Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dia 9 tuan 4 tiet 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 4 Tiết 8. Ngày soạn: 07/09/2014 Ngày dạy: 10 /09/2014. BÀI 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1.Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng - Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng vùng phân bố các cây công nghiệp chính để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. 3. Thái độ : - HS có ý thức bảo vệ môi trường , sử dụng tiết kiệm năng lượng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Tư liệu về thành tựu trong sản xuất nông nghiệp. - Tầm quan trọng của công nghệ Biogas 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tài liệu sưu tầm về ngành nông nghiệp Việt nam. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ................................................... 2. Kiểm tra bài cũ. - Trình bày nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? 3. Tiến trình bài học Khởi động: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nước ta đã phát tri ển n ền nông nghiệp như thế nào, các em cùng đi vào bài học hôm nay.. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm ngành trồng trọt *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi ,KT học tập hợp tác, … Bước 1:Tìm hiểu đặc điểm chung về nông nghiệp - Theo em cơ cấu nông nghiệp gồm những ngành nào ? - Ngành nông nghiệp nước ta phát triển như thế nào? - HS trả lời, gv chuẩn kiến thức. Bước 2: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành trồng trọt. Nội dung. * Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. I .Ngành trồng trọt : 1.Tình hình phát triển:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Dựa vào bảng số liệu ( 8.1) Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp năm 2002 so với năm 1990 ? Sự thay đổi đó nói lên điều gì ? - Hãy kể tên các cây lương thực chủ yếu ở nước ta Cây nào được trồng nhiều nhất ? Vì sao ? - Dựa vào bảng số liệu 8.2 cho biết thành tựu trong sản xuất lúa giai đoạn 1980 – 2002? + N1: Diện tích tăng bao nhiêu ha? Gấp mấy lần? + N2: Năng suất lúa (tạ/ha)? + N3: Sản lượng lúa cả năm? + N4: Sản lượng lúa bình quân đầu người? - HS hoạt động theo nhóm, đại diện báo cáo kết quả, nhận xét. Gv kết luận. - Nước ta có những thuận lợi gì để phát triển cây CN? Cho biết giá trị kinh tế của cây CN ?Ví dụ ? - HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời. - Vì sao nói : “trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường ”? - HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức, giáo dục HS về vấn đề bảo vệ môi trường, liên hệ địa phương. - Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì cho việc trồng cây ăn quả ? Kể tên một số loại quả nổi tiếng của Nam Bộ? Bước 3:Xác định nơi phân bố ngành trồng trọt - Xác định trên bản đồ các vùng trồng lúa chủ yếu? - Dựa vào bảng thống kê 8.3, cho biết: nhóm cây công nghiệp hàng năm và nhóm cây công nghiệp lâu năm phân bố ở đâu? Xác định trên bản đồ. - Cho biết vùng trọng điểm cây CN ở nước ta ? - Gv chuẩn xác kiến thức. - Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả ngon , có giá trị ?. - Cơ cấu đa dạng:. + Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân đầu đầu người không ngừng tăng.. + Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.. 2. Phân bố: - Lúa được phân bố trên khắp nước ta, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. - Cây công nghiệp hàng năm ( lạc, đậu tương, mía,…) chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng - Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,…) chủ yếu phân bố ở các vùng núi và cao nguyên - Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp : Tây Nguyên và Đông Nam Bộ . - Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là ĐB Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ . Hoạt động 2 :Tìm hiểu đặc điểm ngành chăn II . Ngành chăn nuôi : nuôi *Phương pháp dạy học : Vấn đáp, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, … Bước 1:Tìm hiểu tình hình phát