Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quan hệ hợp tác giữa các huyện miền đông của xiêng khoảng, bôlykhămxay (lào) với một số huyện miền tây của nghệ an (việt nam) tử năm 1991 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

MẠC VĂN NGUYÊN

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC HUYỆN
MIỀN ĐÔNG CỦA XIÊNG KHOẢNG,
BÔLYKHĂMXAY (LÀO) VỚI MỘT SỐ HUYỆN
MIỀN TÂY CỦA NGHỆ AN (VIỆT NAM)
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. BÙI VĂN HÀO

NGHỆ AN 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn “Quan
hệ hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991
đến năm 2012”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cơ
giáo, các cấp lãnh đạo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp giúp tơi có những
kiến thức và sự trưởng thành, góp phần quan trọng để phục vụ cho q trình
cơng tác của bản thân sau này.


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các Thầy giáo, cô giáo Khoa
Lịch sử Trường Đại học Vinh, đặc biệt là thầy giáo TS. Bùi Văn Hào đã
giành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành
Luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan, gia đình, bạn bè và tất cả những
người thân đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong
thời gian học tập và hoàn thành Luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tịi, nghiên cứu để thực hiện các nội
dung của Luận văn, nhưng chắc chắn Luận văn sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Kính mong các thầy giáo, cơ giáo, các anh chị, bạn
bè tiếp tục góp ý để Luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Mạc Văn Nguyên

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................ 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: ............................................. 7
5. Đóng góp của Luận văn: ........................................................................... 9

6. Bố cục Luận văn: ...................................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ HỢP TÁC GIỮA CÁC HUYỆN MIỀN ĐÔNG CỦA XIÊNG
KHOẢNG, BÔLYKHĂMXAY (LÀO) VỚI MỘT SỐ HUYỆN MIỀN TÂY CỦA
NGHỆ AN (VIỆT NAM) TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012 ................................ 10
1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế và văn hoá .............................................. 10
1.1.1. Cơ sở địa - chính trị và kinh tế .......................................................... 10
1.1.2. Cơ sở văn hóa .................................................................................... 14
1.2. Truyền thống lịch sử ............................................................................ 19
1.2.1. Quan hệ giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) trước năm 1976. 19
1.2.2. Quan hệ giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1976 đến
năm 1991.................................................................................................................. 32
Chƣơng 2: HỢP TÁC GIỮA CÁC HUYỆN MIỀN ĐÔNG CỦA XIÊNG
KHOẢNG, BÔLYKHĂMXAY (LÀO) VỚI CÁC HUYỆN MIỀN TÂY CỦA
NGHỆ AN (VIỆT NAM) TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012 ................................ 36
2.1. Tình hình thế giới, khu vực Đơng Nam Á và quan hệ Việt Nam - Lào
từ năm 1991 đến năm 2012 ......................................................................... 36
2.1.1. Khái quát tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á ..................... 36


2.1.2. Khái quát tình hình Lào - Việt Nam và quan hệ giữa hai nước.............. 37
2.2. Quan hệ chính trị, quốc phịng - an ninh và cơng tác biên giới ........... 39
2.2.1. Quan hệ chính trị - đối ngoại ............................................................ 39
2.2.2. Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh ................................... 41
2.2.3. Hợp tác trong công tác biên giới ....................................................... 45
2.3. Quan hệ kinh tế .................................................................................... 50
2.3.1. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ...................................................... 50
2.3.2. Trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải ........................... 56
2.3.3. Trong lĩnh vực thương mại, đầu tư ................................................... 59

2.4. Quan hệ văn hoá, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác .................. 61
2.4.1. Trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục - đào tạo................................... 61
2.4.2. Trong lĩnh vực y tế và xã hội nhân đạo............................................. 64
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ HỢP TÁC GIỮA CÁC
HUYỆN MIỀN ĐÔNG CỦA XIÊNG KHOẢNG, BÔLYKHĂMXAY
(LÀO) VỚI MỘT SỐ HUYỆN MIỀN TÂY CỦA NGHỆ AN (VIỆT
NAM) TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012 .................................................. 69
3.1. Một số nhận xét .................................................................................... 69
3.1.1. Những thành tựu nổi bật ................................................................... 69
3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế ...................................................................... 73
3.2. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................. 75
3.2.1. Một số khó khăn, thách thức ............................................................. 75
3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm .............................................................. 78
KẾT LUẬN ................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 83
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. 92


