Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Khóa Luận nghệ thuật trần thuật Nguyễn Khắc Ngân Vy 9 thức photo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.57 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Có một câu nói rất nổi tiếng “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa
thì đi cùng đồng đội”. Sự thật minh chứng, khơng có thành công nào mà không
gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người xung quanh.
Để “đi xa” đến được ngày hôm nay, em may mắn đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, hỗ trợ từ những người (đồng đội) xung quanh mình, đến từ thầy cơ,
gia đình và những bạn bè,… Sự giúp đỡ đó dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay
gián tiếp, là hành động hay chỉ là những lời khuyên chân thành, đều đã giúp em
rất nhiều.
Với tấm lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết
của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt
thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Thái Phan Vàng
Anh đã tận tâm chỉ bảo em qua từng buổi học, đã giúp đỡ và hướng dẫn em
trong suốt thời gian hoàn thành bài khóa luận. Nhờ sự chỉ dẫn của cơ, em đã
định hướng được nội dung, luận điểm cũng như cách lập luận về vấn đề một
cách khoa học và chính xác. Cơ đã có những góp ý tận tình giúp em hồn thành
tốt bài khóa luận này.
Mặc dù đã vận dụng tất cả kiến thức đã được học tập và kinh nghiệm thực
tế từ bản thân để hoàn thành đề tài này, song có thể cịn có những mặt hạn chế,
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các Thầy
Cơ giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 14 tháng 04 năm 2021
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hiền (MSV: 17S6011037)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả


nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Thái Phan Vàng
Anh. Luận văn này chưa từng công bố trong bất cứ cơng trình nào. Nếu những
lời cam đoan trên là sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Huế, tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
4.1.Phương pháp hệ thống.....................................................................................5
4.2.Phương pháp phân tích – tổng hợp..................................................................5
4.3.Phương pháp so sánh.......................................................................................5
5. Đóng góp của luận văn......................................................................................5
6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................6
B. NỘI DUNG......................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẮC NGÂN VI VÀ NHỮNG
CÂU CHUYỆN CỦA NỮ GIỚI.........................................................................7
1.1. Nguyễn Khắc Ngân Vi và những câu chuyện của phụ nữ, về phụ nữ............7
1.1.1. Nguyễn Khắc Ngân Vi – người đàn bà viết về đàn bà............................11
1.1.2. Những câu chuyện về phụ nữ, của phụ nữ..............................................14
1.2. Những chủ đề trần thuật nữ giới trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Ngân Vi..16
1.2.1. Chủ đề tình yêu..........................................................................................16
1.2.2. Chủ đề gia đình..........................................................................................18
1.2.3. Đời sống sinh lý của phụ nữ......................................................................21
CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN

THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẮC NGÂN VI.................24
2.1. Người kể chuyện tác giả với điểm nhìn tâm lý của nhà văn nữ...................26
2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ 3 – tác giả ẩn tàng........................................26
2.1.2. Điểm nhìn tồn tri và cái nhìn sâu vào các câu chuyện nữ giới.............32
2.2. Hốn đổi vai kể và di động điểm nhìn.........................................................35
2.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba và sự trao quyền, nhường vai trần thuật..35


2.2.2.. Sự di động điểm nhìn và những điểm nhìn bên trong phơi bày nội cảm nữ
giới.......................................................................................................................41
CHƯƠNG 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT....46
3.1. Kết cấu trần thuật.........................................................................................46
3.1.1. Kết cấu lắp ghép........................................................................................46
3.1.1.1. Đảo lộn biến cố, sự kiện.........................................................................47
3.1.1.2. Đảo lộn khơng gian, thời gian................................................................51
3.1.2. Kết cấu dịng ý thức...................................................................................52
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật...............................................................55
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật...................................................................................55
3.2.1.1. Ngôn ngữ nhân vật.................................................................................57
3.2.1.1.1. Ngôn ngữ đối thoại..............................................................................57
3.2.1.1.2. Ngôn ngữ độc thoại.............................................................................60
3.2.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện....................................................................62
3.2.2. Giọng điệu trần thuật.................................................................................66
3.2.2.1. Giọng điệu lạnh lùng, vô âm sắc............................................................67
3.2.2.2. Giọng điệu triết lí...................................................................................70
C. KẾT LUẬN...................................................................................................73
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75


NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

NGUYỄN KHẮC NGÂN VI
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lâu nay, tiểu thuyết vẫn được xem là một loại hình tự sự tiêu biểu. Nó
mãi tồn tại ở “thì hiện tại chưa hồn thành” (Bakhtin) và có vị trí quan trọng
trong nền văn học nhân loại. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khắc Ngân Vi, ta có
thể biết đây là một tác giả trẻ, 27 tuổi, tràn trề những trải nghiệm tâm lí với 2
cuốn tiểu thuyết Đàn bà hư ảo và Phúc âm cho một người. Nhân vật và tính
cách khá điển hình, giọng văn mới mẻ. Nhìn chung cả hai tác phẩm có sức hấp
dẫn riêng làm cho người đọc đã chạm vào rồi thì khó mà dứt ra được. Hai tác
phẩm chỉ mới xuất bản cách đây vài năm nên chưa có cơng trình nghiên cứu cụ
thể nào. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tơi sẽ vận dụng một số kiến thức về lí
luận văn học mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình học tập để tìm hiểu, sắp
xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của
Nguyễn Khắc Ngân Vi mong góp phần nghiên cứu tác phẩm của chị một cách
sâu sắc, toàn diện hơn. Đặc biệt, cả 2 tác phẩm viết về phụ nữ nên chúng tơi có
thể đồng cảm và thấy hiểu rõ hơn cả.
1.2. Nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện cơ bản nhất của
phương thức tự sự, một yếu tố quan trọng để tạo nên hình thức nghệ thuật của
tác phẩm. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc làm có ý nghĩa giúp ta
có cơ sở để hiểu sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm, đồng thời thấy được tài năng
và những đóng góp của nghệ sĩ vào tiến trình văn chương.
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Ngân
Vi, một mặt cho ta thấy rõ hơn những cách tân nghệ thuật của nhà văn, cũng
như có thể nhìn rõ hơn sự vận động của tư duy tiểu thuyết và những nét độc lạ,
đầy sáng tạo của tác giả.

