Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.55 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHẤM VÀ TRẢ BÀI LÀM VĂN THEO QUY TRÌNH KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A.MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Ngữ Văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) bao gồm ba phân môn: Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và có tầm quan trọng như nhau trong việc nâng cao năng lực học Văn của học sinh. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở trường THPT cần phải nâng cao chất lượng dạy - học từng phân môn một cách đồng bộ. Tuy nhiên việc dạy - học môn Ngữ Văn ở nhiều trường lại đang diễn ra tình trạng cả người dạy lẫn người học đều dành sự ưu ái nhiều hơn cho hai phân môn Đọc Văn và Tiếng Việt. Phân môn Làm Văn, vì thế trở thành mảnh đất hiu hắt nhất trong lãnh thổ môn Ngữ Văn. Theo đó, hiệu quả của việc dạy-học phân môn này không cao. Đối với phân môn Làm Văn, việc dạy - học không dừng lại ở các kiến thức lý thuyết như các bước làm một bài văn, cấu trúc một bài làm văn, cách thức làm các kiểu bài văn khác nhau,…Nó đòi hỏi học sinh phải thực hành bằng cách viết các bài văn. Bài làm văn chính là sản phẩm phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực năng lực cũng như kết quả học Văn của học sinh. Sản phẩm này cho chúng ta biết các em đã lĩnh hội và vận dụng được đến mức độ nào các kiến thức của cả ba phân môn Làm Văn, Đọc Văn và Tiếng Việt. Chính vì thế việc chấm và trả bài làm văn của học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng môn học. Chấm và trả bài không được phép dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số. Nó phải hướng tới những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài, năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính chủ động, tích cực của học sinh. Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào để nó thực sự phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở các nhà trường là việc làm không dễ dàng. Thực tế chấm, trả bài làm văn ở các trường THPT như thế nào? Trong việc dạy phân môn Làm Văn, có những giáo viên đã bỏ qua hoặc không sử dụng đến những tiết trả bài, rất nhiều giáo viên khác thực hiện việc chấm, trả bài qua loa, đại khái, làm cho có, … Có những giáo viên không biết phải thiết kế một giáo án trả bài hoặc tiến hành một giờ trả bài làm văn như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? Tình trạng đó kéo dài làm mất dần tác dụng của giờ trả bài, làm cho việc dạy- học phân môn Làm Văn trở nên nặng nề và chất lượng, hiệu quả dạy-học không cao. Vì thế, trong số rất nhiều giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THPT, không thể không áp dụng quy trình chấm và trả bài một cách khoa học và thống nhất trong tất cả các giáo viên dạy Văn. Đó là lý do thúc đẩy tôi thực hiện chuyên đề này..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bản thân là giáo viên bộ môn Ngữ văn ở trường THPT Tân An cũng đôi lần gặp và mắc phải việc trả bài viết trong tiết làm văn .Thường chỉ đem bài chấm ra trả cho các em ,sau đó đọc điểm vào sổ cá nhân là xong,chưa khai thác đúng nghĩa của tiết trả bài viết .Vì thế cũng làm cho học sinh không xem đây là một tiết học quan trọng để học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau. Từ những thực tế trên,tôi thiết nghĩ rằng ,để tìm vị trí “xứng đáng” cho tiết chấm trả bài có ý nghĩa, trước hết người giáo viên phải chuẩn bị và thực hiện đúng với tiết học trả bài làm văn ,cũng cho học sinh thấy được tầm quan trọng của nó.Với kinh nghiệm giảng dạy còn “mỏng”,tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong việc “Chấm và trả bài Làm văn theo quy trình khoa học để nâng cao chất lượng dạy-học môn Ngữ văn ở trường THPT”.qua đó tôi hi vọng sẽ góp phầ làm phong phú ,đa dạng phương pháp dạy học tích cực mà những năm qua Ngành giáo dục đang từng bước triển khai và hòa thiện. III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.