Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

khóa luận ngữ văn nhà viết ký phạm đình hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.72 KB, 93 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Văn học trung đại Việt Nam trải qua bốn giai đoạn vận động và phát
triển. Trong suốt q trình đó, giai đoạn thứ ba (từ thế kỷ XVIII đến nửa
đầu thế kỷ XIX) là giai đoạn rực rỡ, phồn thịnh nhất trong lịch sử văn học
dân tộc. Ở loại hình văn xi trung đại thời kỳ này, bên cạnh sự xuất hiện
của tiểu thuyết chương hồi, mà tiêu biểu là Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ
gia văn phái) thì chúng ta khơng thể khơng nói đến thể loại kí với những
tác phẩm có giá trị phản ánh hiện thực xã hội rộng lớn và sâu sắc. Tác
phẩm mở đầu cho trào lưu viết kí ở thế kỷ XVIII – XIX là Cơng dư tiệp kí
của Vũ Phương Đề. Tiếp đó là Tiên tướng cơng niên phả lục, Trần Khiêm
Đường niên phả của Trần Tiến. Rồi Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác,
Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh. Kí trung đại chắc hẳn sẽ kém phần đa
dạng và thiếu sự hồn thiện nếu khơng có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình
Hổ. Trong Vũ trung tuỳ bút, với kết cấu tự do, Phạm Đình Hổ đã ghi lại
một cách tự nhiên, chân thực những điều trông thấy thành những mẩu
chuyện nhỏ. Tác giả đã ghi lại những vấn đề xã hội, vấn đề con người trong
những năm tháng cuối cùng của triều Lê – Trịnh. Đó là những điều “trái tai
gai mắt” từ lối sống xa hoa hưởng lạc của vua chúa, sự tham nhũng, lộng
hành, thừa cơ “đục nước béo cò” của đám quan lại cho đến chế độ thi cử
hay hiện thực trớ trêu trong cuộc sống của nhân dân. Vũ trung tuỳ bút là
một tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học trung đại nói chung và thể loại kí
trung đại nói riêng. Đây là lí do trước tiên để chúng tơi tìm hiểu đề tài này.
Trong đời sống phê bình văn học Việt Nam, có ít cơng trình nghiên
cứu quan tâm đến Vũ trung tuỳ bút. Dường như, chưa có một bài viết nào
đề cập, tìm hiểu một cách hệ thống, tỉ mỉ, cặn kẽ về những vấn đề trong tác
phẩm có giá trị trên. Nó chỉ được đề cập một cách khái lược khi người ta
bàn về những tác phẩm, những hiện tượng văn học cùng thời. Với lí do này,


1


chúng tơi đi vào tìm hiểu bức tranh lịch sử xã hội thế kỷ XVIII – một
phương diện quan trọng trong tác phẩm.
Hiện nay, văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – một trong 90
mẩu chuyện trong Vũ trung tuỳ bút được đưa vào giảng dạy trong chương
trình Ngữ văn Trung học cơ sở (Lớp 9, Tập 1). Vì vậy, việc nghiên cứu tác
phẩm này còn là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với người dạy và
người học ở trong nhà trường.
2.

Lịch sử vấn đề.

2.1. Kí là một loại hình văn học ra đời sớm trong lịch sử văn học
nước nhà. Ngay từ thời Lý – Trần, nó đã xuất hiện dưới dạng các bài văn
ngắn khắc trên bia đá, chng đồng…Đến thế kỷ XVIII thì kí phát triển rực
rỡ. Bên cạnh các tác phẩm Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Cơng dư tiệp
kí (Vũ Phương Đề), Bắc hành tùng kí (Lê Qnh) cịn có tác phẩm tiêu
biểu là Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ). Tuy nhiên, có một thực tế mà ta
khơng thể phủ nhận, đó là chưa hề có một cơng trình nào nghiên cứu về tác
phẩm này một cách kỹ lưỡng và độc lập. Các cơng trình nghiên cứu có đề
cập đến nhưng đều nằm ở dạng khái quát, điểm qua. Trong phạm vi quan
tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại một số cơng trình, tài liệu có liên
quan, làm cơ sở cho việc nghiên cứu hiện thực lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ
XVIII trong Vũ trung tuỳ bút.
2.2. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, khi tìm hiểu
văn học chữ Hán, đã lưu tâm đến hàng loạt các tác phẩm kí, trong đó có Vũ
trung tuỳ bút. Với sự khảo cứu của mình, ơng chia tác phẩm thành tám loại
cụ thể : tiểu truyện các bậc danh nhân; ghi chép các cuộc du lãm, những nơi

thắng cảnh; ghi chép các việc xảy ra về cuối đời Lê; khảo cứu về duyên
cách địa lí; khảo cứu về phong tục; khảo cứu về học thuật; khảo cứu về lễ
nghi; khảo cứu về điển lệ [13, 142-143]. Như vậy, cơng trình này chỉ mang
tính khảo sát, điểm qua.

2


2.3. Trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã
có những điểm nhìn cụ thể, tập trung vào một số tác phẩm kí tiêu biểu.
Riêng Vũ trung tuỳ bút, ơng coi trọng giá trị của nó ở chỗ “người đương
thời ghi chép chuyện đương thời”, “phản ánh xã hội phong kiến suy đồi qua
những biến đổi về phong tục” [Dẫn theo 21, 5].
2.4. Trong Lịch sử văn học Việt Nam – Uỷ ban khoa học xã hội Việt
Nam, các tác giả khi nói đến sự suy tàn của xã hội phong kiến cuối Lê đầu
Nguyễn, đã dẫn Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ [40, 319]. Điều này có
nghĩa rằng, Vũ trung tuỳ bút là tác phẩm kí mang đậm chất hiện thực.
2.5. Cơng trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu
thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc có nói đến tác phẩm Vũ trung tuỳ bút. Nguyễn
Lộc cho rằng, tác phẩm này thuộc “loại văn kí sự”, có nhiều bài kí về sinh
hoạt và phong tục [23, 26].
2.6. Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên chỉ ra : Vũ trung tuỳ bút là một trong những tác phẩm soạn về triều
Nguyễn. Qua khảo sát, ông chia tác phẩm thành tám mục giống như Dương
Quảng Hàm. Việc tìm hiểu tác phẩm đang cịn mang tính khái quát [28,
301-302].
2.7. Các tác giả Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận trong
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX khi bàn về văn học giai
đoạn cuối XVIII – đầu XIX đã khẳng định : văn học giai đoạn này cũng
khơng hồn tồn thốt li với quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Vũ trung tuỳ bút là

một dẫn chứng vì nó có ý kiến “phê phán truyện Nôm” [22, 32].
2.8. Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX) – Nguyễn Phạm
Hùng điểm qua Vũ trung tuỳ bút – một tác phẩm đánh dấu sự phát triển của
văn xuôi tự sự vào giai đoạn cuối XVIII – đầu XIX [19, 144].
2.9. Đặc biệt, cơng trình Văn học trung đại Việt Nam (Tập 2) và Con
đường giải mã văn học trung đại Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Đăng Na
đã có những đánh giá, nhận xét sâu sắc, cụ thể về giá trị của Vũ trung tuỳ
3


