Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

day van theo huong tich hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tổng thuật về tính tích hợp trong chương trình đào tạo Ngữ văn ở một số trường đại học thế giới Tóm tắt nội dung: Bài viết mang tính chất tổng thuật, dựa trên những tài liệu thu thập được để giới thiệu về việc xây dựng chương trình đào tạo Ngữ văn ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, chúng tôi thử khảo sát các chương trình này dưới nguyên tắc tích hợp để nêu vấn đề trong Hội thảo khoa học của Khoa Sư phạm... Trong xu thế đổi mới và hội nhập, vấn đề tham chiếu các chương trình đào tạo ở các trường đại học lớn trên thế giới là thật sự cần thiết. Tuy đó là vấn đề không đơn giản nhưng cũng đã có những những công trình đi tiên phong. Bài viết này nhằm giới thiệu một hướng nghiên cứu đáng quan tâm, bàn luận để có thể tìm hướng nâng chất trong giáo dục đại học. Mục đích: Tổng thuật về một vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình đào tạo Ngữ văn ở một trường đại học thế giới và thử khảo sát các chương trình đó dưới cái nhìn theo nguyên tắc tích hợp. Qua đó, tạo điều kiện có thêm tài liệu tham khảo khi đối chiếu, thảo luận về chương trình đào tạo Ngữ văn trong nước so sánh với các nước tiên tiến khác. Để từ đó, chúng ta có thể rút ra những suy nghĩ có ích cho người làm chương trình, người làm công tác giảng dạy và học tập trong xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề còn giúp sinh viên nhận thức được những khác biệt của giáo dục Đại học ngữ văn ở Việt Nam và thế giới. Về tư liệu, chúng tôi sử dụng nguồn từ kết quả nghiên cứu của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. HCM, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. HCM, Kỷ yếu Đại học Humbodt 200 năm, Giáo dục Nhật Bản hiện đại, Giáo dục Hoa Kỳ, tài liệu du học… Về phương pháp tổng thuật: Trên cơ sở tư liệu thu thập về chương trình văn học – ngữ văn của các trường đại học thế giới, thử bàn luận về “nguyên tắc tích hợp” của những chương trình này thông qua các trường đại học cụ thể. Bài viết tổng thuật này gồm có các phần: - Tìm hiểu khái niệm “Tích hợp trong giáo dục”. - Vài nét khái quát về giáo dục đại học ở một số nước. - Chương trình ngữ văn ở một số trường đại học thế giới. - Thử bàn luận về nguyên tắc tích hợp trong chương trình giáo dục đại học Ngữ văn ở một số trường đại học thế giới. 1. Nguyên tắc trong chương trình đào tạo.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục. Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục Việt Nam. “Việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề tài bàn bạc từ đầu thế kỉ XX. Theo PGS. TS Trần Trung Ninh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), hơn một trăm năm qua, các nhà lí thuyết đã đưa ra ba loại hoạt động tích hợp cơ bản: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn…” [9]. 2. Đại học Hoa kỳ 2.1. Khái quát Ở nền đại học Hoa Kỳ, “mô hình cơ bản là mô hình châu Âu bắt đầu từ các trường đại học thời Trung cổ ở Paris và Bologa (Ý)… Các mô hình đại học sớm nhất, ví dụ như như đại học Harvard và Yale, mang tính Anh quốc và mô phỏng theo các trường đại học Oxford và Cambridge… Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, giáo dục đại học Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ nguyên định hướng chương trình giảng dạy cơ bản” [14, 55]. Những năm đầu thế kỷ XX, “hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đã học tập mô hình của Đức, du nhập các khái niệm của Đức về nghiên cứu hàn lâm và phát triển ý