Đối tượng nghiên cứu: Lớp tôi đã dạy trong các năm: Lớp :10CB1-Năm học 2012-2013 2.Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp dạy học văn Phương pháp dạy học Tiếng Việt Chương trình SGK văn học lớp 10,11,12 B.NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong các giáo trình phương pháp dạy học môn Ngữ Văn nhìn chung việc xây dựng các bước đi trong việc chấm - trả bài chưa thống nhất. Trong khi đó, việc chấm trả bài muốn đạt hiệu quả cao cần tuân thủ một quy trình khoa học, cụ thể và thiết thực. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phân môn Làm Văn được học đều từ chương trình lớp 10 đến lớp 12 và được xây dựng trong mối quan hệ hữu cơ với các phân môn Đọc Văn, Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp. Nội dung chương trình Làm Văn gồm hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong đó, về thực hành chương trình chú trọng đến các giờ luyện tập, các bài viết và tương ứng với nó là các giờ trả bài làm văn. Giữa các tiết viết bài và trả bài làm văn là khoảng thời gian khoảng 02 tuần để giáo viên thực hiện việc chấm bài. Việc chấm bài làm văn được giáo viên tiến hành độc lập, việc trả bài làm văn trên lớp lại được tiến hành trong sự phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh. Mặc dù vậy hai khâu này có liên quan chặt chẽ với nhau và đều rất quan trọng, đều không thể thiếu trong quy trình dạy Ngữ Văn nói chung, dạy Làm Văn nói riêng. Chưa hòan tất công việc chấm - trả bài là chưa hòan thành quá trình dạy học Làm Văn. Chấm bài kỹ lưỡng và khoa học là cơ sở để có một tiết trả bài hiệu quả. Thế nhưng, qua tìm hiểu việc chấm- trả bài Làm Văn, tôi thấy khá nhiều giáo viên đã coi nhẹ một trong hai khâu này - khâu dễ bị bỏ qua hoặc coi nhẹ nhiều nhất là trả bài trên lớp. Thực tế cho.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> thấy, việc chấm- trả bài là giáo viên chỉ cho điểm vào bài làm văn của học sinh, không phê, không nhận xét, không chỉ ra các lỗi và định hướng chữa lỗi; hoặc làm những việc trên một cách sơ sài. Trong giờ trả bài không thực hiện tuần tự những bước cần có trong quy trình trả bài, nặng về thông báo điểm, đọc bài văn hay, phê bình bài viết chưa tốt,… Từ các cơ sở về chương trình và sách giáo khoa cũng như thực tế chấm- trả bài của nhiều giáo viên ở trường THPT , trong đó có trường THPT Tân An; trên cơ sở tham khảo tài liệu và rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân, từ năm học 2011 đến 2013, tôi đã thực chấm - trả bài theo quy trình cụ thể, khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn. II.NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Về việc chấm bài làm văn Giáo viên chấm bài làm văn (bài văn viết) thực chất là đánh giá, là “đo” năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức, kỹ năng các phân môn Làm Văn, Đọc Văn, Tiếng Việt của học sinh để giải quyết vấn đề do đề bài đặt ra. Việc đánh giá này được thực hiện bằng đáp án và biểu điểm cho từng tiêu chí cụ thể trong đáp án mà giáo viên xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài. Để nâng cao chất lượng của việc chấm bài, giáo viên cần: - Xác định rõ mục tiêu của việc chấm bài: Đánh giá học sinh và rèn luyện học sinh là hai mục tiêu quan trọng nhất của việc chấm bài. - Xác định thái độ cần có khi chấm bài làm văn của học trò: Việc đánh giá đúng chất lượng bài làm văn của học sinh có tác dụng khuyến khích, uốn nắn việc rèn luyện của các em. Ngược lại, việc đánh giá sai, thiên vị hay thành kiến sẽ làm mất niềm tin, gây tâm lý chán nản, bất bình ở học sinh. Vì thế giáo viên cần có thái độ công tâm, khách quan khi chấm bài. - Xây dựng đáp án và biểu điểm làm cơ sở cho việc chấm bài. Việc xây dựng đáp án cho một đề văn cần xuất phát và bám sát các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm bài, phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết,…Từ những yêu cầu này, giáo viên đề