Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI THU HOẠCH DIỄN án môn kỹ năng giải quyết vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.38 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
---o0o---

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Mơn: Kỹ năng giải quyết vụ án Hình Sự
Mã số hồ sơ số: 25
Diễn lần: 03
Ngày diễn: 22/08/2021
Vụ án: Ngơ Đình Hồng chống người thi hành cơng vụ
Giáo viên hướng dẫn: TS. Cao Thị Ngọc Hà

Họ và tên

: BÙI THỊ MAI PHƯƠNG

Ngày sinh

: 12/04/1997

Số báo danh

: 364

Lớp Luật sư

: 23 T7, CN C1

Hà Nội, 22 tháng 08 năm 2021
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN LẦN 03 – HỒ SƠ 25
Về việc: Ngơ Đình Hồng chống người thi hành cơng vụ


I.

Tóm tắt nội dung vụ án


Ngày 8/10/2017, tổ công tác Công an TP Hà Nội do anh Vũ Mạnh Nam (Phó đội
trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởng cùng với các anh Trần Hoài Phương (Cán bộ
PC45); anh Nguyễn Văn Chính (cán bộ Đội CSGT số 7); anh Đinh Văn Nguyện (Cán bộ
Đội CSGT số 7) và một số người khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an tồn giao thơng
tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội trong
khoảng thời gian từ 22h00 – 24h00 ngày 8/10/2017. Khoảng 22h30 cùng ngày, anh
Chính phát hiện Ngơ Đình Hồng (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1990) điều khiển xe máy
Honda Wave, màu trắng – xám, BKS: 29E1 -561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn
Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở 02 người khách nên đã ra hiệu lệnh yêu
cầu Hoàng dừng xe và hướng dẫn dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được
căng dây phản quang để làm việc. Khi đó Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực
căng dây cịn hai người khách đi xe của Hồng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi. Lúc này, anh
Trần Hoài Phương mặc thường phục, tay phải đeo băng đỏ có chữ 141-CAHN tiến hành
kiểm tra hành chính đối với Hồng, u cầu Hồng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân
và tự bỏ các đồ vật trong người ra để kiểm tra. Theo u cầu, Hồng đã lấy ví tiền và điện
thoại để lên yên xe nhưng không mang giấy tờ đăng ký xe nên anh Phương cầm chìa
khóa xe để lên bàn làm việc và hướng dẫn Hoàng đến gặp anh Nguyện để giải quyết. Anh
Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm của Hoàng phải tạm giữ phương tiện. Khi
đó Hồng xin khơng bị tạm giữ xe máy nhưng khơng được thì đã có lời lẽ lăng mạ, chửi
“Đ.m chúng mày là gì mà giữ xe của tao, xe của tao có phải ăn cướp đâu mà chúng mày
giữ|”.
Anh Phương có u cầu Hồng khơng được chửi và tự lấy đồ vật trong người ra để
kiểm tra thì Hồng lấy ví, rút tiền ném xuống đất trước mặt của tổ cơng tác và nói “Bât
giờ các anh cần gì ở tơi, tiền tơi có rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ở nhà”. Thất vậy, anh Nam
giải thích cho Hồng biết vi phạm nhưng Hồng vẫn tiếp tục chỉ tay về phía tổ cơng tác

chửi bới. Lúc này, anh Phương đến kéo Hoàng ra khỏi khu vực căng dây làm việc của tổ
công tác để không ảnh hưởng đến cơng việc của tổ cơng tác nhưng Hồng không chấp
hành, dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục đứng trong khu vực văng dây phản
quang, chỉ tay về phía tổ cơng tác và chửi “Đ.m chúng mày làm gì mà giữ xe máy của
tao, xe của tao có phải ăn cướp đâu mà chúng mày giữ”. Thấy hành vi của Hoàng gây
mất ANTT, cản trở hoạt động của tổ công tác nên Phương cùng một số anh trong tổ công
tác đã khống chế, quật ngã, nằm đè lên Hoàng. Khi bị anh Phương nằm đè lên người,
Hồng kháng cự dùng tay túm tóc, túm cổ giật về phía sau đẩy anh Phương ra để thốt
khỏi sự khống chế. Hành vi của Hoàng đã cản trở, làm gián đoạn công việc của tổ công
tác trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó tổ cơng tác đã bàn giao Hồng cùng tang vật
cho Cơng an phường Mai Dịch để làm rõ.
II.

