Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________

LÊ THỊ AN

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Ở HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN
THỜI KỲ 1930 ĐẾN 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________

LÊ THỊ AN

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Ở HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN
THỜI KỲ 1930 ĐẾN 1945

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602.254.111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN VĂN THỨC



NGHỆ AN – 2015


1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới
PGS.TS Trần Văn Thức - ngƣời thầy đã giúp đỡ chỉ bảo cho tôi trong suốt
q trình làm luận văn. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô
giáo trong khoa Sau đại học, khoa Lịch sử trƣờng Đại học Vinh cùng gia đình
và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt thời gian hồn
thành luận văn.
Nhƣng do năng lực và nguồn tƣ liệu có hạn nên luận văn của tôi chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc sự
góp ý của thầy cơ, gia đình, bạn bè để luận văn đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Lê Thị An

1


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................... i
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................. 4
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài.6
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 7
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn. ...................................................................... 8
NỘI DUNG........................................................................................ 9
CHƢƠNG 1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 Ở
HUYỆN ANH SƠN .......................................................................... 9
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và
truyền thống yêu nƣớc, cách mạng ở Anh Sơn. ................................ 9
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ............................................ 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................... 11
1.1.3. Truyền thống yêu nƣớc và cách mạng .................................. 13
1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931ở huyện Anh Sơn. ............ 19
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của Đảng bộ Anh Sơn. ........... 19
1.2.2. Phong trào đấu tranh cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân
Anh Sơn. .......................................................................................... 22
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................ 45
CHƢƠNG 2. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở ANH SƠN GIAI
ĐOẠN 1932 – 1939......................................................................... 48


2.1 Đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng và hồi phục lực lƣợng
(1931 – 1936)................................................................................... 48
2.2. Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939 của nhân dân Anh Sơn ... 57
2.2.1. Điều kiện lịch sử. ................................................................... 57
2.2.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Anh Sơn trong những năm
1936- 1939. ...................................................................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2: ........................................................................... 68
CHƢƠNG 3. CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG

DÂN TỘC Ở ANH SƠN GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 ..................... 70
3.1. Bối cảnh lịch sử. ....................................................................... 70
3.2. Quá trình chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền (từ tháng 9. 1939 đến tháng 3. 1945) .................................. 73
3.3. Cao trào kháng Nhật cứu nƣớc và khởi nghĩa giành chính quyền
ở Anh Sơn (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945). .............................. 77
3.3.1. Cao trào kháng Nhật cứu nƣớc của nhân dân AnH Sơn. ...... 77
3.3.2. Khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Anh Sơn. ........ 79
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................ 92
KẾT LUẬN ..................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 97
PHỤ LỤC ...................................................................................... 104


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

- BNCLS:

Ban nghiên cứu Lịch sử

- ĐCSVN:

Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nxb:

Nhà xuất bản

- UBND:


Ủy ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bƣớc
ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng ta vừa ra đời, cũng là
lúc phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động đƣợc dấy lên khắp
cả nƣớc. Trong phong trào cách mạng toàn quốc 1930 -1931, phong trào đấu
tranh của nhân dân lao động Nghệ An đã nổi lên nhƣ một mũi nhọn xung
kích, diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhất, đỉnh cao là sự ra đời của các chính
quyền Xơ viết. Hay nói cách khác chính quyền Xơ viết là đỉnh cao của phong
trào cách mạng 1930 – 1931, “…nó như một tấm gương phản chiếu khá rõ rệt
ưu điểm cũng như hạn chế trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân
dân”. Tuy bị thực dân Pháp dìm trong biển máu nhƣng Xơ viết Nghệ An đƣợc
ghi nhận là dấu son đỏ thắm đầu tiên và là một trong những trang sử oanh liệt
nhất trong toàn bộ lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhân dân cả nƣớc đã
đứng lên đấu tranh giành độc lập. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
minh chứng cho tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo
của Đảng. Cách mạng tháng Tám thắng lợi mở ra một bƣớc ngoặt lớn trong
lịch sử dân tộc ta, đã phá tan xiềng xích nơ lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm,
ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự
trị ngót chục thế kỷ ở nƣớc ta, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa –
Nhà nƣớc do nhân dân làm chủ.
Đánh giá về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhận xét: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự
hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức các nơi khác cũng có thể
tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc

thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng
thành cơng đã nắm chính quyền trong tồn quốc”[43, tr159].

1


2
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An và Mặt trận Việt Minh, nhân
dân Nghệ An đã đứng dậy đấu tranh giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An đã góp phần xứng đáng vào thắng
lợi chung của toàn dân tộc, phá tan xiềng xích nơ lệ của chế độ phát xít, thực
dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam nói chung,
Nghệ An nói riêng.
Anh Sơn – một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã đƣợc nhiều ngƣời
biết đến, bởi nơi đây đã từng xuất hiện dấu tích của con ngƣời từ rất sớm.
Hang Đồng Trƣơng ở xã Hoa Sơn- Anh Sơn là một trong những địa danh tìm
thấy dấu tích của ngƣời tối cổ. Anh Sơn cũng là quê hƣơng giàu truyền thống
cách mạng. Nơi đây đã chứng kiến nhiều phong trào đấu tranh giữ nƣớc vĩ đại
của dân tộc.
Sự ra đời của Chi bộ Đông Dƣơng Cộng sản Đảng đầu tiên ở Dƣơng
Xuân – Lĩnh Sơn là hạt giống đỏ để gieo mầm cộng sản trên mảnh đất Anh
Sơn nói riêng, Nghệ An nói chung. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa
phƣơng, nhân dân Anh Sơn đã đứng dậy đấu tranh trong phong trào cách
mạng 1930 – 1931:
“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh môt phen dậy rồi…” [38]
Phong trào đấu tranh của nhân dân Anh Sơn đã làm tan rã hoặc tê liệt, vơ
hiệu hóa bộ máy chính quyền ở các làng xã dẫn đến sự ra đời của các Xô viết

