Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phối hợp các hình thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tiếng việt 1 theo chương trình mới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.3 KB, 13 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Bộ môn Hát - nhạc trong nhà trường nói chung là một bộ môn quen thuộc
và vô cùng hấp dẫn đối với các em học sinh nhưng làm thế nào để truyền đạt
kiến thức cho các em say sưa, hứng thú với bộ môn, lĩnh hội được kiến thức
một cách đầy đủ nhất thì quả là khó với đối tượng học sinh ở lứa tuổi thiếu nhi
(tiểu học).
Chương trình Hát - nhạc nói chung cũng như chương trình Hát - nhạc
khối lớp 5 nói riêng với 8 bài hát bắt buộc và một số bài hát có thể dùng thay
thế đều đóng góp sự phát triển về tâm lí, tình cảm của lứa tuổi thiếu nhi. Những
kỹ năng đơn giản nhất về đọc, chép nhạc đã giúp các cho các em có quan niệm
về ghi chép âm thanh và đọc được những bản nhạc, đoạn trích nhạc đơn giản đã
được học. Những mẩu chuyện âm nhạc, những bài nghe nhạc đã giúp học sinh
có hiểu biết ban đầu về nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam và thế giới.
Cùng với sự phát triển nhân cách của các em học sinh trong 5 năm dưới
mái trường tiểu học đã tạo cho các em những hiểu biết về tri thức khoa học, về
thiên nhiên, về đất nước, về con người và đặc biệt tạo cho các em tình yêu quê
hương đất nước, con người qua những bản nhạc lời ca nhằm hoàn thiện nâng
cao trình độ văn hoá, âm nhạc của mỗi em để các em phát triển toàn diện.
Qua nhiều năm tham gia giảng dạy môn Hát - nhạc trong nhà trường phổ
thông và trực tiếp dạy môn Hát - nhạc khối lớp 5, tôi rất tâm đắc với nội dung
cũng như phương pháp đặc thù của bộ môn. Chính vì vậy, mà qúa trình giảng
dạy, hướng dẫn học sinh học tập tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm và trở
thành nghệ thuật dạy học của riêng mình. Nay tôi đưa ra để các bạn đồng
nghiệp cùng trao đổi.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I- Lý do chọn đề tài:
1- Lý do khách quan:
Hát - nhạc là 1 bộ môn quan trọng đặc biệt là cần thiết cùng với 9 môn
học bắt buộc trong chương trình học ở bậc tiểu học. Học môn Hát - nhạc nhằm
giáo dục cho học sinh những tư tưởng tình cảm, phẩm chất đạo đức tốt đẹp góp
phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện. Chính vì


vậy có thể khẳng định việc giảng dạy bộ môn nghệ thuật trong các trường học
nói chung và với bộ môn Hát - nhạc nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Đối với học sinh lớp 5 việc giảng dạy môn Hát - nhạc cho đối tượng học
sinh mà kiến thức của âm nhạc còn quá ít ỏi, chỉ là những hiểu biết ban đầu nên
không phải tất cả các giáo viên đều thuần thục trong giảng dạy.
Một trong những vấn đề làm cho việc giảng dạy môn Hát - nhạc trong
trường tiểu học nói chung và Hát - nhạc lớp 5 nói riêng chưa cao một phần phụ
thuộc vào một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy phương pháp chưa
phù hợp với đặc thù bộ môn để có những thủ thuật giảng dạy phù hợp vơí môn
học.
2- Lý do chủ quan:
Nhận thức của gia đình, học sinh có những nơi những lúc còn chưa đầy
đủ về bộ môn. Họ cho rằng môn học Hát - nhạc chỉ là môn “ phụ” chỉ chú trọng
đầu tư vào môn văn, toán, nên việc đầu tư cho bộ môn chưa nhiều dẫn đến hiệu
quả giảng dạy của bộ môn chưa cao.
Trình độ kiến thức và năng lực sư phạm của một số giáo viên dạy Hát -
nhạc còn nhiều hạn chế.
Hơn nữa để giảng dạy tốt môn Hát - nhạc ngoài việc đầu tư về thời gian
của giáo viên thì các trang thiết bị hiện đại đầu tư cho bộ môn như: Đài, băng
ghi âm bài hát, phòng học riêng cho môn học, tranh minh hoạ, đèn chiếu cũng
góp phần rất lớn tới hiệu quả giảng dạy.
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Hát - nhạc ở bậc tiểu học trước thực
trạng cơ sở vật chất đầu tư cho môn học còn nhiều hạn chế , rất mong muốn
nghiên cứu sáng kiến này nhằm khắc phục những khó khăn, tìm ra những biện
pháp để cùng các bạn đồng nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy Hát -
nhạc ở bậc tiểu học đặc biệt là Hát - nhạc lớp 5 tốt hơn và hoàn thiện hơn.
II- Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nhằm nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của bản thân, nâng cao
nghiệp vụ sư phạm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, nâng cao hiệu quả giảng

