Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh 24 giờ tại khoa sản trung tâm y tế huyện chiêm hóa 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.9 KB, 45 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGÔ THU THỦY

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH 24 GIỜ
TẠI KHOA SẢN
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGÔ THU THỦY

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH
24 GIỜ TẠI KHOA SẢN
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS,BSCKII. TRẦN QUANG TUẤN

NAM ĐỊNH - 2020


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................................... 3
1.1.1.Những hiện tượng giải phẫu và sinh lí....................................................................................... 3
1.1.2.Những hiện tượng lâm sàng của thời kì hậu sản:.................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................................... 7
1.2.1. Kiến thức về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ:..................................................................... 7
1.2.2. Thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ.......................................................................... 9
1.2.3. Thời điểm chăm sóc sau sinh:................................................................................................... 10
1.2.4. Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia:..................................................... 10
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT......................................................................... 12
2.1 . Thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh tại khoa sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa:
13
2.2. Tình hình cơng tác chăm sóc sản phụ sau khi sinh tại khoa sản:......................................... 13
2.2.1. Thời gian nằm tại phịng sinh:.................................................................................................. 14
2.2.2. Tình hình theo dõi tại phịng sinh:........................................................................................... 15
2.2.3. Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản:................................................... 15
2.2.4. Theo dõi co hồi tử cung:............................................................................................................. 15
2.2.5. Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh mơn và bộ phận sinh dục ngồi:.......................................... 15
2.2.6. Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh:............................................................................... 16


2.2.7. Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh:.............................................................................................. 17
2.2.8. Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ:............................................................................. 18
2.2.9. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh:................................................................................... 19

2.2.10. Tư vấn kế hoạch hố gia đình:............................................................................................... 20
2.2.11. Quan tâm, trấn an tinh thần khi đau sau sinh:.................................................................... 21
Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................................................... 22
3.1. Thực trạng của cơng tác chăm sóc sản phụ sau sinh 24 giờ tại khoa sản...........................22
3.1.1. Về ưu điểm:.................................................................................................................................... 22
3.1.2. Những điểm còn tồn tại:............................................................................................................. 22
3.2 Giải pháp để khắc phục giải quyết vấn đề chăm sóc sau sinh 24 giờ đầu tại khoa sản
trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa......................................................................................................... 23
Đề xuất cụ thể tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa......23
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 25
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.......................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 28
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................... 3


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Bs chuyên
khoa II Trần Quang Tuấn người thầy đã tận tình dạy dỗ , hướng dẫn em trong suốt
quá trình học tập tại trường từ khi học đại học, sau đại học và đặc biệt là hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp CKI này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học,
các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các thầy giáo, cô giáo
bộ môn Sản và các cô bộ môn đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chiêm
Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tế tốt nghiệp và làm chuyên
đề tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp với kinh nghiệm thực tế và lý luận
còn rất nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp, góp ý của thầy cơ trong hội đồng để em có thêm kiến thức,
thêm kinh nghiệm hồn thiện chun đề của mình, góp phần nhỏ bé của mình vào
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung bà mẹ và trẻ em nói riêng.
Cuối cùng em cũng xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo thật nhiều sức
khỏe, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn!


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này
do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì
sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Người làm báo cáo

Ngô Thu Thủy
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai


CSSKBMTE

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em

DCTC

Dụng cụ tử cung

KHHGĐ

Kế hoạch hố gia đình

NHS

Nữ hộ sinh

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

TC

Tử cung.

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TTYT


Trung tâm y tế

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization).


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Tỷ lệ sinh thường……………………………………………………...14
Bảng 2.2. Tổng hợp khảo sát số sản phụ được thực hiện quy trình chăm sóc…...14


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Tên hình

Trang

Hình 2.1 Chăm sóc tầng sinh mơn sau sinh ……………………………… 16
Hình 2.2. Hướng dẫn mẹ tư thế nằm nghỉ phù hợp sau khi sinh………… 17

Hình 2.3. Hướng dẫn sản phụ cho trẻ bú mẹ hồn tồn………………….. 19
Hình 2.4. Nữ hộ sinh tiêm cho trẻ tại khoa………………………………....20
Hình 2.5 Nữ hộ sinh tắm cho bé tại khoa…………………………………..20