ở làng, xã. Sự ra đời của chính quyền Xơ viết ở Anh Sơn là dấu son chói lọi
trong lịch sử cách mạng Việt Nam, góp phần quan trọng vào cuộc tập dƣợt
đầu tiên của cách mạng nƣớc ta.
Phát huy tinh thần cách mạng trên quê hƣơng Xô viết, dƣới sự lãnh đạo
của Đảng bộ địa phƣơng và Mặt trận Việt Minh, nhân dân Anh Sơn đã đoàn

2


3
kết một lịng, nổi dậy giành chính quyền ở địa phƣơng, góp phần làm thắng lợi
to lớn trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Anh Sơn trong giai đoạn
1930 -1945 đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc của nhân dân cả nƣớc. Thắng lợi đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, mãi
mãi đƣợc lịch sử khắc ghi và nhân dân Anh Sơn hết sức tự hào. Vì vậy nghiên
cứu về lịch sử Anh Sơn nói chung, giai đoạn cách mạng 1930 -1945 của nhân
dân Anh Sơn nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn.
Tìm hiểu “Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An thời kỳ 1930 đến 1945” giúp ta hiểu thêm về lịch sử Anh
Sơn, về truyền thống đấu tranh cách mạng, về những đóng góp của nhân dân
một huyện miền núi trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Tìm hiểu giai
đoạn lịch sử này cũng góp phần làm rõ hơn những đóng góp của nhân dân
Nghệ An trong phong trào cách mạng 1930 -1945. Đồng thời, bổ sung những
hạn chế, thiếu sót mà các tài liệu chƣa đề cập đến.
Do vậy nghiên cứu về lịch sử Anh Sơn là một yêu cầu bức thiết. Việc
nghiên cứu đề tài này còn phục vụ giảng dạy lịch sử địa phƣơng trong các
trƣờng trung học phổ thơng trên địa bàn huyện nhà. Qua đó, khơi dậy lịng tự
hào, phát huy và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng Anh Sơn,
truyền thống cách mạng cho các thế hệ nhất là thế hệ trẻ trên quê hƣơng Xô

viết Anh hùng.
Là giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử ở trƣờng THPT, học viên chuyên
nghành Lịch sử Việt Nam, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Anh Sơn, tôi mạnh
dạn chọn đề tài: hiểu “Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An thời kỳ 1930 đến 1945” làm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ, với mong muốn và hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc nghiên cứu những vấn đề nêu trên. Nghiên cứu đề tài này cũng là sự tri
ân của bản thân đối với những ngƣời con Anh Sơn đã ngã xuống trong các
cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
3


4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh và Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
những sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự biến
đổi lớn lao trong tiến trình phát triển của đất nƣớc. Vì thế đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này, nhƣng đối với Anh Sơn thì chƣa có cơng trình
chun sâu nào mà mới chỉ đƣợc trình bày một cách sơ lƣợc trong một số
cuốn sách, mỗi tài liệu đƣợc đề cập ở những khía cạnh khác nhau:
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Anh Sơn sơ thảo – tập 1 (1930
– 1963) nhà xuất bản Nghệ An 2003 do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh
Sơn biên soạn có trình bày về cao trào cách mạng 1930 -1931 đến cuộc vận
động giải phóng dân tộc, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền nhƣng trình bày
chƣa đầy đủ, khoa học. Song đây là nguồn tƣ liệu tham khảo chính.
- Anh Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc nhà xuất bản Nghệ An 2013
do Thạc sỹ Nguyễn Quốc Hồng chủ biên cũng đã đề cập đến nhƣng còn hết
sức sơ lƣợc.
- Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Nghệ An nhà xuất bản Vinh 19767 của Ban
nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh

sơ thảo tập 1 (1925- 1954) nhà xuất bản Nghệ An, Vinh 1987, Lịch sử Đảng
bộ Nghệ An, tập 1 (1930 – 1954) nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1998, chủ
yếu trình bày phong trào cách mạng 1930 – 1931 đến cách mạng tháng Tám
nhƣng trên bình diện chung tồn tỉnh, đánh giá, đề cập đến phong trào cách
mạng ở Anh Sơn cịn ít.
- Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), Vinh 1966 của Ban nghiên cứu
lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An, đề cập đến quá trình Tổng khởi nghĩa ở Nghệ
An, cịn ít tƣ liệu về khởi nghĩa ở Anh Sơn.
- Lịch sử Nghệ An tập 1 (từ nguyên thủy đến cách mạng tháng Tám
năm 1945), Dự án “Cơng trình nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử
Nghệ An năm 2012 do Tiến sỹ Trần Văn Thức – chủ nhiệm đã trình bày khá
hồn chỉnh về lịch Nghệ An nói chung, phong trào cách mạng 1930 – 1931
4


5
đến cách mạng tháng Tám ở Nghệ An nói riêng khá đầy đủ, hồn chỉnh nhƣng
cịn ít tƣ liệu về phong trào cách mạng 1930-1931 đến cách mạng tháng Tám
ở Anh Sơn. Song đây là tƣ liệu quý, là tài liệu tham khảo chính về mặt lý luận
trong phần nghiên cứu đề tài này.
- Lịch sử Đảng bộ xã Hội Sơn ( Anh Sơn) – sơ thảo (chƣa xuất bản)
- Lịch sử Đảng bộ xã Đức Sơn –sơ thảo ( chƣa xuất bản)
- Lịch sử Đảng bộ xã Phúc Sơn, nhà xuất bản Nghệ An 2014
Nhìn chung, các tƣ liệu trên đã đề cập đến nội dung của đề tài song
chƣa trình bày đầy đủ, khoa học và chi tiết về phong trào cách mạng 1930 –
1931 đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Anh Sơn. Các nguồn tƣ liệu chỉ mới
đề cập đến những khía cạnh khác nhau, chƣa đặt phong trào đấu tranh cách
mạng của nhân dân Anh Sơn trong phong trào đấu tranh chung của Nghệ An
hoặc chỉ mới đề cập đến nhƣng chƣa có tƣ liệu để minh chứng. Chƣa đánh giá
một cách đầy đủ những đóng góp của nhân dân Anh Sơn trong phong trào

