Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên về xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.62 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói
riêng là cơng cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật
tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực
tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức
quan tâm.
Sau một thời gian tham dự lớp quản lý nhà nước, được các thầy cô giáo bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước - ngạch chuyên viên
do Trường Chính trị tổ chức tại tỉnh Bắc Kạn, bản thân tôi đã được trang bị cho
những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật; vai trò, chức năng, thẩm
quyền của bộ máy hành chính Nhà nước; nguyên tắc phương thức quản lý Nhà
nước.Đây chính là hành trang pháp lý quan trọng để giúp tôi hiểu sâu hơn về bộ
máy hành chính nhà nước, có ý thức cao hơn, tận tâm hơn trong vai trò của một
cán bộ, viên chức.
Qua nghiên cứu việc xử lý vi phạm hành chính, tơi thấy rằng đây là vấn đề
rất phức tạp lại chưa được theo dõi, quản lý thống nhất; đặc biệt là công tác
hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính cho người có thẩm
quyền xử phạt cũng như đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra,
xử lý vi phạm hành chính. Từ đó, dẫn đến tình trạng người có thẩm quyền không
thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như: xác
định sai hành vi vi phạm cũng như thẩm quyền, trình tực thủ tục xử lý.
Thực tế, hiện nay không chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mà ở các tỉnh,
thành khác đã xảy ra nhiều trường hợp khi xử phạt vi phạm hành chính, người có
thẩm quyền đã áp dụng các quy phạm pháp luật để xử lý không đúng với nội
1


dung, tính chất và mức độ vi phạm, hoặc xử phạt sai thẩm quyền, trình tực thủ
tục theo quy định của pháp luật. Điều này đã làm nảy sinh nhiều dư luận xấu
trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng chính


đáng của Nhân dân.
Để làm rõ nguyên nhân, hậu quả của việc thực hiện sai các quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với vụ việc cụ thể, đồng thời trên cơ
sở đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị cho công tác này, tôi đã lựa chọn đề tài:
"Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kế tốn tại Cơng ty X đặt trụ
sở tại phường C, thị xã A, tỉnh B" làm tiểu luận tình huống chương trình bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

2


PHẦN I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời tình huống
Nhận được tin báo về hành vi trốn thuế của Công ty X trụ sở tại phường C,
thị xã A, tỉnh B, ngày 15/6/2008, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh B đã
tổ chức kiểm tra về cơng tác kế tốn, tài chính đối với Cơng ty X; qua kiểm tra
tại Công ty từ tháng 9/2006 đến tháng 6/2007 đã phát hiện có sai phạm của đơn
vị trong lĩnh vự kế toán và lĩnh vực thuế. Sau khi cơ quan công an phát hiện các
sai phạm trên, ngày 30/6/2008, Công ty X đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai
thiếu vào ngân sách nhà nước khi chưa có biên bản kiểm tra thuế của cơ quan
thuế.
1.2. Nội dung tình huống
Sau khi điều tra, xác minh, cơ quan điều tra công an tỉnh B đã kết luận như
sau:
- Việc Cơng ty X khơng viết hóa đơn bán hàng (hóa đơn giá trị gia tăng) khi
xuất hàng để khuyến mại, hội chợ giới thiệu sản phẩm, tiếp khách, chi dùng nội
bộ, cho biếu, tặng (thuộc diện không thu tiền) đã vi phạm các quy định của pháp
luật về kế tốn.
- Cơng ty X chưa nộp quyết tốn thuế số lượng thuốc lá điếu chưa được viết
hóa đơn bán hàng với số tiền 80.000.000 đ (tám mươi triệu đồng) do việc kê khai

thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chỉ căn cứ trên cơ sở số lượng thuốc lá điếu đã
xuất hóa đơn bán hàng (hóa đơn giá trị gia tăng) là hành vi vi phạm về thuế.
Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra Cơng an tỉnh B xác định các hành vi nêu
trên không cấu thành tội phạm và đã lập biên bản vi phạm hành chính, đề nghị
UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty X về hành vi vi phạm
pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế. Cụ thể như sau:

3


- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn đối với hành vi khơng
viết hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) khi xuất hàng để khuyến mại, hội chợ
giới thiệu sản phẩm, tiếp khách, chi dùng nội bộ, cho biếu, tặng (thuộc diện
không thu tiền) theo quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 7 Nghị định số
185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế tốn về hành vi "Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ khơng
lập hóa đơn bán hàng theo quy định".
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với hành vi chưa nộp
quyết toán thuế số lượng thuốc lá điếu chưa được viết hóa đơn bán hàng với số
tiền 80.000.000 đ (tám mươi triệu đồng) là hành vi vi phạm về thủ tục nộp quyết
toán thuế quy định tại khoản 6, Điều 8 Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày
25/02/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thuế.
1.3. Kết thúc tình huống
Sau khi nhận được Tờ trình đề nghị xử phạt vi phạm hành chính của cơ
quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh, UBND tỉnh xét thấy tính chất phức tạp của
vụ việc đã giao cho Cục thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra
và một số sở ngành liên quan để làm rõ nội dung vụ việc; đề xuất, kiến nghị các
giải pháp cụ thể để giải quyết.
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

2.1. Phân tích tình huống
2.1.1. Phân tích diễn biến tình huống
Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và hồ sơ vụ việc
cho thấy trong kết luận nêu trên của cơ quan Công an đã xác định chưa đúng về
hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm. Cụ thể như sau:
* Xác định sai hành vi vi phạm:
4


- Cơ quan Công an đã xác định: “Hành vi khơng viết hóa đơn bán hàng
(hóa đơn GTGT) khi xuất hàng để khuyến mại, hội chợ giới thiệu sản phẩm, tiếp
khách, chi dùng nội bộ, cho biếu, tặng (thuộc diện không thu tiền)” là hành vi
"Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ khơng lập hóa đơn bán hàng theo quy
định" vi phạm quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐCP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong kế
tốn.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thực tế đơn vị đã không thực hiện hành vi
bán hàng nên không vi phạm quy định trên.
Qua nghiên cứu, đối chiếu với Nghị định số 185/2004/NĐ-CP cho thấy đơn
vị đã vi phạm quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐCP, đó là hành vi “Khơng lập chứng từ kế tốn khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh”.
Vì việc đơn vị xuất hàng để khuyến mại, hội chợ giới thiệu sản phẩm, tiếp
khách, chi dùng nội bộ, cho biếu, tặng (thuộc diện không thu tiền) được coi là
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong khi đó theo quy định tại Điều 19 Luật Kế tốn
thì: “Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn
vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán” nhưng đơn vị đã không thực hiện lập
chứng từ kế tốn theo quy định này.
- Cơ quan Cơng an đã xác định: “Hành vi chưa nộp quyết toán thuế số
lượng rượu chưa được viết hóa đơn bán hàng với số tiền 80.000.000đ (tám mươi
triệu đồng)” là hành vi “vi phạm về thủ tục nộp quyết toán thuế quy định tại
khoản 6, Điều 8 Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính

phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế”.
Tuy nhiên, trong trường hợp này: Công ty X kê khai thuế TTĐB căn cứ trên
cơ sở số lượng thuốc lá điếu đã xuất hóa đơn bán hàng (hóa đơn giá trị gia tăng),
5