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh đẻ là chức năng sinh lý của người phụ nữ, việc có thai, sinh con khơng chỉ
là nghĩa vụ thiêng liêng mà còn là quyền lợi của người phụ nữ. Bất kỳ người phụ nữ
nào khi mang thai cũng có ước mơ sau chín tháng mười ngày sẽ sinh được những đứa
con khoẻ mạnh, thơng minh có ích cho gia đình và xã hội.
Trong những năm gần đây, cơng tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã trở
thành một trong những lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức
quan tâm. Điều này khơng chỉ bởi SKSS có liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà
cịn do tác động của nó tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Chương
trình SKSS của Liên hợp quốc họp tại Cairo - Ai Cập năm 1994 đã xác định: SKSS
bao gồm 10 nội dung cơ bản trong đó chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước, trong, sau khi
sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất [9].
Với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm qua, ngành y tế Việt Nam đã thu
được những thành tựu đáng kể trong cơng tác chăm sóc SKSS. Tuy nhiên, Báo cáo
chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại Hội nghị quốc gia về dân số và phát triển
bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chun
mơn giúp cịn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho con bú và cách nuôi
con chưa được tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (CSSKBMTE) và sự thiếu hiểu biết của người dân
trong cộng đồng, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn.
Vấn đề chăm sóc sau đẻ là vấn đề hết sức quan trọng nhằm hạn chế các tai biến,
giảm tỷ lệ tử vong sau đẻ. Trong nhiều biến chứng thì hiện tượng chảy máu sau đẻ
vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ ở các nước thu nhập thấp và
là nguyên nhân trực tiếp của 1/4 số ca tử vong trên toàn cầu [12]. Năm 2012, ở việt

Nam có 289 ca tử vong mẹ trên cả nước, với tỷ lệ tử vong mẹ trong chuyển dạ và 24
giờ đầu sau đẻ chiếm 45% tổng số. Trong số các bà mẹ tử vong do chuyển dạ thì 47%
nguyên nhân là do chảy máu sau đẻ [11].
Tại Trung Tâm y tế huyện Chiêm Hóa, hiện tượng quá tải sản phụ xảy ra thường


2
xuyên, và cũng có những ca phức tạp do đó vấn đề theo dõi dự phòng biến chứng
cũng như chăm sóc được đặt lên hàng đầu. Điều dưỡng - NHS tại Trung tâm chiếm
lực lượng đơng đảo, NHS là nịng cốt trong cơng tác chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh
trong suốt quá trình chuyển dạ và sau đẻ. Việc Nữ hộ sinh theo dõi, chăm sóc phát
hiện những biến chứng sớm, cũng như chăm sóc dự phịng các biến chứng là rất quan
trọng. Việc người NHS thực hiện đúng kỹ thuật và các can thiệp điều dưỡng đúng
quy trình, kịp thời đặc biệt là quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay
sau đẻ sẽ góp phần kiểm sốt các nguy cơ tử vong mẹ và con.
Để có một bức tranh tổng thể về tình hình chăm sóc sản phụ sau đẻ nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sau đẻ, tơi thực hiện chun đề: “Thực trạng cơng
tác chăm sóc sản phụ sau sinh 24h tại Khoa Sản Trung Tâm y tế huyện Chiêm Hóa
2020” với mục tiêu:
1.Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc sản phụ sau sinh 24h tại Khoa sản
trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa năm 2020
2.Đề xuất một số giải pháp nâng cao cơng tác chăm sóc sản phụ sau sinh
24h tại Khoa sản trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa năm 2020.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khoẻ, gắn với suốt cuộc

đời của mỗi con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ sinh sản quan tâm
đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam, nữ ở mọi lứa tuổi đặc biệt chú trọng đến
tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi). Trong mỗi lần mang thai và sinh
nở, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến những tai biến đột
ngột, nguy hiểm và khó lường trước. Những tai biến này có thể dẫn tới thương tật
thậm trí tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Thai nghén với người phụ nữ là một hiện
tượng sinh lý mang nhiều tính chất đặc biệt rất dễ trở thành bệnh lý, vì thế chăm sóc
bà mẹ trong q trình thai nghén, và sau khi sinh là một việc quan trọng [2]
1.1.1.Những hiện tượng giải phẫu và sinh lí
Định nghĩa thời kỳ hậu sản
Khi có thai cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ các cơ quan trên
(trừ vú) dần dần trở lại bình thường. Thời gian trở lại bình thường của các cơ quan
sinh dục ở thời kỳ sau đẻ về mặt giải phẫu và sinh lí gọi là thời kì hậu sản. Thời kì
hậu sản về phương diện giải phẫu là sáu tuần lễ ( 42 ngày) kể từ sau khi đẻ vì những
người khơng cho con bú kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại [4].
1.1.1.1. Thay đổi ở tử cung sau khi sinh
• Thay đổi ở thân tử cung

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó
nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần tử cung cịn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2
còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g, đến cuối thời kỳ hậu sản trọng lượng
bình thường như khi chưa có thai (50-60g). Trên lâm sàng nhận thấy 3 hiện tượng:
-

Sự co cứng: Sau sổ rau, tử cung co cứng lại thực hiện tắc mạch sinh lí, trên lâm

sàng tử cung co thành khối chắc gọi là khối an toàn, tồn tại vài giờ sau đẻ.
-

Sự co bóp: Trong những ngày đầu sau đẻ, tử cung có những cơn co bóp để tống


sản dịch ra ngồi. Thỉnh thoảng sản phụ có cơn đau, sau mỗi cơn đau, sản phụ lại thấy


