Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Luan van NGÔN NGỮ tạp văn NGUYỄN NGỌC tư QUA KHẢO sát tập NGÀY MAI của NHỮNG NGÀY MAI DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.73 KB, 98 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do để chọn đề tài
. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi, văn học cũng có những bước
đổi thay để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Do tính chất cơng việc và thời
gian bị hạn hẹp, độc giả hơm nay dường như có xu hướng đọc nhanh, đọc
được nhiều và muốn đọc được những tác phẩm thật sự có ý nghĩa. Vì vậy mà
người ta tìm đến các thể loại có khả năng đáp ứng được như truyện ngắn,
truyện mini (truyện cực ngắn), tạp văn, bút ký… Những thể loại này khơng
những có chứa nội dung ngắn, dễ hiểu… mà chúng còn được viết bởi ngôn
ngữ, gần gũi, quen thuộc. Đây là lý do đầu tiên khiến chúng tôi lựa chọn đề
tài này cho luận văn tốt nghiệp đại học.
. Hiện nay “tạp văn” là thể loại được sử dụng khá phổ biến. Chẳng hạn
hầu như báo Văn nghệ số nào ít nhất cũng đăng một tác phẩm, nhiều loại báo
không chuyên về văn chương cũng in tạp văn. Văn học nước ngoài và văn học
Việt Nam có khơng ít tác giả có tạp văn bên cạnh các thể loại khác như tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch… và họ cũng rất thành công. Song dường như
những ý kiến nhận xét, đánh giá, nghiên cứu về thể loại này cịn rất ít. Giải
quyết đề tài này góp phần nghiên cứu rõ hơn về thể loại tạp văn.
. Nguyễn Ngọc Tư là gương mặt văn xuôi đương đại tiêu biểu, sắc sảo,
đa dạng. Chị tuy mới chỉ xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ XXI
nhưng đã gây được sự chú ý của độc giả bên cạnh một số cây bút nữ như:
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo,
Ngân Hoa,… Nguyễn Ngọc Tư đã góp một tiếng nói riêng của mình vào nền
văn xi nước nhà. Tác phẩm của chị ra mắt đều đặn, chứng tỏ Nguyễn Ngọc
Tư là một cây bút giàu nội lực. Những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được
đánh giá rất cao và đạt nhiều giải thưởng. Khi tìm hiểu về tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư dù từ bất cứ phương diện nào cũng là việc làm thiết thực,

1



không chỉ giúp hiểu thêm về một tác giả, mà cịn có thể hình dung phần nào
diện mạo của văn xi Việt Nam đương đại. Chính điều này đã khiến chúng
tơi đi lựa chọn và tìm hiểu về đề tài này.
. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút truyện ngắn khá xuất sắc, nhưng bên
cạnh đó chị cịn có những sáng tác thuộc thể loại bút ký, tạp văn và gây được
sự chú ý trong lòng độc giả thời gian gần đây. Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư,
độc giả không chỉ bị lôi cuốn bởi cái duyên kể chuyện, bởi những nhân vật
sống động, gần gũi, mà còn được tắm đẫm trong cái phong vị rất riêng của
một vùng đất. Làm nên cái phong vị ấy phải kể đến cái ngôn ngữ đậm chất
Nam Bộ mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng hết sức nhuần nhuyễn. Mỗi một cây
bút văn chương đều có những đóng góp của mình cho nền văn học nước nhà
và đóng góp ở phương diện ngơn ngữ là vô cùng đáng quý. Thêm một lý do
để chúng tơi lựa chọn đề tài NGƠN NGỮ TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
QUA KHẢO SÁT TẬP NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI cho công việc
tập dượt nghiên cứu khoa học.
1. Lịch sử vấn đề
Những cơng trình bàn về thể loại tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư chưa
nhiều, chưa thu hút được sự quan tâm cần thiết, đúng mức của giới nghiên
cứu. Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu
dành cho lĩnh vực truyện ngắn và văn chính luận thì chỉ có một vài bài viết lẻ
tẻ trên báo Văn nghệ, tạp chí văn học,....
Những sáng tác tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư viết về cả những gì có liên
quan đến cuộc sống con người nơi đây: hình ảnh ngọn gió, hình ảnh dịng
sơng, bến chợ… cho ta thấy được những phong tục, thói quen sinh hoạt, đời
sống kinh tế của người dân Nam Bộ; cịn hình ảnh những gia đình, những số
phận con người lại cho ta hiểu sâu hơn về tính cách, lối sống, tình cảm chân
thành, rộng mở và đầy nghị lực của con người nơi đây. Tất cả những cái đó
chẳng có gì xa lạ, chẳng có gì là khoảng cách với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

2



Sự thấu hiểu tường tận, sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến cuộc sống và con
người Nam Bộ cho ta thấy Nguyễn Ngọc Tư là “nhà văn của xóm rau bèo”,
nhà văn của nơng dân, nhà văn của những vấn đề bình thường, giản dị, gần
gũi nhất.
Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư là những trang viết về tình cảm, đạo đức,
phong hố mang đậm chất trữ tình, lại vừa là những trang viết phản ánh kịp
thời đời sống cịn nhiều khó khăn bất cập, những vấn đề mang tính chất thời
sự nóng bỏng của mảnh đất Nam Bộ nhiều nắng và gió.
Cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư khá
đa dạng, phong phú. Nghien cứu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu thiên
về truyện ngắn, đặc biệt là truyện Cánh đồng bất tận, cú cỏc bài viết sau:
“Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận” – Hoàng Thiờn Nga,
Báo Văn nghệ số 39 (24/09/2005).
“Sự sống bất tận” – Đặng Anh Đào, Báo Văn nghệ số 17-18 (24/09 và
06/05/2006).
“Bức tranh quờ buồn tớm ngắt” – Trần Văn Sỹ, Báo Văn nghệ số 15
(15/04/2006).
“Là trẻ con...” – Phan Quý Bớch, Báo Văn nghệ Trẻ số 17 (28/04/2006).
“Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận” – Nguyễn Quang Sỏng, Bỏo Tuổi Trẻ
(25/11/2005).
“Tụi viết trong nỗi im lặng” – Phong Điệp phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư,
Báo Văn nghệ Trẻ số 45 (06/11/2005).
“Nguyễn Ngọc Tư – quả sầu riêng của trời” – Trần Hoàng Thiờn Kim,
Bỏo Hà Nội Mới.
“Một nhịp cầu” – Huỳnh Kim, Báo Đồng Nai (24/01/2006).
“Dữ dội và nhân tình”–Phạm Xuân Nguyên, Báo Tuổi Trẻ (03/12/2005).
“Cịn nhiều người cầm bút rất có tư cách” – Nguyên Ngọc, viettnamnet
(02/11/2005).


