Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kinh nghiem suu tam tich luy tu lieu lam ho so giang day Dia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.23 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ. TRƯỜNG THCS YÊN LÃNG. ĐỀ TÀI KHOA HỌC KINH NGHIỆM SƯU TẦM TÍCH LŨY TƯ LIỆU ĐỂ XÂY DỰNG HỒ SƠ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.. Họ và tên: ĐÀO THỊ THOAN Chức vụ : Giáo viên Sinh hoạt tổ chuyên môn: Sinh- Hóa- Địa Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Lãng.. Năm học: 2011- 2012..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC Phần một: Đặt vấn đề. I.. Lí do chọn đề tài.. II.. Mục tiêu của đề tài.. Phần hai: Qúa trình tổ chức thực hiện và sử dụng.. Phần ba:. I.. Sưu tầm nguồn tư liệu và tích lũy tư liệu.. II.. Sắp xếp tư liệu thành hồ sơ.. III.. Cách sắp xếp và bảo quản hồ sơ.. IV.. Qúa trình sử dụng.. Kết luận. I.. Kết quả.. II.. Bài học kinh nghiệm.. III.. Những kiến nghị- đề xuất..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN MỘT ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đồng chí Lê Duẩn nói:“Biết mười mà dạy một thì tốt hơn là chỉ biết hai, ba mà dạy một.”... Xuất phát từ nhận thức trên, tôi luôn nghĩ người thầy phải luôn luôn tự bồi dưỡng mình bằng nhiều cách trong đó có vấn đề học trong sách, báo, tích lũy những tư liệu để xây dựng hồ sơ giảng dạy tiện tra cứu sử dụng trong công tác soạn giảng . Về phía trò, tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh hiện nay sống ở vùng nông thôn, xa các thư viện lớn,nhiều gia đình học sinh không có máy tính hoặc máy tính không nối mạng nên không được tiếp cận nhiều với nguồn thông tin, kiến thức trên mạng Internet,…do vậy ít có những điều kiện thuận lợi để bổ sung kịp thời những kiến thức mới. Trong khi hiện nay, tình hình trong nước cũng như quốc tế đang biến động từng giờ, từng ngày. Việc các em không được tiếp cận với những thông tin này là một thiệt thòi to lớn. Tuy nhiên, tài liệu thông tin, tuyên truyền của ta hiện nay nhanh, chất lượng cao, nội dung phong phú gồm: - Báo hàng ngày, hàng tuần, các tập san, chuyên san, những buổi phát thanh trên đài, trên ti vi,… - Các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn giáo viên thường xuyên và chu kì theo chương trình, kế hoạch của Bộ, Sở và Phòng Giáo Dục các địa phương, đặc biệt là Báo Giáo Dục và thời đại ra đều đặn hàng tuần, hàng tháng trong đó có nhiều bài viết về các kinh nghiệm và phương pháp dạy và học theo tinh thần đổi mới mang lại hiệu quả cao minh họa qua một số tiết dạy, bài học cụ thể trong chương trình… - Sử dụng mạng Internet chúng ta có thể truy cập tham khảo các đề thi chọn HS giỏi các môn hàng năm của địa phương mình hoặc các tỉnh, thành phố trong cả nước hoặc để tra cứu tài liệu liên quan đến kiến thức bộ môn….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nếu chúng ta tận dụng sưu tầm được những tài liệu này để xây dựng thành hồ sơ giảng dạy thì chúng ta sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức rất nhiều. Sách giáo khoa là tài liệu chính thầy, cô giáo soạn giảng. Nhưng sách giáo khoa dù có viết hoàn chỉnh đến đâu vẫn không thể phù hợp với tình hình thực tiễn được. Vì vậy, trong khi soạn và giảng thầy, cô giáo vẫn phải có trước mặt mình một số tư liệu tích lũy được qua sưu tầm để bổ sung cho bài giảng của mình nhất là đối với các giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy bồi dưỡng các em học sinh trong đội tuyển dự thi HS giỏi các cấp hàng năm. Việc này vừa giúp cho các giáo viên tập cho mình thói quen xây dựng tập “Hồ sơ giảng dạy”; học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm của các thế hệ đi trước hoặc của các đồng nghiệp cho bản thân đồng thời vừa giúp các tiết học trở nên thú vị hơn, tạo hứng khởi học tập cho học sinh. II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. - Giúp giáo viên có thêm tư liệu, nguồn thông tin cập