bút. Về thể tài, Nguyễn Đăng Na khẳng định, Vũ trung tuỳ bút viết theo thể
tài tuỳ bút. Qua khảo sát, tác giả khái quát Vũ trung tuỳ bút “khá đa dạng về
bút pháp. Có thiên ơng viết kiểu tự thuật ngắn gọn, không theo thứ tự thời
gian và thường viết về những kỷ niệm thời thơ ấu. Nhiều thiên, Phạm Đình
Hổ viết theo lối khảo cứu. Tác giả có sở trường về kí khảo cứu. Ơng khảo
từ hoa cỏ đến phong tục, từ chữ viết đến văn thể, thể thơ, từ điềm kì dị đến
phép thi cử, khảo từ nhân vật đến quỷ thần, tang lễ, cưới xin, đất đai phong
vật, nhân tình thế thái…”[27, 73]. Trình bày về điều gì ơng cũng viết “cặn
kẽ, nói có sách, mách có chứng và so sánh thực tại”[27,73]. Điều đáng ghi
nhận ở Phạm Đình Hổ là : “khảo cứu chỉ là cái cớ để nói về hiện tại và nói
về hiện tại mới là chủ yếu…”[27, 73]. Văn ông lại thấm đậm chất trữ tình,
chất thời sự. Lời văn nhẹ nhàng mà ý vị sâu xa. Bởi vậy, Vũ trung tuỳ bút
không rơi vào lãnh địa văn học chức năng. Nguyễn Đăng Na đã phát hiện
ra nét riêng trong phong cách kí của Phạm Đình Hổ: “Đọc tác phẩm của
Phạm Đình Hổ ta thấy có chiều sâu của người uyên thâm Hán học, có chất
lịch thiệp của người trải đời, có cái ngạo nghễ, hóm hỉnh của bậc hàn nho
thanh bạch, có cái tinh tế của trí thức kinh kì biết thưởng thức ăn
chơi”[27,73]. Đi sâu vào nội dung tác phẩm, Nguyễn Đăng Na đã cảm nhận
được Vũ trung tuỳ bút “phảng phất đó đây một phong vị buồn của con
người luôn trăn trở với đời”[27,73]. Cũng trong Vũ trung tuỳ bút, tác giả đã

có cái nhìn tiến bộ, ngồi “nhìn thấy những cái hay cái đẹp, cái khả thủ của
người Việt”, thì “vẫn nhận ra cái chưa đạt của dân tộc”[27, 73]. Có thể nói,
Nguyễn Đăng Na là nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp nhất trong hành
trình khai thác, khẳng định giá trị to lớn của kí trung đại nói chung và Vũ
trung tuỳ bút nói riêng. Nét độc đáo của tác phẩm đã được ông “giải mã”.
2.10. Trần Đình Sử cũng đã đưa ra ý kiến của mình trong Mấy vấn
đề thi pháp văn học trung đại. Ông khảo sát tác phẩm, chia Vũ trung tuỳ
bút thành bốn mục: nhân vật; đền chùa; ma quỷ, thần linh, chuyện lạ; các lễ
tục, thi cử, thể văn [ 33, 327].
4


2.11. Ở chương 11 trong Lý luận văn học (Tập 2), Trần Đình Sử đã
tìm hiểu về kí văn học. Ông khẳng định, cùng với một số tác phẩm khác
như Thượng kinh kí sự, thì Vũ trung tuỳ bút là một trong những “thành tựu
đột xuất” của kí Việt Nam đời Lê, Nguyễn. Sở dĩ như vậy là vì nó có sự
phá cách, sáng tạo trong hình thức[34,357].
2.12. Ngồi ra, rải rác trên các Tạp chí văn học, Nghiên cứu văn học,
Tạp chí Hán Nơm, cũng đã đề cập đến những vấn đề trong Vũ trung tuỳ
bút. Chẳng hạn như: Về tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí – Nguyễn Đình
Thi trên Nghiên cứu văn học, số 6, 2005; Thi pháp truyện ngắn trung đại
Việt Nam – Trần Nho Thìn trên Nghiên cứu văn học, số 10, 2006; Thử phác
hoạ tiến trình văn học trung đại Việt Nam ( theo quan điểm của một số tác
gia trung đại) – Trần Nho Thìn trên Tạp chí văn học số 5, 2003; Thi tự của
Phạm Đình Hổ - Trần Thị Kim Anh trên Tạp chí Hán Nơm, số 2, 2006;
Sách văn và kinh nghĩa trong khoa trường – Trần Thị Kim Anh, trên Tạp
chí Hán Nơm, 2009. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dùng Vũ trung tuỳ bút như
một dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề trung tâm nào đó, chứ chưa đi
sâu nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Qua tập hợp, thống kê, tìm hiểu các cơng trình nói trên, chúng tơi

thấy rằng: các nhà nghiên cứu đã ít nhiều quan tâm đến tác phẩm Vũ trung
tuỳ bút. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về giá trị của tác
phẩm một cách độc lập, sâu sắc. Có nhiều bài viết chỉ điểm qua tên tác
phẩm, khảo sát tác phẩm để phân loại. Chỉ có Nguyễn Đăng Na là đi vào cụ
thể hơn cả. Bởi vậy, khố luận của chúng tơi trên cơ sở tiếp thu, kế thừa
thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, mong muốn đi vào tìm
hiểu giá trị nội dung của Vũ trung tuỳ bút: hiện thực lịch sử xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XVIII.
3.

Mục đích nghiên cứu.

3.1. Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm chưa được đánh giá cụ thể của
giới nghiên cứu. Với khoá luận này, chúng tôi muốn giới thiệu cho người
5


đọc về tác giả Phạm Đình Hổ, giá trị nội dung của tác phẩm – hiện thực
lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Từ đây, chúng ta thấy được sự độc đáo
trong việc phản ánh hiện thực đương thời, cũng như đóng góp to lớn cho sự
phát triển văn xuôi trung đại Việt Nam của tác giả họ Phạm.
3.2.Thực hiện đề tài Vũ trung tuỳ bút với hiện thực xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XVIII, chúng tôi hy vọng thấy được cái hay, cái đẹp của tác
phẩm, để từ đó có thể cảm thụ và giảng dạy tác phẩm tốt trong nhà trường
phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Như nhan đề của đề tài đã thể hiện, ở khoá luận này, chúng tơi
hướng đến tìm hiểu nội dung phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế
kỷ XVIII với những biến cố lớn lao về nhiều mặt. Đồng thời, chúng tôi
cũng hướng đến nghiên cứu thái độ của Phạm Đình Hổ - một con người

ln trăn trở với đời. Về giá trị nghệ thuật của Vũ trung tuỳ bút, cũng được
đề cập đến, nhưng chỉ là thứ yếu.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn bản dịch Vũ trung tuỳ bút
của Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích, Lâm Giang giới thiệu (2001),
NXB Văn học, Hà Nội. Đây là bản dịch được các nhà nghiên cứu đã sử
dụng nhiều bởi tính chính xác, độ tin cậy của nó cao.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ với hiện
thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, chúng tôi chủ yếu sử dụng
các phương pháp sau: Phương pháp hình thức, phương pháp tiểu sử,
phương pháp thống kê, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh đối
chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp.
6. Đóng góp của khóa luận.
- Khẳng định vị trí của Vũ trung tùy bút trong kí trung đại nói riêng
và văn xi trung đại Việt Nam nói chung.

6


- Khẳng định được giá trị nội dung của Vũ trung tùy bút : tái hiện
được bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.
- Khẳng định được tài năng của Phạm Đình Hổ qua việc sử dụng một
số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu để viết Vũ trung tùy bút.
7. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khố luận này sẽ triển khai trong ba chương.
Chương 1: Vũ trung tuỳ bút trong tiến trình kí trung đại Việt Nam.
Chương 2: Hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII –
nội dung chính của Vũ trung tuỳ bút.
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật được vận dụng trong Vũ

trung tuỳ bút.