Một số phân tích liên quan đến vụ án


Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây viết là BLHS năm 2015). Tội chống người
thi hành công vụ xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội trong các lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước. Đối tượng tác động của
tội phạm này là người thi hành cơng vụ.
Tuy nhiên ngồi BLHS 2015 quy định về tội chống người thi hành cơng vụ thì
Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình cũng có các quy định về
hành vi này. Tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi sẽ bị xử lý hành chính
hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Hành vi chống người thi hành cơng vụ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức
phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng. Cụ thể:

“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc
đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân,
tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của người thi hành cơng vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của người thi hành cơng vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lơi kéo hoặc kích động người khác khơng chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát
của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành cơng vụ để trốn tránh việc xử lý vi
phạm hành chính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều
này”.

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi chống người thi hành cơng
vụ sẽ bị xử lý hình sự về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330
BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với hình phạt tù cao nhất lên đến 15 năm tù. Cụ thể:
“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ


1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ
thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm”.

Như vậy trong vụ án này, Luật sư bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hồng sẽ cần
chứng minh hành vi của bị cáo là chưa đủ dấu hiệu để cấu thành Tội chống người thi
hành công vụ theo quy định của BLHS 2015 mà chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành
chính do có Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi
hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ.
III. Dự kiến kế hoạch hỏi của luật sư
III.1. Hỏi bị cáo Ngơ Đình Hồng
1. Anh Hồng cho biết nhân thân lai lịch của bản thân?
2. Anh hãy khai rõ hành vi vi phạm vào ngày 08/10/2017 tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà
Nội?
3. Anh hãy khai về nguồn gốc chiếc xe máy Honda Wace trắng xám, BKS: 29E1-561.51?
4. Khi bị các đồng chí cơng an bắt, họ đã giới thiệu với anh như thế nào? Anh có biết
những người đó thuộc lực lượng nào khơng?
5. Khi những người thuộc lực lượng đó bắt, họ mặc trang phục như thế nào?
6. Khi bị kiểm tra, anh đã có hành động gì?
7. Tại sao anh lại lăng mạ, chửi bới các đồng chí cơng an tại chốt 141?
8. Anh cho biết, khi xin xe máy khơng được, anh có những lời nói và hành động như thế
nào đối với tổ công tác?
9. Anh hãy mô tả chi tiết hành vi “gạt tay” của anh đối với đồng chí Phương?
10. Anh có đánh đập lực lượng thi hành cơng vụ khơng?
11. Việc anh túm tóc anh Phương nhằm mục đích gì?
12. Anh có được u cầu nộp phạt khơng? Nếu có thì số tiền là bao nhiêu?


3.2. Hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Chính
1. Khi quan sát sự việc xảy ra tại chốt Y13 -141 đoạn đường phạm Văn Đồng Mai Dịch

