Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.43 KB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan này luận văn này là của riêng tôi và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.. Người.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC TT 1. 2. 3 4. Nội dung PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU I – Lý do chọn đề tài II – Mục đích yêu cầu III - Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện IV- Phương pháp nghiên cứu PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG I- Cơ sở lý luận và thực tiễn II – Kinh nghiệm dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 III- Thực trạng vấn đề IV – Giải pháp V - Kết quả Giáo án minh họa PHẦN BA: KẾT LUẬN. Trang. 4 5 5 5 6 7 10 13 18 20 22. PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I:. I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lê nin đã nói “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người”. Mác nói “ Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng tình cảm. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn hoạt động, tương ứng với bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong chương trình Tiếng việt ở bậc tiểu học, phân môn tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc tiểu học đầu tiên trong trường phổ thông. Phân môn Tập đọc là một trong những phân môn chính góp vào việc thành công của bậc học. Tập đọc góp phần thực hiện mục tiêu chung của bậc học về tất cả các mặt: Đức dục, trí dục, mỹ dục và khả năng lao động. Phân môn Tập đọc đối với học sinh tiểu học như chiếc chìa khoá đầu tiên giúp các em bước vào kho tàng tri thức khoa học vô tận của nhân loại. Bởi vì nếu không biết đọc thì không thể tiếp thu được những tri thức, kiến thức của loài người đã được đưa vào sách vở. Nếu không biết đọc, dễ dàng con người không thể sống trong xã hội văn minh hiện đại. Xã hội mà tri thức khoa học vươn tới đỉnh cao của quá trình nghiên cứu và lao động của cả nhân loại ... Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ xã hội, tự nhiên, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn dung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn ... Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học nữa, đọc để tự học, học cả đời.. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương là vùng tập trung dân tộc thiểu số đó là dân tộc: Nùng, Tày, HMông. Còn một số phong tục tập quán lạc hậu, một số gia đình do không biết chữ nên chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình. Vì vậy dạy Tập đọc có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển cho học sinh. Đó là những nhận thức, suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của phân môn Tập đọc đã thúc đẩy tôi mạnh dạn lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm dạy môn Tập đọc lớp 2 ở trường tiểu học Chiến – Huyện Hoàng Su Phì – Tỉnh Hà giang". Nhằm góp phần hoàn thiện và cải tiến phương pháp dạy bài tập đọc lớp 2 để nâng cao chất lượng dạy học phân môn này. II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. Để thực hiện mục tiêu Giáo dục- đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đó là nhiệm vụ chính của ngành giáo dục nói riêng và là trách nhiệm chung của các ngành, các cấp và của cả xã hội. Trong quá trình hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng chiếm một vị trí trọng yếu trong chương trình bậc tiểu học. Học sinh phải có kiến thức vững chắc về Tiếng việt và.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> kĩ năng sử dụng thành thạo Tiếng Việt thì mới có điều kiện thuận lợi để tiếp thu các bộ môn văn hoá khác. Ở bậc tiểu học, các em học phân môn Tập đọc thông qua những bài văn chọn lọc giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học, trên cơ sở trau dồi vốn Tiếng Việt ngày càng phong phú và chính xác. Ở phân môn này, sau giờ học đã đem lại cho các em cái hay, cái mới, niềm vui nhận thức, khêu gợi ở các em những cảm xúc thẩm mỹ, thức tỉnh các em có những ý thức tốt đẹp. Biết phân biệt được những cái thiện với cái ác. Việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc bên cạnh nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách phân môn Tập đọc có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc các em sẽ hiểu biết hơn, biết suy nghĩ một cách lô gích