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

TỪ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG VIỆT

1

CHXHCN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

3

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

4

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

5

AIA

Khu vực đầu tư ASEAN

6

UBND


Ủy ban nhân dân

7

UBCQ

Ủy ban chính quyền

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

VNTP

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam

10

VIETTEL

Tập đồn Viễn thơng Qn đội

11

VAC


Vườn - Ao - Chuồng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quan niệm của nhân dân các bộ tộc Lào, Việt Nam là “bản cạy,
hươn khiêng” (bản kề, nhà cạnh), còn nhân dân Việt Nam coi Lào là “láng
giềng thân thiện”. Mối quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt, thủy
chung, đã được tôi luyện trong suốt chiều dài dựng và giữ nước của hai dân
tộc.
Qua các thời kỳ lịch sử, cùng với sự phát triển của quan hệ giữa hai nước,
các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số
huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) không ngừng tăng cường hợp tác về mọi
mặt. Từ “láng giềng thân thiện” trong buổi đầu lịch sử, “tình đồn kết đặc biệt,
liên minh chiến đấu” trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, bước
sang thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, hai bên tiếp tục tăng cường “quan hệ
đặc biệt, hợp tác toàn diện”.
Là những huyện năm liền kề bên nhau, có nhiều điểm tương đồng về điều
kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa, các huyện Khăm Cớt (Bôlykhămxay), Noọng
Hét, Mường Moọc (Xiêng Khoảng) và các huyện miền Tây Nghệ An (Kỳ Sơn,
Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương) đóng vai trị quan trọng
trong quan hệ hợp các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay và Nghệ An cũng như
của hai nước, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh và công tác biên giới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, quan hệ
giữa hai nước Lào - Việt Nam cũng như giữa các tỉnh Xiêng Khoảng,
Bôykhămxay với Nghệ An không ngừng được tăng cường, sự hợp tác giữa các
huyện miền Đông Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với các huyện miền Tây
Nghệ An (Việt Nam) cũng có nhiều thay đổi. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên
góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh biên giới, phát triển
kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của hai khu vực giáp biên. Vì vậy, đi sâu

nghiên cứu cơ sở, thực trạng cũng như những thành tựu và hạn chế trong quan

1


hệ giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với
một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) để rút ra những bài học kinh
nghiệm nhằm góp phần tăng cường sự hợp tác giữa hai bên trong các giai đoạn
tiếp theo là yêu cầu cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
1.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam)
từ năm 1991 đến năm 2012 khơng chỉ góp phần làm sáng tỏ những nội dung
quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, mà cịn góp phần bổ sung thêm
những tư liệu mới về quan hệ hợp tác toàn diện trong giai đoạn cách mạng mới,
một giai đoạn hợp tác hết sức quan trọng giữa Lào và Việt Nam trong quá trình
đổi mới và phát triển toàn diện.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt
Nam) từ năm 1991 đến năm 2012 góp phần “giúp các tầng lớp nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ, nhận thức sâu sắc về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác
toàn diện giữa hai nước”, qua đó, khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa to lớn
của việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên trong giai đoạn
hiện nay cũng như các giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, chúng tôi
lựa chọn vấn đề: “Quan hệ hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An
(Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2012” làm đề tài Luận văn thạc sỹ Sử
học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Quan hệ giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991 đến
năm 2012 đã được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu, bài viết về
2


quan hệ Việt Nam - Lào xũng như quan hệ giữa các tỉnh Xiêng Khoảng,
Bơlykhămxay với Nghệ An. Ngồi ra, đã có một số bài viết trực tiếp đề cập
đến quan hệ giữa các huyện của hai khu vực.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu, bài viết về Việt Nam, Lào và quan
hệ giữa hai nước đề cập đến quan hệ các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An
(Việt Nam)
2.1.1. Một số cơng trình và bài viết của các nhà lãnh đạo, các tướng
lĩnh tiền bối cũng như hiện nay ở Việt Nam và Lào.
Các tác phẩm: 25 năm chiến đấu và thắng lợi của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào; Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào cũng như trong
một số bài viết khác, trong khi đề cập đến vấn đề liên quan đến quan hệ
Lào - Việt trong cách mạng dân tộc dân chủ và trong những năm đầu của
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Cayxỏn Phơmvihản đã ít
nhiều đề cập đến quan hệ giữa khu vực biên giới của hai nước.
Bài viết của Chủ tịch Khămtày Xiphănđon Tình đồn kết đặc biệt, sự
hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trong thời kỳ cách
mạng mới khẳng định tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên
minh chiến đấu Lào - Việt Nam là tài sản quí báu của hai dân tộc và là
nhân tố quan trọng làm nên những thắng lợi của hai nước trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc cũng như trong cơng cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.
Cơng trình do Đại tướng Hoàng Văn Thái chủ biên Liên minh chiến
đấu Việt Nam - Lào - Cămpuchia đã khẳng định: liên minh chiến đấu Việt

Nam - Lào - Cămpuchia là cơ sở để sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân
tộc của ba nước Đông Dương đi đến thắng lợi cuối cùng.
Bài viết của Tổng Bí thư Đỗ Mười Mãi mãi trân trọng mối quan hệ
chí cốt có ý nghĩa chiến lược Việt - Lào phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng
của quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng

3


như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ hai
nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài viết Việt Nam và Lào: chặng
đường 30 năm phát triển hợp tác kinh tế và Thủ tướng Bouasone
Bouphavanh trong bài viết Gắn bó keo sơn, hỗ trợ vơ tư, hợp tác hiệu quả đã
nêu lên phương hướng và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác
giữa hai nước, nhất là hợp tác kinh tế....
2.1.2. Một số công trình nghiên cứu và bài viết đăng trên các tạp chí
của các nhà nghiên cứu Lào và Việt Nam.
Cơ sở của quan hệ hợp tác Việt - Lào đã được đề cập đến trong một số
bài viết như: Cơ sở khách quan bền vững của mối quan hệ đặc biệt Việt Lào; Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là yêu cầu
khách quan và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước của
Nguyễn Tiến Ngọc.
Tình đồn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu và bài viết tiêu
biểu như: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2007) của Ban
chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
(1930 - 2007) và Ban chỉ đạo nghiên cứu biên tập lịch sử quan hệ đặc biệt
Lào - Việt Nam (1930 - 2007); Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt
Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000 của Lê Đình Chỉnh; Quan hệ Việt
Nam - Lào từ 1975 đến 2005 của Nguyễn Thị Phương Nam; Quan hệ Việt

