Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn (2014 2018) ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.12 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH HUY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA GIAI ĐOẠN (2014 – 2018)
Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

HUẾ - 2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH HUY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA GIAI ĐOẠN (2014 – 2018)
Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. DƯƠNG VIÊT TÌNH

HUẾ - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ: Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn (2014 – 2018), ở thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị. là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận
văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công
bố trong bất kỳ tài liệu luận văn nào từ trước đến nay.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Huy


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn (2014 – 2018) ở thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy, cô
hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và
kính trọng đến:
- PGS.TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH, người Thầy hướng dẫn khoa học, đã tâm

huyết tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian, định hướng và chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, cô giáo khoa Tài
nguyên Đất và Môi trường Nơng nghiệp, Phịng đào tạo, Trường Đại học Nơng Lâm
Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập.
- Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Trị, Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Quảng Trị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đông Hà, phịng Tài
ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê
và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin nghiên cứu
phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi tấm lịng ân tình tới gia đình của tôi là nguồn động viên
lớn lao và là những người truyền nhiệt huyết để tơi hồn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày ...... tháng 04 năm 2019
Tác giả luận văn

NGUYỄN THANH HUY


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài: Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
giai đoạn (2014 – 2018) ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; thực hiện với mục
tiêu nghiên cứu là Đánh giá được công tác quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
một cách hợp lý trên địa bàn thành phố Đơng Hà đến năm 2020 nhằm đưa ra giải pháp

góp phần chỉnh trang đô thị thành phố Đông Hà ngày một hoàn thiện. Bằng phương
pháp điều tra, phỏng vấn và tham vấn, đề tài luận văn đã thực hiện được một số nội
dung nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu đề ra như sau:
Thành phố Đơng hà có đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm diện tích là 228,77 ha
(chiếm 3,14% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở 9 phường, các phường có diện tích đất
nghĩa địa lớn như: phường Đông Giang là 35,05 ha (chiếm 15,32%), phường Đông
Thanh là 25,21 ha (chiếm 11,02%), Phường Đông Lễ là 54,61 ha (chiếm 23,87%),
Phường Đông Lương là 51,81 ha (chiếm 22,65%), Phường 3 là 24,64 ha (chiếm
10,77%) và Phường 4 là 35,23 ha (chiếm 15,40%). Các phường có diện tích đất NTD
nhỏ như Phường 1, Phường 2 và Phường 5 với diện tích mỗi phường chỉ dưới 1 ha.
Các khu vực nghĩa địa phù hợp với quy hoạch, trên toàn thành phố có khoảng
21 khu nghĩa trang, nghĩa địa chơn cất theo quy hoạch tập trung với tổng diện tích 219,
47 ha, trong đó nghĩa trang có diện tích lớn nhất là 40,2 ha và nhỏ nhất là 0,6 ha. Tỷ lệ
lấp đấy trong 21 địa điểm nghĩa trang tập trung là 76,5%, trong đó thấp nhất là 55% và
cao nhất là 90%. Trên diện tích 219,47ha với 21 địa điểm nghĩa trang tập trung đã
chôn tổng cộng 418.853 ngôi mộ. Các khu vực nghĩa địa không phù hợp với quy
hoạch. Đây là loại hình nghĩa trang nghĩa địa cần phải khoanh vùng cắm mốc cấm
chôn cất và tiến hành di dời, chỉnh trang. Trên địa bàn thành phố Đơng Hà có 36 địa
điểm chôn cất khác nhau được phân bố rải rác khắp các thơn xóm của các phường.
Với tổng diện tích hiện có là 191,45 ha, trong đó nới có diện tích nhỏ nhất là 0,27 ha
và lớn nhất là 24,1 ha. Trong diện tích nghĩa trang nghia địa chưa phù hợp với quy
hoạch 191,45 ha thì diện tích thực sự được chôn cất là 147,52 ha chiếm 77,2% tổng
diện tích và diện tích chưa chơn cất cịn lại là 28,22 ha chiếm 14,8%, diện tích đất
cịn lại là đường đi 15,71 ha.
Thực trạng quản lý đất NTD vẫn chưa được thành phố quan tâm đúng mức, các
khu vực NTD phù hợp quy hoạch chỉ có diện tích 64 ha trong tổng số 228,77 ha (chiếm
27,96%). Việc di dời mồ mả thường gắn với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từ
năm 2015 đến năm 2018 mới di dời được 6,36 ha đất NTD vào khu nghĩa trang nhân
dân của thành phố. Số mộ nằm rải rác ở các vùng đồi, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
và khu dân cư chiếm tới 91,34% (382.576 ngôi/418.853 ngôi).