1



2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến Nguyễn Khắc Ngân Vi, có thể bạn đọc mê văn chương chưa hình
dung gương mặt này ra sao. Nhưng với giới báo chí, Ngân Vi là ngịi bút chun
mảng văn hóa – xã hội của báo Thanh niên.
Người đọc biết đến Nguyễn Khắc Ngân Vi với tác phẩm đầu tay Đàn bà
hư ảo ( 2016). Sau đó là tiểu thuyết Phúc âm cho một người (2017).
Chị là một tác giả còn rất trẻ và mới trong nền văn học hiện nay, nên nhìn
chung chưa có nghiên cứu nào về các sáng tác của chị.
Có 4 bài báo về hai cuốn tiểu thuyết Đàn bà hư ảo và Phúc âm cho một
người của Nguyễn Khắc Ngân Vi đó là:
Trong bài báo Phúc âm cho một người - Cuốn tiểu thuyết lạnh. Trần
Ngọc Hiếu đã viết [42]:
Với hai cuốn tiểu thuyết Đàn bà hư ảo và Phúc âm cho một người, Nguyễn
Khắc Ngân Vi đã làm người ta phải tránh những bình phẩm dễ dàng, thậm chí thời
thượng, mà người ta vẫn đang thích dùng để nói về sáng tác của các cây bút nữ.
Cả hai cuốn tiểu thuyết đều khám phá thế giới bên trong của những người
phụ nữ trong xã hội đương đại, thuộc thế hệ khác nhau, sống trong môi trường
khác nhau, đối mặt với những vấn đề khác nhau của bản thân. Song họ đều làm
khó những ai muốn quy họ về những hình mẫu phụ nữ đã được văn chương
đương đại khắc họa với hàng loạt tính ngữ như “chịu đựng”, “hi sinh”, “nổi
loạn”, “đam mê”… Ở phương diện này, Ngân Vi cho thấy một nhận thức có
chiều sâu về bản chất của thể loại mà mình theo đuổi.
Trong bài Đàn bà hư ảo, mái tóc xanh nổi loạn và sự cô đơn của kiếp
người Lê Mỹ Linh nhận xét về tác phẩm Đàn bà hư ảo như sau [42]:
Đàn bà hư ảo, đúng như tên gọi, là một tiểu thuyết mang đậm tính nữ, xoay
quanh An và thế giới nội tâm của An, một cô gái thị thành sống ở Sài Gịn.
Người đọc có thể dễ dàng tìm thấy An trong từng trang sách với những
hoạt động và tâm tư đời thường rất đỗi đàn bà: An đi shopping, An đi làm tóc,
An đi massage, An tắm, An suy nghĩ về việc nấu ăn trong gia đình, những kỳ
2



kinh của An, và ngay cả những ham muốn bản năng. Nhưng ẩn sau những lớp
vỏ ngoài phù phiếm mà chính An tự nhận, ta lại thấy một người phụ nữ với tâm
hồn chằng chịt vết thương, như những vết thương do cô tự tạo ra trên cơ thể. Cô
chạy trốn quá khứ, lạc lõng trong xã hội, cô đơn trong các mối quan hệ, và tuyệt
vọng khi đi tìm bản ngã của mình.
Trong Đàn bà hư ảo, Nguyễn Khắc Ngân Vi không chỉ miêu tả thế giới của
riêng một người đàn bà. Nhiều người phụ nữ, nhiều bộ mặt xã hội và nhiều tính
cách khác nhau cùng hiện lên qua mắt nhìn của nhân vật trung tâm là An.
Mái tóc xanh, như bìa cuốn sách…
Trong bài ‘Đàn bà hư ảo’: Không chỉ kể chuyện đàn bà của Chi Mai
[42]:
Tôi sẽ gọi Đàn bà hư ảo như câu chuyện về nỗi đau và sự bất hạnh rất con
người, nhiều hơn là những phù phiếm đàn bà nơng nổi.
Tơi đốn rằng thời nay sex, đàn bà, phù phiếm và sự hư hỏng bán chạy hơn
nỗi bất hạnh nhiều. Khi đọc qua một vài giới thiệu về Đàn bà hư ảo, tiểu thuyết
đầu tay của Nguyễn Khắc Ngân Vi, tôi trông đợi một quyển tiểu thuyết tương tự
như dòng Linglei ở Trung Quốc. Tơi hình dung trong đầu, sẽ là một Điên cuồng
như Vệ Tuệ phiên bản Việt Nam.
Nhưng không, Đàn bà hư ảo khơng phải câu chuyện về tình dục, của sự
thời thượng, phù phiếm của đô thị, cũng không phải của sự cô đơn quẩn quanh
thị dân đã được khai thác đến bạc màu trong văn chương trẻ. Ở quyển sách này,
có sự can đảm nhìn thẳng vào nỗi bất hạnh. Tôi sẽ gọi Đàn bà hư ảo như câu
chuyện về nỗi đau và sự bất hạnh rất con người, nhiều hơn là những phù phiếm
đàn bà nơng nổi.
Cịn Trong bài báo Đàn bà hư ảo' - đối diện với nỗi cô đơn tột cùng của
tác giả giấu tên D.T [42]:
'Đàn bà hư ảo' - đối diện với nỗi cô đơn tột cùng


3


Câu chuyện được viết nên bởi cái nhìn tinh tế và nhạy cảm của một phụ nữ
nhiều trải nghiệm. Một thế giới khởi nguyên của đàn bà được tác giả tạo dựng
đầy chân thực từ những xúc cảm mạnh mẽ, từ những phù phiếm hư ảo…
Khi nói về cuốn tiểu thuyết chất chứa nhiều đam mê này, đạo diễn Vũ
Ngọc Đãng từng cho biết cảm giác lớn nhất mà tác phẩm mang đến chính là sự
cơ độc. Thật vậy, dưới ngịi bút dịu dàng nhưng khơng kém phần quyết liệt,
cùng lối viết dòng ý thức, Nguyễn Khắc Ngân Vi đưa độc giả dấn vào dịng
chảy cuộn trào khơng ngừng của những giằng xé, xung đột nội tâm đã bị lột trần
chẳng chút e dè, phơi bày không hề che đậy. Từng trang sách đi qua, người đọc
như sẽ đối diện với nỗi cơ đơn tột độ của chính mình trong cuộc sống thường
ngày trơi chảy và từ đó khao khát muốn biết thực sự biến cố gì đã xảy đến với
các nhân vật trong truyện.
Như vậy, mới có một bài báo viết về cuốn tiểu thuyết Phúc âm cho một người,
ba bài báo viết về tiểu thuyết Đàn bà hư ảo. Chứ chưa có bất kì một cơng trình
nghiên cứu nào về các sáng tác của chị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài đã chọn, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về Nghệ thuật
trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Ngân Vi.
- Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu về một số phương diện cơ bản như: Nghệ thuật trần
thuật qua các câu chuyện nữ giới, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết
cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật nhằm làm sáng tỏ những nét đặc sắc về
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Ngân Vi.
Phạm vi khảo sát: Trong 2 cuốn tiểu thuyết:
+ Đàn bà hư ảo (2016) – Nhà xuất bản Hội nhà văn
+ Phúc âm cho một người (2017) – Nhà xuất bản Hội nhà văn

4. Phương pháp nghiên cứu

4


Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:

5


4.1. Phương pháp hệ thống
Một trong những phương pháp bao trùm mà thi pháp học rất quan tâm là
phương pháp hệ thống. Vì vậy trong luận văn, chúng tơi sử dụng phương pháp
nghiên cứu này. Khi áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Ngân Vi yêu cầu phải đặt từng yếu tố của
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của cô vào hệ thống nghệ thuật trần thuật
nói chung, trong tiến trình chung của văn học dân tộc; phân tích những mối
quan hệ giữa các yếu tố với nhau đồng thời đặt nó vào trong giai đoạn đổi mới
văn học và trên tiến tình phát triển của thể loại tự sự của văn học dân tộc.
4.2. Thao tác phân tích – tổng hợp
Trong q trình thực hiện luận văn chúng tơi có sử dụng một số dẫn chứng
để minh họa cho lập luận của mình. Do đó, thao tác phân tích - tổng hợp được
vận dụng để trình bày cặn kẽ vấn đề hoặc bình giá các vấn đề cụ thể trong luận
văn, vận dụng các lí thuyết về nữ quyền luận , phân tâm học, tự sự học.
4.3. Phương pháp so sánh
Trong chừng mực nhất định của quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
phương pháp so sánh để đối chiếu với các tác giả, tác phẩm khác cũng viết về phụ
nữ. Từ đó tìm ra những điểm độc đáo trong các sáng tác của chị.
4.4. Phương pháp loại hình

Luận văn sử dụng phương pháp này để phân loại xác định đặc điểm
chung của hiện tượng văn học nữ về nghệ thuật trần thuật: Xác định trần thuật
của giới nữ và trần thuật về giới nữ.
5. Đóng góp của luận văn
- Thấy được xu hướng trần thuật của nữ giới, đặc biệt là của những cây bút
trẻ 9x
- Khẳng định được phong cách trần thuật của Nguyễn Khắc Ngân Vi, khám
phá được thế giới tác phẩm cả về nội dung và hình thức.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết Nguyễn Khắc Ngân Vi và những câu chuyện của nữ giới

6


Chương 2. Các kiểu người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Khắc Ngân Vi
Chương 3. Kết cấu và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật

7


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẮC NGÂN VY
VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA NỮ GIỚI
1.1. Nguyễn Khắc Ngân Vy và những câu chuyện của phụ nữ, về phụ
nữ
Nguyễn Khắc Ngân Vi sinh năm 1989 là một tác giả nữ trẻ viết nhiều về phụ
nữ và cũng là một nhà báo chuyên về mảng văn hóa và xã hội của Báo Thanh niên.
Hai tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Ngân Vi là Đàn bà hư ảo (2016) và Phúc

âm cho một người (2017) do NXB Hội Nhà văn và Công ty sách Tao Đàn ấn
hành, thể hiện một đời sống khác của tác giả sau những con chữ chạy theo dòng
thời sự hàng ngày.
Các tác phẩm của Nguyễn Khắc Ngân Vi chuyên viết về phụ nữ và ngòi
bút của chị luồn lách vào trong từng kẽ sâu tâm tưởng, lôi tuột ra những xúc
cảm chơn giấu trong cõi lịng của những hậu duệ Eva. Và chị thành cơng, một
phần bởi vì giới tính của mình: chị hiểu được đàn bà vì chị chính là họ.
Đàn bà hư ảo là một cuốn tiểu thuyết mô tả cuộc sống thực tại không chút
màu hồng về cuộc đời của người phụ nữ, được tác giả Nguyễn Khắc Ngân Vi tái
hiện hết sức chân thực qua từng ngôn từ trong tác phẩm. Bỏ qua những định kiến
và chuẩn mực, tầng sâu nội tâm trong bản thể của người phụ nữ được phơi bày.
Đằng sau áo váy, phấn son là khát khao cùng dục vọng luôn tìm cơ hội để tỏa sáng.
Nguyễn Khắc Ngân Vi viết tiểu thuyết Đàn bà hư ảo bằng những trải
nghiệm của người phụ nữ đương đại, phóng khống. Cơ muốn nhân vật của mình
được giải thốt khỏi những định kiến từ lâu đã ngầm áp đặt lên người phụ nữ như
một lẽ tất nhiên. Là đàn bà đâu chỉ có tam tịng tứ đức, đâu chỉ có phục tùng và
cam chịu? Đàn bà cũng muốn yêu và được yêu theo cách của riêng mình.
Tiểu thuyết Đàn bà hư ảo, dưới ngịi bút dịu dàng nhưng không kém phần
quyết liệt, cùng lối viết dòng ý thức, Nguyễn Khắc Ngân Vi đưa bạn đọc vào

8


dịng chảy cuộn trào khơng ngừng của những giằng xé, xung đột nội tâm đã bị
lột trần chẳng chút e dè, phơi bày không hề che đậy.
Thông qua các nhân vật An, Nhai, Vân, Huyền, Đàn bà hư ảo đưa người
đọc cùng lạc lối trong sự mông lung đan xen giữa quá khứ - hiện tại - tương lai.
Cứ thế, người đọc theo mạch xúc cảm của nhân vật cuốn băng đi cùng với nỗi
day dứt, trăn trở với câu hỏi “sống làm gì?”, “sống thế nào cho ra sống?”, “có
phải con người sinh ra vốn cơ đơn rồi chết đi vẫn một mình” và “rốt cuộc thế

nào mới là hạnh phúc chân chính?”...
Đọc tên tiểu thuyết Đàn bà hư ảo, nhiều người dễ lầm tác giả là một phụ
nữ trung niên. Tuy nhiên, Nguyễn Khắc Ngân Vi sinh năm 1989; có lẽ thế giới
sáng tạo của nhà văn nằm ở sự tưởng tượng rất khác với một bản tin tường
thuật, đã được tác giả vận dụng cho cuốn tiểu thuyết này chăng?
Trải dài hơn hai trăm trang sách là những suy nghĩ miên man của An về
cuộc sống và những người xung quanh cô. Lớn lên trong một gia đình đầy bạo
lực và hỗn loạn, cái thứ gọi là “ký ức tuổi thơ” với An chỉ toàn là niềm đau và
cực khổ. Ở trong khoảng sâu hun hút của quá khứ có những trận say triền miên
của cha và những giọt nước mắt vừa tủi hờn, vừa cam chịu của mẹ.
Mẹ cơ ốn hận người đàn ơng mà bà lấy làm chồng nhưng không thể dứt
bỏ được ông ta. Cứ chia tay rồi quay đầu trở lại như một vịng luẩn quẩn. An
ln cho rằng mẹ là người đàn bà yếu đuối. Bị ám ảnh bởi quá khứ đau khổ của
mẹ, An quyết định trở thành hình mẫu hồn toàn khác với bà, mạnh mẽ và đầy
táo bạo quyết liệt.
Với người cá tính như An, yêu là chấp nhận. Khi đã bước vào trong thế giới
của cô đồng nghĩa với việc phải chấp nhận tất thảy ở trong đó, cả điều xấu lẫn
điều tốt. Nhai không phải là người đàn ông đầu tiên An yêu nhưng anh là người
đầu tiên cơ muốn chung sống. Đơn giản vì Nhai chấp nhận con người của An.
Cơ ln cố tạo cho mình vỏ bọc mạnh mẽ ngay cả với bác sĩ tâm lý của
mình là Trang, An cũng dè dặt trong những cuộc trò chuyện. Sự yếu đuối là thứ
An giữ cho riêng mình và cơ đã cố gắng chế ngự chúng bằng rượu và những
9


