Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ke hoach mon Sinh hoc 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.14 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 7 A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Mục tiêu của môn học:  Như những môn học khác, môn sinh học cũng không kém phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS góp phần hình thành con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho học sinh kiến thức đi vào các trường nghề, tiếp tục học lên bậc THPT hay áp dụng ngay vào thực tế sản xuất ở địa phương do hoàn cảnh không tiếp tục học tiếp. Đó là vốn kiến thức có thể áp dụng được ngay vào trong thực tế sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lai tạo giống, … mà đặc biệt là ở vùng nông thôn. Ngoài ra môn học còn cung cấp cho người học những kiến thức về chính cơ thể mình, từ đó có vốn kiến thức vệ sinh và rèn luyện thân thể trở thành người có đủ sức khỏe cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.  Mục tiêu cụ thể: a/ Kiến thức: Chương trình sinh học THCS được thực hiện 2 tiết trên tuần, tùy vào khối lớp mà học sinh được học những kiến thức khác nhau: - Khối 7: Học sinh được nghiên cứu về phân loại, hình thái, cấu tạo cơ thể động vật, chức năng sinh lí của một số hệ cơ quan. Tìm hiểu về các điều kiện sống và vai trò của động vật đối với thiên nhiên và đời sống con người. b/ Kĩ năng: Khi học môn Sinh học thì cho học sinh được rèn luyện những kĩ năng sau: - Biết phân tích, nhận biết, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa các sinh vật hay các hiện tượng gặp ngoài thiên nhiên. - Vẽ được các hình ảnh thông qua các buổi học theo sự yêu cầu của giáo viên. - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống sản xuất, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên về tập tính, hoạt động sống của sinh vật, … - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành. Thành thạo khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụï thực hành, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các dạng năng lượng, hoạt động theo nhóm, theo tổ. - Biết tự đánh giá và có khả năng đánh giá lẫn nhau, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. c/ Thái độ, tình cảm: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích, đam mê nghiên cứu khoa học cũng như lòng yêu thích bộ môn đang học. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường mình đang sống, bảo vệ sinh vật. Kiên quyết phòng chống các hành động tiêu cực đối với môi trường. - Có ý thức tiết kiệm và thực hành tiết kiệm trong sử dụng các dạng năng lượng trong cuộc sống hằng ngày để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, con người, đất nước qua các tiết học đặc biệt là các tiết học thực hành, tổng kết. 2. Thuận lợi – Khó khăn: a/ Thuận lợi: Giáo viên nắm vững tinh thần, chủ trương của việc thay sách giáo khoa nói chung và bộ môn sinh học nói riêng. Nắm vững những điểm mới, điểm khó trong việc xây dựng chương trình và phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập bộ môn. Được tập huấn đầy đủ các chuyên đề về chuẩn kiến thức kĩ năng, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, … Giáo viên nhiệt tình trong công tác, có ý thức tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, tận tụy với nghề nghiệp như soạn giảng, ra đề, chấm bài kiểm tra, … Có đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên kể cả chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Có đồ dùng phục vụ cho công tác dạy học như: tranh ảnh minh họa bài học, phiếu học tập, bảng phụ, mô hình, phòng thực hành, … Học sinh cơ bản có đủ sách giáo khoa và trang bị đủ tập, viết. Phần lớn có tinh thần học tập tương đối tốt. Trường lớp khang trang, sạch đẹp, thoáng mát, đảm bảo 1 lớp/ 1 phòng, có hệ thống phòng bộ môn phục vụ cho công tác dạy học thực hành, kĩ năng, … Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương nên việc dạy và học diễn ra hết sức