nhật phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả, nhất là công việc dạy bồi dưỡng HS giỏi. - Giúp giáo viên có thêm nhiều nguồn tài liệu quý giá để tự học,tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. - Rèn cho giáo viên đức tính kiên trì, khả năng làm việc hiệu quả, khoa học khi sưu tầm, sắp xếp tài liệu thành hồ sơ theo từng chủ đề hoặc vấn đề Địa Lí để tiện tham khảo, tra cứu khi cần. - Công tác sưu tầm tư liệu không chỉ là nhiệm vụ của các giáo viên mà còn có thể huy động tổ chức hướng dẫn các nhóm HS cùng tham gia xây dựng các tập ảnh địa lí có liên quan đến nội dung chương trình đang học theo từng chủ đề như các bức ảnh, bài viết nói về thành tựu kinh tế- xã hội mà đất nước ta đạt được sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thông qua các hoạt động ngoại khóa sau khi HS học xong tiết 25- Địa 8: Việt Nam- Đất nước- Con người hoặc tiết 6- Địa 9: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Qua đó có tác dụng làm cho các em củng cố và nâng cao kiến thức,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> rèn cho các em thói quen tự tìm tòi, khám phá để nhận thức rõ hơn, sâu hơn những vấn đề thầy cô đã giảng trên lớp, để mở rộng sự hiểu biết một cách chân thực đối với đất nước- con người Việt Nam … Qua nhiều năm giảng dạy ở nhà trường THCS, tôi cũng có một số kinh nghiệm nhất định trong việc sưu tầm, tích lũy tư liệu để xây dựng “Hồ sơ giảng dạy” môn Địa Lý ở trường phổ thông. Việc làm lúc đầu còn tự phát sau trở thành tự giác, lúc đầu chưa khoa học, sau tiến dần đến khoa học hơn. Hiện nay tôi đã có một tập “Hồ sơ giảng dạy môn Địa Lý ở nhà trường THCS” tương đối hoàn chỉnh và ngày càng được bổ sung dần. Tất nhiên việc làm còn có nhiều thiếu sót, song trong phạm vi bài viết này tôi cũng xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhất định về đề tài này, tôi rất mong nhận được nhiều những ý kiến đóng góp quý báu, chân tình của các đồng chí, đồng nghiệp để tôi có dần hoàn thiện bản thân..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHẦN HAI QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG I. SƯU TẦM NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TÍCH LŨY TƯ LIỆU. Thường xuyên xem các sách, báo hàng ngày( báo Nhân Dân, Quân Đội, Tiền Phong, Thiếu Niên, Khoa học và đời sống, các Tập san giáo dục, các báo nghiên cứu, nghe các buổi phát thanh,…) gặp những vấn đề gì liên quan đến bộ môn giảng dạy thì cắt dán, ghi chép,…theo từng vấn đề (Bám sát chương trình giảng dạy mà tích lũy sưu tầm ). Thầy dạy Địa Lí phải thường xuyên tham khảo sách báo, nghe các buổi phát thanh và phải luôn có sổ tay trong túi để có những thông tin cập nhật. Trong công việc này phải tranh thủ thời gian mà sưu tầm. Báo chí của ta thường tập trung viết bài trong những thời điểm nhất định. Nếu để lỡ thời gian đó thì khó có điều kiện sưu tầm trở lại… Công việc sưu tầm thường do bản thân. Học xong một chương, một bài nào đó có thể cho học sinh tập sưu tầm, tích lũy tư liệu. Giáo viên thu thập lại, chọn lọc và có tổng kết sau. Bước đầu mới chỉ là thu thập các tư liệu có thể bỏ vào các túi đựng hồ sơ về các nước, các vấn đề…. Hiện nay nguồn tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của HS có rất nhiều ,chúng ta có thể dễ dàng tìm mua được các tài liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy trong các siêu thị, cửa hàng sách hoặc trong các công ti phát hành sách và thiết bị trường học ở địa phương.Tuy nhiên giá của các tài liệu này thường không rẻ nên ta có thể tích lũy dần dần mỗi năm mua thêm một số cuốn sau nhiều năm nhất định sẽ thành một bộ tư liệu hoàn chỉnh . II. SẮP XẾP TƯ LIỆU THÀNH HỒ SƠ. Hồ sơ giảng dạy mà tôi sưu tầm được bao gồm: 1. Chương trình qua các năm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. Giáo án bộ môn Địa lớp 6,7,8,9 (bao gồm cả giáo án ôn tập, phụ đạo và giáo án bồi dưỡng HS Giỏi) qua các năm. 3. Vở Câu hỏi và bài tập Địa Lí 6,7,8,9 NXB Giáo Dục. 4. Tập bài tập Bản đồ Địa Lí 6,7,8,9 NXB Giáo Dục. 5. Hướng dẫn giảng dạy qua các năm. 6. Tài liệu ôn tập và kiểm tra môn Địa Lí lớp 6,7,8,9.NXB Giáo Dục. 7. Bộ sách : Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa Lí lớp 6,7,8,9 của Nhà xuất bản Giáo Dục. 8. Những đề thi chọn HS Giỏi cấp Huyện và Tỉnh các năm với những đáp án cụ thể, chính xác được bổ xung dần qua từng năm được đánh máy lưu giữ trong máy tính cá nhân và in ra đóng thành tập sử dụng như một ngân hàng đề dùng để ôn luyện cho HS . 