cũng như biết tư duy có hình ảnh ... Dạy Tập đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Môn Tập đọc còn góp phần xây dựng cho học có lòng tin yêu con người và thêm yêu cuộc sống. Sự coi trọng chất văn chương thông qua các bài Tập đọc, lấy các bài Tập đọc làm điểm tựa để dạy Luyện từ và câu, Tập làm văn. Nhiệm vụ của phân môn này là: Rèn luyện các kỹ năng đọc văn, thơ, cảm thụ văn học và liên hệ với cuộc sống của các em. Đồng thời còn phải biết kết hợp củng cố, bổ xung kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp và phương pháp viết văn cho học sinh. III - PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi đề tài . Đề tài này được sử dụng trong phạm vi dạy kiến thức của phân môn tập đọc lớp 2 theo chương trình của Bộ giáo dục - Đào tạo quy định. 2. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học. Đề tài được nghiên cứu và áp dụng vào đối tượng là học sinh lớp 2 bậc tiểu học của trường Tiểu học xã Chiến Phố – Huyện Hoàng Su Phì – Tỉnh Hà Giang. Tôi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện kinh nghiệm này từ năm học 2012-2013 và duy trì giảng dạy trong năm học 2013- 2014. IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Đoc ngiên cứu kĩ tài liệu liên quan đến đề tài, tìm hiểu nội dung, chương trình SGK, sách Tiếng Việt 2 và sách hướng dẫn về nội dung và cấu trúc của môn học. + Phương pháp đối chiếu so sánh. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp thống kê. + Phương pháp thử nghiệm.. PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN I . CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 1.Cơ sở lý luận..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bước sang thế kỷ XXI. Giáo dục nước ta đứng trước những thách thức lớn. Đòi hỏi Giáo dục phải có sự thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính chất đại chúng, nhân văn và hiện đại. Một xã hội phát triển thì việc đầu tư cho phát triển giáo dục phải đặt liên hàng đầu. Với sự nghiệp giáo dục đặc biệt phải chú ý đến giáo dục tiểu học. Vì tiểu học là ( Nền móng ) của toà nhà giáo dục và toà nhà có vững chắc có kiên cố phải dựa vào nền móng. Vì vậy việc chăm lo và phát triển giáo dục tiểu học là rất quan trọng và cấp bách. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn cho sự phát triển lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tập và sống l ành mạnh. Học xong bậc tiểu học ,các em đạt được những yêu cầu là :Có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam, yêu quý quê hương đất nước ...có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội , con người . Ở bậc tiểu học, qua các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung trong đó có phân môn Tập đọc nói riêng là một phân môn thực hành . Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của nó là :hình thành năng lực đọc cho học sinh. Trước tiên là luyện cho học sinh đọc rõ từ, phát âm chính xác những phụ âm đầu và thanh điệu. Từ đó các em mới có thói quen đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, đọc thầm và đọc diễn cảm các bài học thuộc lòng bài văn. Qua bài tâp đọc phải rèn cho các em biết giải nghĩa từ và tìm hiểu nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ ...Bước đầu có kiến thứcvề các loại văn như :Viết một đoạn văn,viết đơn, thư ...Nhận biết về thơ ca, nhân vật trong các tác phẩm. Qua đó cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Qua bài tập đọc kết hợp củng cố, bổ sung kiến thức về cách dùng từ đặt câu và về phương pháp viết văn cho học sinh . Tóm lại: Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trau dồi cho học sinh Tiếng Việt, kiến thức văn học , kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm và thẩm mĩ ... Vì vậy đối với các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng .Ngoài nhiệm vụ dạy học giáo viên còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức tiếng việt ,kiến thức văn học và khả năng vận dụng vào cuộc sống cho học sinh. Hơn nữa nhiệm vụ này còn gắn bó hỗ trợ lẫn nhau nên yêu cầu giáo viên phải dạy đủ các yêu cầu trong mỗi bài dạy. Do vậy để dạy tốt bài tập đọc, trước hết giáo viên cần xác định yêu cầu kết hợp khi đọc, tránh coi nhẹ và ngược lại cũng không được thiên về giảng văn chương như ở các cấp học khác. 2. Cơ sở thực tiễn Trên thực tế ở trường tiểu học, việc