Chụp pháo hoa
Chụp ảnh pháo hoa bằng dCam thì sẽ có nhiều hạn chế đấy nhưng chung
mình sẽ cùng tìm cách khắc phục nhé. Theo kinh nghiệm của riêng mình thì bạn
có thể tiến hành các thao tác sau đây:
1. Lựa chọn cân bằng trắng WB ở "cloudy".
2. Lựa chọn ISO ở 50.
3. Nếu như bạn có chế độ Av thì chọn f/11 hoặc f/8 với những máy dCam
chỉ có f max. = 8.
4. Chọn chế độ đo sáng trung tâm.
5. Chọn chế độ chụp ảnh "Landscape" hoặc đặt nét vào vô cực nếu có thể.
6. Tắt đèn flash.
7. Chọn chế độ chụp liên thanh.
Các thao tác chụp ảnh pháo hoa với máy ảnh chụp cầm tay thì bạn nên lưu
ý các vấn đề sau:
1. Khuôn hình: bạn nên chọn một vị trí thuận lợi, không bị cản trở trong
thao tác chụp ảnh. Vì là chụp không có tiền cảnh và không gian rộng nên bạn cần
lưu ý tới đồ hình của những chùm pháo hoa.
2. Bạn nên quan sát khoảng 5 phút cách thức bắn pháo hoa và thời gian
giữa các chùm pháo hoa để có thể lựa chọn được thời điểm bấm máy thích hợp.
3. Bấm máy vào lúc nào? Theo kinh nghiệm của mình thì NTL luôn bấm
máy vào đúng khoảnh khắc viên đạn pháo hoa đạt đủ độ cao và bắt đầu phát sáng.
Bạn nên chọn cảnh có nhiều chùm pháo hoa cùng bắn lên nhé vì dCam không thể
chụp như dSLR với chân máy ảnh được.
4. Chế độ chụp liên thanh sẽ rất hữu dụng khi pháo hoa bắn lên liên tục.
Bạn cần cố gắng giữ máy ở một vị trí ổn định là sẽ có hình ảnh đẹp.
Ví dụ dưới đây là một trường hợp tương tự. NTL chụp bằng máy dSLR
D70 nhưng phương pháp thì không có gì khác biệt. Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ
tự nhiên nhé.
7 lời khuyên cho chụp ảnh nội thất
1. Việc đầu tiên bạn cần phải có một ống kính tốt. Chất lượng quang học
phải tuyệt vời và nếu có thể thì nên dùng tiêu cự cố định thay cho zoom. Ống kính
tốt sẽ giúp bạn tránh được các lỗi biến dạng hình ảnh. Bạn có thể tháo kính UV để
tránh tuyệt đối lỗi bị loé sáng trên kính UV. Bạn phải đảm bảo ống kính của mình
thật sạch và nên dùng loa che nắng.
2. Thiết bị đi kèm máy ảnh số một là chân máy. Một chân máy ảnh PRO sẽ
giúp bạn rất nhiều từ việc tháo lắp thân máy ảnh, ống kính nhanh gọn. Bạn cũng
không nên quên giây bấm mềm hay điều khiển từ xa nhé.
3. Với một số tạp chí nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhất là trong lĩnh vực trang
trí nội thất, thì bạn nên sửa soạn cả một sê-ri ảnh chụp bằng phim dương bản 100
ISO đơn giản bởi vì đó là...truyền thống.
4. Để có thể thích nghi với độ tương phản của phim dương bản thì độ chênh
sáng trong khuôn hình tối đa là 2 khẩu độ sáng. Để giải quyết vấn đề này thì bạn
có thể dùng thêm tấm phản xạ màu trắng bạc hay một tấm vải màu mỡ gà để chắn
trước các cửa sổ tạo nguồn sáng nhưng không năm trong khuôn hình. Nếu như bạn
có một bộ đèn flash tốt thì đó cũng là một giải pháp khá tiện lợi. Nên nhớ rằng
chụp bằng phim kỹ thuật số thì độ bù sáng là 0.