4
có ít máu cục và sản dịch chảy ra ngồi qua đường âm đạo.
-

Sự co hồi tử cung: Sau khi đẻ, tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13cm, những

ngày sau đó, đáy tử cung thấp dần, mỗi ngày co hồi được khoảng 1cm, nên sau 2 tuần
lễ không sờ thấy đáy tử cung trên khớp vệ nữa. Tử cung trở lại kích thước, trọng
lượng và vị trí như khi chưa có thai trong vịng 4 tuần sau đẻ.
• Thay đổi ở cơ tử cung

Sau đẻ, lớp cơ tử cung dầy 4-5cm. Thành trước và thành sau co chặt sát vào
nhau, các mạch máu bị bóp nghẹt nên khi cắt lớp cơ tử cung sau đẻ thấy thể hiện sự
thiếu máu, khác với cơ tử cung khi có thai có màu tím do tăng sinh mạch máu.
Lớp cơ tử cung mỏng dần đi do các sợi cơ nhỏ đi, ngắn lại, một số sợi cơ thoái
hoá mỡ và tiêu đi. Các mạch máu cũng co lại do sự co bóp của lớp cơ đan.
• Thay đổi ở đoạn dưới tử cung và cổ tử cung

Đoạn dưới tử cung sau đẻ co lại như đèn xếp, dần dần ngắn lại, đến ngày thứ 4
sau đẻ thì thành trở lại eo tử cung.
Sau khi đẻ, đoạn dưới và thành tử cung giãn mỏng và xẹp lại, mép ngoài cổ
cung tương ứng với lỗ ngoài cổ tử cung thường bị rách sang hai bên. Cổ tử cung
nhỏ lại và ngắn dần. Lỗ trong cổ tử cung đóng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau đẻ,
ống cổ tử cung được tái lập như khi chưa có thai. Lỗ ngồi cổ tử cung đóng lại chậm
hơn vào ngày thứ 12, 13 sau đẻ. Ống cổ tử cung khơng cịn hình trụ nữa, thường là
hình nón, đáy ở dưới vì lỗ ngồi cổ tử cung đã bị biến dạng, từ hình trịn trở thành

hình dẹt và thường hé mở.
• Thay đổi ở niêm mạc tử cung

-

Giai đoạn thoái triển: Trong 14 ngày đầu sau đẻ, các ống tuyến và các sản bào

thốt ra ngồi cùng với sản dịch.
-

Giai đoạn phát triển: Các tế bào trụ trong các đáy tuyến sẽ phát triển dưới

ảnh hưởng của Estrogen và Progesteron, khoảng 6 tuần đầu để niêm mạc tử cung
được tái tạo hoàn toàn và thực hiện chu kì kinh nguyệt đầu tiên sau đẻ.
1.1.1.2. Thay đổi ở phúc mạc và thành bụng
Vì cơ tử cung co rút và co hồi nhỏ dần lại sau đẻ, phúc mạc phủ trên tử cung


5
cũng co lại tạo thành các nếp nhăn. Các nếp nhăn này mất đi nhanh chóng do phúc
mạc co lại và teo đi.
Thành bụng: Các vết rạn da vẫn còn tồn tại. Cơ thành bụng cũng co dần lại. Các
cân và đặc biệt cân cơ thẳng to cũng co dần lại nhưng thành bụng vẫn nhẽo hơn so với
khi chưa có thai, đặc biệt là ở những người đẻ nhiều lần, đẻ thai to, đa ối, đa thai...

1.1.1.3. Thay đổi ở các phần phụ âm đạo âm hộ
-

Các dây chằng tử cung, vòi trứng, buồng trứng sau khi đẻ dần dần trở lại bình


thường về hướng, vị trí và độ dài.
-

Âm hộ, âm đạo bị giãn căng trong khi đẻ cũng co dần lại vào khoảng 15 ngày

sau đẻ trở lại bình thường.
-

Màng trinh sau đẻ bị rách chỉ cịn di tích của rìa màng trinh.