7


CHƯƠNG 1
VŨ TRUNG TÙY BÚT TRONG TIẾN TRÌNH KÍ
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Thể kí trong tiến trình kí trung đại Việt Nam.
Kí là một trong những thể loại thuộc hệ thống văn học ngoại nhập.
Tuy vậy, nó vẫn có chỗ đứng quan trọng trong nền văn xuôi tự sự trung đại
Việt Nam.
Kí trung đại Việt Nam từ khi hình thành đến khi vận động và phát
triển tới đỉnh cao đã trải qua bốn giai đoạn: thế kỷ X – XIV, thế kỷ XV –
XVII, thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nửa cuối thế kỷ XIX.
1.1.1.Giai đoạn thứ nhất: thế kỷ X – XIV.
Đây là thời kỳ hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Việt
Nam, thời kỳ phục hưng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc (yêu nước,
nhân văn), kết hợp với việc tiếp thu văn hố nước ngồi ( Phật, Đạo, Nho).
Từ thế kỷ X đến XIV, văn học viết chưa tách khỏi văn học dân gian
và văn học chức năng (hành chính, tơn giáo), tức nó lấy văn học dân gian
và văn học chức năng làm cơ sở. Trong nền văn xuôi tự sự “kí lại phải dựa
hồn tồn vào văn học chức năng, là văn học chức năng”[27, 61]. Nó chưa
có tên gọi theo đúng nghĩa. Tuy vậy, kí vẫn tồn tại dưới hai loại hình chính:
văn khắc và tự bạt.
Về thành tựu, nếu như loại hình truyện ngắn đã xuất hiện một số tác
phẩm, mà ảnh hưởng của chúng có sức lan toả suốt thời trung đại, thì kí
chưa đạt tới trình độ như vậy. Giai đoạn này, chỉ có vai trị là đặt nền móng
cho giai đoạn sau.
1.1.2. Giai đoạn thứ hai: thế kỷ XV – XVII.

Đầu thế kỷ XV, nhà nước phong kiến trải qua nhiều biến động lớn. Hồ
Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly
ban hành nhiều cải cách tiến bộ nhưng đều không thành công do vấp phải
8


sự phản ứng gay gắt, quyết liệt của tầng lớp quý tộc đương thời. Đất nước
rơi vào ách đô hộ của giặc Minh. Ngót hai mươi năm đó, kho tàng thư tịch,
sách vở, điển chương phần lớn bị thiêu huỷ, hoặc bị đem về Trung Quốc.
Vì vậy, sau khi lãnh đạo nhân dân giành lại nền độc lập thì nhà Lê, đặc biệt
là Lê Thánh Tông cho sưu tầm sao chép những thư tịch đã bị mất.
Sau năm thế kỷ hình thành và phát triển, dịng văn học viết có nhiều
thành tựu rực rỡ. Đến thế kỷ XV, dòng văn học ấy phát triển mạnh mẽ, tồn
diện hơn. Văn xi tự sự đã giảm thiểu mối quan hệ với văn học dân gian
và văn học chức năng; để vươn lên thành một loại hình nghệ thuật mới
mang đậm sắc thái dân tộc, phản ánh sâu sắc hiện thực đương thời. Có
nhiều tác phẩm đáng chú ý như: Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Thánh
Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Lĩnh nam chích qi (Trần Thế Pháp), Nam
Ơng mộng lục (Hồ Ngun Trừng), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)..
Kí ở giai đoạn này tồn tại dưới dạng tự, bạt. Nó tách ra thành mơn
khoa học riêng: nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học và đặt nền móng cho
loại hình kí nghệ thuật. “Bằng phương pháp ghép những đoạn suy tư và
bình giá đối tượng mình đang phản ánh cuối mỗi thiên tự sự, Hồ Nguyên
Trừng đã đặt một chân lên biên giới thể kí.Riêng Lê Thánh Tơng và
Nguyễn Dữ thì đã đi những bước đi đầu tiên lên lãnh địa của kí bằng con
đường dựng lên những nhân vật của thế giới khác để trực tiếp đối thoại với
họ về thế cuộc”[26,429].Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng, ranh giới giữa
kí và truyện rất mỏng manh, tính chất kí trong văn xuôi tự sự giai đoạn này
rất yếu, đôi khi đó chỉ là lối viết tự sự nhiều thiên, cái tơi cá nhân trong đó
chưa bộc lộ, chưa thốt khỏi vỏ bọc của cái ta cộng đồng (như Nam Ông

mộng lục của Hồ Nguyên Trừng. Hoặc như nhiều thiên trong Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ, được xếp vào thể kí lại mang đặc trưng của
truyện. Bích câu kì ngộ kí của Đặng Trần Cơn cũng khơng thể xem là tác
phẩm thuộc thể kí. Điều làm nên sự khác biệt giữa truyện và kí về bản chất
là do “thái độ của người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình ra khỏi các
9


sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngồi cuộc thì đó là
truyện, cịn tác giả hồ vào sự kiện, vào các nhân vật là tư cách là người
trong cuộc thì đấy lại là kí”[26,427].
Như vậy, “kí chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày
đối tượng mình đang phản ánh bằng cảm quan của chính mình” [ Dẫn theo
21,19]. Văn học, mà cụ thể là văn xuôi tự sự thế kỷ XV – XVII chưa làm
được điều đó vì cái tơi cá nhân chưa phá vỡ khỏi cái ta cộng đồng, phải đợi
đến giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX khi có đủ điều kiện.
1.1.3. Giai đoạn thứ ba: thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX.
Lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là một
giai đoạn đầy biến động. Sau khi phát triển đến đỉnh cao ở triều Lê Thánh
Tông, nhà nước phong kiến Việt Nam đi dần vào khủng hoảng. Nội chiến
kéo dài nhiều năm giữa Lê – Mạc (1545 – 1592) và Trịnh – Nguyễn (1627
– 1672) đã phá vỡ trật tự mà xã hội trước đây từng gây dựng. Đất nước có
sự ngăn cách, đời sống nhân dân vơ cùng cực khổ. Hậu quả nặng nề đó kéo
dài và trở nên nghiêm trọng hơn khi mà triều Lê – Trịnh lại có những biểu
hiện suy thối trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Càng về sau do vua
Lê “ nhu nhược cầu an, rủ áo chắp tay” để “chúa gánh cái lo, cịn mình
hưởng cái vui” thì xã tắc giang sơn đã chuyển dần sang tay nhà chúa. Chúa
Trịnh tìm mọi cách lấn át hồng tộc, thâu tóm quyền hành. Vua Lê chỉ cịn
là cái bóng hư vị. Mâu thuẫn giữa vua và chúa ngấm ngầm diễn ra. Sự
khủng hoảng khơng chỉ ở chúa Trịnh Đàng Ngồi mà cịn diễn ra với các

chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Chính sự thay đổi nhanh chóng của các triều
đại, đã kéo theo sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, tư tưởng ngày càng
trầm trọng trong mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đặc
biệt, nó ảnh hưởng một cách sâu sắc đến vốn sống, tình cảm, quan niệm
sống, quan điểm thẩm mĩ của các nhà văn thời bấy giờ. Họ đã chú tâm ghi
chép “thực tế bể dâu”, “những điều trông thấy” trong từng trang sách.