ngày 08/10/2017, anh đứng vị trí như thế nào?
2. Anh có thấy anh Ngơ Đình Hồng có hành vi đánh ai tổ cơng tác khơng?
3. Anh cho biết, khi bị yêu cầu dừng xe, anh Hồng có thái độ hợp tác hay chống đối?
4. Theo anh, anh Hoàng đã được yêu cầu cung cấp giấy tờ xe bao nhiêu lần?
3.3. Hỏi người có quyền và lợi ích liên quan Trần Hồi Phương
1. Anh cho biết Hồng đã có hành động gì khi bị khống chế và quật ngã?
2. Tại sao anh lại quật ngã Hoàng?
5. Thương tích trên người anh sau khi bị anh Hồng chống cự lại như thế nào?
2. Anh hãy mô tả hành động của Hoàng khi anh kéo tay Hoàng ra khỏi khu vực dây phát
quang?
3. Hồng đã có những lời nói như thế nào đối với anh?
4. Anh đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm hoặc đe dọa của những lời nói đó?
5. Anh cho biết trang phục của anh khi tiến hành kiểm tra giấy tờ xe đối với Ngơ Đình
Hồng?
6. Lý do tại sao khi làm nhiệm vụ tại chốt anh lại mặc thường phục?
7. Khi anh làm việc với Hồng thì ai giao nhiệm vụ cho anh?
8. Trong q trình làm việc, anh có yêu cầu Hoàng nộp phạt do các vi phạm của mình
khơng? Nếu có thì số tiền là bao nhiêu?
3.4. Hỏi người làm chứng Vũ Mạnh Nam
1. Anh cho biết khoảng thời gian bị cáo chống đối tổ công tác là trong bao nhiêu lâu?
2. Việc chống đối của bị cáo ảnh hưởng như thế nào đến công việc của các anh?
3. Anh cho biết khi bị yêu cầu kiểm tra, xử lý thì anh Hồng có đánh, xơ đẩy đối với lực
lượng thi hành nhiệm vụ không? Cụ thể như thế nào?
4. Các anh có u cầu Hồng nộp phạt khơng? Nếu có thì số tiền là bao nhiêu?
5. Lịch phân công công tác của tổ Y13-KH141 vào ngày 08/10/2017 như thế nào?
6. Theo anh đồng chí Phương có được phép mặc quần áo thường phục không?


III. BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HỒNG
ĐỒN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ABC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

-------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm2021

BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA
V/v: Bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hồng trong vụ án hình sự về tội “chống người
thi hành cơng vụ” tại Tịa án nhân dân quận Cầu Giấy
Kính thưa:
- Kính thưa HĐXX,
- Thưa vị Đại diện VKS,
- Thưa vị Luật sư đồng nghiệp cùng các q vị có mặt trong phiên tịa ngày hơm nay!
Tôi là Bùi Thị Mai Phương, luật sư thuộc Văn phịng Luật sư ABC, Đồn Luật sư
thành phố Hà Nội. Nhận lời mời của bị cáo Ngơ Đình Hồng, tơi tham gia bào chữa cho
bị cáo Hoàng trong vụ án “Ngơ Đình Hồng chống người thi hành cơng vụ”, bị VKSND
quận Cầu Giấy truy tố về tội chống người thi hành cơng vụ theo khoản 1 Điều 330 Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 theo cáo trạng số 276/CT-VKSCG
ngày 14 tháng 11 năm 2018.
Trước khi phát biểu quan điểm bào chữa cho thân chủ của tơi, cho phép tơi được
nói lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan tiến hành tố tụng quận Cầu Giấy hết sức tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi được kịp thời tiếp cận, nghiên cứu, sao chụp các tài liệu,
chứng cứ trong hồ sơ vụ án, để có cơ sở vững chắc trong việc bào chữa cho thân chủ của
mình.

Căn cứ kết quả nghiên cứu tồn bộ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, sau khi kết
thúc phần xét hỏi tại phiên tịa hơm nay và nghe vị đại diện VKSND quận Cầu Giấy trình
bày bản luận tội đối với bị cáo Ngơ Đình Hồng, tơi xin phát biểu quan điểm bào chữa
cho bị cáo như sau:
Qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa,
sau khi nghe đại diện VKS luận tội, Luật sư bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hồng khơng
đồng ý với quan điểm của vị đại diện VKS quận Cầu Giấy truy tố bị cáo Ngơ Đình
Hồng về tội “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015,
sửa đổi năm 2017. Cụ thể như sau:


Thứ nhất, bị cáo Hồng khơng có hành vi dùng vũ lực trong suốt q trình bị tổ
cơng tác YT13 - 141 kiểm tra và xử ly.
Theo lời khai của tổ trưởng tổ cơng tác Vũ Mạnh Nam, Ngơ Đình Hồng khơng có
bất cứ hành vi đánh đập, xơ xát với bất cứ cán bộ đang làm nhiệm vụ nào trong tổ cơng
tác trong suốt q trình bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Thậm chí, theo lời khai của đồng chí Nguyễn Văn Chính, sau khi bị đề nghị dừng
xe để xuống kiểm tra, Hồng đã có thái độ hợp tác, dừng xe tắt máy và dắt vào để lực
lượng CSGT làm việc. Điều này đã cho thấy Hoàng khơng hề có ý định và thái độ bất
hợp tác, cố ý chống người thi hành công vụ theo như Cáo trạng của VKS lập luận.
Thứ hai, đánh giá mức độ đe dọa sử dụng vũ lực trong lời nói và hành động chống
đối của Ngơ Đình Hồng khơng đủ để cấu thành hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở
người thi hành cơng vụ.
Trong suốt q trình xử lý vi phạm, theo lời khai của Hoàng, lời khai của những
người làm chứng qua đường có trong hồ sơ vụ án và câu trả lời của những người làm
chứng là đồng chí Nguyễn Văn Chính và đồng chí Vũ Mạnh Nam, Hồng có nói 2 câu:
-

