Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Lý thuyết bộ ba bất khả thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.37 KB, 26 trang )

Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

ĐẠI HỌĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

Tiểu luận:

Lớp K10504

GVHD:Hồ Thị Hồng Minh

Thực hiện:Lê Thị Thanh Thảo
1


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

MSSV:K105041643

MỤC LỤC:

LỜI NÓI ĐẦU:
Năm 2007, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý rất nhiều của giới báo chí với tốc độ
phát triển kinh tế một cách chóng mặt. Song song với tốc độ phát triển nóng của nền
2


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
kinh tế thì lạm phát cũng là một vấn đề được công chúng quan tâm bởi nó tác động
đến “mâm cơm” của những người lao động nghèo, cơng nhân, sinh viên, trí thức…
những thành phần chiếm đại đa số trong dân cư. Lạm phát đang khiến chất lượng
cuộc sống ngày càng suy giảm, trở thành mối đe doạ cho mục tiêu thiên niên kỷ của


Việt Nam.Cùng với đó thị trường chứng khốn Việt Nam không ổn định với chỉ số
VN- Index tụt dốc liên tục đem đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế của nước nhà. Đồng
thời với sự kiện đó, vấn đề bộ ba bất khả thi cũng được đưa ra xem xét, tranh luận do
những động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt
Nam. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết bộ ba bất khả thi, tôi đã sử dụng
các phương pháp chứng minh, phân tích, so sách để đi sâu vào nghiên cứu vần đề
này, và đó là lí do để tôi chọn để tài: “Lý Thuyết Bộ Ba Bất Khả Thì” để thực hiện.

I.

Khái quát chung:

3


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
Giáo sư Robert Mundell được xem là cha đẻ của lý thuyết bộ ba bất khả thi. Dựa trên
những ý tưởng của ông trong tác phẩm nổi tiếng “ Chính sách tài khố và tiền tệ
dưới các chế độ tỷ giá” (1963), Krugman (1979) và Frankel (1999) đã phát triển
thành “ mơ hình bất khả thi”.
Theo lý thuyết này, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục tiêu: chính
sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và tự do hố dịng vốn.

1. Mơ hình Mundell-Fleming (The Mundell-Fleming model) :

Giả thiết
Mơ hình Mundell-Fleming là mơ hình phân tích trong ngắn hạn nên giả thiết đầu tiên
giá (P) là biến ngoại sinh và cố định. Điều này cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (e) và tỷ giá hối đoái thực (ε) biến thiên theo cùng một tỷ lệ cố định
Mơ hình này được giả thiết là phân tích cho nền kinh tế mở nhỏ; vốn được tự do lưu

chuyển giữa các nước với chi phí giao dịch bằng 0 (khơng có bất kỳ rủi ro nào). Lúc
này lãi suất trong nước (r) bằng lãi suất thế giới (r*)
Mô hình này cũng giả thiết thêm rằng cung tiền (Ms) là biến ngoại sinh được kiểm
sốt hồn tồn bởi Ngân Hàng Trung Ương là một mơ hình kinh tế học vĩ mô sử
dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được
thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa
Mô hình mang tên 2 nhà kinh tế học là Robert Mundell và John Marcus Fleming. Đây
là mơ hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển một cách
độc lập trong những năm 1960. Mơ hình cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ
giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn
4


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent

Trinity hay Triangle of Impossibility)):
Là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể
đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mơ:
• Ổn định tỷ giá
• Tự do hóa dịng vốn
• Chính sách tiền tệ độc lập
“Bạn khơng thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó
có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dịng vốn tức
là tiếp tục kiếm sốt vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một
chính sách tự do hóa dịng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả
nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm sốt vốn và ổn định
chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái
(giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell Paul Krugman, 1999.
Đây là mơ hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mơ hình Mundell- Fleming được Robert

Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm
1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa
việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba
bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.

Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn
định tỷ giá hồn hảo, với một tài khoản vốn mở (khơng bị kiểm sốt) hồn hảo,
nhưng một quốc gia vẫn hồn tồn khơng thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ
lặp lại trên thế giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu
được tự do , thì cùng lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ
về chính sách tiền tệ cũng giảm đi.
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát
vốn rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm sốt vốn cịn thể hiện những thay đổi
của quốc gia khơng đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ
thống kiểm sốt vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng:
trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay
5


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó khơng thể có
đồng thời cả hai.
3. Tại sao lại có " bộ ba bất khả thi"?
Nếu nguồn vốn được tự do lưu chuyển thì khi đó có 2 trường hợp xảy ra: vốn đổ vào
quá nhiều hoặc quá ít. Ta xét trường hợp dòng vốn chảy vào trong nước nhiều, khi
đó, đồng nội tệ có sức ép lên giá. Để cố định tỷ giá, NHTW buộc phải mua ngoại tệ
vào, bơm nội tệ ra. Động thái này sẽ làm cho lạm phát trong nước tăng. Khi đó, nếu
chính sách tiền tệ là độc lập, để kiềm chế lạm phát, NHTW lại phải hút bớt tiền trong
lưu thông. Như vậy, hành động ban đầu của NHTW và hành động về sau là mâu
thuẫn nhau. Do vậy, bộ ba bất khả thi xuất hiện: NHTW không thể đồng thời cố định

tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập trong khi tự do hóa dịng vố
4. Ba nhân tố của lý thuyết và thước đo của bộ ba bất khả thi:
4.1. Ổn định tỷ giá.
Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp
ổn định giá cả. Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro của nền
kinh tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ. Tất cả giúp
làm cho môi trường đầu tư tốt lên. Tuy nhiên tỷ giá cố định hay ổn định quá mức có
mặt trái của nó.Tỷ giá quá ổn định làm cho chính phủ mất đi một cơng cụ để hấp thụ
các cú sốc bên trong và bên ngoài truyền dẫn vào nền kinh tế
Nhìn chung tỷ giá quá cứng nhắc chẳng những có khả năng dẫn đến bất ổn trong
tăng trưởng, rủi ro lạm phát cao mà còn dẫn đến phân bổ sai nguồn lực và tăng
trưởng không bền vững.
4.2. Tự do hóa dịng vốn.
Là việc cho các chủ thể được tự do chuyển đổi các tài sản tài chính trong nước thành
tài sản tài chính nước ngồi và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do thị trường qui định
Ta thấy tự do hóa dịng vốn ảnh hưởng đến nền kinh tế ở nhiều góc độ:





Hiệu quả trong phân phối nguồn lực
Tạo cơ hội cho việc tiếp cận dòng vốn
Chi phí vốn thấp ảnh hưởng tích cực đến đầu tư và sản lượng
Gíup cho q trình cơng nghiệp hóa nhanh hơn

4.3. Chính sách tiền tệ độc lập.
Chính sách tiền tệ độc lập giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các cơng cụ chính
sách tiền tệ để thực hiện chính sách phản chu kỳ kinh tế. Chẳng hạn nếu nền kinh tế
có dấu hiệu phát triển nóng, chính phủ sẽ tăng lãi xuất hoặc thắt chặt cung tiền và

6


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
ngược lại.Trong các trường hợp này chính phủ khơng quan tâm đến tỷ giá tăng hay
giảm và các biến số kinh tế vĩ mô khác. Chính vì sự độc lập tiền tệ này mà nhiều nhà
kinh tế tin rằng chúng sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn. Tuy nhiên vấn đề
là trong một thế giới mà giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc, chính sách tiền tệ
độc lập quá mức có thể là một cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các chiến lược
tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn. Độc lập tiền tệ nhiều hơn vì vậy dễ dẫn đến bất
ổn định trong tăng trưởng và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao
5. Thước đo bộ ba bất khả thi:
 Đo lường mức độ hội nhập tài chính:

-De jure
-De facto
 Đo lường mức độc lập tiền tệ:
-Đo lường dựa trên lãi suất ngắn hạn
-Đo lường theo quan điểm của Aizenman, Chinn,Ito
 Đo lường mức độ ổn định tỷ giá
5.1. Hội nhập tài chính (KAOPEN):

Trong các chỉ số đo lường bộ ba bất khả thi,khó nhất là đo lường mức độ hội nhập
tài chính.Muốn đánh giá mức độ hội nhập tài chính, chúng ta phải đo lường mức độ
mà một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Tuy nhiên việc đo lường mức độ kiểm soát
vốn rất phức tạp vì rất khó để phản ánh hết những phức tạp trong thực tế. Chẳng
hạn có quốc gia tuy tuyên bố mở cửa thị trường vốn bằng những chính sách khá
thơng thống nhưng trong thực tế lại kiểm sốt vốn bằng những biện pháp hành
chính của các cơ quan chức năng. Chinn và Ito (2006 , 2008) đưa ra đề xuất sử dụng
độ mở tài khoản vốn KAOPEN để đo lường mức độ hội nhập tài chính.

KAOPEN dựa trên thông tin trong báo cáo hằng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn
chế ngoại hối do IMF phát hành (Annual Report on Exchange Arrangements and
Exchange Restrictions). Nhìn vào KAOPEN ta sẽ thấy một quốc gia trên thực tế có tiến
hành chính sách đa tỷ giá hay khơng. Đây là dạng cơ chế mà một loại tỷ giá áp dụng
cho giao dịch trên tài khoản vãng lai và một loại tỷ giá áp dụng cho tài khoản vốn. Cơ
chế đa tỷ giá chính là một dấu hiệu nhận biết một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn.
Vào thời điểm tình trạng lạm phát tăng tốc ở Việt Nam năm 2008, đã có đề xuất từ
một số nhà làm chính sách cho rằng nên áp dụng cơ chế đa tỷ giá, trong đó tỷ giá áp
dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải khác với các doanh nghiệp nhập khẩu
( chính phủ Việt Nam sau đó đã khơng đồng ý với biện pháp này). KAOPEN vì vậy cho
7


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
thấy những hạn chế trong các giao dịch trên tài khoản vãng lai. Tài khoản vốn và kết
hối ngoại tệ.
Mặc dù vậy, KAOPEN có nhược điểm là khơng phản ánh đúng mức những gì diễn ra
trong thực tế, nhất là việc khu vực tư nhân tìm mọi cách tránh né các biện pháp kiểm
sốt vốn của chính phủ. Ví dụ chúng ta thấy ở Việt Nam chẳng hạn, các sai số thống
kê hằng năm trong cán cân thanh toán quốc tế nhiều khi lên đến hàng tỷ USD. Các
sai số này được quy cho khu vựa doanh nghiệp tìm cách chuyển tiền xuyên biên giới
vì nhiều mục đích khác nhau.Tuy có một số nhược điểm nhưng chỉ số KAOPEN được
nhiều nhà kinh tế đánh giá đã phản ánh được các mục tiêu chính sách quan trọng mà
một quốc gia theo đuổi trong tiến trình hội nhập tài chính.
Chỉ số Chinn-Ito (KAOPEN) biến thiên giữa 0 và 1.Giá trị càng cao của chỉ số này cho
thấy quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn xuyên quốc gia.
Lưu ý là chỉ số KAOPEN chỉ cho ta thấy độ mở tài khoản vốn theo pháp lý dựa trên
các báo cáo của chính phủ cho IMF, WB các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quan đến kiểm
sốt vốn và ngoại hối.
Lane và Milesi-Ferretti (2006) có đề xuất sử dụng chỉ số độ mở tài khoản vốn trên

thực tế. Chỉ số của Lane và Milesi-Ferretti đo lường khối lượng nợ và tài sản nước
ngoài trong cán cân thanh toán. Khi đo lường tổng lượng nợ và tài sản nước ngồi
trong cán cân thanh tốn, ta sẽ thấy được mức độ kiểm soát vốn trên thực tế mà
quốc gia đó đang theo đuổi. Ngồi ra cịn một phương pháp thứ hai để đo lường độ
mở của tài khoản vốn trên thực tế, đó là tính tốn tỷ số dịng tài chính xun biên
giới trong cán cân thanh tốn quốc tế so với GDP.
Thường khi phân tích các chỉ số của bộ ba bất khả thi các nhà kinh tế có xu hướng sử
dụng đồng thời cả hai chỉ số độ mở tài khoản vốn theo pháp lý và trên thực tế cùng
một lúc.
5.2. Độc lập tiền tệ MI:
Mức độ độc lập tiền tệ được đo lường bằng hàm đảo nghịch của mức tương quan
hằng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Chỉ số mức
độ độc lập tiền tệ được xác định bằng:

8


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
MI = 1 -

corr ( ii ,i j)−(−1)
1−(−1)

Trong đó: i: quốc gia sở tại, j: quốc gia cơ sở. Với công thức như trên, giá trị tối đa, tối
thiểu tương ứng là 1 và 0. Gía trị càng tiến về 1 có nghĩa là chính sách tiền tệ càng
độc lập hơn. VÍ dụ nếu chúng ta muốn đo lường mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam,
quốc gia sở tại là Việt Nam và quốc gia cơ sở là Mỹ ( nếu chúng ta muốn xem xét thay
đổi lãi suất VNĐ với lãi suất USD).
5.3. Ổn định tỷ giá (ERS):
Độ ổn định tỷ giá chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá, được tính theo năm dựa trên dữ

liệu tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở.Độ ổn định tỷ giá nằm
giữa giá trị 1 và 0, càng tiến về 1 tỷ giá càng ổn định.
ERS =

exchrate
∆ log ( ¿ )
0,01+ stdev ¿
0,01
¿

Cách thức đo lường độ ổn định tỷ giá như trên có ưu điểm là giúp chúng ta xác định
được chính sách tỷ giá trên thực tế mà một quốc gia đang áp dụng chứ khơng phải
dựa trên những gì mà quốc gia đó tun bố.
6. Chứng minh lý thuyết bộ ba bất khả thi:
Thị trường vốn đóng

Độc lập tiền tệ

Ổn định tỷ giá

Tỷ giá thả nỗi

Tỷ giá cố định
Hội nhập tài chính
Hình 6.3 Bộ ba bất khả thi

6.1. Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ.
Y0
Y1
9



Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
A
B
LM
LM1
BP
IS
r
r1

Hình 6.1. Thị trường vốn đóng
Xuất phát từ A thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển LM đến LM1 .
LM1 cắt IS tại B thì có R thấp hơn, có Y1 >Yo làm cho NX giảm làm mất cân bằng tỷ
giá .Nếu nhà nước cho hội nhập tài chính làm cho áp lực càng lớn đối với cố định tỷ
giá > hội nhập tài chính sẽ khơng tồn tại.
6.2. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính.
A

BP
Y
r
Y0
Y1
B
10


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

LM
LM1
BP
IS
r
r1

Xét tại điểm A nếu nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì đường LM dịch
chuyển xuống thành LM1. Đường LM1 cắt IS tại B có r thấp làm dịng vốn dịch
chuyển ra nước ngồi và tại đó có mức sản lượng Y1 lớn hơn mức sản lượng Yo làm
cho xuất khẩu ròng giảm > cung ngoại tệ giảm cầu ngoại tệ tăng > khơng thể ổn định
tỷ giá .

Hình 6.2 Tỷ giá thả nỗi
6.3. Ổn định tỷ giá và hội nhâp tài chính:
Xét tại điểm A thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ đường LM dịch chuyển LM1 ,
LM1 cắt IS tại B lúc này tại B có r thấp , xuất khẩu ròng giảm(NX) làm tỷ giá biến đổi
Nhà nước phải bù đắp khoản khoản ngoại tệ này bằng cách bơm ngoại tệ vào thị
trường > làm LM1 dịch chuyển LM chính sách tiền tệ vơ tác dụng
A

BP
Y
r
Y0
Y1
B

11



Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
LM
LM1
BP
IS
r
r1

Hình 6.3 Tỷ giá cố định
II.

Tìm hiểu về bộ ba bất khả thi ở các nước:
1. Nước Mỹ:

Nước Mỹ đã chọn hai mục tiêu đó là sử dụng chính sách tiền tệ và lưu chuyển dòng
vốn tự do vào nền kinh tế.Mọi người Mỹ đều có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngồi,
đơn giản nhất là gửi tiền cho 1 quỹ đầu tư tương hỗ quốc tế và người nước ngồi có
thể dễ dàng mua chứng khoán, trái phiếu tại Mỹ. Mặt khác, Cục dự trữ liên bang Fed
cũng sử dụng chính sách tiền tệ để góp phần tạo việc làm và ổn định giá cả. Tuy
nhiên, kết quả của quyết định này là sự bất ổn đối với giá trị của đồng đôla trên thị
trường ngoại hối.
2. Trung Quốc:

Ngược lại, Trung Quốc lại có 1 cách lựa chọn khác.Ngân hàng trung ương nước này
thực hiện chính sách tiền tệ và duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với giá trị trao đổi của
đồng nhân dân tệ. Nhưng để hoàn thành 2 mục tiêu này, Trung Quốc phải hạn chế
dòng vốn quốc tế, bao gồm cả việc hạn chế công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra
12



Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
nước ngồi. Nếu khơng có những hạn chế đó, tiền sẽ chu chuyển ra và vào đất nước,
khiến lãi suất trong nước bằng với mức lãi suất do các ngân hàng trung ương nước
ngoài thiết lập.
Phần lớn các nước châu Âu đã chọn cách thứ 3.Bằng cách sử dụng đồng euro để thay
thế cho đồng franc Pháp, mác Đức, lira Italia... những nước này đã loại bỏ những
biến động tỷ giá hối đoái trong khu vực của họ.Thêm vào đó, dịng vốn tự do di
chuyển trong các quốc gia này.Nhưng cái giá của sự lựa chọn này là việc từ bỏ khả
năng sử dụng chính sách tiền tệ.
2.1. Kinh nghiệm áp dụng bộ ba bất khả thi của Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia áp dụng khá thành công bộ ba bất khả thi vẫn chưa tự
do hóa dịng vốn. Trong những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc
độ rất nhanh, thặng dư thương mại với Mỹ trở thành vấn đề làm cho Mỹ rất lo ngại,
gây sức ép để buộc Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Vấn đề đang làm đau đầu người Trung Quốc đã được giải quyết bằng cách chấm dứt
hành động can thiệp tỷ giá (sterilization) của ngân hàng trung ương nước này (là
việc nhằm vơ hiệu hóa ảnh hưởng của sự can thiệp tỷ giá bằng cách tung ra các loại
trái phiếu chính phủ để ngăn cung tiền tăng quá nhanh. Người dân Trung Quốc đang
trở nên giàu có hơn và đang lập những kỷ mới về gửi tiết kiệm, trong bối cảnh
những tài sản tiết kiệm này khơng dễ dàng gì đầu tư ra nước ngoài được (do tài
khoản vốn của Trung Quốc vẫn bị kiểm soát chặt). Bởi vậy, như là một hậu quả tất
yếu, lượng vốn nội địa khổng lồ này đã biến thành các khoản đầu tư làm tăng năng
lực sản xuất trong nước đến mức quá lớn so với cầu nội địa. Trong khi đó, phần lớn
nhất trong khối lượng dự trữ ngoại hối tăng lên là từ FDI chứ không phải từ thặng
dư thương mại. Bởi vậy, đồng nhân dân tệ đã bị đặt dưới áp lực tăng giá và q
trình này có tính tự duy trì, đặc biệt kể từ khi cơ chế cố định tỷ giá NDT/USD được
chuyển sang cơ chế cho phép tăng giá đồng nhân dân tệ từ từ so với đồng đôla từ
năm 2005. Nắm giữ đồng nhân dân tệ đang có chiều hướng lên giá cũng chính là một
cách đầu tư sinh lãi hiệu quả của dân chúng.

Nói cách khác, nhìn nhận đồng nhân dân tệ như một hàng hóa, và thặng dư cán cân
thanh toán của Trung Quốc chỉ là sự phản ánh cầu lớn hơn cung: “Nếu anh tạo ra
tiền trong trạng thái cân bằng thì lượng tiền tạo thêm này sẽ phá vỡ cân bằng đó, và
dân chúng sẽ chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn, và khả năng là lạm
phát sẽ tăng lên. Nhưng nếu anh in thêm tiền để thỏa mãn nhu cầu tăng lên về tiền
của dân chúng thì sẽ khơng có lạm phát nảy sinh từ việc này”, giáo sư Mundell lập
luận.
13


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
Với hành động sterilization, Ngân hàng trung ương đã ngăn không cho cung tiền
tăng lên mạnh để thỏa mãn nhu cầu về tiền của dân chúng, làm tiếp diễn tình trạng
bất cân bằng này. Trong trạng thái cân bằng, kết quả của sự bão hòa về cầu đối với
đồng nhân dân tệ là nhu cầu hàng hóa trong nước cũng như nhập khẩu sẽ tăng lên,
làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới, nhất là với Mỹ. Tuy
nhiên, trái với thơng thường, giá cả nhiều loại hàng hóa đã giảm đi ở Trung Quốc vì
các doanh nghiệp đã tăng quy mơ sản xuất đón đầu lượng cầu hàng hóa mới tăng
lên này mà không phải tăng giá bán do đã hạ được giá thành sản xuất nhờ đạt được
kinh tế quy mơ (economy of scale), nhờ đó vẫn giữ được biên độ lợi nhuận phù hợp.
Vì thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ sẽ giảm đi nên áp lực chiến tranh
thương mại với Mỹ cũng vì thế mà giảm đi.
Thực tế là mặc dù ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã thực hiện sterilization
nhưng lượng cung tiền (M2) vẫn tăng 17% so với mức tăng GDP 11%. Dù vậy, lạm
phát ở Trung Quốc vẫn ở mức thấp. Hơn nữa, trong những thời điểm suy thoái nhẹ,
áp lực giảm phát đã tăng lên ở Trung Quốc. Thêm một khác biệt là tình trạng q
“nóng” của kinh tế Trung Quốc không dẫn đến cầu tăng quá mạnh như với trường
hợp của các nền kinh tế khác. Nói chính xác hơn thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải
đối mặt với vấn đề là nhu cầu trong nước ở mức yếu. Bởi vậy, khi cầu nội địa tăng
lên thì họ dư sức tăng mạnh sản lượng và tức là tăng cung để làm bão hịa tồn bộ

lượng cầu mới tăng lên này.
Tóm lại, cái gọi là “bộ ba bất khả thi” hồn tồn có thể là “bộ ba khả thi” trong một số
trường hợp. Nền kinh tế Trung Quốc là một minh họa rõ nét cho hiện tượng này.

3. Điều hành bộ ba bất khả thi như thế nào ở Việt Nam?