cách mạng nhất là trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và Cách mạng tháng
Tám.
Trong Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An thời kỳ 1930 đến 1945” là một cơng
trình nghiên cứu khá sâu, rộng về một giai đoạn lịch sử có nhiều sự kiện nổi
bật. Vì vậy, để hồn thành cơng trình khoa học này địi hỏi phải có sự đầu tƣ
cơng phu, chu đáo, phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về lịch sử của
Anh Sơn trong giai đoạn cách mạng hào hùng, oanh liệt này, đồng thời đòi hỏi
ngƣời nghiên cứu phải có hiểu biết sâu sắc về vùng đất đƣợc coi là “phên
dậu”, là “ thắng địa”, “đất đứng chân” của các anh hùng cứu nƣớc.
Trong Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình, tơi cố gắng hệ thống hóa
những tƣ liệu thu thập có liên quan để nghiên cứu nhằm góp phần tái hiện một
cách tồn diện hình ảnh phong trào đấu tranh cách mạng ở Anh Sơn từ 1930 –
1945, những đóng góp của nhân dân Anh Sơn vào lịch sử dân tộc. Qua đó rút
ra đƣợc một số đặc điểm riêng phong trào đấu tranh cách mạng ở Anh Sơn so
5


6
với một số địa phƣơng khác trong tỉnh, làm nổi bật nét độc đáo trong phong
trào cách mạng ở Anh Sơn, vai trò của cách mạng ở Anh Sơn đối với tiến
trình phát triển của cách mạng Nghệ An nói riêng, cả nƣớc nói chung.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “ Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An thời kỳ 1930 đến 1945” nhằm nghiên cứu một giai đoạn lịch sử
hào hùng của Anh Sơn, đặc biệt là trong phong trào Xơ Viết Nghệ Tĩnh và
khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, qua đó
làm nổi bật vai trị, những đóng góp của nhân dân Anh Sơn trong phong trào
giải phóng dân tộc từ 1930 đến 1945.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: là không gian huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Giới hạn thời gian: là từ cao trào Xô viết 1930 – 1931, đánh dấu quá
trình Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng
cho đến khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Anh Sơn giành
thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
- Giới hạn nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân Anh Sơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Mặt trận Việt Minh.
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Thông qua nguồn tƣ liệu, luận văn phân tích một cách khoa học những
yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hƣởng đến phong
trào cách mạng của Anh Sơn giai đoạn 1930 – 1945, từ đó làm nổi bật truyền
thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Anh Sơn và hệ thống lại một cách
khoa học cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Anh Sơn thời kỳ
1930 – 1945. Qua đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
quý báu về quá trình tập dƣợt cho cách mạng, về công tác xây dựng lực lƣợng
và chớp thời cơ giành chính quyền
6


7
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Các văn kiện Đảng, các bài nói, viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
thời kỳ 1930 – 1945. Một số Chỉ thị, Nghị quyết của Xứ ủy Trung Kỳ, của
Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Anh Sơn có liên quan đến vấn đề lực lƣợng
cách mạng trong giai đoạn từ 1930 đến 1945. Đây là nguồn tƣ liệu quan trọng
giúp chúng tơi có thể tiếp cận với những quan điểm, đƣờng lối của Đảng trong
việc xây dựng và phát triển lực lƣợng cách mạng.

Các tài liệu lƣu trữ tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt
Nam, Ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, Bảo
tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Ban Tun giáo huyện ủy Anh Sơn, Phịng văn hóa
huyện Anh Sơn… là nguồn tƣ liệu quý báu giúp chúng tôi nghiên cứu những
vấn đề đƣợc đặt ra trong đề tài.
Ngồi ra cịn có những cơng trình nghiên cứu, những bài viết của một
số nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bản hồi ký của một số ngƣời đã
trực tiếp tham gia phong trào cách mạng ở Anh Sơn, những lời kể của các
nhân chứng lịch sử - những ngƣời đã trực tiếp tham gia hoạt động lãnh đạo
cuộc cách mạng ở Anh Sơn giai đoạn từ 1930 đến 1945. Đó là những nguồn
tƣ liệu quý báu giúp chúng tôi nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề đƣợc
đặt ra trong đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử và lôgic
là chủ yếu, kết hợp với phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, điền dã,
phỏng vấn, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
Thơng qua nguồn tƣ liệu, luận văn phân tích một cách khoa học
những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, ảnh hƣởng
đến phong trào cách mạng ở Anh Sơn giai đoạn từ 1930 đến 1945. Để từ đó
nêu bật đƣợc vị trí chiến lƣợc và truyền thống đấu tranh của nhân dân Anh
7


8
Sơn. Luận văn đã khôi phục lại một cách hệ thống phong trào cách mạng ở
Anh Sơn giai đoạn 1930 - 1945.
Luận văn nhằm khôi phục một cách khách quan, tồn diện và có hệ
thống phong trào cách mạng ở Anh Sơn giai đoạn từ 1930 đến 1945.
Luận văn nêu rõ đặc điểm quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, ý nghĩa cuộc

Cách mạng Tháng Tám ở Anh Sơn.
Luận văn là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch
sử địa phƣơng.
Luận văn góp phần vào việc giáo dục truyền thống, tinh thần yêu quê hƣơng
đất nƣớc, lịng tự hào các thế hệ cha ơng đã hy sinh trong sự nghiệp giành độc lập
của dân tộc để các thế hệ hôm nay vững bƣớc tiến vào thế kỷ XXI.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Phong trào cách mạng 1930 –1931 ở huyện Anh Sơn.
Chƣơng 2: Phong trào cách mạng ở Anh Sơn giai đoạn 1932 – 1939.
Chƣơng 3: Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Anh Sơn giai đoạn
1939 – 1945.