tưởng Đức về tự do học thuật... Vào nửa sau thế kỷ XIX, nhiều người Mỹ đã du học sang Đức…” [14, 57]. Đại học Hoa Kỳ chia làm 2 loại: Đại học cộng đồng (Junior college hoặc Community college) và Đại học (University hay College). Theo Altbach, P.G: “nền giáo dục Hoa Kỳ hiện đại được hình thành từ ba mối ảnh hưởng: Truyền thống giáo dục nhân văn và tự do của Anh quốc, khái niệm nghiên cứu của Đức và ý tưởng phục vụ cho bang” [2, 292]. Kinh nghiệm của giáo dục Hoa Kỳ: “Nhà trường chính là môi trường sống của ngày hôm nay” [3, 13]. Trong hệ thống đại học Hoa Kỳ, nhiều trường được xếp vào nhóm đầu của những trường đại học thế giới. 2.2. Chương trình Văn học ở đại học Theo Lê Thị Thanh Tâm: Nội dung chương trình đại học Hoa Kỳ bao gồm: lịch sử văn học dân tộc, các tác giả lớn, các tác phẩm lớn, Ngôn ngữ và văn học Mỹ, Ngôn ngữ và văn học Anh. Ngôn ngữ và văn học Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn học Đông Á… [12, 219]. Điều này tương tự chương trình Ngữ văn Việt Nam, nhưng các học phần này chiếm dung lượng nhỏ trong toàn bộ chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, phần lớn chương trình là: “các chủ điểm, những nét tiêu biểu, là linh hồn và triển vọng của các nền văn học được nghiên cứu. Ví dụ: Vấn đề dịch thuật các tác phẩm dân tộc ấy ra tiếng Mỹ, quan hệ văn học và điện ảnh, văn học của các nhóm di dân và sắc tộc (hệ thống vấn đê)…[12, 219]. Ví dụ: Đại học Harvard gồm có các học phần như: Từ thể loại đến cái tôi trong thời trung đại, Phép ẩn dụ, Về dịch thuật, Văn học và âm nhạc, Không gian.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> và nơi chốn trong văn hóa hậu hiện đại, Nhà văn và độc giả, Chủ nghĩa hình thức nga… [13]. Văn học so sánh rất được xem trọng ở Đại học Harvard. Văn học so sánh như làm một nhóm gồm nhiều học phần. Văn học so sánh gồm các học phần: Từ thể loại đến cái tôi trong thời trung đại, Phép ẩn dụ, Hiên thực đời sống, Thế giới sinh động tưởng tượng trong văn học, Triết học và văn hóa, Học thuyết và phương pháp trong truyền thống đối thoại so sánh (comparative), Chủ nghĩa huyền ảo và văn học, quá khứ và hiện tại, Lý luận và phê bình văn học thời trung đại…). Trường hợp ngành Ngữ văn ở Đại học Cornell: Ngoài những học phần phổ biến như ở Đại học Harvard, ta còn thấy có các học phần khá xa lạ: Thiền định trong văn hóa Ấn Độ, Binh pháp cổ đại Trung Hoa, Thiền Phật giáo, Dẫn luận văn học cổ điển Việt Nam, Chủ đề chọn lọc của thơ và thuật hùng biện, Sáng tác thơ, Sáng tác thơ nâng cao… [13]. Bên cạnh đó, chương trình còn có các học phần khác. Các môn học liên quan đến kỹ năng “viết sáng tạo” [12, 219], “Viết phổ thông” và “Viết sáng tạo” (thơ ca chuyên nghiệp, văn xuôi chuyên nghiệp, viết trên phương tiện truyền thông, thẩm định văn chương, văn chương tường thuật, kỹ năng viết về cộng đồng…) [12, 210]. 2.3. Nguyên tắc tích hợp Tính địa phương, quốc gia và quốc tế của học thuật kết hợp nhau trong cấu trúc chương (những vấn đề lý luận mới, những vấn đề đương đại, quan hệ văn hóa và văn học thời đại). Tính hàn lâm và tính thực tế đương đại: “dung hòa hàn lâm và đương đại” [12, 224-226]. 