14


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

Chính phủ các nền kinh tế mới nổi có triết lý khá rõ ràng trong việc lựa chọn các mục
tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: từng bước mở cửa tài chính nhưng khơng
qn kiểm sốt vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá và sử dụng cơng cụ chính sách
tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho dự trữ ngoại hối của mình. Cịn Việt Nam
điều hành ra sao?
Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối
Bộ ba bất khả thi là lý thuyết rất phổ biến trong tài chính quốc tế. Theo đó, một quốc
gia khơng thể đồng thời cùng một lúc đạt được ba mục tiêu ổn định tỷ giá, dòng vốn
di chuyển tự do và độc lập tiền tệ.
Phiên bản nguyên thủy này của bộ ba bất khả thi khơng đề cập đến vai trị dự trữ
ngoại hối. Nhưng một số nghiên cứu gần đây lại cho thấy phiên bản mới của bộ ba
bất khả thi có tương quan với dự trữ ngoại hối, nhất là tại các nền kinh tế mới nổi.
Dự trữ ngoại hối vừa là hậu quả của việc điều chỉnh bộ ba bất khả thi cho phù hợp
với cấu trúc mới của hệ thống tài chính quốc tế vừa là mục tiêu của các nền kinh tế
mới nổi. Vì thế mới gọi đây là phiên bản mới của bộ ba bất khả thi.
Trong khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối (tính trên GDP) tại các nước công nghiệp chỉ ổn định
xấp xỉ 4% thì tại các nước đang phát triển tăng từ khoảng 5-27%. Gần đây các nước
đang phát triển nắm giữ đến ba phần tư dự trữ ngoại hối toàn cầu, phần lớn tập
trung ở châu Á. Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại hối gia tăng ấn tượng nhất,

từ khoảng 1% vào năm 1980 lên hơn 50% vào đầu năm 2010.

15


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
So với trước đây, dự trữ ngoại hối tăng lên chủ yếu nhờ vào yếu tố thương mại, tức
thặng dư trong xuất khẩu, thì giờ đây yếu tố tài chính ngày càng đóng vai trị lớn
hơn. Điều này cho thấy chính phủ các nền kinh tế mới nổi có triết lý khá rõ ràng
trong việc lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: từng bước mở cửa
tài chính nhưng khơng qn kiểm sốt vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá và sử
dụng cơng cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho dự trữ ngoại hối
của mình.
Dự trữ ngoại hối gia tăng một phần do chính phủ các nền kinh tế mới nổi phải đối
phó với xu hướng dịng vốn mang tính đầu cơ. Tích lũy dự trữ ngoại hối, vì vậy, là
phương thức chính mà chính phủ hướng đến như tấm đệm can thiệp phịng ngừa rủi
ro dịng vốn đảo chiều.
Ứng xử khơng đúng với bộ ba bất khả thi đã dẫn đến hỗn loạn
 Hỗn loạn thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng

Các nền kinh tế Đông Á và Việt Nam đã đối phó như thế nào với bộ ba bất khả thi?
Một số nghiên cứu cho rằng khn khổ chính sách tiền tệ các nước Đông Á vẫn chưa
được định hình rõ ràng. Tuy nhiên, Việt Nam có thể lại là một thái cực khác khi bộ ba
bất khả thi được điều hành một cách cảm kích.
Trước hết nói về mức độ mở cửa tài khoản vốn. Nếu xét theo pháp lý và cả theo thực
tế, việc kiểm sốt dịng vốn vào ra ở ta tương đối thống. Dịng vốn chảy vào và ra quan trọng nhất là dòng vốn gián tiếp - là bao nhiêu? Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cho những con số khác nhau rất xa. Nếu lấy cơ chế
giám sát làm thước đo tính sẵn sàng nói lên mức độ kiểm sốt vốn thì mức độ mở
cửa tài chính của Việt Nam là thiếu tự chủ. Chẳng hạn ngành dầu khí đầu tư 3,2 tỉ đơ
la sang Venezuela lấy từ đâu và đã tuân thủ theo quy tắc nào của kiểm sốt vốn?

Bong bóng chứng khốn, bất động sản và lạm phát phi mã những năm qua là điển
hình của tình trạng dịng vốn đầu cơ vào ra mà Chính phủ kiểm sốt thiếu hiệu quả.
Kiểm sốt vốn thiếu tự chủ, thế nhưng Chính phủ đã lựa chọn mục tiêu nào trong hai
mục tiêu ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ? Không mục tiêu nào trong hai mục tiêu
này đạt được. Tỷ giá liên tục bất ổn nhiều năm qua, cịn lãi suất bị bóp méo bằng
mệnh lệnh hành chính, theo cách thức mà thị trường khơng thể tiên đốn nổi xu
hướng.
 Bộ ba bất khả thi với chính sách tài khóa, lạm phát và tập đoàn kinh tế

Do ứng xử tốt với những đánh đổi của bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối của các
nền kinh tế mới nổi đã gia tăng đáng kể. Trong khi đó, Việt Nam lại để lỡ mất cơ hội
ngàn vàng. Chỉ trong vài tháng giữa năm 2008, Chính phủ đã tung ra khoảng
160.000 tỉ đồng mua vào 10 tỉ đô la. Tiền giấy tràn ngập thị trường làm cho lạm
phát lên gần 28% vào lúc bấy giờ - hậu quả của chính sách tài khóa mở rộng quá
mức trước đó.
Một điều nghịch lý là các nước đang phát triển hiện đang thắt chặt kiểm soát vốn để
tránh dịng vốn nóng từ nước ngồi thì dịng vốn này vẫn lạnh nhạt với Việt Nam vì
những rủi ro về tỷ giá và lạm phát quá lớn. Thậm chí nếu dịng vốn này có chuyển
16