8


9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 Ở HUYỆN ANH SƠN
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và
truyền thống yêu nƣớc, cách mạng ở Anh Sơn.
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Huyện Anh Sơn theo địa giới hành chính ngày nay đƣợc chính thức
thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1963 theo quyết định số 32/CP của Hội đồng
Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (nay là nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam).
Ngƣợc về cội nguồn, Anh Sơn vốn là phần đất thuộc bộ Việt Thƣờng,
một trong 15 bộ của đất Văn Lang thuở các vua Hùng dựng nƣớc. Trong thời
kỳ chống lại ách đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc, trải qua nhiều lần tách

nhập, Anh Sơn thuộc các đơn vị hành chính khác nhau. Đời nhà Hán, Anh
Sơn thuộc phần đất của huyện Hàm Hoan, đời Đông Ngô là đất của huyện Đô
Giao, đời Đƣờng thuộc huyện Nhật Nam của Châu Hoan. Cho đến thời Lê
(thế kỷ XV) mới có tên gọi phủ Anh Đô bao gồm phần đất của huyện Hƣng
Nguyên, Nam Đàn, Anh Sơn, Đô Lƣơng nhƣ hiện nay. Dƣới chế độ phong
kiến nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) phủ Anh Đô đƣợc đổi tên là
phủ Anh Sơn. Khi thực dân Pháp xâm lƣợc cho đến đầu năm 1946, phủ Anh
Sơn là một trong 5 phủ, 6 huyện của Nghệ An, phần đất Anh Sơn thuộc tổng
Lãng Điền và phần lớn là tổng Đặng Sơn là 2 trong 6 tổng của phủ [1, tr5].
Nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An, Anh Sơn có tọa độ địa lý từ 105015’ đến
105055’ kinh độ Đông và từ 18010 đến 18046’ vĩ độ Bắc. Phía Tây Anh Sơn
giáp huyện Con Cng, phía Tây Nam giáp với nƣớc bạn Lào với 7,2 km
đƣờng biên giới. Phía Đơng giáp huyện Đơ Lƣơng. Phía Nam giáp huyện
Thanh Chƣơng. Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ.

9


10
Huyện Anh Sơn ngày nay có 20 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là
60.000 ha, trong đó có phần đất rừng đồi là 41.416 ha (chiếm 80% diện tích).
Là huyện có tài ngun rừng khá phong phú, tỷ lệ rừng che phủ chiếm 53 – 54
%. Rừng Anh Sơn là vùng đệm của rừng quốc gia Pù Mát – một trong những
khu rừng nguyên sinh còn sót lại của miền Bắc.
Anh Sơn là một vùng đất cổ, dấu vết cƣ trú của ngƣời Việt cổ đến khai
sơn phá thạch vùng đất này còn in dấu ở các di chỉ hang Đồng Trƣơng (xã Hội
Sơn), hang Bò (xã Hoa Sơn).
Địa hình Anh Sơn trập trùng đồi núi, dốc dần từ Tây sang Đông. Điểm
cao nhất là đỉnh núi Kim Nhan ở Hội Sơn. Địa hình ở đây chủ yếu đồi núi xen
lẫn đồng bằng, hai bên dốc dần vào giữa ở dịng sơng Lam. Sơng Lam chảy từ

đầu đến cuối huyện đi qua 17 xã với chiều dài 55,2 km. Bắt nguồn từ dòng
Nậm Mộ về đến Anh Sơn sơng Lam hiền hịa bồi đắp phù sa cho bờ bãi ven
sơng. Ngồi sơng Lam, Anh Sơn cịn bị chia cắt bởi sông Giăng, sông Con và
các con suối nhỏ. Dịng sơng Lam khơng chỉ tạo cho nhiều nơi ở Anh Sơn có
phong cảnh “Sơn thủy hữu tình” mà còn bồi đắp phù sa tạo nên đất đai màu
mỡ phì nhiêu.
Địa hình Anh Sơn chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng là những bãi
bồi ven các dịng sơng. Mùa mƣa hàng năm đã tạo nên một lƣợng phù sa tƣơi
tốt. Vùng đồi núi thấp chiếm 26% diện tích, phù hợp để trồng các loại cây ăn
quả và cây công nghiệp. Vùng đồi núi cao với dãy núi đá vôi trập trùng. Núi
Kim Nhan, đỉnh núi cao nhất ở Anh Sơn cao 1340m đã đi vào huyền thoại và
thơ ca.
Vùng đất Anh Sơn chiụ nhiều hệ thống khí hậu chi phối. Khí hậu ở Anh
Sơn mang những nét chung của vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành 2
mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Anh Sơn là vùng đất của gió, gió Tây khơ
nóng dữ dội, gió Đơng Nam làm cho khí hậu ơn hịa.
Lƣợng mƣa bình qn từ 1760-1820 mm. Mƣa đã cung cấp nƣớc sinh
hoạt, tƣới tiêu cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất song cũng gây khơng ít đợt lũ
10


11
lụt ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Nhƣ vậy, khí hậu ở đây
cũng khá khắc nghiệt, nạn hạn hán, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra ảnh hƣởng
không nhỏ đến cuộc sống và sự phát triển kinh tế của nhân dân Anh Sơn.
Anh Sơn cũng là vùng đất có nhiều lợi thế về quân sự bởi nơi đây có
nhiều hang động nhƣ những căn hầm khổng lồ để làm nơi trú quân, cất dấu
binh lƣơng, mai phục kẻ thù. Nơi đây có đƣờng giao thơng đi Lào và các
huyện miền xi. Ngồi ra giao thơng đƣờng thủy cũng rất thuận lợi. Cho nên
từ xƣa Anh Sơn trở thành cứ điểm của các cuộc khởi nghĩa.

