Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nhà tạo lập thị trường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.68 KB, 5 trang )

Nhà tạo lập thị trường

Nhà tạo lập thị trường là một khái niệm chưa xuất hiện ở Việt Nam, tất nhiên đây
là thành viên quá quen thuộc tại các thị trường chứng khoán phát triển trên thế
giới. Thời gian gần đây, các chuyên gia và cả một số bài báo bắt đầu đề cập đến
vấn đề thiết lập nhà tạo lập thị trường như là một giải pháp cho điều kiện thị
tr
ường đang tăng trưởng nóng. Khoan nói về thiết lập thế nào và vận hành ra sao
tại sàn giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội hay Hồ Chí Minh, thì đa phần nhà
đầu tư hiện nay vẫn còn những khái niệm rất mơ hồ về "nhà tạo lập thị trường".
Bài viết này, tôi tổng hợp một vài khái niệm về nhà tạo lập thị trường mong cũng
chia sẻ với các bạn Saganor.

Có thể khái niệm chính xác về nhà tạo lậ
p thị trường thì không nhiều người biết,
nhưng sẽ có nhiều người nhận thức được mối quan hệ giữa sự tồn tại của những
thành viên đặc biệt này với tính thanh khoản của thị trường.

Tôi xin diễn đạt theo một cách khác

Thanh khoản là khái niệm phản ánh mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được
mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị
trường của tài
sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng
giao dịch lớn. Nói cách khác, tính thanh khoản là khả năng chuyển được một tài
sản thành tiền mặt nhanh chóng. Một tổ chức thực hiện hoạt động tạo lập thị
trường đối với một (hay nhiều) loại chứng khoán có nghĩa là tổ chức đó sẽ thực
hiện các kĩ thuật để đảm bảo duy trì tính thanh khoản cao đối với (những) loại
chứng khoán đó.

Từ khái niệm thanh khoản đến khái niệm nhà tạo lập thị trường



Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán - IOSCO (1999), nhà
tạo lập thị trường được định nghĩa là “những thành viên tham gia trên các thị
trường mua bán các công cụ tài chính hoạt động theo phương thức khớp giá, thực
hiệ
n chức năng đặt các lệnh chào mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo
ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên yết lên các mức giá
chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường hai chiều (mua bán liên tục)”

Định nghĩa tại http:///www.investopedia.com như sau: Nhà tạo lập thị trường là
một công ty môi giới-giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định
của m
ột loại chứng khoán nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với
loại chứng khoán đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị trường để
nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng (là các nhà đầu tư tham gia trên thị trường)
bằng cách báo các mức giá chào mua, chào bán đối với một khối lượng chắc chắn
có thể giao dịch của loại chứ
ng khoán nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía
khách hàng, nhà tạo lập thị trường sẽ gần như ngay lập tức bán những chứng
khoán mà tổ chức đó nắm giữ trong kho hoặc tìm kiếm một lệnh đối ứng phù hợp.
Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng vài giây.

Công ty môi giới-giao dịch là công ty tiến hành hoạt động mua hoặc bán chứng
khoán với đồng thời cả vai trò nhà môi giới và đơn vị giao dịch tuỳ thuộc vào đặc
tính của giao dịch được ti
ến hành.

Một đơn vị giao dịch, hay một công ty giao dịch là công ty sẵn sàng tiến hành
mua, bán chứng khoán cho tài khoản riêng của công ty. Công ty này khác với các
tổ chức trung gian giao dịch ở chỗ nó đóng vai là một trong hai phía mua hoặc bán

khi thực hiện giao dịch. Có nghĩa là công ty giao dịch sẽ thực sự phải mua bán
chứng khoán và chịu những rủi ro, hưởng lợi nhuận đối với chứng khoán nằm
trong tài khoản (hay “trong kho”) của mình, còn những tổ chức trung gian (như
các nhà môi gi
ới hay đại lý) chỉ đứng ra thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch.
Như thế một nhà nhà tạo lập thị trường có thể đứng trên cả hai phía của thị trường
để chào mua và chào bán. Khoảng chênh lệch giữa mức giá chào mua và chào bán
được gọi là chênh lệch mua-bán.

Thị trường trong đó tồn tại các nhà tạo lập thị trường có tên tiếng Anh là “Dealer
Market”. Do hiện nay ở Việt Nam chưa tồn tại chính thức một nhà tạo lậ
p thị
trường cũng như chưa có qui định cụ thể cho hoạt động của thị trường có vai trò
nhà tạo lập thị trường nên trong phần còn lại của đề tài sẽ sử dụng nguyên khái
niệm bằng tiếng Anh này. Đối với thị trường này, các giao dịch tiến hành trên thị
trường chủ yếu là giao dịch giữa nhà tạo lập thị trường với nhau, với các tổ chức
trung gian và vớ
i nhà đầu tư bình thường (ta sẽ gọi tên chung cho nhà đầu tư loại
này là nhà đầu tư công chúng, bao gồm cả các cá nhân và các tổ chức tham gia vào
nhưng không đóng vai trò nhà tạo lập thị trường hay một tổ chức trung gian). Nhà
đầu tư hầu như sẽ không trực tiếp giao dịch với nhau.