ra các tiêu chí cụ thể và lập biểu điểm cho từng nội dung cũng như mức độ đáp ứng được các tiêu chí để việc chấm bài chính xác. Khi làm biểu điểm cần cân đối mức điểm cho từng ý, từng nội dung của đáp án. Đảm bảo các ý chính, quan trọng, trọng tâm có mức điểm nhiều hơn các ý khác và tất cả các ý, các phần trong bài đều phải có điểm. Do đặc thù riêng của bài làm văn là mang dấu ấn của cá nhân học sinh trong việc lý giải, phân tích, khám phá, nhìn nhận, đánh giá vấn đề- nhất là với những học sinh có năng khiếu, nên giáo viên cần quan tâm đến độ mở khi xây dựng đáp án, biểu điểm chấm bài làm văn. - Tiến hành chấm bài: Việc chấm bài làm văn muốn đạt hiệu quả nên tuân thủ các bước sau:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Bước 1: Giáo viên đọc lướt qua một số bài làm của học sinh trong sự đối chiếu ngầm với đáp án, biểu điểm đã xây dựng để nắm tình hình chung và có những định hướng ban đầu cho việc chấm điểm. + Bước 2: Dựa vào các tiêu chí, biểu điểm và thực tế bài làm của các em để cân nhắc chấm từng bài viết. Trong quá trình chấm bài, đồng thời với việc đối chiếu bài làm của học sinh với đáp án, biểu điểm giáo viên cần ghi chú ngay trên bài những từ ngữ, hình ảnh, câu, đoạn văn,…các em sử dụng hoặc khai thác tốt cũng như những lỗi các em mắc phải (giáo viên dùng ký hiệu đã quy ước với học sinh để ghi chú). Thậm chí, để tiện cho việc theo dõi tình hình làm văn của học sinh qua các bài viết cũng như để việc chữa lỗi trong tiết trả bài đạt hiệu quả, giáo viên cần có sổ theo dõi chấm văn. Việc ghi nhận những ưu, khuyết điểm của các em về mặt kiến thức, kỹ năng,…giúp giáo viên thuận tiện trong việc động viên khuyến khích hoặc sửa chữa lỗi cho học sinh. + Bước 3: Ghi nhận xét và cho điểm vào bài làm văn của học sinh. Ghi lời phê vào bài của học sinh, giáo viên cần chú ý: lời nhận xét của giáo viên cần chỉ ra chính xác, cụ thể những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần khắc phục của bài viết. Lời phê phải đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng nhân cách học sinh. Lời phê cần đảm bảo tính cân đối về ưu và nhược điểm của học sinh qua bài làm. Việc ghi điểm vào bài làm của học sinh cũng cần cẩn trọng. Khi chấm từng bài cụ thể, giáo viên có thể ghi điểm vào góc bài hoặc tờ giấy khác để tiện điều chỉnh khi cần. Khi hòan tất việc chấm bài cho tòan bộ học sinh trong lớp, giáo viên nên rà sóat các tiêu chí, biểu điểm, có cân nhắc rồi mới ghi điểm chính thức vào bài làm, tránh việc gạch xóa điểm trong bài làm của học sinh. + Bước 4: Tổng kết việc chấm bài viết. Rất nhiều giáo viên có suy nghĩ khi đã ghi điểm chính thức và lời phê vào bài làm của học sinh là chúng ta đã hòan tất việc chấm bài. Thực tế để có một tiết trả bài hiệu quả trên lớp, sau bước 3, giáo viên cần phải thực hiện một công việc có tính chuyển tiếp từ khâu chấm bài sang trả bài là tổng kết việc chấm bài. Hiệu quả của một tiết trả bài phụ thuộc không nhỏ vào bước chuẩn bị này. Có nhiều cách khác nhau để tống kết việc chấm bài làm văn, theo quan điểm của cá nhân, tôi cho rằng sử dụng các bảng thống kê kết quả bài làm của học sinh là cách khá hiệu quả. Tơi đã sử dụng những bảng sau để thống kê (số lượng: SL, tỷ lệ: TL). Bảng thống kê về nội dung của các bài làm văn. stt. Tên. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về nội dung kiến. Vận dung kiến. Ghi chú.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> HS. thức của bài viết Chưa Xa đề đầy đủ (ký hiệu thứ tự các ý/nội dung thiếu so với đáp án trong ghi chú). Đầy đủ. 1 2 3 …. Tổng số. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. Lạc đề. thức Hay, Sai sót sáng tạo. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. Bảng thống kê về hình thức của các bài làm văn stt. Tên HS. Bố cục, kết cấu Chặt Chưa chẽ, chặt hợp chẽ lý. Sử dụng phép liên kết Phù Chưa hợp, phù hiệu hợp quả. Chính câu Đúng, hay, sáng tạo. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. tả, từ, Đoạn văn. Trình bày. Sai sĩt Đạt (ghi yêu cụ thể cầu các lỗi). Chữ đẹp, sạch sẽ, cẩn thận. Chưa đạt yêu cầu. Ghi chú. Cẩu thả. 1 2 3 … Tổng số. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. Bảng thống kê điểm số Bài viết số: Lớp: Sĩ số: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 10 SL: TL:. 9. 8. 7. 6. 5. 4. 3. 2. 1. 0. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. SL: TL:. Điểm trên trung bình Số lượng: Tỷ lệ:. Điểm dưới trung bình Số lượng: Tỷ lệ:. 2. Về việc trả bài làm văn ở trên lớp Giờ trả bài làm văn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc quy định cụ thể, chặt chẽ về giờ trả bài theo Phân phối chương trình môn Ngữ Văn đã thể hiện được điều đó. Là giáo viên dạy Văn, chúng ta không được phép quan niệm trả bài là hoàn lại bài viết và công bố điểm số cho học sinh. Trả bài là hoạt động có tính chất rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, chỗ mạnh, chỗ yếu trong từng bài làm của học sinh, giúp đỡ các em sửa chữa những lỗi đã mắc phải về mặt nội dung kiến thức cũng như kỹ năng viết bài. Qua tiết trả bài, các em có dịp nhìn lại quá trình học tập của mình. Trên cơ sở đó có kế hoạch củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng viết văn của bản thân để vươn lên ở những bài sau. Vì giờ trả bài có ý nghĩa như vậy nên để tiến hành một giờ trả bài đạt hiệu quả, ngoài việc nhận thức đúng đắn giá trị của giờ trả bài, giáo viên dạy văn còn phải có sự chuẩn bị cho giờ trả bài một cách công phu, kỹ lưỡng bằng cả lương tâm, trách nhiệm của mình. - Về công tác chuẩn bị: + Xây dựng đáp án, biểu điểm và tiến hành chấm bài làm văn + Thiết kế giáo án trả bài phù hợp với đối tượng học sinh theo quan điểm tích hợp và đổi mới phương pháp dạy học. Giáo án trả bài không đơn thuần là sắp xếp thứ tự các tri thức cần truyền đạt. Nó phải là một kết cấu chặt chẽ, linh hoạt các đơn vị kiến thức cần đạt của tiết trả bài. Hệ thống kiến thức đó phải được học sinh chủ động chiếm lĩnh dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Muốn vậy, ngay khi thiết kế giáo án trả bài, chúng ta cần dự kiến sử dụng các phương pháp, các thao tác dạy học cụ thể cho mỗi bước trong tiến trình dạy - học tiết trả bài. Chẳng hạn phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề với bước tìm hiểu đề, lập dàn ý; chữa lỗi; phương pháp diễn giảng trong bước nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh,… Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi có tính gợi mở để học sinh suy nghĩ, trả lời trong quá trình tiến hành các bước của giờ trả bài. + Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết trả bài. Sự chuẩn bị của học sinh trước giờ học góp phần rất lớn để giờ trả bài làm văn đạt hiệu quả cao. Để các em có thể hợp tác tốt với chúng ta trong tiết trả bài, giáo viên cần cho các em biết thời khóa biểu giờ trả bài; yêu cầu các em chuẩn bị tốt tài liệu, đồ dùng học tập ,giáo viên cũng cần yêu cầu học sinh nắm lại kiến thức lý thuyết về kiểu bài, yêu cầu của đề bài và tự xây dựng dàn bài cho đề đã viết. Nếu học sinh thực hiện tốt yêu cầu này của giáo viên, việc trả bài trên lớp sẽ tiết kiệm được thời gian, các em cũng sẽ chủ động, tích cực hơn trong.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> việc phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Ngòai ra, các em còn có điều kiện để đối chiếu dàn bài của mình với dàn bài chung đã được cả lớp xây dựng, thống nhất với sự hướng dẫn của giáo viên. - Tiến hành giờ trả bài làm văn: + Bước 1: Tạo tâm thế cho học sinh tham gia tiết trả bài Bước này cần được tiến hành ngắn gọn. Giáo viên nên chủ động dùng lời dẫn dắt thật sinh động, thuyết phục, gây ấn tượng để thu hút học sinh và tạo không khí thoải mái cho giờ trả bài. Lời dẫn dắt của giáo viên cần thể hiện rõ mục tiêu, ý nghĩa của giờ trả bài để học sinh chủ động, tập trung vào bài học. + Bước 2: Tổ chức cho học sinh tái hiện và tìm hiểu đề bài