Điều kiện tự nhiên ở Anh Sơn có những nét chung với các huyện miền
núi song có những nét riêng tạo nên đặc điểm của miền quê Anh Sơn. Hình
ảnh của Anh Sơn nhƣ mảnh đất thu nhỏ của tỉnh Nghệ An. Với những đặc
điểm thuận lợi đã tạo cho Anh Sơn có vị thế quan trọng trong các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm. Địa hình Anh Sơn đã tạo cơ hội cho nhân dân ở đây
phát triển nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Từ đặc điểm địa hình, sơng núi, đất đai, khí hậu và sự phân định rõ nét
các tiểu vùng dân cƣ, Anh Sơn là vùng đất thuận lợi để phát triển kinh tế nông
– lâm – ngƣ nghiệp. Sản vật chủ yếu là lâm sản, nông sản và thủy sản.
Là huyện có tài nguyên rừng khá phong phú, Anh Sơn là vùng đất để
phát triển kinh tế rừng với các loại cây gỗ quý hiếm, mây, tre, nứa… và các
loại động vật quý. Anh sơn là vùng đất có nhiều tiềm năng sẵn có về vật liệu
xây dựng nhƣ các dãy đá vôi, cát sỏi ở ven bờ sông Lam. Để khai thác tiềm
năng vô tận trên mảnh đất Anh Sơn đã đƣợc xây dựng nhiều nhà máy xi măng
cung cấp vật liệu xây dựng cho cƣ dân Anh Sơn nói riêng, Nghệ An và cả
nƣớc nói chung.
Địa hình Anh Sơn chia thành 3 vùng rõ rệt, mỗi vùng có những điều
kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác nhau. Vùng đồng bằng là
những bãi bồi ven các dịng sơng. Mùa lũ hàng năm bồi đắp phù sa, làm nên
những vùng đất canh tác rau màu, cây ngắn ngày nhƣ đậu, rau xanh đặc biệt là
11


12
những bãi ngô xanh tƣơi cho thu nhập cao. Nhờ ƣu thế này mà nghề trồng dâu
nuôi tằm đã sớm hình thành phát triển.
Vùng đồi núi thấp là vùng đất phù hợp các cây ăn quả, cây công nghiệp.
Cây chè là đặc sản của vùng đất Anh Sơn có từ xƣa. Những làng chè ngày một
phát triển. Chè Yên Phúc, chè Lạng Điền đặc biệt là chè Gay. Chè Gay (Cao

Sơn) đã trở thành thƣơng hiệu nổi tiếng khắp vùng. Đến Anh Sơn chƣa uống
chè Gay coi nhƣ chƣa đến Anh Sơn. Ở Anh Sơn cũng đã hình thành phong tục
uống nƣớc chè xanh mang nét văn hóa cộng đồng. Chè đang trở thành cây
trồng “xóa đói, giảm nghèo” và sẽ trở thành cây làm giàu trong tƣơng lai.
Cũng chính vì thế trên mảnh đất Anh Sơn đã đƣợc xây dựng nhiều nhà máy
chè, nhiều xƣởng thủ công chế biến chè.
Vùng đồi núi cao tập trung ở nhiều xã với những dãy đá vôi trập trùng
không chỉ tạo nên phong cảnh non nƣớc hữu tình mà những núi đã vơi là
nguồn nguyên liệu vô tận cung cấp cho ngành xây dựng.
Là huyện có nhiều con sơng chảy qua. Sơng Lam chảy từ đầu huyện
đến cuối huyện. Sông Con chảy qua Anh Sơn khoảng 13 km nhƣng đã mang
lại cho mảnh đất này một lƣợng phù sa màu mỡ. Sông Giăng là con sông chảy
từ Con Cuông về Thanh Chƣơng gặp sông Lam ở đất Thanh Chƣơng sát biên
giới Anh Sơn. Là địa bàn nhiều sông nên từ xƣa nơi đây đã có nhiều làng chài
đƣợc hình thành nhƣ làng chài Tam Giang, Xuân Thủy, Phú Điền…Các làng
chài đã đi vào cổ tích, ca dao nhƣng dấu ấn của nó vẫn cịn lƣu lại đến ngày
hơm nay. Anh Sơn có mặt nƣớc khá rộng, có các con sơng chảy qua, có khe
suối, ao hồ…với các loại thủy sản nhƣ cá tôm, ốc…đem lại nguồn lợi khá lớn
cho cƣ dân ở đây. Nhiều sơng nên lắm bến đị, bến đị là nơi giao lƣu, gặp gỡ,
tấp nập của ngƣời qua lại bởi các chợ lớn đều đƣợc đặt bên sông. Sự phát triển
sầm uất của chợ Đồn, chợ Dừa, chợ Gay…đã cho thấy Anh Sơn là trung tâm
giao thƣơng của miền Tây xứ Nghệ, là nơi tập kết hàng hóa để về xi, lên
ngƣợc. Sự giao thƣơng hàng hóa đã tạo điều kiện cho sự giao lƣu văn hóa
giữa các vùng.
12


13
Ngày nay, Anh Sơn đang phát huy thế mạnh, với hệ thống các nhà máy,
trang trại, các khu kinh tế đang làm cho bộ mặt kinh tế của huyện ngày càng

khởi sắc.
“Anh Sơn là vùng cộng cƣ của nhiều lớp ngƣời, có dân địa bàn và dân
tứ chiếng đến ngụ cƣ lâu dần thành chính cƣ, có đồng bào Lƣơng, đồng bào
Cơng giáo. Nơi đây đã tìm thấy dấu tích của ngƣời Việt cổ sinh sống lập nên
làng bản” [46, tr28]. Chính vì thế mà văn hóa ở Anh Sơn khá phong phú, đa
dạng. Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi thống nhất đất nƣớc,
phong trào định cƣ phát triển mạnh.
Ngƣời tứ chiếng và ngƣời bản địa chung sống hịa hợp từ đời này sang
đời khác, góp cơng, góp sức bảo vệ và xây dựng Anh Sơn ngày càng giàu đẹp.
Sự giao lƣu văn hóa giữa các vùng miền cũng góp phần làm văn hóa Anh Sơn
phong phú, đa dạng nhƣng vẫn giữ đƣợc những bản sắc văn hóa riêng.
1.1.3. Truyền thống u nước và cách mạng
Hịa trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, nhân dân Nghệ An nói chung,
Anh Sơn nói riêng đã tạo cho mình nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó có
truyền thống yêu nƣớc và cách mạng. Qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch
sử, mảnh đất Anh Sơn không chỉ phải chống chọi, vật lộn với thiên nhiên, mở
mang xây dựng quê hƣơng mà nhân dân Anh Sơn còn kiên cƣờng đấu tranh
bất khuất chống kẻ thù xâm lƣợc. Với vùng đất có thế núi, thế sơng lợi hại nên
trong lịch sử giữ nƣớc, nơi đây thực sự là “phên dậu”, là “thắng địa”, “ đất
đứng chân” của các anh hùng cứu nƣớc. Trong các cuộc khởi nghĩa của dân
tộc đã hun đúc chí khí yêu nƣớc của con em Anh Sơn, thể hiện qua các triều
đại của buổi đầu thời kỳ tự chủ Ngô, Lý, Trần, Lê…cũng nhƣ các giai đoạn
lịch sử sau này.
Truyền thống yêu nƣớc và tinh thần dân tộc vốn có từ đây lại đƣợc
nâng cao tỏa sáng. Nhân dân Nghệ An nói chung, Anh Sơn nói riêng đã kiên
cƣờng dũng cảm chiến đấu chống mọi kẻ thù xâm lƣợc. Thế kỷ XIII khi quân
Nguyên Mông xâm lƣợc nƣớc ta, Hồng Tá Thốn đã có thời gian đóng quân ở
13