Nhà tạo lập thị trường thường thực hiện hai công việc để đáp ứng các lệnh từ phía
nhà đầu tư. Do yêu cầu ph
ải liên tục chào mua và chào bán, với những thị trường
mà có nhiều nhà tạo lập thị trường cùng tham gia, việc cạnh tranh để thu hút khách
hàng đặt lệnh, như trong định nghĩa, khi đã nhận được lệnh từ phía nhà đầu tư, các
nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện một trong hai việc:

Thứ nhất, nhà tạo lập thị trường có thể đóng vai trò đối tác trong giao dịch, có

nghĩa là nếu lệnh
đặt đến là lệnh mua, nhà tạo lập thị trường sẽ bán các chứng
khoán tương ứng có “trong kho” của mình. Còn nếu lệnh đặt đến là lệnh bán, nhà
tạo lập thị trường sẽ tiến hành mua khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư muốn
bán. Lệnh mua hay bán mà nhà tạo lập thị trường nhận được chính là lệnh đáp lại
các chào mua, chào bán mà nhà tạo lập thị trường đã yết ra trên thị trường. Ở
Dealer Market, trong các chào mua, chào bán c
ủa nhà tạo lập thị trường, giá yết ra
do yêu cầu cạnh tranh nên sẽ thường phải bám sát với tình hình thị trường, khối
lượng yết ngoài do nhà tạo lập thị trường quyết định tuỳ theo các phân tích của
mình còn phải chịu thêm tác động của luật định về khối lượng nhỏ nhất phải đảm
bảo giao dịch đối với mỗi lệnh yết ra. Thông thường để có thể chuyển sang yết
mức giá khác, hay tham gia với một loại ch
ứng khoán khác, nhà tạo lập thị trường
phải thực hiện một giao dịch với số lượng tối thiểu theo qui định, điều này đảm
bảo tính thanh khoản mà mỗi giao dịch tạo ra.

Thứ hai, trong trường hợp lệnh đặt mua đến nhưng nhà tạo lập thị trường không có
đủ số chứng khoán đặt mua trong tài khoản của mình, hoặc lệnh đặt bán đến
nhưng nhà tạo lập thị
trường không đủ khả năng để mua toàn bộ số chứng khoán
đặt bán của khách hàng thì để đảm bảo giao dịch, nhà tạo lập thị trường sẽ phải
tìm một lệnh đối ứng khác thoả mãn toàn bộ hoặc một phần khối lượng của khách
hàng đặt ra. Để tìm lệnh đối ứng này, nhà tạo lập thị trường này sẽ phải tìm đến
một nhà tạo lập thị trườ
ng khác. Nhà tạo lập thị trường kia có thể trực tiếp mua
hoặc bán hoặc cũng có thể chuyển tiếp một lệnh mua hoặc bán của một nhà đầu tư
khác mà họ nhận được sang để đối ứng. Cơ chế này được thực hiện rất nhanh
thông qua hệ thống công nghệ cơ sở của toàn thị trường.


Giải quyết vấn đề yết giá như thế nào, khố
i lượng bao nhiêu, khi nào thì tự mua, tự
bán, khi nào tìm lệnh đối ứng, khả năng kiếm được lệnh đối ứng nhanh nhất và rẻ
nhất là bao nhiêu (vì khi đã phải thông qua một nhà tạo lập thị trường khác thì nhà
tạo lập thị trường hiện tại cũng sẽ phải mất phí) là một bài toán hàng đầu cần giải
quyết đối với một nhà tạo lập thị trường.

Trên thực tế thu
ật ngữ “nhà tạo lập thị trường” dùng để chỉ chung cho các tổ chức
thực hiện các chức năng như trong định nghĩa. Ở mỗi thị trường khác nhau và đối
với những loại chứng khoán khác nhau, tên gọi đối với các tổ chức thực hiện vai
trò này là khác nhau. Lấy định nghĩa trên làm cơ sở, ta có thể tiến hành phân loại
như sau

1. Nhà tạo lập thị trường với hệ
thống tạo lập thị trường trên sàn giao dịch điện tử,
đấu giá theo giá
Một ví dụ điển hình là nhà tạo lập thị trường tại NASDAQ. Tại đây nhà tạo lập thị
trường được gọi tên chính thức là “market maker” tức là nhà tạo lập thị trường. Cơ
bản, nhà tạo lập thị trường trên NASDAQ thường thực hiện tạo lập thị trường cho
nhiều loại ch
ứng khoán và thực hiện hoàn toàn chủ động, ít chịu tác động từ bên
ngoài ngoại trừ các qui định, luật lệ.