iv

Thông qua việc phỏng vấn 90 hộ dân tại địa bàn 6 phường có nhiều đất NTD
của thành phố thấy rằng: Tình hình xây dựng kiến trúc lăng, mộ: có 57,8% hộ dân cho
rằng kiến trúc xây dựng lăng mộ là theo tập quán lâu đời của địa phương và 42,2% hộ
dân cho rằng kiến trúc xây dựng lăng, mộ là theo ý kiến, điều kiện của gia đình. Định
mức diện tích lăng, mộ: có 54,4% hộ dân cho rằng xây dựng lăng, mộ có diện tích theo
đúng quy định và 45,6% hộ dân xây dựng lăng, mộ có diện tích khơng theo đúng quy
định. Địa điểm chơn cất: có 46,7% hộ dân chôn cất tại nghĩa trang, nghĩa địa chung
của thành phố, có 36,7% hộ dân chơn cất tại nghĩa địa của dịng họ, có 7,8% hộ dân
chơn cất tại đất của gia đình và 8,8% hộ dân cịn lại chôn cất lại các địa điểm tự chọn.
Đất NTD xen lẫn các loại hình sử dụng đất khác: có 24,4% ý kiến cho rằng đất NTD
có xen lẫn đất ở. Có 32,2% ý kiến cho biết đất NTD có xen lẫn đất nơng nghiệp. Có
16,7% ý kiến nhận xét có xen lẫn đất lâm nghiệp. Cịn lại 26,7% ý kiến người dân cho
rằng, lân cận gia đình họ khơng có xen lẫn đất NTD hoặc các khu nghĩa địa nằm tập
trung theo từng cụm, không xem lẫn các loại đất khác.
Dự báo đến năm 2020 và các năm tiếp theo, tổng diện tích đất cần cho nhu cầu cải
táng là 38 ha, tổng quỹ đất cần phục vụ cho nhu cầu mai táng là 70 ha. Như vậy, không
chỉ quỹ đất cần phục vụ cho người sống là rất lớn mà quỹ đất để phục vụ cho người chết
cũng địi hỏi rất cao. Do đó, ngay từ bây giờ thành phố cần đưa ra các giải pháp quản lý
phù hợp để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho tồn bộ người dân, tính cả nhu cầu trong
tương lai. Nhu cầu xây dựng nhà hỏa táng hiện nay là giải pháp cần thiết, vừa tiết
kiệm quỹ đất, đảm bảo vệ sinh môi trường và kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, để thực hiện
giải pháp này cần nhiều thời gian để có thể thay đổi được tập quán và nhận thức của
người dân.
Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất NTD trên địa
bàn thành phố một cách hợp lý, tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường bao gồm: Giải pháp
quản lý, vận hành; Giải pháp quy hoạch và Giải pháp tuyên truyền, xã hội hoá việc

huy động các nguồn vốn.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đưa ra đề nghị là cần bổ sung các
quy hoạch chi tiết, kế hoạch cụ thể về việc di dời, giải tỏa mồ mả trên địa bàn thành phố
để việc di dời đảm bảo hiệu quả. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, phải tăng
cường công tác quản lý nhà nước về đất NTD. Thường xuyên thực hiện công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn
các phường; đồng thời kiểm tra tiến trình, chất lượng của các dự án quy hoạch về nghĩa
trang, nghĩa địa. Cần có các quy định cụ thể, nghiêm ngặt về việc xử lý các trường hợp
chôn cất trái nơi quy định để tránh trường hợp người dân xem nhẹ vấn đề quản lý đất
NTD của thành phố.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ .............................................................................. x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1.1. Khái quát về đất đai và quản lý đất đai ............................................................... 3
1.1.2. Khái quát về quản lý, sử dụng và quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa .............. 5
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 12
1.2.1. Các loại hình nghĩa trang đô thị đang sử dụng ở Việt Nam............................... 12
1.2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang đô thị tại Việt Nam .... 13
1.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA TRANG MAI TÁNG ................................... 16
1.3.1. Một số quy định về nghĩa trang mai táng tại các nước trên thế giới .................. 16
1.3.2. Các văn bản pháp quy tại Việt Nam ................................................................. 17
1.3.3. Một số nghiên cứu tại Việt Nam có tính liên quan đến đề tài ............................ 19


vi

1.4. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TRÊN
TOÀN TỈNH ............................................................................................................. 20
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 25
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ ......................................................................................... 25
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên........................................................ 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 30