Giáo viên chia lớp thành các nhóm và nêu các yêu cầu cần thực hiện: Ghi lại đề bài của bài viết; nêu rõ: đề bài yêu cầu người viết phải giải quyết vấn đề gì? Đề bài thuộc kiểu loại nghị luận nào? Cần vận dụng kỹ năng viết kiểu bài nào để giải quyết yêu cầu của đề? (nghị luận xã hội hay nghị luận văn học? nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một vấn đề xã hội, một hiện tượng đời sống? phân tích/bình giảng bài thơ hay đoạn thơ, đoạn văn? Phân tích một nhân vật hay phân tích một nội dung tư tưởng nào đĩ của tác phẩm,…). Phạm vi tư liệu cần sử dụng để làm bài? (tư liệu lấy từ thực tế đời sống, xã hội hay tác phẩm văn học nào?) Sau khi các nhóm trình bày và nhận xét phần việc đã làm của nhóm khác, giáo viên viết đề bài và các yêu cầu của đề về 03 mặt: nội dung kiến thức, kỹ năng làm bài, phạm vi tư liệu được sử dụng. + Bước 3: Tổ chức cho học sinh xây dựng dàn ý của bài văn Việc xây dựng dàn ý là giúp học sinh tìm ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng phù hợp với đề bài. Sau đó sắp xếp chúng thành một dàn ý có bố cục chặt chẽ, đảm bảo tính lơgic. Việc lập dàn ý trong giờ trả bài là một dịp tốt để các em đối chiếu, nhìn lại những luận điểm, luận cứ đã nêu trong bài viết, tự đánh giá mức độ đạt, chưa đạt trong bài làm. Với những học sinh yếu đây là cơ hội để củng cố, rèn luyện, bồi đắp thêm kỹ năng lập ý. Ngòai ra rất nhiều kiến thức về đời sống, xã hội và văn học sẽ được củng cố, khắc sâu trong học sinh nhờ bước thứ ba này của khâu trả bài làm văn. Việc lập dàn ý cần được tiến hành tuần tự từ Mở bài đến Thân bài và Kết luận. Giáo viên nên chia lớp thành các nhóm để làm việc: 01 nhóm lập dàn ý cho phần Mở bài, sau đó viết hòan chỉnh một mở bài với đề đã cho; 01 nhóm lập dàn ý cho phần kết bài và viết hòan chỉnh một kết bài với đề đã cho. Các nhóm còn lại lập dàn ý cho Thân bài. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận xét, bổ sung để đi đến một dàn bài thống nhất. Để giúp học sinh thực hiện việc dàn ý cho các phần, giáo viên cần đưa ra các câu hỏi gợi mở, hướng dẫn. Ví dụ với Mở bài, cần nêu được vấn đề phải nghị luận trong bài viết, dự kiến nêu vấn đề đó theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Với thân bài, cần trả lời được các câu hỏi: Thân bài có mấy ý lớn, là những ý gì? Mỗi ý lớn đó cần được cụ thể hóa thành các ý nhỏ nào? Ở mỗi ý nhỏ dùng lý lẽ, dẫn chứng nào để phân tích, chứng minh, làm rõ? Thứ tự sắp xếp các ý như thế nào?,…Ở phần kết bài, cần.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> tổng kết một cách ngắn gọn, khái quát về vấn đề đã nghị luận; thể hiện suy nghĩ, liên hệ của người viết về đời sống từ vấn đề nghị luận. Chọn cách nào để kết bài? (khái quát, tóm lược hay vận dụng; mở rộng, phát triển hay liên tưởng),… Trong quá trình hướng dẫn học sinh lập ý, giáo viên cần tôn trọng và khuyến khích những ý tưởng độc đáo, sáng tạo do các em đề xuất. Điểm nào giáo viên thấy chưa hợp lý, thiếu cơ sở cũng cần cho học sinh tranh luận, đối thoại, sau đó giáo viên tổng kết các ý kiến và đưa ra những kết luận có tính thuyết phục, tránh áp đặt . + Bước 4: Giáo viên nhận xét và đánh giá chung về bài làm văn của học sinh Bước này giúp học sinh nhận ra và nắm được tình hình bài làm của mình, của các bạn trong lớp. Đây là bước chuẩn bị tiếp theo cho việc phân tích chữa lỗi trên các bài làm của học sinh. Những nhận xét, đánh giá của giáo viên về bài làm của học sinh chỉ thực sự có cơ sở và có sức thuyết phục khi chúng ta làm tốt bước 4 trong khâu chấm bài. Giáo viên nên đưa các bảng tổng hợp đã nêu ở trên lên bảng để học sinh quan sát và phát biểu ý kiến của mình. Sau đó giáo viên mới đánh giá về tình hình bài viết của các em trên nhiều phương diện như tinh thần, thái độ viết bài; những ưu, nhược điểm chính; những hiện tượng đáng chú ý, có tiến bộ; những cá nhân đáng biểu dương; kết quả chung của cả lớp,…Khi nhận xét, giáo viên cần nêu những ví dụ cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm, học học hỏi ở bạn mình.. + Bước 5: Tổ chức cho học sinh phân tích và chữa lỗi trong bài làm văn Đây là bước không thể thiếu trong tiết trả bài. Công việc này giúp học sinh nhận ra các lỗi mình đã mắc trong bài làm. Quan trọng hơn, các em sẽ biết cách sửa chữa để không tái phạm trong những bài viết sau. Việc phân tích và chữa các lỗi về nội dung của bài viết sẽ củng cố những kiến thức về văn học và đời sống còn việc phân tích, chữa lỗi về hình thức của các bài viết sẽ củng cố những kiến thức của phân môn Tiếng Việt, giúp nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh. Trong tiến trình thực hiện giờ trả bài trên lớp, đây là bước cần dành nhiều thời gian nhất. Tuy nhiên với 45 phút cho một tiết trả bài chúng ta phải có cách phân tích, chữa lỗi sao cho phù hợp và hiệu quả. Giáo viên nên hướng dẫn để học sinh tập trung phân tích, sửa chữa các lỗi điển hình, phổ biến chung của cả lớp, tránh tình trạng sửa chữa tràn lan, nhiều mà không chắc, rộng mà không sâu khiến học sinh có thể tái phạm các lỗi đó trong những bài viết sau. Trong bước này, giáo viên phải phát huy hết tính chủ động, tích cực của học sinh. Chính học sinh phải là người nhận ra các lỗi đã mắc và đề xuất các phương án sửa chữa theo sự hướng dẫn của giáo viên. Chúng ta không làm thay việc này cho các em. Giáo viên tổng hợp các lỗi học sinh đã mắc trên bảng, chia nhóm để học sinh hoạt động với hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề của giáo viên. Để thực hiện chúng ta cho các em quan sát các lỗi trên bảng thống kê đã chuẩn bị. Tiếp theo cho học sinh phát hiện các lỗi (lỗi dùng từ, đặt câu, sử dụng phép liên kết, lỗi sắp xếp ý,…) và đề.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> xuất các cách sửa chữa. Sau khi các nhóm phát biểu, thảo luận, giáo viên thống nhất cách sửa. Tất nhiên trong quá trình này, giáo viên luôn phải ở bên cạnh các em bằng những gợi ý. Ví dụ sửa lỗi về câu, giáo viên nên định hướng: nhìn vào cấu trúc câu, đặt câu này trong mối liên hệ với câu trước để xác định lỗi người viết đã mắc. Với lỗi đó có những phương án sửa chữa nào? Phương án nào ưu việt hơn?,… + Bước 6: Tổ chức cho học sinh đọc và bình bài văn hay, đoạn văn viết tốt. Việc đọc và bình một bài văn hay, một đoạn văn viết tốt giúp học sinh được tham khảo những cách dùng từ độc đáo, sáng tạo; những cách mở bài ấn tượng, hấp dẫn,…Việc làm này cũng khiến học sinh đối chiếu, so sánh ngầm giữa bài viết của mình và của bạn, nhận ra cái hay của bạn, cái dở của mình. Từ đó được học tập, vận dụng vào việc viết bài của mình sau này. Để thực hiện được bước này trong khâu trả bài, giáo viên phải sàng lọc, lựa chọn để tìm được những bài văn, đoạn văn thực sự chuẩn mực. Đồng thời phải chọn được một em đọc tốt, nếu cần thiết, chính giáo viên phải đọc các bài, các đoạn văn đó. Sau khi đọc, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu cảm nhận, bình giá về đoạn văn bài văn đó (bình giá về hệ thống ý của bài, cách dùng từ, đặt câu, dùng phép liên kết, chuyển ý, thể hiện cảm xúc,…). Giáo viên cũng nên chuẩn bị những lời bình đích đáng cho các bài và đoạn văn như thế. + Bước 7: Giáo viên công bố điểm, phát bài và giải quyết những thắc mắc của học sinh Việc công bố điểm và phát bài làm văn sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn của học sinh. Đây là lúc các em được đối diện với kết quả bài làm của mình, được đọc những lời nhận xét của giáo viên với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Lúc này, các em cũng sẽ được nhìn lại một cách tòan diện bài viết của mình trong sự đối chiếu với những gì cả lớp đã thực hiện trong suốt tiết học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô. Những thắc mắc của các em về bài làm của mình, về sự đánh giá của giáo viên cũng nảy sinh từ bước thứ bảy này. Vì thế, trước khi phát bài, giáo viên cần làm tốt công tác tư tưởng với học sinh để tránh những