2. Nhà tạo lập thị trường với hệ thống tạo lập thị trường tập trung trên sàn giao
dịch cổ điển đấu giá theo lệnh (khớp lệnh) Điển hình là thị trường NYSE. Đối với
những thị trường như NYSE, chức năng tạo lập thị tr
ường do một người gọi là
chuyên gia thị trường (specialist). Tất nhiên, đứng sau một chuyên gia thị trường
bao giờ cũng là cả một tổ chức, thực hiện các hoạt động phân tích, đánh giá,

nghiên cứu thị trường, hỗ trợ chuyên gia trong việc ra quyết định. Chuyên gia chỉ
thực hiện chức năng tạo lập thị trường với một loại chứng khoán duy nhất và công
việc chính là kết nối các lệnh đối ứng chứ không phải là tham gia trực tiếp vào
mua bán (có tham gia nhưng chỉ khi cần).

3. Nhà tạo lậ
p thị trường với hệ thống tạo lập thị trường trên sàn giao dịch điện tử
khớp lệnh
Với hệ thống này, có hai hình thức là hệ thống tạo lập thị trường tập trung và phi
tập trung. Hệ thống tạo lập thị trường tập trung có cơ chế hoạt động giống với hệ
thống tạo lập thị trường tập trung tại sàn giao d
ịch cổ điển, điểm khác biệt là hệ
thống này dùng sàn điện tử.
Hệ thống tạo lập thị trường phi tập trung là hệ thống mới nhất, hiện đang được áp
dụng khá rộng rãi và linh hoạt, tên gọi với nhà tạo lập thị trường trong mô hình
này ở mỗi nước có áp dụng là khác nhau với các cấp độ ưu tiên về thông tin khác
nhau. Thường mỗi nhà tạo lập th
ị trường sẽ đảm trách một số công ty niêm yết
nhất định.

Theo đối tượng ta có thể phân loại nhà tạo lập thị trường cho cổ phiếu và tạo lập
thị trường cho trái phiếu. Tuy nhiên một nhà tạo lập thị trường có thể tiến hành tạo
lập thị trường đồng thời cho cả trái phiếu và cổ phiếu.

Với thị trường trái phiếu, tuy xét trên phương diện rủ
i ro là ít hơn so với cổ phiếu,
tuy nhiên nhà tạo lập thị trường tham gia trên thị trường này thường có những yêu
cầu đặc thù liên quan trực tiếp đến đặc tính của trái phiếu. Tổ chức tham gia tạo
lập thị trường trên thị trường trái phiếu có hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là các công
ty giao dịch giống như bình thường, cấp độ thứ hai, có một tên riêng là Môi giới

giao dịch nội bộ Inter-dealer broker). Bả
n thân tên gọi đã phản ánh hoạt động của
tổ chức loại này. Các hoạt động cơ bản của một nhà tạo lập thị trường trái phiếu
không có nhiều khác biệt, tuy nhiên do các giao dịch trái phiếu thường có khối
lượng và giá trị lớn nên thời gian tiến hành thường lâu hơn, bên cạnh đó một nhà
tạo lập thị trường thông thường dù có vốn lớn đến đâu cũng rất khó có thể
đảm
bảo tiến hành được tất cả các giao dịch bằng lượng chứng khoán “trong kho” của
mình, và cũng không thể đảm bảo luôn tìm kiếm được các lệnh đặt đối ứng cần
thiết của khách hàng. Thực tế này cho thấy cần có một dạng tạo lập thị trường thứ
hai, đó là các nhà môi giới-giao dịch nội bộ. Đây là một hình thức tổ chức tồn tại
trong các thị tr
ường trái phiếu và các thị trường OTC sản phẩm phái sinh, những
tổ chức này đóng vai trò như những trung gian giữa các công ty môi giới chính
trên thị trường với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch nội bộ giữa các tổ chức
này. Đối tượng giao dịch của họ là các công ty môi giới khác, các nhà môi giới
khác, các tổ chức nhận quản lý danh mục đầu tư, tín thác, …

Khi sàn GDCK Hà Nội còn trong giai đoạn thử nghiệm hệ th
ống, tôi có may mắn
được tham gia, trao đổi với các chuyên viên. Khi đó có nghe nói tới hướng thiết
lập sàn GDCK Hà Nội theo hướng sàn giao dịch điển tử khớp liên tục có nhà tạo
lập thị trường. Gần đây báo chí cũng đưa tin về việc sàn Hà Nội được đầu tư để
mở rộng theo hướng đó, hy vọng sẽ sớm có sự xuất hiện của nhà tạo lập thị
trường.

×