triển ngành chăn 1. Tình hình phát triển: nuôi - Chăn nuôi nước ta chiếm tỉ trọng như thế nào - chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong nông nghiệp? Nước ta có những vật nuôi chủ yếu nào? Bước 2:Xác định nơi phân bố của ngành chăn nuôi - Em hãy xác định các vùng chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm chủ yếu của nước ta? - Tại sao bò sữa chủ yếu được nuôi ở các vùng ngoại vi những thành phố lớn ? - Tại sao lợn nuôi chủ yếu ở các đồng bằng lớn ? - HS trả lời, gv chuẩn kiến thức * Bước 3: - Sự phát triển của ngành chăn nuôi có ảnh hưởng tới môi trường không? - GV giới thiệu về nguồn năng lượng Biogas: một nguồn năng lượng sạch góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường…. đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. 2. Phân bố: - Trâu : khoảng 3 triệu con , phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ . - Bò : trên 4 triệu con , phân bố chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ , bò sữa ở ven các thành phố lớn . - Lợn: Khoảng 23 triệu con ( 2002 ), phân bố chủ yếu ở ĐB S. Hồng và ĐB S.C.Long . - Gia cầm: Khoảng 230 triệu con ( 2002 ), phát triển mạnh ở đồng bằng .. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết - Xác định trên lược đồ : Vùng trọng điểm cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta . - Trình bày xu hướng thay đổi trong cơ cấu của ngành trồng trọt ? Sự thay đổi đó nói lên điều gì ? 2. Hướng dẫn học tập - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK : Vẽ biểu đồ bảng 8.4 – trang 33. - Chuẩn bị bài mới: Nghiên cứu trước bài 9 V. PHỤ LỤC: Tầm quan trọng của công nghệ Biogas. Trong bối cảnh hiện nay, ngành năng lượng ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang thiếu nguồn, các nguồn nhiên liệu truyền thống ngày càng cạn kiệt, việc khai thác và sử dụng công nghệ Biogas - một nguồn năng lượng sạch, đã đóng góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đối với vùng nông thôn, miền núi của chúng ta, việc nghiên cứu phát triển công nghệ Biogas là việc làm thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống, thay đổi tập tục sinh hoạt và cải thiện đời sống của người nông dân, góp phần giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ cho nguồn nước trong sạch. Năng lượng Biogas còn được sử dụng phát điện ở quy mô gia đình, bảo đảm cung cấp một phần điện năng, góp phần đáng kể cho sự phát triển ổn định, bền vững của hệ thống điện ở nước ta. . Biogas (khí sinh học) là một loại khí được sinh ra khi chất thải động vật và các chất hữu cơ (phụ phẩm nông nghiệp) bị lên men trong điều kiện kỵ khí. Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp và khí được sinh ra. Biogas là một hỗn hợp bao gồm Metan (CH4), Các bon dioxit (CO2), Nitơ (N2) và Hydro Sunphat (H2s ).Thành phần chủ yếu là Metan chiếm 60-70% và Cacbon dioxit 30-40%, các khí này có thể đốt cháy được. Chất khí thoát ra bao gồm 2/3 khí metan, 1/3 khí CO2 và năng lượng khoảng 4500-6000 calo/m3. , 1 m3 khí với mức 6000 calo có thể tương đương với 1 lít cồn, 0,8 lít xăng, 0,6 lít dầu thô, 1,4 kg than hoa hay 2,2 kWh điện năng. Có thể hy vọng Biogas sẽ là nguồn năng lượng chính trong tương lai nhằm giải quyết chất đốt sinh hoạt, bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trường bao gồm việc nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng dân cư và phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có thể sử dụng cho các mục đích khác như: Lò sấy, đèn thắp sáng, máy sấy chuồng gia súc, dùng cho hệ thống đun nước nóng, các tủ lạnh chạy bằng gas, chạy máy phát điện… Sau khi ủ lên men, hàm lượng nitơ trong phân gia súc được chuyển hoá thành Amoniac làm cho cây trồng dễ hấp thụ hơn. Trong phần chất thải cặn còn có: Phốt pho, Kali, Man gan và một số nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng, như vậy các chất bã cặn thải của hệ thống Biogas dùng để bón cho cây trồng sẽ hạn chế được việc sử dụng phân hóa học… Theo vinabiogas.com VI. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×