Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH một số QUYẾT ĐỊNH QUẢN lí TIÊN TIẾN NHẰM mục TIÊU tối đa HOÁ lợi NHUẬN của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.24 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÍ TIÊN TIẾN
NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HỐ LỢI NHUẬN CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hồng Vân
Nhóm thực hiện: NHĨM MẮT MA – Khố lớp K57E- Mã lớp
ML68


KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
STT

NGƯỜI PHỤ THỜI GIAN
TRÁCH
BẮT ĐẦU

THỜI HẠN SẢN PHẨM CƠNG VIỆC
KẾT THÚC

1

Vũ Như
Ngọc

1/6/2020

14/6/2020



- Phân tích cơ sở lý luận của vấn đề
- Phân tích phương hướng và giải pháp cho
vấn đề

2

Nguyễn
Hồng
Long
Nguyễn
Cơng
Lượng
(Leader)

1/6/2020

14/6/2020

- Tìm hiểu về các quyết định của cơng ty
- Tìm kiếm, phân tích số liệu về chi phí

1/6/2020

14/6/2020

4

Trần Anh
Minh


1/6/2020

14/6/2020

5

Qch
Quang
Nhật

1/6/2020

14/6/2020

- Phân tích quyết định của cơng ty trên nhiều
thị trường
- Tìm kiếm, phân tích số liệu doanh thu.

6

Nguyễn Hà
Phương

1/6/2020

14/6/2020

- Tìm hiểu cơ sở lý luận đề tài và các lý thuyết
liên quan; đánh giá quyết định

- Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty

7

Cao Huỳnh
Bảo Long

1/6/2020

14/6/2020

- Tổng hợp các phần
- Phụ trách phần tổng quan đề tài nghiên cứu
và làm paperwork.

8

Hồng Ny
Nguyễn

1/6/2020

14/6/2020

- Phân tích hoạt động cơng ty tại nhiều nhà
máy
- Tìm kiếm, phân tích số liệu về sản lượng sản
xuất và chạy Eviews

3


- Phát hiện qua nghiên cứu, đề xuất giải pháp
cho việc tối đa hóa lợi nhuận
- Tìm kiếm, phân tích số liệu về chi phí và
chạy Eviews
- Tổng hợp tiểu luận
- Phân tích tình hình hoạt động của cơng ty
trên thị trường
- Tìm kiếm, phân tích số liệu về sản lượng tiêu
thụ và chạy Eviews

2


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Lợi
nhuận tạo ra sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên hiệu quả và tập trung vào
các hoạt động mà họ có lợi thế cạnh tranh. Ngồi ra, tối đa hóa lợi nhuận nâng cao hiệu
quả phân bổ, hay nguồn lực sẽ chảy vào nơi tạo ra giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp. Để
đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải suy tính, đưa ra các quyết định về sản xuất,
sản lượng, giá cả,…một cách hợp lý, mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Đề tài “PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÍ TIÊN TIẾN NHẰM
MỤC TIÊU TỐI ĐA HỐ LỢI NHUẬN CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN”

Nhằm mục đích nghiên cứu các quyết định của Masan đã thực hiện để tối đa hóa
lợi nhuận và xem xét tính hiệu quả của các quyết định thông qua các số liệu thu thập
được, đồng thời đưa ra các đề xuất, giải pháp cho vấn đề trên.
Nhóm chúng em xin cảm ơn cô đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích thơng qua q
trình giảng dạy để chúng em có thể thực hiện tốt bài nghiên cứu trên!


I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thực trạng chung
Lợi nhuận, phần tài sản nhận được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi các
khoản chi phí, là mục tiêu mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn có thể tối đa
hóa để có thể chiếm lĩnh thị trường và mang lại nguồn lợi lớn cho công ty.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc một doanh nghiệp đạt được mục tiêu “tối đa
hóa lợi nhuận” ngày càng khó khăn và phức tạp. Bởi bên cạnh giải quyết những bài
toán liên quan đến cung cầu thị trường, người tiêu dùng,... người quản lý còn phải đối
mặt với nhiều vấn đề khác khi thị trường ngày càng có nhiều sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp, trở thành những đối thủ cạnh tranh và gây nên những tác động không
nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2. Thực trạng của doanh nghiệp
Masan Consumer có tên là Cơng ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan là cơng ty
chiếm vị trí thứ 6 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2019 và
đứng vị trí thứ 3 trong ngành hàng tiêu dùng. Giá trị thương hiệu của Masan Consumer
được định giá khoảng 305 triệu USD, tăng 113% và được xem là cơng ty có tỷ lệ phần
trăm tăng trưởng mạnh nhất. Hiện nay, Masan chiếm lĩnh tại Việt Nam gần 70% thị
phần nước mắm, hơn 70% thị phần nước tương và 40% thị phần cà phê hòa tan…
Doanh thu của Masan Consumer trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 17.411 tỷ đồng (giảm
0.3% so với nửa đầu năm 2018).

Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và

nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền,


cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai. Cơng ty xuất khẩu sản phẩm
của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hịa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật
Bản, Trung Đơng, châu Á, Lào, và Campuchia. Nó hoạt động trong ngành cơng nghệ
bao bì, chế biến thực phẩm, cơng nghệ thơng tin và truyền thông, xây dựng, đầu tư, và
các ngành công nghiệp khai thác mỏ. Tổng công ty tiêu dùng Masan mà trước đây gọi
là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan thay đổi tên của nó vào tháng 8 năm 2011. Cơng
ty được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH
Masan Consumer Holdings (MCH).
2. Câu hỏi nghiên cứu đề tài
Với tính cấp thiết trên, nhóm sẽ nghiên cứu sâu hơn về Masan, những vấn đề gặp
phải và đưa ra những giải pháp nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của cơng ty.
Các câu hỏi mà nhóm đặt ra để giải quyết vấn đề:
- Tổng quan về Masan và tình hình phát triển của doanh nghiệp?
- Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của Masan là
gì? Mức độ ảnh hưởng cả các tác nhân đó?
- Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, Masan cần phải có những bước đi chiến lược
như thế nào?
- Những giải pháp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Masan trên thị
trường?
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khi thực hiện đề tài này, nhóm xác định những mục tiêu cần phải thực hiện để có
thể giải quyết được vấn đề:
- Thứ nhất, nắm rõ những tính chất cạnh tranh của thị trường cạnh tranh độc
quyền.
- Thứ hai, hiểu hơn về cách thức ra quyết định quản lý của Công ty cổ phần
Hàng tiêu dùng Masan nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

- Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Masan
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xác định điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của Cơng
ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan để từ đó đưa ra quyết định hợp lý
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động và các quyết định quản lý của
Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan trong nhóm hàng nước mắm.


- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung số liệu liên quan trong giai đoạn
2016 - 2019 và đề xuất cách thức đưa ra quyết định quản lý cho Công ty cổ
phần Hàng tiêu dùng Masan hiện nay.
5. Nguồn số liệu nghiên cứu
Dựa vào các số liệu từ những báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Hàng tiêu
dùng Masan trong giai đoạn 2016 - 2019, cùng với những số liệu, thông tin liên
quan trên các phương tiện, báo mạng chính thống và đáng tin cậy..
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp
Nguồn thơng tin thứ cấp được nhóm thu thập để sử dụng phân tích trong đề tài
bao gồm những nguồn sau:
- Báo cáo từ Masan về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
giai đoạn 2016 - 2016, báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận qua các
năm,...
- Các trang thông tin tổng hợp số liệu kinh doanh thị trường Việt Nam, các bài
báo, tạp chí trên Internet,...
6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng về tình hình sản
xuất và tiêu thụ nước mắp những năm gần đây của Công ty cổ phần Hàng
tiêu dùng Masan.
- Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh

thu của Cơng ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, từ đó phân tích quyết định
ra quản lý của doanh nghiệp.
- Từ mơ tả và phân tích ở trên, đề ra các biện pháp để giúp doanh công ty
Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan ra quyết định và có thể tối đa hóa lợi
nhuận.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản:
- Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà
doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy.
- Tối đa hóa lợi nhuận: Theo lý thuyết về doanh nghiệp trong kinh tế học, tối đa
hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, xảy ra khi chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất.
- Điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận: Doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản
lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên và chi phí biên của nó
là bằng nhau: .


2. Một số kỹ thuật ra quyết định nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp
2.1. Phương pháp định giá cộng chi phí
Là kỹ thuật định giá phổ biến khi các hãng không ước lượng cầu và các điều kiện
về chi phí để áp dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận . Hãng xác định mức giá bằng
cách lấy chi phí bình qn dự kiến cộng với một tỷ lệ phần trăm của chi phí bình qn
này:

Trong đó: m là tiền lãi trên chi phí một đơn vị (tiền lãi trên giá vốn)

Phương pháp này có những điểm yếu cả về lý thuyết lẫn thực tế. Vấn đề thực tế là
doanh nghiệp phải lựa chọn giá trị của tổng chi phí bình qn ATC và giá trị của tiền lãi
cộng vào giá vốn m. Về vấn đề lý thuyết: doanh nghiệp thường không thể tạo ra mức

giá tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận do khơng thỏa mãn điều kiện MR = MC và phải sử
dụng chi phí bình qn chứ khơng phải chi phí cận biên khi ra quyết định và khơng tính
đến điều kiện cầu.
2.2. Một hãng có nhiều nhà máy
Nếu hãng có nhiều nhà máy với chi phí mỗi nhà máy khác nhau thì hãng đó phải
phân bổ mức sản lượng mong muốn ở các nhà máy sao cho chi phí là nhỏ nhất.
Giả sử hãng có n nhà máy:
- Phân bổ sản xuất sao cho ;
- Mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng mà tại đó ;
- Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, hãng lựa chọn mức sản lượng sao cho:
;
2.3. Một hãng bán trên nhiều thị trường
Nếu một hãng bán hàng hóa trên hai thị trường A và B, nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận là:
- Phân bổ sản lượng sao cho ;
- Mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng mà tại đó ;
- Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, hãng lựa chọn mức sản lượng sao cho:
2.4. Một hãng bán nhiều loại sản phẩm
2.4.1. Các sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất
- Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất là các sản phẩm được sản xuất
trong cùng một hãng, cạnh tranh với nhau để có được các phương tiện sản
xuất hữu hạn của hãng. Trong dài hạn, hãng có thể điều chỉnh các phương


tiện sản xuất của nó để sản xuất mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của mỗi
sản phẩm. Giả sử hãng sản xuất hai loại sản phẩm là và có thể thay thế cho
nhau trong sản xuất, hãng cần phân bổ phương tiện sản xuất giữa và sao
cho . Mức vận hành phương tiện sản xuất tối ưu được xác định tại . Điều
kiện tối đa hóa lợi nhuận:


- Về hàng hóa bổ sung trong sản xuất thì để tối đa hóa lợi nhuận, sản xuất tại
mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên chung () bằng chi phí cận
biên: . Doanh thu cận biên chung là mức doanh thu tăng thêm từ việc sản
xuất thêm một đơn vị đồng sản phẩm. Khi xác định được mức sản xuất tối
đa hoá lợi nhuận, các mức giá của từng sản phẩm được tính từ các đường
cầu riêng của nó. Để tìm ra mức doanh thu cận biên chung, cộng các đường
doanh thu cận biên riêng theo chiều dọc (trục tung) trong miền sản xuất mà
các mức doanh thu cận biên nhận giá trị dương.
2.4.2. Các sản phẩm thay thế cho nhau trong tiêu dùng
- Hãng sản xuất hai loại hàng hóa và , hãng sẽ lựa chọn sản xuất và bán tại
mức sản lượng mà: và . là một hàm khơng chỉ phụ thuộc vào mà cịn phụ
thuộc cả vào (tương tự như vậy đối với ) nên các điều kiện này cần phải
được thỏa mãn đồng thời.
3.

Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
a. Ước lượng cầu

Hàm cầu thực nghiệm tuyến tính có dạng:

Trong đó: ; (với hàng hóa thơng thường) hoặc (với hàng hóa thứ cấp); là giá
của sản phẩm; là thu nhập của người dân.
Sau khi thu thập dữ liệu thì hàm cầu được ước lượng bằng phương pháp OLS.
b. Dự đoán cầu theo mùa vụ - chu kỳ

Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn có tính mùa vụ
hoặc có tính chu kỳ qua thời gian.
Sử dụng biến giả để ước lượng, nếu có giai đoạn mùa vụ thì cần sử dụng biến
giả, mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ, nhận giá trị 1 nếu rơi vào giai
đoạn đó và nhận giá trị 0 nếu rơi vào giai đoạn khác.

Dạng hàm: .
Hệ số chặn nhận các giá trị khác nhau cho mỗi giai đoạn.


c. Ước lượng hàm chi phí

Dạng hàm chi phí biến đổi: .
Khi đó, hàm chi phí biến đổi bình qn và chi phí cận biên lần lượt là:

Chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị nhỏ nhất khi mức sản lượng bằng:

Trong đó, các tham số phải thỏa mãn điều kiện để phù hợp với lý thuyết.
d. Chiến lược ngăn cản sự gia nhập

Chiến lược ngăn cản sự gia nhập xảy ra khi một hãng (hoặc nhiều hãng) hiện tại
đưa ra các hành động chiến lược nhằm làm nản lịng hoặc thậm chí ngăn cản sự gia
nhập của một (hoặc nhiều) hãng mới vào thị trường. Nghiên cứu hai hành vi chiến lược
gồm có: định giá hạn chế gia nhập và tăng cơng suất. Trong một số tình huống, hãng
độc quyền có thể đưa ra cam kết tin cậy nhằm định một mức giá thấp hơn mức giá tối
đa hoá lợi nhuận nhằm ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường. Để thực hiện được,
hãng hiện tại phải có khả năng đưa ra một cam kết đáng tin cậy rằng nó sẽ tiếp tục định
giá thấp hơn mức giá tối đa hố lợi nhuận thậm chí sau khi các hãng mới gia nhập thị
trường.
e. Quyết định trong điều kiện rủi ro và bất định:

Rủi ro là việc doanh nghiệp đưa ra quyết định trong những tình huống mà kết cục
của quyết định khơng biết trước và có thể đưa ra danh sách tất cả những kết cục có thể
xảy ra liên quan tới quyết định đó và xác định khả năng xảy ra mỗi kết cục đó.
Ba nguyên tắc hướng dẫn doanh nghiệp ra quyết định trong điều kiện rủi ro là:
quy tắc giá trị kỳ vọng, phân tích phương sai - giá trị trung bình và phân tích hệ số biến

thiên. Khi một quyết định được đưa ra có tính lặp lại, với xác suất giống nhau mỗi lần,
quy tắc giá trị kỳ vọng là quy tắc đáng tin cậy nhất đem lại tối đa hóa lợi nhuận. Lợi
nhuận trung bình của một quá trình hoạt động mang tính rủi ro lặp lại nhiều lần sẽ tiến
tới giá trị kỳ vọng của hoạt động đó. Các quy tắc cho việc ra quyết định có tính rủi ro sẽ
được các nhà quản trị áp dụng để giúp phân tích và hướng dẫn q trình ra quyết định.
Bất định là việc doanh nghiệp không thể liệt kê tất cả các kết cục có thể và khơng
thể xác định xác suất của các kết cục xảy ra.
Có bốn quy tắc ra quyết định có thể giúp các doanh nghiệp ra quyết định trong
điều kiện bất định:


- Tiêu chí cực đại tối đa: Doanh nghiệp xác định cho mỗi quyết định kết cục
tốt nhất có thể xảy ra và sau đó lựa chọn quyết định có kết cục tốt nhất.
- Tiêu chí cực đại tối thiểu: Doanh nghiệp xác định kết cục xấu nhất cho mỗi
quyết định và đưa ra quyết định gắn với kết cục xấu nhất có giá trị cao nhất.
- Tiêu chí hối tiếc tối thiểu hóa cực đại: Doanh nghiệp xác định mức hối tiếc
tiềm năng lớn nhất ứng với mỗi quyết định, sau đó lựa chọn quyết định có
mức hối tiếc tiềm năng nhỏ nhất trong số đó.
- Tiêu chí xác suất cân bằng: Doanh nghiệp giả định mỗi bản chất tự nhiên có
khả năng xảy ra như nhau, doanh nghiệp tính tốn kết cục trung bình cho
mỗi bản chất tự nhiên có khả năng xảy ra như nhau và chọn quyết định có
kết cục trung bình cao nhất.
III.PHÂN TÍCH CÁC QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TIÊN TIẾN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Vấn đề và thực trạng
1.1. Tổng quan về tập đoàn Masan
Masan Group là một trong những tập đoàn lớn nhất trong khu vực kinh tế tư
nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt
Nam.
CTCP Masan Consumer là một công ty con của tập đoàn Masan Group, sản xuất
và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương

ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hịa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và đồ uống đóng
chai.Vào năm 2016, giá trị thương hiệu của Masan Consumer được định giá khoảng
305 triệu USD, tăng 113% và được xem là cơng ty có tỷ lệ phần trăm tăng trưởng mạnh
nhất. Masan chiếm lĩnh tại Việt Nam gần 70% thị phần nước mắm, hơn 70% thị phần
nước tương và 40% thị phần cà phê hòa tan… Doanh thu của Masan Consumer trong 6
tháng đầu năm 2016 đạt 5.804 tỷ đồng và vốn điều lệ của công ty là 7,229,252,150,000
đồng.
1.2. Thị trường nước mắm Việt Nam
Nước mắm được đánh giá là gia vị khơng thể thiếu trong bữa ăn của gia đình
người Việt. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Kantar Worldpanel 2018, mức độ
thâm nhập hộ gia đình ở khu vực thành thị của nước mắm gần 100%, với mức tiêu thụ
đáng kể là 11 lít/năm/mỗi hộ. Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường
nước mắm Việt Nam ước tính trị giá 4,5 tỷ USD và có mức tăng trưởng hàng năm
khoảng 4,7% trong giai đoạn 2016-2021. Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm Việt Nam
tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm, trong đó nước mắm sản xuất theo phương thức
công nghiệp chiếm tỷ lệ 75%.


Thị trường gia vị, nước chấm của VN mỗi năm sẽ tăng trưởng bình quân từ 2532% từ nay đến năm 2022. Đây là một thị trường đầy tiềm năng và các doanh nghiệp
VN đang phải nỗ lực chạy đua cùng doanh nghiệp ngoại. Trong đó, nổi bật là 2 loại
nước mắm chính: là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Nước mắm
truyền thống (làm từ cá và muối) đã được người dân nhiều vùng biển tại VN tạo ra từ
hàng ngàn năm nay. Cách ủ chượp mà ngày nay các làng nghề mắm như Phú Quốc
(Kiên Giang), Phan Thiết (Bình Thuận), Cát Hải (Hải Phịng)... đang làm cũng đã tồn
tại ít nhất 200 năm. Trong khi đó, nước mắm chế biến theo kiểu công nghiệp (dùng
nước mắm nguyên chất pha chế cộng với hương liệu, chất tạo mùi, tạo màu, bảo quản)
thì chỉ chính thức xuất hiện vào VN từ năm 2002 khi Unilever giới thiệu thương hiệu
nước mắm Knorr ra thị trường. Dù được quảng cáo rầm rộ trên truyền hình, thương
hiệu nước mắm Knorr khơng mấy thành cơng vì giá cao. Tới năm 2007, Tập đoàn
Masan tung ra sản phẩm nước mắm Chinsu và Nam Ngư và nhanh chóng chiếm lĩnh thị

trường nước mắm VN. Từ đây, thị trường nước mắm công nghiệp mở rộng nhanh
chóng. Nước mắm cơng nghiệp với lợi thế hương vị ít mặn, thêm các gia vị cho phù
hợp với người tiêu dùng và đặc biệt là giá cả phải chăng đã nhanh chóng nhận được sự
tiêu dùng của người dân. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nước mắm do Masan sản
xuất đã kéo theo nhiều đơn vị khác tham gia vào cuộc chiến giành thị phần nước mắm
cơng nghiệp. Có thể kể đến như: nước mắm Kabin và Thái Long của Hồng Phú (2009),
nước mắm Đệ Nhất của Acecook (2010), gần đây nhất là nước mắm Maggi của Nestle
(2018),... Tuy nhiên, cuộc chiến của các hãng nước mắm nhanh chóng kết thúc sau 10
năm xuất hiện trên thị trường. Chỉ có thương hiệu nước mắm Nam Ngư của Masan
Consumer là trụ vững và áp đảo thị trường với gần 70% thị phần.

2. Các quyết định được doanh nghiệp thực hiện nhằm tối đa hóa lợi nhuận ngành
nước mắm
2.1. Quyết định 1: Bán nhiều loại sản phẩm, nắm bắt xu hướng thị trường
Nước mắm Nam Ngư đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân Việt Nam từ các
sản phẩm bình dân đến cao cấp (nước mắm Nam Ngư Đệ Nhị, Nước mắm Nam Ngư
Phú Quốc,…). Nhờ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cho các phân khúc thị trường
khác nhau, Masan đã có trong tay 66% (năm 2019) thị phần nước mắm và công ty đầu
ngành.


2.2. Quyết định 2: Bán sản phẩm trên nhiều phân khúc thị trường
Có nền tảng vững chắc là hơn 2/3 thị phần nước mắm của Việt Nam nắm trong
tay tập đồn Masan, cơng ty mạnh dạn mở rộng ra các thị trường nước ngoài như khối
ASEAN (Nhật Bản, Thái Lan, Singapore,…).
Trong quý 1/2019, sản phẩm nước mắm cao cấp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ,
với mức tăng trưởng 8,8% . Các sản phẩm cao cấp chiếm 12,4%, so với 11,6% trong
quý 1/2018. Tương ớt tiếp tục là động lực tăng trưởng đáng kể, với mức tăng trưởng
hơn 20% doanh thu thuần trong quý 1/2019.
2.3. Quyết định 3: Doanh nghiệp xây dựng nhiều nhà máy sản xuất