dẫn đến đối với số lượng thuốc lá điếu không xuất hóa đơn (để khuyến mại, hội
chợ giới thiệu sản phẩm, tiếp khách, chi dùng nội bộ, cho biếu, tặng (thuộc diện
không thu tiền)) đơn vị đã không đưa vào kê khai nộp thuế. Trong khi đó, theo
quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn thi hành thì
hành vi nộp quyết tốn thuế chỉ được thực hiện trong trường hợp đơn vị đã đăng
ký, kê khai nộp thuế.
Vì vậy, việc đơn vị đã không đưa vào kê khai nộp thuế dẫn đến không thể
nộp quyết tốn thuế và do đó, đây khơng phải là hành vi nộp quyết toán thuế quá
thời hạn.
Hành vi nêu trên cần được xác định lại như sau:
Hành vi không kê khai nộp thuế với số tiền 80.000.000 đồng là hành vi trốn
thuế theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị
định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Cụ thể đây là hành vi của đơn vị đã kê khai khơng đúng các căn cứ tính thuế
(kê khai sai số lượng hàng hóa) dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp; Hậu quả của
hành vi đã dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp (80.000.000 đ); Thời điểm
xác định hoàn thành hành vi trốn thuế: đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải
nộp theo quy định của pháp luật về thuế.
* Áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc:
- Việc áp dụng pháp luật nội dung để xác định hành vi vi phạm:
Việc cơ quan điều tra Công an tỉnh B đề nghị UBND tỉnh áp dụng trực tiếp
Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm pháp luật về thuế để xử lý hành vi vi phạm nêu trên là chưa phù hợp vì:


6


Thời điểm xảy ra hành vi vi phạm là từ tháng 9/2006 đến tháng 6/2007. Đây
là thời điểm Nghị định số 100/2004/NĐ-CP đang có hiệu lực pháp luật. Do đó,
về mặt nguyên tắc thì áp dụng Nghị định số 100/2004/NĐ-CP.
Tuy nhiên, thời điểm xử lý hành vi vi phạm là tháng 12/2008 - thời điểm
Nghị định số 98/2007/NĐ-CP đang có hiệu lực pháp luật nên cần xem xét các
quy định tại thời điểm xử lý để áp dụng văn bản phù hợp. Cụ thể:
Tại khoản 3, Điều 66 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định: “Trường hợp
mức xử phạt đối với cùng một hành vi quy định tại Nghị định này nhẹ hơn mức
xử phạt quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật pháp luật đã ban hành
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được áp dụng mức xử phạt
theo quy định của Nghị định này, kể cả trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập
biên bản, nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý hoặc đã ra
quyết định xử lý nhưng đang trong thời hiệu giải quyết khiếu nại”.
Do đó cần phải xác định cụ thể mức xử phạt đối với hành vi mới có thể
xác định được văn bản pháp luật được áp dụng để xử lý:
- Mức xử phạt theo Nghị định số 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trên (không
kê khai nộp thuế với số tiền 80.000.000 đ) được xác định là hành vi trốn thuế,
được quy định chi tiết tại điểm g, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 100/2004/NĐCP: “Kê khai xác định không đúng các căn cứ tính thuế theo quy định làm giảm
số thuế phải nộp…”. Mức xử phạt theo quy định trên là từ 1 đến 2 lần tính trên
số thuế trốn, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng. Trong trường hợp này
người có thẩm quyền có thể xử phạt từ 80.000.000 đ đến 100 triệu đồng.
- Mức xử phạt theo Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Hành vi trên được xác
định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp.
Theo quy định của Luật quản lý thuế thì mức xử phạt đối với hành vi khai
sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp là 10% số tiền thuế khai thiếu và 0,05 % mỗi
7



ngày tính trên số tiến thuế chậm nộp. Mức xử phạt này thấp hơn so với mức xử
phạt về hành vi trốn thuế quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP.
Do đó, việc xử lý hành vi được thực hiện theo quy định của Luật quản lý
thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP mà không áp dụng theo quy định của
Nghị định số 100/2004/NĐ-CP.
- Áp dụng pháp luật thủ tục để xử lý:
Mặc dù thời điểm thực hiện hành vi vi phạm là thời điểm Nghị định số
100/2004/NĐ-CP đang có hiệu lực pháp luật nhưng thời điểm xử lý vụ việc là
thời điểm Nghị định số 100/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực thay thế bằng Nghị
định số 98/2007/NĐ-CP. Do vậy, về trình tự, thủ tục thẩm quyền xử lý phải áp
dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (đang có hiệu lực pháp luật được áp
dụng để ban hành văn bản kết thúc giai đoạn khởi tố chuyển xử lý vi phạm hành
chính) và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP
* Thực hiện khơng đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì: Cơ quan cảnh sát điều tra
Công an tỉnh, khi nhận được tin báo về tội phạm thì được phép tiến hành các
hoạt động điều tra, xác minh ban đầu làm cơ sở để khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ
án hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ các quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 và Nghị định số 185/2004/NĐ-CP thì Cơ
quan cảnh sát điều tra cơng an tỉnh khơng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và cũng khơng được lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm đối với các hành vi nêu trên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra
Bộ Tài chính đối với vi phạm pháp luật về kế toán; là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
8



