Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học vật lí lớp 11 tại trường trung học phổ thông nguyễn trãi bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ THU HÀ

ÁP DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO NHĨM NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG
MƠN HỌC VẬT LÍ LỚP 11 TẠI TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG NGUYỄN TRÃI
BÌNH DƯƠNG

Chuyên nghành : GIÁO DỤC HỌC
Mã số nghành : 601401
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN Y

1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012


TÓM TẮT
Ngày nay sự phát triển nhanh và mạnh của khoa học kỹ thuật cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm cho kho tàng tri thức nhân loại ngày càng
trở nên đồ sộ. Thực tế đó đặt ra cho nền giáo dục nước ta những nhiệm vụ hết sức
nặng nề, các phương pháp giáo dục truyền thống đã và đang được áp dụng sẽ khó
đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ trong giai đoạn mới.
Vì vậy, địi hỏi chúng ta phải đổi mới một cách toàn diện nền giáo dục nước nhà,
nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.


Ngồi việc đổi mới mục tiêu, nội dung, thì đổi mới phương pháp dạy và học
cũng là một biện pháp hiệu quả nhất. Do đó, người nghiên cứu thực hiện đề tài “Áp
dụng hình thức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
mơn học Vật Lí lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Trãi - Bình Dương”.
Chương 1 của đề tài đã được sơ lược tình hình nghiên cứu về phương pháp
dạy học nhóm trong nước và trên thế giới. Người nghiên cứu tìm hiểu và trình bày
nội dung của các vấn đề liên quan như: quá trình dạy học; phương pháp dạy học;
phương pháp dạy học tích cực; hình thức tổ chức dạy học; hình thức dạy học theo
nhóm, nhằm làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
Chương 2 của đề tài tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy và học tại trường
THPT Nguyễn Trãi - Bình Dương về các mặt: hình thức tổ chức; phương pháp dạy
học; phương tiện dạy học; phương pháp kiểm tra đánh giá và kết quả kiểm tra mơn
Vật Lí khối 11. Người nghiên cứu tập trung cho việc khảo sát ý kiến của GV và HS
về tình hình áp dụng hình thức dạy học theo nhóm trong trong mơn học Vật Lí lớp
11, cũng như ý thức, tính tích cực của học sinh khi học tập với phương pháp này từ
đó tìm hiểu những khó khăn của GV khi áp dụng dạy học theo nhóm vào dạy học
Vật Lí.
Chương 3 của đề tài trình bày về quy trình tổ chức dạy học theo nhóm,
thiết kế các bài giảng Vật Lí 11 để dạy học theo nhóm và thực nghiệm sư phạm

2


nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong mơn Vật Lí lớp11, cuối cùng là đánh
giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận và kiến nghị tóm tắt những kết quả đạt được của quá trình
nghiên cứu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của việc dạy học theo nhóm tại trường THPT Nguyễn Trãi.

OVERVIEW

Today, with the rapid and strong development of science and technology
along with the explosion of information technology has expanded the bounderies of
knowledge. This reality has imposed difficult tasks on the national education, the
traditional education methods which have been applied hardly would meet the
requirements of the education for young generation in new period. So we require t
creat a comprehensive innovation to our national education in order to meet the
requirement of the need of human resources for national industrialization and
modernization.
In addition to innovation of objective content, innovation of learning and
teaching methods is also the most effective method. Therefore, “ Applying teaching
in group method to improve students’ activeness in the Physics of 11th Grade at
Nguyen Trai High School in Binh Duong Province".
Chapter 1 of the project was briefly the situation of research on teaching
groups in the country and the world. In order to make the basis of theory, the
researchers find out and state relevant issues such as the teaching process; teaching
methods; active teaching methods; teaching organizational forms and form-based
learning groups.
Chapter 2 of the thread is to find out the reality of teaching and learning
activities in schools Nguyen Trai - Binh Duong on the following aspects:
organizational forms; teaching methods and means of teaching; evaluation methods
and test results of the Physics of 11th Grade. The research focus on the survey of

3


teachers and students’ opinions on applying the teaching in group method in the
Physics of 11th Grade and measuring the awareness as well as activeness of the
students studying with this method in order to find out the difficulties which
teachers face to when applying teaching in group method in Physics courses.
Chapter 3 presents the organization process of teaching in group, the ned to

teach Physics 11 experimental groups and educators to promote positive student in
physics lop11, finally evaluate the results of experimental pedagogy.
The conclusions and recommendations summarize the results of the research
process, and gives some recommendations to help to improve the effectiveness of
teaching in group in Nguyen Trai High Shool.

Phần I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, đất nước chúng ta nói
chung ngành Giáo Dục và Đào Tạo nói riêng đã cố gắng rất nhiều nhằm đổi mới bộ
mặt của Giáo Dục Việt Nam. Cụ thể là việc cải cách sách giáo khoa phổ thông từ
những năm cuối thế kỉ XX, đến năm học 2008-2009 đã cơ bản hoàn thành.
Nghị quyết TW 2, Khóa VIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển phong trào tự
học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên”
[9]
Theo nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội
khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng cũng đã khẳng định mục tiêu
đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng là: “Tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng
thực hành, năng lực tự học cho học sinh ”.