đêm say triền miên. Thay vì tìm cách thốt khỏi những ám ảnh của quá khứ,
nhân vật chính lại tự tìm cách bi kịch hóa cuộc sống của bản thân mình.
Hoảng sợ trước hơn nhân của ba mẹ, An chưa bao giờ nghĩ tới chuyện kết
hôn. Cô ở bên Nhai với vai trị vừa là bạn gái, vừa là tình nhân. Giữa cả hai vừa
có tình u vừa có tình dục nhưng chẳng cần tới đám cưới. Họ có thể cùng nhau

thoải mái đi ăn hàng mà chẳng cần lo đến việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa hay
những bộn bề mang tên gia đình.
Huyền, cơ bạn thân của An lại sống theo thái cực khác, đậm chất truyền
thống. Huyền u rồi kết hơn, hạnh phúc với vai trị người phụ nữ của gia đình,
dẫu cho bên trong tổ ấm của cơ có đơi lần dậy sóng gió. Với An cuộc sống của
những người đàn bà như Huyền thật phù phiếm. Tại sao phải trói buộc hạnh
phúc của mình với một người đàn ông và cuộc hôn nhân với anh ta?
An luôn cho rằng mọi người sống quanh cô là phù phiếm nhưng chính
trong con người của cơ cũng khơng thốt khỏi điều đó. Từ nhỏ An đã bị ám ảnh
bởi sự cô độc. Cô luôn cố neo vào các mối quan hệ và đó thành cái cớ để An tồn
tại. Nhưng để vượt qua nỗi sợ hãi và ám ảnh, cách tốt nhất là tự mình phải đối
mặt với nó. Đó chính là cơ độc.
Cuốn tiểu thuyết Đàn bà hư ảo như nói lên tiếng lịng thổn thức đến đau
thương của người phụ nữ, cho họ sống lại những mảnh kí ức tưởng như đã qua
đi nay lại hiện lên rõ rệt, sâu lắng như chính bản thân độc giả đang trải qua. Với
lối viết dòng ý thức tác giả đã lột tả hoàn toàn cuộc sống lúc hài lúc bi của
người phụ nữ, mà chính họ đã vơ tình qn đi để bây giờ vơ tình được trải lịng
mình. Tác phẩm như một lời nhắc nhở với độc giả về chính cuộc sống thực tại
để thấy được tiếng bi ai bên cửa kính màu hồng của hiện tại.
Nếu trong cuốn sách đầu tay Đàn bà hư ảo, An - một cô gái với những vết
thương tâm hồn, hàng ngày phải vật vã, chống chọi với sự day dứt, dằn vặt,
những đợt trầm cảm theo cơn, những vết thương về thể xác chồng chéo là nhân
vật trung tâm; thì với Phúc âm cho một người, Ngân Vi lại hướng tới đối tượng

10


già dặn hơn - bà Khuê - một người phụ nữ trung niên đã làm vợ, làm mẹ, làm
bà, một người đã bao năm phải đối mặt với cái bi kịch làm người, làm đàn bà.
An của Đàn bà hư ảo có cuộc chiến của riêng mình. Cơ chiến đấu với

những giấc mơ, nỗi sợ hãi mơ hồ. Cô trả tới chín mươi đơ la cho một giờ trị liệu
với bác sĩ tâm lý. Nhưng đâu đó cái uẩn ức nơi một cô gái trẻ - gần ba mươi
tuổi, với lối sống xa hoa, một anh bạn trai giàu có, vẫn cịn. Bà Kh thì khác.
Bà khác An cả về tuổi tác lẫn hoàn cảnh xã hội. Bà đã già, mà người già thì
cuộc chiến của họ là tuổi tác, là bệnh tật, là những nỗi lo lắng về những đứa con
mãi mà chưa trưởng thành là vết hằn trong tâm khảm của họ. Gia đình bà đúng
ra là gốc Sài Gòn, nhưng sau khi chuyển về một huyện hẻo lánh thuộc tỉnh
Đồng Nai, chính xác là ở cái ấp tận cùng của huyện ấy. Trong cái ấp ấy, người
ta sống một cuộc đời không mấy biến động. Một cuộc đời đúng nghĩa, vì thoạt
nhìn ai cũng như ai. Ở một nơi thế này chẳng ai mong mình trở nên đặc biệt.
Phúc âm cho một người. Hẳn sẽ có những độc giả không theo tôn giáo sẽ
thấy lạ lẫm với cụm từ “Phúc âm”. “Phúc âm” hay còn được gọi là Tin Mừng
(bởi Công giáo Rôma) hay Tin Lành (bởi các cộng đồng Kháng Cách), là tên gọi
chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh
Thánh Tân Ước, bao gồm: Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca
và Phúc Âm Gioan, trong đó các sách Phúc âm Mátthêu, Máccơ và Luca được
gọi là các Phúc Âm Nhất Lãm. Định nghĩa tốt nhất dành cho “Phúc âm” chính là
sứ điệp của sự tha thứ tội lỗi thông qua công tác cứu chuộc của Chúa Giê-xu
Christ.
Với bà Khuê, một con chiên ngoan đạo, bà tin Phúc âm. Bà bám víu lấy
Phúc âm như bám víu vào một chiếc phao cứu sinh, hy vọng nó sẽ cứu rỗi cuộc
đời bà. Cứu rỗi bà khỏi day dứt ăn năn về một khoản “quỹ đen” giấu chồng, về
cuộc tình vụng trộm với ơng bác sĩ, khỏi nỗi đau do bệnh tật mang lại...
Người đàn bà ấy sống cùng một ông chồng nhàm chán, nhu nhược, một
đứa con trai không tương lai, vô công rồi nghề, cờ bạc, tán gia bại sản, một cô
con dâu trầm lặng, cam chịu, một cô con gái nổi loạn thách thức.
11


Con có những đứa con, nhưng chẳng trơng chờ được gì.