3


“Nguyễn Ngọc Tư – điền đạm mà thấu đáo”, phỏng vấn nhà văn Dạ
Ngân, Bỏo Tuổi Trẻ (22/04/2004).
“Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt của tâm trạng” – Minh Thị, Báo Lao
Động (11/04/2004).
“Nguyễn Ngọc Tư: nhà văn của xóm rau bốo” – Quang Vinh, Bỏo Tuổi
Trẻ (09/03/2004).
“Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm” – Hồ Anh Thỏi, Bỏo
Tuổi Trẻ (22/11/2003).
“Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư” – Thanh Võn, evan.com
(23/05/2005).
“Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận” – Thảo Vy, Tạp chớ Văn hóa Phật
giáo số 11 (28/12/2005).
“Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản Miền Nam” – Trần Hữu Dũng, Diễn đàn
tháng 2/2004.
“Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” – Trần Phỏng
Diều, Báo Văn nghệ Quân Đội số 647 (06/2006).
“Sức lụi cuốn của ngũi bút Nguyễn Ngọc Tư” – Phan Quý Bớch, Báo
Văn nghệ Trẻ số 46 (12/11/2006).
V.v...
Tạp văn cũng là một thể loại được Nguyễn Ngọc Tư sáng tác rất nhiều.
Song dường như thể loại này của chị chưa thu hút được sự quan tâm cần thiết,
đúng mức của giới nghiên cứu. Những đánh giá chủ yếu dành cho truyện
ngắn, cịn tạp văn thì thi thoảng có một vài bài viết lẻ tẻ in thêm các báo và
một số cơng trình nghiên cứu khoa học như:
“Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư”,, Thanh Vân, evan.com (07/02/2006).
“Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc Tư - quen mà lạ”, Hạ Anh,

Báo Thanh Niên (19/01/2006).

4


“Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư”, Trần Hữu Dũng, (lời bạt của tập
tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ).
“Đọc tạp văn “Trở gió” cuả Nguyễn Ngọc Tư”, Phú Cường, Thời Báo
Kinh Tế Sài Gịn (10/2005).
“Tìm hiểu tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” - Phạm Thị Thành, Luận văn thạc sĩ
ngữ văn (2007).
Tuy một số bài viết có đề cập đến thể loại tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư
nhưng nhìn chung lối viết còn chung chung, sơ sài mà chưa thực sự đi sâu tìm
hiểu về nội dung cũng như nghệ thuật để có cái nhìn tồn diện hơn về tạp văn
của chị. Chính vì vậy trong luận văn này, chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu, đánh
giá những nét đặc sắc, độc đáo về ngon ngữ thể loại tạp văn của Nguyễn Ngọc
Tư qua Ngày mai của những ngày mai..
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng các kiến thức lý thuyết ngôn ngữ, lý luận văn học,
chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ ở 32 bài tạp văn của Nguyễn Ngọc
Tư được tập trung trong cuốn Ngày mai của những ngày mai do nhà xuất bản
Phụ nữ ấn hành năm (2007).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Có nhiều vấn đề đặt ra cần tìm hiểu về ngơn ngữ, nhưng trong khn khổ
luận văn này, chúng tôi xác định nhiệm vụ giới hạn khảo sát đặc điểm ngôn
ngữ ở những nội dung cơ bản sau:
Khảo sát, phân tích các đặc điểm về từ ngữ trong tạp văn Ngày mai của
những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư.
Khảo sát, phân tích, tìm hiểu cách tổ chức câu văn trong tạp văn Ngày

mai của những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư .

5


Đi sâu vào phân tích, tìm hiểu một số biện pháp tu từ nghệ thuật, dung
lượng, kết cấu và giọng điệu trong tạp văn Ngày mai của những ngày mai của
Nguyễn Ngọc Tư.
4. Mục đích nghiên cứu
Trong giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận, chúng tơi mong
muốn đạt được mục đích cuối cùng là chỉ ra được những nét độc đáo, đặc sắc
của Nguyễn Ngọc Tư trong việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu, giọng
điệu ở thể loại tạp văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại trên cơ sở thống kê các loại từ ngữ, các
câu văn xuất hiện ở mỗi tác phẩm chúng tôi phân loại và quy chúng về những
dạng cụ thể.
Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp những đặc sắc trong việc sử
dụng các biện pháp tu từ; cách xây dựng, tạo lập dung lượng, kết cấu và giọng
điệu mang lại những ấn tượng độc đáo cho tác phẩm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn bao gồm có những
chương sau:
Chương 1: Tạp văn và ngôn ngữ thể loại tạp văn.
Chương 2: Từ ngữ trong tạp văn Ngày mai của những ngày mai của
Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Câu văn và các biện pháp tu từ nghệ thuật trong tạp văn Ngày
mai của những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 4: Dung lượng, kết cấu và giọng điệu trong tạp văn Ngày mai
của những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư

Sau cùng là Tài liệu tham khảo.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TẠP VĂN VÀ NGÔN NGỮ THỂ LOẠI TẠP VĂN
1.1. Khái niệm tạp văn
Tạp văn là một khái niệm chưa được minh định rõ ràng, còn lẫn lộn với
các tên gọi khác như: tản văn, bút ký, tạp bút, tạp cảm… Từ trước đế nay đã
có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà lý luận văn học, nhà ngôn ngữ học, cố gắng
đưa ra những định nghĩa về tạp văn. Sở dĩ như vậy vì đây là một thể loại văn
học khá đặc biệt, tương đối tự do trong đề tài cảm xúc, linh hoạt về phương
thức biểu đạt và có khả năng dung chứa trong nó những thể loại văn học khác.
Từ điển văn học, tập 2 (1984), Nxb Khoa học xã hội có tới 2 định nghĩa
về tạp văn:
Định nghĩa 1: “Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghệ thuật.
Phạm vi của tạp văn rất rộng bao gồm tạp cảm, tùy cảm, tiểu phẩm, bình luận
ngắn… đặc điểm nổi bật là ngắn gọn” [55, tr. 333].
Định nghĩa 2: “Tạp văn là một bộ phận lớn của nhà văn Trung Quốc Lỗ
Tấn, viết theo một thể loại đặc biệt bao gồm những bài cảm nghĩ nhỏ, luận
văn, tuỳ bút, thư từ, nhật ký, hồi ức…” [55, tr. 333].
Từ điển thuật ngữ văn học, (2004), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội cho
rằng: “Tạp văn là những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng
chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có
tính nghệ thuật cơ đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã
hội” [21, tr. 294].
Dương Tấn Hào cịn đóng góp thêm một cách hiểu nửa về tạp văn: “Theo
nghĩa đen thì hai chữ “tạp văn” dùng để chỉ những thể văn đoản thiên không

