Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Hoạt động cung cấp chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.09 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP CHỨNG CỨ THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi tự nghiên
cứu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn có cơ sở đầy đủ, rõ ràng và trung
thực. Những nội dung trong luận văn chưa từng được cơng bố trong các cơng
trình nghiên cứu khác.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC


Tòa án nhân dân tối cao

TLCC

Tài liệu, chứng cứ

TTDS

Tố tụng dân sự

VADS

Vụ án dân sự

VKS

Viện kiểm sát


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.......................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.............................................4
7. Kết cấu của Luận văn.................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG

CẤP CHỨNG CỨ............................................................................................6
1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự.............................................6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cung cấp chứng cứ. . .10
1.2.1. Khái niệm hoạt động cung cấp chứng cứ...........................................10
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cung cấp chứng cứ......................................14
1.2.3. Vai trò của hoạt động cung cấp chứng cứ...........................................17
1.3. Cơ sở khoa học và nội dung cơ bản của hoạt động cung cấp chứng cứ
.........................................................................................................................17
1.3.1. Cơ sở khoa học của hoạt động cung cấp chứng cứ............................17
1.3.2. Nội dung cơ bản của hoạt động cung cấp chứng cứ..........................20
1.4. Hoạt động cung cấp chứng cứ trong hệ thống pháp luật của một số
nước trên thế giới..........................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................29
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG
CẤP CHỨNG CỨ..........................................................................................30


2.1. Hoạt động cung cấp chứng cứ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm..........30
2.1.1. Chủ thể thực hiện hoạt động cung cấp chứng cứ trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm......................................................................................................30
2.1.2. Trình tự thực hiện hoạt động cung cấp chứng cứ trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm......................................................................................................46
2.2. Hoạt động cung cấp chứng cứ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.....48
2.3. Hoạt động cung cấp chứng cứ trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm,
tái thẩm...........................................................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................53
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN
SỰ VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP CHỨNG CỨ VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................................54

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về
hoạt động cung cấp chứng cứ.......................................................................54
3.1.1. Tình hình thực hiện hoạt động cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân
sự.....................................................................................................................54
3.1.2. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực hiện pháp
luật tố tụng dân sự về hoạt động cung cấp chứng cứ...................................56
3.1.3. Nguyên nhân của những vướng mắc trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật Tố tụng Dân sự về hoạt động cung cấp chứng cứ........59
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật tố và thực
hiện pháp luật Tố tụng Dân sự về hoạt động cung cấp chứng cứ.............61
3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật..................61
3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật.............................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................69
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................71



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của kinh tế, xã hội đã dẫn đến sự đa dạng hóa của các giao
dịch dân sự, thương mại. Để đảm bảo môi trường pháp lý cho sự phát triển
lành mạnh các quan hệ dân sự thương mại đó địi hỏi phải hồn thiện hệ thống
pháp luật. Bên cạnh việc hồn thiện pháp luật nội dung thì hồn thiện pháp
luật tố tụng cũng đóng vai trị cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại.
Trong đó, việc cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự là một chế định
vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên.

Xuất phát từ bản chất của việc giải quyết vụ việc dân sự khác so với
giải quyết án hình sự, đó là giải quyết mối quan hệ giữa đương sự với đương
sự. Trong tố tụng dân sự, quan hệ lợi ích cần được giải quyết trong các vụ
việc dân sự là quan hệ giữa các đương sự, do đó để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình trước Tịa án thì các đương sự phải có trách nhiệm cung
cấp chứng cứ để chứng minh cho Tòa án và những người tham gia tố tụng
khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu của mình và u cầu của đương sự
đối lập là khơng có căn cứ, khơng hợp pháp. Nói cách khác, q trình xét xử
các vụ án dân sự ngoài đề cao quyền cung cấp chứng cứ của các bên theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ
chứng minh không chỉ đặt ra đối với bên khởi kiện, mà còn đặt ra cả với bên
bị kiện cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi có yêu cầu độc
lập. Điều này thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự
trong việc cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình trong các tranh chấp dân sự. Vì vậy hoạt động cung cấp chứng cứ là
một trong những hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt.