1.1.1.4. Thay đổi hệ tiết niệu
Sau khi đẻ không những thành bàng quang bị phù nề xung huyết mà còn cả
hiện tượng xung huyết dưới niêm mạc bàng quang. Hơn nữa bàng quang có hiện
tượng tăng dung tích và mất nhạy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu
trong bàng quang. Vì vậy, phải theo dõi hiện tượng bí đái, hoặc đái sót nước tiểu sau
đẻ. Tác dụng gây liệt cơ của thuốc mê, đặc biệt là gây tê tuỷ sống, rối loạn thần kinh
chức năng tạm thời của bàng quang cũng là các yếu tố góp phần gây ra hiện tượng
này. Bàng quang bị chấn thương cộng thêm bể thận và niệu quản bị giãn tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng đường niệu sau đẻ phát triển. Bể thận và niệu
quản bị giãn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau đẻ từ 2 - 8 tuần lễ.
1.1.1.5. Thay đổi ở vú
Vú sau đẻ phát triển nhanh, 2 vú căng lên, to và rắn chắc. Núm vú to, dài ra,
các tĩnh mạch dưới da vú nổi lên rõ rệt. Các tuyến sữa phát triển to lên, nắn thấy rõ
ràng, có khi lan tới tận nách. Sau khoảng 2 - 3 ngày vú tiết ra sữa gọi là hiện tượng
xuống sữa. Cơ chế của hiện tượng xuống sữa là sau đẻ, nồng độ Estrogen tụt xuống
đột ngột, Prolactin được giải phóng và tác động lên tuyến sữa gây ra sự tiết sữa.
Sự tiết sữa được duy trì bởi động tác mút đầu vú, nó kích thích thuỳ trước
tuyến n tiết Prolactin liên tục. Mặt khác, do tác động của động tác mút vú, thuỳ sau
tuyến yên tiết ra oxytocin làm cạn sữa ở tuyến bài tiết sữa.



6
1.1.2. Những hiện tượng lâm sàng của thời kì hậu sản:
1.1.2.1. Sự co hồi tử cung
Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào:
-

Đẻ con so tử cung co hồi nhanh hơn đẻ con rạ.

-

Tử cung đẻ thường co hồi nhanh hơn tử cung mổ đẻ.

- Những người cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn người không cho con bú
-

Tử cung bị nhiễm khuẩn co hồi chậm hơn tử cung không bị nhiễm khuẩn. Trên

lâm sàng nếu tử cung co hồi chậm, sốt, ấn tử cung đau, sản dịch hôi, cần phải khám
phát hiện nhiễm khuẩn tử cung để điều trị kịp thời.
1.1.2.2. Sản dịch
Là dịch từ trong đường sinh dục mà chủ yếu là từ buồng tử cung chảy ra ngồi
trong những ngày đầu thời kì hậu sản.

-

-

Trong 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ.


-

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 sản dịch màu lờ lờ máu cá.

Từ ngày thứ 8 trở đi sản dịch khơng có máu nữa mà chỉ là chất dịch trong. Đặc

điểm sản dịch có mùi tanh nồng. Nếu có nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hơi hoặc có
mủ. Số lượng sản dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào từng sản phụ, nhưng thường nhiều
trong 2 ngày đầu và ít dần cho đến ngày 15 sau đẻ thì hầu như khơng cịn sản dịch
nữa.
Trên lâm sàng khoảng 18 - 20 ngày sau đẻ có khi ra một ít máu qua đường âm
đạo, đó có thể là kinh non, do niêm mạc tử cung phục hồi sớm. Nếu sản dịch ra
nhiều, kéo dài cần phải theo dõi sót rau.
1.1.2.3. Sự xuống sữa
Dưới tác dụng của Prolactin sữa được bài tiết. Trên lâm sàng ta thấy:

-

-

Ở người đẻ con so xuống sữa vào ngày thứ 3, thứ 4 sau đẻ.

-

Người đẻ con rạ xuỗng sữa vào ngày thứ 2, thứ 3 sau đẻ.

Trên lâm sàng ta thấy: Vú căng tức các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các tĩnh

mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu, sốt nhẹ, T˚>38˚c, mạch nhanh, khi có sự xuống sữa
thực sự thì các hiện tượng trên mất đi. Nếu đã xuống sữa mà vẫn sốt cần phải theo

dõi nhiễm khuẩn ở tử cung, vú.


7
1.1.2.4. Các hiện tượng khác
-

Cơn rét run sau đẻ: Cần phân biệt với cơn rét run do choáng mất máu là sau đẻ

có rét run nhưng kiểm tra mạch, huyết áp vẫn bình thường.
-

Bí đái: do chuyển dạ kéo dài, ngơi thai đè vào bàng quang gây bí đái.

Các hiện tượng khác về toàn thân: Mạch chậm lại sau 5 - 6 ngày mới trở lại

bình thường. Nhịp thở chậm và sâu hơn, trọng lượng cơ thể giảm sút từ 3 - 5kg, do sự
bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch trong 10 ngày đầu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kiến thức về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ:
1.2.1.1. Khái niệm
Thời kỳ sau sinh được tính từ khi thai nhi được đẻ ra cho đến 6 tuần sau đẻ và
quan trọng nhất là 2 tuần đầu. Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ, liên quan đến cuộc
đẻ vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng cho sức khoẻ thai phụ như nhiễm khuẩn hậu sản, băng
huyết, nhiễm độc thai nghén. Thêm vào đó xuất hiện những vấn đề mới liên quan tới
dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh [9]. Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn
uống bồi dưỡng để phục hồi sức khoẻ và có nhiều sữa cho con bú.
1.2.1.2. Tình hình chăm sóc sau sinh trên thế giới
Trên thế giới, tình hình khám lại sau sinh khá thấp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo một kết quả nghiên cứu, phần lớn những phụ nữ Palestine coi việc thăm khám sau