Nam - Lào trong thời kỳ cổ trung đại của Nguyễn Hào Hùng; Quan hệ Việt
Nam - Lào - Cămpuchia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Đỗ
Đình Hãng; Quan hệ đồn kết chiến đấu Việt - Lào trong kháng chiến
chống Pháp xâm lược: Diễn trình, thành quả và kinh nghiệm của Ngơ
Đăng Tri - Nguyễn Văn Khánh; Tình đồn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu
Lào - Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Xẻng Nn Xay
Nha Lạt; Qn tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào - Biểu tượng sinh
4


động nhất của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào của Trịnh Vương Hồng;
Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của tình đồn kết đặc biệt Việt Nam - Lào
trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc của Nguyễn Văn
Nhật ….
2.1.3. Một số bài viết tham gia các Hội thảo khoa học về quan hệ Lào Việt Nam:
Trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học: Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt
(do trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội chủ trì năm 1991 và năm 1993); Tình
đồn kết đặc biệt Việt - Lào (do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức
năm 1995); 40 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Nhìn lại và triển vọng (do
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với UBND
tỉnh Nghệ An tổ chức tại Thành phố Vinh, tháng 8 - 2002); Tình đồn kết
đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào
(do Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXHQG Lào tổ chức tại Viêng
Chăn,..., nhiều bài đã đề cập đến mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa
Lào - Việt Nam cũng như các địa phương của hai nước qua các thời kỳ lịch
sử.
2.2. Các bài viết, cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ
hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam)
Quan hệ song phương giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng,

Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ
năm 1991 đến năm 2012 đã được đề cập đến trong một số bài viết và một số luận
văn Thạc sĩ.
Các bài viết: Nghệ An kề vai sát cánh với các địa phương Lào của
Phan Đình Trạc; Mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các tỉnh Việt
Nam của Phankham Viphavan; Có nhiều tiềm năng để hợp tác của
Khampane Phivavông; Quan hệ giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với một
số tỉnh của Lào là bằng chứng sinh động nhằm phát triển tình đồn kết và
5


sự hợp tác toàn diện giữa hai nước của Nguyễn Văn Hành,... đã điểm lại
những thành tựu quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Nghệ An với một
số tỉnh của Lào trong thời kỳ đổi mới, đồng thời đi sâu phân tích những
điều kiện chủ quan và khách quan để hai bên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ
hợp tác trong các giai đoạn tiếp theo.
Các cơng trình nghiên cứu và bài viết: Hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo
dục và y tế giữa Nghệ An (Việt Nam) với các tỉnh Xiêng Khoảng,
Bơlykhămxay (Lào) (Sách chun khảo); Q trình hoạch định tuyến biên
giới Việt Nam - Lào khu vực do tỉnh Nghệ An và tỉnh Xiêng Khoảng quản
lý; Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với các tỉnh
Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay của Lào từ năm 1976 đến năm 2010; Hợp tác
trong lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với tỉnh Xiêng
Khoảng của Lào từ năm 1976 đến năm 2009; Hợp tác thương mại giữa
Nghệ An của Việt Nam với Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay của Lào từ năm
1991 đến năm 2010... của Bùi Văn Hào đã đề cập đến sự hợp tác giữa các
huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện
miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) trong thời kỳ hai nước thực hiện cơng
cuộc đổi mới.
Ngồi ra, quan hệ song phương giữa các huyện miền Đông của Xiêng

Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt
Nam) cịn được đề cập trong các cơng trình: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An;
Biên niên sự kiện Hợp tác và Hữu nghị Nghệ An - Xiêng Khoảng của Trần
Kim Đôn và một số luận văn Thạc sỹ Sử học như: Quan hệ hợp tác giữa
hai tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và Xiêng Khoảng (Lào) của Đậu Quỳnh Mai;
Quan hệ hợp tác Nghệ An (CHXHCN Việt Nam) - Hủa Phăn, Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay (CHDCND Lào) trong việc giải quyết vấn đề biên
giới của Nguyễn Thị Hồng Vui; Quan hệ hợp tác về văn hóa, giáo dục và y
tế giữa các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay của Lào với Nghệ An của
Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 của Ngô Thị Thu Hiền...
6


Mặc dù cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn
diện, có hệ thống cơ sở, thực trạng, những thành tựu, hạn chế và bài học kinh
nghiệm của quan hệ hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng,
Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam)
trong thời kỳ Việt Nam và Lào thực hiện đường lối đổi mới, tuy nhiên, các
cơng trình, bài viết trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ hợp tác tồn diện giữa các
huyện miền Đơng của Xiêng Khoảng, Bơykhămxay (Lào) với một số huyện
miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu sự hợp tác giữa các huyện miền Đông
của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của
Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2012 trên các lĩnh vực: chính
trị, quốc phịng - an ninh, cơng tác biên giới, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, cơng tác xã hội - nhân đạo.
- Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa các

huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện
miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2012.
- Không gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác
giữa các huyện các huyện Noọng Hét, Mường Moọc và Khăm Cớt - là
những huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) với các
huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh
Chương - là các huyện miền Tây Nghệ An có chung đường biên giới các
huyện Noọng Hét, Mường Moọc và Khăm Cớt).
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tư liệu
- Đề tài được xây dựng trên cơ sở các nguồn tư liệu gốc sau:
7