2
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 ra đời đã có các quy định phù hợp
hơn và hiệu quả hơn, tuy nhiên trong thời gian ngắn thực hiện thì cũng đã
phát sinh một số bất cập như Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định
thời hạn các bên phải giao nộp toàn bộ chứng cứ, dẫn đến trường các bên
đương sự che dấu tài liệu, chứng cứ đến giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm
mới xuất trình dẫn đến bản án sơ thẩm bị hủy; hay chưa có biện pháp, cơ chế
để buộc các các cơ quan, cá nhân đang lưu giữ tài liệu chứng cứ phải cung
cấp tòa án nên trong nhiều trường hợp họ khơng hợp tác, khơng cung cấp
hoặc gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ của Tòa án khiến vụ án bị kéo
dài, hoặc khơng giải quyết được... Do đó, việc nghiên cứu đánh giá các quy
định của pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động cung cấp chứng cứ trong

tố tụng dân sự từ đó đề xuất các giải pháp, phương hướng hồn thiện pháp
luật góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp chứng cứ trong tố tụng
dân sự là rất cần thiết.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động cung cấp chứng cứ theo quy
định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015” làm luận văn thạc sĩ của mình
với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực
tiễn về hoạt động cung cấp chứng cứ, qua đó. góp phần hồn thiện hệ thống
pháp luật tố tụng dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động cung cấp chứng cứ là một hoạt động quan trọng của tố tụng
dân sự. Trong thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học như
luận văn thạc sĩ, các bài báo chuyên ngành... liên quan đến đề tài này như sau:
- Đinh Quốc Trí (2012), Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự, đề tài luận văn thạc sĩ luật học, khoa luật
Đại học Quốc gia. Trong đề tài nghiên cứu khoa học này tác giả đã làm rõ
được lý luận về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh trong tố


3
tụng dân sự và thực tiễn thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự để từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện
pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Ths. Vũ Trọng Hiếu, 1998 “Chứng cứ và hoạt đông chứng cứ trong tố
tụng dân sự Việt Nam” Luận Văn.
- ThS. Bùi Thị Huyền, Thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự, tạp
chí luật học. Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đã làm rõ về các quy
định hiện hành cũng những vướng mắc trong thời hạn cung cấp của các chủ
thể.
Tuy nhiên, các đề này chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về hoạt động

cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự như nguyên tắc hoặc thời hạn. Các
nghiên cứu trên chưa xây dựng được hệ thống lý luận cũng như các quy định
tổng thể về hoạt động cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Sau khi làm rõ các vấn đề lý luận chung về hoạt động cung cấp chứng
cứ, luận văn tập trung phân tích cụ thể quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự
năm 2015 về hoạt động cung cấp chứng cứ. Tác giả cũng trình bày thực tiễn
xử lý tại Tịa án thơng qua các bản án cụ thể, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất
cập trong quy định của pháp luật cũng như áp dụng trên thực tế. Trên cơ sở
đó, luận văn đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về hoạt động cung
cấp chứng cứ.
Để đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ sau :


Phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động

cung cấp chứng cứ;


Phân tích, đánh giá nội dung các quy định của pháp luật tố tụng

dân sự hiện hành về hoạt động cung cấp chứng cứ;


4


Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng

pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ;



Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy

định pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản,
thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật dân sự hiện hành
liên quan hoạt động cung cấp chứng cứ. Tác giả cũng phân tích, so sánh với
quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 để thấy được những điểm tiến
bộ của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trong phạm vi nghiên cứu tác giả
sẽ chia theo từng giai đoạn cung cấp chứng cứ là sơ thẩm, phúc thẩm, giám
đốc thẩm và tái thẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng khi nghiên cứu đánh
giá các vấn đề liên quan hoạt động cung cấp chứng cứ và khái quát những nội
dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;
- Phương pháp so sánh: được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành và pháp luật của một số nước trên thế giới quy
định về hoạt động cung cấp chứng cứ. Phương pháp này cũng được tác giả sử
dụng để so sánh quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và Bộ luật
Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Phương pháp liệt kê: được thực hiện trong quá trình thu thập các bản
án, số liệu cụ thể từ thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án về việc thực
hiện hoạt động cung cấp chứng cứ.