sinh là cần thiết chiếm 66,1%, nhưng chỉ có 36,6% có khám lại sau sinh. Bởi 85% phụ
nữ cho rằng họ không bị bệnh, họ hồn tồn khoẻ mạnh, khơng cần phải khám lại sau
sinh; 15,5% không khám lại sau sinh do không được bác sỹ dặn phải khám lại [1]. Tại
Nepal tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh ở mức thấp chiếm 34%, chỉ 19% được khám lại
trong vòng 48 giờ sau sinh [1]. Nghiên cứu tiến hành tại Bangledesh, tỷ lệ bà mẹ có
khám thai là 93%, nhưng tỷ lệ khám lại sau sinh chỉ là 28% [1].
Ý

thức quan tâm đến sức khoẻ của người phụ nữ kém là trở ngại chính cho việc sử

dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh. Nghề nghiệp, dân tộc, số lần mang thai, số con của bà mẹ,
tình trạng kinh tế - xã hội, nghề nghiệp và giáo dục của người chồng là những yếu tố có liên
quan, có ý nghĩa thống kê đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh của các bà mẹ Trên
thế giới [10], tỷ lệ khám lại sau sinh của các bà mẹ vẫn còn khá thấp, tuy nhiên chưa có


8
nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự công bằng trong
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ như khoảng cách địa lý, khu vực cư trú,
học vấn của các bà mẹ và chồng, điều kiện kinh tế. Có sự khác biệt trong việc sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ giữa người nghèo và người giàu, người giàu
khám lại sau sinh cao gấp 1,5 lần so với người nghèo [1].
1.2.1.3. Tình hình chăm sóc sau sinh tại Việt Nam
Theo quan niệm của nhiều dân tộc ở Việt Nam, thì phụ nữ sau khi sinh tại các cơ
sở y tế, các bà mẹ trở về nhà và phải tuân thủ rất nhiều các phong tục tập quán truyền
thống theo thiết chế gia đình và cộng đồng. Theo một báo cáo tổng kết cơng tác chăm
sóc sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế, tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau sinh chung cả nước là
86% (2003), 86,2% (2005), khu vực Nam bộ là 90% (2003) và 92,63% (2005) [4]. Kết
quả nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Mỹ tại Thừa Thiên Huế cho biết có
74,9% bà mẹ có khám lại sau sinh, trong 126 bà mẹ khơng khám lại sau sinh có 63,5%

cho rằng khơng có vấn đề gì về sức khoẻ nên khơng khám lại; 17,5% không nhận thức
được sự cần thiết phải khám lại sau sinh, số còn lại cho rằng thiếu phương tiện đi lại, bố
(mẹ) không cho phép đi hoặc do nguyên nhân không đủ tiền [5].

Sau sinh, tỷ lệ khám lại của các bà mẹ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khám thai,
dao động từ 1/4 (23,8%) - 2/3 (70%), phụ thuộc từng địa phương. Chất lượng của
chăm sóc sau sinh cũng không đáp ứng được nhu cầu của bà mẹ. Chỉ 1/3 (31%) được
khuyến khích nhận các thăm khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ [5]. Báo
cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam giai đoạn
2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, thì hầu hết các phụ nữ tử vong ở trong
giai đoạn sau sinh, hơn 4/5 (80 - 83%) là chết ngay trong ngày đầu tiên sau đẻ. Số
còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên [1].
Những nghiên cứu ở những khu vực tỉnh thành khác nhau cho thấy tỷ lệ khám lại
sau sinh cũng khác nhau. Nghiên cứu tại Huế có 74,9% bà mẹ có khám lại sau sinh, tại
Thanh Hố 67%, Vĩnh Long 88,4%, Bình dương 82%, Thái Nguyên 52,9% [5].
Nhận thức về nội dung và ý nghĩa của chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong q trình
mang thai và sinh nở chưa đầy đủ và chưa được quan tâm một cách chủ động, thiết thực.
Sự thiếu hiểu biết về những kiến thức khoa học cùng với những phong tục tập


9
quán lạc hậu trong lối sống, đặc biệt đối với những phụ nữ vùng dân tộc và những
vùng khó khăn về địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, đã góp phần tạo nên những tồn tại
trong cơng cuộc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh [3].