4


Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định
số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở
mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc

truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động
tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự
thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển
năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh
viên trong quá trình học tập,...”
Điều 28.2 Luật Giáo Dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh ; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh.” [35]
Một trong những điểm cốt lõi của công cuộc đổi mới giáo dục là đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH). Quá trình đào tạo ra những con người mà có thể đáp
ứng được nhu cầu của xã hội tương lai cịn nhiều khó khăn, cần có sự phối hợp của
rất nhiều yếu tố trong đó có một phần không nhỏ là làm sao phát huy được tính tích
cực và chủ động của HS trong giờ học. Một trong những giờ học đó là giờ học Vật
Lí.
Là một giáo viên (GV) dạy mơn Vật Lí, đứng trước thực trạng một số học
sinh (HS) thụ động trong giờ học, có tâm lí chán học mơn Vật Lí, và kết quả học tập
các năm qua chưa cao như hiện nay, người nghiên cứu rất trăn trở và muốn làm một
điều gì đó để góp phần làm thay đổi tình trạng đó. Đó lí do mà người nghiên cứu
thực hiện đề tài: “Áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong mơn học Vật Lí lớp 11 tại trường Trung học phổ thơng
Nguyễn Trãi - Bình Dương”.
II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

5


Áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực của HS
trong mơn học Vật Lí lớp 11 tại trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Trãi tỉnh Bình Dương.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1) Nghiên cứu lí luận xem đây là những luận điểm khoa học để dạy học theo
nhóm đối với HS THPT.
2) Khảo sát thực trạng dạy và học mơn Vật Lí lớp11 tại trường THPT Nguyễn
Trãi.
3) Thiết kế một số bài giảng trong sách giáo khoa(SGK), Vật Lí lớp 11 Cơ Bản
theo hình thức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng HS lớp 11.
4) Thực nghiệm sư phạm.

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Dạy học mơn Vật Lí lớp 11
 Khách thể nghiên cứu:


Phương pháp dạy học môn Vật Lí lớp 11.



Nội dung chương trình Vật Lí 11 trong SGK Vật Lí lớp 11 Cơ Bản.



Giáo viên, học sinh dạy và học mơn Vật Lí lớp 11 tại trường THPT Nguyễn

Trãi.
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu q trình áp dụng tổ chức dạy học mơn Vật Lí lớp 11 theo
hình thức dạy học theo nhóm tại trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Bình Dương.
VI. GIẢ THUYÊT NGHIÊN CỨU.
Nếu áp dụng được hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính

tích cực của học sinh trong mơn Vật Lí lớp 11 thì sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy
của mơn học nói riêng và của nhà trường nói chung.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp tham khảo tài liệu, nghiên cứu lí thuyết

6


Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu của người đi trước và thu
thập thông tin, nguồn tài liệu chủ yếu bao gồm:
 Các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo về vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ở trường THPT.
 Các văn kiện, văn bản pháp qui đổi mới PPDH.
 Các tạp chí, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ, SGK, số liệu thống kê v.v…
2. Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn:
 Nhằm thu thập thông tin về thực trạng, tình hình và PPDH mơn Vật Lí 11tại
trường THPT Nguyễn Trãi trong các năm học 2009-2010; 2010-2011.
 Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
 Phỏng vấn các GV nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy mơn Vật Lí 11tại
trường THPT Nguyễn Trãi.
3. Phương pháp thực nghiệm
 Thực nghiệm dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực của HS trong
mơn Vật Lí lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Trãi-Bình Dương.
 Tính khả thi và khoa học của phương pháp được đề xuất.
 Thực nghiệm giảng dạy mơn Vật Lí 11 theo nhóm ở 2 lớp 11A6, 11A8.
Thơng qua các bài kiểm tra, so sánh, đánh giá kết quả học tập với lớp đối chứng.
4. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả thực nghiệm bằng
phương pháp thống kê toán học.

7



Phần II: NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Lịch sử giáo dục đã ghi lại: Con người đi những bước đầu tiên trong việc
giảng dạy và học tập như là sự truyền thụ và học hỏi mang tính chất gia đình như
cha mẹ dạy bảo con cái, anh em chỉ bảo kinh nghiệm lẫn nhau.
Tiếp theo đó cùng với sự phát triển của xã hội, việc học tập của con người
được cải tiến, từ học hỏi cá nhân chuyển sang từng nhóm nhỏ và chính từ đó đã tạo
ra nhu cầu của trường học đầu tiên.
Cùng với thời gian với sự phát triển của các nhà trường, với những cố gắng
lớn lao của các nhà giáo dục, việc dạy học đã được tổ chức ngày có tổ chức và
khoa học hơn. Chính trong những giai đoạn cải tiến đó đã hình thành dạy học thơng
qua hoạt động nhóm.
“Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học theo nhóm
đã có từ khá lâu: ở Đức và Pháp vào thế kỉ XVIII, ở Anh là nhiều nước phương
Tây khác vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX... Cho đến nay, ở hầu khắp các
nước có nền giáo dục được phát triển cũng như ở Việt Nam chúng ta, hình thức
dạy học theo nhóm được sử dụng rất phổ biến dưới nhiều hình thức khác
nhau.”[13,tr131]
Sự phát triển xã hội cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI địi hỏi con người có một
số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực
hoạt động thực tiễn và giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác,
năng lực thích ứng…
Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu giáo dục của xã hội. Những năm đầu trong công cuộc cải cách PPDH ở
nước ta, đã có nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới được áp dụng trong


8


quá trình dạy học (QTDH), nhưng hình thức dạy học theo nhóm chưa được áp dụng
phổ biến.
Cho đến những thập niên gần đây, hình thức dạy học theo nhóm mới được
áp dụng tương đối trong các trường học và học tập theo nhóm khơng cịn xa lạ như
trước đối với GV và HS, song để thành công khi áp dụng phương pháp này vào dạy
học thì khơng phải GV nào cũng làm được. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về
dạy học theo nhóm là một trong những vấn đề cần thiết trong dạy học ở trường phổ
thông hiện nay.
1.1.1. Nước ngồi
Có thể có một lịch sử sơ lược về học tập theo nhóm như sau:
Hoạt động theo nhóm đã có từ rất lâu trong xã hội lồi người: “Trong từng
thời kì lịch sử, hoạt động dạy học được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau:
- Trong xã hội cơng xã ngun thuỷ, nền sản xuất cịn ở trình độ thấp,
việc truyền thụ kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau có tính chất tự phát
và cá nhân (kèm cặp).
- Sang thời kì chiếm hữu nơ lệ, nhà trường bắt đầu xuất hiện và đã có chữ
viết, QTDH được tổ chức có hệ thống (khơng tự phát), dạy theo từng nhóm học
(hình thức lớp đầu tiên).” [5,tr60]
Vào thế kỷ 17, tại các nước Anh, Pháp, Đức các nhà giáo dục như Bell,
Laucastơ, Girard đã cố gắng phát triển hệ thống giáo dục gọi là “hệ thống huấn
luyện viên”. Ở hệ thống này, các HS lớp trên đóng vai trò là GV, kèm những em HS
ở lớp dưới tạo thành sự học tập cộng đồng cho HS ở trong nhà trường, tuy nhiên
hình thức này bị các nhà phê bình cho rằng là khơng bảo đảm về sự đào tạo trí óc và
cá tính cho HS, nhưng nó đã tạo nên tinh thần học tập hợp tác giữa HS với nhau.
Vào cuối thế kỷ 19, nhà tâm lí học nhi đồng J.Dewey cho rằng chỉ có sự làm
việc chung mới giúp cho HS có thói quen trau dồi những kinh nghiệm thực hành có

