Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Anh chị hãy phân tích tác động của cạnh tranh và biểu hiện của tác động đó trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Hiện nay ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.33 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐHQGHN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn: Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin

Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Thu Hường
Lớp học phần: 2021H_PES1008_40
Số thứ tự: 28
Họ và tên
: Nguyễn Phúc Hồng
Ngày sinh: 03/07/2001
Lớp khóa học: QHI-2020-I/CQ-C-B
Mã sinh viên : 20020410
Hà Nội - 2021
1


THƠNG TIN SINH VIÊN
Họ tên: Nguyễn Phúc Hồng
Mssv: 20020410
Ngày sinh: 03/07/2001
Khoa: Cơng Nghệ Thơng Tin
Lớp khóa học: QHI-2020-I/CQ-C-B
Số thứ tự: 28
Mơn: Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
Lớp học phần: 2021H_PES1008_40
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường

2




BÀI THU HOẠCH
Câu 1 : Anh chị hãy phân tích tác động của cạnh tranh và biểu hiện của tác
động đó trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam Hiện nay ? cho ví dụ cụ thể?
Bài làm
Theo Lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin đã chỉ rõ cạnh tranh là điều tất
yếu, khách quan gắn với kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Cùng với đó , lí
luận kinh tế Mác – Lênin cũng đã nêu ra khái niệm về cạnh tranh : “Cạnh tranh
là sự ganh đua , sự đấu tranh quyết liệt giữa những người sản xuất , kinh doanh
hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa để thu được lợi nhuận cao nhất.”. Và chính vì thế mà cạnh tranh được
xem là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất ,kinh doanh không ngừng phát triển ,
nâng cao giá trị để có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất kinh doanh khác.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện
nay, cạnh tranh được xem như con dao 2 lưỡi , vừa đem lại như tác động tích cực
vừa gây ra những yếu tố tiêu cực
Xét về các tác động tích cực
Thứ nhất, Cạnh tranh vừa là mơi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển
nền kinh tế thị trường.
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh xuất hiện và tồn tại, phát triển trên cơ sở
có chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, tức
là có quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, do đó có sự tách biệt tương
đối về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. Đây cũng chính là một trong
hai điều kiện ra đời, tồn tại của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Do đó, trong
3


nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh phải làm mọi cách, thực hiện

nhiều biện pháp để nâng cao giá trị hàng của của chính doanh nghiệp mình đồng
thời phải đảm bảo nó đủ sức để cạnh tranh với các hàng hóa của đối thủ . Và mục
đích cuối cùng cho việc cạnh tranh đó là nhằm nhận được mức lợi nhuận tối đa.
Cạnh tranh là điều tất yếu và không thể tránh khỏi đối với các chủ kinh doanh,
tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng : cạnh tranh xuất hiện khiến các chủ
thể giành giật các điều kiện thuận lợi về sản xuất và kinh doanh hàng hóa bằng
các cải tiến kĩ thuật,tăng năng suất lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa,
….nhằm thu lợi về mình. Từ đây, khơng chỉ làm tăng số lượng và chất lượng
hàng hóa mà người dân cũng được nâng cao giá trị đời sống trong sinh hoạt, các
mặt hàng họ được hưởng thụ cũng có chất lượng tốt hơn so với các mặt hàng
trước.
Ví dụ như mặt hàng điện thoại, từ sau khi chiếc điện thoại di động đầu tiên
trên thế giới mà Cooper sử dụng có tên Motorola DynaTAC. Máy có chiều dài
lên đến 25,4cm và nặng đến 1kg. Thời lượng pin sử dụng chỉ 35 phút. Thì ngay
lập tức thị trường nắm bắt , cạnh tranh đã dẫn đến việc chỉ sau 0 ngày kể từ khi
chiếc điện thoại kia xuất hiện thì đã có nhiều nguyên mẫu của DynaTAC đã được
tạo ra. Những chiếc điện thoại được sản xuất sau càng có hình dạng, kích thước
gọn nhẹ, tính năng vượt trội hơn cái trước và cho đến tận bây giờ, các dòng điện
thoại khác nhau vẫn đang miệt mài nghiên cứu, cải tiến để cạnh tranh với các
chủ thể khác có cùng mặt hàng kinh doanh. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định
rằng cạnh tranh xuất hiện đã trở thành môi trường và là động lực thúc đẩy nền
kinh tế thị trường .
Thứ hai, Cạnh tranh chính là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các
nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu.
Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ
đầu tư vào những nơi, những lĩnh vực có lợi nhuận cao và bỏ trống những nơi,
4


những lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc khơng có lợi nhuận, do đó các nguồn lực

kinh tế của xã hội sẽ được chuyển đến nơi chúng được sử dụng với hiệu quả cao
nhất, tiết kiệm chi phí các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối đa.
Vấn đề trên chúng ta có thể thấy rõ ràng trong nền kinh tế của nước ta hiện
nay, những nơi như thành thị có mơi trường kinh tế phát triển sơi động, thu nhập
bình quân đầu người cao song song với việc họ yêu cầu cao trong chất lượng đời
sống. Vì thế mà tại các nơi đó, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, vui chơi giải trí
thường được đầu tư nhiều và rộng rãi. Ngược lại, tại các vùng nông thơn khi
cuộc sống người dân cịn khốn khó, cơm no áo ấm tuy là một vấn đề thiết yếu
nhưng không phải ai cũng có thể thỏa mãn được nhu cầu đó thì các nhu cầu về
làm đẹp, giải trí nếu đặt tại đây cũng không thể nào phát triển và sinh lời. Sự
cạnh tranh này cũng đã tác động đến cơ chế điều chỉnh , phân bố của các nguồn
lực kinh tế.
Thứ ba, Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể kinh tế tự quyết định hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt
thấp hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa đó thì sẽ thu được lợi nhuận cao
và ngược lại. Do đó, cạnh tranh là áp lực đối với người sản xuất, buộc họ phải
cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động,
nhờ đó kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất của tồn xã hội phát triển, thúc đẩy lực
lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh. Điều này cũng được thể hiện rõ qua từng
giai đoạn phát triển trong nền kinh tế nước nhà. Sự cạnh tranh đã thúc đẩy các
nước phát triển qua từng giai đoạn và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong xu thế
đó khi nền kinh tế đã và đang nỗ lực dịch chuyển phát triển sang nền kinh tế 4.0.
Đây được xem là cuộc cách mạng khi công nghệ kĩ thuật số từng bước được đem
vào trong kinh doanh và sản xuất, giảm bớt sức lao động cho người và thay bằng
5


các máy móc có năng suất cao và độ chính xác lớn. Hệ quả này diễn ra cũng do

tác động không nhỏ đến từ việc cạnh tranh và tiếp thu kiến thức giữa các nước .
Thứ tư, Cạnh tranh góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần
đầu.
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất nào có năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tức là có lợi thế trong cạnh tranh, thì sẽ có lợi
nhuận cao và do đó có thu nhập cao và ngược lại. Đây được xem như quy luật
bài trừ trong nền kinh tế. Nếu chủ thể không tìm cách để nâng cao chất lượng sản
phẩm cho phù hợp với thời gian , xu thế xã hội thì hậu quả bị bài từ, thất bại là
điều hiển nhiên
Thứ năm, Cạnh tranh tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất
lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận
cao nhất, mà người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng
và chất lượng của hàng hóa trên thị trường.Chính vì thế mà các sản phẩm chủ thể
làm ra khơng chỉ có chất lượng cao là đủ mà cịn cần đánh trúng vào tâm lí, nhu
cầu tiêu dùng của khách . Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người
tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có lợi nhuận.
Từ việc cạnh tranh giữa các chủ thể đã dẫn đến việc một mặt hàng nhưng có
nhiều chủng loại, chất lượng và giá cả khác nhau từ đó tạo ra khối lượng sản
phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, nhu cầu của
người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng , một mặt hàng có thể có nhiều chủng
loại , giá cả khác nhau nhằm phục vụ đúng với từng phân khúc khách hàng. Ví
dụ như phân khúc khách hàng là đối tượng học sinh, sinh viên sẽ thường chọn
các mặt hàng quần áo online, chợ có giá cả giao động từ 200-300 ngàn, ngược lại
phân khúc khách hàng là đối tượng những người đi làm có thu nhập ổn định sẽ
6


thường lựa chọn các mặt hàng quần áo từ các shop hay nhãn hàng nổi tiếng có
tên tuổi và giá cả cũng giap động từ 500 đến hàng triệu đồng

