Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 1 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
NỀN KINH TẾ LÚA GẠO CHÂU Á
TRONG QÚA TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
1
Randolph Barker và David Dawe
2
I.
GIỚI THIỆU
Vào những năm sau Thế chiến II, người ta ngày càng lo ngại hơn về vấn đề lương thực
ở châu Á. Dân số tăng gần 3%/năm và tiềm năng mở rộng thêm diện tích canh tác hạn
chế. Người ta đã hướng sự chú ý vào nhu cầu tăng sản lượng gạo, lương thực chủ yếu.
An ninh (hay an toàn) lương thực do
cuộc cách mạng xanh
mang lại chỉ là bước đầu
tiên mang tính quyết đònh trong việc chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội
công nghiệp của châu Á. Đối với hầu hết các nước châu Á trong thập niên 60, 2/3 lực
lượng lao động và 1/3 tổng sản phẩm nội đòa (GDP) nằm ở nông nghiệp. Do những
nền kinh tế này tăng trưởng, nên nông nghiệp đang trở nên một bộ phận nhỏ hơn bao
giờ hết trong toàn bộ nền kinh tế. Đây là mô thức bình thường của phát triển. Tuy
nhiên, lúa gạo vẫn còn là lương thực chủ yếu trong bữa ăn của người châu Á, và là loại
cây được trồng rộng rãi nhất, ở phần lớn châu Á cây lúa đóng góp từ 1/3 đến 1/2 giá trò
gia tăng trong nông nghiệp và 50-80% lượng calories mọi người tiêu thụ (Hossain và
Pingali, 1998). Nhiều người nghèo vẫn không lo nổi một bữa ăn no. Tuy nhiên, những
người khá giả đang đa dạng hóa thực đơn của họ và các hộ gia đình trồng lúa đang tìm
các nguồn thu nhập mới để bù đắp mức lợi nhuận thấp của việc trồng lúa do giá lúa hạ.
Trong khi đó, việc đưa ra các công nghệ mới và sự tăng trưởng sản xuất vẫn tiếp tục
nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều. Hơn một thập kỉ với giá gạo thế giới thấp và ổn
đònh đã dẫn đến sự tự mãn của các nhà hoạch đònh chính sách và việc chậm đầu tư vào
nghiên cứu, thủy lợi, và các yếu tố khác vốn có thể cải thiện sự tăng trưởng năng suất
của khu vực trồng lúa. Một số người, đặc biệt là ở trong giới khoa học, lo ngại rằng sản
lượng tăng chậm hơn có thể còn không theo kòp sự gia tăng nhu cầu do dân số tăng, nói
1
Bài nghiên cứu này được trình bày tại Đại hội Thường niên lần thứ 12 của Viện Nghiên cứu Nông
nghiệp trên Đại học, Đại học Peradeniya, 16-17/11/2000. Bản trước của bài nghiên cứu này được trình
bày tại Hội thảo về Nghiên cứu và Trồng Lúa trong Thế kỉ 21, Hội thảo để tưởng nhớ Tiến só Robert F.
Chandler, Jr., 15-17/6/2000.
2
Randolph Barker, Cố vấn Cao cấp cho Tổng Giám đốc Học viện Quản lí Nguồn nước Quốc tế (IWMI),
và David Dawe, nhà kinh tế, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI).
Các tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến Parakrama Weligamage vì sự giúp đỡ q báu của Ông trong quá
trình viết bài nghiên cứu này.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 2 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
chi đến việc đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều người nghèo không có khả năng mua
đủ lương thực.
Cuối cùng, vào những năm sau cuộc cách mạng xanh, lợi thế so sánh của việc trồng lúa
lại một lần nữa chuyển từ những vùng trước đây được lợi nhờ cuộc cách mạng xanh về
những đồng bằng lớn nơi lao động rẻ và nguồn nước dồi dào - đồng bằng sông
Mekong, đồng bằng sông Ganges-Bramaputra, và có tiềm năng là đồng bằng sông
Irradwaddy. Nhiều chính phủ một mặt phải đối phó với áp lực trong nước đòi trợ cấp
cho việc trồng lúa và duy trì an ninh lương thực, mặt khác với áp lực từ bên ngoài đòi
hủy bỏ các hạn chế về thuế quan và đòi tự do hóa ngoại thương.
Bài nghiên cứu này mô tả sự chuyển dòch của nền kinh tế lúa nước châu Á trong một số
bình diện. Chúng ta xem xét từng bình diện một: (i) các khuynh hướng và các nguồn
tăng trưởng trong việc sản xuất lúa; (ii) những người thụ hưởng các thay đổi về công
nghệ, tác động của các thay đổi này đối với việc giảm nghèo, và các tác động tiêu cực
đối với môi trường và sức khỏe; (iii) đa dạng hóa trong tiêu dùng và sản xuất nông sản
khác ngoài lúa; (iv) sự thay đổi của lợi thế so sánh và mở rộng việc nghiên cứu lúa trên
thế giới và của kinh tế nông thôn.
II.
CÁC XU HƯỚNG VÀ NGUỒN TĂNG TRƯỞNG TRONG SẢN XUẤT
VÀ NĂNG SUẤT
Người ta chứng minh qua nhiều tài liệu sự tăng trưởng của việc sản xuất gạo diễn ra
trong hơn ba thập kỉ qua kể từ khi giống đầu tiên trong các giống lúa cao sản, IR8,
được tung ra vào năm 1966 và các yếu tố giải thích sự tăng trưởng đó (Baker và Herdt,
1985, Pingali và Hossain, 1998, Pingali, Hossain, và Gerpacio, 1997). Ngày nay ở
nhiều khu vực người ta có chung một lo lắng về sự chậm lại của tăng trưởng sản xuất
gạo và ý nghóa tiềm tàng đối với an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện của chúng ta bằng cách đặt câu hỏi là làm thế
nào mà châu Á đã đạt được mức tăng trưởng sản xuất lúa 3%/năm trong hơn hai thập kỉ
qua, một mức tăng trưởng vượt xa những gì đã từng đạt được trong lòch sử.
Những mệnh lệnh chính trò và những đột biến về thời tiết
Trong kỉ nguyên hậu Thế chiến II, mối lo của phương Tây liên quan đến tình hình
lương thực xấu đi ở châu Á và các ý nghóa của tình hình đó đối với sự ổn đònh chính trò
phần lớn bò điều khiển bởi nền chính trò chiến tranh lạnh. Cuộc Chơi Lớn (xem
Hopkirk, 1991) vốn chi phối cuộc đấu tranh giữa nước Anh và nước Nga để giành
quyền kiểm soát châu Á vào thế kỉ 19 vẫn rất sôi động, mặc dù ở một dạng mới và với
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 3 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
một vai diễn khác của những người tham gia cuộc chơi. Đối với các chính quyền châu
Á và phương Tây cũng như các cơ quan phát triển quốc tế, ưu tiên là rất rõ ràng –
tăng
sản xuất ngũ cốc ở châu Á
. Dần dần xuất hiện sự đồng thuận về cách thực hiện được
điều này khi mà các bộ phận công nghệ cách mạng xanh đã bắt đầu được áp dụng.