3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội ..................................... 36
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA ...... 38
3.2.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị.............................................................................................................................. 38
3.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về đất nghĩa trang, nghĩa địa của
thành phố Đông Hà .................................................................................................... 45
3.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện một số công tác quản lý nhà nước về đất đai liên
quan đến vấn đề quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Đông Hà.. 46
3.2.4. Điều tra tình hình quản lý đất nghĩa địa ở thành phố Đơng Hà ......................... 49
3.2.5. Đánh giá chung về tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa ........................ 59
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA ...... 61
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Đông
Hà.............................................................................................................................. 61
3.3.2. Tổng hợp chi tiết diện tích, số lượng mồ mả trên địa bàn thành phố ................. 62
3.3.3. Đánh giá cơ sở hạ tầng, cảnh quan và môi trường ở các nghĩa trang, nghĩa
địa ............................................................................................................................. 68
3.3.4. Đánh giá chung về tình hình sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ....................... 70


vii

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA .............................................................................................................. 71
3.4.1. Thực trạng quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn nghiên cứu ......... 71
3.4.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời kỳ quy hoạch 2014
- 2020 ........................................................................................................................ 77
3.4.3. Nghiên cứu và thăm dò ý kiến về việc xây dựng nhà hỏa táng .......................... 79
3.4.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quy hoạch, di dời đất nghĩa trang, nghĩa
địa trên địa bàn thành phố Đông Hà ........................................................................... 82
3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN

LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA HỢP LÝ........................... 83
3.5.1. Giải pháp quản lý, vận hành ............................................................................. 83
3.5.2. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................ 85
3.5.3. Giải pháp tuyên truyền, xã hội hoá việc huy động các nguồn vốn ..................... 90
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 93
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 93
2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 98
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 101


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Cụm từ được viết tắt

ATVMT

An tồn với mơi trường

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

BXD

Bộ Xây dựng


NTD

Nghĩa trang, nghĩa địa

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UNESCO

Tổ chứ Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên Hiệp quốc

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu nghĩa trang và mai táng ở các nước..................................... 16
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nghĩa trang ............................................... 17
Bảng 1.3. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng nghĩa trang............. 17
Bảng 1.4. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị .................................................................................................................. 21
Bảng 1.5. Hệ thống nghĩa trang nhân dân tập trung được quy hoạch xây dựng........... 22
Bảng 3.1. Quy mô, cơ cấu dân số và lao động thành phố Đơng Hà qua các năm ...... 33
Bảng 3.2. Tóm tắt về công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa ở Quảng Trị ........... 44
Bảng 3.3. Diện tích tự nhiên phân theo loại đất năm 2018 ......................................... 49

Bảng 3.4. Tổng quát chung việc điều tra, phỏng vấn tình hình quản lý đất NTD ........ 50
Bảng 3.5. Điều tra, phỏng vấn tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa cấp phường .. 52
Bảng 3.6. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa
địa.............................................................................................................................. 54
Bảng 3.7. Hiện trạng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Đông Hà ....... 61
Bảng 3.8.a. Tổng hợp chi tiết diện tích, số lượng mồ mả phù hợp với quy hoạch trên
địa bàn TP Đông Hà .................................................................................................. 63
Bảng 3.8.b. Tổng hợp chi tiết diện tích, số lượng mồ mả không phù hợp với quy hoạch
trên địa bàn TP Đông Hà ........................................................................................... 65
Bảng 3.9. Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân thành phố Đông Hà đến năm
2020........................................................................................................................... 72
Bảng 3.10. Một số dự án bao gồm việc di dời mô mả trên địa bàn thành phố Đơng
Hà..................................................................................................................... 73
Bảng 3.11. Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trước và sau quy hoạch ..................... 74
Bảng 3.12. Di dời hệ thống nghĩa địa thành phố Đông Hà ......................................... 75
Bảng 3.13. Chỉnh trang hệ thống nghĩa trang nhân dân thành phố Đông Hà ............... 76
Bảng 3.14. Mở rộng hệ thống nghĩa trang nhân dân thành phố Đông Hà.................... 78
Bảng 3.15. Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ phường .............................................. 80
Bảng 3.16. Kết quả thăm dò ý kiến của người dân ..................................................... 81
Bảng 3.17. Tóm tắt về các giải pháp .......................................................................... 91


x

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Đơng Hà ......................................... 25
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Đông Hà .................................... 71
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ý kiến xây dựng kiến trúc lăng, mộ ............................................ 56
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu ý kiến tuân theo định mức diện tích xây dựng lăng, mộ .............. 57