+ Văn kiện của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt
Nam và các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính
phủ hai nước Lào và Việt Nam.
+ Văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An và các tỉnh Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay.
+ Văn kiện của Đảng bộ và chính quyền các huyện Kỳ Sơn, Tương
Dương, Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương
từ năm 1991 đến năm 2012.
+ Các Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, Thoả thuận hợp tác giữa nước
CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam và các Biên bản ghi nhớ, Biên bản hội
đàm, Biên bản làm việc giữa các tỉnh, huyện của hai khu vực từ năm 1991 đến năm
2012.
+ Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Chi cục thống kê tỉnh và
các huyện miền Tây Nghệ An.
+ Các Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hợp tác với các tỉnh Lào của
Tỉnh uỷ, UBND, các Ban, ngành và các địa phương miền Tây Nghệ An từ

năm 1991 đến năm 2012.
- Ngoài ra, các sách, báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu chun khảo
và một số luận án Tiến sĩ Lịch sử, luận văn Thạc sĩ về quan hệ Lào - Việt
Nam và quan hệ hệ giữa các tỉnh của Lào với Nghệ An đã được khảo cứu
để góp phần giải quyết những nội dung của luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng. Để thực hiện đề tài này,
chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra,
còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích,
tổng hợp… để giải quyết các vấn đề khoa học đặt ra trong luận văn.

8


5. Đóng góp của Luận văn:
- Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ
giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một
số huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2012 trên
các lĩnh vực: chính trị, quốc phịng - an ninh, cơng tác biên giới, kinh tế,
văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, cơng tác xã hội - nhân đạo. Đồng thời, rút
ra một số nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế và khả năng phát triển
của mối quan hệ này.
- Luận văn sẽ là một nguồn tư liệu quan trọng trong nghiên cứu về
quan hệ Việt Nam - Lào; quan hệ Nghệ An với Xiêng Khoảng,
Bôlykhămxay và sự hợp tác giữa một số huyện miền Đông của các tỉnh
Xiêng Khoảng, Bôykhămxay với các huyện miền Tây Nghệ An.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Đảng, Chính quyền tỉnh Nghệ An và
các huyện miền Tây Nghệ An có thể tham khảo trong việc hoạch định
chính sách hợp tác với các địa phương của Lào.

6. Bố cục Luận văn:
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt
Nam) từ năm 1991 đến năm 2012
Chương 2: Hợp tác giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng,
Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam) từ
năm 1991 đến năm 2012
Chương 3: Một số nhận xét về sự hợp tác giữa các huyện miền Đông
của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của
Nghệ An (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2012.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ HỢP TÁC GIỮA CÁC HUYỆN MIỀN ĐÔNG CỦA XIÊNG KHOẢNG,
BÔLYKHĂMXAY (LÀO) VỚI MỘT SỐ HUYỆN MIỀN TÂY CỦA NGHỆ AN
(VIỆT NAM) TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012
1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế và văn hố
1.1.1. Cơ sở địa - chính trị và kinh tế
Các tỉnh Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay của Lào có vị trí địa lý liền kề
với Nghệ An của Việt Nam. Giữa hai khu vực có chung hơn 300 km đường
biên giới.
Tỉnh Xiêng Khoảng thuộc khu vực Đơng - Bắc Lào, phía Tây giáp tỉnh
Lng Phrabăng, phía Tây - Nam giáp Viêng Chăn, phía Nam giáp tỉnh
Bơlykhămxay, phía Đơng có chung 136 km đường biên giới với các huyện
miền Tây của Nghệ An (Việt Nam). Trong số 9 huyện thị của Xiêng
Khoảng, các huyện Noọng Hét (Nonghed), Mường Moọc (Morkmay) tiếp

giáp với các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương của Nghệ An. Địa hình các
huyện Noọng Hét (Nonghed), Mường Moọc (Morkmay) chủ yếu là đồi núi,
độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 1.500 m đến 1.800 m (cao nhất là
đỉnh núi Phu Bia với 2.820 m).
Tỉnh Bôlykhămxay thuộc khu vực Bắc - Trung Lào, phía Nam giáp
Khăm Muộn, phía Tây - Bắc giáp Viêng Chăn, phía Tây - Nam giáp tỉnh
Nakhonphanơm của Thái Lan và phía Đơng giáp Nghệ An, Hà Tĩnh của
Việt Nam. Huyện Khăm Cớt (Khamkheuth) của tỉnh Bôlykhămxay giáp
giới với các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Thanh Chương của Nghệ An.
Cũng giống như các huyện Noọng Hét, Mường Moọc của tỉnh Xiêng
Khoảng, địa hình huyện Khăm Cớt chủ yếu là đồi núi, nghiêng dần theo
hướng từ Đông sang Tây, từ dãy Phu Luông thấp dần xuống lưu vực sông
Mê Kông, từ độ cao từ 3000m giảm dần xuống 700m.

10


Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam, phía Bắc
giáp Thanh Hố, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Đơng giáp biển Đơng và phía
Tây giáp 3 tỉnh của Lào là Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay. Các
huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương của miền
Tây Nghệ An giáp các huyện miền Đông Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay (Lào).
Địa hình miền Tây Nghệ An chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối,
nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Núi và trung du chiếm 95% diện tích
của các huyện miền Tây Nghệ An.
Nếu như ví phía Bắc của dãy Trường Sơn là một nóc nhà thì mái phía
Đơng là địa phận miền Tây của tỉnh Nghệ An (Việt Nam), còn mái phía Tây
là địa phận các huyện Noọng Hét, Mường Moọc (Xiêng Khoảng), Khăm Cớt
(Bôlykhămxay). Không chỉ gần gũi về địa lý, các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam)