phản ứng tiêu cực khi trực tiếp đối diện với con điểm xấu như bôi xóa điểm, xé bài, tỏ thái độ bất bình,…Đồng thời cần tạo không khí thoải mái để học sinh mạnh dạn trao đổi những điều còn thắc mắc và chuẩn bị tâm thế để trả lời những thắc mắc đó. Giáo viên cần trực tiếp phát bài cho học sinh để thể hiện sự quan tâm với các em và có điều kiện quan sát thái độ, phản ứng của học sinh. Trên cơ sở đó có những cách ứng xử thích hợp. Giáo viên yêu cầu học sinh giữ gìn bài làm cẩn thận để đọc lại, tự đối chiếu và sửa chữa các lỗi đã mắc. Với bước này, giáo viên nên thực hiện lần lượt các công việc: Một là làm công tác tư tưởng cho học sinh (ví dụ nêu nguyên nhân học sinh bị điểm yếu, kém và động viên các em rút kinh nghiệm, cố gắng hơn trong các bài viết tiếp theo). Hai là công bố điểm và phát bài cho học sinh. Ba là trao đổi và giải quyết những thắc mắc của học sinh. Qua bảy bước nêu trên, việc trả bài làm văn cho học sinh cơ bản đã hòan tất. Nhưng để việc trả bài thật sự đạt hiệu quả như chúng ta mong muốn, người giáo viên cần quan tâm thêm đến “hậu trả bài”. Tại sao phải quan tâm đến bước sau trả bài trên.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> lớp? Trong 45 phút của một tiết trả bài với nhiều việc cần làm như đã trình bày, chắc chắn có những việc học sinh phải tự thực hiện sau tiết trả bài. Điển hình nhất là việc tự chữa lỗi trên bài viết của chính mình trên cơ sở những ghi chú về các lỗi mắc phải trong bài viết cũng như sự hướng dẫn của giáo viên về cách sửa các lỗi đó. Nếu chúng ta động viên để học sinh tự giác viết lại bài văn đó và việc này diễn ra thường xuyên thì chắc chắn hiệu quả học môn Ngữ Văn sẽ được nâng cao hơn. Học sinh có việc để làm sau tiết trả bài thì chắc chắn giáo viên cũng phải tiếp tục làm việc. Đó là giáo viên sẽ kiểm tra việc tự chữa lỗi, tự bổ sung để hòan thiện bài viết của học sinh. Việc kiểm tra này không nhất thiết phải tiến hành với 100% học sinh của lớp nhưng rất cần thực hiện để rèn luyện tinh thần tự giác cho các em. Ở khâu “hậu trả bài” này, giáo viên cũng có thể dùng điểm để thưởng cho những học sinh tích cực và đạt kết quả tốt trong việc sửa lỗi và đạt hòan thiện hoặc viết lại bài viết của mình (Ví dụ: qua kiểm tra, nếu thấy học sinh đạt kết quả tốt trong việc chữa, hòan thiện bài, giáo viên có thể cộng từ 0.5 đến 1.0 điểm cho bài viết tiếp theo hoặc tạo điều kiện cho kiểm tra thêm để cải thiện điểm số quá xấu của mơn học,…).. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua một năm học kiên trì áp dụng nghiêm túc quy trình chấm - trả bài làm văn trên đây, bản thân tôi nhận thấy việc chấm- trả bài đã đạt những hiệu quả rất đáng khích lệ. Trước hết, tôi và các học sinh đã nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của giờ trả bài làm văn. Sau nữa, tay nghề của bản thân cũng đã được nâng cao. Quan trọng hơn, việc chấm bài ngày càng chính xác, kết quả bài chấm đã phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của học sinh. Giờ trả bài thực sự phát huy được giá trị, tác dụng của nó trong quy trình dạy học môn Ngữ Văn cũng như việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn này. Học sinh của tôi đã hào hứng, chủ động, tích cực hơn với giờ trả bài làm văn cũng như việc học tập môn Ngữ Văn. Sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết: các lỗi cơ bản đã giảm nhiều, số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài đạt điểm từ trung bình trở nên đã tăng dần, kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mở bài, kết bài ở nhiều học sinh đã trở nên nhuần nhuyễn,… Một số học sinh có khả năng đã viết được những đoạn, những bài văn hay. Bảng thống kê điểm số của học sinh qua các bài làm văn dưới đây phần nào thể hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn của bản thân tôi tại trường THPT Tân An Bảng thống kê điểm số các bài làm văn trong năm học 2012- 2013 Lớp: 10CB1 và 10CB2 Tổng số học sinh: 70. STT 1. Bài viết Bài viết số 1. Điểm dưới trung bình Số lượng 30. Tỷ lệ 42.9%. Điểm từ trung bình trở nên Số lượng Tỷ lệ 40 57.1%. Ghi chú -Thấp nhất:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2 3 4. Bài viết số 2 Bài viết số 3 Bài viết số 4 Bài viết số 5. 