Xét về các tác động tiêu cực
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực. Những mặt
tiêu cực của cạnh tranh gắn với cạnh tranh không lành mạnh và khơng bình đẳng,
thể hiện:
Một là, Cạnh tranh sẽ làm gia tăng nhanh sự ô nhiễm môi trường và làm
mất cân bằng sinh thái.
Trong nền kinh tế thị trường, vì chạy theo lợi nhuận,mà một số chủ thể
kinh tế phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu.Do đó mà họ đã khơng làm
hoặc là làm một cách hờn hợt cơng đoạn xử lí rác thải ra mơi trường khiến các
chất thải độc đó gây nên sự ơ nhiễm môi trường đồng thời gián tiếp làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân. Cùng với đó mà
hiện tượng khai thác một cách bừa bãi, không kế hoạch các tài nguyên môi
trường khiến cho tài nguyên cạn kiệt, hệ sinh thái xung quanh nơi đó bị mất cân
bằng. Đây là những hành động cạnh tranh không lành mạnh đáng bị lên án trong
nền kinh tế thị trường.
Minh chứng cho điều đó là hàng năm một số nhà máy bị người dân địa
phương quanh đó lên án do xả chất thải bẩn ra môi trường. Cụ thể phải kể đến vụ
án nhà máy Formosa do khơng xử lí chất thải bẩn thải trực tiếp ra môi trường đã
làm cá biển chết hàng loạt tại dọc các bãi biển miền Trung (Hà Tĩnh,Quảng Bình,
Quảng Trị , Thừa Thiên Huế) xảy ra vào năm 2016. Sự việc này đã tốn khơng ít
bút mực của cánh báo chí nhằm lên án hành vi cạnh tranh phi pháp, chạy theo lợi
nhuận làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến nền
kinh tế ngư nghiệp của nhiều bà con làm nghề đánh bắt. Có thể xem đây là một
trong những minh chứng lớn cho việc cạnh tranh không lành mạnh trong nền
kinh tế thị trường.
7


Hai là, Cạnh tranh làm tăng nạn hàng giả, hàng nhái, trốn lậu thuế, gây
thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.

Khi các chủ thể bị lợi nhuận che mờ mắt là hàng loạt các hệ quả đáng tiếc
có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa, chất lượng hàng khi đến tay
người tiêu dùng , ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước. Cụ thể như một số đối
tượng sử dụng mánh khóe trong kinh doanh để đạo nhái, sản xuất hàng giả, hàng
kém chất lượng và bán với giá thấp hơn mặt bằng chung gây nên khó khăn cho
người tiêu dùng khi chọn sản phẩm chính hãng và ảnh hưởng đến lượi nhuận của
các chủ thể kinh doanh lành mạnh.
Ba là, Cạnh tranh góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã
hội. Trong q trình cạnh tranh, những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có
trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có trình độ lao động cao, hợp lý hóa sản xuất,
thì họ sẽ có năng suất lao động cao, có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí
lao động xã hội cần thiết, họ sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh và do đó họ sẽ có
lãi cao và giàu lên nhanh chóng và ngược lại. Ngồi ra, sự phân hóa giàu nghèo
cũng được thể hiện rõ khi cùng một mặt hàng nhưng lại có sự đa dạng trong mức
giá và đi kèm với nó là chất lượng sản phẩm. Việc lựa chọn sản phẩm của người
tiêu dùng cũng đã phần nào thể hiện rõ sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Câu 2 : Anh chị hãy phân tích sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ? cho ví dụ cụ thể và phân
tích?
Bài làm
C.Mác đã viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Khơng phải lúc nào sức lao động cũng trở thành hàng hóa, nó trở thành
hàng hóa trong 2 điều kiện sau đây:
8