Vậy bà cịn gì? Cịn gì ngồi niềm tin vào Chúa trời trên cao.
...hãy ăn năn và tin phúc âm.
Nỗi tuyệt vọng, chúng ln có ở đấy từ khi niềm hy vọng vừa được khởi
sinh. Và nỗi bất hạnh của con người khơng chỉ là cơn đói. Niềm hy vọng là bất
hạnh lấp lánh nhất của thế giới này.
Bà cứ mãi hy vọng, cứ mãi kỳ vọng vào một tương lai xa thẳm nào đó tốt
đẹp hơn, nhưng thực tế lại dội cho bà những gáo nước lạnh buốt đến tỉnh người.
Mọi thứ bà có dường như được xây bằng cát và giờ đang đổ sụp dần dần dưới
những con sóng xơ dạt của cuộc đời vốn chưa bao giờ ngơi nghỉ. Bà cố gắng hết
sức để chống lại sóng nước, để níu lại đứa con gái, để cố cứu vớt đứa con trai,
để hòa hợp được với chồng, để cho cái tâm mình được an yên nhưng sức bà liệu
có đủ? Bả vai bà cứ đau mãi, đau mãi - nỗi đau mà chẳng ai có thể hiểu thấu. Bà
tìm đến Chúa - người bà đã từng vứt bỏ, nhưng lâu đài cát đã sụp tan thành đụn,
còn Phúc Âm nào cho người đàn bà ấy?
Ta đến không để kêu gọi người cơng chính, mà để kêu gọi người tội lỗi...
1.1.1. Nguyễn Khắc Ngân Vi – người đàn bà viết về đàn bà
Sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội Việt Nam sau thời kì đổi
mới cùng với nỗ lực khơng ngừng tạo nên sự bình đẳng giới đã khơng những
giải phóng người phụ nữ thốt khỏi sự áp chế của văn hóa nam quyền và sự
kiềm tỏa của các thiết chế văn hóa xã hội cũ xưa; mà còn mở ra nhiều cơ hội
cho họ tự chủ/tự quyết số phận của mình. Từ vai trị mặc định là một vị “nội
tướng” quẩn quanh nơi xó bếp, người đàn bà dần dần bước ra ngoài xã hội,
tham gia nhiều hoạt động và khẳng định được vị thế của mình trong nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Tinh thần dân chủ xã hội mở rộng, người phụ nữ ngày càng có ý thức đầy
đủ hơn về cá nhân của mình. Họ muốn là một nhân cách, một nhân vị độc lập,
không bị chế định trong luật lệ, quy ước cộng đồng; được phát huy tận độ
những “năng lực người”, được quyền tự định đoạt cuộc sống của mình. Khác
12



với các tiểu thuyết viết về phụ nữ trước của các tác giả khác, Nguyễn Khắc
Ngân Vi lại đưa nhân vật nữ của mình được sống ở thời hiện đại. Ở đó khơng có
sự trách than số phận, sự cam chịu, chịu đựng những luật lệ hà khắc. Mà nhân
vật nữ trong tiểu thuyết của chị sống một cuộc sống tự chủ, độc lập, không phụ
thuộc vào đàn ông.
Trong Đàn bà hư ảo, An là một người phụ nữ có cách sống hiện đại, cơ
khơng bị gị bó với cơng việc, với hôn nhân. Cô được đi shopping, đi làm tóc, mua
sắm những thứ mình thích, nhuộm màu tóc xanh mà không sợ những dèm pha của
xã hội, của những người xung quanh, dù An làm gì cũng khơng bị sự quản lí của
Nhai: “Em muốn đi uống bia với bạn. Anh có thể tụ tập tối nay nhé”…Nhai khơng
hỏi An đi gặp ai. Đó khơng phải là một thứ đáng bận tâm trong mối quan hệ của
hai người, đi đâu, với ai, làm gì… “Anh khơng thắc mắc em đi đâu à? Anh cứ bỏ
mặc em như thế, sẽ có lúc em đi ln đấy”. Nhai trả lời: “Khơng, Anh mà hỏi thì
cái nhà này sẽ nổ banh mất” [16, tr.21]. Khác với người phụ nữ ngày xưa, chỉ có
cơng việc làm nội trợ, sinh và chăm sóc con cái, chỉ ru rú ở nhà. Còn đây, An tự
làm mọi thứ mà bản thân thích, đến nỗi cơ phải hỏi vì sao cơ đi đâu, làm gì Nhai
cũng khơng hề bận tâm. An thích mối quan hệ mở, cơ khơng muốn bị gị bó bởi
hơn nhân, gia đình, suốt ngày phải lo lắng chuyện bếp núc, cô và Nhai đã không
kết hôn, sống với nhau như vợ chồng nhưng không bị ràng buộc bởi hôn nhân, An
như một người bạn gái, người tình của Nhai.
Trong Phúc âm cho một người, dù bà Kh khơng có một cuộc sống sang
chảnh như An, nhưng bà cũng là một người phụ nữ hiện đại, bà đi làm, rồi về
chơi với cháu ngoại, lâu lâu bà lại đi với Loan. Dù cuộc sống của bà có chút khó
khăn, vất vả nhưng bà khơng phải ở nhà lo lắng chuyện bếp núc, hay ở nhà làm
nội trợ. Bà đi ra ngồi làm việc, cịn cất được một khoản tiền tiết kiệm, bà làm
ra tiền và không bị phụ thuộc vào người khác. Cả hai nhân vật An và bà Khuê,
dù hai thế hệ khác nhau, hai hồn cảnh khác nhau, sống trong mơi trường khác
nhau nhưng họ đều làm chủ được cuộc sống của bản thân mình. Khơng quan
tâm đến những định kiến của xã hội xưa.

13


Trong cả hai tiểu thuyết Đàn bà hư ảo, Phúc âm cho một người, Nguyễn
Khắc Ngân Vi chỉ tập trung vào viết về những người đàn bà, là cuộc sống, là
tính cách, là đời sống sinh lí của phụ nữ, đi sâu vào tìm hiểu về con người phụ
nữ, khơng có những câu chuyện khác xen vào. Đối với các nhà văn nữ khác,
mặc dù cũng viết về đàn bà, viết về người phụ nữ hiện đại. Nhưng ở tiểu thuyết
của họ ẩn sâu trong đó cịn có những câu chuyện về chiến tranh. Như trong tiểu
thuyết Đàn bà của Lí Lan, Cuốn tiểu thuyết như một cây phả hệ đầy phức tạp và
rối rắm, về 4 thế hệ đàn bà trong một gia đình. Băt đầu từ “bà ngoại” – một
người đàn bà không tên đã sống non một thế kỷ cuộc đời nhưng chưa từng có
ngày vui vì phải lo lắng cho 10 người con. Rồi đến những cô con gái, mỗi người
một số phận, nhưng tựu trung lại đều khơng thốt khỏi chữ “bạc” của kiếp
người. Đến đời những cô cháu gái, người ta lại gặp lại những “vết xe đổ”: Đen
theo các cậu đi làm cách mạng rồi mất tích, Thoa bị tù Cơn Đảo sau khi thất bại
trong nhiệm vụ cách mạng, Liễu lấy phải một người chồng nhu nhược, mẹ
chồng đối xử hà khắc và bị buộc phải xa đứa con trai, chỉ được ôm theo đứa con
gái chưa đầy 8 tháng tuổi rời khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng... Thế hệ phụ
nữ thứ tư trong gia đình tưởng rằng sẽ “sáng sủa” hơn khi Không Bé xuất ngoại,
lấy chồng Tây, nhưng dường như cái mệnh đề “làm đàn bà thì khổ” vẫn không
ngừng đeo bám. Cô sống trong nỗi cô đơn nơi đất khách quê người, lạ lẫm với
những khác biệt văn hóa và lạc lõng trong chính ngơi nhà của mình.
Lý Lan đã từng nói về tác phẩm của mình: “Đây là một cuốn tiểu thuyết
nói về chiến tranh, ở một mặt trận khơng có tiếng súng, đó là thành phố, nhưng
thực chất là chiến tranh vẫn diễn ra hết sức khắc nghiệt…Trong cuộc chiến
tranh đó, những nhân vật của tơi chỉ là những con người hết sức bình thường.
Họ là đàn bà con gái nhưng không than thân trách phận, cũng khơng so bì,
than vãn, biện bạch… Họ cứ sống giữa cuộc đời như vậy thật bình thường…”.
[28].