dạy học bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy tập đọc chưa tốt cũng chính là những hạn chế của giáo viên. nhìn chung hiện nay trên thực tế việc dạy học phân môn tập đọc ở bậc tiểu học đang có những thiếu sót nhất định : Giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện kỹ năng đọc văn, thơ cho học sinh như: - Chưa giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. - Giáo viên chưa kết hợp củng cố, bổ sung kiến thức về từ và câu, kiến thức viết văn cho học sinh. Những thiếu sót trên đã làm hạn chế việc thực hiện các nhịêm vụ của phân môn tập đọc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu đúc rút được một số kinh nghiệm để tìm ra phương pháp nhằm một mục đích nâng cao chất lượng dạy phân môn tập đọc. II. Một số Kinh nghiệm dạy môn Tập đọc lớp 2 A - Các bước tiến hành. 1. Quan điểm về hoạt động đọc và kỹ năng đọc Đọc là một hoạt động tiếp nhận thông tin thông qua kênh chữ. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc tiếp nhận được nội dung, kiến thức trong bài đọc. Mà người đọc dùng mắt, nhìn, miệng đọc , tâm để cảm thụ, phân tích nội dung thông tin vừa đọc. Có khi hình thức đọc sau. 1.1. Đọc thành tiếng Là hình thức đọc phát ra âm thanh + Phát âm đúng + Ngắt nghỉ hơi hợp lý + Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí). - Tốc độ đọc vừa phải (không ê , a, ngắt ngứ hay liến thoắng) 1.2. Đọc thầm và hiểu nội dung + Đọc không thành tiếng, không mấp máy môi + Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. 2. Yêu cầu về kiến thức – kỹ năng đối với phân môn tập đọc lớp 2 Đọc có ý thức hơn lưu loát hơn, thể hiện rõ hơn, những phản ứng cảm xúc, tình cảm, thông qua bài đọc (CV896 BGDĐT – GDTH), học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Đọc đúng, không ngắc ngứ + Tốc độ đọc . Giữa học Kỳ I : 30 tiếng / phút . Cuối học kỳ I : 35 tiếng / phút . Giữa học Kỳ II : 40 tiếng / phút . Cuối học kỳ II : 45 tiếng / phút 3. Suy nghĩ về việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một yếu tố vô cùng quan trọng được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và đưa lên vị trí hàng đầu, trong sự nghiệp giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy – học giáo dục tiểu học. Để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách đồng bộ và hiệu quả một số vấn đề sau: 3.1 Công tác quản lý Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, như: tổ chức các giờ học, các hoạt động giáo dục diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên – hiệu quả và chất lượng. Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm đánh giá xếp loại theo chuẩn 14. Bên cạnh đó thường tổ chức cho giáo viên giao lưu trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, xếp lại học sinh theo tinh thần đổi mới (QĐ30).. 3.2. Đội ngũ giáo viên Cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học thông qua các hoạt động sau: + Tổ chức tạo điều kiện cho giáo viên học chuẩn và tiêu chuẩn.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Xây dựng các chuyên đề giáo dục PT + Đổi mới nâng cao sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ khối,… 3.3. Cơ sở vật chất Trang bị đầy đủ SGK, sách tham khảo của giáo viên , đồ dùng học tập , thiết bị dạy – học. - Trở về với mỗi giáo viên hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đang thu hút và tác động đến từng cá nhân. Mỗi tiết dạy để đảm bảo sự thành công, thì việc đổi mới phương pháp dạy học phải được đặt, lên vị trí hàng đầu đó là “kim chỉ nam” cho việc dạy học ngày nay. 4. Đôi điều về tính tích cực và phương pháp dạy học tích cực. 4.1 . Tính tích cực là gì? (TTC) Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như : hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn; thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc , đòi hỏi giải thích những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới…. 4.2. Phương pháp tích cực là gì? - Phương pháp tính tích cực là một thuật ngữ được rút gọn; được dùng ở nhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. 4.3. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực (TTC).