cơ hội phát triển lí luận và năng lực trừu tượng hóa. Với nhận định trên, Dewey đã

9


tạo nên “nhà trường hoạt động” và trong đó học tập nhóm của các HS được phát
triển mạnh mẽ.
Cho đến đầu thế kỷ 20, các nhà giáo dục cũng như các GV đã thấy rõ một lợi
ích ngày càng lớn của việc hoạt động học tập theo nhóm.
Có thể nói trong giai đoạn đầu, học tập nhóm vẫn được nhìn nhận ở một
phương diện tổng quát và đó là những bước đi đầu tiên song cũng vô cùng quan
trọng trong sự phát triển của giáo dục.
Trong khoảng 50 năm tiếp theo, những nhà giáo dục kế tục như Paul Hase,
Raveu, Mc. Greeth đã có những may mắn hơn, hồn cảnh thuận lợi để khảo sát
nhóm học tập một cách cụ thể hơn như: cách thành lập nhóm, cách phân loại nhóm,
những yếu tố chi phối hoạt động của nhóm v.v..
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, ở Mỹ cũng vận dụng PPDH theo nhóm.
 Trong một nghiên cứu về học tập thông qua thảo luận, các tác giả Robert
Ellis, Rafael Calvo, David Levy và Kelvin Tan cho rằng việc thảo luận, trị truyện
đóng vai trị then chốt trong việc mang lại hiệc quả trong dạy và học ở bậc đại học,
tuy nhiên “cần sự hướng dẫn chi tiết về mục đích thảo luận cũng như cách tốt nhất
để tham gia vào một cuộc thảo luận”. Cũng trong cơng trình này các nhà nghiên cứu
đưa ra nhận định GV ứng dụng các cơng nghệ mới vào dạy học theo nhóm thì hiệu
quả sẽ cao hơn nhiều, tuy nhiên điều này cũng khó thực hiện đối với những trường
có điều kiện cơ sở vật chất chưa tốt.

[45,tr92]

 Rachel Ben-Ari và Kedem-Friedrich trong nghiên cứu “nâng cao hiệu quả
học tập thông qua học hợp tác” đã kết luận rằng, việc tổ chức học hợp tác đã cải

thiện đáng kể thành tích học tập của HS so với các phương pháp học tập truyền
thống. Đặc biệt là những HS trung bình hoặc yếu thì sẽ có nhiều tiến bộ hơn so với
khi học theo phương pháp cũ, khi học tập hợp tác HS sẽ có được những định hướng
nhất định từ phía GV vì vậy phương pháp học tập này phù hợp với các HS trung
bình hoặc yếu.[44,tr23]
 Theo Roger Johnson và David Johnson cho rằng trong dạy học: “phần nhiều
thời gian dạy học dành cho các tương tác HS-GV và HS-tài liệu, còn tương tác giữa

10


HS-HS thì hầu như bị lờ đi” có nghĩa là GV chưa chú trọng nhiều đến sự tương tác
giữa HS với HS, nhưng điều này lại rất quan trọng, vì vậy GV không nên xem nhẹ
hoạt động này và cần tổ chức để HS được cùng chia sẽ, cùng học tập với nhau nhiều
hơn. [37,tr34]
 Pieter Batelaan và Carla van Hoof thì cho rằng ngày càng nhiều trường học ở
Châu Âu không xếp bàn ghế theo hàng mà theo từng cụm 4 đến 6 HS, để giúp HS
hoạt động nhóm thuận tiện hơn. Tuy nhiên trong thực tế khi dạy học theo nhóm GV
thường mất thời gian cho khâu tổ chức xắp xếp vị trí chổ ngồi cho nhóm, vì vậy mỗi
khi dạy học theo nhóm GV cần có sự chuẩn bị trước một sơ đồ lớp, nghĩa là GV
chia nhóm và bố trí vị trí ngồi của các nhóm ngay từ khi có kế hoạch dạy học theo
nhóm, phải đảm bảo trong mỗi nhóm có cả HS yếu, trung bình, khá hay giỏi, đồng
thời các nhóm có vị trí thuận tiện đủ không gian và ánh sáng để hoạt động nhóm,
như vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn. [43,tr8]
Qua nghiên cứu tìm hiểu người nghiên cứu thấy được tổng quan về hình thức
dạy học theo nhóm và tầm ảnh hưởng của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy
học.
Tuy nhiên việc tổ chức dạy học theo nhóm khơng chỉ đơn thuần là việc xắp
xếp cho một số HS ngồi gần nhau mà GV phải thiết kế và áp dụng dạy học theo
nhóm như thế nào nhằm điều khiển HS có được một giờ học hiệu quả.