nước ta nhiều nơi cịn phổ biến tình trạng bà mẹ sinh con và chăm sóc trẻ tại

nhà, cơng tác khám sau đẻ khơng được làm tốt nên vai trị của người mẹ trong việc
phát hiện và xử trí những dấu hiệu bệnh tật ở trẻ sơ sinh càng quan trọng. Do đó, tỷ lệ

bệnh và tử vong trong thời kỳ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và thực hành
của các bà mẹ [3].
1.2.2. Thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ
Chăm sóc sau sinh là những chăm sóc cho bà mẹ bao gồm: chăm sóc giai
đoạn sau sinh, kế hoạch hố gia đình, phịng chống nhiễm trùng, vệ sinh, dinh dưỡng
và cho con bú. Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau khi sinh cần phải được thăm khám 2 lần:
một lần trong ngày đầu tiên và một lần trong vòng 42 ngày sau sinh [4].
Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Hướng dẫn thực hành Chăm sóc
sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh dựa trên các bằng chứng hiện có và sự thống nhất ý
kiến của các chuyên gia lúc bấy giờ. Hướng dẫn này có nhiều bất cập vì khơng đề
cập đến thời gian nằm ở phịng sau đẻ, số lượng và thời điểm tiếp xúc giữa mẹ với
con và với cán bộ y tế cũng như nội dung cần thực hiện của những lần tiếp xúc đó.
Hướng dẫn này cũng cung cấp rất ít thơng tin về các vấn đề liên quan đến nhiễm
HIV, mang thai vị thành niên và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tiếp theo hướng dẫn năm 1998, năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)
công bố Hướng dẫn thực hành thiết yếu về mang thai, sinh nở, chăm sóc sau sinh
và chăm sóc sơ sinh nhằm cung cấp thêm những hướng dẫn cho các

can thiệp dựa

trên bằng chứng ở cấp độ chăm sóc ban đầu.
Tài liệu tư vấn kỹ thuật của TCYTTG về các chăm sóc sau sinh và chăm sóc thời
kỳ hậu sản năm 2008 được một nhóm các chuyên gia quốc tế phát triển dựa trên sự cập
nhật về nội dung của hai hướng dẫn năm 1998 và 2003 vì vậy có những thay đổi và tiến
bộ cũng như hữu ích hơn. Hướng dẫn này quy định các nội dung chăm sóc và thời điểm
chăm sóc dành cho bà mẹ và sơ sinh giai đoạn sau sinh. Ở Việt Nam, Hướng dẫn Quốc
gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản (từ năm 2009) cũng đã quy định rõ các


10

nội dung chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh [2].
1.2.3. Thời điểm chăm sóc sau sinh:
Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 chỉ rõ thực hiện chăm sóc sau
sinh nên theo mơ hình 6-6-6-6. Bao gồm 3 - 6 giờ sau sinh, 3 - 6 ngày, 6 tuần và 6
tháng sau sinh. Tuy nhiên, chăm sóc sau sinh trên thực tế cần tiến hành sớm để
khuyến khích các hành vi và thực hành chăm sóc kịp thời. Những thực hành này bao
gồm: cho trẻ bú ngay và cho bú hoàn toàn, giữ trẻ đủ ấm, giữ sạch rốn, xác định các
dấu hiệu nguy hiểm đúng thời điểm để kịp thời điều trị. Đối với bà mẹ, những thực
hành này bao gồm kiểm soát chảy máu, kiểm soát đau, nhiễm khuẩn, tư vấn chăm sóc
vú và cho bú, tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc trẻ và kế hoạch hóa gia đình [2].


những nơi khơng có điều kiện chăm sóc tại cơ sở y tế, có thể tổ chức chăm

sóc tại nhà. Hướng dẫn năm 2008 bổ sung trong khoảng thời gian từ 24 - 48 giờ đầu
tiên là thời điểm nhạy cảm nhất đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em, vì vậy sự chăm
sóc y tế vào thời điểm này là cần thiết nhất.
Hướng dẫn quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Việt Nam
quy định các thời điểm chăm sóc sau sinh cần thiết nhất là:


Trong ngày đầu sau đẻ;



Tuần đầu tiên sau đẻ;



6 tuần đầu tiên sau đẻ [3].

1.2.4. Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia:

Ngày 10/11/2014 Bộ Y tế đã ra quyết định Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ
và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4673/QĐ-BYT) được áp dụng cho tất cả các
trường hợp đẻ đường âm đạo [10].
Nhìn chung, sau can thiệp vào kiến thức đối với các đối tượng là CBYT sản
khoa tăng đồng thời với việc nâng cao nhận thức về công việc và thực hành chăm sóc
thai sản tốt hơn. Do đó, việc nghiên cứu kiến thức và thực hành của CBYT chăm sóc
sản khoa nói chung và N HS nói riêng có ý nghĩa quan trọng để có thể xây dựng
những chương trình đào tạo thích hợp, nâng cao chất lượng chăm sóc sản khoa, góp
phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh, hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ


11
[11].
Trong Hướng dẫn quốc gia về SKSS, các bà mẹ và sơ sinh được theo dõi sức
khỏe chặt chẽ trong ngày đầu tiênTừ ngày thứ 2 đến hết 6 tuần, nếu bà mẹ xuất viện,
các cán bộ y tế thực hiện chăm sóc sau sinh cần thực hiện các quy trình( theo phụ lục
2). :

-



Về phía mẹ:

-

Hỏi mẹ về sức khỏe mẹ và con;


-

Khám (kiểm tra sự co hồi tử cung, tầng sinh mơn, sự tiết sữa);

Hướng dẫn chăm sóc mẹ và con (theo bảng hướng dẫn chăm sóc của hướng

dẫn quốc gia);
Cảnh báo về các bất thường có thể xảy ra.