“Đ.m chúng mày là gì mà giữ xe của tao, xe của tao có phải ăn cướp đâu mà
chúng mày giữ”;

“Tơi có rất nhiều tiền”

Câu nói thứ nhất cho thấy nhận thức chưa đúng đắn của Hoàng về lý do bị thu giữ
xe máy chứ khơng hề thể hiện anh ta có sự đe dọa sử dụng vũ lực đối với lực lượng chức
năng đang làm nhiệm vụ. Câu nói thứ hai thể hiện Hoàng muốn dùng tiền để giải quyết
việc này và để có thể lấy lại chiếc xe máy. Mặc dù đây là những câu nói mang tính xúc
phạm lực lượng chức năng nhưng khơng có yếu tố thể hiện đe dọa sử dụng vũ lực.
Hành vi của Hoàng cũng chỉ dừng lại ở việc ném ví tiền xuống đất và gạt tay của
đồng chí cảnh sát điều tra Trần Hồi Phương ra chứ khơng có các hành vi dùng sức mạnh
vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém...). Điều này đã
khớp trong lời khai của Hoàng, Phương và tất cả người làm chứng khác.
Theo tơi, hành vi của bị cáo Ngơ Đình Hồng chưa đến mức độ bị truy tố và xét
xử về Tội chống người thi hành công vụ theo BLHS 2015 mà chỉ dừng ở mức xử phạt vi
phạm hành chính do có Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của
người thi hành cơng vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ.
Căn cứ các tình tiết mà tơi vừa nêu trên, kính mong HĐXX xem xét nội dung hồ
sơ vụ án và áp dụng theo ngun tắc suy đốn vơ tội của Điều 13 Bộ Luật tố tụng Hình
sự năm 2015 cho bị cáo, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, xét xử đúng
người đúng tội. Vì vậy, tơi kính đề nghị HĐXX xem xét áp dụng khoản 2 điều 157 và


điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Tuyên thân chủ tôi vô tội và thả tự do cho
thân chủ tơi ngay tại phiên tịa ngày hơm nay.
Sau cùng, tôi luôn tin tưởng và hi vọng rằng, HĐXX sẽ sáng suốt, công tâm đưa ra
được một bản án chính xác, đúng người, đúng tội, phản ánh đúng tính chất, mức độ của
hành vi do các bị cáo đã thực hiện đồng thời thể hiện tính khoan hồng và nhân đạo của
chế độ pháp luật Nhà nước XHCN.
Xin chân thành cảm ơn HĐXX, đại diện VKSND tỉnh BN, các Luật sư đồng nghiệp và
các quí vị đã để tâm theo dõi nội dung Luận cứ bào chữa tôi vừa trình bày!
- - -  - - -



V.

VI.

PHẦN NHẬN XÉT

1. Nhận xét chung về thủ tục bắt đầu phiên tòa
- Thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình của thủ tục bắt đầu phiên tồ;
- Thư ký phiên tịa nói to, rõ ràng;
- Các đương sự tham gia phiên tồ có thái độ và tác phong nhanh nhẹn.
2. Thẩm phán – Chủ tọa phiên tịa
-

Giọng nói to, rõ ràng và thể hiện sự quyết đoán, chuyên nghiệp.
Trang phục, tác phong nghiêm túc, nói ro, rõ ràng, đầy đủ, chuyên nghiệp, quyết
đoán, nghiêm minh.