Hai sự kiện khí hậu, hiện nay được biết đến dưới cái tên
Los Niđos
(vốn dẫn đến sự
giảm sút lượng mưa hàng năm ở nhiều nơi trên thế giới) đóng vai trò chất xúc tác đối
với việc theo đuổi mục tiêu an ninh lương thực. Sự kiện thứ nhất đã xảy ra ở tiểu lục
đòa Ấn Độ vào giữa thập niên 60, nơi mà sự giảm sút sản xuất ngũ cốc đã đe dọa dẫn
đến nạn đói. Sự kiện thứ hai đã xảy ra do sự giảm sút sản xuất lương thực vào năm
1972 dẫn đến việc tăng vọt giá gạo thế giới (Hình 1) và đẩy Thái Lan, nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới, đến chỗ cấm xuất khẩu trong vài tháng của năm 1973.
Thay đổi công nghe
ä
Cái gọi là
cuộc cách mạng xanh
thường được gắn với việc phát triển các giống lúa và
lúa mì
hiện đại có thân lùn trung bình
(MVs). Tuy nhiên, hai yếu tố quyết đònh khác
của công nghệ cách mạng xanh là
phân bón và thủy lợi
. Cùng với các giống mới, cũng
như hai yếu tố phân bón và thủy lợi, một đợt cải tiến công nghệ vững chắc đóng góp
vào việc tăng năng suất lúa đã diễn ra. Do các nhập lượng này có mức độ bổ trợ lẫn
nhau cao, nên các nỗ lực để chia phần tỉ lệ tăng trưởng cho mỗi nhập lượng tỏ ra khó
khăn. Một phân tích của Herdt và Capule (1983) cho thấy tác động của lúa MV, phân
bón, thủy lợi, và các yếu tố khác (còn lại) đã đóng góp những phần gần như bằng nhau
vào tăng trưởng sản xuất. “Các yếu tố khác” bao gồm cả đầu tư lớn lạ thường của
phương Tây vào phát triển vốn con người ở châu Á. Loại đầu tư thường bò bỏ sót này
đã giúp tạo ra các thay đổi về chính sách và đònh chế cần thiết để tạo điều kiện cho
việc phát triển và phổ biến của công nghệ mới. Điều này giúp giải thích tốc độ phổ
biến của các công nghệ này.
Cải tiến về giống
. Vào thời điểm Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) bắt đầu hoạt
động vào năm 1962, không ai có thể tiên đoán được là có thể đạt được một bước đột
phá trong tiềm năng về sản lượng gạo chỉ trong bốn năm. Khám phá vô tình đầu tiên
về gien lùn của cây lúa trong bộ sưu tập của Đài Loan đã dẫn đến việc tung ra giống
lúa lùn trung bình đầu tiên vào năm 1966, IR8. Các giống lúa cao truyền thống (cao
khoảng ngang thắt lưng) cho một sinh khối bao gồm 80% thân rạ và 20% bông lúa
trong khi tỉ lệ bông lúa trên thân rạ của lúa lùn trung bình (cao ngang đầu gối) là 50/50.
Các giống lúa có thân ngắn hơn, cứng hơn này đáp ứng sản lượng cao hơn đối với phân
bón mà không bò rạp vào thời điểm thu hoạch. Cũng quan trọng không kém, các giống
mới này trưởng thành chỉ trong 120 ngày hay ngắn hơn so với 150 ngày đối với các
giống truyền thống. Việc tung ra IR8 đã thiết lập một mức trần sản lượng cho lúa thụ
phấn tự nhiên ở các vùng nhiệt đới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. (Lúa lai được phát
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 4 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
triển ở Trung Quốc vào thập niên 70 đã nâng cao trần sản lượng lên 15% nhưng các
giống phù hợp được sử dụng ở các vùng nhiệt đới vẫn chưa được phát triển).
Việc giống IR8 dễ dàng bò tổn thương trước sâu rầy và dòch bệnh đã nhanh chóng
chuyển trọng tâm sang việc nhân giống kháng sâu bệnh. Việc tung ra giống IR36 sau
IR8 một thập kỉ (1976) đã đánh dấu một cột mốc khác của sự phát triển các giống hiện
đại kháng sâu bệnh thế hệ hai. Người ta ước lượng rằng đầu thập niên 80, hơn 10 triệu
ha đã được gieo trồng IR36 (IRRI, 1982). Tuy nhiên, điều này đưa đến các lo ngại
rằng cơ sở di truyền của các giống mới này quá hẹp làm tăng nguy cơ bất lợi là tổn thất
mùa màng tràn lan trong chỉ một năm (Evans, 1986). Việc tung ra giống IR64 vào
năm 1985 với nguồn gien từ các giống lúa mọc trên hơn 40 loại đất đã đảm bảo chống
lại loại rủi ro này.
Cho đến ngày nay, hạn hán và tác động của các điều kiện khí hậu El Nino và La Nina
vẫn là nguồn chính tạo sự khác biệt từ năm này sang năm khác trong sản xuất mùa vụ.
Việc tạo ra các giống cho các môi trường biên tế với các cơn hạn hán thường xuyên
hay các điều kiện thổ nhưỡng bất lợi lại càng phức tạp hơn. Có những người lí luận
rằng với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học, tiềm năng tăng năng suất (và giảm nghèo)
to lớn nhất trong tương lai thuộc về các môi trường canh tác được tưới tiêu bằng nước
mưa. Những người khác lại dự đoán rằng các khu vực được thủy lợi hóa trong tương lai
sẽ lại tiếp tục đột phá mức trần sản lượng và rằng những khu vực này sẽ chiếm một tỉ lệ
lớn hơn bao giờ hết trong sản xuất gạo của thế giới.
Các tiến bộ trong công nghệ phân bón
. Kể từ khi
cuộc cách mạng xanh
ra đời vào thập
niên 60, phân hóa học đã chiếm vò trí trung tâm trong việc chuyển đổi sản lượng nông
nghiệp ở châu Á. Mức tiêu thụ phân hóa học ở châu Á đã tăng từ 7 triệu tấn chất dinh
dưỡng (N, P, K) vào năm 1965 lên 17 triệu vào năm 1975, năm “khủng hoảng phân
bón”, lên 39 triệu vào năm 1985 và 69 triệu vào năm 1995, về cơ bản tăng gấp đôi sau
mỗi mười năm. Sự tăng trưởng nhanh một cách kì lạ trong việc tiêu thụ phân bón, hơn
7% năm trong ba thập kỉ, là do việc giảm đều giá phân bón (Hình 2) và việc nông dân
hiểu được các lợi ích của phân bón khi sử dụng cho các giống MV.