5. Ánh sáng đẹp nhất, lý tưởng nhất cho chụp ảnh nội thất lại chính là ánh
sáng tự nhiên: ánh sáng ban ngày. Nhưng trong tất cả mọi trường hợp nhất thiết
phải tránh hiệu quả ảnh sáng từ một phía. Bạn có thể sử dụng đèn flash qua phản
xạ trần nhà hay một tấm phản xạ chứ không bao giờ dùng flash trực tiếp nhé.
6. Một vấn đề mà bạn hay gặp phải trong nội thất đó là trong một khuuon
hình có quá nhiều nguồn sáng khác nhau với chất lượng ánh sáng khác nhau. Điển
hình là trong bếp hay nhà tắm. Bạn có thể cố một cửa sổ với ánh sáng ban ngày 5
500K, đèn ha-lô-gien 3 200K, đèn nê-ông với ánh sáng mầu không xác định hay
một chiếc đeng chùm 2 700K. Giải pháp đầu tiên là tắt đèn nê-ông, còn nếu bạn có
tấm vải lọc mầu hồng thì có thể che nguồn sáng này lại.
7. Để có thể chụp tốt ảnh nội thất thì bạn nên chụp trong tối thiểu 2 ngày để
có thể biết rõ về ánh sáng ở nơi mình chụp ảnh. Chính sự thay đổi của ánh sáng
này sẽ mách cho bạn biết nên bắt đầu chụp ảnh từ phòng khách hay nhà bếp?
Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn
Như NTL đã nói đến trong một bài viết về tầm quan trọng của việc căn
chỉnh mầu sắc cho màn hình máy tính của bạn thì hôm nay bạn có thể kiểm tra lại
chất lượng màn hình của mình bằng cách xem băng mầu xám dưới đây. Nếu tất cả
các ô mầu xám được hiển thị rõ ràng và có sự khác biệt thì có nghĩa là màn hình
của bạn đã được căn chỉnh đúng.
So sánh Canon và Nikon
Hi, NguoiThangLong, Xem trên TTVNOL box nhiếp ảnh và forum này thấy
cậu có vẻ cổ xúy cho D70 quá, không biết có giống chuyện 1 moderator của
dpreview post unfairplay vụ D70 không ? 1. Nikon luôn đi sau Canon về công
nghệ máy ảnh số. 2. Bạn có hiện đang sử dụng các bodies Canon 300D , 10D, hay
D70, D100 không ? vì tất cả bài viết bạn gần như collect trên mạng ở các site như
dcreviews, dpreview, outbackphoto..... và các hình ảnh bạn lấy để minh hoạ đều
không do bạn chụp mà toàn lấy trên pbase.com và một số trang khác.
Nếu vào các forum của photo.net, dpreview...(chắc chắn bạn cũng đã từng
vào các site này) hoặc các site tương tự, tôi nghĩ cần góp ý với bạn như sau :
Những người nhiếp ảnh (amateur và Prof.) khi sử dụng máy ảnh 35mm
thường dùng hầu hết máy ảnh và ống kính thuộc hai hãng Canon và Nikon. Khi
chuyển sang máy số dang D-SLR thì 90% phải tiếp tục nâng cấp body máy số vẫn
theo hiệu máy mình đang sử dụng vì trước đó khi còn dùng máy SLR họ đã đầu tư
khá (không nói là rất nhiều) cho các ống kính. Nếu chuyển sang máy số mà phải
bán lại hoàn toàn bodies film 35mm, và các lenses... sau đó lại đi mua thân máy
ảnh số của hiệu khác và ống kính của hiệu đó (để đạt trở lại hiệu quả cao nhất về
tính tương thích và chất lượng hình ảnh, công nghệ ....) thì gần như cực kỳ ít người
dám làm như vậy.
Vì sao : Vì khi mua thì 10đồng, khi bán chỉ có 4-6 đồng là thành công lắm
rồi, sau đó lại đầu tư thêm nhiều nữa cho máy số như bodies, lenses ,.... rồi thêm
Máy tính, Memory cards, và một mớ thứ linh tinh khác không thể thiếu. Phi lý nhỉ.