1.1.2. Những câu chuyện về phụ nữ, của phụ nữ

14


Có lẽ, Nguyễn Khắc Ngân Vi là người đi sâu vào viết các câu chuyện về
phụ nữ nhất. Chị nhắc đến những đợt hành kinh của An. Lúc An có kinh, tính
tình cơ thay đổi bất thường và khác mọi ngày, tâm trạng, tính cách cơ dễ nổi
nóng hơn. Cơ thấy ê ẩm và mệt mỏi trong người. Điều này Nhai cũng thấy được
và anh biết đó là những vấn đề của phụ nữ. Phụ nữ luôn là những con người khó
hiểu, kể cả bản thân họ cũng khơng hiểu nổi, nếu khơng thích một thứ gì đó, họ
sẽ quy tụ lại là điều xấu, dù nó chẳng ảnh hưởng q phức tạp hay lớn lao gì:
“Tại bụng cơ ta to. Em khơng thích phụ nữ bụng to. Nhai chả hơi đâu mà
đi phải trái với An chuyện bụng to thì ảnh hưởng gì tới nghiệp vụ của người ta.
An từng tỏ thái độ khơng thích một người bạn thân hơn ba mươi năm của Nhai
ngay lần gặp đầu tiên, với cái lí do là “Đàn ơng mà giọng nói nhão nhẹt” [16,
tr.42-43].
Nhai tìm bác sĩ cho An, nhưng cơ lại khơng liên lạc hay nói chuyện với bác
sĩ đó vì bụng cơ ta to, dù nó chẳng ảnh hưởng gì tới nghiệp vụ của họ. Và An
cũng khơng thích bạn thân của Nhai vì giọng nói nhão nhẹt. Dù những điều ấy
khơng ảnh hưởng đến tính cách và tính tình của người đó.
Trong Phúc âm cho một người, Nguyễn Khắc Ngân Vi , chị cũng nhắc đến
vấn đề về việc người phụ nữ sau khi sinh xong thì vóc dáng khơng cịn thon gọn
như trước nữa. Đó là những điều hiển nhiên mà người phụ nữ nào cũng gặp
phải, và thời gian để lấy lại vóc dáng cũng cần phụ thuộc vào hồn cảnh gia
đình. Nếu gia đình nào khá giả, thì người phụ nữ có thời gian để nghỉ ngơi, lấy
lại vóc dáng nhanh. Cịn những gia đình khó khăn, họ phải suốt ngày chăm con
cái, rồi lo chuyện cơm áo gạo tiền, dần dần họ chẳng quan tâm đến vóc dáng,
ngoại hình của bản thân mình nữa. Như người con dâu của bà Khuê thông qua
lời kể của bà:

“Con dâu bà trước kia vốn đã đậm người, sanh con xong lại càng sồ sề.
Nhưng phần thân dưới của nó thì mới thật kì dị, nhỏ bé hơn bình thường. Tức là
nó có một bộ ngực đồ sộ được gánh vác bởi cái hông khá hẹp” [17, tr.27]

15


Người phụ nữ trước giờ đã rất vất vả, họ hi sinh quá nhiều cho gia đình,
nếu ở thời chiến tranh thì phụ nữ vừa sinh con, vừa ra trận, vừa làm hậu
phương vững chắc cho chồng. Ở thời hiện đại, họ vừa đi làm, vừa nội trợ,
chăm lo con cái.
Nguyễn Khắc Ngân Vi viết rất chi tiết các vất đề của phụ nữ mà ở các tác
phẩm khác chưa nói đến.
“Phụ nữ sắp vào giai đoạn mãn kinh xương cốt sẽ bị giịn đi”
“Bà có kinh sớm và mãn kinh ở độ tuổi của mẹ. Ấy vậy mà hồi mẹ cịn
sống, bà ln nỗ lực chứng minh ngồi chuyện cả hai cùng là phụ nữ, thì bà có
thiên hướng ảnh hưởng từ ba bà nhiều hơn. Thật ra, không phải đợi đến bây
giờ bà mới hiểu, kinh nguyệt cũng là một vấn đề lớn” [17, tr.105-106].
Việc có kinh nguyệt rồi đến độ tuổi mãn kinh là một diễn biến tự nhiên của
phụ nữ, có kinh là lúc phụ nữ bước vào tuổi dậy thì, thanh thiếu niên. Cịn mãn
kinh là ở độ tuổi trung niên, đánh dấu một giai đoạn chuẩn bị già đi. Sức khỏe
không được tốt, chắc khỏe như thời thanh niên nữa. Chứng tỏ họ đã đi hơn nữa
cuộc đời mình. Mọi thứ đã dần vào khn mẫu và ổn định, có gia đình, con cái
cũng đã lớn.
Với những trải nghiệm cá nhân, sáng tác của Nguyễn Khắc Ngân Vi chất
chứa khát vọng, nỗi niềm và bi kịch của nhiều thế hệ đàn bà trong một đất nước
đã phải trải qua quá nhiều biến động khắc nghiệt. Ở đó in dấu cả nét rạng rỡ
hạnh phúc lẫn nỗi tăm tối giày vò; sự trong trẻo, thuần khiết đan bện những đau
đớn, lầm lạc của kiếp người. Nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi đối với người đọc
đó là những gương mặt đàn bà, dù có những đường nét, tính cách khác nhau

nhưng họ lại có những điểm chung: luôn lạc lõng, bơ vơ, bất hạnh, bị bủa vây
bởi những giới hạn thường tình, loay hoay đi tìm thứ hạnh phúc nhỏ nhoi đáng
ra thuộc về mình. Những bi kịch, éo le, những nghịch lí, đắng đót được trưng ra
để kiếm tìm sự sẻ chia, đồng cảm. Càng bị vùi dập trong bất hạnh, đau khổ thì
niềm kiêu hãnh về giới, thiên tính Nữ càng trỗi dậy mãnh liệt. Và quan trọng
hơn, với những người đàn bà, đó là nơi họ thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định
16