còn có một số điểm tương đồng về tự nhiên. Phần lớn diện tích đất tự nhiên
của hai khu vực là núi và trung du. Núi và trung du chiếm khoảng hơn 90%
diện tích đất tự nhiên của miền Tây Nghệ An và 95% diện tích các huyện
miền Đơng Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay (Lào). Hai khu vực đều nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình và độ ẩm tương đối cao.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của hai khu vực từ 24oC đến 36oC, độ ẩm
khoảng 83% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn, của miền
Tây Nghệ An là từ 1.800 đến 2.400mm, của các huyện miền Đông Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) là 1.450mm. Với khí hậu nóng lắm, mưa nhiều
kết hợp với địa hình đồi núi có độ dốc cao, hai khu vực có điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhưng đồng thời phải thường xuyên đối mặt
với thiên tai như hạn hán, bão, lụt và lũ quét… Các huyện miền Đông của
Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt
Nam) đều nằm trong dãy đất badan hoá, rất thuận lợi để phát triển các loại cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, đồng thời có nhiều đồng cỏ để
phát triển chăn ni gia súc.
11


Sự gần gũi về địa lý kết hợp với những điểm tương đồng về địa hình,
khí hậu, đất đai giữa hai khu vực là tiền đề để nhân dân các huyện miền
Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây
Nghệ An (Việt Nam) sớm xác lập mối quan hệ “láng giềng thân thiện” trong
lao động sản xuất, sinh hoạt tinh thần cũng như trong các cuộc đấu tranh để
bảo vệ quê hương, đất nước.
Các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số
huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) là những khu vực có vị trí địa - chiến
lược. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của hai dân tộc, nhất là
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,
hai khu vực giữ vị trí hết sức quan trọng. Mọi diễn biến của hai bên đều có

ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và quan hệ hai nước Việt Nam - Lào.
Tỉnh Nghệ An được ví như “điểm giữa của chiếc đòn gánh”, gánh hai
đầu đất nước Việt Nam. Đây là khu vực đất rộng, người đơng, có địa thế
hiểm trở. Trong thời kỳ phong kiến, Nguyễn Trãi coi “Nghệ An là phên dậu
thứ ba ở phương Nam” [54; tr13], nhà sử học Phan Huy Chú đánh giá là “đất
hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước nhà và là then khoá của các
triều đại” [54; tr17], Quốc sử quán Triều Nguyễn nhận xét “Nghệ An địa thế
rộng rãi, chính là đất xung yếu giữa Nam và Bắc… núi cao, sơng sâu, thực là
một tỉnh lớn có địa thế hiểm yếu” [54; tr22].
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với tinh
thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân
miền Tây Nghệ An khơng chỉ góp phần hồn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu
phương cho tiền tuyến miền Nam, mà còn là đầu cầu tiếp viện cho chiến
trường Lào. Mặc cho mưa bom, bão đạn, quân và dân các huyện miền Tây
Nghệ An với quyết tâm “xe chưa qua, ta chưa về” đã anh dũng chiến đấu,
giữ vững mạch máu giao thông để chi viện sức người, sức của cho chiến
trường Lào.

12


Từ các huyện miền Tây Nghệ An có thể thơng thương, đi lại với các
nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa, nhất là với Lào. Quốc lộ 7A nối
liền miền Tây Nghệ An với các huyện miền Đông của tỉnh Xiêng Khoảng
thông qua cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (huyện Noọng Hét) - Nậm Cắn
(huyện Kỳ Sơn), tuyến đường 46 qua cửa khẩu Quốc gia Nậm On (huyện
Khăm Cớt) - Thanh Thuỷ (Thanh Chương) nối liền huyện Thanh Chương
(Nghệ An) với huyện Khăm Cớt (Bôlykhămxay). Tuyến đường 48 nối liền
huyện Quế Phong (Nghệ An) với huyện Sâm Tớ (Hủa Phăn) qua cửa khẩu
Sốp Pèn (Sầm Tớ) - Thông Thụ (Quế Phong). Ngồi ra, cịn có hàng chục

con đường mịn nối liền các huyện miền Đơng của Xiêng Khoảng,
Bơlykhămxay với các huyện miền Tây Nghệ An. Mạng lưới giao thông
đường bộ nối liền hai bên đã khắc phục hạn chế do địa hình tạo ra, góp
phần tạo nên vị trí chiến lược quan trọng cho cả hai khu vực.
Khơng chỉ có vị trí địa - chiến lược, các huyện miền Đông của Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) và các huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam)
cịn là những khu vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế.
Mặc dù núi và trung du chiếm khoảng 95% diện tích đất tự nhiên,
không thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng các huyện
miền Đông của Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay (Lào) lại có nguồn tài
ngun rừng, khống sản rất phong phú và tiềm năng lớn về thuỷ năng, du
lịch.
Các huyện miền Đơng của Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay có những
cánh rừng bạt ngàn với nhiều loại gỗ quí như đinh hương, pơ mu, sa mu,
lim, sến, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ… có thể khai thác hàng triệu m3
gỗ/năm để phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu; có nhiều loại động vật
quí hiếm như voi, hổ, sao la… và nhiều loại dược liệu q hiếm để chế biến
đơng dược.
Khơng chỉ giàu tài nguyên rừng, các huyện Noọng Hét, Mường Moọc
(Xiêng Khoảng), Khăm Cớt (Bơlykhămxay) cịn có nguồn tài ngun
13