10


Giai đoạn này, kí phát triển mạnh, đạt được thành tựu rực rỡ. Tác
phẩm mở đầu cho kí thế kỷ XVIII – XIX là Cơng dư tiệp kí của Vũ Phương
đề. Lần đầu tiên, trong văn xuôi tự sự Việt Nam xuất hiện một tác phẩm có
quy mơ lớn tới 43 thiên, được người viết dùng thuật ngữ chỉ thể loại là kí.
Tiếp theo Trần Tiến viết Cát Xuyên tiệp bút, Trần Q viết Tục cơng dư
tiệp kí. Trần Tiến viết tiếp hai tác phẩm kí khá đặc sắc là Tiên tướng công
niên phả lục và Trần Khiêm Đường niên phả lục. Thành công của hai tác
phẩm này là, tác giả đã tách tác phẩm của mình ra khỏi lối viết truyện. Thể
kí đã được Trần Quýnh đưa lên một bước phát triển mới. Tuy nhiên, tác
phẩm của ông vẫn chưa cắt dứt mối dây ràng buộc với văn học chức năng.
Phải đến Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, hạn chế này mới được khắc
phục. “Thượng kinh kí sự là tác phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của
Việt Nam” [27, 69]. Nó là đỉnh cao, thể hiện sự hồn thiện của kí thời trung
đại trong nền văn học dân tộc. Tác phẩm của Lê Hữu Trác chẳng có chút
vấn vương đến văn học chức năng. Tác giả đã kết hợp nhiều bút pháp nghệ
thuật trong tác phẩm của mình: du kí, nhật kí, hồi kí, kí phong cảnh, kí
người, kí vật…Sau Thượng kinh kí sự, Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh ra
đời. “Sự độc đáo của tác phẩm là, tác giả đã phản ánh chân thật cuộc sống
lưu vong của vua tôi Lê Chiêu Thống, đặc biệt là đời sống ngục tù cùng
những thủ đoạn hiểm độc của nhà Thanh” [27, 72]. Nếu như những tác giả

trước mở ra lối viết kí dài hơi , thì Phạm Đình Hổ “mở ra lối kí đa dạng về
bút pháp” [27, 72]. Ông đã viết bốn tác phẩm kí: Vũ trung tuỳ bút, Tang
thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án), Châu Phong tạp thảo và
Hành tại diện đối kí với bốn thể tài khác nhau: tuỳ bút, ngẫu lục, tạp thảo
và kí.
Như vậy, ở giai đoạn thứ ba, kí đạt tới đỉnh cao với nhiều tác phẩm
mẫu mực.

11


1.1.4. Giai đoạn bốn: nửa cuối thế kỷ XIX.
Bắt đầu từ thế kỷ XVI, thế giới bước sang giai đoạn phát triển của
nền kinh tế hàng hoá. Chủ nghĩa tư bản châu Âu bắt đầu tìm kiếm thuộc địa
bằng con đường xâm lược. Trong bối cảnh chung đó, năm 1858, Pháp
chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Xã hội Việt nam trở thành xã hội
thực dân nửa phong kiến. Văn học chịu ảnh hưởng rõ nét của lịch sử.
Nếu ở giai đoạn thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, kí đạt đến độ
viên mãn, thì nửa cuối thế kỷ XIX, nó rơi vào bế tắc. Thể kí đi theo hai
hướng. Hướng thứ nhất, tiếp tục truyền thống viết kí bằng chữ Hán. Đại
diện là Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản, Nguỵ Khắc Đản với Giá Viên
biệt lục ghi lại hành trình từ Huế xuống Gia Định, từ Gia Định đến Tân
Gia Ba, Mã Lai; rồi từ Mã Lai qua kênh đào Xuyê đến Ai Cập rồi vào nước
Pháp; sau đó từ Pháp đến Tây Ban Nha đi I – ta – li – a. Hơn chín tháng ở
Tây Âu, họ được sống giữa những trung tâm phát triển nhất của Chủ nghĩa
Tư bản: Ju – lông, Mác – xây, Pa – ri, Cai – rô…để xem xét, khảo sát
phương Tây về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật. Chỉ có điều Giá
Viên biệt lục viết ra để trình lên nhà vua. Bởi thế, tác phẩm trở thành biên
bản, tác giả trở thành thư kí. “Và vì vậy, Giá Viên biệt lục quay lại với hình
thức văn học chức năng. Hình thức ấy mâu thuẫn với nội dung. Giá Viên

biệt lục báo hiệu sự bế tắc của thể kí” [26,457]. Sau Phạm Phú Thứ và
nhóm tác giả của Giá Viên biệt lục là các tác giả kí cuối cùng của thế kỷ
XIX: Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Họ tận mắt
chứng kiến cuộc sống của người Việt “ từ năm Mậu Ngọ 1858 đến nay, lũ
lụt, hạn hán, bão tố, hoàng trùng, binh đao, tật dịch, chi phí ngày càng
nhiều, tài chính ngày càng thiếu hụt. Ba tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định
Tường ở Nam Kì là những nơi tài nguyên nhiều, đất đai rộng thì đã bị bọn
Phú Lãng Sa chiếm đóng…” [Dẫn theo 21,22]. Tác phẩm của Đặng Huy
Trứ có nội dung sâu sắc, mang tính chất hùng biện, nhưng thiên về hình

12


thức nghị luận. Kí của Nguyển Tường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch lại ngả hẳn
sang điều trần và kế sách. Thể kí càng rơi vào bế tắc.
Hướng thứ hai, kí viết bằng chữ quốc ngữ hiện đại. Tác phẩm
Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi 1876 do Trương Vĩnh Kí viết đánh dấu bước
chuyển của kí. Từ kí trung đại chuyển sang loại hình kí hiện đại. Trước thời
cuộc mới, kí trung đại kết thúc vai trị lịch sử của mình và nhường chỗ cho
nền văn học hiện đại.
Tóm lại, qua mười thế kỷ (X – XIX), ta thấy được q trình hình
thành, vận động và phát triển của kí trung đại. Từ chỗ nó cịn là văn học
chức năng đã trở thành một loại hình nghệ thuật với nhiều thành tựu rực rỡ.
Bên cạnh loại hình truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, kí đã góp phần
tạo nên diện mạo hoàn chỉnh cho nền văn học trung đại Việt Nam.
Như trên đã khẳng định, Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) là tác
phẩm kí ra đời vào giai đoạn thứ ba trong tiến trình kí trung đại. Hầu hết,
các nhà nghiên cứu đều có ý kiến chung như vậy. Và thực sự, Vũ trung tuỳ
bút là một tác phẩm tiêu biểu, có giá trị trong giai đoạn văn học có bước
nhảy vọt.