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Sự hạn chế trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 qua việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh Thực tế cho thấy đến nay phần lớn giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nói chung và giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng chỉ chú trọng về mặt hình thức là giảng dạy đầy đủ , không sót kiến thức, ổn định được in trong sách giáo khoa. Mà chưa quan tâm đến vấn đề cốt lõi của phân môn Tập đọc là việc rèn kỹ năng quan trọng cho học sinh : “Kỹ năng đọc”. Hơn nữa giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nghĩa là mọi hoạt động dạy học diễn ra không nhằm phát huy tính tích cực của người học, mà tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Đành rằng để dạy theo PPTC thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ ràng, cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được. Cũng như có trường hợp, giáo viên hăng hái áp dụng PPTC nhưng thất bại vì HS chưa thích ứng vẫn theo lối học tập thụ động. * Tóm lại : Từ thực trạng trên cho thấy quá trình dạy học như thế chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; không phát huy được khả năng tìm tòi, khám phá của các em, chưa khuyến khích, phát triển năng lực – năng khiếu sở trường của cá nhân học sinh. Làm cho hiệu quả giáo dục không đạt chất lượng như mong muốn. 2. Hiệu quả học tập và kỹ năng đọc của học sinh trong quá trình học phân môn tập đọc..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thực trạng không mấy lạc quan về kết quả đọc còn thấp của học sinh, cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Các em thường mắc khá nhiều lỗi đọc. Cụ thể là các lỗi cơ bản sau: 2.1. Lỗi phát âm lệch chuẩn chữ viết Khi đọc HS thường phát âm không chính xác cả âm đầu lẫn phần vần và thanh điệu. Chẳng hạn : đọc r thành g (bối rối – bối gối, rập rình – gập gình) , đọc phụ âm qu thành v (quảng cáo - vảng cáo) đọc âm ê trong vần kéo dài thành i ê (mếu máo – miếu máo, đều – điều) đọc âm o thành âm o (trong xanh – trông xanh) đọc âm y thành i ( may mắn – mai mắn, bàn tay – bàn tai,..) đọc vần oan thành on (hoàn toàn – hòn tòn,..) âm cuối n thành ng (củi mùn – củi mùng; bắn súng – bắng súng ) ; t thành c (ánh mắt – ánh mắc) … nguyên nhân lỗi phát âm lệch chuẩn này là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thể âm của môi trường sinh sống 2.2. Lỗi đọc không đúng trọng âm: Học sinh sử dụng cách đọc không có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào những tiếng không có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều, buồn tẻ hoặc làm cho nội dung thông báo bị hiểu sai lệch. Nguyên nhân của hiện tượng này, là do các em chưa xác định được các từ ngữ đảm nhiệm vai trò thông báo chính trong câu ; chưa biết phân biệt đâu là yếu tố trọng âm trong một từ. Đây là một lỗi đọc, mà đa số học sinh thường mắc phải. 2.3. Lỗi ngắt giọng không đúng chỗ Ngắt giọng không chính xác ở các câu văn dài, có cấu tạo ngữ pháp phức tạp (ngắt giọng ngẫu hứng theo nhịp thở (còn gọi là ngắt giọng sinh lý). Khi đọc thơ, học sinh thường đọc theo áp lực của nhạc thơ, tách rời đọc với hiểu. 2.4. Lỗi đọc không đúng ngữ điệu, không diễn cảm Học sinh không thể hiện đúng các kiểu câu khi đọc do nhầm lẫn về hình thức diễn đạt ..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chẳng hạn : Đọc các câu hỏi tu từ như: câu hỏi thông thường, đọc câu cảm như câu hỏi, đọc lên giọng máy móc ở các từ cuối câu hỏi. Khiến cho một cuộc trò chuyện tâm tình được thể hiện như một cuộc cải vã. Một số giáo viên, do cách hiểu chưa thật chính xác, khái niệm đọc diễn cảm. Nên khi đọc mẫu đã cố gắng uốn gịong một cách cầu kỳ, khiến giọng đọc trở nên thiếu độ trung thực cần thiết. Học sinh vì làm theo mẫu, nên cũng đọc thái quá như vậy * Tóm lại : xuất phát từ thực trạng nêu trên , cho thấy hiệu quả giờ học phân môn tập đọc thông qua kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, như thế chưa phát huy tính tích cực hoạt động học tập, sáng tạo mang tính sáng tạo, tự giác của học sinh. Thể hiện qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 2 như sau: Tổng số học sinh : 25/15 nữ . Đọc tốt : 2 em tỉ lệ 8% . Đọc khá : 5 em tỉ lệ 20% . Đọc TB : 14 em tỉ lệ 56% . Đọc yếu : 4 em tỉ lệ 16% * Tỉ lệ trên TB : 84% * Tỉ lệ dưới TB : 16% Chất lượng cho thấy học sinh đọc mức độ trung bình trở lên chưa cao; tỉ lệ học sinh đọc yếu còn nhiều cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Tất yếu dẫn