khống sản rất phong phú. Các mỏ vàng, thiếc, chì… ở Mường Moọc (tỉnh
Xiêng Khoảng), sắt, bơ xít, thạch cao, kaly… ở các huyện Khăm Cớt (tỉnh
Bôlykhămxay)... là những tiềm năng to lớn để khu vực phát triển ngành
công nghiệp khai khống. Ngồi ra, khu vực này cịn có nguồn đá vôi dồi
dào để sản xuất vật liệu xây dựng.
Hệ thống sông, suối ngắn và dốc ở các huyện miền Đông Xiêng Khoảng,
Bôlykhămxay thường gây ra những trận lũ quét nguy hiểm, nhưng mặt khác

lại tạo cho khu vực này tiềm năng lớn để xây dựng các cơng trình thuỷ điện.
Thượng nguồn sông Cả (tỉnh Xiêng Khoảng) hay các con sơng Nậm Ngạt,
Nậm Ngừm, Nậm Mộ... đều có các thác nước với độ dốc cao, có thể xây dựng
các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ để sản xuất điện năng phục vụ sản xuất,
đời sống và xuất khẩu.
Ngoài ra, còn phải kể tới tiềm năng phát triển du lịch tại miền Đơng
các tỉnh Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay. Suối nước nóng Bò Nhảy (suối lớn)
và Bò Nọi (suối bé) ở Mường Moọc, các di tích lịch sử - văn hóa ở Lạc
Xao (Khăm Cớt)... là những tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du
lịch nhân văn.
Miền Tây Nghệ An có thế mạnh rừng để phát triển lâm nghiệp, sản
xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, khai thác nguồn thủy năng và phát
triển du lịch. Ngồi ra, miền Tây có rất có điều kiện để phát triển các loại
cây cơng nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè.
Những tiềm năng sẵn có của các huyện miền Đơng Xiêng Khoảng,
Bơlykhămxay (Lào) và các huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) là điều
kiện thuận lợi để hai bên đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
1.1.2. Cơ sở văn hóa
Mối quan hệ các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) không chỉ bắt nguồn
từ sự gần gũi về địa lý, những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng

14


như vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của mỗi khu vực, mà còn xuất
phát từ những điểm tương đồng về văn hóa - xã hội.
Trên địa bàn các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng, Bôykhămxay
(Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam) có nhiều tộc người
chung sống. Tuy khác nhau về nguồn gốc và lịch sử cư trú, nhưng thông qua

lao động sản xuất, trao đổi hàng hoá và sinh hoạt tinh thần, giữa các tộc
người dần dần đã có mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
Các huyện miền Đông Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) là địa bàn
cư trú của người Lào Lùm (cư dân nói tiếng Thái, chủ yếu sống ở vùng
đồng bằng và ven sông suối), Lào Thơng (cư dân bản địa, chủ yếu sống ở
vùng trung du) và Lào Xủng (cư dân nói tiếng H’Mơng - Dao, chủ yếu sống
trên vùng núi cao). Ngồi ra, ở đây cịn có một số kiều bào, chủ yếu là Việt
kiều (chiếm khoảng 0,5% dân số). Theo số liệu điều tra năm 2009, tỉnh
Xiêng Khoảng có 228.882 người (trong đó người Lào Lùm chiếm 57%,
người Lào Xủng chiếm 34%, người Lào Thơng chiếm 8,5%); tỉnh
Bơlykhămxay có 214.900 người (trong đó có 78% người Lào Lùm, 13,5%
người Lào Xủng và 8% người Lào Thơng) [51, tr.56]. Cũng giống như ở
Nghệ An, quá trình định cư của các tộc người tại khu vực này diễn ra
không đồng nhất. Người Lào Thơng là cư dân bản địa, người Lào Lùm có
mặt muộn hơn, từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII, XIV. Người Lào
Xủng có mặt vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, muộn hơn rất
nhiều so với người Lào Thơng và người Lào Lùm. Cịn Việt kiều và Hoa
kiều có mặt ở khu vực này với nhiều lý do và bằng nhiều con đường khác
nhau.
Ở miền Tây Nghệ An, cùng chung sống với người Việt có các tộc
người Thái, Thổ, Mường, Ơ Đu, Tày, Khơ Mú, H’Mơng,…. Q trình định
cư của các tộc người ở Nghệ An của Việt Nam diễn ra không đồng nhất.
Trong khi người Việt, chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, có
mặt ở đây từ rất sớm, thì các tộc người khác lại có mặt muộn hơn nhiều.
15


Mặc dù vậy, thông qua lao động sản xuất, sinh hoạt tinh thần và nhất là
thông qua các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, các tộc người ở khu vực
này đã sớm đồn kết gắn bó với nhau.