Yếu tố chính lí giải việc giảm giá này là các khám phá trong hóa học và ứng dụng kó
thuật cơ khí liên quan đến việc sản xuất superphosphates (supe
−
photphat), phosphoric
acid (axít photphoric), và trên hết là ammonia vốn sẽ được chuyển hóa thành phân
đạm (Tomich và các tác giả khác,1995). Một trong những phát triển ngoạn mục nhất
đã diễn ra vào thời gian ngay trước
cuộc cách mạng xanh
, năm 1963. Việc chuyển đổi
từ máy nén piston sang máy nén li tâm đã tăng gấp ba lần qui mô tối ưu của nhà máy
trong việc sản xuất phân urea càng làm hạ giá thành sản xuất. Với tốc độ thay đổi
công nghệ nhanh và sự tinh vi và bản chất thâm dụng vốn của công nghệ, các nước
phát triển có lợi thế so sánh trong việc sản xuất phân bón. Một số nước châu Á làm
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 5 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
ngơ thực tế này và tìm cách tự túc phân hóa học. Thường là với sự giúp đỡ của các
nước phát triển, họ đã xây dựng các nhà máy mà hầu như ngay vào ngày hoàn thành đã
trở nên lạc hậu.
Tiến bộ công nghệ trong thủy lợi và quản lí nguồn nước
. Các tiến bộ công nghệ trong
thủy lợi có thể được chia thành: (i) những tiến bộ liên quan đến việc phát triển các hệ
thống thủy lợi nước mặt hay kênh mương, chủ yếu thông qua đầu tư công cộng và (ii)
những tiến bộ liên quan đến khai thác nước ngầm chủ yếu thông qua đầu tư tư nhân.
Trước Thế chiến II, thủy lợi ở châu Á chủ yếu là các hệ thống gọi là dẫn thủy nhập
điền theo đường đó nước được các bờ bao nắn dòng chảy để tưới tiêu bổ sung, đảm bảo
cho vụ lúa chính vào mùa mưa. Các tiến bộ công nghệ trong việc xây dựng đập lớn và
hồ chứa nước ở miền Tây nước Mó trước Thế chiến II trở thành nền tảng cho việc phát
triển hệ thống thủy lợi nước mặt ở châu Á thời kì sau Thế chiến II. Đập Hoover, khai
trương ở Nevada vào năm 1935 mở ra một kỉ nguyên của các đập lớn. Trong số hơn
40.000 đập lớn trên khắp thế giới, gần như chỉ có 5.000 được xây dựng kể từ năm 1950
(McCully, 1996). Giá gạo cao biện hộ cho việc đầu tư lớn vào các hệ thống thủy lợi
lớn của khu vực công cộng vào thập niên 70. Nhưng việc giảm giá gạo sau đó, việc
tăng chi phí xây dựng, và gia tăng sự chống đối từ phía các nhà môi trường đã dẫn đến
việc giảm mạnh đầu tư kể từ giữa thập niên 80 (Rosegrant và Pingali, 1994).
Ngược lại, các tiến bộ trong công nghệ và việc giảm chi phí đã dẫn đến việc tiếp tục
mở rộng nhanh chóng của các giếng đóng (và gần đây hơn là các công nghệ thủy lợi
nhỏ khác như thủy lợi vòi phun và nhỏ giọt). Ví dụ, ở Ấn Độ và Trung Quốc, hơn hẳn
một nửa tổng diện tích được tưới bằng giếng đóng (Hình 3). Các nông dân, thường
miễn cưỡng trả các phí thủy lợi để được phân phối nguồn nước tưới từ kênh mương
không đáng tin cậy, lại sẵn sàng trả toàn bộ chi phí cho việc tưới tiêu bằng máy bơm,
vốn có thể làm tăng sản lượng gạo hay tạo điều kiện chuyển đổi từ gạo sang các cây
trồng có giá trò cao hơn. Nhưng việc phát triển các giếng đóng không được kiểm soát
đang dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt nghiêm trọng nước ngầm, đặc biệt là ở các
vùng bán khô cằn gồm cả hai vựa lúa chính ở châu Á, vùng Punjab và Bình nguyên
Bắc Trung Quốc.
Tăng trưởng sản xuất và sản lượng
Sự tăng trưởng sản xuất và sản lượng gạo trong những năm
cách mạng xanh
(1967-85)
và trong các năm trước và sau cách mạng xanh được thể hiện ở Hình 4. Tiếp theo sự
tăng trưởng sản xuất mạnh gần 3% trong thời kì cách mạng xanh, sau đó tốc độ tăng
trưởng đã giảm gần một nửa. Sự biến thiên đáng kể theo thời gian và không gian của
tốc độ áp dụng công nghệ mới và tăng trưởng sản xuất được minh họa trong Bảng 1.
Các quốc đảo Đông Nam Á, Trung Quốc, và các khu vực được chọn khác như bang
Punjab thuộc Ấn Độ là những nơi được hưởng lợi sớm nhất từ công nghệ cách mạng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 6 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
xanh. Vào năm 1980, 50% diện tích trồng lúa hay nhiều hơn ở các khu vực này được
trồng giống MV (Herdt và Capule, 1982). Các phần khác của châu Á bao gồm
Bangladesh và Đông Ấn áp dụng giống này gần đây hơn và sản lượng đã tăng nhanh
hơn sau năm 1985. Việt Nam đã tăng mạnh diện tích đất và sản lượng kể từ năm 1985.
Đáng ngạc nhiên là Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lại có mức áp dụng
giống MV thấp nhất trong số các nước châu Á lớn, xấp xỉ 15% vào năm 1995. Mức gia
tăng sản lượng và tiêu thụ phân bón cũng thấp vì Thái Lan đã chọn cách tăng diện tích
trồng lúa và tiếp tục trồng các giống sản lượng thấp nhưng có chất lượng xuất khẩu cao.
Hầu hết những thay đổi về việc đònh thời gian áp dụng MV dường như gắn với sự phát
triển trong quản lí thủy lợi và nguồn nước. Đầu tư vào các dự án thủy lợi lớn đã diễn ra
vào thập niên 70 và đầu thập niên 80 ở nhiều phần của châu Á và việc mở rộng diện
tích trồng lúa mùa khô đã tạo một cú thúc cho sản xuất. Tuy nhiên, những thay đổi về
mô thức mùa vụ và việc áp dụng các công nghệ thủy lợi vốn cho phép các vùng đồng bằng
tránh được sản lượng thấp của lúa ruộng sâu và tận dụng được các mùa vụ thuận lợi hơn đã
được tiến hành trễ hơn nhiều.
Diện tích trồng lúa ở châu Á vẫn còn hầu như không thay đổi kể từ giữa thập niên 80.
Việc tiếp tục phát triển thủy lợi giếng đóng đã dẫn đến việc một tỉ lệ lớn diện tích mới
được thủy lợi hóa được dùng để canh tác các cây trồng ngoài lúa. Tuy nhiên, phần
diện tích lúa được thủy lợi hóa đã tăng từ 51% vào cuối thập niên 70 lên 56% vào đầu
thập niên 90. Đây là kết quả của sự giảm sút cả về diện tích ruộng ở đất cao lẫn ruộng
sâu, một khuynh hướng dường như có khả năng tiếp diễn (Hình 5).
Điều gì lí giải sự suy giảm tăng trưởng?