14
Tào Sơn (Anh Sơn) đã góp cơng sức đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ. Trong số 10 vạn binh đó có sự đóng góp khơng nhỏ của con em
Anh Sơn [46, tr43].
Từ thế kỷ XV đến nay khơng có cuộc vùng dậy nào của quần chúng
nhân dân lại khơng có sự đóng góp to lớn của con em Anh Sơn. Bƣớc sang thế
kỷ XV, quân Minh sang xâm lƣợc nƣớc ta, địa bàn chiến lƣợc Nghệ An trở
thành “đất đứng chân” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi
lãnh đạo. Nghệ An làm đất lập cƣớc, đánh thành Trà Lân và lập nhiều chiến
công nhất là trận Bồ Ải, Khả Lƣu. Dấu ấn hào hùng của lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc trên đất Anh Sơn sâu đậm nhất là chiến công của Lê
Lợi chống giặc Minh. Vùng đất Anh Sơn lúc bấy giờ là nơi sung lƣơng thảo,
tập hợp và là điểm xuất binh tiến công đánh thành Trà Lân.
Tại điểm xuất phát tấn công Trà lân, nghĩa quân đƣợc Trƣơng Hán –
một tù trƣởng ngƣời dân tộc Thái ở Kẻ Trằng (nay là xã Thọ sơn) đem gia
binh, voi lƣơng thảo dẫn đƣờng, chỉ lối cho nghĩa quân, quân Minh bạt vía
kinh hồn, danh tiếng của nghĩa quân lẫy lừng, thế trận lòng dân đƣợc củng cố,
phát triển [46, tr49].
Chiến thắng quân Minh ghi công cho anh em Trƣơng Hán, Lê Lợi giao
cho ông cai quản cả một vùng đất rộng lớn từ Thọ Sơn (Anh Sơn) đến Tiên
Kỳ (Tân Kỳ). Khi Trƣơng Hán qua đời, Lê Lợi cho lập đền thờ và truy tặng
“Khả Lam Quốc công”. Đền thờ ơng hiện nay vẫn cịn ở Khe Trằng xã Thọ
Sơn và đền thờ đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, hiện đang đƣợc đầu tƣ
xây dựng.
Sau khi chiếm thành Trà Lân, Lê Lợi đã bố trí lực lƣợng nghĩa quân và
dân binh chặn đánh địch ở Bồ Ải (Đức Sơn) và Khả Lƣu (Vĩnh Sơn). Trong
trận chiến đấu của quân Lê Lợi và quân Minh tại Bồ Ải, giặc chết nhiều, xác
chết trôi ngổn ngang, dạt bên bờ sông. Thấy thế nhân dân đã tiến hành khâm
liệm và lập đền thờ gọi là đền Tịnh Vạn ( xã Đức Sơn – Anh Sơn). Ngày nay


14


15
đền này khơng cịn nữa. Song dấu tích của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh
còn đƣợc nhân dân lƣu giữ.
Trèo lên đỉnh núi Kim Nhan
Quân reo Bồ Ải, sóng tràn Khả Lưu
Lê Lợi dẫn quân tới ải Khả Lưu, cho làm các hoạt động nghi binh tại ải
này, và bố trí trận địa mai phục ở sau ải. Mặt khác, ông phái một cánh quân
tinh nhuệ đến phục ở Bãi Sở (Long Sơn, Anh Sơn), sát trại Phá Lũ của quân
Minh. Quân Minh đánh ải Khả Lưu, quân Việt giả vờ thua chạy nhử địch vào
trận địa mai phục rồi ập lại đánh. Trong khi đó, cánh quân Việt ở bãi Sở đánh
úp, chiếm được doanh trại Phá Lũy. Hai trận này, quân Minh bị thiệt hại rất
nặng. Tuy nhiên số quân Minh còn lại tiếp tục lập trại trên các núi để ngăn
chặn quân Việt. Lê Lợi bèn cho đốt phá trại ở Khả Lưu rồi rút quân về ải Bồ
(Đức Sơn, Anh Sơn) và bố trí một trận mai phục ở đây.
Ngày hôm sau, vua chọn quân tinh nhuệ mai phục ở Bồ Ải, rồi sai đội
khinh kị đến khiêu chiến. Địch không hay biết, liền dẫn quân ra ứng chiến,
đến Bồ Ải, trúng phải ổ phục binh, quân phục binh liền trỗi dậy, các viên
dũng tướng: Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Đinh Lễ, Lê Xí, Lê Đạp, Lê Triện,
Lê Bôi, Lê Nhân Chú, Lê Chiến, Lê Tông Kiều và Lê Khôi, đều đua nhau xông
lên hãm trận, đánh phá quân địch, chém đầu giặc nhiều vô kể, thây lấp đầy
sơng, khí giới đầy đường, thuyền bè chặn ngang dịng nước, bắt sống đơ ti là
Chu Kiệt, chém tướng tiên phong là Hoàng Thành, bắt sống hàng ngàn quân
địch, Trần Trí và Sơn Thọ chạy về Nghệ An, cố thủ ở trong thành” [49, tr 4546].
Với các trận phục kích ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt một phần
quân chủ lực của địch trên đất Nghệ An và giải phóng phần lớn vùng đất phía
Tây Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.
Để bảo vệ an toàn cho nghĩa quân, không cho giặc Minh tấn công lên giải

vây cho thành Trà Lân, tại Cửa Gió chỉ có một con đƣờng độc đạo đi qua,
nghĩa quân Lam Sơn đã đắp lũy, lập đồn chốt lũy rất kiên cố. Cửa Gió từ đó
15


16
đƣợc đổi thành Cửa Lũy. Theo truyền thuyết nữ một nữ y đã tận tụy chăm sóc
cho nghĩa quân khi bị dịch bệnh, ốm đau. Sau khi nàng qua đời đã biến thành
con chồn trắng (thỏ trắng) để cứu mạng Lê Lợi khỏi sự lùng sục của quân
Minh, vì vậy ngƣời đã cho xây dựng đền Cửa Lũy và tôn mỹ hiệu cho nữ y là
Bạch y thánh mẫu Lũy Sơn. Đền Cửa Lũy hôm nay tuy chƣa bề thế, nhƣng có
phong cảnh đẹp và n bình, hàng ngày tiếp đón ngƣời ngƣời đến nguyện cầu
bình an, phúc lộc. Tháng 3 năm 2012, Đền Cửa Lũy đƣợc Ủy ban nhân dân
Tỉnh Nghệ An cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Đền Cửa Lũy
đƣợc cơng nhận Di tích lịch sử văn hố cấp tỉnh đã góp phần quan trọng trong
việc giáo dục, bảo tồn và phát huy di tích trở thành một điểm tham quan du
lịch văn hóa tâm linh phục vụ du khách thập phƣơng nói chung và ngƣời dân
huyện Anh Sơn nói riêng. Nhƣng quan trọng hơn cả, đó là lịng tri ân của nhân
dân Nghệ An đối với những anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống
quân Minh ở thế kỷ XV.
Sang thế kỷ XVIII, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, hàng vạn ngƣời
con Nghệ An gia nhập đội quân “áo vải cờ đào” của vua Quang Trung trong
đó có khơng ít con em Anh Sơn, nổi bật là gia đình Lê Quốc Cầu ở làng quan
Lãng (Tƣờng Sơn) có 4 anh em trai đều trở thành tƣớng lĩnh của đội quân Tây
Sơn bách thắng.
Khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, nhân dân Anh Sơn lại vùng lên
dƣới cờ khởi nghĩa Cần Vƣơng chống Pháp của cụ Phan Đình Phùng. Nhiều
con em Anh Sơn nắm giữ những chức vụ quan trọng đƣợc cụ Phan hết sức tin
cẩn. Đó là Tác Khai ở Khai Sơn, Đội Tăng, Đội Truyền ở Lạng Sơn hoặc
Đặng Văn Phiên, Nguyễn Thiện Cẩn ở Vĩnh Sơn. Quân thứ Anh Sơn do

Nguyễn Mẫu chỉ huy đã từng làm cho quan giặc phải kinh hoàng, thất điên bát
đảo. Tiếp theo các cuộc khởi nghĩa do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo, từ sau
năm 1905 trở đi, trên mảnh đất Anh Sơn lại in đậm dấu chân của các lãnh tụ
phong trào Đông du và nhiều con em Anh Sơn lại hòa nhập vào phong trào
yêu nƣớc mới là xuất dƣơng tìm đƣờng cứu nƣớc. Anh Sơn cũng là nơi xuất
16


17
hiện chi bộ cộng sản đầu tiên của Nghệ An gieo mầm cách mạng (Hiệu Yên
Xuân – Lĩnh Sơn – Anh Sơn)…
Tiếp theo phịng trào Đơng Du và cuộc vận động Duy Tân đất nƣớc vào
đầu thế kỷ này, văn thơ yêu nƣớc và cách mạng đã đƣợc truyền bá một cách
mạnh mẽ, thức tỉnh lòng tự hào dân tộc và khơi dậy lòng yêu nƣớc trong mọi
tầng lớp nhân dân. Cùng với nhiều thanh niên ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc tại
Anh Sơn, do ảnh hƣởng của sách báo tiến bộ, một số ngƣời nhƣ Ơng Hồng
Khắc Bạt ở n Lĩnh, Phan Hồng Tiêm ở Dƣơng Xn cũng có những hoạt
động tập hợp thanh niên tri thức có tƣ tƣởng duy tân thực hiện phƣơng thức “
dụ tài, khai trí”. Nhiều hội ái hữu đƣợc thành lập ở các làng và có những hình
thức hoạt động phong phú. Để có nơi liên lạc và che mắt bọn thực dân, tay sai,
các hội viên ái hữu làng Dƣơng Xuân, Yên Lĩnh đã lập hiệu thuốc bắc do Ơng
Hồng Khắc Bạt làm chủ nhiệm. Năm 1925, các hội viên ở đây góp tiền mua
căn nhà của một cơng chức kiểm lâm ở Lãng Điền đem về trung tâm làng
Dƣơng Xuân dựng lên làm cửa hàng. Sau khi xây dựng xong, cửa hàng đặt tên
là Yên Xuân, (tên ghép hai làng Yên Lĩnh, Dƣơng Xuân thuộc xã Lĩnh sơn,
Anh Sơn ngày nay). Mục đích đầu tiên là để hỗ trợ lẫn nhau, số tiền quyên
góp đƣợc một phần sẽ giành cho hoạt động xuất dƣơng sang Trại Cày ở Xiêm.
Sau nữa, hiệu Yên Xuân trở thành nơi gặp gỡ của thanh niên, nhân dân yêu
nƣớc và các tƣ tƣởng cách mạng tiến bộ. Năm 1926, Hội đã vận động đƣợc 42
hội viên tham gia [1, tr11-12].