Để tổ chức được một giờ học hiệu quả thì người GV trước hết phải xây dựng
cho mình kế hoạch tổ chức dạy học theo nhóm cho một bài cụ thể, thể hiện mối
quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu
của bài học.
Kế hoạch này khác với kế hoạch tổ chức dạy học cho tồn lớp vì người GV
khơng chỉ đóng vai trị giảng dạy mà còn là người cố vấn, cổ vũ động viên hoạt
động của nhóm, hướng dẫn nhóm làm việc theo quy tắc dân chủ hợp tác và tôn
trọng lẫn nhau.

11


1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam việc học tập theo nhóm đã có từ lâu, ơng cha ta có câu “học
Thầy không tày học bạn”.
Sau cách mạng tháng tám 1945 chúng ta đã từng có phong trào học tập dân
chủ, phong trào học tập tổ, nhóm.
Vào những năm cuối thế kỷ 20 học tập nhóm ln ln diễn ra dưới nhiều
hình thức khác nhau như: thảo luận nhóm, nhóm tự quản, nhóm học tập v.v. Ở một
số mơn học như thể dục, thủ cơng âm nhạc ngoại khóa sinh hoạt câu lạc bộ v.v...đã
áp dụng phổ biến phương pháp học nhóm.
Cho đến nay, dạy học theo nhóm cũng được nhiều người quan tâm hơn.
 PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, Một giờ dạy học theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học-viện khoa học giáo dục Viện Nam. Tạp chí giáo dục 5/2008.
Đã nhấn mạnh “Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác
chủ động sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp tự học tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm đem lại hứng thú học
tập cho người học” đồng thời lưu ý việc rằng cần có sự kết hợp giữa hình thức học
tập cá nhân và hình thức học tập theo nhóm nhằm đạt được một giờ học tốt.

 Ngô Quang Long - Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong dạy học
Sinh Học phổ thơng, Phịng Giáo Dục – Đào Tạo Diễn Châu - Nghệ An- tạp chí
Giáo Dục số 269 –tháng 9/2011 cho rằng “dạy học theo nhóm góp phần quan trong
hình thành những con người sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống”,
cũng trong bài viết này tác giả cũng nêu lên vai trị của GV và HS q trình dạy và
học theo nhóm. GV cần có sự phân cơng rõ ràng đối với vai trị của mỗi nhóm,
trưởng nhóm, thư kí nhóm hay mỗi cá nhân, đồng thời GV cần thay đổi vai trị này
sau trong mỗi lần hoạt động nhóm khác nhau, để HS có được sự linh hoạt thích ứng
nhanh với các vai trò khác nhau khi học tập theo nhóm. Cuối cùng tác giả khẳng
định “dạy học theo nhóm là mơi trường tốt tạo điều kiện cho HS phát triển kĩ năng

12


giao tiếp, cách làm việc hợp tác, dây là những kĩ năng rất cần thiết trước yêu cầu đòi
hỏi ngày càng cao của việc đổi mới PPDH”.
 Tác giả Từ Đức Thảo - Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với
dạy học theo nhóm đối với mơn Tốn ở phổ thơng -Trường Đại Học (ĐH) Vinh, tạp
chí giáo dục số 270, kì 2-9/2011. Trình bày về sự kết hợp giữa hình thức dạy học
theo nhóm và dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học mơn Tốn ở phổ
thơng. Trong đó tác giả lưu ý rằng : việc dạy học theo nhóm có thể được thực hiện ở
bất cứ khâu nào trong quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề tuy nhiên
cần bám sát nội dung và mục đích dạy học. Tác giả đã phân tích và cho thấy dạy
học theo nhóm sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn trong quá trình dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề như: trình độ HS khơng đồng đều, ý thức tự giác,
tích cực của HS khi giải quyết vấn đề là chưa cao. Đồng thời trình bày khá chi tiết
về 3 bước cơ bản trong QTDH này: làm việc chung cả lớp, các nhóm làm việc để
giải quyết vấn đề, làm việc chung cả lớp. Từ đó áp dụng khá thành cơng khi thiết kế
giáo án cho bài hình học trong chương trình lớp 12.
 Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thùy Trang, ĐH Sư Phạm Thành phố Hồ

Chí Minh (Thành phố HCM) 2009: “Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh
trong dạy học các chủ đề Vật Lí tự chọn thơng qua hoạt động nhóm” đã khẳng định
trong dạy học theo nhóm vai trị của HS được đề cao vì HS sẽ có nhiều cơ hội bộc
lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình trước một vấn đề được đặt ra cũng như cách
bảo vệ ý kiến của mình, đây chính là mẫu người lao động mà xã hội đang cần.
Ngồi ra thơng qua hợp tác, tìm tịi, nghiên cứu thào luận, tranh luận trong tập thể ý
kiến của mỗi cá nhân dược điều chỉnh, khẳng dịnh hay bác bỏ, qua đó người học
nâng trình độ mình lên một trình độ mới. HS khá có thể tranh luận lẫn nhau, HS yếu
có thể hỏi và học tập ở các HS khá, nên HS dù hạn chế về học lực cũng có cơ hội
tham gia vào hoạt động nhóm. Cũng trong đề tài này tác giả đã trình bày khá chi tiết
về kế hoạch dạy học theo nhóm trong dạy học các chủ đề Vật Lí tự chọn.
 Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Linh, ĐH Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh 2009: “Tích cực hóa hoạt động học tập của HS thơng qua việc tổ chức dạy