thuận lợi. Các bậc phụ huynh dần dần có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc học tập của con em mình. b/ Khó khăn: Việc soạn giảng và chuẩn bị cho bài học còn gặp nhiều khó khăn do chưa có vườn trường và ở vùng sâu nên rất khó tìm được các mẫu vật đặc thù dành cho bộ môn như sách giáo khoa mà phần lớn phải sử dụng thay thế. Nhận thức và kiến thức của học sinh không đồng đều, một số học sinh chưa có ý thức đúng đắn trong học tập như lười học, vào lớp chưa chú ý bài giảng của giáo viên. Người dân ở vùng khó khăn phải bận rộn với cuộc mưu sinh nên ít quan tâm đến việc học của con em mình, một số ít phụ huynh chưa tạo điều kiện cho học sinh học tập dẫn đến: học sinh không học bài, không thuộc bài, chưa chuẩn bị bài ở nhà, đến lớp chưa đều đặn, … Học sinh còn xem nhẹ bộ môn, xem là môn phụ nên ở lớp dưới chưa nắm vững kiến thức. Một số ít học sinh còn thiếu đồ dùng học tập cá nhân chủ yếu là tập, viết. Học sinh nghỉ nhiều do dịch bệnh thời tiết, hay phải ra đồng phụ giúp gia đình trong mùa thu hoạch lúa, mùa lũ, ….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -. Hệ thống phòng chức năng mới được hình thành nên chưa đưa vào sử dụng chưa được nhiều. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thực hành, … phục vụ cho bộ môn đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng như kính hiển vi hư, tranh rách, mô hình gãy đổ, tiêu bản, lam kính bể, bộ đồ mổ gỉ, gãy, … 3. Tình hình học sinh chung: - Khối 7: có 02 lớp: + Lớp 7a: 33 học sinh (17 nam và 16 nữ) + Lớp 7b: 36 học sinh (20 nam và 16 nữ) II/ HƯỚNG PHẤN ĐẤU CUỐI HỌC KÌ, CUỐI NĂM HỌC: 1. Chỉ tiêu chung của bộ môn: - Khối 7: : + Lớp 7a: 100 % từ trung bình trở lên. + Lớp 7b: 100 % từ trung bình trở lên. 2. Chỉ tiêu cụ thể cần đạt: Lớp 7a 7b Cộng. Sỉ số 33 36. Giỏi. Khá. SL. %. SL. %. 6 10. 18,2% 27,8%. 19 18. 51,5% 50%. Trung bình SL % 8 8. 30,3% 22,2%. Yếu. Kém. SL. %. SL. %. -. -. -. -. Cộng tồn khối trên trung bình Cộng toàn khối dưới trung bình III/ BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC: 1. Giaùo vieân: - Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa đổi mới, những điểm mới, điểm khó của bài, chương, phần. - Xác định trọng tâm của bài, của chương, học kì. (dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng, hướng dẫn tích hợp bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả). - Soạn giảng đúng theo phân phối chương trình, lồng ghép giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả, kể cả việc giảng daïy ñòa lí ñòa phöông. - Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả. Tích cực làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh, theo từng bài. Tận dụng thời gian thảo luận phát huy tinh thần tích cực học tập của học sinh, khuyến khích động viên học sinh học tập..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -. Liên hệ kiến thức bài cũ và bài mới có tính logric, cách áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Liên hệ bài dạy với thực tế để giáo dục tình cảm đối với học sinh. - Cập nhật thông tin ứng dụng vào trong giảng dạy như: trên tivi, internet, … - Ôn tập, ra đề, chấm bài cho học sinh dựa theo chuẩn kiến thức và đối tượng học sinh để đạt được kết quả mong muốn. - Hướng dẫn học sinh cách học bài ở nhà, cách chuẩn bị bài mới, hướng dẫn học sinh làm bài tập. Tổ chức đôi bạn học tập, nhóm học tập để tổ chức thảo luận, giải quyết các vấn đề của bài học. - Kết hợp dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm cho bản thân, tìm ra những hướng mới hiệu quả hơn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với học sinh, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo dục ý thức học tập và lòng yêu thích bộ môn cho học sinh. 2. Hoïc sinh: - Nắm vững phương pháp học tập bộ môn (do giáo viên hướng dẫn) - Xác định thái độ, động cơ học tập đúng đắn, đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi, làm bài tập ở nhà, … theo yêu cầu của giáo vieân giao cho. - Nghiêm túc học tập khi ở trường cũng như ở nhà, phải có góc học tập, có thời gian biểu cá nhân, tích cực phát biểu đóng góp xây dựng bài, tìm ra phương pháp học tập của bản thân. - Hăng hái thảo luận, tranh luận đóng góp ý kiến xây dựng bài học. Tự lực làm bài kiểm tra, không có hành vi gian lận. Luôn có ý thức đấu tranh chống lại hành động tiêu cực ở trường, lớp trong quá trình kiểm tra. - Tất cả học sinh cần phải tham gia học nhóm, học sinh yếu phải tham gia lớp phụ đạo, học sinh khá giỏi cần được mở lớp bồi dưỡng. 