tới câu hỏi : chúng ta có thể làm gì để nâng cao khả năng đào tạo trình độ đọc cho HS? Đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu lý thuyết thuần túy về đọc mà còn liên quan đến việc phát triển mục đích và phương pháp đào tạo, giáo dục việc đọc cho học sinh tiểu học hiện nay. Với thực trạng nêu trên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập việc sửa lỗi đọc cho học sinh lớp 2 bằng một hoạt động bỗ trợ, đó là : sử dụng tổ hợp bài tập (BT) rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> IV. GIẢI PHÁP 1. Vị trí , vai trò của giáo viên trong phương pháp dạy tập đọc theo hướng đổi mới Đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được đặt lên vị trí hàng đầu được các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm. Vì nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta trực tiếp giảng dạy cần xác định rõ chính xác, nắm vững về việc đổi mới sao cho phù hợp với tình hình, năng lực của học sinh. Nghĩa là giáo viên không đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng các phương pháp như : thuyết trình giảng giải, song song đó là học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Mà được vận dụng bằng các phương pháp sao cho giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi ý, gợi mở – song song đó là học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập một cách tích cực nhằm tiếp thu bài một cách chủ động và hiệu quả hơn. Muốn làm được công việc trên thì bản thân giáo viên phải nổ lực nhiều so với phương pháp dạy học thụ động và phải kiên trì vận dụng phương pháp đổi mới nhằm tạo cho các em thích ứng dần với phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao. Trong đổi mới phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công. Như vậy khi nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức, cảm thụ của học sinh. Phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Giáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động với phương pháp dạy học trên thì vai trò của giáo viên không những không bị hạ thấp mà còn được đề cao với tư cách là người gợi mở, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong hoạt động học tập của học sinh. 2. Bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hứơng tích cực hoá hoạt động học tập 2.1. Bài tập luyện chính âm (còn gọi là bài tập (BT) luyện phát âm đúng)..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đây là loại BT dễ thực hiện nhưng ít xuất hiện trong SGK nên ít được giáo viên sử dụng. Hình thức bT có thể là tìm (gạch dưới, đóng khung, liệt kê) những từ ngữ khó đọc trong bài. Cách thực hiện : Để đổi mới cho phù hợp với tình hình năng lực thực tế học sinh của lớp, ta không nên chọn và ghi sẵn các từ ngữ khó cho học sinh luyện đọc. Và sau khi cho học sinh thực hiện BT, GV không đọc mẫu, yêu cầu HS đọc từ ngữ, câu có chứa tiếng HS hay mắc lỗi rồi GV mới chữa, hoặc GV đọc mẫu những từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm vần HS hay đọc lẫn rồi yêu cầu học sinh đọc theo * Bài tập minh họa VD : Chọn trong đoạn 1 của bài “Sự tích cây vú sữa” (TV2, Tập 1 , Trang 96) những tiếng có thanh hỏi và thanh ngã rồi viết vào 2 dòng dưới đây - Những tiếng có thanh hỏỉ: bỏ, ở, trẻ,cảnh, khản, rẩy,trổ, nở, đỏ. - Những tiếng có thanh ngã : nghĩ, đã, sữa, vỗ. * Giải đáp: (?) bỏ, ở, mỏi (~) nghĩ VD 2 : Đọc thầm đoạn 2 của bài “Câu chuyện bó đũa” (TV2 – tập 1 tr112) ghi lại những tiếng có phụ âm đầu g, r vào chỗ trống. - g: gọi, gái, gãy - r :rồi, rất, rế, ra,... *Giải đáp + g : gọi, gái, gãy + r : rồi, rất, rể , ra VD 3 : đọc thầm đoạn 2 của bài “Chuyện bốn mùa” (TV 2 – Tập 2 – Trang 5) và ghi lại những tiếng có chứa ao, au.. rồi điền vào chỗ trống dưới đây + au:Cháu, nhau,... + ao :nào, cao,....