3. Đại học Nga 3.1. Khái quát Hệ thống giáo dục đại học Nga khởi đầu bằng việc thành lập 2 trường đại học ở Moskva và Petersburg vào giữa thế kỷ XVIII [11, 192-193]. Giáo dục đại học ở Nga đặc trưng bởi sự quản lý trực tiếp của nhà nước (nằm dưới sự kiểm soát của Đảng cho đến năm 1990-1991). Giáo dục đại học ở Nga có 3 loại hình đào tạo đại học: University (đại học), Academies (trường đào tạo đặc biệt), Institutes (học viện). Giáo dục đại học ở Nga kéo dài từ 2-3 năm. Do nhu cầu quốc tế hóa, hế thống giáo dục ở Nga trong những năm gần đây bắt đầu thay đổi, các trường đại học dần chyển sang hệ thống giống như Anh Mỹ. “Tháng 9/2003 Bộ Giáo dục Liên bang Nga đã được Chính phủ Liên ban Nga cho phép chính thức tham gia Tuyên bố và Quá trình Bologna của khối EU. Tức là sẽ cùng các nước EU tham gia vào không gian giáo dục đại học thống nhất châu Âu theo kế hoạch được hoàn thành vào năm 2010” ]8]. Hệ thống Giáo dục đại học Liên ban Nga đã từng là niềm tự hào của đất nước trong một thời gian rất dài, và dù rằng hiện nay đang có những dấu hiệu khủng hoảng. Nền giáo dục đại học Nga đang cố gắng đổi mới. Nhưng vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đặt ra là sự lựa chọn: “tiến về phía trước thay vì cố sửa chữa hay chống đỡ cho quá khứ” [17]. 3.2. Chương trình đại học Ngữ văn Theo Trần Thị Phương Phương, Khoa Ngữ văn ở đại học Nga có các ngành đào tạo: tiếng Nga và văn học, các ngôn ngữ và văn học Tây Âu, Ngôn ngữ học lý thuyết và ứng dụng… [11, 195]. Các bộ môn ở khoa Ngữ văn: Văn học dân gian Nga, Lịch sử văn học Nga, Lịch sử văn hóa nước Nga, Lý luận văn học (Phân tích và lý giải tác phẩm văn học, Thi pháp tác phẩm tự sự…), Ngôn ngữ học đại cương, lý thuyết - So sánh - ứng dụng, Tiếng Nga cho khoa học xã hội nhân văn, phương pháp dạy văn học ở trường đại học,… [11, 197], 3.3. Nguyên tắc tích hợp Nguyên tắc tích hợp thể hiện trong sự tương tác giữa ngữ học với văn học, không tách biệt hẳn ngữ học với văn học. Nguyên tắc tích hợp còn thể hiện ở mục tiêu đào tạo: vừa đào tạo giáo viên Ngữ văn đồng thời cũng hướng đến đào tạo nhân lực cho lĩnh vực khác như xuất bản, báo chí.,, 4. Đại học Nhật Bản 4.1.Khái quát Lịch sử đại học bắt đầu từ sự chuyển đổi chương trình và thể thức thi cử theo kiểu Nho giáo sang phương thức Âu Mỹ. Giáo dục đại học ở Nhật có liên quan đến ToKyo Imperial University. ToKyo Imperial University (Đông Kinh đế quốc đại học) (sau này đổi tên là Đại học Đông Kinh -Tokyo University) là trường xưa nhất và luôn luôn được xem là trường đại học danh tiếng ở Nhật Bản. Trường này được chính thức thành lập năm 1886 [1, 216]. Nguyên nhân sơ khởi của trường Đông Kinh đế quốc đại học là Trụ sở Nghiên cứu văn hóa Tây phương (năm 1855) và trường Đông Kinh đại học (năm 1877) [1, 226-227]. “Xã hội Nhất bắt đầu chịu ảnh hưởng văn minh phương Tây qua hai ngành y học (Hà Lan, sau đó là Anh và Đức) và binh pháp (Anh - Pháp) vào giữa thế kỷ XVIII. Truyền thống giáo dục đại học theo phong cách Đức đã sớm ảnh hưởng đến đại học Nhật Bản. Ngày nay, giáo dục đại học ở Nhật Bản đã được đánh giá cao trên thế giới. 4.2. Chương trình Đại học tiêu biểu – Đại học Musashino Theo Đoàn Lê Giang: Chương trình Ngữ văn đại học này gồm: Cơ sở văn học, Lịch sử văn học Nhật, Nghiên cứu văn, văn hóa truyền thống, Thư pháp, Ngữ pháp tiếng Nhật, Tiếp xúc văn hóa, Ngôn ngữ học, Luận về văn học, Ngôn ngữ học tâm lý, Văn học thiếu nhi, Sáng tác và thưởng thức văn học, Phương pháp giảng dạy văn học, Nghệ thuật (thuật hành), thư pháp, Gia đình và xã hội, Tôn giáo và văn hóa, Tư tưởng và văn hóa hiện đại, Văn hóa Nhật Bản, Lịch sử tôn giáo, Lịch sử Phật giáo, Suy nghĩ về đời sống cộng đống, Quyền con người và đời sống hiện đại,… [6, 169 – 170]. 