Điều gì lí giải tốc độ tăng trưởng chậm hơn của sản xuất, diện tích, và sản lượng kể từ
năm 1985? Nguyên nhân rõ rệt nhất là sự giảm sút nghiêm trọng của giá gạo thế giới
từ 1981 đến 1985 (Hình 1). Đánh dấu việc áp dụng thành công các công nghệ cách
mạng xanh là thực tế cung tăng nhanh hơn cầu. Trong mươi lăm năm qua, giá gạo thế
giới đã duy trì ổn đònh một cách đáng lưu ý, làm dòu xuống những nỗi lo ngại rằng việc
áp dụng các công nghệ cách mạng xanh sẽ dẫn đến sự biến thiên lớn hơn về sản lượng
và giá cả. Có vẻ đã đạt được một sự cân bằng mới giữa cung và cầu với giá thấp hơn
và tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
Sự tăng trưởng chậm hơn bò chi phối bởi cả yếu tố cung lẫn yếu tố cầu. Về phía cung,
ở nhiều khu vực của châu Á, mức sản lượng tăng lên do áp dụng các công nghệ mới
trước đó hầu như đã được khai thác triệt để và ở những khu vực này việc thâm canh
thường dẫn đến việc khai thác cạn kiệt và sự xuống cấp nguồn đất và nước. Không còn
khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất 2,5 đến 3% năm. Ngoài ra, với giá gạo
nội đòa thấp hơn nhiều và mức lương tăng, nông dân nhận ra rằng việc trồng lúa mang
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 7 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
lại lợi nhuận thấp hơn nhiều. Đồng thời, cầu đối với gạo đã giảm do cả thu nhập tăng
lẫn tốc độ tăng dân số giảm. Các yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng chậm hơn và
những ý nghóa đối với việc nghiên cứu lúa sẽ được bàn tới chi tiết hơn ở các phần sau.
III. NĂNG SUẤT, SỰ NGHÈO ĐÓI, VÀ KHẢ NĂNG DUY TRÌ BỀN
VỮNG
Các thuật ngữ “giảm nghèo” hay “xóa nghèo” chỉ đến gần đây mới trở thành mục đích
được tuyên bố của các chính quyền quốc gia và các cơ quan viện trợ quốc tế. Tuy
nhiên, người ta dó nhiên đã ngầm tin rằng thành công trong việc tăng sản xuất gạo ở
châu Á và tăng thu nhập nông trại chắc là có một tác động tích cực đối với việc giảm
nghèo ở châu Á bằng cách đẩy lùi nạn đói và tạo an ninh lương thực cho hàng triệu
người. Michael Lipton (1989, trang 400), người chỉ trích
cuộc cách mạng xanh
từ ban
đầu gần đây hơn đã viết rằng “giá như vào năm 1950 các nhà khoa học xã hội đã soạn
thảo một kế hoạch chi tiết đổi mới nông nghiệp nhằm hỗ trợ người nghèo, thì họ hẳn đãõ
muốn có những giống cây hiện đại: những giống cây lương thực chủ yếu rẻ hơn, khỏe
hơn, thâm dụng lao động, giảm rủi ro, và có hiệu suất”. Một loạt giống hiện đại làm
lợi cho các vùng có điều kiện khắc nghiệt hơn, nứt nẻ vì thiếu mưa thậm chí còn tốt
hơn. Nhưng nếu như trọng tâm ban đầu đã được đặt vào các vùng cận biên, thì trọng
tâm đó có thể đã dẫn đến việc không sản xuất ra đủ lượng lương thực phụ trội để đẩy
lùi tai họa trong thập kỉ 60 và 70.
Một bài báo gần đây trên tạp chí
Economist
tuyên bố rằng “một loạt các biện pháp của
cuộc cách mạng xanh đã cứu hơn một tỉ người khỏi chết đói” (tạp chí Economist, 25-
31/3/2001). Tuy nhiên, thậm chí đến tận hôm nay, dù cho các bằng chứng có thuyết
phục ngược lại, thì một bộ phận lớn ý kiến công chúng vẫn nhìn nhận rằng
cuộc cách
mạng xanh
đã làm cho người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng nghèo hơn. Mặc
cho thực tế này, vẫn có những lo ngại hợp lí về các lợi ích và chi phí của
cuộc cách
mạng xanh
trong quá khứ, và đặc biệt hơn là của những thay đổi công nghệ tương lai
trong nông nghiệp. Trong hai phần tới chúng ta sẽ xem xét bên
co
ù của bảng cân đối –
đó là việc tăng năng suất lúa đã giúp ích cho người nghèo như thế nào. Trong phần thứ
ba, chúng ta sẽ bàn đến các tác động tiêu cực của công nghệ
cách mạng xanh
và các
vấn đề liên quan đến khả năng tăng trưởng bền vững của sản xuất gạo.
Việc tăng năng suất lúa đã giúp ích cho người nghèo như thế nào?
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 8 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
Các nghiên cứu dẫn đến việc tăng năng suất lúa đã đóng góp vào việc giảm nghèo
thông qua các con đường, các con đường này dẫn đến lợi ích cho những người trồng
lúa, lao động nông nghiệp, và người tiêu dùng. Ban đầu năng suất cao hơn dẫn đến lợi
nhuận cao hơn cho nông dân và nhiều việc làm hơn đặc biệt cho các lao động nông
nghiệp và những người làm trong các doanh nghiệp liên quan đến nông trại. Những
người áp dụng sớm nhất thu lợi nhiều nhất bởi vì ban đầu sự tăng trưởng sản xuất quá
nhỏ đến nỗi không thể ảnh hưởng đến giá gạo. Sau đó, việc áp dụng các công nghệ
mới lan rộng và giá gạo giảm, những nông dân có thặng dư thò trường lớn nhất bò giảm
thu nhập nhiều nhất.
Hoàn toàn do qui mô của nền kinh tế lúa nước và sự quan trọng của gạo trong bữa ăn
châu Á, mà việc tăng năng suất lúa có tác động tiềm năng lớn nhất đối với việc giảm
nghèo so với bất kì hàng hóa nông nghiệp nào khác được sản xuất ở châu Á. Giá gạo
rẻ hơn cho người tiêu dùng là kết quả không thể tránh khỏi của sự gia tăng sản xuất,
vốn đã vượt xa gia tăng nhu cầu. Giá gạo rẻ hơn cho người tiêu dùng làm lợi cho người
nghèo – bao gồm người nghèo thành thò, nông dân không đất, và các nông dân không
trồng lúa – nhiều hơn một cách quá mức cân xứng bởi vì gạo chiếm đến 70% tổng
lượng calorie cần nạp vào cơ thể của những người này. Giá gạo thấp hơn kích thích
việc làm ở các khu vực công nghiệp và dòch vụ của nền kinh tế, rút lao động ra khỏi
nông nghiệp. Đối với nhiều nền kinh tế, sự chuyển dòch cơ cấu này chưa suôn sẻ đặc
biệt ở những nơi sự tăng trưởng chậm ở khu vực phi nông trại không thể tạo ra đủ việc
làm cho số lao động nông nghiệp thặng dư. Tuy nhiên, sự chuyển dòch này trong nền
kinh tế, được mô tả chi tiết hơn ở Phần IV, là cần thiết cho việc giảm nghèo dài hạn.