-

-

Ngủ màn, nằm chung với mẹ;

-

Nuôi con bằng sữa mẹ;

-

Chăm sóc mắt;

-

Chăm sóc rốn;

-


Vệ sinh thân thể và chăm sóc da;

-

Tiêm phịng [9].

1.2.4.1 Nội dung chăm sóc sản phụ những ngày sau đẻ thường:
-

Tiền sử bệnh tật.

-

Quá trình hiện tại.

-

Toàn trạng: da, niêm mạc, sắc mặt, nhịp thở, dấu hiệu sinh tồn.

-

Tinh thần của sản phụ.

-

Vấn đề xuống sữa và đã cho con bú.

-

Sự co hồi tử cung, ra huyết âm đạo.


-

Số lượng, màu sắc nước tiểu.Vệ sinh, nghỉ ngơi, vận động, ăn ngủ của sản

phụ.
-

Các kết quả cận lâm sàng.

1.2.4.2 Chính sách nghỉ sau sinh của bà mẹ:
Phần lớn các nước trên thế giới áp dụng thời gian nghỉ sinh cho các bà mẹ từ
10 đến 20 tuần. Ở Việt Nam, theo Luật Lao động thời gian nghỉ sinh của bà mẹ là 6


12
tháng.

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT


13
2.1 . Thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh tại khoa sản Trung tâm y tế huyện
Chiêm Hóa:
Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa có quy mơ 431 giường bệnh nội trú; 05 phòng
chức năng; 14 khoa lâm sàng; 01 khoa cận lâm sàng, 2 phòng khám đa khoa khu vực,
24 trạm y tế xã Trung tâm y tế hiện nay là cơ sở khám chữa bệnh của huyện Chiêm
Hóa, Khoa sản sau khi sát nhập với trung tâm y tế có nhiệm vụ trong chăm sóc sức
khỏe sinh sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh.

Khoa sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa Với quy mơ 40 giường bệnh điều trị
nội trú, trong đó có 06 phịng bệnh gồm:
- 01 phòng theo dõi trước sinh.
- 02 phòng theo dõi sau sinh.
- 01 phòng sản bệnh.
- 02 phòng hậu sản.

Trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc như: máy siêu âm, máy Doppler, đèn hồng
ngoại,máy chiếu tia plasma... tuy đã được trang bị tại khoa nhưng còn khá sơ sài,
máy siêu âm là máy đen trắng nên cũng ít sử dụng, các loại máy hiện đại ngày nay
cũng còn thiếu nhiều do điều kiện khoa phòng vừa được chia tách.
Nhân lực của khoa có 09 cán bộ :bác sỹ và nữ hộ sinh Trong đó:
- 03 bác sỹ gồm: 02 BSCKI; 01 BS định hướng
- 06 NHS gồm: 03 cử nhân; 03 NHS trung cấp.

Cơng tác chăm sóc sản phụ sau sinh cũng như công tác tư vấn - giáo dục sức
khoẻ sinh sản rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ. Trong
q trình mang thai, các bà mẹ ln mong muốn có một đứa con ra đời thật khoẻ
mạnh, họ mong muốn được tư vấn tốt về việc chăm sóc khơng những cho mẹ mà cả
cho con.
2.2. Tình hình cơng tác chăm sóc sản phụ sau khi sinh tại khoa sản:
Theo khảo sát được tiến hành trên 132 bà mẹ đến sinh con tại khoa, trong
thời gian từ 01/ 6/2020. Đến ngày 30 /6/2020 Kết quả thống kê cho thấy:
* Tỷ lệ đẻ thường là 73,48
%; mổ lấy thai là 26,52 %;
Bảng 2.1. Tỷ lệ sinh thường


14
Đặc điểm sinh

Đẻ thường
Đẻ mổ
Tổng số
Qua việc thực hiện và theo dõi q trình chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa
Sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa so với quy trình chuẩn thường trải qua các
bước như sau ( Theo phụ lục 1) số lượng sản phụ được thực hiện như sau: Bảng 2.2
Tổng hợp khảo sát số sản phụ được thực hiện quy trình chăm sóc