13


học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế - ứng dụng vào chương Tĩnh Học Vật
Rắn SGK Vật Lí 10 nâng cao”. Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả cho rằng
ban dầu GV tổ chức dạy học theo nhóm có thể HS tham gia hợp tác với nhau chỉ để
hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV, nhưng dần dần HS sẽ quen với
hình thức học tập này, các em sẽ thấy có nhu cầu trao đổi với các bạn, từ đó HS khá
khơng cần giấu diếm những gì mình biết và thậm chí muốn chia sẽ những điều mình
biết với các bạn, HS yếu có dịp để hỏi bạn bè. Thơng qua hình thức học tập này HS
ngày càng cảm thấy tự tin hơn, phát biểu mà khơng cịn cảm giác sợ sai nữa, từ đó
cả nhóm bổ sung ý kiến cho nhau, giúp dỡ nhau cùng tiến bộ.
 Luận văn thạc sĩ của Kiều Ngọc Quý, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố
HCM 2009: “Tổ chức học tập hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả Hình thức dạy học
theo nhóm tại lớp giáo dục K08 - khoa giáo dục trường Đại Học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng ba yếu tố “chia nhóm –tổ chức

hoạt động nhóm – hướng dẫn, quản lí, đánh giá hoạt động nhóm có liên hệ mật
thiết với nhau và có tầm ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả PPDH theo nhóm”, do đó
khi tổ chức dạy học theo nhóm GV cần chú ý đến các yếu tố này, đây cũng là nhiệm
vụ chính của GV trong dạy học theo nhóm, và nếu GV không thực hiện tốt một
trong các nhiệm vụ trên thì giờ học theo nhóm sẽ khó thành cơng.
Ngồi ra cịn có các cơng trình khác như:
 Hồng Ngọc Anh - Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học, Tạp
chí giáo dục, số 8/2002.
 Ngơ Thị Thu Dụng - Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của HS,
Tạp chí giáo dục, q 4/2002.
 Ngơ Thu Dung, Mơ hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp
chí Giáo dục số 3, 5/2001.
 Trần Duy Hưng, Nhóm nhỏ và việc tổ chức dạy cho HS theo nhóm nhỏ, tạp
chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1999.
 Trần Thị Thu Mai - Về phương pháp học tập nhóm, Tạp chí nghiên cứu giáo
dục, số 12/2000.

14


 Nguyễn Thị Hồng Nam - Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình
thức thảo luận nhóm, Tạp chí giáo dục, số 3/2002.
 Lê Văn Tạc -“Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí giáo
dục, số 9/2002.
 Vũ Thị Sơn, Tương tác giữa HS trong dạy học theo nhóm, Tạp chí TT
KHGD, số 114, 2005.
Qua nghiên cứu các cơng trình khoa học nêu trên, người nghiên cứu nhận thấy:
Các đề tài đều trình bày cách thức và quy trình áp dụng hình thức theo nhóm,
đồng thời chỉ ra tầm quan trọng và những hiệu quả to lớn từ việc tổ chức dạy học
theo hình thức hoạt động nhóm, nó giúp cho HS chủ động, tích cực hơn trong học

tập và giờ HS động hơn, một điều quan trọng nữa là khi tổ chức dạy học theo
nhóm thì tâm lí học tập của HS rất thoải mái, không bị áp lực như khi ngồi nghe
giảng với các phương pháp truyền thống.
Tuy nhiên ngoài những vấn đề lưu ý mà các đề tài đã chỉ ra khi dạy học theo
nhóm, theo người nghiên cứu GV cũng cần chú ý đến khả năng giải quyết nhiệm vụ
của nhóm: nhiệm vụ phải vừa tầm với nhóm và với mỗi HS, nếu dễ quá HS cũng sẽ
nhàm chán khơng hứng thú, cịn nếu khó q thì các em sẽ nản chí.
Thêm vào đó việc phân vai trị cho nhóm là rất quan trọng: như khi dạy
nhưng nội dung có tính chất định tính thì nên để cả nhóm cùng thảo luận và thống
nhất phương án cuối cùng, nhưng đối với những nội dung mang tính chất định
lượng như khi giải các bài tập thì khơng nhất thiết các thành viên phải chia sẽ kết
quả ngay mà nên để mỗi HS tự mình suy nghĩ đề ra cách giải trước sau đó mới tập
hợp ý kiến và thống nhất cả nhóm.
Vì số lượng đề tài tổ chức dạy học theo nhóm trong những mơn học tự nhiên
cụ thể ở trường THPT còn rất hạn chế, nhiều nhất vẫn là những nghiên cứu tổng
quan về dạy học theo nhóm. Do đó khi áp dụng dạy học theo nhóm ở các mơn học
tự nhiên GV thường gặp nhiều khó khăn.
Đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa khoa học nào liên quan đến
đề tài mà người nghiên cứu đang thực hiện.

15


Từ những nhận xét trên người nghiên cứu đã quyết định thực hiện đề tài này.
Nhằm có được sự cụ thể hóa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm cho mơn Vật Lí
11 ở trường THPT.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quá trình dạy học
“Quá trình dạy học (QTDH) là một quá trình tương tác, hợp tác giữa Thầy
và trị, trong đó Thầy chủ đạo như: hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt

động nhận thức của HS, cịn trị tự giác, tích cực, chủ động thơng qua việc tự tổ
chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích
dạy học”.[13,tr10]
“Dạy là hoạt động của Thầy nhằm tổ chức và điều khiển một cách tối ưu
hoạt động học của Trị, qua đó và bằng cách đó tạo ra sự hình thành và phát
triển nhân cách của Trò theo mục tiêu đã đề ra”.[5,tr27]
“Học là hoạt động của trò trong QTDH dưới sự chỉ đạo của Thầy, tự giác,
tích cực, tự lực và sáng tạo chiếm lĩnh hệ thống khái niệm khoa học, qua đó và
bằng cách đó hình thành hệ thống phương thức hành vi, kĩ năng, kĩ xảo nghề
nghiệp mà kết quả cuối cùng là phát triển nhân cách của người học”.[5,tr22]
“Nói đến dạy học là nói đến hoạt động dạy và hoạt động học của người dạy
và người học trong nhà trường, với mục tiêu giúp người học nắm vững hệ thống
kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng, kỹ xảo và thái độ tích cực đối với
xã hội và cuộc sống lao động tương lai”.[34,tr24]
Theo người nghiên cứu QTDH là quá trình bao gồm những cử chỉ, thao tác
có mục đích của GV viên nhằm tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, hướng dẫn,.. HS để đạt
được nhiệm vụ và mục tiêu của việc dạy học đề ra. Cịn HS là thực hiện những thao
tác có mục đích nhằm tiếp nhận và chuyển hóa kiến thức, biến nó thành của riêng,
qua đó phát triển tồn diện chính bản thân mình. Kết quả của QTDH là thực hiện
được mục tiêu dạy học: HS nắm vững hệ thống kiến thức khoa học, hình thành kĩ
năng, kỹ xảo và có thái độ tích cực trong học tập, cuối cùng là hình thành và phát
triển nhân cách của HS.