Sau khi tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tích
cực hoạt động, chuẩn bị về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức cho việc thành lập
chính đảng vơ sản ở Việt nam. Tháng 6. 1925, Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên đƣợc thành lập. Cũng trong thời gian này Hội Phục Việt cũng đƣợc
thành lập nhằm: truyền bá tƣ tƣởng yêu nƣớc, tập hợp lực lƣợng chống Pháp
và khôi phục lại đất nƣớc Việt Nam. Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành trung tâm
hoạt động của Hội Phục Việt và từ đây mở rộng ra cả nƣớc. Sự ra đời của các
tổ chức yêu nƣớc đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Hội viên của
17


18
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Hội Phục Việt đã lên Anh Sơn gây
dựng cơ sở tổ chức, tập hợp quần chúng.
Do có mối quan hệ từ thời đƣa ngƣời xuất dƣơng sang Xiêm, Ơng
Dƣơng Đình Thúy đã lên Anh Sơn xây dựng cơ sở Hội Thanh Niên. Ông đã
liên lạc với các ông Bùi Văn Thừa, Hồ Sỹ Hách, Hoàng Khắc Bạt...ở Dƣơng
Xuân và lập ra tiểu tổ Hội Thanh Niên đầu tiên ở Anh Sơn. Tiếp đó, tại Vĩnh
Giang, Cự Phú, Cự Đại cũng xây dựng các tiểu tổ thanh niên. Trong 2 năm
1928 – 1929 các cơ sở của Hội Thanh Niên đƣợc xây dựng hầu hết ở các làng
xã trong tổng Đặng Sơn. Các cơ sở Hội đã tập hợp đƣợc gần 40 hội viên, tập
trung nhất là vùng Dƣơng Xuân, Dƣơng Long, Yên Lĩnh. Hiệu buôn Yên
Xuân là nơi chứng kiến sự ra đời tiểu tổ Hội Thanh Niên đầu tiên và đầu mối
liên lạc của tổ chức Thanh niên ở Anh Sơn.
Cũng từ năm 1927, tổ chức Tân Việt cũng đƣợc xây dựng các vùng
thuộc huyên Đô Lƣơng hiện nay. Tham gia tổ chức này ở tổng Đặng Sơn có
bốn ngƣời, vùng Yên Lĩnh tổ chức Tân Việt cũng có ảnh hƣởng nhất định.
Cùng với quá trình xây dựng cơ sở, tổ chức thanh niên đã dùng nhiều
hình thức để tuyên truyền đƣờng lối cách mạng của mình để thu hút, tập hợp
lực lƣợng. Thơ văn yêu nƣớc, sách báo tiến bộ đã từ nhiều nguồn đƣợc đem

đến phổ biến ở Anh Sơn. Vùng Yên Lĩnh, việc đọc giảng sách báo tiến bộ
đƣợc tiến hành cơng khai tại đình làng theo định kỳ. Có những buổi đọc giảng
lơi cuốn 400 – 500 ngƣời dự. Các làng xung quanh Dƣơng Xuân hoặc có làng
ở xa bên tả ngạn sông Lam cũng kéo đến tham dự. Các tổ chức phƣờng hội có
tính nghề nghiệp hoặc lo từng việc đƣợc lập ra ở nhiều nơi nhƣ phƣờng cuốc
cỏ chè, phƣờng lợp nhà, phƣờng tranh, phƣờng hỷ... Chịu ảnh hƣởng của
những tƣ tƣởng tiến bộ, các hủ tục phong kiến lạc hậu nhƣ mê tín dị đoan, lễ
tế thánh thần bằng xôi thị đều bị phê phán.
Sách báo tiến bộ cùng với các nội dung tuyên truyền về đƣờng lối chủ
trƣơng của tổ chức thanh niên đã mang đến Anh Sơn một luồng sinh khí mới.
Ý thức dân tộc ấp ủ, nung nấu từ lâu bị kích động mạnh. Tầng lớp thanh niên,
18


19
tri thức sôi nổi, háo hức đọc sách, xem báo và là những tuyên truyền viên tích
cực trong mọi lúc, mọi nơi. Những tƣ tƣởng mới mẻ đƣợc phổ biến nhƣ một
làn gió xuân đem đến vùng Anh Sơn một khơng khí sơi động, hừng hực tinh
thần cách mạng.
Có thể khẳng định rằng, mỗi khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm, nhân dân
Anh Sơn cùng với nhân dân cả nƣớc đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa. Các cuộc
đấu tranh của nhân dân Anh Sơn đã góp phần tạo nên truyền thống yêu nƣớc
tốt đẹp của dân tộc. Vùng đất Anh Sơn ngày nay còn lƣu danh nhiều truyền
thuyết hào hùng, nhiều nhân vật, nhiều di tích gắn liền với cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm – “Dương Xuân bất khuất/ Yên Phúc kiên cường”. Truyền
thống đó là chất “lửa” để thổi bùng ngọn lửa cách mạng của nhân dân Anh
Sơn trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh và Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Họ không chỉ tạo nên những kỳ tích trong q trình dựng nƣớc mà cịn lập
biết bao chiến cơng trong q trình giữ nƣớc. Truyền thống ấy sẽ càng đƣợc
nhân lên gấp bội góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc hiện nay.
1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Anh Sơn.
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của Đảng bộ Anh Sơn.
Nghệ An là nơi xuất phát cuộc vận động yêu nƣớc đầu thế kỷ XX. Đây
là mảnh đất đã khởi xƣớng, tiếp nhận và phát huy nhiều cuộc vận động yêu
nƣớc theo xu hƣớng mới. Chủ nghĩa Mác – Lênin và những tƣ tƣởng cứu
nƣớc mới đã thổi vào phong trào yêu nƣớc của nhân dân Nghệ An nói chung,
Anh Sơn nói riêng.
Anh Sơn là huyện miền núi cách thành phố Vinh khoảng 100km, song
đây là vùng đất có vị thế quan trọng, là một trong những địa phƣơng có truyền
thống u nƣớc sâu sắc, vì vậy những luồng tƣ tƣởng cứu nƣớc mới sớm ảnh
hƣởng đến con em Anh Sơn.
Từ rất sớm, các tổ chức yêu nƣớc và cách mạng đã hình thành và phát
triển trên mảnh đất Anh Sơn. Sự hoạt động sôi nổi, khẩn trƣơng của các tổ
19


×