STT

Nội dung

1

Thời gian nằm tại phịng sinh trong 2 giờ đầu

2

Tình hình theo dõi tại phịng sinh:

3

Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòn

4

Theo dõi co hồi tử cung:

5


chăm sóc, vệ sinh tầng sinh mơn và bộ phận s
ngồi

6

Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh:

7

Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh:

8

Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ:

9

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh:

10

Tư vấn kế hoạch hố gia đình:

11

Quan tâm, trấn an tinh thần khi đau sau sinh:

2.2.1. Thời gian nằm tại phòng sinh:



Sau khi sinh, vấn đề quan trọng nhất là băng huyết sau sinh, do đó cần có thời
gian để theo dõi sát sản phụ tại phòng sinh và sau khi sinh xong sản phụ được nằm
theo dõi tại phòng sinh trong 2 giờ đầu.
Thực tế sản phụ sau khi sinh tại khoa, trong 97 sản phụ chỉ có 20 sản phụ được


15
nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu đạt 20,6 %. Thời gian nằm theo dõi tại phịng
sinh thường khơng đủ 2 giờ đầu mà sau đó sản phụ được chuyển về phịng hậu sản vì
bàn đẻ phải dành cho các sản phụ khác vào nằm chờ sinh do điều kiện tại khoa chưa
có nhiều bàn nằm chờ đẻ cho các sản phụ.
2.2.2. Tình hình theo dõi tại phịng sinh:
Tại phòng sinh của khoa, 100% sản phụ được theo dõi về sản dịch, sự co hồi tử
cung và lượng cũng như màu sắc của nước tiểu sau khi thông tiểu cho sản phụ sau
sinh.kết quả đã phát hiện được 02 sản chảy máu sau đẻ tìm được nguyên nhân là đờ
tử cung sau đẻ và đã được xử trí kiểm soát tử cung sạch, dùng thuốc tăng co tử cung,
truyền dịch.
2.2.3. Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản:
Sau khi rời khỏi phòng sinh, sản phụ được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn để
tránh những biến chứng có thể sảy ra trong giai đoạn này như băng huyết, tắc mạch...
số lần thực hiện là 2 lần/ngày.
Theo quy trình chuẩn là sản phụ sau sinh được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
như: đo huyết áp, cặp nhiệt độ, đếm mạch... 2 lần/ngày, tuy nhiên thực tế sau khi về
phòng hậu sản nằm theo dõi sản phụ được thực hiện như quy trình chuẩn chỉ đạt
41,24 %( tăng số liệu) vì cơng việc tại khoa phịng luôn bận rộn, số NHS không đủ
để thực hiện được hết các bước. Việc theo dõi sản phụ lúc này chỉ dựa vào cách hỏi
sản phụ và nhờ người nhà sản phụ cùng quan sát và theo dõi các dấu hiệu bất thường
báo cho NHS, Bác sỹ.
2.2.4. Theo dõi co hồi tử cung:
Hằng ngày sản phụ được theo dõi sát về sự co hồi tử cung, sản dịch, tiểu tiện;

thực tế tại khoa sản phụ được các bác sỹ khám 1 lần/ ngày, các nữ hộ sinh đi buồng
theo dõi thường xun.
2.2.5. Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh mơn và bộ phận sinh dục ngồi:
Chăm sóc vết khâu tầng sinh mơn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngồi tốt sẽ tránh


16
được nhiễm trùng sau sinh. Vì thế, sản phụ phải được hướng dẫn và chăm sóc thường
xun.
Trong các phịng hậu sản đều có cơng trình vệ sinh,theo hướng dẫn thì các mẹ
trong ngày đầu sau sinh nên thay băng vệ sinh 4-5 lần, trước mỗi lần thay đều rửa
BPSD ngoài bằng nước chín hay nước sạch bằng cách dội nước rửa và thấm khô, rửa
sau mỗi lần đại tiểu tiện... Xong do các vật dụng ở viện không được đầy đủ như
ở nhà, đôi khi do nhiều lượt bệnh nhân nằm tại khoa nên có khi vịi nước cịn bị hỏng
chưa được sửa chữa kịp thời, xô chậu để đựng nước có khi khơng được sạch

Hình 2.1 Chăm sóc tầng sinh mơn sau sinh
sẽ, phịng vệ sinh thì chật trội do nhiều người cùng dùng chung... và đó cũng là
những khó khăn để các mẹ khó thực hiện được cách vệ sinh theo hướng dẫn.Vì vậy
trong 97 sản phụ sau sinh chỉ có 70 sản phụ thực hiện được vệ sinh BPSD ngồi và
TSM đạt 72,2 %. Trong đó sản phụ tự vệ sinh BPSD ngoài là 50 trường hợp và 20
trường hợp được NHS làm thuốc 2 lần / ngày.
2.2.6. Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh:
Đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho sản phụ việc chăm sóc, theo dõi sau sinh được


×