Khi các giống hiện đại lan tràn, các mối quan tâm ban đầu hướng vào sự công bằng
chứ không phải vào các tác động của gia tăng năng suất đối với việc giảm nghèo. Các
phú nông và đòa chủ được coi là hưởng lợi với tổn thất các tiểu nông, tá điền, và nông
dân không đất phải gánh chòu. Hơn hai phần ba số nghiên cứu được công bố về việc
các giống MV đã giúp gì cho người nghèo đã tập trung vào vấn đề này (Lipton, 1989).
Có một bằng chứng mang tính thuyết phục đặc biệt trong trường hợp của cây lúa (gần
như toàn bộ các nông trại trồng lúa đều nhỏ), rằng trong các môi trường mà các giống
MV được áp dụng rộng rãi thì các lợi ích đã được phân phối như nhau cho cả người
giàu lẫn người nghèo (Barker và Herdt, 1985, David và Otsuka, 1994). Những người
tiêu dùng nghèo, đối với họ gạo chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số calorie tiêu thụ,
thường được hưởng lợi nhiều hơn một cách quá mức cân xứng.
Công nghệ mới này thực sự ưu ái các vùng được thủy lợi hóa hơn là các môi trường
biên tế. Một nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ lúa hiện đại đối với sự phân phối
thu nhập, dựa vào các nghiên cứu trường hợp điển hình ở bảy nước châu Á, đã kết luận
rằng các điều chỉnh của thò trường các yếu tố sản xuất và thò trường sản phẩm phần lớn
chống lại các ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của việc áp dụng khác biệt các giống hiện
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 9 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
đại ở các môi trường sản xuất (David và Otsuka, 1994). Ví dụ, cả di chuyển lao động
theo mùa lẫn di cư vónh viễn đến các vùng được thủy lợi hóa là một hiện tượng thông
thường ở châu Á.
Về mặt khoa học, việc phát triển các giống lúa cho các môi trường sản xuất khắc
nghiệt khó khăn hơn. Tuy nhiên, chiến lược hỗ trợ người nghèo phải nhắm vào những
môi trường không thuận lợi nào mà ở đó có tiềm năng thành công. Điều này được
minh họa bằng những thành quả gần đây trong sản xuất ở các vùng châu thổ của Đông
Ấn, Bangladesh, và Việt Nam, đạt được nhờ việc đưa vào áp dụng các kó thuật thủy lợi
chi phí thấp (các bơm và bơm guồng 2-5 mã lực) và nhờ sự thay đổi trong mô thức canh
tác vốn cho phép chuyển từ lúa ruộng sâu năng suất thấp sang các giống MV. Ngược
lại, nói chung người ta đồng ý với nhau rằng các cây lương thực ngoài lúa thường phù
hợp hơn với các vùng đất gò (không phải đất ruộng).
Đo lường tác động đối với việc giảm nghèo
Trong thời kì từ 1965 đến 1985, sự nghèo đói đã giảm mạnh (đo bằng số người sống
dưới mức nghèo khổ 1 USD/ngày) nhờ sự gia tăng sản lượng lương thực, việc làm, và
các nỗ lực nghiên cứu nông nghiệp công nhưng sau đó cả bốn yếu tố này đã chựng lại
(Lipton, 1999). Việc giảm số người sống dưới mức nghèo khổ 1 USD/ngày trong giai
đoạn 1970-1990 ở sáu nước Đông và Đông Nam Á được thể hiện ở Bảng 2. Đa số người
nghèo sống ở nông thôn và chính ở những khu vực này việc giảm nghèo đạt kết quả gây
ấn tượng nhất.
Việc giảm tỷ lệ phần trăm người sống dưới mức nghèo khổ ở Nam Á cũng gây ấn
tượng không kém. Điều này được mô tả rõ nhất trong một nghiên cứu của Datt và
Ravallion (1998b). Nghiên cứu này dựa trên các điều tra về mức độ nghèo khổ và tiêu
dùng, được Cơ quan Điều tra Mẫu Quốc gia tiến hành đònh kì cho 15 bang lớn ở Ấn
Độ, kéo dài từ 1957-58 đến 1990-91. Nghiên cứu này liên kết việc giảm nghèo ở nông
thôn với việc tăng năng suất nông trại ở Ấn Độ. Hình 6 so sánh xu hướng giảm trong
chỉ số khoảng cách nghèo khổ bình phương (SGP)
3
với xu hướng tăng của sản lượng.
Có tương quan 88%, nhưng đã có một độ trễ đáng kể với việc giảm nghèo không xảy
ra trước năm 1975.
Trong một nghiên cứu riêng rẽ dựa vào cùng một nguồn dữ liệu, Datt và Ravallion
(1998a) xác đònh những yếu tố giải thích tại sao một số bang ở Ấn Độ lại có thành quả
3
Khoảng cách nghèo khổ (PG) là cách biệt trung bình của dân số sống dưới mức nghèo khổ - được đònh
nghóa trong nghiên cứu này như mức chi phí trên đầu người trung bình để có thể đạt được tiêu chuẩn dinh
dưỡng 2400 calories/người/ngày. Đối với khoảng cách nghèo khổ bình phương (SPG), cách biệt dưới
mức nghèo khổ được bình phương để thước đo này sẽ cảnh tỉnh về sự bất bình đẳng giữa những người
nghèo.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 10 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
khá hơn các bang khác. Họ kết luận rằng mặc dù xu hướng tăng trưởng sản lượng
trung bình của nông trại là quan trọng, nhưng nguồn vốn hạ tầng cơ sở vật chất và nhân
lực khởi đầu
−
cường độ thủy lợi cao hơn, mức độ biết chữ cao hơn, và mức độ tử vong
trẻ sơ sinh ban đầu thấp
−
đều đóng góp vào sự gia tăng tốc độ giảm nghèo dài hạn ở
nông thôn. Trừ các bang Bihar và Assam, các bang trồng lúa khác đều bằng hoặc vượt
mức giảm nghèo trung bình ở nông thôn.
Ngược lại với Đông Nam Á, số lượng tuyệt đối những người nghèo ở Nam Á đang
chững lại hoặc tiếp tục tăng. Ví dụ, số lượng người nghèo nông thôn ở Ấn Độ vào năm
1994 vẫn gần 250 triệu, cơ bản không thay đổi kể từ năm 1970 mặc dù các dữ liệu cho
thấy tỉ lệ người nghèo ở nông thôn Ấn Độ đã giảm từ 55% xuống 37% cùng thời kì
(Fan và các tác giả khác, 2000). Ấn Độ xuất khẩu gạo, trong khi các bộ phận lớn dân
cư vẫn thiếu sức mua để có đủ lương thực. Theo một nghiên cứu, khoảng cách ngầm
về ngũ cốc này do thiếu cầu hiệu dụng được dự phóng sẽ lên đến 160 ngàn tấn ở Nam
Á vào năm 2020 (Conway, 1997).