16


1.2.2. Phương pháp dạy học
a) Phương pháp
Có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa về “phương pháp” :
“Phương pháp cũng có thể được hiểu là cách thức của hành vi nhằm đạt

tới mục đích nhất định” [36,Tr260]
“Phương pháp cịn được coi là những quy tắc, một hệ thống thao tác xác
định mà nhờ nó chúng ta đạt tới một mục đích xác định” [38,Tr77]
“Phương pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện nhằm giúp con
người đạt tới những mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn”
[47,Tr105]
Hai hướng tiếp cận vấn đề “phương pháp” trong triết học:
 Tiếp cận của G.Henghen (1770-1831)
Theo G.henghen : “Phương pháp là hình thức vận động của sự vật”, mỗi sự
vật đều có bản chất và được thể hiện qua hình thức nhất định. Hình thức khơng bao
giờ tồn tại tách rời nội dung. Chúng có phương pháp vận động của riêng mình.Vận
dụng cách tiếp cận của G. henghen vào dạy học: “mỗi nội dung dạy học có một
phương pháp đặc thù, mang lại hiệu quả nhất mà không thể thay thế bằng phương
pháp khác”.
Hệ quả: Muốn xác định và sử dụng PPDH tối ưu, phải trả lời câu hỏi: “dạy
cái gì?” sau đó mới đến “dạy như thế nào?”.[20,tr64]
 Tiếp cận của C.Mac (1818-1883)
Theo C.MAC : “ Phương pháp có tính độc lập tương đối với nội dung sự
vật”, theo ông thì ta có thể tách một cách tương đối giữa nội dung dạy học và
PPDH. Trình độ và hiệu quả của hoạt đông dạy học được quy định bởi phương pháp
và phương tiện.
Hệ quả : Có nhiều phương pháp triển khai một nội dung dạy học, trong đó có
một phương pháp tốt nhất.[20,tr64]

17


b) Phương pháp dạy học
Theo IuK. Babanxki (1983) :“PPDH là cách thức tương tác giữa Thầy và trò
nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong QTDH”.

Nhà nghiên cứu I.D.Dverev (1980) cho rằng: “ PPDH là cách thức hoạt
động tương hỗ giữa Thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này
được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các
dạng hoạt động độc lập của HS và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của
thầy giáo”.
Còn I.Ia.Lecne (1981) lại định nghĩa: “PPDH là một hệ thống những hành
động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức va thực hành của HS,
đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung học vấn” .
- “PPDH: là các con đường, là cách thức vận động của nội dung dạy học
phù hợp với quy luật phát triển tâm lí, sinh lí và trình độ nhận thức của người
học, là các biện pháp tổ chức hợp tác giữa GV và trò nhằm giúp cho trò chiếm
lĩnh được nội dung dạy học một cách vững chắc”.[13,tr14]
- “PPDH: là yếu tố xác định cách thức, phương thức hiệu quả để Người
Thầy có thể truyền đạt được Nội dung dạy học cho Người học, sao cho
Người học có thể chủ động, tích cực và sáng tạo chiếm lĩnh được nội dung đó,
biến nó thực sự thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của bản thân, qua đó và bằng
cách đó hình thành và phát triển nhân cách của Người học theo mục tiêu đã đề
ra”.[5,tr20]
“PPDH là cách thức tiến hành các dạy học người dạy và người học nhằm
thực hiện nội dung dạy học đã được xác định”. [20,tr65]
“PPDH được hiểu là cách thức tác động của GV trong QTDH nhằm vào
người học và quá trình học tập để ảnh hưởng thuận lợi cho việc học theo mục đích
hay nguyên tắc đã định.[16,tr105]
Tóm lại có nhiều cách định nghĩa khác nhau về PPDH mỗi định nghĩa nhấn
mạnh một khía cạnh của khái niệm .

18


Theo người nghiên cứu –PPDH là cách thức tổ chức lớp học và cách thức

truyền đạt kiến thức của GV trong một giờ học sao cho HS của mình có thể tiếp thu
bài học một cách tốt nhất, mang lại một giờ học sơi nổi HS tích cực chủ động và say
mê với bài học.
1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực
Theo tác giả Đậu Thị Hòa- ĐH Sư Phạm-ĐH Đà Nẵng: “Phương pháp dạy
học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, độc
lập và sáng tạo, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của
người học”.
Theo người nghiên cứu, PPDH tích cực là PPDH mà trong đó tăng cường
vai trị của người học trong QTDH, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của
người học. Trong phương pháp này HS không chờ đợi GV cung cấp kiến thức cho
mình, mà phải chủ động tìm kiếm, chủ động sàng lọc thơng tin từ đó chiếm lĩnh tri
thức.
1.2.4. Hình thức tổ chức dạy học
Theo Từ điển giáo dục học: “Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) là cách
tiến hành tổ chức hoạt động dạy-học theo chế độ và trật tự nhất định nhằm thực hiện
các nhiệm vụ dạy-học của nhà trường”.[11,tr186]
Theo PGS.TSKH Nguyễn Văn Hộ: “ Hình thức tổ chức dạy học là cách
thức sắp xếp và tiến hành QTDH. Hình thức tổ chức cịn được coi là cách sắp
xếp tổ chức các biện pháp sư phạm thích hợp, nó tương đối phụ thuộc mục đích,
nhiệm vụ dạy học, mối quan hệ giữa GV và HS, quan hệ giữa HS với nhau, theo
số lượng người học, theo không gian diễn ra QTDH, theo cơ sở vật chất, thiết bị
kĩ thuật phục vụ cho QTDH”.[13,tr107]
Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng: “Hình thức tổ chức dạy học là cách thức
tổ chức, sắp xếp các giờ học ở trường đại học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung
bài học, môn học phù hợp điều kiện và môi trường lớp học, nhằm làm cho QTDH
đạt được kết quả tốt nhất”.[ 34,tr72]