<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Giải đáp + au : cháu + ao : nào, cao VD 4 : Đọc đoạn 1 của bài “Mùa xuân đến” (TV 2, tập 2 , Tr 17) vô ghi lại những tiếng có chứa i, y vào chỗ trống dưới đây : + i : thì, trời, lại,... + y :ngày, nảy, ... * Giải đáp + i :thì , trời, lại + y :Ngày, nảy, đầy, bay, nhảy, gáy Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm chính xác các tiếng / từ khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thổ âm của môi trường mình sinh sống. 2.2. Bài tập luyện đúng trọng tâm Đây là kiểu bài tập giúp HS đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài, những từ chìa khóa của bài đọc * Cách thực hiện : Khi đến phần hướng dẫn học sinh đọc đoạn. Theo cách dạy thông thường, giáo viên ghi sẵn câu hoặc đoạn vào băng giấy hoặc bảng phụ. Dùng các ký hiệu ( /; //) ngắt, nghỉ hoặc gạch chân các từ cần nhấn giọng … với cách hướng dẫn trên thì chưa phát huy được tính tự giác, chủ động của học sinh . Vì học sinh chỉ làm theo mẫu có sẵn. Nó mang tính chất áp đặt, chưa khơi dậy được ở học sinh óc sáng tạo, cũng như sự đam mê hứng thú trong học tập. - Với hình thức luyện đọc trên tôi thay thế bằng cách xây dựng BT luyện đúng trọng âm. VD 1 : Ghi dấu dưới tiếng cần nâng cao giọng và dấu bằng ( = ) dưới tiếng cần hạ thấp giọng khi đọc các câu sau :.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> . Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? Tôi là cá sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi (quả tim khỉ, TV 2, tập 2, tr.51). * Giải đáp Bạn là ai? vì sao bạ n khóc? Tôi là cá Sấu . Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi VD 2 : Gạch dưới các từ cần nhấn giọng khi đọc 4 dòng thơ sau của bài Mẹ (TV 2, tập 1 , Tr 101) Lặng rồi / cả tiếng con ve / Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi // Những ngôi sao / thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con// * Giải đáp Lặng rồi / cả tiếng con ve / Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi // Những ngôi sao / thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con// *. Cách tiến hành Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc giáo viên không ghi sẵn mà yêu cầu học sinh nêu cách đọc của cá nhân. Cuối cùng giáo viên kết luận cách đọc rồi hướng dẫn các em đọc theo yêu cầu. Qua đó hướng dẫn HS nâng dần lên khả năng biết đọc ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ,… cũng là căn cứ để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài. 2.3. Bài tập luyện đọc ngắt giọng đúng chỗ.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Khi dạy HS đọc văn bản, cần tạo điều kiện cho học sinh nắm được cơ chế ngắt giọng, đó là đảm bảo nghĩa của từ, cụm từ, đảm bảo cấu trúc ngữ pháp của câu. Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa, hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phương tiện giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Để làm được điều đó giáo viên cho học sinh thực hiện một số dạng bài tập sau: Bài tập minh hoa Bài tập 1: Khi dấu ngắt (/ , nghỉ //) hơi cần thiết để đọc diễn cảm đoạn thơ sau: Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh (Trích trong bài Thư Trung Thu, TV 2 , tập 2 , tr.10). * Giải đáp: Ai yêu / các nhi đồng / Bằng / Bác Hồ Chí Minh // Tính các cháu / ngoan ngoãn / Mặt các cháu / xinh xinh // Bài tập 2 : Dùng gạch xiên ( / ) đánh dấu chỗ ngắt hỏi, gạch ( // )và gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn văn sau: Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý (Tìm ngọc, TV 21, T1 .tr 13*)..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Giải đáp Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền / bỏ tiền ra mua, / rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương//. Đền ơn chàng trai,/ Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý //. * Tóm lại : Để rèn tốt các kỹ năng đọc đã nêu. Nhằm nâng cao hiệu quả đọc cho học sinh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giáo dục việc đọc ngay từ đầu phải hướng dẫn sự trãi nghiệm và tạo niềm vui cho học sinh - Giáo dục việc đọc cho học sinh cần phải khách quan khoa học, nghĩa là phải chú trọng bản chất của hoạt động đọc và quá trình đọc - Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công. - Giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. V. KẾT QUẢ Qua một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh đã nêu ở trên , sau khi áp dụng với học sinh lớp 2 từ đầu năm học cho đến nay, đã thu được kết quả dạy học chủ yếu sau: Phần lớn học sinh trong lớp có ý thức, tự giác hơn trong quá trình luyện đọc, cũng như quá trình học tập, các em trở nên yêu thích môn học, thích được làm việc tích cực tham gia các hoạt động học tập. Các em có một thói quen học tập nhất định là tích cực tham gia các hoạt động học tập ở hầu hết các môn học..