-

Điều hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, phần xét hỏi, phần tranh tụng và nghị
án, tuyên án tại Tòa rõ ràng theo đúng trình tự.
- Đã giới thiệu về thành phần HĐXX, kiểm sát viên, luật sư; đã hỏi những người
tham gia tố tụng và KSV về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
- Câu hỏi ngắn gọn, khúc chiết, tạo cơ hội cho bị cáo diễn giải được sự việc, hỏi
được cơ bản những thơng tin vụ việc (ví dụ đối với bị cáo thì các câu hỏi có nội
dung khai thác được bị cáo có hành động cụ thể như thế nào, lý do bị cáo bị dừng
xe, phản ứng của bị cáo khi bị đồng chí cơng an trấn áp, hỏi về nguồn gốc chiếc
xe, bị thu giữ tài sản gì…; đối với hỏi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên

quan/người làm chứng, Thẩm phán cũng hỏi những thơng tin cơ bản đã có Hỏi q
nhiều nên làm các vai diễn khác mất đất diễn.
3. Thư ký phiên tịa
-

Đã có phần mở đầu phiên tịa, đã kiểm tra sự có mặt của những người được Tịa án
triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
- Đã phổ biến nội quy phiên tòa;
- Đã báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
đầy đủ;
- Đã ghi biên bản phiên tòa;
- Trang phục, nét mặt, biểu cảm, tác phong đúng chuẩn quy định của Thư ký Tòa.
4. Các hội thẩm nhân dân


-

Hỏi câu hỏi trùng với Thẩm phán (hỏi người làm chứng Chính/Long làm gì, cơng
tác ở đâu, chứng kiến sự việc gì);
Cịn đệm nhiều từ “ạ” khi xét hỏi.

5. Đại diện viện kiểm sát
-

Đặng Hải My:

+ Phong cách hỏi dứt khoát và chuyên nghiệp;
+ Đọc cáo trạng to, rõ ràng, có nhấn nhá và đanh thép.
+ Phần tranh luận hết sức ấn tượng với lý luận đanh thép và phong cách trình bày
mạnh mẽ và chuyên nghiệp.

-

Lê Ngọc Thành:

+ Hỏi rõ mục đích, bám sát quan điểm buộc tội bị cáo tuy nhiên có một câu hỏi người
làm chứng Chính khiến người nghe có cảm giác đang làm rõ điểm có lợi cho bị cáo
(tổ cơng tác vẫn tiếp tục hoạt động đúng không? …);
+ Nhiều câu cũng bị lặp hoặc trước đó bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
đã được hỏi (công việc anh Phương được giao là gì, bị cáo có hành vi gì).
6. Bị cáo
- Thái độ trả lời chưa được nghiêm túc;
- Thái độ cuối buổi diễn án hơi hời hợt.
- Nội dung câu trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm và đúng với nội dung hồ sơ.
7. Luật sư bào chữa cho bị cáo
- Trang phục đúng quy định, thái độ, tác phong, nét mặt, biểu cảm phù hợp, nghiêm
túc;
- Câu hỏi đa dạng (có câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi dẫn dắt) để có lợi cho thân
chủ (ví dụ, anh có chấp hành u cầu dừng xe hay khơng? có chấp hành u cầu
xuất trình giấy tờ khơng? có đe dọa ai không?);


-

Tìm ra được sự mâu thuẫn trong lời khai của Trần Hoài Phương trong hồ sơ và câu
trả lời của anh Phương tại phiên tịa;
- Có nhiều câu hỏi lặp lại so với Viện kiểm sát và Thẩm phán;
- Tiếp tục tìm ra sự mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng Vũ Mạnh Nam;
- Phản ứng nhanh nhạy khi thấy đại diện VKS có câu hỏi mớm cung;
- Đã biết vận dụng yêu cầu Thư ký ghi những lời khai của người có quyền lời, nghĩa
vụ liên quan Hồi Phương vào Biên bản của Tịa;

- Hỏi được các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo; các câu hỏi mang tính có
lợi cho thân chủ;
- Bài luận cứ bào chữa xác đáng, có cơ sở.
8. Vai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
- Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm;
- Thái độ trả lời hơi căng thẳng và khơng mang tính hợp tác.



×