Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thuc vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.29 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 19 Chủ đề: Thế giới động vật Chủ đề nhánh 4: Một số loài chim ( Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 1 năm 2014) Thứ 2 ngày 13 tháng 1 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTC: TD. Ném trúng đích nằm ngang – nhảy qua suối nhỏ I. Mục đích - yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang- nhảy qua suối nhỏ. - Kỹ năng: Rèn sự khéo léo và nhanh nhẹn cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. - Chuẩn bị 6 túi cát, vẽ hai vòng tròn có đường kính 40 cm, 2 đường kẻ song song rộng khoảng 30 cm để làm suối nhỏ, 2 vach đích cách vòng tròn từ 1,2 1,5m. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: ổn định, gây hứng thú - Xúm xít, xúm xít?. - Quanh cô, quanh cô. - Các con đang học ở chủ đề nhánh gì?. - Loài chim ạ. - Các con biết những loài chim nào không nào kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?. - Trẻ kể. - Bạn búp bê biết các con học ngoan và giỏi nên bạn mời các con đến chơi nhà bạn, các con có muốn đến đó không? - Đường đến nhà bạn búp bê rất khó đi và các con phải vượt qua một thử thách đấy. Đó là các con phải “Ném trúng đích nằm ngang - nhảy qua suối nhỏ”. Để vượt qua được thử thách đó đòi hỏi chúng mình phải có sức khoẻ. Vì vậy cô con mình cùng tập một số động tác thể dục nhé. 2. Hoạt động 2: Khởi động. - Có ạ !. - Vâng ạ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi?. - Trẻ thực hiện. 3. Hoạt động 3: Trọng động a. Bài tập phát triển chung: - Động tác tay 1: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.. - 2 lần x 4 nhịp. - Động tác chân 1: đứng, khuỵu gối. - 2 lần x 4 nhịp - Động tác bụng 1: Đứng cúi về phía trước.. - 2 lần x 4 nhịp - Động tác bật 1: Bật nhảy tại chỗ. - 2 lần x 4 nhịp b. Vận động cơ bản: “Ném trúng đích nằm ngang - Nhảy qua suối nhỏ” - Đội hình: Chuyển về đội hình 2 hàng ngang cách nhau 3-4m.. - Trẻ thực hiện. - Cô tập mẫu 2 lần:. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. + Lần 1: Cô tập hoàn chỉnh động tác. + Lần 2: Phân tích động tác. - Trẻ chú ý xem cô tập mẫu. - Các con đã sẵn sàng vượt qua thử thách này chưa?. - Rồi ạ. - Cho 2 trẻ khá lên tập? - Cho 2 trẻ ở hai đầu hàng lên tập cứ như vậy lần lượt cho đến hết trẻ? - Cho 2 tổ tập dưới hình thức thi đua nhau? - Cô và các con vừa vượt qua thử thách gì? - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.. - Trẻ lên tập - Trẻ lên tập - Hai tổ thi đua nhau - Ném trúng đích nằm ngang nhảy qua suối nhỏ. - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.. - Trẻ thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. Quan sát: Tranh con vẹt TCVĐ: Gấu và ong Chơi tự do ( Soạn và dạy cho thứ 2, 4, 6) I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết một số đặc điểm của con vẹt - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Tranh con vẹt III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh con chim sẻ - Cho trẻ hát con chim non. - Trẻ hát cùng cô. - Cô con mình vừa hát bài hát gì ?. - Bài hát con chim non. - Bài hát nói về con gì ?. - Con chim ạ. - Các con xem cô có tranh con gì đây ?. - Tranh con vẹt. - Con chim sẻ có đặc điểm gì nhỉ ?. - Trẻ trả lời. - Con vẹt có mấy phần ?. - Phần đầu, phần thân, đuôi. - Phần đầu của con vẹt có gì ?. - Có mắt, mỏ , có tai. - Ai có nhận xét gì về thân của con vẹt. - Trẻ trả lời. - Con vẹt có mấy cánh ?. - Có 2 cánh. - Cánh của nó như thế nào?. - Trẻ trả lời. - Chân của nó ra sao?. - Trẻ lắng nghe. - Có mấy chân?. - Có 2 chân. - Các con đã thấy con vẹt bao giờ chua. - -Rồi ạ. - Con vẹt bay được