Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TAI NGUYEN MOI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.66 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GV: Phạm Đình Thắng - HVKTQS Chương 4 . TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4.1. Đặc điểm chung và phân loại tài nguyên 4.1.1. Khái niệm về tài nguyên. Nhiều người cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Người ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con người và xã hội. Trong thực tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao động, tài nguyên thông tin, tài nguyên trí tuệ... Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi; chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E, 1981). Nước, gió, tài nguyên sinh vật... là những tài nguyên tái tạo được. Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu, các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được. Trên lý thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con người hiện nay thì phải xem là không tái tạo được. Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Vậy tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin, có trên Trái đất 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình. Hình 4.1 trình bày sơ đồ phân loại tài nguyên. 4.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung : Tài nguyên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng Quốc gia. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.. Hình 4.1: Sơ đồ phân loại tài nguyên. 4.1.3. Con người với tài nguyên và môi trường. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Con người khi sinh ra là có nhu cầu về tiêu thụ tài nguyên, tuy nhiên dân số ngày càng tăng và chất lượng cuộc sống con người luôn cải thiện, do đó, các công cụ và phương thức sản xuất được cải tiến để khai thác và sử dụng TNTN được nhiều hơn tất yếu dẫn đến suy thoái MT lớn hơn. Giữa con người, tài nguyên và môi trường có mối quan hệ với nhau theo hình 4.2. 4.2. Tài nguyên đất Con người được sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào đất và khi chết lại trở về với đất. Tuy nhiên không ít người có thái độ thờ ơ với thiên nhiên nên không biết đất là gì, đất sinh ra từ đâu, đất quý giá thế nào và vì sao chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đất. Vào1897, nhà thổ nhưỡng học người Nga Docutraep định nghĩa: “ Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có : đá địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian “.. Hình 4.2: Mối quan hệ giữa con người, TNTN và MT. Đây là định nghĩa đầu tiên khá hoàn chỉnh về đất. Sau này một số nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung thêm nột số yếu tố khác, đặc biệt là vai trò của con người, chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều khi đã tạo ra hẳn một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên, đó là đất lúa nước. Nếu biểu thị định nghĩa trên dưới dạng một công thức toán học thì ta có thể coi đất là hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian: Đ = f ( Đa , Đh, Kh, N, SV, CN) t 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong đó : Đ : đất;. Đa : đá;. Đh : địa hình;. Kh. :. khí. hậu;. N : nước; SV : sinh vật;. CN : hoạt động của con người; t : thời gian.. Thành phần cấu tạo của đất gồm: các hạt khoáng 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Thành phần hóa học trung bình của đất được thể hiện trong bảng 4.1. Bảng 4.1: Hàm lượng trung bình của các nguyên tố hóa học trong đá và đất tính theo % trọng lượng ( Nguồn Vinograđôp, 1950). Nguyên tố. Đá. Đất. Nguyên tố. Đá. Đất. O. 47,2. 49,0. Mg. 2,1. 0,46. Si. 27,6. 33,0. Ti. 0,6. 0,46. Al. 8,8. 7,13. H. 0,15. -. Fe. 5,1. 3,8. C. 0,10. 2,0. Ca. 3,6. 1,37. S. 0,09. 0,08. Na. 2,64. 0,63. P. 0,08. 0,09. K. 2,6. 1,36. N. 0,00. 0,10. Diện tích đất toàn cầu và quy mô sử dụng đất trên Trái đất được thống kê trong bảng 4.2 và 4.3. Bảng 4.2: Diện tích và sử dụng đất trên Trái đất. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16. Hệ sinh thái Rừng mưa nhiệt đới Rừng nhiệt đới theo mùa Rừng thường xanh vùng khí hậu ôn hòa Rừng rụng lá vùng khí hậu ôn hòa Rừng Taiga Rừng cây gỗ, cây bụi Savan Đồng cỏ nhiệt đới Đồng cỏ vùng khí hậu ôn hòa Sa mạc, bán sa mạc Sa mạc khắc nghiệt Đất canh tác Đất lúa Đầm lầy, đầm phá Tundra Pha tạp. Diện tích ( x 106 km2) 7,11 7,105 7,306 6,834 7,013 7,173 10,695 2,115 10,467 12,001 12,575 15,776 1,45 2,101 6,947 15,210 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nguồn : Bouwman,1988 Bảng 4.3: Tỷ lệ % diện tích các loại đất trên thế giới (FAO,1990). Qua bảng trên cho thấy, những loại đất quá xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Hiện trạng sử dụng đất của thế giới theo FAO như sau: - 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh, không sản xuất được; - 20% diện tích đất ở vùng quá khô, hoang mạc cũng không sản xuất được; - 20% diện tích đất ở vùng quá dốc không canh tác nông nghiệp được; - 20% diện tích đất đang làm đồng cỏ; - 10% diện tích đất ở vùng có tầng đất mỏng (núi đá, đất bị xói mòn mạnh); - 10% diện tích đang trồng trọt. Bảng 4.4: Tỷ lệ % của các yếu tố đóng góp vào việc làm suy thoái đất trên TG. Những nguyên nhân gây thoái hóa đất - Do mất rừng - Do khai thác rừng quá mức - Do gặm cỏ quá mức - Do hoạt động nông nghiệp - Do hoạt động công nghiệp. Châu Âu 39 23 29 9. Bắc Mỹ 4 30 66 -. Trun Nam g Mỹ Mỹ. Châ u Phi. Châ u Á. 22 18 15 45 -. 14 13 49 24 -. 40 7 26 27 -. 41 5 28 26 -. Châu Đại Dươn g 12 80 8 -. Toàn Thế giơí 30 7 34 28 -. Nguồn : Viện Tài nguyên thế giới, 1995 Bảng 4.5: Sự suy giảm diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Năm. Dân số (tr.người). 1940 1955 1975 1980 1985 1990 1995. 20,2 25,1 47,6 53,7 59,7 65,7 74,0. Diện tich đất nông nghiệp (tr. ha) 5,2 4,7 5,6 7,0 6,8 7,1 7,0. Bình quân (ha/người) 0,26 0,19 0,12 0,13 0,11 0,105 0,095 Nguồn : Lê Thạc Cán. Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất đến hết năm 1998. Nguồn : Tổng cục Địa chính, 1999 Tài nguyên đất thế giới phân bố như sau: Tổng diện tích : 14.777 triệu ha; Đất đóng băng : 1.527 triệu ha; Đất không phủ băng : 13.251 triệu ha. Trong đó : 12 % DT đất canh tác, 24% DT đất đồng cỏ, 32% DT đất rừng và 32% DT đất cư trú, đầm lầy. DT đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha.. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hiện nay tài nguyên đất thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Trong đó, 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đang bị sa mạc hóa. 4.3. Tài nguyên rừng 4.3.1. Khái niệm. Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển KTXH, sinh thái và MT. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là HST điển hình trong sinh quyển (Tenslay,1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường. Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành nhũng đai rừng lớn trên Trái đất. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ MT. Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST VQG, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghĩ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường. Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, động vật rừng kết hợp phòng hộ, BVMT. 4.3.2. Tầm quan trọng của rừng đối với môi trường. Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai.Vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển KTXH mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong BVMT.. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là máy lọc bụi khổng lồ, trung bình trong 1 năm,1 ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí. Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. 4.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau : - Đầu thế kỷ XX 6 tỷ ha - Năm 1958 4,4 tỷ ha - Năm 1973 3,8 tỷ ha - Năm 1995 2,3 tỷ ha Tốc độ mất rừng hằng năm của Thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để trồng cây đặc sản và cây công nghiệp, cháy rừng. Ở VN, năm 1943, có khoảng 14 triệu ha rừng, chiếm 43% DTTN, năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn khoảng 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%, năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28% (Jyrki Salmi và cộng sự, 1999). Bảng 4.7: Biến động diện tích rừng qua các năm. (đơn vi:1.000ha) Nguồn: Nguyễn Ngọc Lung, 1998. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hình 4.3: Hình ảnh minh chứng về sự suy thoái tài nguyên rừng. 4.4. Tài nguyên nước 4.4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của nước. Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động KTXH của con người. Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng MT sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản”. Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng định: ”Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thành được…”. 4.4.2. Đặc điểm các nguồn nước. Nguồn nước mưa. Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếm nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời gian và không gian. Nguồn nước mặt. Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng khác, từ mùa này sang mùa khác. Nguồn nước dưới đất. Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất được coi là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các phân tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học.. Hộp 4.1. Phá Tam Giang – Cầu Hai hình thành trên 2.000 năm, lớn nhất ĐNÁ, Dài 68 km, rộng gần 22.000ha. Có sự đa dạng sinh học cao, có 34 loài chim di cư, 36 loài chim định cư, trong đó có 1 loài được ghi vào sách đỏ của VN và 21 loài trong danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu. Hiện nay có 2.500 thuyền đang xuôi ngược khai thác thủy sản 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> trên đầm phá với nhiều phương thức như: nò, sáo, đáy, rớ giàn, chuôm,… (Theo Tuổi trẻ, ngày 27.8.2006) 4.4.3. Các vấn đề về MT nước hiện nay. Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài nguyên nước quy mô toàn cầu có thể phân ra như sau: Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất; Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn; Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người; Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng. Hộp 4.2. Nhân tuần lễ nước thế giới ( bắt đầu từ ngày 20/8), Qũy Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đưa ra cảnh báo rằng tình trạng thiếu nước gia tăng là “vấn đề toàn cầu” và không loại trừ cả các nước giàu. Nguyên nhân của vấn đề này được lý giải là sự kết hợp của hiện tượng thay đổi khí hậu thế giới và yếu kém trong quản lý nguồn nước. WWF kêu gọi bảo tồn nguồn nước ở quy mô toàn cầu và các nước giàu nên làm gương trong việc sửa chữa hệ thống cấp nước bị thất thoát và giải quyết ô nhiễm. Trước đó, các nhà khoa học Anh cho rằng nhiệt độ Trái đất tăng lên sẽ làm phát sinh thêm rủi ro cháy rừng, hạn hán và lụt lội trong vòng hai thế kỷ tới. Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đưa ra kết luận trên dựa vào dữ liệu của hơn 50 hình mẫu khí hậu về tác động của hiệu ứng nhà kính. Họ chia ra các mốc gia tăng của nhiệt độ toàn cầu: ít hơn 2 0C, từ 2 – 3 0C và trên 3 0C. Trong từng mức này, các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng thay đổi về diện tích rừng bao phủ, tần suất xảy ra cháy rừng và sự thay đổi nguồn nước ngọt. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Marko Scholze, những phát hiện cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiệt độ Trái đất tăng với sự hủy hoại của HST. Giới khoa học cho rằng công trình nghiên cứu này giúp gạt bỏ những nhận thức mơ hồ về tác động của hiệu ứng nhà kính lên khí hậu Trái đất. ( Theo BBC, Reuters)( Báo Tuổi trẻ ngày 17.8.2006).. 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hình 4.4: Tài nguyên nước bị suy thoái. 