Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ÔN THI ĐẠI HỌC (PHẦN 9) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 7 trang )

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ÔN THI ĐẠI HỌC
(PHẦN 9)


X. TRỌNG ÂM Ở TỪ 2 ÂM TIẾT, 3 ÂM TIẾT VÀ NHIỀU
HƠN 3 ÂM TIẾT
1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ TRỌNG ÂM
- “Mức độ của lực mà bằng lực đó người nói phát âm ra một âm thanh
hoặc âm tiết được gọi là trọng âm của nó” (Daniel Joné. 1909: 141)
- “Trọng âm là sự phát âm của một từ hoặc một âm tiết với nhiều lực hơn
so với các từ hoặc các âm tiết xung quanh. Một từ hoặc âm tiết được đánh
dấu trọng âm được phát âm bằng cách sử dụng nhiều khí từ phổi hơn”
(Richard, J. C et al. 1992: 355)

2. BẢN CHẤT CỦA TRỌNG ÂM TỪ

Các âm tiết mang trọng âm trong từ đều có một đặc điểm chung: Sự
nổi bật (prominence). Có 4 yếu tố làm nên sự nổi bật đó:
(i) Độ lớn (loudness) : Các âm tiết mang trọng âm được phát âm lớn hơn các
âm tiết không mang trọng âm.
(ii) Độ dài (length) : Các âm tiết mang trọng âm được kéo dài khi phát âm
hơn các âm tiết không mang trọng âm.
(iii) Độ cao (pitch) : Các âm tiết mang trọng âm được phát âm ở độ cao
hơn.
(iv) Độ khác biệt (quality) : Các âm tiết mang trọng âm chứa đựng một
nguyên âm khác biệt về chất với các nguyên âm trong các âm tiết không
mang trọng âm còn lại.
Ví dụ: father /’fɑðə/ , canal /kə’næl/ , disagree /dɪsə’ɡrɪ:/ , indication
/,ɪndɪ’keɪʃn/ , representative /,reprɪ’zentətɪv/

3. CÁC CẤP ĐỘ CỦA TRỌNG ÂM


(i) Primary stress: indication /,ɪndɪ’keɪʃn/
(ii) Secondary stress: representative /,reprɪ’zentətɪv/
(iii) Unstressed syllables: canal /kə’næl/
4. VIỆC ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TỪ

Tiếng Anh không phải là một trong những ngôn ngữ mà người ta có
thể dựa vào các âm tiết trong từ để quyết định vị trí đánh trọng âm (tiếng
Pháp thường có trọng âm ở âm tiết cuối, tiếng Ba Lan ở âm tiết trước âm
tiết cuối cùng).
Nhiều soạn giả tiếng Anh đã cho rằng trọng âm từ của tiếng Anh khó
dự đoán đến mức tốt nhất coi việc đánh trọng âm như một đặc tính riêng
của từng từ và khi học mỗi từ thì người ta cũng phải học luôn cách đánh
trọng âm của từ ấy. Theo ý kiến của chúng tôi thì đây là một quan điểm
xác đáng và không có gì là cường điệu. Trong thực tế, nhiều tác giả các
sách hướng dẫn về ngữ âm tiếng Anh đều cố gắng đưa ra một số quy tắc
nhất định về trọng âm của từ để rồi sau đó đều nói thêm rằng bên cạnh
các quy tắc đó là rất nhiều các trường hợp ngoại lệ khác. Đôi khi số
trường hợp ngoại lệ nhiều đến mức người học đành phải bằng lòng với
quan điểm cho rằng học từ nào thì cần phải học luôn trọng âm của từ ấy.
Tuy nhiên, khi xác định trọng âm của một từ nào đó, chúng ta cần
xem xét đến một số thông tin sau:
- Về mặt hình thái, từ đó là từ đơn, từ phái sinh (có tiền tố/hậu tố)
hay từ ghép.
- Từ loại của từ đó.
- Số lượng âm tiết của từ.
- Cấu trúc âm vị học của các âm tiết trong từ.
- Để làm dạng bài tập này trước tiên các em phải nhớ rằng trọng âm
chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên
âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. Âm tiết yếu không có
trọng âm.


- Tất cả những nguyên âm ngắn và dài đều là những nguyên âm
mạnh và tất cả đều xuất hiện trong những âm tiết mạnh, có trọng âm.
- Những nguyên âm yếu chỉ nằm trong các âm tiết yếu, không có
trọng âm. Những nguyên âm ngắn /ɪ/ và /υ/ cũng có thể xuất hiện trong
âm tiết yếu. Nguyên âm yếu thứ ba, mà thực tế là nguyên âm phổ biến
nhất trong phát âm Tiếng Anh, là /ə/.
- Tóm lại, âm tiết mạnh (có chứa nguyên âm mạnh) là âm tiết có thể
có trọng âm, còn âm tiết yếu (có chứa nguyên âm yếu, tạm thời hiểu
nhanh là có 3-/ɪ/-/υ/-/ə/) là âm tiết không có trọng âm-không được nhấn
âm. Các quy tắc dưới đây có đề cập đến các khái niệm này.