5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cung
cấp chứng cứ. Qua luận văn, tác giả thể hiện các quan điểm, đánh giá cụ thể
từ các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn cũng như quan điểm
của tác giả về vấn đề nghiên cứu. Những nghiên cứu và đánh giá mang tính
tồn diện và khách quan dựa trên cơ sở phân tích quy định pháp luận cũng
như thực tiễn ứng dụng. Do đó, luận văn sẽ góp phần hồn thiện các quy định
của pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ.
Luận văn không chỉ là nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên
cứu pháp luật mà còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người
áp dụng pháp luật như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư…
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cung cấp chứng cứ
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành về hoạt động cung cấp chứng cứ
Chương 3. Thực tiễn thực hiện pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam về
hoạt động cung cấp chứng cứ và một số kiến nghị.


6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG
CẤP CHỨNG CỨ
1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự
Quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án là việc xem xét chứng cứ, áp
dụng pháp luật để xác định sự thật khách quan, đưa ra các quyết định bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. . Có thể thấy rằng, chứng cứ là
một trong những yếu tố có vai trị quyết định trong q trình giải quyết vụ

việc. Khơng có chứng cứ, các đương sự không thể chứng minh cho u cầu,
quan điểm của mình là có căn cứ, Tịa án khơng có cơ sở để giải quyết vụ việc
được chính xác khách quan theo đúng bản chất của sự việc, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Do có vai trị quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự nên khái niệm
chứng cứ được pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước đề cập đến. Cá biệt có
nước cịn xây dựng đạo luật riêng về chứng cứ thể hiện sự quan trọng của vấn
đề này.
Tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2003 của Liên bang
Nga đã đưa ra khái niệm về chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ án dân sự
là những gì được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà Tòa
án căn cứ vào đó để xác định có hay khơng các tình tiết làm cơ sở cho những
yêu cầu hoặc sự phản đối yêu cầu của các bên cũng như những tình tiết khác
có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ án”1. Khái niệm này đã nêu được một
cách tương đối tổng quát về chứng cứ, tuy nhiên vẫn chưa nêu được bản chất
của chứng cứ là những gì có thật, phản ánh sự thật khách quan. Hay nói cách
khác là khái niệm chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2003 của Liên
bang Nga chưa phản ánh bản chất của chứng cứ mà đi sâu vào việc giải thích
1

Nguyễn Khánh Ngọc, Phạm Văn Trung (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga, NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr.79.


7
trình tự thực hiện việc thu thập, sử dụng chứng cứ, chưa phản ánh được nội
hàm của chứng cứ.
Còn theo Luật Chứng cứ của Úc, chứng cứ được hiểu là những gì được
dùng để chứng minh sự tồn tại của một tình tiết thực tế nào đó trong các vụ án
hình sự và dân sự. Các sự kiện, tài liệu được sử dụng làm chứng cứ phải được

thu thập, kiểm tra, đánh giá theo trình tự, thủ tục và những nguyên tắc nhất
định theo quy định của luật chứng cứ2.
Trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, trước năm 2004 chưa có
khái niệm chính thức về chứng cứ. Tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, lần
đầu tiên khái niệm chứng cứ được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ, theo
đó: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tịa án thu thập
được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà tòa án dùng làm căn
cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp hay
khơng cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn
vụ việc dân sự”3.
Đến Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 khái niệm chứng cứ tiếp tục
được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 và học hỏi có chọn lọc việc xây dựng khái niệm chứng cứ
của một số quốc gia trên thế giới và đưa ra định nghĩa như sau: “Chứng cứ
trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng hoặc do
Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được
Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án

2
3

Nguyễn Ngọc Khanh, Một số vấn đề về chứng cứ trong tố tụng hình sự theo luật chứng cứ của Úc.
Điều 81, Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004


8
cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp
pháp”4.

