 9,8%.
 Hiệu ứng và hương liệu sản phẩm

Hiệu ứng sản phẩm

56.1

43.9

Nâng tông
Không nâng tông

Bảng 3.10. Hiệu ứng sản phẩm kem chống nắng

Hương liệu trong sản phẩm
30.1

18.2

Có mùi
Không mùi
Không quan tâm


51.6

Bảng 3.11. Hương liệu sản phẩm kem chống nắng.
Kem chống nắng nâng tông là hiệu ứng thường thấy của sản phẩm chống nắng dạng
vật lý. Hiệu ứng này để lại 1 lớp màng màu trắng không tiệp với màu da gốc, vì thế nên
do vấn đề thẩm mỹ mà sản phẩm có hiệu ứng nâng tơng khơng được ưu ái đối với những
người có làn da ngăm hay đặc biệt là nam giới. Sản phẩm không nâng tơng chiếm 56.1%
và 43.9% cịn lại là sản phẩm kem chống nắng nâng tông.
Hương liệu trong mỹ phẩm thường được thêm vào sản phẩm chăm sóc da để lấn át
mùi không được dễ chịu lắm của những thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Có rất nhiều
quan điểm nghiên cứu chuyên sâu cho rằng, hương liệu, dù là tự nhiên hay tổng hợp,
thường là một thành phần không tốt cho tất cả các loại da. Tuy nhiên, các chất tạo mùi
lại có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hơn bạn vẫn nghĩ. Rất nhiều các tín đồ làm đẹp
đã mất một khoảng thời gian không hề ngắn để chấp nhận thực tế là hương liệu không
hề tốt cho da. Trong một số người lựa chọn “thường sử dụng sản phẩm chống nắng có
18


mùi (hương liệu)” khơng biết rằng làn da của mình có thể gặp phải một số vấn đề do tác
động của hương liệu mà khơng biết hoặc cũng có thể họ có một làn da khỏe mạnh và
khơng bị phản ứng tiêu cực với hương liệu. Vì vậy lựa chọn kem chống nắng không mùi
là lựa chọn tối ưu và trong bảng khảo sát, lựa chọn này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất 51.6%,
có mùi chiếm 18.2%, cịn lại 30.1% người tiêu dùng không quan tâm tới điều này.
 Mức độ sử dụng

Mức độ sử dụng
khi nhớ mới

sử dụng; 1.2;

12.2
1.23%

26.8

Sử dụng hàng ngày
Trời có nắng mới sử dụng

57.3

Khi ra đường mới sử dụng
khi nhớ mới sử dụng

Bảng 3.12. Mức độ sử dụng kem chống nắng

Tia UV phát ra từ ánh sáng mặt trời, có thể xuyên qua các đám mây và có ở mọi nơi
trong khơng khí ngồi trời, kể cả khi trời không nắng. Da chúng ta khi tiếp xúc với bên
ngồi ln bị ảnh hưởng bởi tia UV có hại cho da, vì vậy da ln cần được bảo vệ nhất là da
mặt. Từ nhu cầu đó, người tiêu dùng luôn lựa chọn sử dụng kem chống nắng hàng ngày
( chiếm 57.3% ) như một cách bảo vệ da chủ động. Vì vậy khi bắt đầu sử dụng kem chống
nắng, người tiêu dùng luôn được khuyến cáo nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày và bôi
lại sau mỗi 2 giờ để hiệu quả bảo vệ da được tốt nhất. Từ biểu đồ ta thấy phần lớn người
tiêu dùng đều nhận thức được điều này, tuy nhiên thì 26.8% người tiêu dùng ra ngoài mới sử
dụng và một số ít khi nhớ mới sử dụng ( 3.7%) hay trời nằng mới sử dụng (12.2%).

 Dạng kem chống nắng
19



×