đồng một thể với tập thi ca, tản văn, tiểu thuyết và bi kịch đã thịnh hành từ
xưa. Ngày nay bản chất thứ tạp văn đã biến tướng và danh từ đó hiện giờ đã

7


chuyên chỉ lối văn đoản thiên những thiên tạp trở giàu tính cách tranh đấu”
[37, tr. 21].
Như vậy khái niệm tạp văn vẫn chưa được minh định rõ ràng. Các cách
hiểu, các định nghĩa nêu trên về cơ bản đã gọi đúng tính chất, đặc điểm cốt
yếu, khái quát nhất về thể loại này.
Qua cac ý kiến nêu trên, chúng tơi có thể rút ra một số đặc điển của thể
loại tạp văn như sau:
- Là thể loại ngắn gọn, hàm súc.
- Thường chớp một ý nghĩ, khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng
bất ngờ, độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Nội dung khá đa dạng phong phú: có thể liên quan đến các vấn đề chính
trị xã hội mang tính chính luận, sắc sảo; cũng có thể là những thiên “tạp cảm”
trở giàu chất trữ tình, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của một tác
giả văn chương.
- Rất năng động, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thưởng thức của độc giả
hiện đại.
1.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn
1.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ một loại hình ngơn ngữ chung để
biểu đạt nội dung, hình tượng của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời
truyền miệng và văn học viết). Tuy nhiên khi bàn và khái niệm ngơn ngữ nghệ
thuật lại có nhiều ý kiến, ở đây chúng tôi xin dẫn một số quan niệm của các
tác giả:
Theo G.V.Xtêpanốp: “Ngôn ngữ văn học là một hiện tượng nghệ thuật do

nghệ sỹ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải
truyền đạt một ý nghĩa mà không một phát ngôn đồng nghĩa nào có thể thay
thế được”.

8


M.Bakhtin cho rằng: thật là ngây thơ nếu cho rằng nghệ sỹ chỉ cần một
ngôn ngữ như ngôn ngữ, tức là ngơn ngữ của ngơn ngữ học (bởi vì chỉ nhà
ngôn ngữ học mới nghiên cứu ngôn ngữ như là một ngôn ngữ). Thực ra, nghệ
sỹ gia công ngôn ngữ như là ngơn ngữ để biến nó thành phương tiện biểu hiện
nghệ thuật của ngôn ngữ, mà chỉ là sử dụng nó thơi.
I.M.Lotman - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng người Nga cho rằng:
“Văn học có tính nghệ thuật nói bằng ngơn ngữ đặc biệt, thứ ngơn ngữ được
xây dựng chồng lên trên, ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai”.
Theo ơng thì ngơn ngữ nghệ thuật được hình thành từ ngơn ngữ tự nhiên,
nhưng lại có sự khác biệt về đặc trưng: “Trong văn bản có tính nghệ thuật
ngơn từ thì khơng chỉ có ranh giới giữa các ký hiệu là khác nhau, mà bản chất
khái niệm ký hiệu cũng khác nhau”.
Từ quan niệm của I.M.Lotman ta có thể hiều ngơn ngữ tự nhiên chính là
sự xuất phát cho sự ra đời và phát triển của ngơn ngữ nghệ thuật, những nó có
tính độc lập với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai.
Theo Đinh Trọng Lạc: “Ngôn ngữ phi nghệ thuật” được hiểu trùng với
“Ngơn ngữ tự nhiên”, nó bao gồm lời nói sinh hoạt hằng ngày, các loại ngơn
ngữ thuộc phong cách hành chính, chính luận, khoa học... “Ngơn ngữ phi
nghệ thuật có thể được xác định như là một mó chung, phổ biến nhất, tức một
hệ thống tớn hiệu đầu tiên và quy tắc sử dụng tín hiệu đó mà con người dùng
để việt hóa các ý nghĩa, tỡnh cảm của mỡnh, tức để diễn đạt các ý nghĩ, tỡnh
cảm này trong một hỡnh thức được tri giác một cách cảm tính: Từ ngữ, phát
ngơn...”.

Khi nói tới ngơn từ nghệ thuật là nói tới tồn bộ các đặc điểm của văn
bản nghệ thuật của tác phẩm văn học như là một chỉnh thể tồn vẹn, sinh
động. Sự phân biệt” ngơn ngữ” và “lời nói” cũng được áp dụng vào lĩnh vực
nghệ thuật khi nói ngơn ngữ nghệ thuật là nói “mã ” nói tới một hệ thống các

9


phương thức trên tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thơng báo bằng tín
hiệu thẫm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật.
Trong văn học, nội dung và ngôn ngữ không tách rời nhau, cho nên hiện
tại các nhà nghiên cứu văn học có xu hướng vận dụng tri thức ngơn ngữ học,
cịn ngược lại trong các nhà ngơn ngữ học đã có khuynh hướng khám phá đặc
thù văn học. Dù thế nào thì tính hình tượng văn học và ngôn ngữ văn học vẫn
được thừa nhận.
Trong cuốn Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên) lại định nghĩa như
sau: “Ngôn từ nghệ thuật là văn, văn chương. Đó là ngơn từ của tác phẩm văn
học, của thế giới nghệ thuật, là kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngơn từ
giàu tính hình tượng nhất và giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách
đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động của
thẩm mỹ tới người đọc”.
Theo Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học cho
rằng: “Ngôn từ nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật (thể hiện ở tính hình
tượng của ngôn từ nghệ thuật). Đồng thời ngôn từ nghệ thuật cịn được thể
hiện ở nhãn quan và loại hình ngơn từ văn học (sử thi, tiểu thuyết) thi pháp
ngôn từ trên các cấp độ ngôn ngữ (từ và cụm từ, cú pháp) thi pháp ngơn từ
trên cấp độ hình thức nghệ thuật (lời trực tiếp của nhân vật, lời gián tiếp)”.
Trên các tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về ngơn ngữ nghệ thuật,
chúng tơi xét thấy trong những quan niệm đã trình bày thì quan niệm của Trần
Đình Sử trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học và của Phương Lựu

trong cuốn Lý luận văn học là xác đáng hơn cả. Và chúng tôi xem đây chính
là cơng cụ lý thuyết làm cơ sở để khảo sát, phân tích, đánh giá những vấn đề
đặt ra trong đề tài mà chúng tôi đã nêu.
1.2.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn
Tạp văn là thể loại chưa được minh định rõ ràng. Vì vậy đi vào nghiên
cứu thể loại này, các nhà nghiên cứu không chỉ gặp bất cập khi bàn về khái