dạy môn Hát - nhạc lớp 5
III- Nhiệm vụ của đề tài:
1- Nhiệm vụ thứ nhất:
Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn trong nhà trường
tiểu học. Đặc biệt là phải làm rõ những phương pháp giảng dạy Hát - nhạc cho
học sinh lớp 5.
2- Nhiệm vụ thứ hai:
Điều tra hiệu quả của việc dạy và học môn Hát - nhạc ở trường lớp mà
mình được phụ trách.
a) Về giáo viên:
Điều tra xem việc thực hiện chương trình môn Hát - nhạc lớp 5 có đầy đủ
hay không, chất lượng không. Điều tra việc sử dụng phương pháp của người
giáo viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy nào, các hình thức hoạt động nào
để đạt chất lượng giảng dạy.
Điều tra giáo viên đã khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất như
thế nào để giảng dạy tốt bộ môn.
b) Về học sinh:
Điều tra về kiến thức của học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi phát vấn,
phiếu học tập hay đọc nhạc, hát 1 bài hát đã học xem các em có lĩnh hội được
tri thức của bộ môn hay không.
Điều tra xem hình thức tổ chức bài dạy nào, phương pháp giảng dạy nào
thu hút được các em nhất, có hiệu quả nhất.
Từ việc điều tra trên chúng ta rút ra được những ưu điểm và nhược điểm
của việc giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5 đặc biệt tìm ra những nguyên nhân cơ
bản làm cho việc giảng dạy chưa tốt.
3- Nhiệm vụ thứ ba:
Đề ra một số hình thức và phương pháp trong việc giảng dạy môn Hát -
nhạc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
4- Nhiệm vụ thứ 4:
Đề ra một số kết luận sơ bộ của mình về việc giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5

IV- Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên Hát - nhạc và học sinh khối lớp 5 trường tiểu học Tiên Cát -
Việt Trì - Phú Thọ.
V- Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung, hình thức giảng dạy Hát- nhạc lớp 5.
Nghiên cứu việc học của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
VI. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp đọc sách:
Sử dụng phương pháp này nhằm xây dựng được mục tiêu của bộ môn
hát- nhạc. Hiểu rõ được những phương pháp đặc trưng của việc giảng dạy
bộ môn . Hiểu rõ đặc thù của đối tượng học sinh để lựa chọn các hình thức tổ
chức dạy học phù hợp.
2. Phương pháp điều tra:
Để thực hiện được nhiệm vụ chính của đề tài này, tôi tiến hành điều tra giáo
viên và học sinh qua các câu hỏi và các mẫu phiếu sau:
Phiếu điều tra giảng dạy môn Hát - nhạc
Tên giáo viên: Lớp dạy:
Trường:
STT Tuần/ ngày Tên bài dạy Nội dung Hình thức Ghi chú
Phiếu điều tra việc học môn Hát - nhạc của học sinh
STT Tuần/ngày lớp Tên bài học ghi chú
* Điều tra việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện chương trình môn
hát- nhạc của trường tiểu học Tiên Cát thông qua:
- Ban giám hiệu
-Tổ chuyên môn.
Từ kết quả điều tra được chúng tôi sẽ rút ra được những kết luận về việc giảng
dạy bộ môn Hát - nhạc trong nhà trường.
3. Phương pháp thực nghiệm:
Để kiểm tra lại kết quả đã điều tra, chúng tôi tiến hành phương pháp thực
nghiệm như sau:

Đối với các bài học, các tiết học mà học sinh chưa hứng thú chúng tôi
đưa ra các hình thức giảng dạy khác để xem hình thức, phương pháp đó có hiệu
quả hơn không.
4. Phương pháp trò chuyện:
Tiến hành trò chuyện với học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh
nhằm thu thập những thông tin cần thiết để biết được cách thức tiến hành giảng
dạy nào gây được hứng thú cho học sinh, giáo viên nên tổ chức hoạt động giảng
dạy như thế nào, phụ huynh có quan tâm đến việc học Hát - nhạc của con em
mình hay không?
5. Phương pháp quan sát:
Sử dụng phương pháp này bằng cách thường xuyên thăm lớp dự giờ. Qua
đó để rút ra phương pháp giảng dạy của giáo viên, chất lượng học sinh môn Hát
- nhạc như thế nào.
VII- Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm: Trường tiểu học Tiên Cát - Việt Trì - Phú Thọ
Thời gian: Năm học 2010 - 2011
PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I- Lịch sử vấn đề:
Trong thực tiễn chất lượng dạy và học môn Hát - nhạc lớp 5 ở trường tiểu
học Tiên Cát , nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn học, tạo sự nhẹ nhàng
thoải mái cho học sinh, chúng tôi đã nghiên cứu, thảo luận và rút ra một kinh
nghiệm thực tế là: “học mà chơi, chơi mà học” là rất hiệu quả. Vì vậy, việc sử
dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học như: trò chơi, hoạt động nhóm, phiếu học
tập đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của bài học.
II- Căn cứ xuất phát:
* Trong quá trình giảng dạy ở trường tiểu học Tiên Cát tôi luôn tìm hiểu
và nắm chắc đối tượng học sinh do mình trực tiếp giảng dạy, có khảo sát phân
loại chất lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để có biện pháp giảng dạy.
Số liệu khảo sát đầu năm khi chưa thực hiện sáng kiến này đạt được như sau:
Lớp Giỏi(%) Khá(%) Trung bình(%) Yếu(%)

5A 40% 39,5% 12,5% 8%
5B 33,2 50% 10,4% 6,4%
5C 18% 57% 16% 9%
5D 41% 42% 14% 3%
Với số liệu khảo sát đầu năm như trên tôi đã nghiên cứu, học hỏi bạn bè
và đồng nghiệp để có phương pháp giảng dạy như sau:
III- Làm thế nào để giảng dạy tốt môn Hát - nhạc lớp 5:
Để giảng dạy tốt môn Hát - nhạc lớp 5 người giáo viên phải nắm rõ được
yêu cầu và mục tiêu của bài học bao gồm những gì để từ đó tìm ra được những
thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. Để làm được như vậy
giáo viên phải am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ của
mỗi bài dạy của từng khái niệm trong các phần: học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc
thường thức Giáo viên cần nắm vững tri thức, các thao tác, các kỹ năng của
từng bài để vận dụng. Giáo viên tổ chức hoạt động của thầy và trò một cách hợp
lý, khoa học. Mỗi việc làm cần biết khêu gợi, kích thích tư duy độc lập sáng
tạo, phát huy hết năng lực của học sinh.
* Đặc trưng của phương pháp dạy học hát ở tiểu học và là học sinh lớp 5
trên cơ sở thông hiểu nội dung nghệ thuật nội dung của bài hát. Thể hiện bài hát
có sắc thái tình cảm, giáo viên dạy hát bằng phương pháp “ truyền miệng”, đó
là thầy hát mẫu, trò hát theo. Giáo viên luôn sửa chữa, uốn nắn cho học sinh hát
đúng về giai điệu, lời ca và từng bước thể hiện có sắc thái, truyền cảm phù hợp
với bài ca và lứa tuổi các em.
- Với học sinh lớp 5 việc hướng dẫn các em hát thông qua các trò chơi là
vô cùng có hiệu quả. Để các em “học mà chơi, chơi mà học” tạo cho các em
thoải mái, nhẹ nhàng khiến cho các em nhớ bài học lâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy hát bài: “ Cánh chim tuổi thơ”
Nhạc và lời: Phan Long
Sau khi đã sử dụng tranh minh hoạ và giới thiệu bài hát, giáo viên mở băng hát
mẫu, đệm đàn hát mẫu sau đó dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài.
Học sinh luyện hát theo từng dãy, bàn, tổ, nhóm, cá nhân cho thành thạo. Sau