16 10 8 5. 22.9% 14.3% 11.4% 7.1%. 54 60 62 65. 77.1% 85.7% 88.6% 92.9%. Bài KTHK I. 20. 28.6%. 62. 71.4%. Bài KTHK II. 15. 21.4%. 55. 78.6%. Điểm TBm HKI. 16. 22.9%. 54. 77.1%. Điểm TBm HKII. 10. 14.%. 60. 86.0%. Điểm TBm CN. 9. 12.9%. 61. 87.1%. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 3.0 đ -Cao nhất: 8.0 đ -Thấp nhất: 4.0 đ -Cao nhất: 9.0 đ -Thấp nhất: 3.0 đ -Cao nhất: 8 đ -Thấp nhất: 3.0 đ -Cao nhất: 8 đ -Thấp nhất: 3.5 -Cao nhất: 7.3 -Thấp nhất: 4.3 -Cao nhất: 7.6 -Thấp nhất: 4.5 -Cao nhất: 7.4. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá đang là yêu cầu của xã hội với ngành giáo dục, đồng thời cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện trong tình hình hiện nay. Việc thực hiện chấm - trả bài làm văn theo một quy trình khoa học để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THPT cũng không nằm ngòai mục tiêu chung đó. Chấm và trả bài làm văn là công việc bắt buộc phải thực hiện với mỗi giáo viên dạy Văn. Vì thế đây là đề tài có tính thiết thực, phạm vi ứng dụng rộng lớn, có ý nghĩa tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả dạy - học phân môn Làm Văn nói riêng, môn Ngữ Văn nói chung. Tuy nhiên để việc vận dụng quy trình này đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất và sự kiên trì, nỗ lực của cả giáo viên lẫn học sinh. Các em học sinh phải tích cực, chủ động trong việc chuẩn bị cho tiết trả bài cũng như tham gia vào các hoạt động học tập trong tiết trả bài. Sau tiết trả bài các em cần tự giác và nghiêm túc rút kinh nghiệm cũng như sửa chữa các lỗi trong bài viết của mình. Với quý thầy cơ giáo dạy Văn, ngòai việc nhận thức đúng và sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động chấm- trả bài làm văn trong quy trình dạy văn cần có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Lương tâm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp các giáo viên tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy-học,.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> nâng cao trình độ, tay nghề. Đồng thời giúp giáo viên kiên trì, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng quy trình chấm trả bài một cách khoa học như đã trình bày. Ở mỗi nhà trường, để nâng cao chất lượng dạy- học môn Ngữ Văn, bên cạnh những giải pháp khác cần vận dụng quy trình chấm - trả bài làm văn này một cách thống nhất, đồng bộ trong đội ngũ giáo viên dạy Văn. Tổ trưởng và Ban giám hiệu cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình này của giáo viên bằng những hình thức khác nhau như kiểm tra giáo án và dự giờ trả bài làm văn của giáo viên, mượn bài viết của học sinh mà giáo viên đã chấm,... Chấm và trả bài làm văn là công việc rất vất vả, công phu nhưng cũng đầy thú vị. Vì thế với đề tài này tôi tha thiết mong quý đồng nghiệp quan tâm đúng mức, và thực hiện nghiêm túc công đoạn này trong quy trình dạy - học mơn Ngữ Văn ở trường THPT.. V. TÀI LIỆU TAM KHẢO 1. Một cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và chữa lỗi sai trong bài Tập làm văn - Hà Thị Quyến – tạp chí Ngôn Ngữ - 2001 2. Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong sách Làm văn lớp 12 CCGD – Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống – Nxb ĐHSP, Hà Nội - 1992 3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn lớp 10, 11, 12 (cơ bản và nâng cao) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2006, 2007, 2008 4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Tốn - Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2001 5. Phương pháp dạy học Văn Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng,Trần Thế Phiệt Nxb ĐHQG, Hà Nội – 2005..
<span class='text_page_counter'>(13)</span>