Đến nay doanh nghiệp hiện có 3 nhà máy sản xuất nước mắm chính nằm ở Bình
Dương, Nghệ An và Phú Quốc
Nằm tại Khu Cơng nghiệp Tân Đơng Hiệp A, huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương),
Cơng ty CP Cơng nghiệp Masan (thuộc Tập đồn Masan) là “đại bản doanh”, nơi sản
xuất và đưa ra thị trường hàng triệu chai nước mắm mỗi năm.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích khoảng 11ha với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ
đồng, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2002. “Đại bản doanh” gồm nhiều hạng mục,
quan trọng nhất là: Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Trung tâm Phân tích các chỉ
tiêu chất lượng. Hơn 1.000 nhân công túc trực, hoạt động ngày đêm tại nhà máy được


tự động hóa phần lớn các khâu trong quy trình sản xuất để cho ra thị trường các thương
hiệu nước mắm, nước chấm, nước tương và mỳ ăn liền; trong đó, các sản phẩm nước
mắm chiếm tới 64% tổng sản lượng hàng hóa tiêu dùng.
Nhà máy Masan MB có diện tích 11ha, đặt tại khu cơng nghiệp Nam Cấm, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Với tổng vốn đầu tư lên tới 1200 tỷ đồng, Masan MB sẽ sản
xuất mì ăn liền và nước mắm và là nhà máy sản xuất nước mắm đầu tiên của tập đoàn
Masan tại miền Bắc.
Với việc đi vào hoạt động, nhà máy Masan MB sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho hơn
1.000 lao động là người địa phương.
Masan Phú Quốc chính thức được đưa vào hoạt động. Tổng diện tích nhà thùng
rộng 22.110 m2, gồm 448 thùng ủ chượp, với sức chứa khoảng 10.000 tấn cá. Theo kế
hoạch của Masan, nhà thùng sẽ được mở rộng lên gấp 3 lần trong một vài năm tới.
Khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc sản xuất nước mắm Phú Quốc, nhà máy
này sẽ chịu trách nhiệm trong việc phân phối sản phẩm tại khu vực miền Tây và Đồng
Bằng Sơng Cửu Long.
3. Phân tích mơi trường cạnh tranh
Từ cái nhìn tổng quan về thị trường và tập đồn Masan Group, nhóm tác giả đưa
ra bức tranh tồn cảnh của mơi trường cạnh tranh của thị trường nước mắm dựa trên mơ
hình “Năm tác lực” của Michael Porter.

3.1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nước mắm công nghiệp: Unilever với sản phẩm nước mắm mang thương hiệu
Knorr Phú Quốc là đơn vị đầu tiên định hình sản xuất và kinh doanh nước mắm theo
hướng công nghiệp; Nestlé với nước mắm Maggi có thành phần 90% tinh cốt cá cơm
than Phú Quốc; công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương hợp tác liên doanh với
Saigon Co.op và Wilmar International Limited, quyết lấy lại vị thế thị trường cho nước
mắm Nam Dương - biểu tượng một thời của ngành gia vị Việt,...
Nước mắm truyền thống: Tuy chiếm thị phần khá khiêm tốn nhưng người tiêu
dùng Việt rất quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội phát triển
cho nước mắm truyền thống với phương pháp ủ chượp từ lâu đời và nguồn nguyên liệu
tự nhiên, khơng có sự can thiệp của hóa chất.
3.2. Áp lực từ nhà cung ứng
Phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu, nói cách khác là mùa cá cơm và thực trạng
suy thoái nguồn cá cơm những năm gần đây. Vì nguồn cá cơm - ngun liệu chính để
sản xuất nước mắm được lấy trực tiếp từ các cảng đánh bắt. Bên cạnh đó, nước mắm
cốt chiết xuất từ cá cơm ngồi nguồn do nhà máy của cơng ty tự sản xuất còn được thu
mua từ các cơ sở sản xuất nước mắm trong nước (chiếm khoảng 60 – 70% tổng sản


lượng nước mắm cốt của các vùng sản xuất trọng điểm trong nước như Phú Quốc, Kiên
Giang, Nha Trang, Phan Thiết,...). Tuy nhiên, những vùng biển trọng điểm này đang
dần cạn kiệt nguồn cá cơm do đánh bắt bừa bãi, tận diệt cá con, khai thác khơng mang
tính bền vững, chưa kết hợp với tái tạo, khôi phục và bảo vệ đàn cá tự nhiên trên ngư
trường.
3.3. Áp lực từ người mua
Các khách hàng cuối cùng có khả năng gây áp lực cho công ty về chất lượng của
sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm nước chấm rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và
yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi đưa ra quyết
định mua hàng. Chính vì vậy, các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự
khác biệt hóa, sức mạnh thương hiệu,... rồi mới đến giá cả.

Các khách hàng trực tiếp là các đại lý và những nhà phân phối nhỏ lẻ,... có khả
năng tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nên các doanh
nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để giành những điểm phân phối trọng điểm.
3.4. Các đối thủ tiềm năng
Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính thị trường nước mắm Việt Nam
trị giá 4,5 tỷ USD và có mức tăng trưởng hằng năm khoảng 4,7% trong giai đoạn 20162021. Điều này đang tạo ra sức hấp dẫn, kéo thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào
cuộc chơi sản xuất nước mắm công nghiệp.
Tuy nhiên Masan áp đảo thị trường nước mắm Việt Nam với hơn 60% thị phần
nên doanh nghiệp này có sức mạnh thị trường, từ đó tạo ra các rào cản gia nhập thị
trường cho các “tân binh” như: hiệu suất theo quy mơ cần phải đủ lớn để có thể tồn tại
trên thị trường, những rào cản do chính phủ đặt ra hay sự trung thành với thương hiệu,
hiệu ứng mạng lưới,...
3.5. Các sản phẩm thay thế
So với các sản phẩm nước mắm cơng nghiệp khác, dù thị trường có sự tham gia
của nhiều cơng ty giàu tiềm lực tài chính như Acecook với nước mắm Đệ Nhất, Nestlé
VN với nước mắm Maggi hay Hồng Phú với Kabin và Thái Long,... thì tập đoàn Masan
vẫn là đơn vị dẫn đầu thị trường với gần 70% thị phần. Bên cạnh đó, nước mắm truyền
thống chiếm thị phần khá khiêm tốn do được sản xuất theo lối truyền thống, hợp với
thói quen lâu đời và văn hóa bản xứ nên tập trung chủ yếu vào các thị trường ngách. Cả
hai điều trên tạo nên rào cản lớn cho bất cứ sản phẩm nào muốn thay thế Chinsu và
Nam Ngư trong ý thức tiêu dùng của người Việt Nam.
4. Phân tích quyết định trên nhiều thị trường
4.1. Chỉ số về tình hình hoạt động chung