Ai lại thế.
Do đó, người nhiếp ảnh (amateur cũng như Prof) 90 % chọn cách chơi thêm
máy ảnh số của hãng chế tạo body film 35mm mà mình đang xài
để tận dụng số lượng lenses (ống kính) hiện có, rồi tận dụng luôn cái body
film đang xài để làm backup (nếu đủ điều kiện tiền bạc và một vài lý do khác...) và
số tiền đầu tư sang máy số đương nhiên "khả thi" hơn.
Mà khi xài rồi thì ít ai chịu chê cái máy mình đang xài khi nó là loại semi-
pro D-SLR. (tại sao thì dễ hiểu thôi mà)
Tôi may mắn sở hữu được cả Canon EOS 300D, EOS 10D và Nikon D100,
D70 ( preorder và có ngay sau khi PMA 2004 bế mạc). Sử dụng , test chán chê rồi
nên cũng gom góp được khá nhiều cái hay dở của các bodies nói trên. Do đó tôi
nghĩ rằng cần góp tiếng nói thêm cho "chuyên mục này" qua một số phần bạn đã
nhận xét ở trên.
Các đoạn trong vạch ngang là trích từ bài của bạn
-------------------------------------------------------------------------------------
1. Mạch điện tử cảm quang: Kết quả cân bằng. Tuy hai máy dùng hai loại
khác nhau nhưng điều này không phải là quan trọng tới chất lượng ảnh lắm
(Canon dùng CMOS, Nikon dùng CCD)? Nikon có ưu thế hơn chút xíu ở kích
thước của mạch điện tử lớn hơn Canon. ---------------------------------------------------
-----------------------------------
+ Canon và NIKON dùng hai công nghệ chip cảm quang khác nhau, trong
đó CANON sử dụng công nghệ CMOS, Nikon dùng công nghệ CCD. Đối với các
dòng máy của Canon và Nikon được xem là các cặp được sản xuất để cạnh tranh
nhau như Canon EOS 10D <> Nikon D100
Canon EOS 300D <> Nikon D70
Thì kết quả về mạch diện tử cảm quang chưa bao giờ gọi là bằng nhau được.
Vì sao ?
Mặc dù các cảm biến quang học trên chip cảm quang diện tích bằng hay
tương đồng nhưng tiến bộ của công nghệ CMOS của Canon cụ thể qua 2 cặp đời
bodies nói trên vẫn cao hơn công gnhệ CCD của Nikon. Cụ thể là khi chụp ảnh,
mode RAW hay JPEG, lưu và card, từ card copy nguyên gốc vào máy tính rồi xem
nguyên mẫu (chưa được xử lý convert bằng các công cụ như C1, Breeze, Nikon
View, Canon File Viewer , photoshop (7.0 or 8.0 CS)....) - nên lưu ý là chỉ dùng
các tiện ích view ảnh để xem thông tin EXIF thì bạn sẽ thấy ngay là file ảnh của
Canon luôn cho độ phân giải 180x180 dpi , còn của Nikon là 72x72 dpi. Như vậy
trên cùng một diện tích cảm quang, Khi lưu dạng thô, Thiết kế của CANON vẫn
cho độ phân giải cao hơn các bodies của Nikon tương ứng mà không sử dụng các
thuật toán nội suy (trường hợp test tốt nhất là dùng RAW format). Đây là một
điểm mà mọi người đều bỏ qua khi so sánh các cặp bodies Canon và Nikon DSLR.
Do vậy tôi thấy nhận xét của bạn có vẻ quá chủ quan chăng ?
-------------------------------------------------------------------------------------
10. Chế độ phơi sáng: Kết quả cân bằng. Không có sự chênh lêch lớn dù
Canon có chế độ DEP. 11. Màn chập: Lợi thế cho Nikon Canon: 1/4000 tới 30
giây, tốc độ chụp đèn flash 1/200. Chụp tự động 20 giây. Nikon: 1/8000 tới 30
giây, flash 1/500, tự động từ 2-20 giây. Nikon thắng điểm rõ ràng không chỉ ở tốc