5. MỘT SỐ QUY TẮC ĐÁNH TRỌNG ÂM
a. Từ hai âm tiết (Two-syllable words)
Đối với từ có hai âm tiết, trọng âm có thể rơi vào hoặc âm tiết đầu
hoặc âm tiết thứ hai.
- Đối với động từ, tính từ, trạng từ và giới từ có quy luật cơ bản như sau:
nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm kép (ngoại
trừ əʊ) thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: arrive [ə'raɪv] (v),
attract[ə'trækt] (v), correct[kə'rekt] (a), perfect['pɜ:fɪkt] (a), alone[ə'ləʊn]
(adv), inside[ɪn'saɪd] (prep)…
- Ngược lại, nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm ngắn hoặc nguyên
âm kép əʊ, hoặc được kết thúc bằng một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm
tiết đầu.
Ví dụ: open ['əʊpən] (v), borrow ['bɒrəʊ] (v), lovely ['lʌvlɪ] (a), sorry
['sɒrɪ] (a), rather ['rɑ:ðə] (adv)
- Đối với danh từ, nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm ngắn thì trọng
âm rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: money ['mʌnɪ], product ['prɒdʌkt], larynx
['lærɪŋks] … Và ngược lại, nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm
dài hoặc nguyên âm kép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: balloon [bə'lu:n], design [di'zaɪn], estate [ɪs'teɪt]…
b. Từ ba âm tiết (Three-syllable words)
- Đối với động từ, nếu âm tiết cuối cùng là âm tiết mạnh, nó sẽ có trọng
âm. Ví dụ: entertain [,entə'teɪn], resurrect [,rezə'rekt] … Nếu âm tiết cuối
cùng là âm tiết yếu, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đứng ngay trước nó. Ví
dụ: encounter [ɪn'kaʊntə(r)], determine [dɪ'tɜ:mɪn] … Nếu cả âm tiết hai
và ba đều yếu, tất nhiên trọng âm sẽ rơi vàoâm tiết đầu tiên. Ví dụ:
advertise ['ædvətaɪz], speculate ['spekjʊleɪt] …
- Đối với danh từ, nếu âm tiết cuối cùng yếu hoặc tận cùng bằng əʊ và âm
tiết thứ hai mạnh, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai đó. Ví dụ: statistics
[stə'tɪstɪks], potato [pə'teɪtə], disaster [d'z:stə(r); Mỹ -'zæs-] …
Nếu âm tiết thứ ba và âm tiết thứ haicùng là âm tiết yếu, dĩ nhiên âm tiết
đầu sẽ có trọng âm. Ví dụ: quantity ['kwntəti], cinema ['sinəmə],
emperor ['empərə]
c. Từ ghép (từ có 2 phần)
- Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần
đầu: BLACKbird, GREENhouse...
- Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-
TEMpered, old-FASHioned...
- Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ
2: overCOME, overFLOW...
d. Từ phái sinh (derived words)
Từ phái sinh là những từ có cùng một hình thái từ gốc cộng với một
hoặc nhiều phụ tố (affixes). Phụ tố bao gồm tiền tố (prefixes) và hậu tố
(suffixes).
Ba trường hợp phụ tố có tác động tới trọng âm của từ như sau:
(i) Bản thân phụ tố mang trọng âm chính. Ví dụ: semicircle ['sem,s:kl],
personality [,p:sə'nælət].
*Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu:
-ain(entertain), -ade, -aire, -een, -ee(refugee,trainee), -

ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -
esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality(personality), -
oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental).
Ngoại lệ: CENtigrade, COMrade, DEcade ; COffee, comMITtee,
ENgine, PEdigree; CUkoo; TEAspoon
(ii) Phụ tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ gốc. Ví dụ: pleasant
['plezənt], unpleasant [n'plezənt], market ['m:kt], marketing
['m:ktŋ].
*Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -
al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous, -er, -or, -ise/-ize, -hood, -like,
-ship, -ness; -en, dis, -im, -in, -un, -non, -over, -re.
(iii) Sự có mặt của phụ tố làm thay đổi vị trí của trọng âm chính của từ gốc.
Ví dụ: magnet ['mægnt], magnetic [mæg'netk].
*Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết
ngay trước hậu tố:
-ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -
ive (native), -ous(advantageous), -ial(ly) (proverbial, equatorial), -
ic (climatic), -ity (ability, tranquility), -ual, -tion, -sion, -ical; -ia, -iar, -
ior, -ular; -ience, -ient, -iance, -iant, -iency; -ious, -eous; -uous; -itive, -
logy, -graphy.

×