3. Thực hiện kế hoạch giảng dạy: a/ Theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức bộ môn: - Chấp hành theo quy chế chuyên môn, tuân thủ theo sự phân công của Hiệu trưởng. - Thực hiện đúng phân phối chương trình, có kế hoạch bổ sung đầy đủ, chi tiết các phân môn cho phù hợp với chương trình. - Thực hiện theo biên soạn giảm tải, thực hiện ma trận đối với các bài kiểm tra 45 phút. b/ Soạn giảng đảm bảo: - Mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ), các bước chuẩn bị, tiến trình bài học, phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc thù bộ moân. - Kiến thức đảm bảo theo chuẩn của toàn bộ chương trình khối lớp dạy, phân môn dạy, chương, bài, … 4. Dự giờ – Thăm lớp: Kết hợp các thành phần liên quan..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a/ Trao đổi chuyên môn trong tổ, thảo luận những vấn đề khó: - Tích cực đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp - Nâng cao chất lượng tiết dạy bằng cách nghiên cứu tài liệu hỗ trợ bộ môn, tìm ra giải pháp khắc phục thiếu sót trong giảng dạy. - Tăng cường kiểm tra bài thường xuyên đối với học sinh, kể cả bài thực hành, những tiết ôn tập, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà. - Tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, tiết dạy mẫu để đề ra phương pháp giảng dạy tốt nhất. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có kế hoạch uốn nắn, theo dõi, giáo dục giúp đỡ học sinh học tập tốt hơn. - Kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh đến gia đình tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu để đưa ra kế hoạch phụ đạo thích hợp. - Có kế hoạch làm mới và sử dụng đồ dùng dạy học. b/ Những kiến thức cần bổ sung, phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh: - Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi theo phân công - Reøn luyeän kó naêng, thao taùc cô baûn khi hoïc taäp boä moân. - Cũng cố kiến thức đối với học sinh yếu. c/ Kiểm tra, đánh giá kết quả đúng qui chế. 5. Dự kiến thời gian: Cả năm 37 tuần. - Vaøo chöông trình: 15/ 08/ 2013 - Hoïc kì I: 19 tuaàn (2 tieát/ tuaàn) - Hoïc kì II: 18 tuaàn (2 tieát/ tuaàn) Khoái. Soá tieát/ tuaàn. Soá tuaàn hoïc. HK I. HK II. Toång soá tieát/ naêm. 7. 2. 37. 19 tuaàn. 18 tuaàn. 74 tieát. Ghi chuù. Dự kiến thời gian tiến hành kiểm tra:. Khối 7 Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 45 phút Kiểm tra 15 phút. Tuần 7 – Tuần 8 Tiết 19 Tuần 15 – Tuần 16. Tuần 24 – Tuần 25 Tiết 59 Tuần 32 – Tuần 33.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kiểm tra cuối HK Tuần 19 Tuần 36 – Tuần 37 6. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: - Phòng thực hành phải có đầy đủ thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy. - Tranh ảnh và hệ thống mô hình phải đầy đủ, hiệu quả khi sử dụng. 7. Báo cáo ngoại khóa: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt cụm (1 lần/ học kì) hay sinh hoạt chuyên môn cấp huyện (1 lần/ năm học) - Cần có một vài tiết cho học sinh lớp 7 tham quan ngoài thiên nhiên.. B. PHẦN CỤ THỂ CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7: I/ MỤC TIÊU: 1/ Về kiến thức: - Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống. - Nêu được các đặc điểm sinh học có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế. - Nêu được hướng tiến hóa của sinh vật (động – thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại động – thực vật. - Trình bày