TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
Trọng tâm trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội
năm 2010 của Chính phủ là:
- Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô,
- Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao năm 2009
- Ngăn ngừa lạm phát cao trở lại.
Giảng viên: TS Nguyễn Văn Ngãi
Học viên: Châu Hữu Hậu
Lớp: Bồi dưỡng sau đại học Đồng Tháp
THÁNG 3/2010
PHẦN 1: ..........................................................................................................3
1/. Tổng cung:....................................................................................................3
2/. Tổng cầu:......................................................................................................4
3/. Mô hình AS – AD:.......................................................................................6
1/. Thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2009.......................................................7
pne1387768530.doc
2
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
Tư tưởng chỉ đạo trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của
Việt Nam là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó mà đảm bảo tăng trưởng
kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở
lại. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 sẽ tạo thêm điều kiện và
nguồn lực để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn.
Để đánh giá tổng quát nền kinh tế, người ta thường theo dõi các chỉ tiêu vĩ mô
như: tốc độ tăng tưởng tổng sản phẩm xã hội, tỷ lệ lạm phát, tình trạng thất nghiệp;
ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng rất đáng quan tâm như: cán cân thương mại, cán
cân thanh toán, chất lượng tăng trưởng, thu chi ngân sách... Một số quốc gia, trong đó
có Việt Nam, thường đặt ra các mục tiêu cho từng năm và thậm chí cho cả một giai
đoạn phát triển. Ổn định kinh tế vĩ mô có nghĩa là tăng trưởng cao và ổn định; lạm
phát thấp; cán cân thương mại, cán cân thanh toán, thu chi ngân sách... phải ở mức
hợp lý.
PHẦN 2:
LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHỨNG MINH VÀ GIẢI PHÁP
I/. Cơ sở lý luận:
Sử dụng lý thuyết kinh tế vĩ mô, mô hình tổng cung – tổng cầu để phân tích và
chứng minh:
1/. Tổng cung:
Quan hệ tổng cung thể hiện những ảnh hưởng của sản lượng đối với mức giá.
Quan hệ này được thành lập từ tình trạng cân bằng trên thị trường lao động được biểu
hiện như sau:
- Định lượng (WS): W = P
e
F(u,z)
- Định giá (PS): W = P/(1+µ)
=> P = P
e
(1+µ)F(u,z)
- Tiền công danh nghĩa (W) : do những người định tiền công ấn định, phụ
thuộc vào mức giá kỳ vọng (P
e
), tỷ lệ thất nghiệp (u), và biến số thể hiện tất cả ảnh
hưởng khác (z), đại diện tất cả yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xác định tiền công.
- Mức giá (P) : do những người định giá ấn định, bằng tiền công danh nghĩa
(W) nhân với 1 cộng với mức bù giá kỳ vọng(µ).
Từ công thức trên ta thấy mức giá là một hàm số của mức giá kỳ vọng và tỷ lệ
thất nghiệp.
Quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, mức việc làm (mức thu dụng lao động) và sản
lượng : u = (L – N)/L = 1 – N/L ; Y=N
=> P = P
e
(1+µ)F(1-Y/L,z)
Đẳng thức trên cần lưu ý 2 điều:
pne1387768530.doc
3
- Thứ nhất: Mức giá kỳ vọng cao hơn dẫn đến mức giá thực tế cao hơn, theo tỷ
lệ 1:1. Thí dụ, nếu mức giá kỳ vọng tăng gấp đôi thì mức giá cũng sẽ tăng gấp đôi.
Ảnh hưởng này có tác dụng thông qua tiền công. Nếu những người định tiền công kỳ
vọng giá cao hơn, họ định tiền công danh nghĩa cao hơn. Điều này lại làm cho các
công ty định giá cao hơn.
- Thứ hai: Gia tăng sản lượng dẫn đến gia tăng trong mức giá. Đây là kết quả
của bốn bước nền tảng
+ Gia tăng trong sản lượng dẫn đến gia tăng trong mức việc làm.
+ Gia tăng trong mức việc làm dẫn đến sụt giảm trong mức thất nghiệp, và sụt
giảm trong tỷ lệ thất nghiệp.
+ Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn dẫn đến gia tăng trong tiền công danh nghĩa.