là nhờ vào đâu nhỉ ?. - Nhờ vào đôi cánh. - Con vẹt thuộc nhóm con gì nhỉ ?. - Trẻ trả lời. - Cô con mình vừa quan sát tranh gì?. - Tranh con vẹt. => Con vẹt là loại động vật biết bay nhờ có - Trẻ lắng nghe đôi cánh và bộ long mềm của mình con vẹt có thể bay đi khắp nơi và đậu nơi nào mà chim thích thích đấy các con ạ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. hoạt động 2: Trò chơi :Gấu và ong - Cô phổ biến cách chơi luật chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần?. - Trẻ lắng nghe. - Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi.. - Trẻ chơi. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương - Trẻ chơi trò chơi trẻ. - Trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Chơi tự do - Cho trẻ chơi theo ý thích? - Cô bao quát trẻ chơi.. - Trẻ chơi trò chơi TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT. Dạy trẻ từ, cụm từ: - Con chim - Bay - Đậu ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………. Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Kiến thức, kỹ năng: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Thứ 3 ngày 14 tháng 1 năm 2014 HOẠT ĐÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC : MTX. Trò chuyện về một số loài chim I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số loài chim - Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học. - Tăng cường tiếng Việt: Chim bồ câu, Chim sâu, Chim sẻ. II. Chuẩn bị: - 3 tranh: + Tranh con chim bồ câu + Tranh con chim sâu + Tranh con chim sẻ III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Cho trẻ hát “con chim non”. - Trẻ hát cùng cô. - Các con mình vừa hát bài hát gì ?. - Trẻ trả lời. - Bài hát nói về con gì nhỉ ?. - Con chim ạ. - Cho trẻ kể về một số loài chim mà các con biết - Trẻ kể nào ? - Muốn biết các loài chim có đặc điểm như thế - Trẻ lắng nghe nào hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu một số loài chim nhé 2. Hoạt động 2 : Quan sát một số loài chim a. Quan sát chim bồ câu : - Cô có tranh con chim gì đây ? - Con chim bồ câu có đặc điểm gì nhỉ ?. - Chim bồ câu ạ. - Phần đầu có gì ?. - Có đầu, mình , đuôi ạ. - Phần thân có gì ?. - Có mắt, mỏ , tai. - Chim có mấy mắt ?. - Có chân có cánh. - Mắt của chim để làm gì ?. - Hai mắt. - Nhờ đâu mà chim có thể bay được ?. - Để nhìn ạ. - Chim sống ở đâu ?. - Nhờ đôi cánh. - Chim đẻ con hay đẻ trứng ?. - Trong gia đình. - Chúng mình có yêu chim bồ câu không ?. - Đẻ trứng ạ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Vậy các con sẽ làm gì để bảo vệ chim. - Có ạ. _=> Chim bồ câu loài vật được con người nuôi - Trẻ trả lời trong gia đình để làm cảnh và được con người - Trẻ lắng nghe nuôi làm thực phẩm nữa đây b. Quan sát chim sâu - Cô có tranh gì đây ? - Con chim sâu đang làm gì nhỉ ? - Con chim sâu có đặc điểm gì nhỉ ? - Con chim sâu có gì đây nhỉ ? - Còn đây là gì của chim sâu ? -Cánh chim sâu để làm gì ? - Cô khen trẻ. - Tranh con chim sâu ạ - bắt sâu ạ - Trẻ trả lời - Có mắt ,tai , mỏ - Cánh ạ - Để bay ạ. c. Quan sát chim sẻ - Trời tối rồi - Các con hãy quan sát xem cô có gì đây ? - Chim sẻ có đặc điểm gì ? - Chim sẻ sống ở đâu ? - Chim sẻ đẻ gì nhỉ ? - Cô con mình vừa quan sát gì nhỉ ?. - Tranh con chim sẻ - Trẻ trả lời - Trong rừng ạ - Đẻ trứng ạ - Các loài chim ạ. - Ngoài những con chim mà chúng mình vừa quan sát ra bạn nào còn biết những con chim - Trẻ kể nào khác không nhỉ 3. Hoạt động 3:Trò chơi “ thi xem ai nhanh” - Cô nói luật chơi cách chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. 