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu ý kiến chọn địa điểm chôn cất .................................................... 57
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu ý kiến đất nghĩa trang, nghĩa địa xen lẫn các loại hình sử dụng đất.. 58


1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân
ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày
nay. Đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
khơng gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách
có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững[25].
Đất nghĩa trang, nghĩa địa đang trở thành vấn đề lớn, cần quan tâm của đô thị
Việt Nam. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân tăng cao thì vấn đề lễ
nghĩa càng được xem trọng, vì vậy cơng tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu thống kê các loại đất tại tỉnh Quảng Trị năm 2017, trong số
473.744,0 ha diện tích đất tự nhiên trên tồn tỉnh thì đã có 4.828,0 ha diện tích đất
nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 11,81% diện tích tự nhiên. Trong khi đó, đất ở cũng chỉ
với diện tích là 4.308,0 ha. Như vậy, có thể nói Quảng Trị là một trong các tỉnh có
diện tích đất nghĩa địa thuộc loại cao nhất nước, đứng thứ 7 trong số 63 tỉnh, thành
trên toàn quốc. Tuy nhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa chính thức có quy hoạch
và tổ chức quản lý theo quy định thì rất ít về số lượng lẫn quy mơ. Từ đó, xảy ra tình
trạng sử dụng đất lãng phí, xây dựng lăng mộ tùy tiện [22].
Trong thời gian qua, công tác quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
tại thành phố Đơng Hà gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một mặt, do yếu tố lịch
sử để lại, mặt khác do quá trình quản lý thiếu chặt chẽ nhiều lúc, nhiều nơi cịn

bng lỏng, ý thức một số bộ phận nhân dân chưa cao. Do đó, người dân tự phát
trong việc chôn cất, cải tang và xây dựng lăng mộ; tình trạng tạo mộ gió, mộ giả
để khoanh chiếm, bao chiếm đất chưa sử dụng, đất rừng trồng tại các khu vực
giáp ranh với nghĩa địa đang diễn ra ngày càng phức tạp, công khai trên địa
bàn..vv.. Từ đó cho thấy tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa địa trên địa bàn
thành phố vẫn còn nhiều bất cập; diện tích đất nghĩa địa, lăng mộ xen kẽ trong
khu dân cư, lẫn đất sản xuất nông nghiệp khơng phù hợp với quy hoạch cịn khá
nhiều, gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng đất, ơ nhiễm môi trường sống và mất
mỹ quan đô thị; đồng thời tình trạng xây dựng, sửa chữa lăng mộ vi phạm trật tự
xây dựng đơ thị, hình thành thị trường mua bán đất nghĩa địa, gây dư luận không
tốt trong cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.


2
Việc chôn cất tùy tiện làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường và
mỹ quan đô thị, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố khi triển khai gặp nhiều
khó khăn, trở ngại trong q trình bồi thường giải phóng mặt bằng, là lực cản đối
với cơng cuộc đơ thị hóa; trong khi đó thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư
cơ sở hạ tầng, xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai
đoạn (2014 – 2018) ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được công tác quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa một cách
hợp lý trên địa bàn thành phố Đông Hà đến năm 2020 nhằm đưa ra giải pháp góp phần
chỉnh trang đơ thị thành phố Đơng Hà ngày một hồn thiện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2014 -2018.