1.2. Giới thiệu về tác giả Phạm Đình Hổ và tác phẩm Vũ trung
tuỳ bút
1.2.1.Tác giả Phạm Đình Hổ.
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), tự Tùng Niên, hoặc Bỉnh Trực, hiệu
Đơng Dã Tiều. Ơng là người làng Đan Loan, huyện Đường An, Hải Dương
( nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) sau dời ra ở phường Thái Cực,
huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long (nay thuộc nội thành Hà
Nội).
Phạm Đình Hổ là con một ơng quan đại thần, tư chất thông minh,
được học hành từ nhỏ. Lên chín tuổi, Phạm Đình Hổ đã đọc sách Hán Thư.
Nhưng đến năm mười ba tuổi, cha ông qua đời, nên việc học hành có phần
bị ngưng lại. Ơng có học ở trường “Quốc Tử Giám”, đi thi đậu sinh đồ ( tú
13


tài ). Thế rồi, nhiều biến cố lịch sử đã dồn dập xảy ra: Tây Sơn lên thay nhà
Lê, họ Trịnh bị diệt vong. Phạm Đình Hổ đều khơng làm quan, mà ở nhà
dạy học. Đến năm 1821, Minh Mệnh tuần du Bắc Hà, có xuống chiếu cầu
sách hay. Phạm Đình Hổ đem dâng một số sách đã viết, được nhà vua chú
ý, cho làm chức Hành tẩu, rồi cất nhắc lên làm Tế tửu Quốc Tử Giám, kiêm
Thị giảng học sĩ. Đối với một tú tài, được giữ chức vụ ấy kể ra cũng đã là
một sự biệt đãi. Tuy vậy, chỉ một thời gian ngắn, ông lấy cớ dưỡng bệnh để
nghỉ. Ơng mất năm 1839.
Phạm Đình Hổ làm rất nhiều sách, được chia làm ba loại.
Loại điển lệ có Lê triều hội điển (chia làm 6 bộ, chép tường điển lệ
về cuối đời Lê) và Bang giao điển lệ (phép tắc về việc giao thiệp nước này
nước nọ).
Loại địa lí có An Nam chí, Ơ Châu lục, Kiến khơn nhất lãm, bắt đầu
trích lục các bộ Nhất thống chí đời Thanh rồi đến bản đồ các đường đi ở
nước Nam, Ai -Lao sứ trình (Đường đi Ai – Lao).

Tạp loại có Hi kinh trắc lãi ( Bàn về kinh dịch), Nhật dụng thường
đàm (Sách dạy những chữ nho hàng ngày dùng đến khi nói chuyện
thường).
Về sáng tác văn học, ơng có các tập thơ Đơng dã học ngơn thi tập;
Tùng, cúc, trúc, mai tứ hữu. Ngoài thơ, Phạm Đình Hổ cịn có bốn tập kí
Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án), Châu
Phong tạp thảo và Hành tại diện đối kí. Bốn tác phẩm trên viết bằng bốn
thể tài khác nhau: tuỳ bút, ngẫu lục, tạp thảo và kí.
Phạm Đình Hổ sáng tác từ những năm dưới thời Tây Sơn, nhưng giai
đoạn chủ yếu là thời nhà Nguyễn. Qua các sáng tác, ông đã “khiến cho
người đọc có thể hiểu sâu thêm phần nào một giai đoạn lịch sử đầy sử biến
bể dâu”[26, 418]. Vì vậy, tác phẩm của ơng là những tài liệu quý giá để thế
hệ đời sau khảo cứu về lịch sử, địa lí, điển lễ, phong tục về cuối đời Lê.
Đằng sau bức tranh xã hội mà tác giả tái hiện thấm đượm nỗi buồn khôn
14


nguôi trước cảnh ngộ éo le, thất thế; nhưng điểm xuyết trong một số tác
phẩm đã nói lên được niềm lạc quan, vui tươi.
Nói đến sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Hổ gợi cho chúng ta nhớ
đến một câu chuyện trong Tự thuật – Vũ trung tuỳ bút.
“Bà bảo mẫu họ Hồng thường hỏi ta: “Về sau có chí muốn gì?”
Ta nói: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo, đó là phận sự của
mình rồi; khơng phải nói nữa. Sau này, trưởng thành mà được lấy văn thơ
nổi tiếng đời để cho người ta biết là con cháu nhà nọ nhà kia thì đó chính
là chí muốn của tơi vậy” [15,9].
Quả thật, Phạm Đình Hổ đã thực hiện được chí nguyện lớn lao và
đẹp đẽ của đời mình.
1.2.2. Tác phẩm Vũ trung tuỳ bút.
Trong quá trình vận động của nền văn xuôi tự sự (thế kỷ X – XIX)

thì kinh nghiệm nghệ thuật được tích luỹ. Sang thế kỷ XVIII, văn xi tự
sự đạt tới độ chín muồi và gặp mơi trường xã hội thích hợp nên đã đơm hoa
kết trái. Đó là bước nhảy vọt lớn nhất – nhảy vọt Tự thân của quá trình văn
học. Nó khơng cịn gắn với văn học dân gian, văn học chức năng; cũng
khơng dừng lại ở thể truyền kì, mà xuất hiện các tác phẩm kí và tiểu thuyết
chương hồi. Nó chứng tỏ sự phát triển trong trình độ nhận thức, trong tư
duy của con người. Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm tiêu biểu của kí giai
đoạn này. Nó góp phần tạo nên sự phong phú văn học giai đoạn từ XVIII
đến đầu XIX - giai đoạn văn xuôi tự sự phát triển rưc rỡ nhất trong nền văn
học trung đại.
Vũ trung tuỳ bút là tác phẩm kí viết bằng chữ Hán. Theo lời giới
thiệu của Lâm Giang trong Vũ trung tuỳ bút (2001), NXB Văn học, Hà Nội
thì tập sách Vũ trung tuỳ bút được phân chia thành hai quyển: Quyển
thượng có 38 đề mục, quyển hạ có 52 đề mục. Tác phẩm này hiện cịn 5 dị
bản, với 5 kí hiệu thư viện khác nhau, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu
Hán Nôm (4 bản) và Thư viện Quốc gia (1 bản). Sau khi so sánh đối chiếu,
15


các nhà nghiên cứu đều cho rằng: sự ghi chép giữa các bản đều khá thống
nhất,các đề đề mục cũng sắp xếp theo trật tự như nhau, sự sai lệch về từ
ngữ không đáng kể. Đây là cơ sở thuận lợi cho các nhà biên dịch dịch tác
phẩm ra tiếng Việt.
Vũ trung tuỳ bút lần đầu tiên được Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến
dịch ra tiếng Việt,đăng tải trên Tạp chí Nam Phong từ số 121 đến 126 trong
khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 2 năm 1928. Tiếp đó, năm
1972, NXB Văn học cho in thành sách nguyên văn bản dịch của Nguyễn
Hữu Tiến, với lời giới thiệu của Trương Chính. Đến 1989, NXB Trẻ thuộc
hội Nghiên cứu Giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh tái bản sau khi
Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú thích. Để phục vụ cho đề tài Vũ

trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ với hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối
thế kỷ XVIII; chúng tôi chọn Vũ trung tuỳ bút, Nguyễn Hữu Tiến dịch và
chú thích, Lâm Giang giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001 làm
cứ liệu.
Theo bản dịch trên, Vũ trung tuỳ bút gồm 90 bài văn ngắn (kể cả bài
Tự thuật) , mỗi bài chép một đề mục. Việc phân nhóm cho tác phẩm kí này
cũng là một vấn đề phức tạp.Dựa trên những tiêu chí nhất định, các nhà phê
bình nghiên cứu có cách phân chia riêng.
Nguyễn Lộc trong Lời bạt in sau sách Vũ trung tùy bút do NXB Trẻ
và Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm
1989, phân Vũ trung tuỳ bút ra làm bốn loại: ghi chép những việc xảy ra
trong xã hội thời bấy giờ; bàn về các thứ lễ( lễ, tệ tục, thi cử, phong tục, âm
nhạc, chữ viết); viết về nhân vật lịch sử, di tích lịch sử; một số sự vật linh
tinh khác.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, NXB Tổng hợp Đồng Tháp,1993
(tái bản) Dương Quảng Hàm đã chia tác phẩm ra làm nhiều loại; tiểu truyện
các bậc danh nhân ( Phạm Ngũ Lão, Phạm Trấn, Đỗ Uông, Lê Lợi, Nhà Họ
Nguyễn ở Tiên Điền…); loại ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng
16