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Kết quả học tập của các em được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là kỹ năng đọc của các em được thể hiện cụ thể như sau: 1. Kết quả khảo sát chất lượng đọc đầu năm như sau Tổng số học sinh : 25/15 nữ . Đọc tốt : 2 em tỉ lệ 8% . Đọc khá : 5 em tỉ lệ 20% . Đọc TB : 14 em tỉ lệ 56% . Đọc yếu : 4 em tỉ lệ 16% * Tỉ lệ trên TB : 84% * Tỉ lệ dưới TB : 16% Chất lượng cho thấy học sinh đọc ở mức trên trung bình còn chưa cao mà tỉ lệ học sinh đọc dưới trung bình còn khá cao 16% Sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu vào thực tiễn lớp 2 đã thu được kết quả sau : . Đọc tốt : 5 em tỉ lệ 20% . Đọc khá : 9 em tỉ lệ 36% . Đọc TB : 10 em tỉ lệ 40% . Đọc yếu : 1 em tỉ lệ 4% * Tỉ lệ trên TB : 96% * Tỉ lệ dưới TB : 4% Với kết quả đạt được sau môt thời gian áp dụng biện pháp nghiên cứu, cho ta thấy rằng đã giải quyết tốt được thực trạng thực tế nêu trên. Em tin tưởng rằng, các em học sinh lớp 2 do tôi phụ trách ở năm học 2011 – 2012 này sẽ đủ điều kiện lên lớp 3 để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình SGK mới cũng như những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của những năm học tiếp theo..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> BÀI SOẠN MINH HỌA Tập đọc. sù tÝch c©y vó s÷a I. Môc tiªu: - Biết ngắt nghỉ hơi ở đúng câu có nhiều dấu phẩy. - Hiểu ND: Tình cảm yêu thơng sâu nặng của mẹ dành cho con. (trả lời đợc CH 1,2,3,4) II. ChuÈn bÞ : Tranh, B/p III. Hd d¹y häc ND & TG H® cña Gv H® cña Hs A. KTBC: ( 5' ) - Gọi 2 hs đọc bài" Cây xoài của ông - 2 hs đọc em" - NhËn xÐt ghi ®iÓm B. bµi míi: 1. GT bµi:( 3' ) - Ghi b¶ng - Theo dâi 2. Luyện đọc (32) - §äc mÉu toµn bµi vµ gt t¸c phÈm - Theo dâi - L® & ngtõ - Yc hs đọc nối tiếp câu - §äc nèi tiÕp - Hd đọc từ khó : ( Mục I ) - Theo dâi - Yc hs đọc cn- đt - §äc cn- ®t * §äc ®o¹n tríc líp - Tr¶ lêi - Bµi chia lµm mÊy ®o¹n ? ( chia lµm 3 ®o¹n )(®o¹n 2 chia lµm 3 ý nhá : ý - §äc nt ®o¹n 1 bắt đầu từ đoạn 2 đến mà khóc,ý 2 - Theo dõi từ kì lạ đến sữa mẹ,ý 3 từ cậu nhìn lên tán lá đến vỗ về) - Yc hs đọc nối tiếp đoạn - Hd đọc câu dài: " Một hôm,/ vừa đói vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ - Đọc vn- đt cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đờng - Trả lời vÒ nhµ.// - Yc hs đọc cn- đt - Bài này đọc với giọng ntn?( chậm r·i, nhÑ nhµng) - Yc hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp - §äc nt ®o¹n vµ gi¶i gi¶i nghÜa tõ nghÜa - Gi¶i nghÜa tõ: ( môc I ) * §äc trong nhãm - §äc trong nhãm - Chia nhóm 5 - Yc hs đọc trong nhãm - Theo dâi * TCTV: Hd hs đọc to, rõ ràng, nghỉ h¬i sau c¸c dÊu c©u * Thi đọc - Thi đọc - Gọi 2 nhóm thi đọc - Theo dâi - NhËn xÐt - NhËn xÐt khen ngîi - §äc ®t ® 2 * Đọc đt - Yc đọc đt đoạn 2 3. Tìm hiểu bài - Yc hs đọc đoạn 1 - §äc thÇm ( 25' ) 1. V× sao cËu bÐ bá nhµ ra ®i? ( CËu - Tr¶ lêi bÐ ham ch¬i, bÞ mÑ m¾ng, vïng v»ng bá ®i) - Yc hs đọc đoạn 2 - 1 hs đọc - Vì sao cậu bé tìm đờng về nhà?( Đi - Trả lời la cà khắp nơi, cậu vừa đói vừa rét,.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 4. Luyện đọc l¹i ( 10' ). C. C2 - D2( 4' ). lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ và trở về nhà) 2. Trë vÒ nhµ kh«ng thÊy mÑ, cËu bÐ đã làm gì?( Gọi mẹ khản cả tiếng rồi «m lÊy mét c©y xanh trong vên mµ khãc) 3. Thø qu¶ l¹ xuÊt hiÖn trªn c©y ntn? ( Từ các cành lá, những đài hoa bé tí træ ra, në tr¾ng nh m©y; råi hoa rông qu¶ xuÊt hiÖn....) - Thø qu¶ ë c©y nµy cã g× l¹? ( lín nhanh ra c¨ng mÞn, mµu xanh ãng ¸nh... tù r¬i vµo lßng cËu bÐ; khi m«i cËu võa ch¹m vµo, bçng xuÊt hiÖn mét dßng s÷a tr¾ng trµo ra, ngät th¬m nh s÷a mÑ ) - Yc hs đọc thầm đoạn 3 4. Nh÷ng nÐt nµo ë c©y gîi lªn h×nh ảnh của mẹ?( lá đỏ hoe nh mắt mẹ khãc chê con; c©y xoµ cµnh «m cËu bÐ nh tay mÑ ©u yÕm vç vÒ) 5. Theo em nếu đợc gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?( VD: Con đã biết lỗi, xin mÑ tha thø cho con, tõ nay con sẽ luôn chăm ngoan để mẹ vui lßng..) - ý chÝnh bµi nµy nãi lªn g× ?