19



1.2.5.Hình thức dạy học theo nhóm
“Hình thức dạy học theo nhóm: là hình thức dạy học có sự kết hợp giữa tập
thể và cá nhân, là bước chuyển đổi từ dạy học tập thể sang cá thể hay từ độc thoại
sang đối thoại, từ việc truyền thụ, áp đặt tri thức sắp sẵn của GV sang hoạt
động tự tìm kiếm, được khích lệ của mỗi cá nhân trong các nhóm nhỏ”.
[13,tr131]
“Thảo luận là hình thức học tập trong đó mỗi cá nhân bằng kiến thức, kinh
nghiệm và bằng trí thơng minh, sự sáng tạo đóng góp vào kết quả học tập chung”.
[ 34,tr72]
“Học nhóm là hình thức tổ chức dạy học trong đó người học dưới sự điều
khiển của GV từng nhóm tích cực, tự lực cùng nhau tìm cách giải quyết cho một
vấn đề (chủ đề) khoa học nào đó”.[5,tr65]
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy
học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm khơng phải một PPDH cụ
thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có
tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải
quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng.
“Khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì dạy học nhóm trong
nhiều tài liệu cũng được gọi là PPDH nhóm”. [6,tr99]
Theo người nghiên cứu dạy học theo nhóm (DHTN) là một trong những hình
thức dạy học thuộc PPDH tích cực, cụ thể là GV tổ chức chia lớp học thành nhiều
nhóm nhỏ, GV đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, giao nhiệm vụ cho các nhóm, HS mỗi
nhóm sẽ cùng nhau thảo luận, bàn bạc để đưa đến một kết quả thống nhất, hoàn tất
nhiệm vụ được giao,cuối cùng tất cả đều nắm được nội dung bài học. Qua hình
thức này HS sẽ phát triển được kĩ năng giao tiếp, năng lực nhận thức và năng lực tư
duy, đồng thời là phát triển nhân cách HS.

20



1.3. Phương pháp dạy học
1.3.1.Vai trị vị trí của phương pháp dạy học
PPDH giữ vai trò then chốt trong QTDH tạo nên sự liên kết giữa mục đích,
nội dung, phương tiện hình thức tổ chức dạy học dảm bảo tính hệ thống tồn vẹn
trong q trình hoạt động đặc thù này. Nếu mục tiêu đảm bảo sự thành công, nội
dung đảm bảo tính khoa học thì PPDH tạo nên hiệu quả của QTDH.

Mụctiêu
tiêu
Mục
Nộidung
dung
Nội
Phươngpháp
pháp
Phương

D¹y

Phươngtiện
tiện
Phương


c

Hìnhthức
thứcTCDH
TCDH

Hình

Sơ đồ1.1:Vị trí của PPDH trong QTDH [1tr10]
Từ sơ đồ trên có thể thấy các thành tố có một mối liên quan mật thiết với
nhau, quy định lẫn nhau tạo thành một hệ thống của QTDH.
Trong 5 thành tố cơ bản trên thì ‘phương pháp’được đặt ở vị trí trung tâm,
nó đóng vai trị “vận chuyển” mục tiêu dạy học, nội dung dạy học từ người dạy
đến người học vì muốn đạt được mục tiêu dạy học cần phải có PPDH, PPDH góp
phần cụ thể hóa mục tiêu dạy học đồng thời PPDH cũng phải được kết hợp linh
hoạt để phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học.
Trong dạy học Vật Lí PPDH cần được vận dụng một cách linh hoạt phù
hợp với nội dung dạy học như:
 Để dạy một định luật Vật Lí, một thuyết Vật Lí thì cần đến nhóm phương
pháp dùng ngôn ngữ.

21


 Để dạy một hiện tượng Vật Lí hay một thí nghiệm Vật Lí thì cần đến nhóm
phương pháp trực quan và phương pháp thực hành.
Chính vì vậy mà phương pháp dạy học là một thành tố không thể thiếu trong
QTDH.
1.3.2.Đặc điểm của phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có các đặc điểm cơ bản sau:
 PPDH có tính mục đích: PPDH do mục đích định hướng, bị quy
định và chi phối bởi mục đích, mục tiêu giáo dục - đào tạo nói chung, các
nhiệm vụ dạy học nói riêng. Ngược lại, PPDH lại là cách thức, phương tiện, con
đường nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục, dạy học. Cho nên, có thể
nói: mối quan hệ giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học với PPDH là mối quan hệ
giữa phương tiện và mục đích.

 PPDH có tính nội dung: PPDH là hình thức về cách thức vận động bên
trong của nội dung, là phương thức chuyển tải nội dung từ người dạy, từ sách và
các nguồn tài liệu tới người học cũng như là phương thức chiếm lĩnh các nguồn
tài liệu đó của người học. Nó bị quy định và chi phối bởi nội dung dạy học; mỗi
mơn học đều có các PPDH tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn và vận dụng các
PPDH cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các mơn học, vào nội dung các
bài học mà sử dụng các PPDH sao cho phù hợp.
 PPDH có tính hiệu quả: Dạy học địi hỏi tính khoa học và tính nghệ thuật
rất cao. Mục đích cuối cùng của dạy học là phải mang lại chất lượng và hiệu
quả tối ưu trong những điều kiện nhất định. Cho nên trong quá trình vận dụng các
phương pháp dạy và học, GV và trị phải tính đến cải cách dạy và cách học như
thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
 PPDH có tính hệ thống: Các PPDH không tồn tại biệt lập mà luôn hợp
thành một hệ thống hồn chỉnh có quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho
nhau. Trong lịch sử phát triển của giáo dục học, các nhà giáo dục đã đưa ra
nhiều hệ thống PPDH khác nhau kể cả tên gọi và nội dung các phương
pháp nhưng đều hướng tới việc thực hiện mục đích và các nhiệm vụ dạy