cảnh ( Cảnh chùa Sơn Tây, Cảnh chùa Đế Thích…); ghi chép các việc xảy
ra về cuối đời Lê ( Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh, Cuộc bình văn trong
nhà Giám, Các việc tai dị, Các điềm ghở…); khảo cứu về duyên cách địa
lý( Thay đổi địa danh, Xứ Hải Dương, Tên huyện Đường An, Tên làng
Châu Khê…); khảo cứu về học thuật (các thể văn, các lối chữ, âm nhạc,
đàn, y học); khảo cứu về lễ nghi(lễ đội mũ, tang, tế, lễ tế giao…);khảo cứu
về điển lễ (khoa cử, phép thi, quan chức…). Cách phân chia này tương đối
cụ thể, dựa trên tiêu chí nội dung được phản ánh trong tác phẩm.
Phạm Thế Ngũ trong cơng trình nghiên cứu Việt Nam văn học sử

giản ước tân biên (tập 1), NXB Đồng Tháp (tái bản),1996 cũng đồng tình
với cách phân chia như của Dương Quảng Hàm [28,301-302].
Theo Lâm Giang trong Giới thiệu văn bản (Vũ trung tuỳ bút, NXB
Văn học, Hà Nội, 2001), Vũ trung tuỳ bút được chia làm bốn nhóm: Nhóm
những bài bút kí được ghi chép những điều “mắt thấy tai nghe”, nhóm
những bài bút kí được ghi theo trí nhớ, nhóm những bài bút kí được ghi
theo lời kể của người khác, nhóm những bài bút kí được viết qua khảo cứu
sách vở[18, 6].
Cuối cùng, trong Từ điển văn học (bộ mới),NXB Thế giới(2004) do
Nguyễn Phương Chi chủ biên, mục Vũ trung tùy bút cũng đã phân ra bốn
loại nhưng khác hơn trên. Đó là: một phần lớn sách dành cho các bài
nghiên cứu phong tục và các biến thiên của nó qua các thời đại. Ở phần này
tác giả đã phê phán một cách nghiêm khắc việc thờ cúng nhảm nhí (Thần
trẻ con, Miếu bà chúa Ngựa) cũng như nhiều hủ tục cưới xin, ma chay,
đình đám khác. Thơng qua đó, tác phẩm phản ánh được thực trạng thối nát
của xã hội phong kiến đương thời và sự sụp đổ tất yếu của thể chế xã hội
đó. Một số những mẩu kí sự hồi ức trực tiếp phản ánh hiện thực xã hội
đàng ngoài thời Lê mạt. Ở một số truyện khác tác giả miêu tả và thưởng
ngoạn thiên nhiên với con mắt nhà nghệ sĩ. Đồng thời, ở một số truyện
Phạm Đình Hổ cịn phân tích một số hiện tượng văn học, tìm hiểu đặc điểm
17


của văn học Việt Nam ở từng thời đại cũng như sự phát triển của các thể tài
văn học [6, 2037].
Qua việc phân loại, phân nhóm trên chứng tỏ Vũ trung tuỳ bút là một
tác phẩm viết về nhiều đề tài khác nhau. Và đây chính là tài liệu quý giá, để
ngày nay các nhà nghiên cứu có thể khảo cứu về lịch sử, địa lý, điển lễ,
phong tục…cuối đời Lê. Đồng thời, Vũ trung tuỳ bút cũng là minh chứng
cho sự hiểu biết phong phú, sâu rộng của Phạm Đình Hổ về văn hố, đất

nước; những nỗi niềm tâm sự về nhân tình thế thái, về cuộc đời của một
nhà nho mực thước. Trong những cách phân chia trên, chúng tơi đồng tình
hơn cả với cách chia của Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử
yếu, bởi nó phục vụ đắc lực cho đề tài nghiên cứu ở khoá luận này.
Một điểm đáng chú ý khi chúng ta tim hiểu tác phẩm này, chính là
tiêu đề của nó. Vũ trung tuỳ bút – một cái tên đầy sức gợi, sức lan toả sâu
xa. Vũ trung tuỳ bút được hiểu là “ tuỳ bút viết trong mưa”, hay có người
dịch là “theo ngọn bút viết trong khi mưa”. Mưa ở đây có thể là một hiện
tượng có thật, nhưng cũng có thể là hình ảnh mang tính chất tượng trưng –
tượng trưng cho một xã hội loạn lạc đau thương. Nhan đề tác phẩm đã gửi
gắm bao niềm xót xa thầm kín. Người đọc khơng khỏi bâng khng xao
động. Chỉ với nhan đề, bức tranh hiện thực của xã hội đương thời đã hiện
lên trong tâm trí người đọc.
Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tơi thấy Vũ trung tuỳ bút đã tái hiện một
cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối lịch sử nước ta vào cuối thế kỷ
XVIII, đồng thời cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống, về
phong tục, địa lý, những danh lam thắng cảnh. Lối ghi chép rất thoải mái,
tự nhiên, nhưng chân thực, tỉ mỉ, không nhàm chán, xen kẽ những lời bình
luận ngắn gọn đầy cảm xúc, đơi khi rất kín đáo của tác giả càng làm tăng
thêm sức hấp dẫn cho Vũ trung tuỳ bút.
Trên đây, là những nét chính, cơ bản, khái quát về tác phẩm Vũ trung
tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. Chúng ta có thể khẳng định rằng, đây là tác
18


phẩm kí tiêu biểu trong văn học trung đại. Nói tới kí trung đại, người ta
khơng thể khơng nhắc tới cái tên Vũ trung tuỳ bút. Tuy nhiên, ở khoá luận
này, chúng tôi chỉ bàn đến phương diện tác phẩm: hiện thực lịch sử xã hội
Việt Nam cuối thế kỷ XVIII được phản ánh trong đó.
1.2.3.Vấn đề thể loại của Vũ trung tuỳ bút.

Có thể nói rằng, thể loại là một trong những phạm trù cơ bản nhất
của sáng tác, cũng như tiếp nhận văn học. Khơng có một tác phẩm văn học
nào lại không thuộc về một loại thể dưới dạng một thể tài nhất định nào đó.
Người nghệ sĩ bắt buộc phải lựa chọn một phương thức, một cách thức với
một dạng thức cấu trúc – tổ chức ngôn từ nhất định khi muốn chiếm lĩnh
hiện thực cuộc sống. Hiện thực cuộc sống là phong phú, là bề bộn, là đa
chiều. Chính vì thế, sự chiếm lĩnh của nhà văn cũng phải phù hợp, tinh tế.
Đến lượt người tiếp nhận - có thể là học sinh, sinh viên học tập; giáo viên
giảng dạy, người làm công tác nghiên cứu phê bình- thể loại tác phẩm
chính là “đường dẫn” để người ta lý giải, giải mã, tìm hiểu tồn bộ chiều
sâu bên trong của tác phẩm…Đối với Vũ trung tuỳ bút cũng vậy, muốn tìm
hiểu phương diện nào của tác phẩm, chúng ta cũng cần phải xác định thể
loại của nó. Đứng ở góc độ thể loại, độc giả sẽ thâm nhập sâu vào những
giá trị đích thực mà nhà văn thể hiện trong đó.
“Thể loại văn học là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình của văn
học” [9, 39]. Thể loại là phương diện phân biệt rõ nét nhất hai loại hình văn
học trung đại và hiện đại. Qua hệ thống thể loại văn học trung đại, Phó giáo
sư Tiến sĩ Biện Minh Điền, trong bài nghiên cứu “Vấn đề phân loại thể loại
văn học trung đại Việt Nam” đã chỉ rõ ba đặc điểm khu biệt của hệ thống
thể loại văn học trung đại trong tương quan với hệ thống thể loại văn học
hiện đại. Thứ nhất, nó có sự “hỗn dung, bề bộn, chồng chéo hay có thể gọi
là đậm tính ngun hợp”[8, 39]. Thứ hai, “ nó mang tính quy phạm cao, có
đặc trưng thi pháp hết sức chặt chẽ” [9, 39]. Thứ ba, “ nhìn bề ngồi từ bề
mặt hình thức văn bản tác phẩm, dễ thấy tên thể loại được nêu ngay từ đầu
19