Các tác động tiêu cực và khả năng duy trì bền vững
Việc thâm canh lúa và sự tăng trưởng nhanh trong sản xuất lúa đã dẫn đến việc ngày
càng có nhiều vấn đề khó khăn về môi trường và sức khỏe và làm phát sinh các câu
hỏi về khả năng của chúng ta trong việc duy trì tăng trưởng trong một tương lai có thể
dự đoán. Pingali và các tác giả khác (1997) cung cấp một phân tích toàn diện về
những vấn đề khó khăn này và các tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe.
Các vấn đề khó khăn khác nhau ảnh hưởng đến khả năng duy trì bền vững sản xuất là
hậu quả của quá trình thâm canh gắn chặt với công nghệ
cách mạng xanh
. Công nghệ
mới không những dẫn đến việc tăng sản lượng, mà với sự phát triển của thủy lợi, công
nghệ mới còn cho phép trồng hai hay ba vụ lúa ở những nơi mà trước đây chỉ trồng
được một vụ. Do hệ sinh thái của ruộng lúa đã thay đổi, một loạt các vấn đề khó khăn
về môi trường từ từ phát sinh theo thời gian. Người ta đã tìm ra được các giải pháp với
mức độ thành công khác nhau nhưng thường tỏ ra là tạm thời. Chúng ta cần tiếp tục
một nỗ lực nghiên cứu đơn giản là để duy trì các tiềm năng sản lượng (nghiên cứu được
gọi là nghiên cứu duy trì).
Tiếp theo việc tung ra lần đầu các giống MV, đã xuất hiện các khó khăn về sâu rầy và
dòch bệnh nghiêm trọng
−
đáng lưu ý nhất là rầy nâu và virus tungro. Điều này dẫn
đến sự phát triển thêm nhiều giống kháng sâu bệnh (ví dụ IR36) và dẫn đến những nỗ
lực rất thành công của FAO để phát động chiến dòch kiểm soát sâu bệnh hợp nhất
−
IPM (FAO, 1990). Các khó khăn về thổ nhưỡng như suy giảm kẽm và phosphorous
dẫn đến việc tăng cường nghiên cứu về sự cân bằng dinh dưỡng. Các vấn đề khó khăn
về sự thoái hóa thổ nhưỡng và ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ việc gia tăng sử dụng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 11 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
hóa chất. Các chất hóa học cũng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, đối với
việc chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Rõ ràng một số khó khăn hay ảnh hưởng phụ đã
đi quá xa chứ không chỉ đơn giản là những khó khăn liên quan đến canh tác lúa.
Một trong những khó khăn phát sinh gần đây nhất và khó xử lí nhất liên quan đến việc
quản lí các nguồn nước. Cho đến gần đây, đa số mọi người đã tin rằng chúng ta sẽ
luôn luôn có đủ nước để trồng cây lương thực, để uống, và để dùng cho công nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ tới cơn hạn hán gần đây ở n Độ để biết rằng nhiều nước
đang bước vào giai đoạn thiếu nước trầm trọng (Seckler và các tác giả khác, 1998,
Barker và các tác giả khác, 1999). Nhiều khó khăn về nước như ngập mặn, ngập úng,
khai thác quá độ nước ngầm đa số giới hạn ở các vùng bán khô cằn. Tuy nhiên, những
vùng này bao gồm cả hai vựa lúa chính của châu Á - bình nguyên Punjab và Bắc Trung
Quốc - nơi lúa và lúa mì phổ biến là được trồng luân canh. Hơn nữa, sự hiếm hoi ngày
càng tăng và cạnh tranh để có nước sẽ lan tràn ra xa ngoài các vùng bán khô cằn và
ảnh hưởng sâu sắc đến cách đònh giá và sử dụng các nguồn nước của chúng ta.
Một nhận thức phổ biến là đối với sản xuất lúa, một khối lượng nước lớn bò “lãng phí”.
Tuy nhiên, cây lúa tiêu thụ lượng nước bằng với các cây ngũ cốc khác. Phần lớn nước
“thất thoát” từ ruộng của một nông dân được dùng ở nơi khác, có thể là ruộng của các
nông dân ở kế bên, có thể theo kiểu dòng đối lưu, hay qua việc hút nước ngầm sâu
dưới lưu vực.
Dù cho thực tế này, hầu hết các hệ thống thủy lợi ở châu Á gió mùa cũng được thiết kế,
quản lí, và duy tu kém (Pingali và các tác giả khác1998). Thông qua việc quản lí tốt
hơn ở cấp nông trại và hệ thống, thì có vẻ có khả năng tăng năng suất của nước
(Guerra và các tác giả khác1998). Càng ngày người ta càng quan tâm nghiên cứu việc
quản lí nguồn nước
hợp nhất
(IWRM) vốn tập trung vào việc phân bổ các nguồn nước
hiếm hoi ở cấp độ lưu vực cho các nhu cầu sử dụng cạnh tranh nhau
−
thủy lợi, đô thò,
công nghiệp, sản xuất thủy điện, và môi trường, và tập trung vào mối quan hệ bổ sung
và cạnh tranh lẫn nhau giữa việc phát triển hệ thống kênh và phát triển nước ngầm ở
vùng lưu vực. Viện Quản lí Nước Quốc tế (IWMI) hiện đang hợp tác với các đồng
nghiệp tại một đòa điểm ở Trung Quốc để xác đònh xem làm sao để người Trung Quốc
có thể giảm phân bổ nước ở hồ chứa lớn cho việc tưới tiêu từ 70% xuống còn 30% mà
không ảnh hưởng đến sản lượng lúa.
Một vấn đề hóc búa khác về nước liên quan đến sự phát triển các công nghệ và cách
thức quản lí nước đối với các vùng tưới tiêu bằng nước mưa và vùng khô hạn mà cuộc
cách mạng xanh chưa vươn tới. Vấn đề hóc búa này bao gồm sự kết hợp giữa việc tạo
ra các giống chòu hạn và việc quản lí lượng cung về nước hạn chế để đảm bảo rằng có
đủ nước vào các giai đoạn phát triển quan trọng như giai đoạn lúa làm đòng. Các nhà
khoa học bất đồng về các thành quả tiềm tàng thu được từ việc nghiên cứu ở các môi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 12 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
trường không thuận lợi. Pingali và các tác giả khác(1997) đề nghò rằng ưu tiên nghiên
cứu hỗ trợ người nghèo cần chia đều 50/50 nguồn lực cho việc nghiên cứu giữa các môi
trường đất thấp được thủy lợi hóa và các môi trường trồng lúa ít thuận lợi hơn.
Tóm lại, sự xuất hiện từ từ và sự nhìn nhận các vấn đề khó khăn liên quan đến thâm
canh đã mở rộng chương trình nghiên cứu lúa. Nghiên cứu duy trì để đảm bảo
khả
năng duy trì
sản xuất lúa nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai là một quá trình tiếp
diễn, quá trình này mở rộng vượt quá trọng tâm ban đầu là sản lượng và năng suất cao
hơn sang việc đánh giá tác động tiềm năng của việc tăng năng suất đối với môi trường
và sức khỏe và đối với việc giảm nghèo.