Từ các khái niệm, định nghĩa trên cho thấy quan điểm chung thống nhất
của các nước đều xác định chứng cứ là cái có thật. Chứng cứ có thể là những
tin tức, dấu vết liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được
Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thì chứng cứ
trong vụ việc dân sự có ba thuộc tính cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, tính khách quan.
Điều kiện đầu tiên để có thể trở thành chứng cứ đó phải là những gì có
thật, tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý thức của con người. Hay nói
cách khác, con người có thể tìm ra chứng cứ để thu thập chứ không thể tạo ra
chứng cứ cũng như thay đổi, bóp méo chứng cứ theo ý chí chủ quan của
mình. Chứng cứ tồn tại khách quan dưới nhiều hình thức khác nhau, đó có thể
là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai
của đương sự hoặc của người làm chứng, kết luận giám định .
Tuy nhiên, không phải bất kỳ tài liệu, dữ liệu, lời khai, văn bản nào
cũng được xem là chứng cứ và được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự mà
phải đáp ứng một số điều kiện nhất định được quy định cụ thể tại Điều 95 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Ví dụ như trường hợp tài liệu đọc được muốn
được xem là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có cơng chứng, chứng
thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
vật chứng muốn được xem là chứng cứ thì phải là hiện vật gốc liên quan đến
vụ việc.
- Thứ hai, tính liên quan.

4

Điều 93, Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2015


9

Trong thực tế khách quan luôn tồn tại đa dạng các tình tiết, sự kiện
nhưng chỉ những tình tiết, sự kiện có liên quan mật thiết đến vụ việc mà Tòa
án đang giải quyết mới được xem là chứng cứ. Chính sự liên hệ biện chứng
giữa các chứng cứ với sự kiện pháp lý (đối tượng chứng minh) giúp chủ thể
tham gia tố tụng nhận thức được thực tế khách quan của vụ việc dân sự.
Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp khi mà từ
chứng cứ đó Tịa án có thể rút ra kết luận một sự kiện pháp lý khách quan có
tồn tại hay khơng. Hoặc chứng cứ có thể mang tính liên quan gián tiếp khi nó
khơng trực tiếp chứng minh cho sự kiện pháp lý chính mà lại nhằm chứng
minh những sự kiện trung gian khác và dựa vào những sự kiện trung gian này
cho phép suy đoán về sự tồn tại của sự kiện pháp lý chính.
- Thứ ba, tính hợp pháp.
Chứng cứ phải được thu thập, xuất trình, giao nộp heo trình tự, thủ tục
mà pháp luật quy định. Chứng cứ có thể do đương sự (bao gồm nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc do cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác tự mình thu thập rồi giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình
tố tụng. Ngồi ra, chứng cứ cịn có thể do Tịa án tiến hành thu thập được
thơng qua nhiều biện pháp như lấy lời khai, định giá, thẩm định...
Tuy nhiên, dù việc thu thập chứng cứ được thực hiện bởi chủ thể nào
thì đều phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy
định. Trong trường hợp thông tin được thu thập, giao nộp, xuất trình, cung
cấp khơng theo luật định như xuất phát từ những nguồn bị pháp luật hạn chế
hoặc do vi phạm pháp luật thì thơng tin đó sẽ không được thừa nhận là chứng
cứ cũng nhưng không thể được sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc.
Chứng cứ với ba thuộc tính cơ bản: tính khách quan, tính hợp pháp và
tính liên quan vốn là một thể thống nhất khơng thể tách rời, có mối quan hệ
biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, tính khách quan và tính liên