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
hướng sang Việt Nam vào năm 2011 thì Chính phủ cũng khơng cịn khơng gian chính
sách bơm tiền mua đơ la như năm 2008 vì nguy cơ q cao của lạm phát và dịng vốn
đảo chiều do thiếu dự trữ ngoại hối can thiệp. Biện pháp can thiệp trung hòa dòng
vốn ngoại bằng cách phát hành trái phiếu thu hồi tiền đồng cũng khó thành cơng vì
mức lãi suất mà Chính phủ phải trả rất cao. Chi phí tài khóa trung hịa dịng vốn
ngoại đắt đến mức không thể thực hiện được.
Cuộc khủng hoảng nợ Ireland lại là bài học cho Việt Nam về mối quan hệ giữa Chính
phủ với các tập đồn. Trong bối cảnh mất đi sự độc lập tiền tệ do là thành viên khối

sử dụng đồng euro, nói thẳng là mất đi quyền được in ra đồng tiền riêng của mình,
Ireland chỉ cịn duy nhất chính sách tài khóa là hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhưng người dân và các đảng đối lập lại tố cáo chính việc chính phủ quyết định bảo
lãnh nợ cho các ngân hàng vào năm 2008 đã làm triển vọng tài khóa của đảo quốc
này trở nên u ám hơn bao giờ hết.
Trường hợp Ireland khơng khác gì Việt Nam khi Chính phủ bơm tiền và bảo lãnh nợ
cho các tập đoàn bằng cách này hay cách khác. Độc lập tiền tệ khơng có, kỷ luật tài
khóa kém, kiểm sốt vốn có vấn đề nên lạm phát cao là hệ lụy phải đến.
Chế độ bộ ba bất khả thi trung gian với lạm phát mục tiêu là đích đến
Mong muốn đạt cả hai mục tiêu: lạm phát thấp và ổn định tỷ giá là chuyện khơng thể
thực hiện. Đây là chính sách bất khả trong một bộ ba bất khả. Để đạt được hai mục
tiêu này chỉ cịn cách duy nhất đóng cửa thị trường vốn. Nhưng đây chỉ là kịch bản
tưởng tượng của 20 năm trước.
Hướng đến lạm phát mục tiêu trong bối cảnh khơng thể khơng thu hút dịng vốn vào
cho tăng trưởng thì Ngân hàng Nhà nước phải có quyền trên thực tế để thực thi
chính sách tiền tệ thơng qua công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc và mua bán trái phiếu
chính phủ trên thị trường mở. Tất nhiên với cái giá phải trả là tỷ giá biến động
mạnh.
Vấn đề mấu chốt nhất của cơ chế trung gian nằm ở bí quyết kiểm sốt vốn. Các mục
tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi là mở cửa tài chính (như thế nào, ưu tiên khu
vực nào và đến đâu), tỷ giá linh hoạt với dải băng rộng hơn và độc lập tiền tệ đến
mức độ nào cần đặt trong mục tiêu tối thượng của lạm phát mục tiêu.
Không có một cơng thức pha chế sẵn để quản lý bộ ba bất khả thi ngoài việc phải
triển khai toàn diện những lựa chọn chính sách phụ thuộc vào từng diễn biến của
nền kinh tế và thị trường. Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối rất khó hiểu như ở ta thì
kiểm sốt nợ nước ngồi, hãm đầu tư cơng và khơng để tái diễn tình trạng Chính phủ
bảo lãnh nợ cho các tập đoàn cũng như thiết lập cơ chế giám sát hữu hiệu đối với các
định chế tài chính và tập đồn sẽ giúp cho ba mục tiêu của bộ ba bất khả thi cân
bằng qua lại dễ dàng hơn.
Cuối cùng, nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh tỷ giá có sứ mạng duy nhất hướng về phục

vụ mục tiêu xuất khẩu thì đây là một tun bố khơng khơn ngoan chút nào. Tự mình
bịt đi một đường thốt sẽ làm cho thị trường luôn đặt giả thuyết tiền đồng vẫn cịn
tiếp tục mất giá và gây khó cho chính sách tiền tệ. Hãy mở ngỏ tất cả khả năng để
quản lý bộ ba bất khả thi với lạm phát mục tiêu là đích đến cuối cùng. Lạm phát
17


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
thấp, môi trường đầu tư tốt lên, tăng trưởng bền vững sẽ đến ngay sau đó. Để thay
cho quy trình ngược bấy lâu nay là: tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và kết
cục là “đồng thuận và chia sẻ” lạm phát hết năm này đến năm khác.
Vấn đề là tỷ giá biến động mạnh lại ảnh hưởng đến niềm tin thị trường. Cách tiếp
cận mềm dẻo bằng chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi từ thành công của nhiều
nền kinh tế mới nổi là giải pháp thích hợp cho trường hợp của chúng ta vào lúc này.
Các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi là mở cửa tài chính( như thế nào, ưu
tiên khu vực nào và đến đâu), tỷ giá linh hoạt với dải băng rôn rộng và độc lập tiề tệ
đến mức nào cần đặt trong mục tiêu tối thượng vủa lạm phát mục tiêu.
4.

Sự không tồn tại bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

Tự do luân chuyển vốn

Ổn định tỷ giá

CSTT đôc lập

4.1. Nếu có ổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ độclập thì khơng có tự
do ln chuyển vốn
Điều này khá dễ hiểu NHNN điều hành việc tăng/giảm cung tiền để hấp thu lượng

ngoại tệ tương ứng đảm bảo mức tỷ giá mong muốn. Thoạt đầu ta có thể nhìn thấy
việc điều hành này hồn tồn mang tính chủ động từ NHTW, nhưng thực tế đây là
điều rất khó xảy ra nếu dòng vồn được tự do luân chuyển.
-Thứ nhất muốn đo lường tăng giảm cung tiền tương ứng, NHTW phải xác định số
lượng ngoại tệ trên thị trường. Nhưng trên thực tề, lượng ngoại tệ này do NĐT quyết
định, được dẫn dắt bởi yếu tố hấp dẫn của thị trường và dễ dàng bi thay đôi bởi các
cú sốc kinh tế và tâm lý đám đông.Nếu hận thấy thị trường Việt Nam tiềm năng,
lượng vốn chạy vào thị trường Việt Nam sẽ tăng như năm 2007 và trường hợp
ngược lại là năm 2011.
- Thứ hai, nếu đo lường được lượng cung tiền vào ra khỏi NHTW có đủ lượng ngoại
tệ dự trữ để bình ổn hoặc có khả năng hấp thụ lượng ngoại tệ vào sản xuất hay
không.Việc này sẽ không khả thi bởi các ràng buộc kinh tế. Lượng dự trữ ngoại tệ
của một quốc gia là có hạn, là q trình tích lũy tài sản qua nhiều năm của một quốc
18