Trong số các tộc người cùng chung sống tại các huyện miền Đông của
Xiêng Khoảng, Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây Nghệ An
(Việt Nam), có một số tộc người là đồng tộc như người Thái, người
H’Mơng. Có thể là “do nhu cầu đi tìm những vùng đất mới để định cư; sự
trốn chạy ách áp bức nặng nề; tập quán sống du canh du cư; sự tranh chấp
giữa các tập đồn thống trị”, cũng có thể là “do giặc giã” [39; tr179], nên từ
vùng Tây - Nam Trung Quốc người Thái đã di cư thành từng đợt xuống
khu vực Đông Nam Á lục địa. Hiện nay, trong tổng số hơn 1,5 triệu người
Thái sống trên đất nước Việt Nam, có khoảng 300 nghìn người định cư tại
miền Tây Nghệ An [39; tr224] và trong số hơn 500.000 dân của các tỉnh
Xiêng Khoảng, Bơlykhămxay có khoảng hơn 350.000 người Thái (Lào
Thay hay Lào Lùm). Yếu tố đồng tộc cùng với việc bảo lưu những giá trị
văn hoá truyền thống của người Thái là sợi dây vơ hình kết nối người Thái
ở miền Tây Nghệ An với người Lào Thay ở các huyện miền Đông Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay. Cũng giống như người Thái, yếu tố dòng họ chi
phối cuộc sống và sinh hoạt của người H’Mông rất sâu sắc. Dù ở bên này
hay biên kia biên giới, họ vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với nhau. Người
H’Mông ở miền Tây Nghệ An vẫn coi Noọng Hét (Xiêng Khoảng) là quê
hương bản quán của mình.
Trong hoạt động kinh tế, hầu hết các tộc người của hai khu vực đều
làm nghề nông, lâm nghiệp là chính. Dựa vào đặc điểm địa hình của khu
vực, người Việt, người Thái ở miền Tây Nghệ An và người Lào Lùm ở các
huyện miền Đông Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay chủ yếu canh tác nương
rẫy. Họ duy trì khá lâu dài lối sống du canh du cư với phương thức hoả
canh là chính. Cùng với hoạt động sản xuất nơng nghiệp, các tộc người ở
hai khu vực đã sớm phát triển một số nghề thủ công như đan lát, mộc, rèn,
16


quay tơ, dệt vải…. Họ sớm biết khai thác các nguồn lâm sản như gỗ, song,

mây, tre để làm nhà cửa, sản xuất dụng cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt
gia đình, săn bắn các lồi thú rừng để làm thực phẩm, khai thác các loại
dược liệu để chữa bệnh, trồng bông, trồng dâu nuôi tằm để quay tơ, dệt
vải…
Về văn hoá vật chất, kiến trúc nhà cửa và trang phục (nhất là nữ giới)
của một số tộc người ở hai khu vực có nhiều nét tương đồng. Nhà sàn là
một trong những đặc trưng của văn hoá kiến trúc khu vực Đơng Nam Á.
Đây cũng là loại hình kiến trúc nhà cửa truyền thống của các tộc người
thiểu số ở hai khu vực này. Theo một số nhà nghiên cứu, ngôi nhà sàn của
người Thái ở miền Tây Nghệ An có nhiều nét khác biệt so với ngơi nhà sàn
của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, nhưng lại có nhiều điểm giống với
ngơi nhà sàn của người Lào ở Xiêng Khoảng: “Người Thái ở Tây Bắc thích
trang trí hai đầu hồi của nóc nhà các kiểu “khâu cút” (sừng cụt), còn một số
địa phương của Nghệ Tĩnh, người Thái có cách trang trí gần giống với
người Phù Thay ở Lào, được gọi là “huống chạng” (vòi voi)” [39; tr183].
Nhà sàn thường được lợp bằng các loại lá cọ hay cỏ tranh, vách thưng bằng
tre, nứa hay ván gỗ, hướng nhà thường ngoảnh ra các cánh đồng hoặc khe
suối, mặt sau tựa vào núi. Hình dáng ngơi nhà sàn của người Thái ở miền
Tây Nghệ An cho ta liên tưởng tới hình bóng của một con trâu, là con vật
có vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp của các tộc người ở khu
vực này [39; tr185].
Một số tộc người, nhất là người Lào Lùm ở các huyện miền Đông
Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay và người Thái ở miền Tây Nghệ An khơng
chỉ có trang phục giống nhau, mà ngay cả nghệ thuật trang trí trên sản
phẩm dệt của họ cũng có nhiều nét tương đồng. Phụ nữ Thái có thói quen
mặc váy với nhiều kiểu dáng. Đó là những sản phẩm do chính bàn tay họ
làm ra, từ khâu trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, cán bông, bật bông, kéo
sợi, quay tơ, dệt vải cho đến hấp nhuộm. Một số nghệ thuật trang trí trên
17



sản phẩm dệt hiện nay của người Thái ở miền Tây Nghệ An, được tiếp thu
từ nghệ thuật trang trí của người Lào như cách trang trí các tấm “khít”
(chăn Lào), cạp váy, chân váy, cũng như các loại túi thổ cẩm… Có thể nói
“rất khó phân biệt một cách rành mạch trong số những sản phẩm này đâu là
của người Thái, đâu là của người Lào, bởi vì từ xa xưa hai nền văn hố này
đã có sự giao lưu và tiếp thu ảnh hưởng của nhau một cách sâu sắc” [39;
tr191].
Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, cư dân các huyện miền Đông Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) và các huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam)
có mối liên hệ khá bền chặt. Phong tục tập quán trong các dịp lễ, tết hay
cưới hỏi, ma chay vẫn được bảo lưu các yếu tố truyền thống, đồng thời có
sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các tộc người xung quanh. Một người đi
săn được một con thú cả bản cùng được hưởng, một nhà có việc vui hay
buồn cả bản cùng chung tay lo liệu. Đó là những nét đẹp văn hố ln được
các tộc người của hai khu vực duy trì. Ngay cả một số tập tục lạc hậu, như
chữa bệnh bằng cách mời thầy mo về làm lễ đuổi tà ma, hay tục “bắt vợ”,
“ở rể” hiện vẫn được nhiều tộc người của hai khu vực, nhất là các tộc người
định cư dọc hai bên biên giới duy trì. Người bên này hay bên kia biên giới
sang thăm viếng lẫn nhau, cùng chung vui trong các ngày lễ hội, cùng xẻ
chia công việc trong những lúc tang gia, hoạn nạn, hay dựng vợ gả chồng.
Ngay cả hiện nay, khi đường biên giới giữa hai nước đã được hoạch định,
cắm mốc Quốc giới, việc qua lại thăm thân giữa các tộc người vẫn diễn ra
khá phổ biến. Một số trò chơi dân gian, một số làn điệu dân ca vốn là của
một tộc người bên này hay bên kia biên giới, dần dần đã trở thành các trò
chơi, các làn điệu được nhiều tộc người ưa thích. Tín ngưỡng của các tộc
người ở khu vực giáp biên có nhiều điểm tương đồng. Cùng với việc lưu
giữ các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng Trời, Đất, Thần linh, Thành
Hoàng, các tộc người ở đây đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, họ