10


niệm tạp văn, mà việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ tạp văn nói riêng, đặc
trưng thể loại tạp văn nói chung cịn có những khó khăn nhất định. Dựa vào
đặc điểm của thể loại tạp văm, (cũng như nghệ thuật ngôn từ), cùng với
những thành tựu của các nhà nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ của tạp văn. Xét
trên tổng thể, ngôn ngữ tạp văn cũng là ngôn ngữ nghệ thuật, vì vậy ngơn ngữ
tạp văn cũng mang những đặc điểm của ngơn ngữ nghệ thuật, hay nói cách
khác ngơn ngữ tạp văn cũng có những đặc điểm khác với ngôn ngữ phi nghệ
thuật (ngôn ngữ tự nhiên).
Ngôn ngữ tạp văn thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, cịn ngơn ngữ phi nghệ
thuật là hệ thống tín hiệu thứ nhất, là cơ sở để cấu thành ngôn ngữ tạp văn (hệ
thống tín hiệu thứ hai).
Nếu như ngơn ngữ phi nghệ thuật đảm nhận chức năng giao tiếp, nó đẩy
chức năng thẩm mĩ ra phía sau, thì ngược lai ngơn ngữ tạp văn nói riêng, ngơn
ngữ nghệ thuật nói chung lại coi trọng chức năng thẩm mĩ. Mặt khác so với
ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tạp văn cũng có tính hệ thống nhưng có sự khác
nhau về chất.
Ngơn ngữ tạp văn là ngơn ngữ nghệ thuật nên nó phải có tính truyền cảm.
Tính truyền cảm của nó làm cho người đọc, người nghe có cảm giác tâm trạng
buồn, vui, yêu, thích... như chính người viết (kể). Đây chính là điều làm nên
điểm mạnh của ngôn ngữ tạp văn, bởi nó tạo sự hịa đồng giao cảm, cuốn hút,

gợi cảm xúc ở người tiếp nhận. Tuy nhiên mức độ tạo ra sự đồng cảm, giao
cảm, gợi cảm xúc ở người đọc còn tùy thuộc vào tài năng của người sáng tạo,
và không thể nổi trội bằng thể loại trữ tình (thơ).
Mang đặc điểm của ngơn ngữ nghệ thuật, ngơn ngữ tạp văn cũng mang
tính “Cá thể hóa”. Đó là dấu ấn sáng tạo của mỗn tác giả là cái thuộc về đặc
điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc đối với ngơn ngữ tạp văn nói riêng
và ngơn ngữ nghệ thuật nói chung. Trên cơ sở là phương tiện diễn đạt chung
của cộng đồng, ở mỗn nhà văn lại thể hiện một giọng điệu riêng, một phong

11


cách riêng đặc biệt là ở những nhà văn lớn, văn phong của họ càng độc đáo,
đa dạng.
Cũng vì ngơn ngữ tạp văn là một thể loại của ngôn ngữ nghệ thuật nên
ngơn ngữ tạp văn cịn mang tính “Cụ thể hóa” có thể nói đây là thuộc tính duy
nhất của ngơn ngữ tạp văn nói riêng và của ngơn ngữ nghệ thuật nói chung.
Sự cụ thể hóa của ngơn ngữ nghệ thuật, hình tượng, là di sản, tính bình diện
của khái niện ngơn ngữ. Song bình diện hình tượng, đặc điểm này giải thích
sự tác động của ngơn ngữ nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ tạp văn nói riêng
đối với người đọc. Tất nhiên để có sự cụ thể hóa ngơn từ nghệ thuật, nhà viết
tạp văn nói riêng, chủ thể sáng tạo ngơn từ nói chung phải có sự lựa chọn tinh
luyện, tổ chức các phương tiện ấy. Cũng như các thuộc tính khác ở mỗn nhà
văn cũng đem lại những hiệu quả khác nhau về tính cụ thể hóa với những
phong trào khác nhau.
Tính hệ thống của một yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật được xác định bởi vị
trí, vai trị của nó trong hệ thống các hình tượng của tác phẩm và phong cách
cá nhân của tác giả. Cịn đối với ngơn ngữ phi nghệ thuật, tính hệ thống gắn
với sự khu biệt xã hội đối với ngôn ngữ.
Nếu như ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa, thì ngơn

ngữ tạp văn cũng như ngơn ngữ nghệ thuật có hai bình diện nghĩa (một bình
diện hướng vào ngơn ngữ văn học với ý nghĩa của các từ, của các bình diện
ngữ pháp; và mặt khác hướng vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm nghệ
thuật).
Tạp văn là một loại hình nghệ thuật vì thế ngơn ngữ tạp văn cũng mang
đặc điểm chung của ngơn ngữ nghệ thuật. Tính hình tượng biểu hiện ở khả
năng truyền đạt không chỉ thông tin logic mà cịn cả thơng tin được tri giác
một cách cảm tính. Tính hình tượng khơng chỉ trong từ mà cịn ở các cấp độ
lớn hơn. Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt thì:
“Hình tượng là một tín hiệu phức tạp, trong đó xuất hiện với tư cách là bình

12


diện nội dung, có sự biểu đạt mới khơng bị rút gọn lại ở cái biểu đạt trước
đó”.
Tính cấu trúc là một thuộc tính tất yếu của ngơn ngữ nghệ thuật và ngôn
ngữ tạp văn, bởi tự bản thân văn bản đã là một cấu trúc. Tính cấu trúc của
ngơn ngữ là tính chất mà các yếu tố ngơn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó
qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, hỗ trợ, bổ sung cho nhau
để đạt hiệu quả nhất định cho sự biểu đạt chung. Điều này giải thích ngun
nhân khơng thể thay thế, hay lược bỏ cũng như thêm vào một từ hay một chữ
trong văn bản, cũng là cơ sở để đánh giá của một chủ thể sáng tạo ngôn từ
Ngôn ngữ tạp văn là một bộ phận của nghệ thuật ngôn từ cho nên bên
cạnh những đặc điểm khác biệt so với ngôn ngữ nghệ thuật ở các đặc điểm:
Hệ thống tín hiệu; chức năng; tính hệ thống; bình diện nghĩa; vai trị trong
ngơn ngữ dân tộc... Thì ngơn ngữ tạp văn ln có đầy đủ mọi đặc điểm của
ngơn ngữ nghệ thuật, đó là tính hình tượng, tính cấu trúc, tính truyền cảm,
tính cá thể hóa... tuy nhiên ngơn ngữ tạp văn có tính đặc thù.
Ngơn ngữ tạp văn thuộc ngôn ngữ tự sự, xét trong khu biệt với ngơn ngữ