4.3. Nguyên tắc tích hợp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tích hợp các học phần Văn học và các môn nghệ thuật. Tích hợp các học phần Văn học Nhật và các học phần mở rộng tầm nhìn quốc tế. Tích hợp: Văn học và Cơ sở sáng tạo văn học. Tích hợp thể hiện trong chương trình đào tạo: Đào tạo giáo viên ngữ văn, nhà nghiên cứu, chuyên viên thư viện, phát thanh viên, nhà biên tập, nhà báo, người làm xuất bản, quảng cáo, hoạt động sân khấu, bảo tàng, người phiên dịch, nhà hoạt động văn hóa quốc tế, nhà báo, nhà hoạt động truyền thông đại chúng… Qua khảo sát chương trình Ngữ văn ở một số đại học thế giới, chúng ta nhận thấy chương trình Ngữ văn của các nước đã khai thác nguyên tắc tích hợp nhằm đạt đến tính linh hoạt, thực tế, hiệu quả và mở rộng tầm quốc tế. Trong phạm vi cho phép và khả năng có hạn, người viết chỉ làm công tác tổng hợp một số tư liệu và gợi ý vài điểm chính trong nguyên tắc tích hợp. Xin chân thành cảm ơn các tác giả, các bài viết được trích dẫn. Chân thành cảm ơn Quý Thầy cô và các bạn sinh viên.. Tài liệu tham khảo: 1. Đoàn Văn An, Giáo dục Nhật Bản hiện đại, Bộ Văn hóa giáo dục, S. 1965. 2. Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tụy, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Xuân Yêm, Đại học Humbodt 200 năm (1810-2010) kinh nhiệmt thế giới và Việt Nam, NxbTri thức, H. 2011. 3. John Dewey, Dân chủ và giáo dục, Phan Anh Tuấn dịch, Nxb Tri thức, H, 2008). 4. Du học Nga – một cái nhìn tổng quát 5. Đoàn Lê Giang, Về chương trình Văn học ở Đại học Nhật Bản, trong: Bình luận văn học, Niên giám 2008, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. HCM, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. HCM, 2008, (trg 154-170). 6. Đoàn Lê Giang, Nghĩ về chương trình văn học ở đại học Nhật Bản option=com_content&view=article&id=916%3Angh-v-chng-trinh-vn-hc-i-hc-nhtbn&catid=109%3Ai-mi-ct-a-pp-ging-dy-vn-hc&Itemid=189&lang=vi 7. Hoàng Giao, Những điều cần biết về du học, Nha Học bổng và du học, S. 1972, trg 207. 8. Hệ thống giáo dục đại học Liên bang Nga option=com_content&view=article&id=623:h-thng-giao-dc-i-hc-lien-bangnga&catid=62:chng-trinh&Itemid=186.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 9. Hiếu Nguyễn, Chương trình tích hợp không phải là phép cộng giản đơn, 10 Hoàng Thị Hồng Nhung, Đại học ở Mỹ khác Việt Nam như thế nào? 11. Trần Thị Phương Phương, Giới thiệu sơ lược về chương trình đào tạo văn học ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva và Đại học Tổng hợp Quốc gia SaintPetersburg, trong: Bình luận văn học, Niên giám 2008, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. HCM, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. HCM, 2008, (trg 192-15). 12. Lê Thị Thanh Tâm, Ngành văn học ở một số đại học Mỹ - Yếu tố Cá tính hóa và Quốc tế hóa trong chiến lược xây dựng chương trình, trong: Bình luận văn học, Niên giám 2008, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. HCM, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. HCM, 2008, (trg 216-226). 13. Lê Thị Thanh Tâm, Ngành văn học ở một số đại học Mỹ: Yếu tố cá tính hoá và quốc tế hoá trong chiến lược xây dựng chương trình, option=com_content&view=article&id=879:ts-le-th-thanhtam&catid=81:vanhocnuocngoai&Itemid=245 14. Lâm Quang Thiệp, D.Bruce Johnstone, Phillip G.Altbach, Giáo dục đại học Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục, H. 2006. 15. Vũ Quang Việt, So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam 16. Maria Yudkevich, Các trường đại học Nga: Đi tìm sự ưu tú đã mất hay xây dựng những trường hoàn toàn mới? (Kỳ 1) 17. Maria Yudkevich, Các trường đại học Nga: Đi tìm sự ưu tú đã mất hay xây dựng những trường hoàn toàn mới? (Kỳ cuối) (Theo Bản tin số 7-2013 của Viện Đào tạo Quốc tế, ĐHQG TP.HCM

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×