niềm tin yêu, biết trân trọng, giữ gìn tình yêu và ni dưỡng, bảo vệ hạnh phúc
gia đình.
1.2. Những chủ đề trần thuật nữ giới trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc
Ngân Vy
1.2.1. Chủ đề tình yêu
Tình yêu là một đề tài mn thưở của văn chương. Nhưng ở những thời kì
lịch sử khác nhau, tương ứng với những điều kiện văn hóa – xã hội, tư tưởng
nhân sinh, thẩm mĩ nhất định, các nhà văn có những quan niệm và cách thể hiện
riêng về tình yêu. Trong văn học dân gian Việt Nam, đề tài tình yêu được thể
hiện khá phong phú qua các câu ca dao, điệu hò, những câu hát trao duyên…
Trong văn học trung đại đề tài này được đề cập khá dè dặt. Tình yêu thường
được gắn với tình cảm vợ chồng, với những khn mẫu của lễ giáo phong kiến.
Đến thời hiện đại, sự trỗi dậy của cái tơi cá nhân, đề tài tình u được thể hiện
mạnh mẽ, nồng nhiệt. Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 tạo bước đột phá cho đề
tài tình yêu theo quan điểm hiện đại. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp,
và sau đó là chống Mỹ, ở miền Bắc đề tài tình yêu và các đề tài khác nhường
chỗ cho đề tài chiến tranh, lao động sản xuất. Trong lúc đó ở miền Nam tình u
trở thành đề tài chính và thường được gắn với tính dục trong những tiểu thuyết,
truyện ngắn viết theo khuynh hướng hiện sinh. Từ đổi mới đến nay, đề tài trong
văn học không bị giới hạn, các nhà văn có thể chọn bất cứ đề tài nào để viết.
Tình u khơng cịn là đề tài trung tâm trong văn học đương đại, tuy nhiên khi

nhà văn tiếp tục chọn tình yêu làm đề tài thì nó trở thành của hiếm, rất đáng trân
trọng. Nguyễn Khắc Ngân Vi là một trong số rất ít nhà văn đương đại theo đuổi
đề tài tình yêu, và tất nhiên với một lối viết mới.
Chủ đề tình yêu trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Ngân Vi chủ yếu được
trần thuật qua những người phụ nữ, nhân vật trong tác phẩm. Tình u khơng
cịn là sự lãng mạn, màu hồng, khơng cịn là sự mơ mộng, niềm vui mà ở đó là
những trăn trở, những suy tư.

17


“Đôi khi An thấy, Nhai hành động như một cái máy vậy. “Anh cịn u em
khơng?”, An hay hỏi thế, quanh năm suốt tháng. “Còn chứ”, Nhai trả lời”. [16,
tr.54].
Dù Nhai rất chiều chuộng, quan tâm An, nhưng cô luôn bất an trong mối
quan hệ đó. Cơ sợ rằng Nhai sẽ không yêu cô nữa, hẳn An cảm thấy không đủ
tin tưởng mà tình u của Nhai dành cho cơ. Người phụ nữ, chỉ cần một câu nói
hay một hành động lạnh nhạt của đối phương cũng đủ để họ suy nghĩ hết ngày.
Hoặc cũng có thể một phần vì tình yêu giữa Nhai và An dù đã yêu lâu nhưng họ
khơng ràng buộc bởi hơn nhân, một phần vì An luôn cảm thấy cô đơn trong các
mối quan hệ, cơ bị ám ảnh bởi những kí ức, những nỗi đau về gia đình, nên giờ
có một người chịu đựng được tính cách của An, chịu đựng được con người cơ
nên cơ mới ln trăn trở nhiều về tình u như vậy.
“Là anh muốn quan tâm em hay anh phải quan tâm em?”
“Dĩ nhiên là anh luôn quan tâm em rồi”, Nhai khẽ trả lời.
“Không, nếu anh thật sự muốn quan tâm em, và anh lấy đó làm vui sướng,
thì người khác đã khơng nói trơng anh khơng hạnh phúc” [16, tr.55].
Việc Huyền nói với An là thấy Nhai khơng hạnh phúc, nếu trong tình u
đó, cả hai người hiểu rõ nhau, chắc có lẽ An sẽ khơng về tra hỏi Nhai như vậy.
Nhưng chỉ vài câu nói của Huyền đã làm An để tâm tới chuyện đó, việc Nhai

quan tâm, lo lắng cho An cũng bởi anh yêu cô, vì u nên mới làm tất cả mọi
thứ cho cơ như vậy. Nhưng An lại sợ rằng đó chỉ là trách nhiệm mà Nhai giành
cho cô. An luôn trăn trở vì điều đó.
“Ngày xưa u nhau, anh ta có thể chờ Huyền ba tiếng để nói một câu xin
lỗi. Bây giờ, anh ta thậm chí cịn khơng hỏi Huyền ăn uống thế nào những lúc
anh ta vắng nhà. Ngày xưa yêu nhau, mỗi lần gặp gỡ là hai đứa quấn qt nhau
khơng muốn rời. Bây giờ, đi làm thì thơi, về nhà là anh ta ngồi ngay vào bàn
máy tính” [16, tr.52]
An trăn trở về việc Nhai có hạnh phúc khơng, cịn Huyền lại suy tư về
những hành động của chồng mình. Từ yêu nhau cho đến lấy nhau, dường như
18


mọi thứ đã thay đổi, tình yêu ở hai người họ khơng cịn mặn nồng như trước
nữa. Khơng cịn quan tâm nhau, đeo bám quấn quýt lấy nhau. Huyền và chồng li
dị cũng bởi lí do đó. Cơ nghĩ chồng mình đã thay đổi, người đàn ơng khi đã có
được mọi thứ thì họ sẽ vơ tâm đến một cách đáng sợ. Nhiều người thường nói
lúc u nhau thì vậy nhưng cưới nhau rồi sẽ hiểu rõ bản chất của mỗi người.
Người phụ nữ càng yêu lâu, đặc biệt là đã kết hơn thì họ càng muốn vun vén
cho hạnh phúc gia đình, muốn được chồng quan tâm, họ cứ nghĩ mọi thứ sẽ
nguyên vẹn như lúc đang yêu. Nên việc chồng thay đổi như thế, người phụ nữ
càng trở nên cáu gắt, suy nghĩ nhiều, càng lâu mối quan hệ vợ chồng càng xảy
ra nhiều mâu thuẫn, không hạnh phúc, đàn ông họ không chịu đựng được những
cằn nhằn, phụ nữ không chịu đựng được sự vô tâm, lạnh lùng. Từ đó dẫn đến
việc li hơn.
1.2.2. Chủ đề gia đình
Gia đình là cội nguồn của mỗi con người, là tế bào và là hạt nhân của xã hội.
Mỗi gia đình hạnh phúc bền vững sẽ tạo thành một xã hội phát triển bền vững.
Đất nước ta đang trong xu thế tồn cầu hóa và “khơng lúc nào bằng lúc này
vấn đề gia đình được đặt ra với ý nghĩa phổ qt..Nó khơng chỉ mang tính cấp

thiết của hiện tại mà cịn gắn liền với q khứ và góp phần quyết định với tương
lai” [30, tr.8]. Hiện nay những biến đổi trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, kinh
tế…cũng tác động đến và tạo ra những biến đổi trong gia đình. Bên cạnh những
thay đổi có ý nghĩa tích cực, gia đình cũng đang phải đối mặt với rất nhiều
những vấn đề phải suy nghĩ.
Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Ngân Vi phản ánh một
cuộc sống hiện nay của chúng ta, một thực tế trong xã hội mà mỗi người đều
gặp phải. Mọi người sống cùng nhau, ăn cùng, ở cùng mà vẫn cô đơn. Bản thân họ
không hiểu được người bên cạnh, loay hoay đi tìm hiểu người bên cạnh. Con người
ta cần bản ngã, sống đúng bản chất, cần được thương, được yêu, được quan tâm.
Có thể nói quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, nền tảng tạo nên sự
hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình. Những quy tắc, chuẩn mực đạo
19