( Nãi lªn t×nh c¶m yªu th¬ng s©u nÆng cña mÑ víi con) - Gọi 3 hs đọc nối tiếp đoạn - Ghi ®iÓm - Gọi 2 hs thi đọc cả bài - Ghi ®iÓm - NhËn xÐt - Nh¾c l¹i néi dung bµi - Liªn hÖ - Vn đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Tr¶ lêi - Tr¶ lêi - Tr¶ lêi. - §äc thÇm - Tr¶ lêi - Tr¶ lõi. HS kh¸ tr¶ lêi. - §äc nt ®o¹n - 2 hs đọc cả bài. - Nghe - Liªn hÖ - Nhí. ______________________________________. PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN Dạy học là một nghiệp cũng là sự vẻ vang của mỗi người thầy. Theo tôi để dạy tốt phân môn tập đọc lớp 2 ngoài việc áp dụng các dước lên lớp đối với một giờ dạy Tập đọc, giáo viên cần phải biết áp dụng phối hợp các bước như đã nêu trên, cụ thể như sau: - Một là: Giáo viên cần quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh. - Hai là: Giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ từ đó liên hệ cuộc sống. - Ba là: Kết hợp củng cố bổ xung kiến thức về từ và câu, về phương pháp viết văn cho học sinh..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngoài ra để dạy tốt, học tốt điều quan trọng không thể thiếu đó là lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải luôn quan tâm đến học sinh, luôn lo lắng tới các em hàng ngày, kiên trì áp dụng nhiều phương pháp hình thức dạy học, ghi chép hàng ngày những kinh nghiệm dạy học có hiệu quả hoặc kém hiệu quả để rút kinh nghiệm trong những tiết dạy học sau; trao đổi với đồng nghiệp những tiết dạy học tốt để cùng học tập. Đối với các em học sinh để học tốt cần có đủ điều kiện về vật chất, thời gian và sự quan tâm của gia đình và nhà trường, nếu thiếu một trong những điều đó thì kết quả học tập khó có thể nâng cao được. Trên đây là đề tài tôi đã áp dụng để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc lớp 2 tại trường TH&THCS Thàng Tín. Trong phạm vi của Bản Sáng kiến kinh nghiệm và với khả năng cua minh tôi nhận thấy để tài chưa thật sự hoàn chỉnh kính mong được đồng nghiệp nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho tôi để Bản Sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện và chỉnh sửa cho phù hợp hơn./. * KIẾN NGHỊ. 1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo. Cần tổ chức nhiều buổi hội thảo, những buổi trao đổi học tập kinh nghiệm về phương pháp dạy học, theo phương pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của môn học đối với học sinh trên địa bàn (Cấp huyện, cấp trường) để giáo viên được trao đổi, thảo luận, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy. Cần tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh có nền giáo dục phát triển. 2. Đối với cấp uỷ chính quyền địa phương Các cấp uỷ, chính quyền địa phương cần phát triển hệ thống thông tin đại chúng cho vùng đồng bào dân tộc để đồng bào được tiếp cận với xã hội được nhiều hơn, qua đó vấn đề học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu môn Tiếng Việt sẽ tốt hơn. Chính quyền địa phương cần quan tâm vận động phụ huynh cho con em đi học được đều hơn không nghỉ học và bỏ học giữa trừng, giữa buổi. Tạo điều kiện cho các em được học hành, vui chơi và hoà nhập với bạn bè, cộng đồng và xã hội. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ăn, ngủ, nghỉ của HS nội trú được.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> khang trang. Để các em thoải mái nghỉ ngơi và có sức khỏe tốt. Giúp cho các em có tinh thần học tập tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong thời gian qua nhằm giúp các em học sinh học tốt hơn nữa môn Tiếng Việt. Thực tiễn đã cho thấy tuy còn nhiều khiếm khuyết xong đã thu được những kết quả bước đầu khá tốt, đáp ứng được một phần mong muốn của học sinh, của cha mẹ các em, của nhà trường, của bản thân tôi và tạo được hứng thú cho các em học tập, phấn đấu vươn lên. Là kinh nghiệm mới thực hiện và trong phạm vi nhỏ nên chắc rằng còn rất nhiều thiếu sót. Để đề tài áp dụng vào giảng dạy đạt kết quả cao trong năm học tiếp theo bản thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, trao đổi và bổ sung của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường để có thể áp dụng đề tài vào giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn./.. Bản Máy, ngày 12 tháng 4 năm 2012 NGƯỜI VIẾT. Lù Phát Lương.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Phương Nga, Lê A, Đăng Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo: Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1, NXB Đại học sư phạm, 2009 2. Lê Phương Nga, Phương pháp dạy tiếng việt ở tiểu học 2, NXB đại học sư phạm,2009 3. SGV, SGK tiếng việt 2..
<span class='text_page_counter'>(24)</span>
<span class='text_page_counter'>(25)</span>