9. Các tài liệu nghiên cứu về Địa lý địa phương 10.Tài liệu được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn qua các năm ( trong năm học và hè ). 11. Những bài báo viết về bộ môn đã đăng trong các báo ngành từ trước tới nay. (Nhất là tạp chí Giáo Dục và Thời đại). 12. Lý luận dạy học Địa Lí của GS Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc. 13. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lí THCS của nhóm tác giả: Phạm Thu Phương(chủ biên)- Nguyễn Thị Minh Phương- Phạm Thị Sen- Phạm Thị Thanh. NXB Giáo Dục. 14. Các tài liệu tham khảo khác về nội dung giảng dạy. Phần này nó liên quan rất nhiều đến công tác soạn giảng hàng ngày.Nguồn tài liệu này rất phong phú được nhiều giáo sư, tiến sĩ ,các nhà khoa học và cán bộ ngành khoa học Địa lí dày công nghiên cứu ,đúc rút kinh nghiệm từ thực tế viết ra . Phần này được phân loại theo chủ đề tôi đã sưu tầm tích lũy được bao gồm: + Chủ đề về Trái Đất và bản đồ tôi có các tài liệu :“ Tìm hiểu về Trái Đất”của tác giả Nguyễn Hữu Danh NXB Giáo Dục và cuốn “ Những quy luật Địa Lí chung của Trái Đất” do Đào Trong Năng biên dịch và Nguyễn Đức Chính hiệu chính từ tài liệu của tác giả nước ngoài có tên X.V.KALEXNIK..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nhà xuất bản KH&KT và cuốn tư liệu dạy- học Địa lí 6 của tác giả Phạm Thị Sen(chủ biên)… + Chủ đề địa lí tự nhiên Việt Nam ở kì II – Lớp 8, tôi sưu tầm được các tài liệu phục vụ cho công tác soạn giảng gồm các cuốn: “Địa lí tự nhiên Việt Nam”Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng sư phạm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo; cuốn “Thiên nhiên Việt Nam” của tác giả Lê Bá Thảo- NXB Giáo Dục. + Chương trình Địa lý Việt Nam lớp 9 (phân chia theo từng chủ đề như: Địa lí dân cư; Địa lí các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Trong từng chủ đề lớn lại chia theo từng vấn đề nhỏ : trồng trọt, chăn nuôi, …). Ngoài ra lại có những tài liệu phục vụ giảng dạy từng bài cụ thể ở từng vùng kinh tế…Tài liệu tôi thường dùng để tham khảo khi soạn giảng chủ đề này là cuốn “ Tư liệu giảng dạy Địa Lí 9” của nhóm tác giả: Đỗ Thị Minh Đức(Chủ biên)- Vũ Như Vân- Phí Công Việt.NXB Giáo Dục và cuốn SGK Địa Lí lớp 12 theo chương trình phân ban… 15. Những văn kiện quan trọng của Đảng được thông qua trong các NQ của các lần Đại hội Đảng … III. CÁCH SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN HỒ SƠ. Bộ sưu tập trên đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc soạn giảng, nhất là soạn giảng về Địa lý Việt Nam và bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi hàng năm. Những đề thi chọn HS giỏi cần ghim thành từng tập vừa dễ bảo quản, vừa dễ tra cứu hoặc đánh máy lưu giữ trong máy tính của cá nhân để sử dụng lâu dài ,khi cần cho hs tham khảo, giao bài tập về nhà thì in ra phát cho HS sẽ tiết kiệm được thời gian chép đề, tận dụng được thời gian ôn trên lớp. Loại sưu tầm theo từng vấn đề, nhưng cắt dán, ghi chép với những tờ rời. Đó là những loại sưu tầm cần bổ sung dần. Loại này phần lớn là các loại tài liệu tham khảo và nội dung giảng dạy. Thí dụ. Để dạy đội tuyển HS giỏi dự thi có khả năng đạt giải thì nhất thiết giáo viên phải có trong tay các tài liệu cần thiết được xem là cẩm nang như các cuốn: -Kỹ thuật thể hiện biểu đồ Địa Lí của nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Ôn