cấp tỉnh; Cục trưởng Cục thuế hoặc Chi cục trưởng Chi cục Thuế đối với vi
phạm pháp luật về thuế.
Do đó, sau khi xác định hành vi khơng cấu thành phạm tội phạm mà có dấu
hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan Điều tra có trách nhiệm ban hành Quyết
định không khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử phạt
để thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.
2.1.2. Ngyuyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cịn chưa cụ thể, chi tiết;
thường xun có sự thay đổi về mức độ xử phạt, nội dung hành vi vi phạm. Vì
vậy, khi xác định văn bản pháp luật để áp dụng xử lý các hành vi vi phạm là hết
sức khó khăn, phức tạp.
- Các vụ việc vi phạm hành chính có tính đa dạng, phong phú; trong đó
nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, địi hỏi người tổ chức thực hiện, áp dụng
pháp luật phải có trình độ chun sâu, có kinh nghiệm trong cơng tác xử lý vi
phạm hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác này phần
lớn vẫn cịn yếu về chun mơn, nghiệp vụ, chưa có bề dày kinh nghiệm. Bên
cạnh đó, các đối tượng vi phạm thường có hành vi che giấu, lách luật và lợi dụng
những quy định chưa chặt chẽ của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm, vụ
lợi.
* Nguyên nhân chủ quan
- Đối với Công ty X, trong vụ việc trên, đã thực hiện hành vi vi phạm do
không hiểu, không nắm vững pháp luật về thuế và pháp luật về kế tốn nên đã
cho rằng đối với hàng hóa biếu tặng, sử dụng nội bộ thì khơng phải viết hóa đơn
bán hàng và khơng phải kê khai tính thuế.
- Đối với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
9



Trình độ, năng lực của những cán bộ, cơng chức có thẩm quyền xử lý vụ
việc vi phạm cịn hạn chế; chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện đối với các quy định
của pháp luật, dẫn đến xác định chưa đúng về hành vi vi phạm, thủ tục và các
bước xử lý vi phạm hành chính.
Trên thực tế, trong nhiều vụ việc khác, một bộ phận không nhỏ những cán
bộ, công chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc xử
lý vi phạm hành chính còn thiếu tinh thần trách nhiệm; xử lý chưa nghiêm theo
quy định của pháp luật.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác.
Công tác quản lý nhà nước cịn bng lỏng, thiếu sự đồng bộ, chồng chéo;
Cơng tác thanh tra, kiểm tra của các quan có thẩm quyền chưa được thực hiện
thường xuyên.
- Đối với tổ chức, cá nhân.
Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số tổ chức, cá nhân chưa cao;
chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Hậu quả
* Gây ảnh hưởng tới chính trị:
Cơng ty X là một đơn vị sản xuất kinh doanh quy mơ lớn, thuộc quyền quản
lý của UBND tỉnh, có các tổ chức chính trị xã hội lớn về số lượng và chất lượng
hoạt động như: Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên... Do đó, vi phạm của cơng ty
xảy ra trong thời gian dài nhưng lại không được phát hiện kịp thời đã ảnh hưởng
trực tiếp đến uy tính của các tổ chức này, gây mất niềm tin của cán bộ, công nhân
viên công ty.
* Thiệt hại về kinh tế:

10


Vụ việc đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước - sự thất thu ngân sách số
tiền 80.000.000 đ. Đã gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.