22


học.[13,tr63]
1.3.3.Cấu trúc của phương pháp dạy học
Dựa theo Lothar Klingberg có thể mơ tả cấu trúc của PPDH theo mặt bên
ngoài và bên trong.
 Mặt bên ngoài của phương pháp dạy học: là những hình thức bên
ngồi của hoạt động của GV và HS trong dạy học, có thể dễ dàng nhận biết
ngay khi quan sát giờ học. Mặt bên ngồi của PPDH bao gồm:
 Các hình thức cơ bản của PPDH: DH thơng báo (thuyết trình, biểu diễn
trực quan, làm mẫu); cùng làm việc (các phương pháp đàm thoại ); làm việc tự

lực của HS.
 Các hình thức hợp tác (hình thức xã hội của PPDH ): dạy học tồn lớp,
dạy học nhóm, học nhóm đơi và làm việc cá thể.
 Mặt bên trong của phương pháp dạy học: là những thành phần không dễ
dàng nhận biết ngay thông qua việc quan sát giờ dạy mà cần có sự quan sát kỹ
và phân tích để nhận biết chúng. Mặt bên trong của PPDH bao gồm:
 Tiến trình dạy học: các bước của QTDH.
 Các phương pháp lôgic: trong các PPDH có thể sử dụng những phương
pháp và thao tác 1ơgic nhận thức khác nhau, ví dụ: phân tích, tổng hợp, so sánh,
trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hố, phân loại.[6,tr70]
1.3.4.Phân loại phương pháp dạy học
Có nhiều cách phân loại PPDH dựa trên các cơ sở khác nhau, mỗi cách phân
loại đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, tuy nhiên các cách phân loại đó vẫn
có những nét tương đồng và quan trọng nhất là chúng không mâu thuẫn với nhau.
Hiện nay ở Việt Nam có tác giả phân PPDH thành hai nhóm: phương pháp
truyền thống và phương pháp tích cực, để nói tới các xu hướng đổi mới của PPDH.
Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng cách phân loại phổ biến đang được chấp
nhận và sử dụng đó là phân loại PPDH theo bốn nhóm: Nhóm PPDH sử dụng ngơn
ngữ; Nhóm PPDH trực quan; Nhóm PPDH thực hành; Nhóm PP kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của HS. [34,tr42]

23


Cụ thể như sau:
 Nhóm PPDH sử dụng ngơn ngữ: Phương pháp diễn giảng; Phương pháp vấn
đáp
 Phương pháp thảo luận; phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học
tập; Phương pháp sử dụng mạng Internet; PPDH nêu vấn đề; PPDH nghiên cứu
trường hợp

 Nhóm PPDH trực quan: Phương pháp minh hoạ; Phương pháp trình diễn thí
nghiệm; Phương pháp quan sát thực tế; PPDH sử dụng các phương tiện kỹ thuật
hiện đại.
 Nhóm PPDH thực hành:Phương pháp bài tập; Phương pháp hướng dẫn làm
thí nghiệm khoa học; Phương pháp thực hành tạo sản phẩm; Phương pháp trò chơi;
PPDH theo dự án.
 Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Kiểm
tra;Thi; Đánh giá [34,tr43]
1.3.5.Những điều kiện quy định việc lựa chọn phương pháp dạy học
Theo TS. Bùi Thị Mùi để đạt hiệu cao trong dạy học phải trả lời được câu hỏi :
“phương pháp nào là tối ưu nhất, phương tiện nào là tốt nhất để chuyển tải nội dung
tới người học?”[20,tr64]
Một phương pháp dạy học được coi là hợp lí và hiệu quả khi phương pháp này:
 Nhắm đến mục tiêu dạy học rõ ràng: Tạo ra khả năng cao nhất để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, phát triển nhận thức , kĩ năng, thái độ của người học.
 Tương thích: Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, đặc thù của từng môn
học, bài học, vấn đề cụ thể; từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học…
 Khả thi : Phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của
người dạy lẫn người học, phù hợp các điều kiện dạy học.[1,tr15]
Những yếu tố quy định việc lựa chọn phương pháp dạy học: Mục tiêu dạy học;
Nội dung dạy học; Đặc điểm sinh-tâm lý,trình độ của HS; Cơ sở vật chất, phương

24


tiện kỹ thuật của nhà trường, của địa phương ; Kinh ngiệm và khả năng sử dụng các
PPDH của GV. [20,tr70]
Theo người nghiên cứu vì PPDH ảnh hường rất lớn đến hiệu quả của QTDH
nên việc lựa chọn phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây
dựng kế hoạch để triển khai một bài giảng cụ thể.

Ngồi ra trên thực tế khơng có một phương pháp nào là ưu việt tuyệt đối
cũng như khơng có một phương pháp nào quá hạn chế, mỗi phương pháp đều có
những mặt ưu và nhược riêng.
Để lựa chọn, vận dụng có hiệu quả các phương pháp, GV cần hiểu rõ ưu
điểm cũng như nhược điểm của từng loại phương pháp sau đó cần căn cứ vào
điều kiện thực tế đề áp dụng, có như vậy mới phát huy những điểm mạnh và hạn
chế những nhược điểm của từng phương pháp trong QTDH.
1.4.Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
1.4.1.Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
Trong Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS người học được:
 Cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thơng qua
đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu
những tri thức đã được GV sắp đặt.


Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người
học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết
vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến
thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến
thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những khn mẫu sẵn có.

 Được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. Theo cách dạy học
này người GV khơng chỉ truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Nội
dung và PPDH phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các
chương trình hành động của cộng đồng. [17,tr63]
1.4.2.Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS

25



×