4. Kết thúc : - Cô cho trẻ ra sân chơi - Trẻ ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Quan sát : Tranh con tôm TCVĐ: Tạo dáng CTD: Chơi theo ý thích ( Soạn và dạy cho thứ 3, 5) I.Mục đích - yêu cầu - Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên con tôm, biết được đặc điểm, nơi sống của con tôm. - Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. II.Chuẩn bị - Tranh con tôm - Địa điểm quan sát sạch sẽ - Quần áo gọn gàng III.Tổ chứ hoạt động Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1.Hoạt động 1: QS "Tranh con tôm" - Cho trẻ hát bài "Cá vàng bơi" đi ra ngoài. - Trẻ hát cùng cô. - Các con vừa hát bài gì?. - Con tôm. - Bài hát nói về con gì?. - Trẻ trả lời. - Ngoài con cá ra các con còn biết con gì sống ở dưới nước nữa?. - Trẻ kể. - Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?. - Com tôm. - Con tôm sống ở đâu?. - Dưới nước. - Bạn nào có nhận xét gì về con tôm?. - Trẻ trả lời. - Đây là phần gì của con tôm?. - Đầu. - Còn đây là gì? Cái râu của con tôm như thế nào ? - Còn đây là phần gì? - Con tôm nó bơi như thế nào? - Các con đã được ăn thịt tôm chưa? - Thịt tôm cung cấp cho ta chất gì? - Các con vừa quan sát tranh gì? => Con tôm là động vật sống ở dưới nước, con tôm gồm có 3 phần, đầu , thân và đuôi.. - Có râu - Thân - Bơi lùi - Rồi ạ - Chất đạm - Tranh con tôm - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Con tôm nó bò lùi và có thể co mình vào để bật nhảy. 2.Hoạt động 2: TCVĐ "Tạo dáng" - Cách chơi: Cô cho trẻ bắt chước dáng đi của các con vật theo chủ đề - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát động viên trẻ chơi 3.Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do * Kết thúc : Cô cho trẻ ra ngoài chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi trò chơi -Trẻ tự do. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………. Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Kiến thức, kỹ năng: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Thứ 4 ngày 15 tháng 1 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN THẨM MĨ TẠO HÌNH: TÔ MÀU CON CHIM SẺ ( Mẫu). I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết cách cầm xáp màu, ngồi đúng tư thế, biết tô màu con chim sẻ. 2. Kỹ năng: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. 3. Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Tranh mẫu, sáp màu. - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 tranh con chim sẻ, sáp màu. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Xúm xít, xúm xít? - Quanh cô, quanh cô - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề? - Cho trẻ về các con côn trùng mà trẻ biết? - Trẻ kể - Cốc, cốc. - Ai gõ cửa đấy, cô ra xem thì ra là bạn búp bê. - Búp bê chào các bạn? - Chúng tôi chào búp bê - Bạn búp bê nói với cô là biết các con học giỏi và rất khéo tay. Hôm nay là sinh nhật búp bê, bạn rất thích một số loài chim nhất là con chim sẻ. Vậy các con đã nghĩ ra làm món quà gì để tặng búp bê chưa, cô đã nghĩ ra một cách là chúng mình sẽ tô màu con chim sẻ để tặng búp bê, các con thấy có được không? - Được ạ ! 2. Hoạt động 2: Tô màu con chim sẻ a. Xem tranh mẫu: - Cô có một bức tranh về con chim sẻ các con có muốn xem không? - Có ạ ! - Cho trẻ đàm thoại về bức tranh: - Con chim sẻ có đặc điểm gì? - Đầu con chim sẻ có màu gì? - Thân con chim sẻ có màu gì? - Màu xanh - Cánh có màu gì? - Màu đỏ, vàng b. Cô tô mẫu cho trẻ xem: - Màu vàng - Để có tranh con chim sẻ thật đẹp các con xem cô tô trước nhé! - Cô cầm sáp màu bằng tay phải, cầm bàng 3 đầu ngón tay, cô tô màu xanh vào đầu con - Trẻ xem cô tô mẫu chim sẻ , thân con chim sẻ cô tô màu đỏ, cánh cô tô màu vàng. - Các con xen cô tô màu con chim sẻ như thế.