* Sự mất uy tín của cơ quan, cán bộ, công chức:
Việc xử lý vi phạm chưa đúng với quy định của pháp luật dẫn đến sự mất
uy tín của cơ quan, cán bộ, cơng chức có thẩm quyền thực thi pháp luật, ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và làm
giảm lòng tin của nhân dân.
* Sự giảm sút pháp chế XHCN:
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện chủ trương này, đòi hỏi sự tuyệt
đối tuân thủ pháp luật từ phía các chủ thể pháp luật bao gồm: các cơ quan nhà
nước, các tổ chức và công dân. Đối với các cơ quan nhà nước, trong hoạt động
của mình phải tơn trọng pháp luật ngay cả việc ban hành hành luật cho đến thực
thi pháp luật. Đối với các tổ chức và cơng dân thì phải tăng cường tìm hiểu để
nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật; mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử
lý kịp thời đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, trong vụ việc trên, việc giải
quyết vụ việc chưa đúng quy định của pháp luật đã làm giảm sút pháp chế xã hội
chủ nghĩa, các cơ quan có thẩm quyền chưa tơn trọng pháp luật trong q trình
thực hiện quyền lực nhà nước.
2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
2.2.1. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế là một chế độ chính trị pháp lý đặc biệt, ở đó, pháp luật được tơn
trọng thực hiện từ phía tất cả các chủ thể pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp
luật đều phải phát hiện và xử lý kịp thời. Qua việc phân tích nội dung vụ việc,
các văn bản pháp luật liên quan để giải quyết tình huống phù hợp với quy định
11


đã thúc đẩy tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thực chấp hành
pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân; đồng thời, đề ra những giải pháp
góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

2.2.2. Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, của tổ chức xã
hội và công dân
Đề ra những giải pháp tăng cường cơng tác quản lý nhà nước nói chung và
cơng tác xử lý vi phạm pháp luật hành chính nói riêng, từ đó hạn chế các hành vi
vi phạm pháp luật về thuế, kế tốn, giảm tình trạng thất thốt các nguồn thu ngân
sách nhà nước.
Tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về thuế cho các cá nhân và các doanh nghiệp nhận thức,
hiểu biết và chấp hành nghiêm túc.
Nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định
pháp luật về thuế. Trong tổ chức kinh doanh cần nghiên cứu cụ thể các quy định
của pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
2.2.3. Giải quyết hài hịa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích
xã hội
Xử lý nghiêm minh các vi phạm hành chính về thuế và kế tốn đối với
Cơng ty X theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và
nội dung vụ việc vi phạm. Các hành vi vi phạm được xác định đúng với quy định
của pháp luật, trên cơ sở đó áp dụng mức xử phạt phù hợp đối với từng hành vi.
Việc giải quyết đúng các quy định của pháp luật từ các quy định về thủ tục đến
các quy định về nội dung sẽ đảm bảo cho đối tượng vi phạm chấp hành nghiêm
túc, khơng gây ra tình trạng khiếu kiện, khiếu nại phức tạp.
Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giải quyết hài hịa có lý, có tình, làm rõ
được các vấn đề còn vướng mắc mà vẫn đảm bảo hài hòa các mối quan hệ giữa
12


tính pháp lý. Việc giải quyết đúng vụ việc theo quy định và trên cơ sở của
pháp luật, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, lợi ích của công
dân, tập thể Nhà nước được bảo vệ.
2.3. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết

2.3.1. Xây dựng phương án giải quyết tình huống
* Phương án I:
- Cơ sở pháp lý:
+

Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
+ Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Nội dung phương án:
+ Về thủ tục: thực hiện việc xử lý hành vi vi phạm theo đề nghị của Công
an tỉnh, cụ thể là: tiếp nhận hồ sơ và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với Cơng ty X.
+ Về áp dụng pháp luật để xử lý:
Đối với hành vi vi phạm pháp luật về kế toán: điểm d, khoản 3, Điều 7
Nghị định số 185/2004/NĐ-CP xử phạt về hành vi "Bán hàng hoặc cung cấp
dịch vụ khơng lập hóa đơn bán hàng".
Đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Áp dụng khoản 6, Điều 8 Nghị
định số 100/2004/NĐ-CP xử phạt về hành vi "vi phạm quy định về thủ tục nộp
quyết toán thuế"
- Ưu điểm và nhược điểm:
Phương án này có ưu điểm là việc xử lý vụ việc được nhanh chóng, thống
nhất vì được chuyển đến cùng một người xử lý. Tuy nhiên, phương án cũng có
13


nhược điểm là quy trình xử lý chưa phù hợp với quy định của pháp luật; nội
dung áp dụng các điều, khoản chưa đúng với hành vi vi phạm cần xử lý.
* Phương án II:

- Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
+ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn.
+ Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
+ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Nội dung phương án:
+ Về thẩm quyền, thủ tục xử phạt:
Vì Cơng ty X thực hiện đồng thời hai hành vi vi phạm thuộc 2 lĩnh vực
khác nhau nên trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch
UBND tỉnh; nhưng người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là
thanh tra Sở Tài chính hoặc Cục thuế tỉnh. Chính vì vậy, sau khi xác định hành vi
khơng cấu thành tội phạm, cơ quan công an căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ban
hành quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ vụ việc cho thanh
tra Sở Tài chính hoặc Cục thuế tỉnh, trên cơ sở đó, cơ quan này tiến hành lập
biên bản vi phạm hành chính và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo quy
định.
- Về áp dụng pháp luật để xử lý:
+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật về kế toán: Áp dụng điểm đ, khoản 3,
Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
14


20.000.000 đồng đối với hành vi “Không lập chứng từ kế tốn khi nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh”.
Vì khơng có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên theo quy định tại khoản 4,
Điều 5 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP mức tiền phạt là mức trung bình của
khung xử phạt. Do đó, trong trường hợp này, mức tiền phạt là 12.500.000 đồng.

+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Áp dụng khoản 1, khoản 2
Điều 13 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP xử phạt 8.000.000 đồng (10% số tiền thuế
thiếu) và 13.061.707 đồng (0,05% x 71.571.000 đ/ngày x 360 ngày) về hành vi
"Kê khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp".
Ưu điểm và nhược điểm:
Phương án này có ưu điểm là việc xử lý vụ việc đúng trình tự, thủ tục và nội
dung theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Phương án cũng có nhược điểm là
quy trình xử lý phức tạp, phải chuyển hồ sơ đến nhiều cơ quan để xử lý.
2.3.2. Lựa chọn phương án giải quyết
Qua sự phân tích trên đây, theo tơi để giải quyết vụ việc cần lựa chọn
phương án 2. Đây là phương án vừa đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý, vì:
Việc xử lý vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về trình
tự, thủ tục và nội dung vụ việc vi phạm, từ đó bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2.4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
2.4.1. Lập biểu đồ cơng việc theo thời gian

CƠNG
VIỆC

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC
HIỆN

15

THỜI GIAN



1

Căn cứ Bộ luật Tố tụng Cơ quan cảnh sát 10 ngày (Trường
hình sự ban hành Quyết điều tra - Công an hợp vụ việc phức
định không khởi tố vụ án tỉnh

tạp thì khơng q 2

hình sự

tháng), kể từ khi
nhận được tin báo

2

Chuyển hồ sơ cho Cục thuế Cơ quan cảnh sát 3 ngày
hoặc Thanh tra Sở Tài điều tra - Cơng an
chính

3

tỉnh

Xác minh làm rõ các tình Cục thuế tỉnh hoặc Sau khi nhận được
tiết vụ việc như: tính chất, Thanh tra Sở Tài hồ sơ
mức độ vi phạm... để phục chính
vụ cho việc lập biên bản vi
phạm hành chính và Quyết
định xử phạt


4

Lập Biên bản vi phạm hành Cục thuế tỉnh hoặc Sau khi đã làm rõ
chính về lĩnh vực thuế và Thanh tra Sở Tài tình tiết vụ việc.
Biên bản vi phạm hành chính
chính lĩnh vực tài chính

5

Trình Chủ tịch UBND tỉnh Cục thuế tỉnh hoặc Sau khi lập Biên
ban hành Quyết định xử Thanh tra Sở Tài bản vi phạm hành
phạt

6

chính

chính.