đề tác phẩm”[9, 39]. Trong khi đó, Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm thuộc
một thể loại nhất định trong hệ thống thể loại văn học trung đại. Tìm hiểu,
đưa ra vấn đề thể loại của Vũ trung tuỳ bút có nghĩa rằng, chúng tơi đang

làm rõ đặc trưng của một thể loại văn học trung đại. Tên thể loại của Vũ
trung tuỳ bút, có thể trùng với tên thể loại trong hệ thống thể loại văn học
hiện đại, nhưng chúng có những điểm khác nhau, khơng đồng nhất với
nhau như nhiều người nhầm tưởng.
Khi đánh giá về Vũ trung tuỳ bút có, một số ý kiến, mà tiêu biểu là
của Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường trong Từ điển văn học Việt
Nam (từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX), xem nó có giá trị sử liệu và văn
liệu, chứ không như một thể loại trong văn học trung đại. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu ta có thể khẳng định, đây là một tác phẩm văn học có giá trị. Về
vấn đề thể loại thì Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm kí đích thực. Nó có
đóng góp cho kí trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, nó thuộc thể tài nào, loại
nào trong thể kí, thì đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Lâm Giang trong
Giới thiệu văn bản ( Vũ trung tuỳ bút, Nhà xuất bản văn học Hà Nội 2001,
Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích, Lâm Giang giới thiệu) cho rằng Vũ
trung tuỳ bút là tập bút kí [18, 6]. Nguyễn Đình Thi trong một bài nghiên
cứu cũng khẳng định “Vũ trung tuỳ bút thuộc loại văn bút kí” [37]. Cịn
Nguyễn Lộc trong văn học Viêt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ
XIX lại xem Vũ trung tuỳ bút thuộc loại kí sự [23, 26]. Ý kiến thứ ba về
vấn đề trên là của tác giả Trần Đình Sử trong cơng trình nghiên cứu nổi
tiếng Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Viêt Nam. Khi bàn tới tạp kí,
cụ thể là tạp kí thế kỷ XVIII- XIX ơng khẳng định “Tạp kí cũng có một
phạm vi ghi chép của nó”[33, 326]. Ngồi những tác phẩm như Tang
thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), Cơng dư tiệp kí (Vũ
Phương Đề) hay Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Trần Đình Sử đã đưa Vũ
trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) ra làm dẫn chứng cho ý kiến của mình. Điều
đó có nghĩa, tác giả đã khẳng định, đã thừa nhận Vũ trung tuỳ bút thuộc thể
20


tạp kí. Trong các ý kiến bàn về thể tài của tác phẩm trên, chúng ta không

thể không nhắc đến ý kiến của Dương Quảng Hàm và Nguyễn Đăng Na.
Trong cơng trình Việt Nam học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng Vũ
trung tuỳ bút là tác phẩm thuộc thể tuỳ bút [13, 341]. Cùng ý kiến với ơng,
có Nguyễn Đăng Na. Nguyễn Đăng Na là người có cơng nhất trong việc
nghiên cứu kí trung đại ở Việt Nam. Ơng liệt kê bốn tác phẩm liên quan
đến kí của Phạm Đình Hổ trong đó có Vũ trung tuỳ bút- tác phẩm thuộc thể
tài tuỳ bút [27, 72 ].
Với những lý do trên, chúng ta thấy được tầm đúng đắn và sự cần
thiết khi đưa ra vấn đề thể loại của Vũ trung tuỳ bút. Trong khả năng có thể,
chúng tơi đưa ra kiến giải của mình.
Trước hết chúng ta bàn về thể loại kí.
So với các thể loại văn học khác, thì kí là một thể loại ra đời sớm
trong lịch sử văn học nhân loại, bởi nó có sự năng động, linh hoạt, nhạy
bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, sinh động nhất.
Tác phẩm kí vừa có khả năng đáp ứng u cầu bức thiết của thời đại, đồng
thời vẫn thể hiện được tiếng nói sâu sắc của nghệ thuật.
Trong lí luận văn học hiện đại, có nhiều ý kiến về khái niệm thể loại kí.
Theo Từ điển tiếng Việt: “kí là thể văn tự sự viết về người thật, việc
thật có tính chất thời sự, trung thành với mức cao nhất” [30,122].
Trong 150 thuật ngữ văn học định nghĩa: kí là “tên gọi chung cho
một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học…
chủ yếu là văn xi tự sự, gồm các thể như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự,
kí sự, nhật kí…Kí nói chung khác với truyện ở chỗ tác phẩm kí khơng có
một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính
miêu thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm kí có khác so với truyện”
[3,179].
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên quan niệm: kí là “một loại hình
21



văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học gồm nhiều thể, chủ yếu là
văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút…
Kí khơng nhằm vào việc miêu tả q trình hình thành tính cách của các cá
nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa
nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng khơng phải là đối tượng quan tâm của
kí. Đối tượng thẩm mĩ của kí thường là một trạng thái đạo đức – phong hoá
xã hội, một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng
bỏng. Vì thế có nhiều tác phẩm kí rất gần gũi với truyện ngắn. Nhưng khác
với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại
là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, khơng hư cấu. Nhà văn viết kí
ln chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản
ánh trong tác phẩm…” [14, 162 – 163].
Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài giảng về thể loại (Kí và tiểu luận)
có nói: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật
ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc
“tiểu loại”: Bút kí, hồi kí, du kí, kí chính luận, phóng sự, tuỳ bút, tản văn,
tạp văn, tiểu phẩm…” [15, 5]. Ơng đã chỉ ra đặc trưng của kí: viết về cuộc
đời thực tại, về “người thật”, về “việc thật”. Tác phẩm kí “thường được viết
như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề
nóng bỏng đương đặt ra trong cuộc sống” [15, 5].
Như vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến của mình về khái
niệm, cũng như đặc trưng của thể loại kí. Nhưng dù đứng ở góc độ nào, họ
cũng quan tâm tới các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời
sống có thực cùng với cá tính sáng tạo của nhà nghệ sĩ. “Với thể loại kí, từ
sự thơi thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được cơng bố kịp thời
những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng…”[Dẫn theo 34 ,243].
So với các thể loại văn học khác, kí có những nét đặc thù riêng. Tác
phẩm kí ln lấy sự thực khách quan và tính xác thực của đời sống làm cơ
sở. Với thể loại kí, cuộc sống được ghi rõ từng chi tiết, từng sự kiện đẻ