tập môn Địa Lí theo chủ điểm của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và TS Đỗ Thị Minh Đức. - Tuyển tập đề thi ÔlymPíc Địa lí 30-4 (tái bản lần I,II,III,IV...)NXB Giáo Dục. - Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng từ năm học 2002- 2010 của tác giả Phí Công Việt.NXB Giáo Dục - Tuyển chon những bài ôn luyện thực hành kĩ năng thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa Lí của tác giả Đỗ Ngọc Tiến và Phí Công Việt. - Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa Lí Việt Nam của NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Bồi dưỡng HS giỏi THPT môn Địa Lí. NXB Giáo Dục. - Bộ đề thi chọn HS giỏi cấp huyện, tỉnh qua các năm…và nhiều tài liệu liên quan khác. Làm như vậy có lợi là có thể bổ sung dần, sắp xếp hợp lí, bảo quản dễ và gọn,.. IV – QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG 1/ Sử dụng trong giảng dạy Nhờ có tích lũy tư liệu, xây dựng hồ sơ giảng dạy mà phần soạn giảng giảng dạy của tôi đạt hiệu quả tốt. Soạn bài mà chỉ trông chờ ở sách giáo khoa thì không đủ. Chúng ta đều biết rằng giảng dạy phải gắn liền nội dung bài giảng với thực tế đời sống, thực tế sản xuất là một phương hướng rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng về mặt giáo dục tư tưởng, giảng dạy kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm sáng tỏ nguyên lý giáo dục của nhà nước và đặc biệt góp phần phục vụ trực tiếp cho mục tiêu của nhà trường THCS trang bị cho học sinh những hiểu biết thực tế về cuộc sống, thực tế sản xuất và thực tiễn xây dựng nền kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, hội nhập . Thực tế cuộc sống, thực tế sản xuất lại phát triển không ngừng, buộc môn Địa lý phải chú ý đề cập tới. Không một chương trình Địa lý nào, không một.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> cuốn sách giáo khoa nào có thể dự kiến nêu lên đầy đủ những sự thay đổi đó. Chính nhờ có tích lũy tư liệu thường xuyên và liên tục nên tôi đã có thể bổ xung thêm vào bài giảng những phần cần thiết làm cho bài giảng sinh động, gắn với thực tế đời sống hơn. Vấn đề cần lưu ý trong khi sử dụng tư liệu tích lũy được để soạn giảng như thế nào cho đạt hiệu quả nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Đối với đối tượng HS có mức nhận thức trung bình trở xuống thì khi soạn, giảng chỉ phải bám sát nội dung sách giáo khoa là đủ. Đối với các em có mức độ nhận thức khá, giỏi, ham hiểu biết thì ngoài nhiệm vụ hướng dẫn các em cách học, khai thác kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa qua thông tin ở phần kênh chữ và kênh hình, người giáo viên phải mở rộng, bổ xung thêm kiến thức từ các kênh thông tin khác mà giáo viên thu thập, sưu tầm được chỉ có như vậy các em mới thấy hứng thú, kiến thức tiếp thu được cũng đầy đủ hơn. Điều đó có ý nghĩa và đặc biệt thiết thực cho những giáo viên đang được giao trọng trách bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi cấp huyện ,tỉnh hàng năm ở các nhà trường, các Phòng và sở Giáo Dục. Qua kinh nghiệm dạy bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi nhiều năm tại trường THCS Yên Lãng tôi thấy để có được HS giỏi các cấp ngoài yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan đóng vai trò tiên quyết .Vì nếu người thầy sưu tầm tích lũy được nhiều tư liệu sẽ giúp cho quá trình bồi dưỡng được thuận lợi hơn, thầy có kiến thức sâu rộng, hiểu rõ bản chất vấn đề, phán đoán và đón lõng được cách ra đề của cấp trên để soạn- giảng sẽ giúp các em trong đội tuyển nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình, mở rộng, nâng cao các kiến thức, kĩ năng cơ bản, làm quen với các dạng bài tập, biết cơ cấu nội dung ra đề trong một đề thi, định lượng thời gian làm bài cho mỗi câu trong đề hoặc cả đề… thông qua việc cho các em thực hành làm các đề thi của các năm học trước( có tính thời gian) để đánh giá, rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra hướng đi phù hợp. 2/ Sử dụng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, mở chuyên đề. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hay sinh hoạt chuyên đề tại trường, cụm hoặc phòng, sở tôi đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, trao đổi cùng các.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> đồng nghiệp để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của ngành và địa phương. 3/ Sử dụng trong việc viết tài liệu, sáng kiến hàng năm. Nhờ có công tác tích lũy, sưu tầm tài liệu thường xuyên mà tôi đã có thể viết được một số kinh nghiệm đem về Hội đồng khoa học Sở Giáo dục Thái Nguyên chấm ở các năm học 1999- 2000 và 2000- 2001 đều được xếp loại B và gần đây nhất trong năm học 2010- 2011 đề tài khoa học của tôi viết về “Một số phương pháp chủ yếu để rèn luyên trí thông minh cho học sinh thông qua môn Địa Lí ở trường phổ thông” cũng được Hội đồng khoa học phòng Giáo DụcĐào Tạo huyện Đại Từ xếp loại B ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHẦN BA KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ. Nhờ có sưu tầm, tích lũy xây dựng hồ sơ giảng dạy nên tôi đã đạt được một số kết quả sau: 1/ Nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò . Trong giảng dạy, về nội dung bài giảng được tốt hơn. Giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức, học tập được nhiều phương pháp dạy học tích cực vận dụng vào thực tế giảng dạy. Học sinh có thêm các kiến thức, kĩ năng và thông tin bổ ích qua các tài liệu do giáo viên cung cấp hoặc do học sinh tự sưu tầm.Cũng do thường xuyên sưu tầm, tích lũy nhất là các tài liệu phục vụ cho dạy đối tượng HS giỏi mà đến nay tôi đã xây dựng được cho mình cả một ngân hàng đề thi chọn HS giỏi các năm nhờ đó nhiều năm liên tục tôi đều có học sinh tham dự và đạt các giải cao trong các kì thi chọn HS giỏi cấp huyện và tỉnh đồng thời trong số đó cũng có nhiều em đã và đang theo học chuyên Địa tại trường PTTH Chuyên của tỉnh. 2/ Gây hứng thú cho học sinh học tập môn Địa Lí về cả 3 mặt : tình cảm, trí tuệ và thực hành. Mô tả một cảnh quan, vào bài một cách hấp dẫn bằng cách kết hợp với những kiến thức về văn học, lịch sử và các bộ môn khác có thể lôi cuốn học sinh vào bài học một cách dễ dàng từ đó gây hứng thú học bộ môn cho các em. 3/ Giúp cho người thầy tự học tập, tự bồi dưỡng. Nhờ có công tác tích lũy, sưu tầm, xây dựng hồ sơ giảng dạy đã giúp cho chúng ta rất nhiều trong công tác tự học tập, tự bồi dưỡng.Cách làm này không mấy khó khăn mà lại phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy của chúng ta hàng ngày..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Sưu tầm, tích lũy tư liệu là công việc không thể thiếu trong quá trình soạn giảng. Việc làm này tạo cho chúng ta xây dựng nền nếp làm việc khoa hoc. Muốn làm tốt được các công việc trên, tôi thấy cần có những điều kiện sau: - Phải có cảm xúc tích cực, lòng nhiệt tình, say sưu tìm tòi. - Công tác sưu tầm, tích lũy phải kiên trì và làm thường xuyên. - Phương pháp sưu tầm phải khoa học. - Phải có ý thức tranh thủ thời gian ở mọi nơi, mọi lúc. III.NHỮNG KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT. *Với lãnh đạo Sở và Phòng Giáo Dục. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các chuyên đề để nâng cao hơn nữa năng lực và trình độ chuyên môn cho giáo viên. - Tổ chức cho các giáo viên tham dự các lớp tập huấn chuyên môn tại Sở, Phòng, được đi tham quan thực tế ngoài tỉnh, được dự giờ giảng của các giáo viên dạy giỏi các cấp …để giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng tầm hiểu biết điều đó sẽ giúp ích cho giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy hàng ngày. Yên Lãng, ngày 15 tháng 4 năm 2012. Người viết. Đào Thị Thoan.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………............................ ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×