Ban hành Quyết định xử Chủ tịch UBND 10 ngày kể từ ngày
phạt vi phạm hành chính

tỉnh

lập Biên bản vi
phạm hành chính và
có thể được kéo dài
và gia hạn tối đa 60
ngày.


7

Gửi Quyết định xử phạt Cục thuế tỉnh hoặc 3 ngày kể từ ngày ra
16


cho Cơng ty X

Thanh tra Sở Tài Quyết định.
chính

8

Tổ chức thực hiện quyết Cục thuế tỉnh hoặc Trong thời hạn 10
định xử phạt hành chính, Thanh tra Sở Tài ngày kể từ ngày ra
theo dõi q trình chấp chính

Quyết định xử phạt

hành quyết định của đương
sự
9

Quyết định cưỡng chế nếu Chủ tịch UBND Sau 10 ngày kể từ
đương sự không chấp hành

tỉnh

ngày ra Quyết định
xử phạt


2.4.2. Thiết lập tổ chức và phân công trách nhiệm thực hiện các phần
việc cho các tổ chức và cá nhân
- Sau khi điều tra xác minh ban đầu đã xác định khơng có hành vi phạm tội
của cá nhân mà chỉ có hành vi vi phạm hành chính của Cơng ty X, cơ quan cảnh
sát điều tra ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 10 ngày
(Trường hợp vụ việc phức tạp thì khơng q 2 tháng, kể từ khi nhận được tin
báo).
- Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra Quyết định không khởi tố vụ án hình
sự, cơ quan cảnh sát điều tra chuyển hồ sơ cho Cục thuế hoặc Thanh tra Sở Tài
chính.
- Sau khi nhận được hồ sơ vụ việc, Cục thuế tỉnh hoặc Thanh tra Sở Tài
chính tiến hành xác minh làm rõ các tình tiết vụ việc như: tính chất, mức độ vi
phạm... để phục vụ cho việc lập biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử
phạt.
- Sau khi xác minh làm rõ các tình tiết vụ việc, Cục thuế tỉnh hoặc Thanh tra
Sở Tài chính tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xây dựng Tờ trình
trình Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định xử phạt.
17


- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày
(hoặc kéo dài, gia hạn thì khơng q 60 ngày) kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra Quyết định xử phạt, người đã ban
hành Quyết định xử phạt gửi Quyết định xử phạt cho Công ty X để thi hành.
- Công ty X phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định xử phạt.
- Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt Công ty X không
chấp hành quyết định xử phạt thì Chủ tịch UBND tỉnh sẽ ra Quyết định cưỡng

chế.
2.4.3. Tổ chức sự kiểm tra, kiểm soát
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Công ty X nhận được quyết định xử phạt,
người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành
quyết định xử phạt đối với Công ty X.
2.4.4. Hệ thống các văn bản, giấy tờ
* Các văn bản pháp lý cơ sở:
- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
- Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn.
- Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

18


- Thông tư số 41/2004/TT-BTC ngày 18 tháng 05 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của
Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
* Các văn bản giải quyết vụ việc:
- Các Biên bản làm việc của cơ quan cảnh sát điều tra;
- Biên bản vi phạm hành chính của Cục thuế và Thanh tra Sở Tài chính;
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
2.4.5. Tổ chức sự đền bù vật chất
Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày Công ty X nhận được quyết định xử phạt
mà công ty không chấp hành quyết định xử phạt thì thì Chủ tịch UBND tỉnh ra
quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp thích hợp như: Khấu trừ tiền từ tài
khoản tại ngân hàng hoặc kê biên tài sản của Công ty.