IV.
CHUYỂN DỊCH NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU
Tất cả các nước đều đang cố gắng để thực hiện thành công chuyển dòch
−
sự tiến hóa
dần dần của một nền kinh tế từ chỗ chủ yếu dựa trên nông nghiệp lên một nền kinh tế
có đa số lao động và sản lượng thuộc các khu vực công nghiệp và dòch vụ (Timmer,
1997). Sự đa dạng hóa và thương mại hóa các hệ thống nông nghiệp là bộ phận khắng
khít của quá trình chuyển dòch. Nhưng để một sự chuyển dòch như vậy diễn ra, lúc đầu
phải đạt được tăng trưởng năng suất nông nghiệp để tạo ra thặng dư lương thực và giải
phóng lao động và các nguồn lực khác cần thiết để hỗ trợ sự tăng trưởng ở khu vực
ngoài nông nghiệp. Dù thông qua cải thiện năng suất lúa tiếp theo các cải cách thời kì
Minh Trò (1888) ở Nhật Bản, hay việc đưa vào sử dụng các giống lúa Ponlai năng suất
cao ở Đài Loan vào thập niên 20, hay sự phổ biến công nghệ cách mạng xanh ở Nam
và Đông Nam Á vào thập niên 60 và 70, thì điểm khởi đầu hầu hết đều giống nhau.
Cụ thể là, đối với hầu hết các nền kinh tế châu Á, bước đầu tiên trong việc chuyển dòch
này là tăng năng suất đất và lao động trong việc sản xuất lúa.
Sự chuyển dòch cơ cấu ở các nền kinh tế châu Á được mô tả ở Bảng 3. Trong 30 năm
qua, tỉ phần trong GDP và tỉ lệ phần trăm lực lượng lao động của nông nghiệp đã giảm,
ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan thì
nhanh hơn còn ở các nước khác như Philippines và Sri Lanka thì chậm hơn. Do mức độ
thu hút lao động vào các khu vực phi trang trại ở hai nước sau chậm, nên một phần lớn
lực lượng lao động đã tìm công việc ở nước ngoài và số tiền gửi về nước đã trở thành
nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu nhập quan trọng của hộ gia đình.
Đối với hầu hết các nước châu Á, trong thập niên 90, GDP từ nông nghiệp chiếm 25%
tổng GDP, nhưng 50% lực lượng lao động hoặc nhiều hơn vẫn còn làm việc trong khu
vực nông nghiệp. Tỉ lệ 2 hoặc 3:1 giữa lực lượng lao động trên GDP trong nông nghiệp
cho thấy năng suất lao động ở khu vực phi nông nghiệp cao hơn, và cho thấy lao động
sẽ tiếp tục được thu hút sang khu vực phi nông nghiệp vốn sinh lợi nhiều hơn.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 13 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
Một điều hơi nghòch lí là thành công trong việc tăng năng suất lúa không chỉ dẫn đến
thay đổi sâu sắc hơn cách thức sản xuất, mà còn đưa đến sự giảm sút dần dần tầm quan
trọng của gạo cả trong tiêu thụ lẫn dưới góc độ là một nguồn thu nhập nông nghiệp của
hộ gia đình. Điều này đi kèm với cả sự đa dạng của tiêu thụ và sản xuất, lẫn sự di
chuyển từ một nền nông nghiệp phần lớn là tự cấp tự túc sang một nền nông nghiệp
thương mại hay đònh hướng thò trường. Trong các phần dưới đây, chúng tôi sẽ mô tả
những thay đổi bắt đầu với sự chuyển dòch về nhân khẩu.
Về mặt lòch sử, chuyển dòch cơ cấu đi kèm với
chuyển dòch về nhân khẩu
(Tomich và
các tác giả khác1995). Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dòch, tỉ lệ tử
vong giảm nhưng tỉ lệ sinh sản vẫn còn cao và tỉ lệ tăng dân số tăng đáng kể. Trong
giai đoạn thứ hai, sự gia tăng nhanh dân số chấm dứt khi tỉ lệ tăng dân số giảm xuống
mức gần hơn với tỉ lệ tử vong vốn đã giảm mạnh.
Bảng 4 cho thấy xu hướng tăng dân số hàng năm ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,
Trung Quốc và Ấn Độ trong ba giai đoạn. Mặc dù giảm mạnh nhất ở Trung Quốc, rõ
ràng Nam và Đông Nam Á đang nhanh chóng bước vào giai đoạn chuyển dòch nhân
khẩu thứ hai. Do xu hướng giảm tăng trưởng dân số và thu nhập tăng, chúng ta có thể
kì vọng sự gia tăng cầu về gạo sẽ giảm. Tuy nhiên, sự gia tăng lực lượng lao động sẽ
vẫn còn cao trong tương lai gần và việc tìm đủ việc làm có thu nhập cho lực lượng
phình ra này sẽ là mối lo chính của hầu hết các chính phủ. Áp lực lớn nhất sẽ phát sinh
ở Nam Á, nơi số người sống dưới mức nghèo khổ sẽ tiếp tục tăng, như đã trình bày ở
các phần trước.
Các thay đổi về các mô thức tiêu thụ lương thực
Hầu hết các cộng đồng dân cư trên thế giới đều có một nhu cầu nội tại, muốn các bữa
ăn đa dạng hơn. Đối với nhiều người nghèo ở châu Á, gạo vẫn còn là ưu tiên trong bữa
ăn, cung cấp 70% lượng calorie hoặc nhiều hơn. Nhưng khi thu nhập tăng, tỉ lệ gạo
trong bữa ăn giảm xuống, lúc đầu được thay bằng lúa mì rồi dần dần đến súc sản và
các thực phẩm khác. Đối với phần lớn châu Á, điều này nghóa là gia tăng mức độ nhập
khẩu và thách thức ở đây là tìm ra các nông sản xuất khẩu để bù đắp chi tiêu nhập
khẩu này.
Ở Bảng 5 các nước đã được xếp hạng theo tỉ lệ phần trăm giảm sút của gạo với vai trò
là một phần lượng calorie được cung cấp trong bữa ăn từ 1965 đến 1995. Tỉ lệ giảm
sút rõ ràng gắn với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế với Miến Điện không giảm chút nào và ở
thái cực bên kia Nhật Bản giảm 50%.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 14 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
Các thay đổi trong cách thức canh tác
Trước đây chúng ta đã chỉ ra rằng làm cách nào các giống cao sản thân lùn trung bình
đã đem lại sự thay đổi trông thấy cho các cánh đồng lúa. Tiếp sau đó là thêm nhiều
thay đổi dễ thấy. Khi tỉ lệ tăng trưởng sản lượng giảm, nhu cầu lao động của khu vực
phi nông nghiệp tăng. Sự gia tăng năng suất lao động, lúc đầu do tăng sản lượng cây
lúa, nay đang đạt được thông qua việc áp dụng công nghệ tiết kiệm lao động. Bảng 6
cho thấy sự thay đổi về ngày công lao động đối với sản xuất lúa trong một cuộc điều
tra tại các nông trại ở Trung Luzon. Từ 1966 đến 1979, nhập lượng lao động đã gia
tăng vì người ta cần nhiều lao động hơn cho các hoạt động chăm sóc mùa màng và để
thu hoạch khối lượng gạo gia tăng được sản xuất ra. Sau năm 1979, nhập lượng lao
động đã giảm sút và người ta có thể kì vọng sự giảm sút này sẽ tiếp diễn.