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
gia.Lượng ngoại tệ này phải tương ừng với trình độ sản xuất và khả năng tạo ra lợi
nhuận của nền kinh tế. Mặc khác nếu đưa nhiều tiền VND vào lưu thông sẽ gây ra áp
lực lạm phát.
Như vậy nếu lưa chọn hai yếu tố ổn đinh tỷ giá vá CSTT độc lập thì quốc gia đó phải
hạn chế việc luân chuyển vốn.
4.2. Nếu tỷ giá ổn định và tự do luân chuyển dòng vốn thì khơng có
chính sách tiền tệ độc lập
Ví dụ điển hình là năm 2007 Việt Nam gia nhập vào WTO, dòng vốn đầu tư vào Viêt
Nam tăng lên một cách nhanh chóng, làm cho tỷ giá biến động và lạm phát cao
Năm 2007 và 2008 là năm ghi nhận dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng đột biến
tương ứng ở mức 23,75 và 24,18 tỷ đồng. Tăng trưởng M2 trong hai năm này cũng
khá cao.Điều này có thể giải thích rằng do áp lực cầu VND tăng quá nhanh làm cho
NHTW phải tăng cung tiền để mua lại USD để duy trì sự ổn định tương đối của tỷ giá.

Mặc khác việc tăng cung tiền quá nhanh trong khi các dự báo thị trường còn thei6u1
chuẩn xác dẩn đến lạm phát năm 2008 đạt mức 22,97% cao nhấ trong 10 năm qua
Do đó sau khi tăng mạnh cung tiền để bình ổn giá,lạm phát tiếp tục tăng cao. Chính
sách tiền tệ phải đối mặt với áp lực giảm cung tiền để chống lạm phát. Bước đi này
đã xóa hết thành quả của chính sách tiền tệ trước đó. Như vậy Việt Nam đã khơng có
đồng thời 3 đầu ra vĩ mô.
Như vậy nếu để tự do luân chuyển vốn và muốn giữ tỷ giá ổn định thì Chính Phủ
khơng thể có CSTT độc lập
4.3. Nếu có chính sách tiền tệ độc lập và tự do luân chuyển vốn thì
khơng có ổn định tỷ giá

19


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

Trong trường hợp này thể hiện khá rõ nét vào đầu năm 2011, khi NHNN đột ngột
phá giá VND(-9.32%) vào tháng 2 trước khi đó tuyên bố sẽ giữ ổn định tỷ giá
Năm 2009-2010 thị trường thế giới có nhiều biến động, dịng vốn rút ra khỏi thị
trường rủi ro cao như Việt Nam. Thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh
toán của Việt Nam trong giai đoạn này khá cao, cán cân thanh toán ở trạng thái âm
sau nhiều năm thặng dư. Trong khi thu hút vốn FDI lại giảm. Chính nhu cầu rút vốn
của NĐT đã gây áp lực lên tỷ giá
Để ổn định tỷ giá NHNN đã bán USD dự trữ để điều tiết thị trường. Nếu như năm
2010 tỷ giá chỉ biến đông 2 lần, tương ứng mức giảm giá của VND vào tháng 2 năm
2010 là -3,61% và tháng 8/2010 là -2,092% thì chỉ riêng lần biến động vào tháng 2
năm 2011 VND mất giá 9,32%. Có thể thấy những cố gắng bình ổn giá của NHNN đã
khiến lượng dự trữ ngoại tệ giảm mạnh. Tuy nhiên do việc dự trữ ngoại tệ có hạn
nên việc điều tiết tỷ giá chỉ dừng ở mức độ chống sốc thị trường, không đảm bảo ổn
định giá trị đồng nội tệ

Áp lực tăng cung USD giảm cung VND để bình ổn tỷ giá là một trong những nguyên
nhân xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM. Áp lực khan hiếm tiền này
đẩy lãi suất huy động và cho vay của NHTM tăng lên, gây khó khăn cho hoạt động
sản xuất khinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế năm 20102011, mục tiêu trọng tâm của chính sách là kiềm chế lạm phát. Việc khơng kiểm sốt
được lãi suất là một thất bại của việc điều hành CSTT. Như vậy việc phải giữ ổn định
tỷ giá khiến cho chính sách tiền tệ mất đi tính độc lập. Tức là nếu có tự do ln
chuyển vốn và ổn định tỷ giá thì khơng thể có CSTT độc lập
20


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
5. Tác động của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam:

5.1.

Sự gia tăng của lạm pháp.

Trong bối cảnh thị trường mở còn yếu kém thì số tiền mà NHNN thu về thơng qua
việc mua bán các chứng khốn gần như là khơng đáng kể so với khối lượng
cung tiền đã tung ra, điều này đã dẫn đến một sự gia tăng trong lạm phát.
Thể hiện qua số liệu các năm từ 2006 đến 2010 ( % tăng , giảm so với năm
trước)
Bảng 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2006 - 2009
Năm
Lạm phát %