2.4.6. Xác định nguồn lực về vật chất, kỹ thuật và tài chính
2.4.7. Tổng kết và báo cáo
Chủ tịch UBND phải báo cáo định kỳ, hàng 6 tháng và hàng năm tình hình
xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền với Bộ tài chính theo quy định của
pháp luật
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xử lý vi phạm hành chính là một hình thức quan trọng của thực hiện pháp
luật, trong đó các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền sử dụng quyền lực
nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu hậu quả bất lợi do đã thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Chính vì vậy, cơng tác này có tính
phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
19


Qua phân tích các tình tiết của vụ việc cụ thể trên đây cho thấy: Công tác
quản lý nhà nước về thuế đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhằm tránh
thất thu ngân sách, tạo nguồn ngân sách chủ yếu phục vụ cho hoạt động của bộ
máy nhà nước và thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về thuế nhưng
chưa được phát hiện, xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa đúng với quy định của pháp
luật, đặc biệt là về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử phạt, từ đó ảnh hưởng tới
kỷ cương phép nước, cũng như niềm tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói
chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng đã từng bước được hồn thiện, đáp ứng cơ
bản được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, song vẫn còn nhiều
vẫn đề quy định còn mập mờ, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau gây
khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận dân cư cịn hạn
chế; vì lợi ích kinh tế đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa

vụ công dân.
Một số cán bộ cơ quan nhà nước có biểu hiện tha hóa, biến chất, thiếu trách
nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, có nhiều
trường hợp đã tiếp tay cho người vi phạm thực hiện hành vi trái pháp luật.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị:
* Các cấp ủy Đảng:
Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động quả lý nhà
nước nói chung và cơng tác xử lý vi phạm hành chính nói riêng của các cơ quan
nhà nước.
* Các cơ quan nhà nước:
20


- Quốc hội và Chính phủ: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính như: thời điểm lập biên bản trong trường hợp hồ
sơ chuyển sang từ cơ quan tiến hành tố tụng; Việc sửa đổi biên bản vi phạm hành
chính; Việc sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi phát
hiện quyết định đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi
phạm hành chính.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường chỉ
đạo công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, trường hợp phát hiện có hành
vi vi phạm hành chính phải phối hợp các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính để kịp thời kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật.

* Cá nhân có thẩm quyền
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm
hành chính của người có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý của mình.
3.2.2. Yêu cầu của kiến nghị:
+ Đúng cấp.
+ Đúng cá nhân có thẩm quyền.
+ Kết hợp hài hồ các lợi ích.
+ Có tính khả thi.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(In hoa không đậm, cỡ chữ 13 hoặc 14)
1- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Nxb Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - 2014.
22


2- Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng ngạch
chuyên viên, Quyển I-……………………………, Nxb Bách khoa, Hà Nội - 2014.
3- Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng ngạch
chuyên viên, Quyển II- Kỹ năng, Nxb Bách khoa, Hà Nội - 2014.
4- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
5- Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn.
6- Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
7- Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

8- Thơng tư số 41/2004/TT-BTC ngày 18 tháng 05 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của
Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

MỤC LỤC

Trang
- MỞ ĐẦU

01

- PHẦN I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

03

1.1. Hồn cảnh ra đời tình huống

03

1.2. Nội dung tình huống

03
23


1.3. Kết thúc tình huống

04

- PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

2.1. Phân tích tình hng

04
04

2.1.1. Phân tích diễn biến tình huống

04

2.1.2. Nguyên nhân

09

2.1.3. Hậu quả
2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
2.2.1 Tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước
2.2.2. Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân
2.2.3. Giải quyết hài hịa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
2.3. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyêt
2.3.1. Xây dựng phương án giải quyết tình huống
2.3.2. Lựa chọn phương án giải quyết
2.4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
- PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất kiến nghị
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

24




×