+ Gia tăng trong tiền công danh nghĩa dẫn đến gia tăng trong chi phí và điều
này khiến cho các công ty gia tăng giá.
Quan hệ tổng cung giữa sản lượng và mức giá được biểu diễn bởi đường tổng
cung AS. Đường tổng cung này có hai đăc điểm:
- Là đường dốc lên: Đối với một giá trị cho trước của mức giá kỳ vọng, P
e
, giá
tăng trong sản lượng dẫn đến gia tăng trong mức giá.
+ Đi qua điểm A ở đó Y=Yn và P=P
e
. Nếu sản lượng bằng mức sản lượng tự
nhiên, Yn, thì mức giá bằng mức giá kỳ vọng: P=P
e
+ Khi sản lượng cao hơn mức sản lượng tự nhiên, mức giá cao hơn mức giá
kỳ vọng: P>P
e
. Ngược lại: mức giá thấp hơn mức giá kỳ vọng P<P
e
. Từ hình vẽ ta
thấy về phía trái của A, mức giá thấp hơn mức giá kỳ vọng, về phía phải của A mức
giá cao hơn mức giá kỳ vọng.
+ Gia tăng trong mức giá kỳ vọng chuyển dịch đường tổng cung lên trên.
Ngược lại đường tổng cung đi xuống.
- Nếu mức giá kỳ vọng gia tăng từ P
e
đến P
e1
, đường tổng cung dịch chuyển
lên trên thay vì đi qua điểm A, bây giờ nó đi qua điểm A’ (Y = Yn; P=P
e
).
2/. Tổng cầu:
- Quan hệ tổng cầu thể hiện ảnh hưởng của mức giá đối với sản lượng. Được
thành lập từ tình trạng cân bằng trên thị trường hàng hoá và các thị trường tài chính.
- Cân bằng trên thị trường hàng hoá đòi hỏi cung hàng hoá bằng cầu hàng hoá
(tổng của tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ). Đây là quan hệ IS
IS: Y = C(Y – T) + I(Y,i) + G
pne1387768530.doc
4
A’
A
Y
n
Y
P
AS’
AS
P
e1
P
e
- Cân bằng trên thị trường tài chính đòi hỏi cung tiền bằng cầu tiền , đây là
quan hệ LM : M
s
/P = M
d
(Y,i)
- Khi mức giá gia tăng cầu tiền danh nghĩa gia tăng. Vì cung tiền danh nghĩa
cố định nên lãi suất phải gia tăng để thúc đẩy người ta giảm cầu tiền của họ và tái lập
tình trạng cân bằng. Sự gia tăng lãi suất dẫn đến sụt giảm cầu đối với hàng hoá và sụt
giảm sản lượng.
- Quan hệ giữa sản lượng và mức giá là quan hệ nghịch biến, đường AD sẽ
dốc xuống.
- Giá tăng: có 2 ảnh hưởng:
* Ảnh hưởng đến giá trị tài sản: khi giá tăng làm giảm giá trị tài sản, từ đó
sẽ giảm tiêu dùng, làm giảm cầu.
* Ảnh hưởng thay thế hàng ngoại: Giá tăng có nghĩa là giá hàng nội tăng,
(hàng nội đắt hơn hàng nhập), từ đó sẽ làm giảm cầu hàng nội và tăng cầu hàng
ngoại, làm cho AD giảm.
- Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cầu:
+ Chính sách ngân sách hoặc tiền tệ:
* Khi tăng chi tiêu của Chính phủ, hoặc giảm thuế thì đường tổng cầu sẽ
dịch chuyển sang phải.
* Khi tăng cung tiền, sẽ làm giảm lãi suất, tăng cầu, đường tổng cầu sẽ
dịch chuyển sang phải.
+ Tài sản: khi tiêu dùng tăng thì đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
+ Thu nhập của nước ngoài: Khi xuất khẩu tăng ,(NX) tăng, đường tổng cầu
dịch chuyển sang phải.
pne1387768530.doc
5
Y
0
Y
i
LM
0
(P
0
)
i
0
i
1
Y
1
Y
0
Y
P
Y
1
LM
1
(P
1
)
P
0
P
1
AD
IS