trữ tình và ngơn ngữ kịnh... Do vậy ngôn ngữ tạp văn một mặt mang những
đặc điểm của ngơn ngữ thuộc thể loại tự sự nhưng nó có sự khác biệt so với
thể loại trữ tình và kịch
Ngơn ngữ của tác phẩm trữ tình là ngơn ngữ thấm đẫm cảm xúc, là sản
phẩm của sự thăng hoa cảm xúc của chủ thể sáng tạo, đó là ngơn ngữ đánh
dấu sự tồn tại của chủ thể trữ tình. Nhưng tác phẩm trữ tình, đặc biệt là ngơn
ngữ thơ giàu tính nhạc, biểu hiện ở vần, nhịp và sự cân đối, ngơn ngữ thường
đưa người đọc vào những tâm lí “bí ẩn”, thâm thúy, kỳ ảo, giàu chất thơ, chất
tâm linh của đời sống dân giã.
Nếu như ngôn ngữ của tác phẩm kịch phải có tính hành động, tính khẩu
ngữ phù hợp với tính cách nhân vật thì ngơn ngữ trong tác phẩm tự sự lại là
ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh. Do vậy ngôn ngữ người trần thuật thường

13


trầm tĩnh, nhịp điệu; ngôn ngữ tự sự thường khoan thai hơn chứ không như
nhịp điệu ngôn ngữ hành động kịch là ln ln vận động với những mục
đích đã định. Ngơn ngữ nhân vật có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua lời người
trần thuật, hoặc có thể chêm, tách, đan xen trong ngôn ngữ người trần thuật.
Sự khác biệt ngôn ngữ này là do đặc trưng phản ánh cuộc sống của mỗn thể
loại quy định.
Như vậy, khi xét ngôn ngữ tạp văn thuộc tác phẩm tự sự ta thấy được
những đặc trưng khu biệt so với tác phẩm trữ tình, kịch. Tuy nhiên khi so
sánh, tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạp văn so với các thể loại trong cùng hệ
thống các tác phẩm tự sự ta thấy: Ở truyện ngắn, người trần thuật thường là sự
chấm phá. Còn ở tạp văn cũng là giọng điệu tự sự, trầm tĩn khoan thai nhưng
phức tạp hơn, ngôn ngữ mang tính đa thanh đậm hơn, sâu sắc và linh hoạt
hơn, ngôn ngữ thường hướng và suy tư của tác giả, của nhân vật, về đời
người, về sự phân tích căn kẽ các diễn biến tình cảm. Ngơn ngữ tạp văn sử

dụng mọi loại lời nói của ngơn ngữ đời sống, phá vỡ khoảng cách lời trong
văn học và ngoài văn học, tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các giọng khác
nhau.
Tuy nhiên khi chỉ ra những đặc trưng khu biệt này cũng chỉ có tính chất
tương đối mà thơi, bởi lẽ mỗn thể loại xét về đặc điểm ngôn ngữ khơng thể có
sự phân biệt rạch rịi, nó vừa có nhược điểm, vừa có ưu điểm của thể loại ra
đời trước và tồn tại cùng nó. Mặt khác giữa các thể loại ln có sự kế thừa,
giao thoa với nhau, nó tạo nên nét cơ bản của nghệ thuật ngơn từ. Tuy vậy ở
khóa luận này, chúng tơi bám vào tính đặc thù của ngơn ngữ tạp văn để triển
khai đề tài.

14


1.3. Nguyễn Ngọc Tư và tạp văn Ngày mai của những ngày mai
1.3.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Nam Bộ với tuổi đời còn rất trẻ. Chị sinh
năm 1976. Quê quán tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Chị
sống gần ba má và anh chị.
Ba truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư đều viết về tình bạn ở
đồng quê đã được cha đem gửi ở tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau. Cả ba tác
phẩm đều được đăng báo. Thế là ban ngày chị làm việc hăng say, tối về cũng
say sưa viêt.
Hiện nay chị làm việc tại Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau, đồng thời là
một đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt
Nam.
1.3.2. Vị trí tạp văn Ngày mai của những ngày mai trong sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Ngọc Tư
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ra mắt đều đặn, chứng tỏ chị là cây bút

giàu nội lực, những tác phẩm mà Nguyễn Ngọc Tư cho ra mắt bạn đọc như:
Ngọn đèn không tắt (tập truyện - Nxb Trẻ 2000); Ông ngoại (tập truyện thiếu
nhi – Nxb Trẻ 2001); Biển người mênh mông (tập truyện - Nxb Kim Đồng
2003); Giao Thừa (tập truyện – Nxb Trẻ 2003); Nước chảy mây trôi (tập
truyện và ký - Nxb Văn nghệ Tp.HCM 2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
(tập truyện - Nxb Văn hóa Sài Gịn 2005); Cánh đồng bất tận - những truyện
hay và mới nhất (tập truyện - Nxb Trẻ 2006); Sống chậm thời @ (in chung với
Lê Thiếu Nhơn), Nxb Trẻ 2006; Ngày mai của những ngày mai (tạp văn Nxb Phụ nữ 2007); Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Trẻ 2008… Một tác giả
mới chỉ xuất hiện không lâu, một tác giả với khoảng thời gian sáng tác mười
năm như vậy nhưng lại cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, lại là
những tác phẩm mang dấu ấn sâu sắc trong dư luận văn học cả nước. Điều

15


này chứng tỏ chị là một nhà văn có sức viết tốt và rất tài năng. Tác phẩm của
chị đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý như: giải nhất cuộc vận động sáng
tác Văn học tuổi 20 lần 2 với tác phẩm Ngọn đèn không tắt năm 2000; giải B Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tăt 2001; tặng thưởng
dành cho tác giả trẻ - Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ
thuật Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt năm 2000; giải nhất Hội Nhà
văn Việt Nam cho truyện Cánh đồng bất tận năm 2006; một trong “Mười
gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng.
Như vậy, sáng tác chủ yếu của Nguyễn Ngọc Tư là ở thể loại truyện
ngắn, càng về sau thì Nguyễn Ngọc Tư lại càng chuyển sang sáng tác theo thể
loại mới như: phóng sự, bút ký, tạp cảm, tạp bút, tạp văn... Dạo này truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư ít thấy xuất hiện trên văn đàn. Điều ấy cũng khá dễ
hiểu, bởi mấy năm trước, những truyện ngắn truyện dài của chị đã được đưa
vào “tầm ngắm” của chính quyền địa phương. Dù bây giờ chuyện ấy cũng đã
nguôi quên dần, nhưng rõ ràng đã có một vết sẹo trong tim người cầm bút mà
phải khó lắm mới hết được. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn âm thầm viết, chị