10

quan là điều kiện cần có của chứng cứ, được xem là yếu tố tiền đề khi đặt
trong mối quan hệ với các thuộc tính cịn lại; cịn tính hợp pháp là cơ sở pháp
lý của tính khách quan. Như vậy, chỉ những thông tin, tài liệu, sự vật phản ánh
sự thật khách quan, có mối liên hệ với vụ việc dân sự, đã được thu thập, cung
cấp theo đúng quy định pháp luật mới được xác định là chứng cứ và mang giá
trị chứng minh đối với vụ việc.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cung cấp chứng cứ
1.2.1. Khái niệm hoạt động cung cấp chứng cứ
Chứng cứ là một trong những vấn đề có tính quan trọng hàng đầu trong
việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của sự việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của các đương sự.
Trong pháp luật Việt Nam, ở giai đoạn đầu tiên hình thành chế định
điều tra vụ án dân sự, việc thu thập chứng cứ, nghĩa vụ thu thập chứng cứ, lập
hồ sơ vụ án chỉ thuộc về Tòa án mà đại diện là Chánh án, cụ thể, Thông tư số
141/HCTP ngày 05 tháng 12 năm 1957 của Bộ Tư pháp quy định về tổ chức
và phân cơng trong nội bộ Tịa án đã quy định “đối với những vụ án dân sự,
ơng Chánh án có nhiệm vụ điều tra, lập hồ sơ vụ án..."5.
Việc đương sự đưa ra yêu cầu phải xuất trình chứng cứ chứng minh cho
u cầu của mình, được quy định tại Thơng tư số 06/TATC ngày 25 tháng 02
năm 1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn điều tra trong tố tụng dân
sự nêu rõ:
“Các đương sự có quyền đề xuất những yêu cầu và bảo vệ những
quyền lợi hợp pháp của mình... trong điều kiện hiện nay, trình độ hiểu biết
pháp luật và trình độ văn hóa của đại đa số đương sự còn thấp, các đơn kiện
và lời trình bầy của họ khơng rõ ràng và đầy đủ, cho nên các Tịa án phải
tích cực giúp đỡ cho các đương sự hiểu rõ những quyền lợi hợp pháp của họ
5

Điểm a khoản 2 phần II Thông tư số 141/HCTP ngày 05/12/1957 của Bộ Tư pháp về tổ chức và phân cơng
trong nội bộ Tịa án



11
để họ có thể đề xuất được những yêu cầu và giúp họ biết đề xuất những
chứng cứ để chứng minh”6.
Với quy định này đương sự sẽ là chủ thể chứng minh cho u cầu của
mình, Tịa án chỉ hướng dẫn họ hiểu rõ quyền lợi của mình để xuất trình
chứng cứ chứng minh cho u cầu đó cũng như hỗ trợ họ thu thập chứng cứ
để chứng minh.
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 đã dành một
điều quy định về nghĩa vụ cung cấp và thu thập chứng cứ của đương sự:
"Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
Tịa án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu
thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác" 7.
Tuy nhiên, Pháp lệnh năm 1989 vẫn còn quy định việc điều tra, xác minh, thu
thập chứng cứ làm sáng tỏ các vấn đề của vụ án là trách nhiệm của Tịa án 8.
Vì vậy, trong một thời gian dài trách nhiêm, vai trò thu thập, cung cấp chứng
cứ của đương sự để làm căn cứ giải quyết vụ án dân sự không được đề cao.
Khắc phục những hạn chế trước đây, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004,
bỏ trách nhiệm điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ làm sáng tỏ các vấn đề
cần giải quyết trong vụ việc dân sự của Tòa án mà quy định nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự thành một nguyên tắc cơ bản của
pháp luật tố tụng dân sự::
“1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án
và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ,
chứng minh như đương sự.
6


Thơng tư số 06/TATC ngày 25/02/1974 của Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn điều tra trong tố tụng dân sự
Điều 3, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
8
Điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
7


12
2. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những
trường hợp do Bộ luật này quy định.”9
Đồng thời Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định nguyên tắc trách
nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong
vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có u cầu
của đương sự, Tồ án; trong trường hợp khơng cung cấp được thì phải thơng
báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không
cung cấp được chứng cứ.”10
Kế thừa quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, tại Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015 hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự được quy định như sau:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng
cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng
cứ, chứng minh như đương sự.”11
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 còn quy định về trách
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền, cụ thể:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa
án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ
9