Một là, người lao động tự do về thân thể và được quyền sử dụng sức lao
động theo ý muốn. Nghĩa là họ có quyền sở hữu, chi phối, định đoạt bản thân

mình tức là có quyền bán hay khơng bán sức lao động, có quyền lựa chọn cơng
việc, lựa chọn thời gian khi nào thì bán và có quyền lựa chọn tiền cơng (lương)
mà mình được hưởng.
Như thế để nhấn mạnh rằng, không phải lúc nào người lao động cũng được
tự do về thân thể, nhất là trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Người nô
lệ và người nơng nơ khơng có tự do về thân thể. Họ khơng có quyền sở hữu
chính bản thân mình ngay cả quyền tối thiểu nhất là sống và tồn tại họ không
được quyết định. Khi xuất hiện điều kiện thứ nhất, bắt buộc chúng ta phải thủ
tiêu xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
Hai là, Người lao động khơng có tư liệu sản xuất hay của cải gì để duy trì
cuộc sống. Chính vì vậy mà họ cần bán sức lao động của mình để duy trì cuộc
sống. Ví dụ đi làm thêm.
Quay lại lịch sử, nơng nơ và nơ lệ sau khi được giải phóng, được sở hữu
bản thân, họ khơng có tư liệu sản xuất , khơng có của cải để duy trì cuộc sống tối
thiểu nên họ phải bán sức lao động.
Sức lao động muốn trở thành hàng hóa khi sở hữu hai điều kiện trên. Nhưng
ngày nay, điều kiện thứ 2 có sự thay đổi. Trên thực tế, có người lao động có của
cải và tư liệu sản xuất nhưng vẫn bán sức lao động bởi họ có nhu cầu giao tiếp,
mở rộng mối quan hệ, họ sợ rủi ro trong kinh doanh.
Vậy tại sao nói sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nhất là trong nền
kinh tế thị trường? Có thể thấy rằng, mọi loại hàng hóa trong đó có hàng hóa sức
lao động đều có 2 thc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Về giá trị sức lao động:
9


Thứ nhất, Giá trị sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định( Khác với hàng hóa thơng thường
là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất).
Thứ hai, Nếu như giá trị của hàng hóa thơng thường về mặt lượng sẽ là

theo cơng thức: c + v + m cịn giá trị sức lao động được biểu hiện ra bên ngoài
bằng một lượng tiền nhất định là tiền lương hay tiền công. Lượng giá trị bao gồm
ba bộ phận: nuôi sống người cơng nhân, phí tổn đào tạo và ni sống gia đình
cơng nhân.
Thứ ba, giá trị hàng hóa sức lao động đặc biệt hơn giá trị hàng hóa thơng
thường ở chỗ là bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Bởi với hàng hóa thơng
thường như bàn, ghế, phương tiền chỉ tồn tại trong một vật thể. Hàng hóa sức lao
động được tồn tại trong một cơ thể sống.
Về giá trị sử dụng sức lao động, thể hiện trong q trình lao động, có khả
năng tạo giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng có tính có ích, cũng thỏa
mãn nhu cầu của người mua. Cũng như hàng hóa thơng thường, giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động được biểu hiện khi đi vào tiêu dùng nhưng tiêu dùng
trong quá trình sản xuất. Trong quá trình tiêu dùng đấy nó tạo ra cho người chủ
th nó một hàng hóa nhất định nào đó. Trong quá trình sử dụng hàng hóa sức
lao động khơng bị hao mịn, khơng bị mất đi (khác với hàng hóa thống thường là
bị hao mịn, bị mất đi). Chính vì vậy mà giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư.
Từ những yếu tố trên đã chứng minh được hàng hóa sức lao động là hàng
hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam khái niệm về hàng hóa sức lao động cũng như thị trường sức
lao động mới được hình thành sau khi đất nước bước vào đổi mới, khi mà nền
10


kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nên cịn
nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam.
Vì thế cho nên nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu và thị
trường sức lao động từ chỗ không tồn tại đã bắt đầu được hình thành và phát