cần mẫn viết tạp bút gửi đăng báo vừa để nuôi dưỡng cảm xúc văn chương,
vừa để có tiền... ni con. Những bài viết ấy, đã xuất hiện trong 3 cuốn tạp
bút, và Ngày mai của những ngày mai là cuốn sách thứ 4. Cuốn sách gồm 32
bài tạp văn, đọc một thống là hết, nhưng dư vị thì có thể ngân nga trong lòng
cho tới tận... ngày mai của những ngày mai.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, khi bàn về khái niệm tạp văn đã có rất nhiều quan điểm khác
nhau. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng dù quan niệm “Tạp văn” thế nào đi
chăng nữa thì ngơn ngữ tạp văn cũng là một loại hình quan trọng trong ngơn
ngữ nghệ thuật. Đi vào tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ ta dễ dàng nhận thấy
được cái hình thức cũng như nội dung tác phẩm, từ đó nhận thấy được phong
cách của một nhà văn. Có thể khẳng định Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút đặc

16


sắc của văn xuôi đương đại Việt Nam. Với tạp văn Ngày mai của những ngày
mai tác giả đã đưa đến cho bạn đọc Việt Nam một cái nhìn mới, một cách tiếp
cận văn học mới. Tạp văn Ngày mai của những ngày mai như một trị chơi về
ngơn ngữ, nó dẫn người đọc vào những trị chơi ú tim bởi cái đa dạng, phong
phú về ngôn từ, câu văn, dung lượng, kết cấu và giọng điệu trong đó. Chính
cái đặc sắc về ngôn ngữ, đặc sắc về nghệ thuật đó đã thúc đẩy các nhà văn,
các nhà ngơn ngữ đi sâu vào tìm hiểu chúng.

17


Chương 2
TỪ NGỮ TRONG TẠP VĂN NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI
2.1. Nhìn chung về việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi nghệ

thuật
2.1.1. Khái niệm về từ
Chúng ta đã biết “từ” là một đơn vị hết sức quan trọng, giống như viên
gạch để xây dựng nên toà lâu đài ngôn ngữ. Vi vậy “từ” là đối tượng nghiên
cứu, khảo sát của bốn ngành ngữ âm (mặt âm thanh của từ), Từ vựng (mặt ý
nghĩa của từ), Ngữ pháp (mặt kết hợp cuả từ), và phong cách (nghệ thuật sử
dụng từ). Tuy nhiên khi bàn về khái niệm “từ” lại có những quan niệm khác
nhau:
Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định nằm trong một phương thức (hoặc
một kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất
định, lớn nhất trong tiếng và nhỏ nhất để cấu tạo câu”.
Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ
nhất, có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một
“chữ” viết rời”.
Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc
một số âm tiết có nghĩa nhỏ nhất, cấu tạo hồn chỉnh và được vận dụng tự do
để cấu tạo nên câu”.
Tuy các nhà nghiên cứu có khái niệm khác nhau về từ nhưng hầu hết các
nhà việt ngữ khi định nghĩa về từ đều thống nhất ở một số điểm chính: âm
thanh, ý nghĩa, cấu tạo, và có khả năng hoạt động tự do, ở khố luận này
chúng tơi đi theo hướng định nghĩa về “từ” của Đỗ Thị Kim Liên.
Như vậy, khi nói về “từ” là nói đến các đặc điểm sau:
1. Từ là một ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết.

18


2. Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất.
3. Từ có cấu tạo hồn chỉnh

4. Từ có khả năng vận dụng để tạo câu.
2.1.2. Việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Muốn hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ bản
chất thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm văn học cũng như phong cách ngôn
ngữ của nhà văn, nhất thiết phải gắn nó với thể loại, bởi mỗn thể loại địi hỏi
một thứ ngơn ngữ riêng, ngơn ngữ của thể loại ấy. Có thể áp dụng quan niệm
này để xem xét mọi cấp độ ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, trước hết là ở
cấp độ từ ngữ.
Do những quy định của thể loại, từ ngữ trong văn bản tự sự có những đặc
trưng riêng, và những đặc trưng này dễ thấy nhất khi ta đối sánh từ ngữ trong
văn xuôi tự sự với từ ngữ trong thơ.
Từ ngữ trong thơ – xét từ góc độ ngơn ngữ học thuần túy – khơng phải là
thứ sản phẩm gì xa lạ. Đó vẫn là những từ ngữ của đời sống, được lấy ra tư
cái vốn từ ngữ toàn dân. Những từ ngữ ấy đã có nghĩa xác định, và đó là tấm
“giấy thông hành” để chúng luân chuyển, tồn tại trong các ngữ cảnh khác
nhau với những người sử dụng khác nhau. Trong sáng tạo văn học, cách thức
tổ chức quyết định sự lựa chọn vật liệu. Từ ngữ trong thơ thường được lựa
chọn dưới nhiều áp lực: cảm hứng, cá tính sáng tạo, thể thơ, âm luật.... Thơ
càng chặt chẽ về kết cấu, thi luật thì áp lực càng nặng nề. Về lý thuyết, mọi từ
ngữ đều có thể có mặt trong thơ, nhưng thực tế, từ ngữ thơ ca nặng tính “đặc
tuyển”. Khi người ta xem mỗi từ trong thơ đều là kết quả của viêc đãi lọc từ
“hàng tấn quặng ngơn từ” chính là muốn nhấn mạnh tính chất ấy. Một số lớp
từ rất ít có cơ may được đưa vào thơ. Ngay cả thơ hiện đại vẫn chưa thốt
khỏi tình trạng này. Cho nên, vốn từ cần cho thơ không phong phú bằng vốn
từ cần cho văn xuôi tự sự.