4.1.1. Chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh chung qua các thời kỳ
Doanh thu tăng mạnh qua các năm, có thể thấy quý IV có doanh thu cao hơn các
quý khác, và quý I có doanh thu thấp hơn các quý khác.
Kết quả phân tích hồi quy dự báo doanh thu theo thời gian và mùa vụ như sau:


Trong đó D2, D3, D4 lần lượt là
biến giả cho quý II, III, IV. Vì hệ số hồi
quy đứng trước D3, D4 là 1856.127 và
2762.707 và p-value là 0.0048 và
0.0002 (có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 10%) nên chúng ta có thể kỳ
vọng doanh thu trung bình theo q
của Masa có ảnh hưởng bởi tính mùa
vụ, doanh thu ở quý III, IV cao hơn
doanh thu các quý I,II.
 Doanh thu có tính mùa vụ, cao nhất vào q IV.

4.1.2. Ước lượng, dự đoán sản lượng sản xuất và tiêu thụ nước mắm của công ty
Masan
a. Ước lượng hàm sản xuất:

Trong đó: : sản lượng sản xuất (triệu lít); : lao động sử dụng
Xem xét trong ngắn hạn, giả định vốn (K) là khơng đổi.
Ta có kết quả phân tích hồi quy như sau:
Hệ số hồi quy có ý nghĩa
thống kê với , hệ số xác
định , dấu các hệ số , phù
hợp với lý thuyết => Mơ
hình là phù hợp.


Hàm hồi quy mẫu: Q = 0.00013- 3,40* + ei
Dự đoán sản lượng sản xuất trong tương lai:
Nhận xét: Sản lượng sản xuất
của Masan mang tính chất theo

mùa vụ, trong đó rõ ràng nhất là
quý I, sản lượng sản xuất
thường thấp hơn so với các quý
khác, sản lượng sản xuất của
quý IV là cao nhất.
 Sản lượng sản xuất có tính mùa

vụ, thấp nhất vào quý I, cao
nhất vào quý IV.

b. Ước lượng hàm chi phí

Trong đó:
- TC: chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiêp, chi phí tài chính .
- Q: sản lượng sản xuất (triệu lít).
Kết quả hồi quy:
Hệ số hồi quy có ý nghĩa với α = 5%, hệ
số xác định = 84%, dấu các hệ số phù
hợp với lý thuyết => Mơ hình là phù
hợp.
 Kết luận : Chi phí sản xuất có tính mùa

vụ, thấp nhất vào quý I, cao nhất vào
quý IV.

Phương trình hồi quy mẫu: TC = 103,1505Q – 1.741764 + 0.008153 + ei


Từ đó:


Có thể thấy chi phí sản xuất ở q IV thường cao hơn các quý còn lại, và quý I
thường thấp hơn các quý khác.
Thực hiện hồi quy kiểm tra tính mùa vụ của chi phí sản xuất tại Masan ta có kết
quả sau:
Như vậy với mức ý nghĩa 10% ta có thể kỳ
vọng chi phí sản xuất của Masan có tính thời
vụ tại q I. Tại đó chi phí sản xuất là thấp
nhất. Kết hợp với phân tích về sản lượng sản
xuất ở trên, vì sản lượng sản xuất tại q I là
thấp nhất, do đó khiến chí phí sản xuất sẽ
thấp. Điều này cịn có thể giải thích bởi nhiều
lý do như nhu cầu tiêu thụ nước mắm của thị
trường phụ có tính mùa vụ vào q I.
 Kết luận : Chi phí sản xuất có tính
mùa vụ, thấp nhất vào quý I, cao
nhất vào quý IV.
4.2. Doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường
4.2.1. Thị trường trong nước
Kết quả hồi quy:

Hàm hồi quy mẫu:

Trong đó:
- Q: là sản lượng trong nước tại Việt Nam (đv:Triệu lít)


- P: là giá tại thị trường Việt Nam(tỷ đồng/ triệu lít)
- GDP: GDP bình qn đầu người của Việt Nam(USD/năm)
Nhận xét: Hệ số hồi quy có ý nghĩa với mức ý nghĩa α=10%, hệ số xác định

R-squared=96%, các hệ số a<0,b>0,c>0 phù hợp với giả định ban đầu. Vì vậy, mơ
hình có ý nghĩa.
Tại GDP=2537.41USD ( cuối năm 2019), hàm doanh thu cận biên có dạng:

Kết quả hồi quy kiểm tra tính mùa vụ của cầu trong nước:
Như vậy , với mức ý nghĩa α = 10%, có thể thấy nhu cầu tiêu
thụ nước mắm tại thị trường trong nước có tính mùa vụ vào q IV.
Nhu cầu trong quý này là cao nhất
tương quan với 3 quý còn lại.
 Kết luận: Cầu về nước mắm của

doanh nghiệp có tính mùa vụ, cao
nhất vào quý IV.