đức của gia đình truyền thống đã quy định cách ứng xử trong mối quan hệ vợ
chồng. Trong quan hệ vợ chồng nghĩa tình, thủy chung được coi là những giá trị
đạo đức căn bản để có được cuộc hơn nhân hạnh phúc, bền vững. Những tình
cảm quý báu này có được là nhờ sự quan tâm, gắn bó, yêu thương, cùng nhau
chia sẻ gánh vác cơng việc gia đình giữa vợ và chồng.
Nhưng phải chăng, gia đình trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Ngân Vi
không được trọn vẹn, không được hạnh phúc như bao gia đình mà chúng ta
hằng mong ước, và nó xuất phát từ mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái. An sinh ra trong một gia đình chẳng mấy hạnh phúc, từ nhỏ đã
sống với bà ngoại. Ký ức của cơ là những trận địn roi bạo lực, những cơn say
triền miên của cha và những giọt nước mắt cam chịu của mẹ. Ba An say xỉn đập
mọi đồ đạc trong nhà cho tan nát từ tivi rồi đánh đập mẹ cô, cô bị ám ảnh và ảnh
hưởng đến tinh thần, dù đi đâu, dù đã lớn lên và đi xa nhưng nỗi ám ảnh đó vẫn
cứ theo mãi, theo mãi khơng bao giờ dứt: “Nó như một miếng bã kẹo cao su
siêu bền ấy. Nó gắn một đầu ở nơi cố định, một đầu nó dính vào lưng An, và dù

An có chạy đi bất kì đâu, và dù nó có đứng yên một chỗ ban đầu, cách xa An
bao lâu thì nó vẫn cứ bám lấy An. Nên có lần An thử khơng chạy nữa. An trở về
nơi đầu kia đang bám trụ. Nó khơng ở chỗ mẹ An. Nó cũng khơng ở chỗ ngoại
An. Nó ở chỗ ông ấy” [16, tr.26]. Hay trong Phúc âm cho một người, nhân vật
bà Khuê có người chồng nhu nhược, người con trai suốt ngày ở sịng bài, khơng
tu chí làm ăn, lấy vợ sinh con rồi vẫn không làm chủ được cuộc sống của mình.
Suốt đời bà phải lam lũ, tần tảo hi sinh cho gia đình. Hầu như bà khơng tìm thấy
bất kì một hạnh phúc nào trong gia đình của mình. Đáp lại đó là những buồn
phiền, những chịu đựng, những suy nghĩ luôn quẩn quanh đầu bà. Cả cuộc đời
mang trên vai một gánh nặng đó là gia đình: “Kế hoạch mở quán bi-a của con
trai bà có vẻ như đã bị gác lại. Nó khơng nói năng gì tới chuyện đó nữa. Nó
chính thức thất nghiệp,…nhưng nó khơng có chút gì gọi là sốt sắng đi tìm một
cơng việc mới. Nó cứ nằm ì ở phịng ngủ tới tận trưa, rồi chiều xuống, tránh giờ
giao trẻ, nó xách xe máy chạy đi đâu đó đến giờ cơm tối nó mới mị về. Ăn cơm
20


tối xong, có hơm nó ở nhà chơi với con, có hơm nó lại xách xe đi mất” [17,
tr.46-47]. Với độ tuổi của con cái bà, đáng lẽ giờ này đã ni ba mẹ mình.
Nhưng đối với bà Kh thì ngược lại, bà lam lũ đi làm kiến tiền, dù vai có đau
bà đi khám bác sĩ rồi lại tiếp tục cơng việc của mình. Quan hệ cha mẹ - con cái
là mối quan hệ máu mủ, thiêng liêng nhất. Nhà nghiên cứu Đào Hùng trong bài
viết Biến đổi của gia đình Việt Nam thời hiện đại đã trích dẫn trong sách Luân
lý giáo khoa thư lớp sơ đẳng do các nhà giáo dục Nho học biên soạn có đoạn:
“Tơn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha mẹ. Cách ăn nói, lúc đứng ngồi,
phải giữ gìn ý tứ, khơng làm điều gì mất lịng và trái ý người. Vâng lời cha mẹ
là khi cha mẹ bảo điều gì là phải nghe, khơng được cưỡng lại. Cha mẹ là người
đã trải việc đời, dạy bảo ta điều gì, là mong cho ta hay. Vậy ta phải vâng lời
cha mẹ. Người con biết tơn kính và vâng lời cha mẹ, là người con hiếu thảo”
[13, tr. 14-15]. Theo quan niệm truyền thống, con cái có bổn phận phải phục

tùng, thành kính, phụng dưỡng cha mẹ. Con cái phải ln biết ơn công lao sinh
thành, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ. Cha mẹ cịn sống thì con cái phải
phụng dưỡng, chăm sóc đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau, già yếu. Cha mẹ mất,
con cái có trách nhiệm ma chay, chôn cất, thờ cúng, tưởng nhớ công ơn của cha
mẹ. Không chỉ chăm lo về vật chất, con cái ln làm cho cha mẹ được vui vẻ,
n lịng. Con cái có trách nhiệm làm rạng rỡ tổ tiên. Hiếu thảo với cha mẹ là
đạo lớn nhất của người con vì thế bất hiếu cũng là tội “Trời chu đất diệt”. Trong
văn hóa ứng xử phương Đơng nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, lịng
u thương con cái của người làm cha làm mẹ lớn lao không gì có thể sánh
được. Họ chấp nhận hy sinh cả cuộc đời vì con, ln bao dung, độ lượng với
con cái. Cha ơng ta có câu “Cá chuối đắm đuối vì con”, “Mẹ già trăm tuổi
thương con tám mươi” hay “Con dại cái mang” cũng là để nói về tình cảm này.
Cha mẹ không chỉ là người sinh dưỡng mà phải có trách nhiệm dạy bảo con cái
nên người. Và khát khao có được một gia đình hạnh phúc đó lại không xuất hiện
trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Ngân Vi.
1.2.3. Đời sống sinh lý của phụ nữ
21


×