19


Khác với thơ, văn xi tự sự có tham vọng tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm

lý con người trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó. Ngơn ngữ tự sự là
ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái,
mọi chiều kích, thậm chí cả sự xơ bồ, phồn tạp đến cực độ. Không phải văn
xuôi không cần trau chuốt, nhưng sự trau chuốt từ ngữ của một cây bút văn
xuôi rất khác với sự trau chuốt của một nhà thơ. Đối với người viết văn xuôi
tự sự, áp lực rõ nhất là làm sao từ ngữ phải lột tả được đối tượng một cách
chính xác nhất qua cái nhìn của anh ta.
Do sự phong phú của nó, từ ngữ trong tác phẩm văn xuôi tự sự vẫy gọi
nhiều cách tiếp cận. Người nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật xem từ ngữ là
một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giọng điệu của một tác giả. Nhà từ
vựng học thống kê vốn từ của nhà văn, đặt chúng trong tương quan với vốn từ
của toàn dân ở một nhát cắt đồng đại để đưa ra nhận xét. Nhà ngữ pháp học
thì quan tâm đến vấn đề từ loại, cách tạo từ trong tác phẩm và đối chiếu với
đặc điểm từ loại, đặc điểm cấu tạo từ trong ngôn ngữ chung. Nhà ngữ dụng
học quan sát từ ngữ trong tác phẩm của nhà văn ở sự hành chức của nó, và cắt
nghĩa sự hành chức ấy dưới ánh sáng của lý thuyết hoặc tìm kiếm những ngữ
liệu sống động nhằm củng cố thêm một số vấn đề lý thuyết.
Qua thống kê, người ta có thể đưa ra số liệu chính xác về việc sử dụng từ
ngữ của một cây bút. Sự giàu nghèo trong việc sử dụng từ ngữ của các nhà
văn là hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào học vấn, trình độ văn hóa, sự am
hiểu thực tế đời sống, khả năng tích lũy ngơn ngữ... của từng người. Cuối
cùng là phát hiện và đánh giá một cách thỏa đáng những sáng tạo độc đáo của
nhà văn trong cách dùng từ ngữ. Những điều cơ bản trên đây sẽ được chúng
tơi qn triệt khi tìm hiểu hệ thống từ ngữ trong tạp văn Ngày mai của những
ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư.

20


2.2. Từ ngữ trong tạp văn Ngày mai của những ngày mai

Khi bàn về phương ngữ, đụng đến vấn đề “Khái niệm” cũng như khái
niệm về từ hay từ loại khác, “Khái niệm” phương ngữ vẫn cũn tồn tại nhiều
quan niệm khỏc nhau.
Theo Hoàng Thị Chõu: “Phương ngữ là một thuật ngữ học để chỉ sự biểu
hiện của ngôn ngữ toàn dân ở mọt địa phương cụ thể với những nét khác biệt
của nó so với ngụn ngữ tồn dân hay một phương ngữ khác…”. (Hoàng Thị
Châu, Tiếng Việt trờn miền đất nước, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội, 1984).
Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Vương Toàn nhấn mạnh đến tính hệ
thống của phương ngữ: “Phương ngữ là hỡnh thức ngụn ngữ có hệ thống từ
vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lónh thổ
hay xó hội hẹp hơn là ngơn ngữ, là một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp
cú nguồn gốc chung với hệ thống khỏc được coi là n (cho tồn dân tộc). (Các
ngữ có người gọi là tiếng địa phương, phương ngữ) khác nhau trước hết là
cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng. (Hồng Thị Châu, Tiếng Việt trên miền
đất nước, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội, 1984).
Nguyễn Nhó Bản, Nguyễn Hồi Nguyờn, Hồng Trọng Canh cú định
nghĩa như sau: “Phương ngữ khơng phải là ngơn ngữ riêng, nó là biến dạng
của ngơn ngữ văn hoá ở một địa phương cụ thể mà có hai sự đối lập: Đối lập
với ngơn ngữ văn hoá và với các phương ngữ khác về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp” (trong đó đối lập – nét khác biệt rừ nhất là ngữ õm).
Tuy các tác giả phát biểu khơng giống nhau nhưng chúng ta có thể rút ra
những điểm căn bản thống nhất về phương ngữ.
Phương ngữ là một hệ thống biến thể của ngơn ngữ tồn dan trên một
vùng địa phương, có sự khác biệt ít nhiều về ngữ âm từ vựng, ngữ pháp so với
ngôn ngữ tồn dân. Hay nói cách khác, phương ngữ là sự thể hiện của ngôn
ngữ dân tộc trên một vùng địa lý dõn cư nào đó có sự khác biệt so với ngơn
ngữ tồn dân.

21



2.2.1.2. Từ địa phương Nam Bộ trong tạp văn Ngày mai của những ngày mai
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Nam Bộ rất trẻ, dung dị và bản lĩnh. Vốn là
một người con sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất nông thôn cũn nhiều khú khăn
vất vả, Nguyễn Ngọc Tư thấu hiểu cuộc sống của những người dân lao động,
đặc biệt là người nông dân. Văn chị giản dị tới mức ai đọc cũng có thể nghĩ
mỡnh viết được. Tưởng như bất cứ cái gỡ tỏc giả cũng viết được, “những câu
chuyện bỡnh thường về những điều bỡnh thường của những người bỡnh
thường của cuộc sống quanh cô” [42]. Chị tâm sự: “Viết vỡ nhiều thứ lắm,
phần vỡ sự thôi thúc và để giải toả những cảm xúc dồn nén bên trong, phần
vỡ buồn quỏ, khụng biết núi chuyện cựng ai nờn tỡm cỏch trỳt vào trang
viết… những cảnh đời, cảnh người bên cạnh mỡnh, những ngụn ngữ đời sống
bỡnh dị hàng ngày cứ thế ựa vào trang viết” [52].
Quả thật, đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư tưởng chừng chị viết giản dị và
dễ dàng vô cùng. Chị gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, nơi chị sinh ra, lớn lên và
bây giờ là làm việc cả ở đó cho nên những cảnh vật, thiên nhiên, con người
nơi đây đi vào trang viết của chị thực tế và sống động lạ. Cũn gỡ gần gũi thõn
thương hơn hỡnh ảnh gia đỡnh cú ba, cú mỏ và anh chị em trong khụng khớ
của những ngày tết trong Khúc ba mươi. Đó là những hỡnh ảnh gần gũi quen
thuộc với con người như dũng sụng, con đường, căn phũng trọ, ngụi nhà…
như trong Bên sông, Người mỏi chân chưa, ở trọ, Làm sông, Láng giềng một
thủa….
Khụng chỉ vậy, hỡnh ảnh những người nông dân cực khổ, lam lũ ở nông
thôn Cà Mau hiện lên trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư cũng rất chân chất
mộc mạc, giản dị, dễ gần. Nếu như ở truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đó biết
cỏch đưa vào những chi tiết lay động lũng người thỡ trong những bài tạp văn
của mỡnh, Nguyễn Ngọc Tư cũng có được sức rung cảm từ những chi tiết như
thế. Đọc hết 32 bài tạp văn trong Ngày mai của những ngày mai của chị, gấp