Điều 6, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
Điều 7, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004
11
Điều 6, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
10


13
mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có u cầu của đương sự, Tòa án, Viện
kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp khơng cung cấp được
thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện
kiểm sát.”12
Như vậy, với quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 thì đương
sự nào đưa ra yêu cầu sẽ phải cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu, quan điểm của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bằng việc khởi kiện,
nguyên đơn đưa ra yêu cầu thì đồng thời họ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
chứng minh cho u cầu đó của mình là có căn cứ và hợp pháp; tương tự như
vậy, khi bị đơn đưa ra quan điểm bác bỏ ý kiến của nguyên đơn thì họ có cũng
có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh quan điểm của mình là có cơ
sở; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu độc lập cũng
phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ. Còn
đối với những vụ án mà cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của
người khác thì quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh
thuộc về các cơ quan tổ chức khởi kiện chứ không thuộc về người được bảo

vệ quyền lợi .
Gắn liền với nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ là những hậu quả
pháp lý nhất định đương sự sẽ phải gánh chịu. Đương sự sẽ được Tịa án cơng
nhận quyền và lợi ích hợp pháp khi họ thực hiện một cách đầy đủ, đúng thời
hạn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ. Ngược lại, đương sự sẽ phải chịu
hậu quả bất lợi khi không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của
mình hoặc quan điểm về yêu cầu của người khác đối với mình. Cùng với
trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho Tịa án, các đương sự có quyền u cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho mình.
12

Điều 7, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015


14
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng Dân sự cịn quy định các trường hợp Tòa
án tự xác minh, thu thập chứng cứ (khi cần thiết) và trường hợp Tòa án xác
minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự (khi đương sự khơng thể
tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ). Đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát có thể
trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý,
lưu giữ cung cấp chứng cứ cho mình. Nếu các cơ quan tổ chức cá nhân đang
lưu giữ các tài liệu chứng cứ đó khơng cung cấp được đầy đủ, kịp thời chứng
cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát mà khơng có lý do chính đáng thì
tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo pháp luật.
Như vậy, hoạt động cung cấp chứng cứ được thể hiện trong hai nguyên
tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “nguyên tắc nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” và “nguyên tắc trách
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền”. Theo đó, có thể định nghĩa “hoạt động cung cấp chứng cứ là hoạt
động tham gia tố tụng của các chủ thể, trong đó các đương sự thực hiện giao

nộp, cung cấp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho u cầu
của mình là có căn cứ và hợp pháp hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền cung cấp cho đương sự, Tịa án, Viện kiểm sát nhân dân tài liệu,
chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa
án, Viện kiểm sát.”
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cung cấp chứng cứ
Thứ nhất, cung cấp chứng cứ là một trong những hoạt động chứng
minh trong vụ án dân sự.
Trong một vụ án dân sự thường chứa đựng những tranh chấp, mâu
thuẫn khác nhaugiữa các bên đương sự nên rất phức tạp. Để giải quyết được
vụ án dân sự đúng pháp luật, khách quan thì Tịa án xem xét đánh giá các tình
tiết, tài liệu chứng cứ mà các đương sự cung cấp oặc tòa án thu thập được.


15
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các đương sự cần phải
chứng minh được những tình tiết trong vụ án là có thật, là khách quan bằng sự
việc hoặc bằng lý lẽ. Hoạt động chứng minh diễn ra chủ yếu dưới hình thức
cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và phần lớn là do các
đương sự thực hiện Vì vậy, chứng minh thường được hiểu theo nghĩa là hoạt
động cung cấp chứng cứ, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ
Như vậy, cung cấp chứng cứ là một trong những hoạt động quan trọng
trong việc chứng minh. Hoạt động cung cấp chứng cứ là tiền đề cho các hoạt
động tiếp theo như thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ để chứng minh
sự việc.
Thứ hai, cung cấp chứng cứ là hoạt động tham gia tố tụng của đương
sự.
Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để
chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nếu đương sự không