Xu hướng tăng lên và sau đó giảm xuống của nhập lượng lao động phản ánh thực thế là
trong những giai đoạn đầu tiên của chuyển dòch nông nghiệp ở châu Á, lao động đã dư
thừa. Các công nghệ
cách mạng xanh
đã tạo ra việc làm bằng cách tăng nhu cầu về lao
động trong một vụ, bằng cách làm cho nhiều khu vực có thể trồng hai vụ lúa, và bằng
cách tạo ra việc làm ngoài nông trại trong nhiều hoạt động liên quan đến nông trại
hoặc phi nông trại. Khi sự chuyển dòch tiếp diễn và nhu cầu lao động cho khu vực phi
nông trại tăng, thì lương tăng và nhu cầu đối với các công nghệ tiết kiệm lao động ở
cấp nông trại cũng tăng. Với hơn 50% tổng lực lượng lao động vẫn còn làm việc trong
khu vực nông nghiệp, xuất hiện một mối nguy là việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm
lao động có thể tiến triển nhanh hơn khả năng thu hút lao động của khu vực phi nông
trại. Sự giảm sút tạm thời về nhu cầu lao động phi nông trại như một hậu quả của cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1998 minh họa điểm này. Lipton (1989) cảnh
báo rằng ưu tiên cao nhất đối với việc nghiên cứu chống lại đói nghèo phải là tăng sản
lượng bằng những cách thức vốn làm tăng đáng kể nhu cầu đối với lao động. Với tư
cách là một cách sử dụng các q viện trợ ở các trung tâm nghiên cứu của châu Á, các
nỗ lực để tiết kiệm lao động như nghiên cứu về gieo hạt trực tiếp, máy cấy cơ khí, máy
tìm diệt cỏ dại, và máy đập lúa cơ khí đang đưa đến sự tuyệt vọng. Vấn đề này chủ
yếu là vấn đề đònh thời gian. Khi các nền kinh tế tăng trưởng, người ta đạt đến một
điểm lúc đó không còn là thừa mà là thiếu lao động ở khu vực nông nghiệp.
Tốc độ áp dụng các công nghệ tiết kiệm lao động này thay đổi theo vùng, nhưng xu thế
hiển nhiên được đánh dấu bằng việc các cách thực hành và kó thuật đã được sử dụng
hàng thế kỉ qua trong sản xuất lúa nước đang biến mất từ từ ở nhiều vùng. Máy cày
đang thay thế con trâu trong khâu làm đất; gieo hạt trực tiếp đang thay thế cấy; thuốc
diệt cỏ đang thay thế nhổ cỏ bằng tay; máy đập cơ khí đang thay thế cách đập lúa bằng
tay truyền thống.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2003-2004
Phát triển Nông thôn
Bài đọc
Nền kinh tế lúa gạo châu Á trong
qúa trình chuyển đổi
Randolph Barker 15 Biên Dòch: Nam An
David Dawe Hiệu Đính: Xinh Xinh
Quả thật, bài hát cổ truyền Philippine: “trồng lúa không bao giờ sung sướng, làm việc
từ sáng sớm đến chiều tối; đứng không yên, ngồi cũng không yên, không được nghỉ
ngơi lấy một chút”, xem ra đã là một báo hiệu của những điều sắp đến. Trong khi
thanh niên không còn xem việc làm ruộng là một kế sinh nhai, những người còn ở lại
chăm sóc các cánh đồng lúa đang áp dụng các cách làm mới để giảm nhẹ gánh nặng và
tăng năng suất lao động của họ.
Thay đổi về nguồn thu nhập của hộ gia đình nông thôn
Trong khi cây lúa đang trở nên một phần ngày càng nhỏ hơn trong toàn bộ nền kinh tế,
đối với các nông dân trồng lúa, cây lúa cũng trở thành một phần nhỏ hơn trong thu
nhập hộ gia đình. Nghiên cứu của Hayami và Kikuchi (2000) về làng Laguna,
Philippine trong hơn ba thập kỉ đã chứng minh phương hướng của những thay đổi này
(Hình 7). Tỷ phần thu nhập từ cây lúa đã giảm từ 50% vào thập niên 70 xuống còn
15% vào thập niên 90. Tỷ phần thu nhập của các hoạt động nông trại khác cũng đã
giảm sút, nhưng từ từ hơn, và vào thập niên 80, đã vượt thu nhập từ cây lúa. Thu nhập
từ các hoạt động phi nông trại tăng từ 10% lên hơn 60%.
Các điều tra xác đònh các nguồn thu nhập hộ gia đình đã được tiến hành ở sáu làng ở
hai đòa điểm tại Thái Lan vào năm 1987 và 1994 (Isvilanonda và Hossain, 1998) và ở
bốn làng tại Philippine vào năm 1985 và 1997 (Marciano, Gascon, Cabrera, và
Hossain, 2000). Các làng này đại diện cho ba hệ sinh thái trồng lúa
−
có thủy lợi, tưới
tiêu nhờ nước mưa, và đất cao. Các kết quả được tóm tắt ở Bảng 7. Mặc dù thời gian
nghiên cứu có ngắn hơn, mô thức này hầu như giống với mô thức của làng Laguna.
Tầm quan trọng của cây lúa như một nguồn thu nhập hộ gia đình đã giảm sút và thu
nhập phi nông trại tăng ở cả ba môi trường trồng lúa.
Chúng ta phải cẩn trọng khi khái quát hóa các kết quả từ những nghiên cứu điển hình
các làng này đặc biệt liên quan đến tốc độ và độ lớn của sự thay đổi. Ví dụ, vò trí của
làng sẽ liên quan rất nhiều đến các cơ hội việc làm phi nông trại. Một điều tra mẫu đã
được tiến hành ở Bangladesh bao gồm 1245 hộ gia đình nông thôn vào năm 1988 và
1316 hộ gia đình nông thôn vào năm 1995 (Hossain, 1998). Mô thức thay đổi tương tự
nhưng từ từ hơn với tỉ lệ thu nhập từ cây lúa giảm từ 28 xuống còn 24% và tỉ phần thu
nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tăng từ 37 lên đến 46%.
Đa dạng hóa trong khu vực nông nghiệp
Muốn phát triển thành công nông nghiệp phải đa dạng hóa nông nghiệp ra ngoài các
cây lương thực cơ bản như gạo mà nhu cầu đang dần dần giảm xuống. Đối với các