khi học sinh đã hát tốt giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi “ Hát theo chữ”
Tiến hành trò chơi như sau: Giáo viên đưa ra ký hiệu các chữ cái: A, U,
Ư, Y học sinh hát giai điệu bài hát : “Cánh chim tuổi thơ”. Nếu các nhóm có
học sinh hát nhầm theo chữ cái khác thì những em đó sẽ bị phạt (Hình phạt có
thể yêu cầu học sinh nhảy lò cò).
*Dạy phần đọc nhạc: Các bài đọc nhạc lớp 5 ngắn gọn, đơn giản, không
nhiều kỹ năng mới. Phần lý thuyết kí âm không thiết kế thành bài riêng mà lồng
ghép trong các bài đọc nhạc.
Các bài đọc nhạc hầu hết là trích đoạn của bài hát có lời ca như vậy giảm
nhẹ nội dung truyền thụ, làm mức trung bình cho học sinh lớp 5. Khi dạy đọc
nhạc giáo viên cần cho học sinh thực hiện theo các bước:
- Nhận biết yếu tố: số chỉ nhịp, nhịp, tên nốt, hình nốt, đọc lần lượt tên
nốt và tập hợp thành thang âm luyện âm luyện đọc thang âm theo chiều đi lên
và đi xuống.
Ví dụ: Tập đọc nhạc bài 9 (SGK Hát - nhạc lớp 5)
Trích: Nhạc rừng - Hoàng Việt
- Tiến hành dạy đọc nhạc theo các bước như trên sau đó hướng dẫn học sinh
đọc cao độ kết hợp đọc trường độ của bài trích nhạc.
- Hướng dẫn học sinh đọc theo từng nhóm, dãy, bàn, tổ và cá nhân để
luyện đọc cho tốt
- Gợi nhớ giai điệu để học sinh có thể tự hát lời (nếu có)
- Đọc nhạc và hát lời theo nhóm, bàn, dãy, cá nhân.
* Môn Hát - nhạc lớp 5 còn có dạy lý thuyết. Nội dung lý thuyết theo phương
pháp nhận biết, ghi nhớ và gợi mở để học sinh ôn cái cũ, học cái mới. Luôn liên
hệ chặt chẽ những lý thuyết đã biết vào bài học.
- Thông thường khi học về lý thuyết kiến thức đọc, chép nhạc giáo viên
có thể dùng bảng phụ, hình nốt có sẵn Ngoài những cách tổ chức dạy và thiết
bị dạy học đó còn có những cách tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm cũng đạt
hiệu quả cao:
Ví dụ bài 31 (SGK Hát - nhạc lớp 5)

Ôn kiến thức lý thuyết
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm để học
sinh trong nhóm cùng thảo luận:
Nhóm 1: Nêu định nghĩa nhịp 2/4 - Lấy ví dụ nhịp 2/4
Nhóm 2: Nêu định nghĩa nhịp 3/4 - Lấy ví dụ nhịp 3/4
Nhóm 3: Nêu định nghĩa nhịp 4/4 - Lấy ví dụ nhịp 4/4
Nhóm 4: Thế nào là nhịp lấy đà - Lấy ví dụ nhịp lấy đà
Sau 1 thời gian nhất định giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm nộp kết quả của
nhóm mình. Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét, giáo viên đánh giá,
chấm điểm.
* Ngoài ra các hình thức hoạt động trên giáo viên còn có thể cho học sinh
vận dụng các kiến thức vừa học như mô hình phiếu học tập: (Phiếu học tập thực
chất là 1 tờ rời giáo viên đã chuẩn bị sẵn nội dung bài tập để học sinh làm)
Phiếu học tập
Câu hỏi: Em hãy chuyển dòng chữ nốt sau lên khuông nhạc nhịp 3/4 (dùng hình
nốt sao cho phù hợp số chỉ nhịp 3/4 s l s l m s l s m đ đ r s m l l l s l s s.
- Giáo viên khuyến khích động viên tinh thần học tập của học sinh
( Nhiều học sinh đạt điểm 8 trở lên thì cả lớp được thưởng một trò chơi).
* Trong chương trình môn Hát - nhạc lớp 5 còn có phần học: Thường
thức âm nhạc. Để cung cấp những hiểu biết về văn hoá âm nhạc thường thức.
Qua các mẩu chuyện danh nhân, thể loại âm nhạc, giới thiệu đọc ở nhà, giải
thích, chú giải những khái niệm khó mới kết hợp phương pháp đàm thoại, đóng
kịch, để làm rõ ý nghĩa của bài đọc và giúp các em nghe hát, nghe đọc có liên
quan đến chuyện đọc và phối hợp với ảnh, chân dung, tranh, hiện vật
Làm thế nào để dạy tốt môn Hát - nhạc đòi hỏi 1 yếu tố quan trọng đó là:
người giáo viên cần được trang bị đủ đồ dùng, thiết bị dạy học đó là: Đàn, băng
đài, tranh ảnh minh hoạ, phòng học cho bộ môn và tất nhiên người giáo viên
phải biết hát đúng, giọng hát hay.
Qua khảo sát đầu năm và qua quá trình thực hiện những phương pháp
giảng dạy trên, tôi thấy nhờ có những biện pháp tích cực, phương pháp giảng