cung cấp được tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có
căn cứ và Tịa án khơng thể thu thập chứng cứ để xác định yêu cầu của đưng
sự là có căn cứ thì đương sự sẽ bị Tịa án tun không chấp nhận yêu cầu.
Đồng thời, đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể
hiện ý kiến bằng văn bản và cũng có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp tài
liệu, chứng cứ cho Tịa án để chứng minh cho sự phản đối đó là có cơ sở.
Như vậy, hoạt động cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của
mình trước tiên và chủ yếu là của đương sự. Tuy nhiên, khi tham gia vào tố
tụng dân sự các đương sự đều xuất phát từ góc nhìn quan điểm cá nhân, với
mục đích bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp của mình, chính vì thế chứng
cứ mà các bên đương sự cung cấp thường mang tính chủ quan. Do đó, Tịa án
với vị trí là người đứng giữa phân xử vụ việc cần có cái nhìn khách quan và


16
toàn diện để sử dụng được các chứng cứ mà đương sự cung cấp cho quá trình
giải quyết vụ án một cách khách quan, hữu hiệu nhất.
Thứ ba, cung cấp chứng cứ là trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, có thẩm quyền.
Trong tố tụng dân sự, chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chủ yếu
là đương sự. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng cứ không phải bao giờ cũng do
đương sự nắm giữ, để thực hiện được nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tồ án
thì đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng
cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình. Theo đó, khi tài liệu, chứng cứ có liên
quan đến vụ việc đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lưu giữ,
quản lý thì chủ thể đầu tiên có quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ là đương sự
Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ là cơ sở pháp lý cho
đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Chỉ khi nào đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài

liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì đương sự có
quyền u cầu Toà án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ. Với tư cách là cơ
quan bảo vệ công lý, theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết
Toà án ra quyết định yêu cầu các chủ thể đang quản lý, lưu giữ tài liệu chứng
cứ, cung cấp cho Toà án để làm cơ sở cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Tồ
án có thể ấn định một thời hạn hợp lý để cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản
lý, lưu giữ tài liệu chứng cứ, cung cấp cho Toà án.
Cùng với quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của đương sự và
Toà án thì Viện kiểm sát cũng có quyền u cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ,. Trong hoạt động tố tụng dân sự,
Viện kiểm sát có hai chức năng chính, đó là kiểm sát việc giải quyết vụ án dân
sự và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án,


17
quyết định của Tòa án. Quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu được trao
cho Viện kiểm sát để chủ thể này thực hiện chức năng kháng nghị đối với các
bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật.Việc cung cấp chứng cứ,
tài liệu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là một nghĩa vụ tố tụng
dân sự. Điều đó đó thể hiện ở việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý,
lưu giữ chứng cứ, tài liệu phải cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu
theo yêu cầu của đương sự để họ có thể cung cấp chứng cứ, tài liệu cho Toà
án theo đúng thời hạn luật định. Đối với trường hợp Toà án, Viện kiểm sát yêu
cầu cung cấp tài liệu chứng cứ thì cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý,
lưu giữ chứng cứ, tài liệu phải cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu
trong thời hạn do các chủ thể này ấn định để bảo đảm cho việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Pháp luật tố tụng dân sự cũng đã
đặt ra chế tài đối với trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu
giữ tài liệu, chứng cứ, không thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ,
theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát để bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm

của các chủ thể này. Đó là, Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu
cầu cung cấp chứng cứ mà khơng có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự13.
1.2.3. Vai trò của hoạt động cung cấp chứng cứ
Chứng cứ là là yếu tố quan trọng quyết định việc tìm ra sự thật khách
quan của vụ án dân sự, chứng minh cho yêu cầu của đương sự, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bởi vậy, hoạt động cung cấp, giao nộp
chứng cứ có vai trị, ý nghĩa vơ cùng trong q trình giải quyết vụ việc dân sự.
Trước hết, trong pháp luật dân sự, nghĩa vụ chứng minh của đương sự
là một nguyên tắc cơ bản, đề cao được sự bình đẳng và nâng cao được trách
13