22



sỏch lại vẫn cũn vương vấn những hỡnh ảnh gần gũi, quen thuộc, gắn bú, thõn
thương với chúng ta.
Trên thực tế ta thấy trong tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư đó rất
khéo léo sử dụng những phương ngữ Nam Bộ với dụng ý tu từ rõ rệt, làm nên
dấu ấn cho một phong cách. Ông Trần Hữu Dũng – một giáo sư kinh tế mê
văn học nước nhà và yêu văn chương của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư đó
nhận xột về việc sử dụng phương ngữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận như
sau:
“Nguyễn Ngọc Tư – ngòi bút trẻ ấy rừ ràng đó tạo một chỗ đứng khu biệt
cho mình. Nhiều người cho rằng: cái độc của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân
chất mộc mạc tuôn ra từ mỗi truyện cô viết. Đúng, song trước hết, cái đầu tiên
làm người đọc chống váng (cái thích thú) là nồng độ phương ngữ miền Nam
trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn là người Nam và nhất là bạn là
người xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng
cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn
Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng
đối nghịch đó là một từ vựng dân dó, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh”.
Trên đây là lời nhận xét của ông Trần Hữu Dũng về việc sử dụng phương
ngữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn ngọc Tư. Khơng chỉ có
trong tập truyện này chị mới sử dụng phương ngữ Nam Bộ nhiều mà trong
các sáng tác khác của chị nồng độ phương ngữ Nam Bộ cũng được sử dụng
khá nhiều. Và trong đó có tạp văn Ngày mai của những ngày mai.
Phương ngữ Nam Bộ được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong tạp văn Ngày
mai của những ngày mai khá nhiều để xưng hô, để gọi tên các đồ vật, để bộc
lộ tình cảm... Tuy nhiên, trong các bài khác nhau thì tỉ lệ phương ngữ cũng
được sử dụng khác nhau. Có những truyện tác giả sử dụng rất ít phương ngữ,
nhưng có truyện lại có số lượng phương ngữ rất lớn. Điều này được thể hiện
qua bảng thống kê sau.


23


Bảng 1: Số lượng từ địa phương Nam Bộ trong một số bài tạp văn trong
Ngày mai của những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư.
STT
1
2
3
4
Tổng

TÊN TÁC PHẨM
Bên sông
Mẹ
Khúc ba mươi
Ngày mai của những ngày mai
4 truyện

SỐ LẦN XUẤT
HIỆN
57
90
55
46
248 lượt

Ngôn ngữ Nam Bộ là một trong những yếu tố rất đặc trưng của các nhà
văn như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Tư. Có thể thấy ở nhà văn

Nguyễn Ngọc Tư phương ngữ Nam Bộ nổi lên trong tác phẩm của chị như
một yếu tố gây tác động trực tiếp, trước hết đến người đọc. Đầy ắp trong
những trang viết của chị là từ ngữ Nam Bộ. Văn phong dung dị, ngôn ngữ cứ
như được bê từ đời thường vào. Thứ ngôn ngữ này đã làm rung động không
biết bao nhiêu người con ra đi từ mảnh đất Nam Bộ u dấu. Nó như “một
nhịp cầu” nối kết tình cảm của những người con xa xứ đối với quê hương, đất
nước. “Sự chân thật, đôn hậu, trong sáng tỏa ra từ những gì cơ viết. Nhưng có
thể điều làm người miền nam như tôi xúc động nhất là phương ngữ, phương
ngôn mà cô dùng. Tôi chưa bao giờ sống gần như trọn vẹn lại thời thơ ấu ở
quê hương tôi, như khi tơi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư” [43].
Có thể nói ngơn ngữ, khơng khí Nam Bộ đã ăn sâu vào trong bản chất,
cốt cách, tình cảm của người dân nơi đây nói chung và Nguyễn Ngọc Tư nói
riêng. Mơi trường sống đó ăn sâu đến nỗi có muốn gột bỏ cũng khơng dễ dàng
gì. Nhà văn Nguyễn Ngọc tư từng tâm sự: “Nhà văn chỉ thực sự viết bằng
chính thứ ngôn ngữ đã nuôi dưỡng anh ta lớn lên. Tôi sinh ra ở một vùng quê,
nhà tôi nằm ngay trên bờ sông, ngày nào tiếng tắc ráng, tiếng tàu máy đuôi
tôm rồi chợ họp trên sông cũng nhộn nhịp. Tôi đã từng phải hái rau cho bà,
cho mẹ đem ra chợ bán. Sống trong mơi trường như thế thì cố tạo cho mình

24


giọng văn rặt những ngôn ngữ “sang trọng” mà làm gì? Tơi khơng cố ý sử
dụng nhiều những phương ngữ, từ địa phương. Tơi viết như vậy vì chỉ có
ngơn ngữ ấy mới giúp tôi lột tả hết được cái tình của người dân q” [53].
Cái làm người đọc “chống váng” là nồng độ phương ngữ miền Nam
trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn là người miền Nam, và nhất là nếu
bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng
cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn
Ngọc Tư khong quý phái hay độc sáng nhưng đối nghịch, đó là một từ vựng

dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Đó là lối viết “Nam Bộ” một
cách như không, chẳng cần một chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ
đi trước. “Trong văn chương Nguyễn ngọc Tư, chúng ta khắp mọi phương trời
tìm lại được cái q hương đích thực trong tâm tưởng, những tình tự ngủ qn
trong lịng mình, những kỷ niệm mà mình tưởng như khơng ai chia sẻ” [27].
Điều làm nên sức hấp dẫn về ngôn ngữ trong văn chương Nguyễn Ngọc
Tư nói chung, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng khơng chỉ ở kho từ vựng
miền Nam dồi dào, tự nhiên mà hơn thế nữa, đó còn là lối sử dụng phương
ngữ tối đa vào những câu chuyện thật “miền Nam”. Đó là miền Nam của tỉnh
lẻ, của cuộc sống gia đình, của ruộng vườn, của sơng, của mưa, của chợ, của
tất cả những gì có liên quan, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động
nghèo khổ nơi đây. Ngôn ngữ trong văn chị là một thứ ngơn ngữ thấm đẫm
văn hóa Nam Bộ.
Ơng Trần Hữu Dũng đã nhận xét rất tinh tế và khẳng định tài năng, công
sức của Nguyễn Ngọc Tư trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật Việt Nam
như sau: “Tôi nghĩ khơng chỉ tơi là cảm nhận được cái “tính Nam Bộ” của
Nguyễn Ngọc Tư, và không phải chỉ cái tính Nam Bộ của cơ làm tơi q mến,
mà trân trọng hơn nữa là cái tài thiên bẩm của cô. Tơi nghĩ miền nào cũng
may mắn nếu có được một nhà văn thể hiện được cái “chất” của địa phương
mình như Nguyễn Ngọc Tư đã làm cho Nam Bộ” [27].

25


×