22


thơng qua đó thể hiện nhận thức, suy tư, thái độ của viết một cách đúng
đắn. Chính vì lí do trên, mà trong nhiều trường hợp, kí có sức lay động sâu
xa đối với người đọc. Chẳng hạn như, đọc Người mẹ cầm súng của Nguyễn
Thi “Lòng yêu thương và ngưỡng mộ đối với người anh hùng đã trở nên
sâu nặng hơn, nỗi ước muốn được găp mặt càng thúc giục hơn, khi người ta
biết rằng một người mẹ như vậy đã sống thực, và đã đánh giặc ở một mảnh
đất gọi là “ xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” có thực của Tổ
quốc” [15, 6].
Tuy nhiên, có khi người viết kí vẫn sử dụng yếu tố hư cấu, nhưng hư
cấu khơng làm nhồ đi diện mạo của sự thật được phản ánh, mà chỉ là biện
pháp nhằm làm cho hình tượng cuộc sống càng hấp dẫn hơn, có giá trị sâu
rộng hơn. Hư cấu phải sử dụng đúng chỗ. Nếu khơng thì nó sẽ phải trả giá
rất đắt: đánh mất sự tin cậy của độc giả, khơng có khả năng thuyết phục
lịng người. Như vậy, cái chính để khẳng định kí văn học đích thực chính là
nhờ vào tài năng của tác giả. Bên cạnh đó, nhà nghệ sĩ cũng cần phải có
vốn sống và tấm lịng. Nhờ vậy, mà hiện thực trong kí khơng phải là sự sao
chép nguyên si, bê nguyên cuộc sống vào tác phẩm, mà nó đã trở thành
hình tượng nghệ thuật, lời văn có tính thẩm mĩ. Từ một chuyến đi lên kinh
của Lê Hữu Trác, từ những tang thương dâu bể của xã hội Việt Nam,
chuyến đi hiệu lực lấy cơng chuộc tội của Lí Văn Phức sang phương Tây,
chuyến lên Tây Bắc của Nguyễn Tuân đến các chiến dịch chống Pháp của
dân tộc ở thế kỷ XX đã được các tác giả viết nên những tác phẩm kí có giá
trị. Bức tranh cuộc sống được dựng lên qua sự quan sát, tìm tịi với trái tim
dạt dào cảm xúc của tác giả. Họ trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng
nghệ thuật của tác phẩm và đã bộc lộ rõ lập trường, tư tưởng, chính kiến
của mình về các sự việc, hiện tượng.
Lớp ngôn từ trong tác phẩm kí cũng mang đặc trưng riêng. Ở trong

đó, chúng ta bắt gặp cách sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, được gọt giũa
bởi “cái tôi” thẩm mĩ của nhà văn. Có nhiều nhà nghiên cứu cịn khẳng
23


định rằng: “đặc điểm văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ
thuật” [3, 179]. Ngôn từ của kí, chủ yếu là ngơn ngữ trực tiếp của nhà văn –
người trực tiếp chứng kiến và tái hiện hiện thực cuộc sống – nên nó vừa cụ
thể, vừa sinh động, vừa đậm chất đời thường. Do vai trò đặc biệt quan
trọng của tác giả trong tác phẩm kí, nên ngơn từ trong kí cũng mang đậm
tính chủ thể. Nhà văn luôn là người chứng kiến, ghi nhớ, ghi chép lại và đối
thoại trước những hiện tượng mà bản thân mình quan sát được. So với ngơn
từ nghệ thuật của các thể loại văn học khác, ngôn từ của kí ln có xu
hướng dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo.
Kí cịn là thể loại rất linh hoạt về giọng điệu: giọng thuật kể khách
quan – bình đạm, giọng trần thuật kết hợp giữa kể - tả với bình luận trữ
tình đến lối viết kí giản dị, kể sự ngụ tình…
Như vậy, kí là một thể loại khơng chỉ có vai trị, vị trí riêng trong đời
sống văn học, mà “kí cịn là thể loại lưu giữ nhiều tài liệu xác thực về đời
sống và cảm quan nghệ thuật của con người, là nguồn dự trữ tư liệu tin cậy
cho sáng tạo nghệ thuật về sau” [ 34, 255].
Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu trong khoá luận này là hiện thực lịch
sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII trong tác phẩm kí Vũ trung tuỳ bút.
Với đặc trưng thể loại kí nêu trên, thì việc tìm hiểu vấn đề này càng thuận
lợi, càng rõ ràng hơn. Ý nghĩa, vai trò quan trọng của phạm trù thể loại
càng được minh chứng.
Rõ ràng, Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm kí tiêu biểu của văn học Việt
Nam trung đại. Nhưng nó thuộc thể tài bút kí? kí sự? tạp kí? hay tuỳ bút?
Khác với các tiểu loại khác trong kí, kí sự “nhằm ghi chép lại một
câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh” [14, 167]. Hơn nữa, có thể

nói đây là thể tài địi hỏi tiếng nói khách quan của sự kiện nghiêm ngặt hơn
cả. Người viết kí sự “ có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là
tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động, phát triển” [10, 228]. Tác
giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những sự kiện điển hình,
24


mang tính xã hội, có sức khái qt cao. Chính vì vậy mà kí sự, so với bút kí
hay tuỳ bút thì “ phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên
tưởng, nghị luận thường ít hơn” [14, 167]. Trong kí trung đại, Thượng kinh
kí sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Bắc hành tùng kí của Lê
Quýnh, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho tiểu loại này. Thiên kí sự
Thượng kinh kí sự được Lê Hữu Trác viết nhân chuyến ra Thăng Long
chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán năm 1782. Tác phẩm kể lại cuộc hành trình
của Lãn Ơng trong vịng 9 tháng 20 ngày, thể hiện cái nhìn tương đối rõ
nét, chân thực về xã hội phong kiến Việt Nam cuối thời Lê – Trịnh của một
nhà nho có cốt cách thanh cao…Cịn Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh xoay
quanh một chủ đề: người Thanh dùng mọi thủ đoạn để bắt ơng cùng năm
đồng sự của mình gọt tóc, thay đổi trang phục như người Mãn Thanh.
Cuộc đấu tranh của Lê Quýnh với bọn người đó diễn ra trong vòng 15 năm
trời. Cuối cùng, nhà Thanh phải khuất phục trước lí lẽ. sự kiên định của Lê
Quýnh và chấp nhận: “đầu tóc, ăn mặc được phép tự do, phần mộ chúa cũ
được phép thăm viếng. Con cái được phép qua lại” [Dẫn theo 21, 33].
Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, rõ ràng khơng phải là tác phẩm
thuộc thể kí sự. Nó tuy phản ánh chân thực hiện thực lịch sử, nhưng vẫn thể
hiện một cách rõ ràng thái độ của tác giả trước các hiện tượng đó. Đồng
thời, tác phẩm khơng kể về một câu chuyện trọn vẹn, mà là tập hợp nhiều
bài văn ngắn kể về những chuyện khác nhau. Vũ trung tuỳ bút,vì thế phải
thuộc về một thể tài khác.
Tạp kí là thể kí ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe từ lịch sử

về nhân vật, sông núi, đền chùa, phương vực, vật phẩm, chuyện lạ…Nội
dung của tạp kí hết sức đa dạng. Lời văn ngắn gọn, súc tích, bình đạm gây
được hứng thú ở người đọc. Theo Trần Đình Sử, tạp kí với tư cách là một
tiểu loại của thể kí, như tuỳ bút, kí sự…bắt đầu từ đời Tống. Nó bao gồm
những truyện “kể ngắn về nhân vật, dật sử, dã sử, kì quái, bao gồm cả loại
khảo, biện, thư,trát, thuyết, thư, bình văn, phong tục, đồ dùng…” [33, 329].
25


×