các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái, di truyền. nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi. 2/ Về kĩ năng: - Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể động – thực vật và con người. - Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản. - Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng thong thường trong đời sống. - Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ, … - Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng sinh học, … 3/ Về thái độ: - Có niềm tin yêu khoa học về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường. Sẵn sàn áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương. Xây dụng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội. II/ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TỪNG CHƯƠNG. Ngành động vật nguyên sinhChương I. Tên chương. Những yêu cầu cần đạt Kiến thức cơ bản - Nắm được đặc điểm cấu tạo một số đại diện ngành ĐVNS - Rút ra đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành - Hiểu biết về một số bệnh do vi khuẩn gây ra và có pp phòng tránh. Kỹ năng cơ bản - Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát trên kính hiển vi, quan sát tranh vẽ - Kĩ năng sưu tầm mẫu vật, vẽ hình. Phương pháp - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên. Thiết bị dạy học - Tranh SGK - Máy chiếu - Kính hiển vi, mẫu vật. Tư tưởng đạo đức - Có ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước - Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các ngành giunChương III Ngành ruột khoangChương II. Tên chương. Những yêu cầu cần đạt Kiến thức cơ bản - Nắm được đặc điểm cấu tạo của thủy tức và một số đại diện của ngành ruột khoang. - Nắm được đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang đối với thiên nhiên và đời sống con người. Kỹ năng cơ bản - Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát tranh vẽ - Kĩ năng sưu tầm kiến thức trong thực tế. - So sánh cấu tạo 3 ngành giun về cấu tạo và sự tiến hóa - Biết vai trò của các ngành giun và cơ sở khoa học phòng tránh các bệnh do giun, sán gây nên. - Rèn luyện kĩ năng quan sát mẫu vật, mô hình, thực hành mổ ĐVKXS. Thiết bị dạy học. Tư tưởng đạo đức. - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên. - Tranh, mô hình - Phiếu học tập, bảng phụ. - Có ý thức yêu thiên nhiên - Có ý thức bảo vệ môi trường biển. - Quan sát tìm tòi, n/c SGK. - Thực hành - Ktra thường xuyên. - Máy chiếu, phiếu học tập - Tranh vẽ, bộ đồ mổ, mẫu vật. - Bảo vệ sinh vật, môi trường, hạn chế các loài có hại - Có ý thức phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe. Phương pháp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngành chân khớpChương V Ngành thân mềmChương IV. Tên chương. Những yêu cầu cần đạt Kiến thức cơ bản - Nắm được đặc điểm cấu tạo của trai sông, mực, bạch tuột và một số đại diện thân mềm khác - Nắm được đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm đối với thiên nhiên và đời sống con người. Kỹ năng cơ bản - Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát trên kính hiển vi, tranh vẽ - Kĩ năng sưu tầm mẫu vật, mổ ĐVKXS. - Nắm được đặc điểm cấu tao và tập tính của châu chấu, tôm sông, nhện và một số đại diện CK khác - Thấy được sự đa dạng của CK trong thiên nhiên và sự tiến hóa của chúng đối với các lớp trước - Ôn tập toàn bộ kiến thức các ngành ĐVKXS, sơ lược sự tiến hóa của ĐVKXS.. - Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát trên kính hiển vi, tranh vẽ - Kĩ năng sưu tầm mẫu vật, mổ ĐVKXS. Phương pháp. Thiết bị dạy học. Tư tưởng đạo đức. - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Thực hành. - Máy chiếu, phiếu học tập - Tranh vẽ, bộ đồ mổ, mẫu vật - Mô hình. - Có ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường - Bảo vệ các loài có ích, hạn chế các loài có hại với đời sống và sản xuất. - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Thực hành. - Máy chiếu, phiếu học tập - Tranh vẽ, bộ đồ mổ, mẫu vật - Mô hình. - Có ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và các loài chân khớp có ích, hạn chế các loài có hại cho đời sống và sản xuất - Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> động vậtSự tiến hóa của giới Chương VII Ngành động vật có xương sốngChương VI. Tên chương. Những yêu cầu cần đạt Kiến thức cơ bản - Hình thành các khái niệm: hiện tượng thai sinh, thần kinh cấp cao, … - Nắm được đặc điểm cấu tạo, đời sống, tập tính của các lớp ĐVCXS - So sánh cấu tạo của các lớp động vật để thấy được đặc điểm tiến hóa của các lớp ĐVCXS và với ĐVKXS. Kỹ năng cơ bản - Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát tranh vẽ - Tư duy so sánh, khái quát hóa, sưu tầm và mổ động vật. - Nắm được sự thích nghi đa dạng của sinh vật với môi trường sống, với các kiểu di chuyển của động vật - Thấy được sự tiến hóa của động vật về cấu tạo cơ thể, sinh sản, … - Xây dựng được cây phát sinh giới động vật và xác định vị trí tiến hóa các loài động vật trong tự nhiên. - Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát tranh vẽ - Tư duy so sánh, khái quát hóa, …. Phương pháp. Thiết bị dạy học. Tư tưởng đạo đức. - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Thực hành. - Máy chiếu, phiếu học tập - Tranh vẽ, bộ đồ mổ, mẫu vật - Mô hình các động vật có xương sống. - Bảo vệ môi trường và các loài ĐVCXS có ích, hạn chế các loài có hại cho đời sống và sản xuất - Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng - Biết tôn trọng bản thân và yêu lao động. - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên. - Máy chiếu, phiếu học tập - Nội dung ôn tập các kiến thức cũ. - Biết cách bảo vệ môi trường sống của động vật, đặc biệt là các động vật hoang dã - Có ý thức trong học tập.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Động vật và đờI sống con ngườiChương VIII. Tên chương. Những yêu cầu cần đạt Kiến thức cơ bản - Thấy được sự đa dạng của sinh vật, nêu được ý nghĩa của biện pháp đấu tranh sinh học và vận dụng vào trong thực tiển sản xuất - Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm. Kỹ năng cơ bản - Rèn luyện kĩ năng tư duy so sánh, khái quát hóa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ - Khai thác thong tin từ thực tế. Phương pháp - Hđộng nhóm, quan sát tìm tòi, n/c SGK - Kiểm tra đánh giá thường xuyên. Thiết bị dạy học. Tư tưởng đạo đức. - Máy chiếu, phiếu học tập - Tranh vẽ các sơ đồ như SGK. - Yêu thiên nhiên, yêu môn học - Phát triển trí tò mò, ham hiểu biết và khám phá. C. ĐỀ SUẤT VỚI HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG: 1. Về tài liệu, sách giáo khoa: Trang bị thêm các loại sách tham khảo, sách nâng cao và một số tư liệu về sinh học như: thành tựu về nhân giống, những thành tựu về y học, giới thiệu những cây thuốc nam, … 2. Về cơ sở vật chất: - Nhanh chóng trang bị hệ thống trang thiết bị thực hành vào việc phục vụ giảng dạy. - Bổ sung thêm các dụng cụ, thiết bị cần thiết đã bị hư hỏng: như tranh, nam châm, bảng phụ, các mô hình, … - Cần có một khu vực thành lập vườn trường để phục vụ cho học sinh thực hành, quan sát, … 3. Về tài chánh: BGH trường cần tham mưu, sắp xếp cho học sinh một chuyến du lịch sinh thái vào cuối năm học để cũng cố kiến thức.. D. THỰC HIỆN LỊCH GIẢNG DẠY THEO PHÂN CÔNG. -. Thực hiện giảng dạy theo các tiêu chí sau: Phân phối chương trình hiện hành và giảm tải.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -. Kế hoạch tháng Lịch báo giảng đầu tuần Báo bài dự giờ theo lịch Vào điểm đúng thời gian Trên đây là kế hoạch giảng dạy bộ môn Sinh học bậc Trung học cơ sở. Với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương cùng với tình hình học tập của học sinh và khả năng của bản thân trong năm học 2013 – 2014, tôi hy vọng các chỉ tiêu đề ra trong năm học sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. TT Lục Nam ,ngày 18 tháng 09 năm 2013 TTCM Duyệt thực hiện GVBM. Nguyễn Văn Lý BGH Duyệt thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×