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> nào? - Các con có muốn tô màu Con chim sẻ giống cô không? c. Trẻ thực hiện: - Cô nhắc trẻ thế ngồi, cách cầm bút? - Cho trẻ nhắc lại cách tô? - Cho trẻ thực hiện? - Khi trẻ tô cô quan sát, động viên, giúp đỡ trẻ còn lúng túng. 3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm - Cho trẻ mang bài lên trưng bày? - Cho trẻ nhận xét bài của mình, bài của bạn? - Cô nhận xét chung. - Bạn búp bê cảm ơn các con và mời các con đến nhà bạn để dự sinh nhật đấy. * Kết thúc: - Cho trẻ ra ngoài chơi và hát bài con chim non. - Đẹp - Có ạ ! - Trẻ ngồi đúng tư thế - Trẻ nhắc lại - Trẻ thực hiện. - Trẻ mang bài lên trưng bày - Trẻ nhận xét. - Trẻ thực hiện. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT. Dạy trẻ từ, cụm từ: - Vỗ cánh - Chuyền - Hót ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………. Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Kiến thức, kỹ năng: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Thứ 5 ngày 16 tháng 1 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNN: VH. Truyện: Giọng hót chim sơn ca I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức:- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và biết các nhân vật trong câu chuyện. 2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng quan sát và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Giáo dục:- Trẻ có ý thức trong giờ học. - Tăng cường tiếng việt: Sơn ca, Mây hồng, Mặt trời II.Chuẩn bị - Tranh chuyện III.Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ - Các con ơi ! Hôm nay ngoài trời rất là đẹp, các - Có ạ con có muốn vào rừng dạo chơi cùng cô không? - Vậy cô con mình vừa đi vừa hát bài "ta đi vào - Trẻ hát cùng cô rừng xanh" nhé. - Đã đến khu rừng rồi các con nhìn xem trong khu - Trẻ kể rừng này có những con vật gì? - Trong khu rừng này có rất nhiều con vật sống. + Đây là con gì? - Con hổ + Còn đây là con gì? - Con voi + Con gì đang đậu trên cành cây vậy các con? - Con chim - Các con đã được nghe chim hót chưa? - Các con ạ.Cô có một câu chuyện nói về tiếng hót - Trẻ trả lời của các loài chim đấy đó là câu chuyện " giọng hót chim sơn ca" các con có muốn nghe cô kể không? vậy chúng mình nhẹ nhàng về lớp học cô sẽ kể cho các con nghe nhé. 2. Hoạt động 2: - Cô kể cho trẻ nghe 2 lần. - Trẻ về chỗ ngồi + Lần 1: Cô kể diễn cảm câu chuyện - Trẻ lắng nghe cô kể + Lần 2: Kem tranh minh họa - Cô vừa kể chuyện gì? - Giọng hót chim sơn ca - Trong câu chuyện có những ai? - Sơn ca, chim sẻ, cô giáo... - Đúng rồi trong câu chuyện gồm có sơn ca, chim sẻ, Cô giáo họa mi và các bạn chim khác. => Câu chuyện nói về các loài chim sống trong một khu rừng, mỗi loài đều có giọng hót của riêng mình nhưng chỉ có sơn ca là có giọng hót hay hơn các loài chim khác, nên các bạn chim đã cử chim sẻ sang hỏi chim sơn ca vì sao sơn ca lại óc giọng hót hay?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Chim sơn ca có giọng hót ntn? - Các bạn chim cử chim sẻ đến gặp sơn ca làm gì? => "Bạn sơn ca ơi,........mê li ấy không?" + Sơn ca trả lời chim sẻ như thế nào? - " Thế có phải .....hót hay không?" + Chim sẻ và các bạn chim có biết được vì sao sơn ca lại có giọng hót hay không? -" Chim sẻ và cả bầy chim..... cô giáo họa mi..." + Cô giáo họa mi trả lời bầy chim ntn? - " Cô và các cháu ...... dậy sớm đấy" + Sáng hôm sau cô giáo và các bạn chim có đến nhà sơn ca không? + Khi đến nhà sơn ca các bạn chim thấy sơn ca đang làm gì? + Vậy các bạn chim đã hiểu vì sao sơn ca lại cso giọng hót hay chưa? - "Sáng hôm sau......ngày mới." => Chim sơn ca là một loài chim rất chăm chỉ sáng nào dậy thật sớm vừa chuyền cành vừa hót say sưa, lắng nghe cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách rồi mới bắt chước theo.Vậy các con có ngoan và chăm chỉ như chim sơn ca không? Các con phải chăm chỉ học giỏi nghe lời cô giáo và bố mẹ chúng mình nhớ chưa. +Cô kể lần 3: Tóm tắt lại câu chuyện - Gọi 1-2 trẻ kể cùng cô - Cô vừa kể chuyện gì? - Trong chuyện có những ai? 3 .Hoạt động 3: Cho trẻ hát bài "Con chim non" đi ra ngoài.. - Rất hay - Hỏi sơn ca - Trẻ trả lời - Không ạ - Cô và các cháu cùng tìm hiểu... - Có ạ - Đang chuyền cành hót say sưa - Rồi ạ. - 1-2 trẻ kể cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ hát đi ra ngoài. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………. Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Kiến thức, kỹ năng: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Thứ 6 ngày 17 tháng 1 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTM: ÂN. Hát VĐ: Con chim non NH: Con chim vành khuyên TC: Ai đoán giỏi I.Mục đích - yêu cầu - Kiến thức: Trẻ hứng thú hát cùng cô và hát thuộc bài hát "Con chim non".Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và chơi trò chơi đúng luật. - Kỹ năng: Rèn khả năng nghe hát và phát triển tai nghe cho trẻ - Giáo dục trẻ có nề nếp trong học tập II.Chuẩn bị - Cô thuộc bài hát - Xắc xô III.Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1.Hoạt động 1: - Lắng nghe, lắng nghe - Cô có một câu đố rất hay cô các con hãy lắng nghe xem câu đố nói về con gì nhé.. - Nghe gì nhe gì - Trẻ lắng nghe. "Con gì thường hót líu lô Giúp cho mọi người tìm thấy niềm vui" - Đố biết là con gì nào? - Các con thử nhớ lài xem có những bài hát nào cũng nói về con chim nói cho cô và các bạn nghe nào?. - Con chim - Trẻ kể. - Có rất nhiều bài hát nói về con chim, như bài - Trẻ lắng nghe "Chim mẹ chim con, Chim sẻ..." và hôm nay cô cũng có một bài hát rất hay nói về con chim, giờ học này cô sẽ dạy các con. Đó là bài hát "Con chim non" nhạc và lời Lý Trọng - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần +Lần 1: Hát đúng giai điệu bài hát +Lần 2: Vận động minh họa - Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? - Bài hát nói về con gì? => Bài hát nói về con chim non, đậu trên một cành. - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ trả lời - Con chim non - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> hoa cất tiếng hót véo von, em bé trong bài hát rất yêu và mếm con chim vì mỗi lần chim hót em rất vui.. - Trẻ hát 2-3 lần. - Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần. - Tổ, nhóm, cá nhân hát. - Cho tổ, nhóm, cá nhân hát đan xen nhau.. - Trẻ hát. - Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.. - Trẻ trả lời. - Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?. - Trẻ hát. - Cô cho trẻ hát lại một lần nữa. 2.Hoạt động 2: - Để thưởng cho các con cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát "Con chim vành khuyên" nhạc và lời Hoàng Vân. - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. - Cô vừa hát bài gì? Bài hát do ai sáng tác? - Bài hát nói về con chim vành khuyên nhỏ rất là ngoan gặp ai cũng lễ phép chào hỏi, có bộ lông rất là đẹp và rất là gọn gàng. - Mời cô Điệp hát cho trẻ nghe 1 lần - Cô Điệp vừa hát tặng chúng mình bài hát gì? Cô Điệp hát có hay không? 3.Hoạt động 3: - Giờ học này cô thấy chúng mình hát rất hay và giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi "Ai đoán giỏi" - Cô nói cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Vậng ạ - Có ạ. - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Cô bao quát trẻ 4.Hoạt động 4: Cho trẻ làm các chú chin bay đi ra ngoài.. - Trẻ đọc thơ đi ra ngoài. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ôn lại tất cả các từ đã học trong tuần ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………. Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Kiến thức, kỹ năng: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×