4.2.2. Thị trường nước ngồi
Cơng ty chỉ hoạt động tại thị trường Thái Lan, tuy nhiên đối với tập đoạn đây lại
là hoạt động khơng trọng yếu. Vì vậy ở phần hãng bán tại nhiều thị trường nhóm sẽ
xem Masan chỉ hoạt động ở một thị trường duy nhất là thị trường nội địa - thị trường
Việt Nam.
4.2.3. Kiểm tra điều kiện tối đa hóa lợi nhuận:
Vì doanh nghiệp chỉ hoạt động trên một thị trường, nên điều kiện tối đa hóa lợi
nhuận là: =>
=>
⇔ (nhận) hoặc (loại)
Vậy sản lượng tối ưu tại thị trường Việt Nam năm 2019 là 186 triệu lít, trong khi
đó , sản lượng mà Masan sản xuất năm 2019 là 200.7 triệu lít
=> Kết luận: Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận chưa được đảm bảo, tập đồn chưa
chú trọng vào thị trường nước ngồi. Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty nên giảm mức



sản lượng trong nước và, mở rộng thị trường nước ngồi, đặc biệt là ở các thị trường
Đơng Nam Á và thị trường có đơng Việt Kiều, như: Hoa Kì, châu Âu.
Như vậy, từ kết luận trên, ta đưa ra các nhận định và dự đoán sau:
Sản lượng sản xuất tại quý I là thấp nhất, dẫn đến chi phí sản xuất tại quý I thấp
nhất, cầu về nước mắm tại quý IV là cao nhất nên doanh thu của Masan tại qúy IV cao
nhất, sản lượng sản xuất tại quý IV là cao nhất nên chi phí sản xuất tại quý IV là cao
nhất. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước chưa tối ưu lợi nhuận, cần tiến hành
đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ tại khu vực nước ngoài, giảm sản lượng sản xuất và tiêu
thụ tại khu vực trong nước.
Kiểm tra tính mùa vụ của lợi nhuận theo dự đoán, kết quả hồi quy

Như dự đốn, lợi nhuận của Masan mang tính mùa vụ và cao nhất vào quý IV, giai
đoạn có doanh thu và cầu tiêu thụ nước mắm cao nhất.
5.

Phân tích quyết định sản xuất tại nhiều nhà máy
5.1. Các nhà máy
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt
động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Năm 2003, sáp nhập công ty Việt
Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San.
Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su. Năm 2008,
CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan
Food). Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan
(Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ


10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của
Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
Masan Consumer sở hữu 3 nhà máy chế biến và đóng chai nước mắm tại Phú
Quốc (cơng suất 10.000 chai/giờ), Bình Dương (công suất 72.000 chai/giờ) và tại Nghệ

An (36.000 chai/giờ).
Masan nhà máy tại Phú Quốc
Masan Phú Quốc chính thức được đưa vào hoạt động. Tổng diện tích nhà thùng
rộng 22.110 m2, gồm 448 thùng ủ chượp, với sức chứa khoảng 10.000 tấn cá. Theo kế
hoạch của Masan, nhà thùng sẽ được mở rộng lên gấp 3 lần trong một vài năm tới.
Khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc sản xuất nước mắm Phú Quốc, nhà máy
này sẽ chịu trách nhiệm trong việc phân phối sản phẩm tại khu vực miền Tây và Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Masan nhà máy tại Bình Dương
Dự án nhà máy Masan là một trong những cơng trình trọng điểm được Cơng ty
TNHH một thành viên công nghiệp Masan làm chủ đầu tư – Nhà máy chuyên sản xuất
nước mắm, nước tương. Bên cạnh việc cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch,
chất lượng nhờ hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại của nhà máy. Dự án này còn tạo
ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Được biết sau khi xây dựng nhà máy hồn
tất sẽ có khoảng 1000 lao động vào làm việc. Nhà máy chịu trách nhiệm phân phối tại
khu vực miền Đồng Nam Bộ và miền Trung.
Masan nhà máy tại Nghệ An
Nhà máy Masan MB có diện tích 11 ha, đặt tại khu công nghiệp Nam Cấm, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Với tổng vốn đầu tư lên tới 1.200 tỷ đồng, Masan MB sẽ sản
xuất mì ăn liền và nước mắm và là nhà máy sản xuất nước mắm đầu tiên của tập đoàn
Masan tại miền Bắc. Nhà máy này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối sản
phẩm của Masan tại khu vực miền Bắc.
5.2. Phân tích hàm chi phí cho từng nhà máy
Hàm chi phí có dạng:
Trong đó:
- Q là sản lượng sản xuất của từng nhà máy (triệu lít)
- TC là chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí tài chính.
Để phù hợp với lý thuyết, các tham số phải thỏa mãn điều kiện: a > 0, b < 0, c > 0 (*)
Kết quả hồi quy hàm TC của nhà máy Masan Phú Quốc



Phương trình hàm hồi quy mẫu:

Như vậy với độ tin tưởng là 10%, ta có p-value < 0,1 nên chúng có ý nghĩa về mặt
thống kê. Mức độ tin tưởng R-squared = 0,9927, mơ hình chạy phù hợp.
(1)
Kết quả hời quy hàm TC của nhà máy Masan Bình Dương

Như vậy với độ tin tưởng là 10%, ta có p-value < 0,1 nên chúng có ý nghĩa về mặt
thống kê. Mức độ tin tưởng R-squared = 0,9927, mơ hình chạy phù hợp.
(2)
Kết quả hồi quy hàm TC của nhà máy Masan Nghệ An