18


sống chân thành, mộc mạc, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng giúp
đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt.
Sự giao lưu, tiếp thu văn hoá giữa các tộc người ở các huyện miền
Đông Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) và huyện miền Tây Nghệ An
(Việt Nam) chính là sợi dây vơ hình kết nối họ với nhau, giúp họ đồn kết
gắn bó cùng nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt cũng như trong các
cuộc đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
1.2. Truyền thống lịch sử
1.2.1. Quan hệ giữa các huyện miền Đông của Xiêng Khoảng,
Bôykhămxay (Lào) với một số huyện miền Tây của Nghệ An (Việt Nam)
trước năm 1976.
Theo ghi chép của các thư tịch cổ, ngay trong thời kỳ Bắc thuộc, mối
quan hệ kinh tế, văn hoá và quân sự giữa cư dân các huyện miền Đông
Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) và các huyện miền Tây Nghệ An (Việt
Nam) đã hình thành và phát triển [54; tr34]. Trong thời kỳ này, nhiều thủ
lĩnh của các cuộc khởi nghĩa đã dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân Ai Lao để
lập căn cứ chống giặc hoặc mua sắm lương thực, thực phẩm và vũ khí.
Trong thời kỳ trung đại, Nghệ An được coi là khu vực phên dậu phía
Tây - Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Vùng đất này tuy khơng có
nhiều dấu ấn trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc
nhưng có thể coi là tấm gương phản chiếu quan hệ thăng trầm của Đại Việt
đối với Vương quốc Lan Xang qua các thời kỳ lịch sử. Ngoài mối quan hệ
giao lưu trao đổi thường nhật của cư dân dọc hai bên biên giới, vùng đất
này còn để lại nhiều dấu ấn về sự nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau của cộng
đồng cư dân hai bên. Nhiều thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa đã dựa vào địa
thế hiểm trở vùng giáp ranh giữa Nghệ An và các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay để xây dựng và phát triển lực lượng. Trong buổi

đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỷ XV), Lê Lợi dựa vào nhân dân
miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An và nhân dân Lào (dọc biên giới với khu
19


vực Thanh - Nghệ) để đảm bảo công tác hậu cần. Năm 1696, khi triều đình
Lan Xang có biến, Hồng tử Triều Phúc đã cùng triều thần đến lánh nạn ở
miền Tây Thanh - Nghệ. Đầu thế kỷ XIX, không cam chịu ách đô hộ của
phong kiến Xiêm, Chậu A Nụ đã tập hợp lực lượng đứng lên khởi nghĩa.
Mỗi khi thất thế, ông đều rút quân về vùng Trấn Ninh - Trịnh Cao - Quì
Hợp (miền Tây Nghệ An) để bảo tồn và củng cố lực lượng. Có thể nói,
ngay từ thời kỳ cổ trung đại, trong con mắt của người Việt cũng như người
Lào, miền Tây Nghệ An (Việt Nam) với các huyện miền Đông Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) là những khu vực có địa thế hết sức quan
trọng để mưu nghiệp lớn.
Bên cạnh những ghi chép về quan hệ quân sự - chính trị, một số thư
tịch cổ của Việt Nam cũng đã ít nhiều phản ánh quan hệ kinh tế, văn hoá xã hội giữa cư dân các huyện miền Đông Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay
(Lào) và huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam). Theo ghi chép của Lê Q
Đơn, phía Tây trấn Nghệ An là nơi người Lào thường mang trâu, bò và các
sản vật đến để bán, đổi cho người Việt để lấy đồ sắt và các vật dụng khác.
Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lần lượt tiến hành xâm lược Việt
Nam, Cămpuchia và Lào, lập ra Đông Dương thuộc Pháp. Từ đây, nhân
dân Đông Dương cùng chung một kẻ thù. Chính sách cai trị và bóc lột tàn
bạo của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Đơng Dương bị bần cùng hố
nặng nề, kinh tế - xã hội biến đổi sâu sắc, nhưng vơ hình chung đã tạo điều
kiện cho nhân dân Việt Nam - Lào xích lại gần nhau hơn.
Hịa trong phong trào chống xâm lược, giải phóng dân tộc của nhân
dân Đông Dương, mối quan hệ giữa nhân dân các huyện miền Đông Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) và các huyện miền Tây Nghệ An (Việt Nam)
tiếp tục phát triển. Trước tình trạng bế tắc về đường lối cứu nước, một số sĩ

phu văn thân có tinh thần yêu nước chủ trương cứu nước, giải phóng dân
tộc theo con đường dân chủ tư sản. Tiêu biểu cho xu hướng mới trong
phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX là Phan Bội Châu với “xu hướng bạo
20


×