triển. Việc chúng ta khẳng định sức lao động là hàng hóa khơng có nghĩa là quay
lại quan hệ tư bản và lao động như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà là sự
kế thừa, phát triển nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động và quản lý mối quan hệ giữa người có sức lao động và người sử dụng lao
động, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị trường sức lao
động ở Việt Nam có những đặc điểm hết sức riêng biệt.
Trải qua một quá trình dài đưa sức lao động trở thành hàng hóa trong nền
kinh tế thị trường Việt Nam chúng ta nhận thấy rằng hàng hóa sức lao động của
người Việt có số lượng đơng đảo và dồi dào .”Theo số lượng số liệu thống kê
của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội thì đến ngày 1 tháng 7 năm 2002, dân số
Việt Nam là 79.930.000 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là
40.694.360 người, mức tăng trung bình hàng năm là 2,6%. So với tốc độ tăng
dân số (1,7%/năm) thì tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều.
Kết quả là mỗi năm nước ta có khoảng 1,1 triệu người bước vào độ tuổi lao
động. Và nếu so với mức tăng việc làm trong cùng thời kỳ thì ở nước ta (khoảng
từ 1,4% đến 2%) thì có thể thấy rõ rằng hiện có một bộ phận người lao động
trong độ tuổi khơng thể tìm kiếm được việc làm.Bàn về thị trường ngành hàng
hóa sức lao động của Việt Nam , ta có thể nhận thấy rằng :thứ nhất về mặt sức
khỏe, thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực về cân nặng,
chiều cao, sức bền… Thứ hai, về trình độ học vấn: Tỷ lệ người biết chữ trong
tổng số lao động của Việt Nam nói chung tương đối cao so với nhiều nước có
11


mức thu nhập tương đương trên thế giới, và có xu hướng tăng lên.. Trình độ
chun mơn kỹ thuật giữa thành thị với nơng thơn cũng có sự khác biệt lớn. Ở
khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44,6%, ở nông thôn
là 11,89%. Thứ ba về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do
nước ta là một nước nơng nghiệp nên phần lớn người lao động cịn mang nặng

tác phong sản xuất của một nền nhà nước tiểu nông. Người lao động chưa được
trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả năng hợp
tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm
việc.”
Ngoài những đặc điểm về chất lượng nguồn lao động thì một điều khác
cũng khiến chúng ta quan tâm đó là sự chuyển dịch trong thị trường lao động tại
Việt Nam . Thị trường lao động có sự chuyển dịch theo 2 hướng . Đầu tiên là
chuyển dịch theo ngành . Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành
kinh tế là rất quan trọng. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các
ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực Cơ cấu lao động theo nhóm ngành ở
nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ ở khu vực nông-lâm-ngư
nghiệp, tăng tỷ lệ ở khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Điều đó đã phản
ánh xu thế CNH-HĐH trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta.
Tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm chạp. Hướng thứ hai là sự
chuyển dịch theo lãnh thổ . Đây được xem là hướng đi đem lại nhiều bất lợi và
rủi ro hơn so với hướng thứ nhất . Các dịng lao động nước ta có xu hướng di
chuyển từ Bắc vào Nam do một số tỉnh miền Nam hiện đang có điều kiện phát
triển kinh tế tốt hơn đặc biệt là về trình độ phát triển kinh tế. Nhưng dòng di
chuyển lao động mạnh nhất hiện nay vẫn là từ nông thôn ra thành thị: có đến gần
½ dân số hiện đang sống ở các vùng đơ thị có nguồn gốc từ nơng thơn, chưa kể
số lao động đến làm việc theo ngày, hoặc theo thời vụ…Trong khi đó, người có
12


nguồn gốc từ thành thị chuyển đến sinh sống và làm việc ở các vùng nông thôn
chỉ chiếm con số rất nhỏ (gần 8%). Và cuối cùng là sự chuyển dịch theo hướng
quốc tế. Khác với lợi thế về số lượng nguồn lao động, tại một số nước trên Thế
giới từ những năm 90 đến nay đang có dấu hiệu của sự già hóa dân số và cùng
với đó là số lượng người trong độ tuổi lao động ngày càng thấp. Đây chính là