4.5. Tài nguyên khoáng sản 4.5.1. Khái niệm Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái đất. Là các thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy chúng từ kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản được phân ra : Theo dạng tồn tại: rắn, lỏng, khí; Theo nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh; Theo thành phần hoá học: khoáng sản kim loại, phi kim loại và khoáng sản cháy. Bảng 4.8: Dự trữ các loại khoáng sản thế giới Loại khoáng sản Dầu Khí đốt Than Đống Molipđen Chì Kẽm. Dự trữ thế giới Loại khoáng sản Dự trữ thế giới (năm ) (năm ) 55 Niken 60 47 Quặng sắt 85 216-393 Quặng mangan 100 47 Quặng crôm 270 53 Bauxit 290 24 Thiếc 20 25 Tính bằng năm theo số liệu tới 1989. 4.5.2. Các đặc trưng của khoáng sản. 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Phân bố: Diện phân bố khoáng sản được phân chia ra làm nhiều loại (đai, bể), khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản. Mỏ khoáng sản là những phần vỏ Trái đất có cấu trúc đặc trưng, trong đó khoáng sản tập trung trong các thân quặng, về mặt số lượng đủ để khai thác, về mặt chất lượng đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành công nghiệp. Khái niệm mỏ khoáng sản thay đổi theo thời gian lịch sử và theo các nền kinh tế xã hội khác nhau. Tỉnh khoáng sản là phần vỏ Trái đất liên quan với một vùng nền, một đai uốn nếp địa máng hoặc một đáy đại dương chứa các mỏ khoáng sản đặc trưng cho chúng. Vùng khoáng sản (đai, bể khoáng sản) chiếm một phần tỉnh khoáng sản và được đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn gốc, cùng thuộc về một hoặc nhóm yếu tố kiến tạo quan trọng của khu vực. Bể khoáng sản đặc trưng cho các kiến trúc chứa dầu khí, than, khoáng sản phi quặng, quặng sắt và mangan, trầm tích biến chất. Khu vực khoáng sản là một phần của vùng khoáng sản có sự tập trung cục bộ các mỏ khoáng sản đôi khi còn gọi là nút khoáng sản. Trường khoáng sản là nhóm các mỏ khoáng sản có chung nguồn gốc và giống nhau về cấu tạo địa chất. Thân khoáng sản là các tích tụ cục bộ tự nhiên của khoáng sản liên quan tới một yếu tố hoặc một tập hợp các yếu tố cấu trúc. 2. Thành phần hoá học và khoáng vật quặng Khoáng sản chia ra 2 loại: loại chứa các khoáng vật hoặc nguyên tố được sử dụng trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho ngành luyện kim gọi là quặng. Loại chứa các khoáng vật khác gọi là khoáng vật mạch. Theo thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng, người ta chia ra làm các loại quặng: Quặng ôxyt dưới dạng ôxyt và hydrôxyt kim loại Fe, Mn,Sn, U, Cr, Al; Quặng silicat đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại ( kaolin, mica, atbet, tan,...); Quặng sunfua dưới dạng sunfua, acsenit, thường gặp với phần lớn kim loại mầu; Quặng cacbonat đặc trưng cho các mỏ quặng sắt, magan, magiê, chì, kẽm, đồng... Quặng sunfat : mỏ bari, stronxi... Quặng phôtphat: các mỏ phôtphat, apatit... Quặng halogen : các mỏ muối và fluorit; 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Quặng tự sinh : các mỏ vàng, Pt, Cu... 3. Phân loại khoáng sản và mỏ khoáng sản Theo chức năng sử dụng, khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn: Khoáng sản kim loại: nhóm khoáng sản Fe và hợp kim sắt; nhóm kim loại cơ bản; nhóm kim loại quý hiếm; nhóm kim loại phóng xạ và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm; Khoáng sản phi kim loại: nhóm khoáng sản hoá chất và phân bón; nhóm nguyên liệu sứ; nhóm nguyên liệu kỹ thuật và nhóm vật liệu xây dựng; Khoáng sản cháy : than, dầu khí. 4.5.3. Tác động của việc khai thác mỏ và chế biến quặng đến môi trường. 1. Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản nhìn chung rất đa dạng, các quá trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố MT như: suy thoái chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư địa phương và người lao động... 2. Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản. Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản. Các công đoạn chủ yếu của tuyển khoáng gồm: chuẩn bị quặng, tuyển quặng bằng các phương pháp khác nhau. 4.5.4. Quản lý tài nguyên khoáng sản. Quản lý tài nguyên khoáng sản bao gồm hai nội dung quan trọng: BVMT trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. 1. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản. Lập báo cáo ĐTM; Kiểm toán và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến; Giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn; Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý MT; Quan trắc thường xuyên tác động MT của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. 2. Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hình 4.4 : Các phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. 4.6. Tài nguyên biển 4.6.1. Đặc điểm biển Biển và đại dương TG chiếm 71% DT Trái đất với độ sâu trung bình 3.710 m, tổng khối nước 1,37 tỷ km3. Biển và đại dương có những đặc thù riêng: Ít bị chia cắt như lục địa, trừ một số biển kín như Caspiên, Aral và nửa kín như Bantic, Hắc Hải, Địa Trung Hải; Môi trường biển tiếp nhận mọi nguồn dinh dưỡng, các chất ô nhiễm, các loại muối tan từ lục địa, là môi trường phát sinh phát triển sự sống trên Trái đất; Theo độ sâu, biển chia ra làm các vùng: thềm lục địa có độ sâu từ 0- 200 m, sườn lục địa có độ sâu 200-2.000 m và biển sâu trên 2.000 m. 4.6.2. Khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Tài nguyên biển rất đa dạng, được chia ra thành các loại : nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ nuớc biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều; Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người; 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận, tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3. Các loại khoáng sản khai thác từ biển là dầu khí, quặng Fe,Mn, vàng sa khoáng, Ti và cá loại muối (xem bảng IV.9, trang 125- LĐHải); Các vấn đề MT liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển hiện nay : - Khai thác quá mức tài nguyên sinh học; - Ô nhiễm biển từ các hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển, đổ chất thải độc hại và chất thải phóng xạ xuống biển, đưa nước thải từ đất liền ra biển; Biển còn là nguồn năng lượng được khai thác trong vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác; Biển Đông VN có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung bình 1.140 m, sâu nhất là 5.416 m, tài nguyên biển Đông rất đa dạng cho phép khai thác trên 1 triệu tấn/năm, sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển VN đạt 20 triệu tấn. 4.7. Tài nguyên khí hậu 4.7.1. Khái niệm về khí hậu Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí quyển. 4.7.2. Tài nguyên khí hậu 1. Bức xạ Mặt trời. Tổng năng lượng và vật chất của Mặt trời đi đến Trái đất được gọi là Bức xạ Mặt trời. BXMT là nguồn năng lượng chính của tất cả các quá trình trong khí quyển. BXMT quy định chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ địa lý. 2. Nhiệt độ không khí. 3. Lượng mưa. Là lượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi xuống mặt đất hoặc vật thể ở mặt đất từ mây hoặc từ các chất kết tủa trong không khí dưới dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương mù, sương… 4. Sự bốc hơi và độ ẩm không khí. Do sự bốc hơi từ bề mặt thủy quyển, bề mặt lục địa và do sự thoát hơi của thực vật đã tạo nên một khối lượng lớn hơi nước trong khí quyển. Đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước có trong không khí được gọi là độ ẩm. Độ ẩm không khí được xác định thông qua sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt đặt trong lều khí tượng. 4.7.3. Sử dụng tài nguyên khí hậu. 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Việc sử dụng tài nguyên khí hậu phụ thuộc nhiều vào tính chất của các ngành nghề kinh tế và nhu cầu của con người. Chính vì vậy mà đã hình thành nhiều chuyên ngành khí hậu như: - Khí hậu nông nghiệp: khai thác các điều kiện khí hậu phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt như xác định cơ cấu mùa vụ… - Khí hậu y học: có những bệnh do khí hậu và thời tiết tạo nên; - Khí hậu xây dựng: nghiên cứu khí hậu để thiết kế các công trình xây dựng phù hợp với điều kiện khí hậu; - Khí hậu thương mại: con người đã từng khai thác lợi thế của khí hậu để kinh doanh, ví dụ lợi dụng hướng gió và sức gió để các thương thuyền hoạt động; - Khí hậu đối với các ngành nghề khác…. 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×