2006
7,70%

2007

12,63%

2008
19.89

2009
8.9

Nguồn : NHNNVN
5.2. Căng thẳng về vấn đề lãi suất.
Từ sau tết nguyên đán (tháng 02/2008), lãi suất trở thành vấn đề thời sự. Lãi suất
trên thịtrường liên ngân hàng liên tục nóng sốt và tăng cao chưa từng có trong lịch
sử. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên đến 40%/năm và phổ biến ở
mức 15%-17%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng là 24%/năm, cho vay mua nguyên
vật liệu cũng lên đến 16,2%/năm. Sự khan hiếm VNĐ khiến cho nhiều ngân hàng
tham gia vào cuộc đua huy động lãi suất, buộc NHNN phải đưa ra trần lãi suất 12%.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của dòng vốn ngoại. Thứ nhất, sự
giatăng của dòng vốn ngoại đã làm tăng nhu cầu chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ
để đầu tư vào TTCK và bất động sản. Thứ hai, việc TTCK trở thành một kênh đầu tư
có mức sinh lợi cao trong năm 2006, đã khiến cho các ngân hàng mở rộng hoạt động
cho vay cầm cố chứng khoán. Khi chỉ thị 03 được ban hành nhằm kiềm chế hoạt động
này, các ngân hàng đã lập tức lách luật bằng cách tăng dư nợ tín dụng để đạt được
mục tiêu dư nợ cho vay cầm cố chứng khốn khơng vượt q 3% tổng dư nợ. Sự gia
tăng của hoạt động tín dụng đã khiến cho các ngân hàng nhanh chóng rơi vào tình
trạng khan hiếm VNĐ. Và buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãisuất
cao hoặc tăng lãi suất huy động.
5.3. Thị trường chứng khoán tụt dốc.

21



Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

Năm 2009,Đã có thời điểm chỉ số Vn - Index leo một mạch từ hơn 200 điểm lên
ngưỡng 600 điểm nhưng ngay sau đó lại bất ngờ tuột dốc trong những tháng cuối
năm. Dù những tháng cuối năm, thị trường điều chỉnh giảm do tác động của chính
sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhưng với một chu kỳ tăng điểm kéo dài trong 8
tháng trước đó thì năm 2009 vẫn được đánh giá là năm tăng trưởng ấn tượng của
thị trường chứng khoán Việt Nam. So với các kênh đầu tư khác như vàng, USD, bất
động sản hay tiết kiệm thì kênh đầu tư chứng khoán vẫn hết sức hấp dẫn và được coi
mang lại lợi nhuận nhất trong năm 2009. Nếu tính từ đáy thấp nhất của Vn - Index
trong năm 2009 là 234,66 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/2 và đỉnh cao nhất là
633,21 điểm (ngày 23/12) thì chỉ số này đã tăng gần 2,7 lần. Tương tự, HNX - Index
tăng 2,8 lần trong năm nếu so với mức đáy 78,06 điểm và mức đỉnh là 218,38 điểm
Năm 2010Thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2010 gặp nhiều khó khăn khi sụp
giảm so với năm 2009 .Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng của năm 2010, vào
hôm thứ sáu (31.12), VN-Index tăng 3,26 điểm lên 484,66 điểm (+0,68%), giảm 10,14

22


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
điểm so với năm 2009, tương đương giảm 2%. HNX-Index tăng 1,6 điểm lên 114,24
điểm (+1,42%); giảm 32% so với mức đóng cửa năm 2009 là 168,17 điểm
6. Giải pháp để thực hiện hai mục tiêu :Kiềm chế lạm phát , ổn định thị
trường chứng khốn:
6.1. Mục tiêu lạm phát:
- Chính sách tiền tệThực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài
hịa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành
và kiểm sốt để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng

phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ
phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ
trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực
phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
- Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ, nhất là các
loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.
- Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường.
Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá
nhân trước hết là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân
hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản
ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và
tăng dự trữ ngoại hối.
6.2. Mục tiêu về thị trường chứng khốn :
Chính sách kiểm sốt đầu tư. Nhà nước có thể áp dụng biện pháp hành chính cấp
phép, hạn chế hay cấm FPI ở một số lĩnh vực, ngành hay ở một số loại cổ phiếu trái
phiếu nhất định.Chính sách tỷ giá hối đối. Nới rộng biên độ dao động của tỷ giá
khiến cho tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, gần sát với tỷ giá thực tế và cơ bản phải phản
ánh được quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tài chính. Có thể sử dụng biện pháp thắt chặt tài chính, giảm chi tiêu của

23


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504
Chính phủ để đối phó với sự di chuyển mạnh mẽ của dịng vốn vào.Giải pháp này có
tác dụng làm giảm tổng cầu và lạm phát, hạn chế được sự tăng giá của đồng tiền nội
tệ.

KẾT LUẬN:

Tóm lại, thơng qua việc nghiên cứu bộ ba bất khả thi có thể rút ra một vài vần đề sau:
-Khơng thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định
tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn tự do. Hay nói cách khác khơng thể giữ được ba góc
của chiếc khăn ra khỏi bụng lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hịn đá.
-Để tránh bộ ba bất khả thi, chính sách tiền tệ của Việt Nam nên đi theo hướng :
chính
sách lạm phát vì thực tế đã cho thấy con đường này khá phù hợp và mang
lại kết quả
tốt, tuy nhiên cần phải xem xét cẩn thận và cân nhắc lựa chọn thời
điểm thích hợp.
Đây là bài tiểu luận đầu tiên của nhóm chúng tơi về vấn đề này do đó có thể khơng
tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn đóng góp ý kiến cho bài viết này được hoàn thiện
hơn
Chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
24


Lý thuyết bộ ba bất khả thi-K10504

1. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, (2007) : Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ- NXB kinh tế
Quốc Dân, Hà Nội.
2. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, (2008), Giáo trình tài chính tiền tệ ngân hàng, NXB
Thống kê, Hà Nội
3. Nguyễn Ái Đoàn “Lạm phát - vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu ở Việt Nam” Tạp chí
nghiên cứu kinh tế số 317 tháng 10/2004
4. TS.Phan Minh Ngọc, (2007), Bộ ba bất khả thi” khơng thể là “bộ ba khả thi”?, Tạp
chí Người đại biểu của nhân dân, tháng 6/2007
5. Huỳnh Thế Du, (2007), Thị trường tiền tệ và “bộ ba bất khả thi”, Thời báo kinh tế

Sài gòn số tháng 6/2007
6.Một số trang web đáng tin cậy:
-
- />-
-

25


×