Như vậy với độ tin tưởng là 10%, ta có p-value < 0,1 nên chúng có ý nghĩa về mặt
thống kê. Mức độ tin tưởng R-squared = 0,9927, mơ hình chạy phù hợp.
(3)
5.3. Phân tích quyết định của Masan:
Theo như hàm MR năm 2019 tìm được ở bên trên:
Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, hãng sẽ lựa chọn mức sản xuất sao cho:
Do đó ta có hệ 03 phương trình:
⇔ = 16,21 triệu lít (chọn) hoặc = - 5,419 (loại).
⇔ = 122,1 triệu lít (chọn) hoặc = - 40,68 (loại).
⇔ = 61, 18 triệu lít (chọn) hoặc = - 20,39 (loại).
Suy ra: (triệu lít)
Từ thơng tin bên trên, chúng ta có thể thấy được để tối ưu hóa lợi nhuận năm 2019,
công ty Masan sẽ sản xuất ở sản lượng vào khoảng 199,49 triệu lít. Trong trường hợp này,
Masan sẽ phân bổ vào 3 nhà máy sản xuất bao gồm: Masan Phú Quốc sản xuất 16,21
triệu lít, Masan Bình Dương sản xuất 122,1 triệu lít và Masan Nghệ An sản xuất 61, 18

triệu lít nước chấm.
Tuy nhiên, phần thông tin bên trên sẽ xảy ra những sai lầm nhất định vì một số lí do
khách quan. Thứ nhất, nhóm khơng thể đảm bảo được tất cả những thơng tin lấy vào là
đảm bảo, có những thơng tin mâu thuẫn, chưa được kiểm chứng. Thứ hai, nhóm khơng thể
chắc chắn rằng Masan chỉ sản xuất duy nhất ở 3 nhà máy này, vì một số mơ hình nhà máy
nhỏ lẻ khác không được nhắc tới.


IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1.

Dự báo triển vọng
Theo các công ty nghiên cứu, thị trường gia vị, nước chấm của VN mỗi năm sẽ tăng
trưởng bình quân từ 25-32% từ nay đến năm 2022. Đây là một thị trường đầy tiềm năng và
các doanh nghiệp VN đang phải nỗ lực chạy đua cùng doanh nghiệp ngoại.
Dù có sự tham gia của nhiều công ty giàu tiềm lực tài chính nhưng cuộc chiến phân
chia thị trường nước mắm, Masan Consumer thuộc Tập đoàn Masan vẫn là đơn vị dẫn đầu
và áp đảo thị trường nước mắm với khoảng 65% thị phần theo khối lượng với các sản
phẩm mang thương hiệu Đệ Nhị và Siêu Tiết Kiệm.
Thị phần này mang lại cho Masan Consumer mức doanh thu và lợi nhuận ấn tượng
trong các năm qua, đặc biệt là 2018 khi doanh thu thuần mảng gia vị (bao gồm nước mắm,
nước chấm, nước sốt, tương ớt...) tăng vọt từ mốc khoảng 5.000 tỉ đồng lên hơn 7.000 tỉ
đồng, qua đó giúp lợi nhuận gộp của công ty này cán mốc 3.569 tỉ, tăng 20% so với cùng
kì 2017.

2.

Đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Thứ nhất, các thương hiệu mắm của Masan có thể tăng cơng suất của nhà máy theo
thời vụ (tập trung vào quý I) để chi phí cận biên giảm và sau đó có thể tăng sản lượng để

đáp ứng nhu cầu về nước mắm cao (mang tính thời vụ, cao nhất vào quý IV).
Thứ hai, Masan cần có chiến lược tốt hơn trong việc đầu tư máy móc thiết bị kỹ
thuật để hợp lý hóa hiệu quả hoạt động (bao gồm giá vốn hàng bán, kho vận và chi phí phi
thương mại), đồng thời phát triển một danh mục hàng hóa chủ chốt và đảm bảo các sản
phẩm trong danh mục có mặt tại tất cả các cửa hàng, bổ sung thêm danh mục sản phẩm
phù hợp với từng khu vực đảm bảo lợi nhuận tối đa.
Thứ ba, Masan cần chú trọng phát triển thị trường nước ngồi. Để tối đa hóa lợi
nhuận, cần giảm mức sản lượng trong nước và mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là Đơng
Nam Á và những thị trường có số lượng Việt kiểu đông (Hoa Kỳ, Châu Âu).
Thứ tư, tại thị trường nội địa, Masan nên mở cửa hàng mới một cách chọn lọc và
đóng cửa các cửa hàng không đạt chỉ tiêu về lợi nhuận.
Thứ năm, ngành công nghiệp nước mắm vô cùng hấp dẫn và đã chứng kiến nhiều
“người đến, kẻ đi” trong hơn 1 thập kỷ vừa qua. Vì vậy mà Masan cần có chiến lược
quảng cáo, tận dụng thị hiếu người tiêu dùng và tranh thủ được thời điểm “nóng” để trụ
vững trên thị trường với 2 nhãn hiệu chính là Chinsu và Nam Ngư.


KẾT LUẬN
Thị trường mắm Masan đang không ngừng được mở rộng và phát triển ở thị trường
Việt Nam, chiếm hơn 2/3 tổng thị phần nước mắm ở Việt Nam. Với quy mô dân số lớn,
mức tăng dân số và thu nhập người dân tăng cao, kết hợp với xu hướng sống khỏe mạnh,
thị trường nước mắm Việt Nam là tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động
cũng như các doanh nghiệp khác muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp
cũng phải bỏ cuộc trong cuộc chạy đua giành thị phần nước khi không chịu nổi sức ép
cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu nước mắm nội địa. Để có thể đứng vững trên thị
trường đó, các doanh nghiệp đã tốn nhiều chi phí, đầu tư cơ sở vật chất, lựa chọn nguyên
liệu kĩ lưỡng để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cũng hạn chế sự cạnh tranh từ đối thủ và các công ty vừa vào ngành thông
qua chiến lược sản xuất, quảng cáo, bán hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp phải xây dựng
quyết định quản lý thật chắc chắc và rõ ràng để cuối cùng, đạt được mục tiêu lợi nhuận tối

đa, góp phần đưa doanh nghiệp lên bước phát triển mới. Masan đang từng bước gây dựng
thị trường nước mắm ngày một vững chắc và dần lấn sang thị trường quốc tế với việc
nghiên cứu và đẩy mạnh ở thị trường Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á,
với tham vọng là doanh nghiệp đi đầu trong ngành nước mắm nói riêng và gia vị nói
chung ở thị trường quốc tế.


×