dạy thích hợp thì chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Các em học sinh
trung bình đã vươn lên thành học sinh khá và không có học sinh yếu. Hầu hết
các em đã có nhiều tiến bộ. Kết quả khảo sát cuối năm đạt được như sau:
Lớp Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%)
5A 41% 40,6% 18,4% 0
5B 41,3% 44,8% 13,9% 0
5C 21,6% 59,3% 19,1% 0
5D 52% 38,1% 9,9% 0
* Tóm lại: Việc tổ chức dạy tốt môn Hát - nhạc lớp 5 đòi hỏi người giáo viên
phải năng động, sáng tạo, phải có phương pháp, biết cách tổ chức cho học sinh
học tập. Muốn vậy giáo viên phải chủ động ở cách làm riêng của mình. Cần có
đầu tư, nghiên cứu nội dung bài dạy. Qúa trình tổ chức cho học sinh là việc làm
mà bản thân phải rút ra bài học, những sáng kiến kinh nghiệm tốt hơn. ở bậc
tiểu học người giáo viên cần quan tâm đến tâm lý học sinh, luôn động viên và
gây hứng thú học tập cho học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần
gũi và nghiêm khắc. Một yếu tố không thể thiếu để góp phần cho giảng dạy tốt
hơn đó là: người giáo viên được trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học đó là
đàn, băng đài, tranh ảnh phòng học cho bộ môn và tất nhiên người giáo viên
phải biết hát đúng, giọng hát hay.
* Kết luận:
Qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5 cho thấy:
- Cách thức tiến hành, các phương pháp, hình thức hướng dẫn tổ chức
cho học sinh học tập sao cho phù hợp với nội dung bài học là vô cùng quan
trọng.
- Giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi, cho học
sinh được tham gia các hoạt động đó để hình thành các kỹ năng, lĩnh hội các tri
thức.
- Giáo viên phải nắm được sở thích, nhu cầu của học sinh, biết gợi lên
những hứng thú của học sinh, biết kết hợp linh hoạt các hình thức - phương
pháp dạy học khác nhau để tạo ra các tình huống dạy học phong phú và hấp

dẫn.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
I- Đánh giá khái quát:
- Sử dụng nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy khác nhau ở bộ môn
Hát - nhạc đã đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng.
- Việc kết hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức giữa hoạt động
của thầy và trò đã làm cho bài học sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Đó cũng là
nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở bộ môn Hát - nhạc nói
riêng và các môn học nói chung.
- Trong thực tế ở trường tôi và các bạn đồng nghiệp đã sử dụng những
phương pháp - hình thức đó và đã thu được những kết quả đáng kể.
II- Những kiến nghị và đề xuất:
1- Đối với nhà trường:
- Cần trang bị các trang thiết bị cho giảng dạy như: Băng ghi âm các bài
hát thiếu nhi trong chương trình và ngoài chương trình, tranh ảnh minh hoạ
2- Đối với Phòng giáo dục - đào tạo:
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề về giảng dạy môn
Hát - nhạc cho giáo viên.
- Quan tâm hơn nữa tới việc dạy - học môn Hát - nhạc

Người Viết
Đỗ Thị Bích Hạnh
MỤC LỤC
* LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I- Lý do chọn đề tài
1- Lý do khách quan
2- Lý do chủ quan
II- Mục đích nghiên cứu
III- Nhiệm vụ đề tài

IV- Đối tượng nghiên cứu
V- Khách thể và phạm vi nghiên cứu
VI- Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
VII- Địa điểm nghiên cứu - thời gian nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
I- Lịch sử vấn đề
II- Căn cứ xuất phát
III- Phương pháp giảng dạy tốt môn Hát - nhạc lớp 5
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

×