Khoản 3, khoản 4 Điều 106, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015


18
nhiệm của mỗi công dân khi tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp dân
sự, giúp cho người dân tự có ý thức, trách nhệm tự bảo vệ và thực hiện một
cách có hiệu quả nhất để tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Chính vì
vậy, việc quy định nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự là một
biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình trước Tịa án. Trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân
sự của Tòa án thì tỷ lệ số vụ án dân sự được giải quyết dựa trênhoạt động
cung cấp chứng cứ và việc tự chứng minh của đương sự tương đối nhiều, Tài
liệu , chứng cứ do các đương sự cung cấp góp phần giúp Tòa án giải quyết
được vụ án được khách quan và chính xác.
Bên cạnh đó, chứng cứ khơng phải lúc nào cũng do chính các đương sự
trong vụ việc nắm giữ, quản lý. Có trường hợp tài liệu, chứng cứ có liên quan
đến vụ việc lại đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý. Như

hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh trong các
tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất hay bản đồ lâm nghiệp của
xã…. Để có đủ chứng cứ chứng minh người có quyền sử mạnh đất hợp pháp,
những tài liệu chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền cng cấp góp phần
giúp Tồ án có đầy đủ cơ sở để giải quyết đúng đắn, nhanh chóng vụ việc dân
sự. Chính vì vậy, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ
chức đang lưu trũ tài liệu chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong q trình giải
quyết vụ việc dân sự.
Ngoài ra, hoạt động cung cấp chứng cứ của đương sự, các cơ quan tổ
chứ, cá nhân có thẩm quyền còn giúp cho Tòa án giảm tải được công việc
trong khi số lượng án càng ngày càng nhiều, số lượng Thẩm phán thì khơng
được tăng lên làm cho áp lực lên hệ thống Tòa án là rất lớn.


19
1.3. Cơ sở khoa học và nội dung cơ bản của hoạt động cung cấp chứng cứ
1.3.1. Cơ sở khoa học của hoạt động cung cấp chứng cứ
Trong một vụ án dân sự, thường tồn tại tranh chấp về quyền lợi giữa hai
hay nhiều bên đương sự. Có ít nhất một bên cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật của bên kia, có
u cầu Tịa án xem xét giải quyết quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
Khi khởi kiện u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm thì nguyên đơn phải xuất trình chứng cứ chứng minh cho
u cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Ngược lại, bên bị đơn cũng
có quyền trình bày quan điểm phản đối yêu cầu của nguyên đơn và cũng có
quyền xuất trình chứng cứ chứng minh rằng u cầu của ngun đơn là khơng
có căn cứ pháp luật, thậm chí họ cịn có quyền u cầu phản tố đối với
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Như
vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên buộc phải đã chủ động, tích cực

tham gia vào q trình giải quyết vụ việc dân sự bằng việc cung cấp tài liệu
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Bên cạnh đó, trong vụ việc dân sự, đương sự là người hiểu rõ nội dung
vụ việc, biết rõ cần có chứng cứ gì để chứng minh cho u cầu của mình là có
căn cứ và hợp pháp. Bởi họ chính là chủ thể tham gia trực tiếp vào các quan
hệ, giao dịch dân sự đang xảy ra tranh chấp. Tịa án chỉ có thể nhận thức được
bản chất quan hệ pháp luật đang tranh chấp, nội dung vụ án thông qua những
tài liệu, chứng cứ, lời trình bày của đương sự. Hơn nữa, chính các đương sự là
người hiểu nội dung tranh chấp nên họ có thể có sẵn tài liệu chứng cứ trong
tay hoặc tiếp cận một cách dễ dàng các chứng cứ hoặc biết rõ phải lấy chứng
cứ cần thiết cho việ giải quyết vụ án đang ở đâu. Do đó, pháp luật cần thiết
phải ghi nhận quyền cũng như nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh


×