mơi trường thích hợp để nước chúng ta tận dụng , đem nguồn hàng là sức lao
động đi ra nước ngoài. Điều này nhằm tăng nguồn thu cho người dân, giảm tình
trạng thất nghiệp cũng như thúc đẩy sự giao lưu văn hóa , kinh tế giữa các nước.
Cụ thể , trong thập niên 90, chúng ta đã đưa gần 90.000 lao động đi làm việc tại
40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt từ sau năm 1996 chúng ta đã mở thêm
nhiều thị trường mới, giúp cho thị trường xuất khẩu lao động phát triển mạnh
mẽ.Có được điều đó là nhờ những chính sách của nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi cho người lao động vay vốn đi lao động ở nước ngoài, nâng cao năng lực của
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và tăng cường công tác tuyên truyền… Tuy
nhiên chất lượng lao động của Việt Nam cịn hạn chế về trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ và ý thức kỷ luật nên giảm tính hấp dẫn so với nguồn nhân lực của các
nước khác: Trung Quốc, Phillipin, Indonexia…
Từ những thực trạng về tình hình kinh doanh hàng hóa sức lao động của
Việt Nam chúng ta cũng có thể thấy hàng hóa lao động tại Việt Nam có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển tuy nhiên giá trị sức lao động còn thấp . Nguyên
nhân chủ yếu là do người lao động Việt Nam cịn nhiều hạn chế về chất lượng,
quy mơ và mức độ tham gia thị trường lao động còn thấp, đặc biệt quan hệ cungcầu trên thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến sự không ổn định. Để khắc phục
những hạn chế trên và nâng cao giá trị hàng hóa sức lao động, Đảng và nhà nước
ta cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao chất lượng
và thay đổi cơ cấu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động. Phát triển giáo
dục ở các vùng miền của đất nước đặc biệt là vùng núi, trung du và hải đảo.
13


Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng ,các trường dạy
nghề theo hướng xã hội hóa, linh hoạt, năng động, gắn đào tạo với sử dụng. Tổ
chức triển khai có hiệu quả một số chương trình trọng điểm có khả năng tạo
nhiều việc làm mới như: phát triển nông nghiệp-nông thôn, phân bố lại dân cư,
lao động, xây dựng các vùng kinh tế mới, phát triển cơng nghiệp-dịch vụ…Hồn
thiện cơ chế chính sách theo hướng giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao

động, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm, tạo điều
kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình
giải quyết việc làm bằng cách xây dựng hệ thống hướng dẫn, giám sát, kiểm tra
điều chỉnh chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Tiếp tục hoàn thiện khung
khổ pháp luật về tiền công, tiền lương, các chế độ đối với người lao động để thị
trường lao động vận hành một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Sắp
xếp, điều chỉnh hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển hệ thống
thông tin lao động và việc làm để người lao động cũng như người sử dụng lao
động có những thơng tin chính xác, kịp thời. -Chú trọng công tác xuất khẩu lao
động, nâng cao chất lượng nghề của lao động đi xuất khẩu, tạo ra tính liên thơng
giữa thị trường lao động trong nước và ngoài nước về cung cầu và giá cả sức lao
động.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
đã xác định sự cần thiết của việc thiết lập thị trường sức lao động. Mặc dù mới
dc công nhận và bước đầu đi vào hoạt động nhưng thị trường lao động nước ta
đã có những phát triển đáng ghi nhận.Do đây là thị trường của loại hàng hóa đặc
biệt-hàng hóa sức lao động và do cịn đang trong giai đoạn hình thành nên bên
cạnh những tiến bộ bước đầu, thị trường lao động nước ta vẫn cịn tiềm ẩn nhiều
hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hồn thiện cơ
chế chính sách đi đơi với nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát huy hết

14


tiềm năng sức lao động của nước ta nhằm xây dựng một thị trường lao động sôi
động, ổn định, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước.

Tài liệu tham khảo
- Giáo trình khong chuyen KTCT lan 1
- />- />

15



×