- Xây dựng được căn cứ định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích đất
nghĩa trang nhân dân thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu mai táng và thực hiện di dời
các khu vực nghĩa địa đến năm 2030.
- Đề xuất phương án bố trí sắp xếp đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành
phố đảm bảo phù hợp quy hoạch, định hướng phát triển đô thị của thành phố về sau.
- Đề xuất phương án di dời 31 khu nghĩa địa không phù hợp quy hoạch vào
Nghĩa trang nhân dân thành phố.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề tăng
cường công tác quản lý và phương án sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và công tác quy
hoạch tổng thể của thành phố đến năm 2020.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp các tài liệu điều tra trên thực tế về quy mơ và diện tích hiện trạng đất
nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Đông Hà.
Đề xuất phương án cho UBND thành phố để quản lý chặt chẽ, hợp lý và đảm
bảo vệ sinh môi trường đất nghĩa trang, nghĩa địa, đồng thời tạo quỹ đất sạch cho địa
phương và phát triển bền vững cho môi trường sống đô thị của thành phố Đông Hà đến
năm 2030.


3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái quát về đất đai và quản lý đất đai
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện
cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ

bản trong nơng lâm nghiệp [4, 5].
Theo quan điểm của FAO thì đất được xem như là tổng thể của nhiều yếu tố
gồm: Khí hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thực vật, động vật, những biến đổi
của đất do hoạt động con người[24].
Như vậy, tuỳ theo quan điểm trong từng lĩnh vực về chuyên môn, mà đất đai
được các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều định nghĩa
khác nhau.
Tuy nhiên hiện nay khi nói đến đất người ta thường dùng hai khái niệm là đất
(soil) và đất đai (land). Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhưỡng. Thổ
nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thuỷ quyển),
sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài.
Khái niệm đất theo nghĩa đất đai (land) có thể được hiểu theo nhiều cách khác
nhau, đất như là không gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, mơi trường,
tài sản. Trong quản lý Nhà nước về đất đai người ta thường đề cập đến đất theo nghĩa
đất đai.
1.1.1.2. Khái quát về quản lý đất đai
a. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước là thống nhất về đường lối,
chính sách đất đai của Đảng và Chính phủ, thể hiện cụ thể ở Luật đất đai, những văn bản
dưới luật phải được triển khai đồng bộ và thống nhất từ Trung ương tới địa phương, làm
cho người sử dụng đất hiểu được pháp luật và thực hiện đúng pháp luật về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm cung cấp các hồ sơ, tài liệu số liệu liên quan
đến đất đai trong cả nước, giúp cho Chính phủ và các ngành, các địa phương có kế


4
hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hợp lý.
Tóm lại, thực chất của quản lý đất đai là quản lý con người sử dụng đất: mỗi
loại đất ở mỗi vùng khác nhau được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các

chủ sử dụng với mục đích được pháp luật quy định. Quản lý nhà nước về đất đai được
xây dựng trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin: “đất đai là đối tượng lao động và tư
liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được’’[24].
b. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Theo điều 6 Luật đất đai năm 2013 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai bao
gồm[20]:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.


5
1.1.2. Khái quát về quản lý, sử dụng và quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.1.2.1. Các định nghĩa, khái niệm liên quan đến nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất để làm nơi mai táng tập trung. Trong đó, đất
nghĩa trang là đất được quy hoạch tập trung. Đất nghĩa địa là đất được sử dụng vào
mục đích chơn cất; song một cách rãi rác, chưa được tập trung, quy hoạch[1].
Nghĩa trang hay còn gọi là nghĩa địa, là nơi mà thi thể người chết và thi hài sau
khi hỏa táng được chôn cất. Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery, xuất xứ từ
tiếng Hy Lạp là κοιμητήριον (nơi an nghỉ) ngụ ý vùng đất đó dành riêng cho cho việc chơn
cất. Ở phương Tây, nghĩa trang là nơi mà các hoạt động tưởng nhớ người đã khuất được
tiến hành. Các nghi lễ này được thực hiện tùy theo phong tục tập quán hay tôn giáo[35].
Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau,
thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
Nghĩa trang liệt sỹ là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi
công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
Nghĩa trang quốc gia là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi
công các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn hóa, các
nhà khoa học... có cơng với đất nước.
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.
Các hình thức táng người chết bao gồm: mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác.
Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa
điểm dưới mặt đất.
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng.
Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.
Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
Hoạt động xây dựng nghĩa trang bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu
tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công
xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động
xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa trang.



6
Quản lý nghĩa trang là việc thực hiện các nội dung theo quy chế quản lý đã
được phê duyệt.
Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân khu
chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ sở
pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang.
Quy hoạch địa điểm nghĩa trang là một nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng
vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn; khi phê duyệt các quy hoạch này, cơ quan có thẩm quyền đồng thời phê duyệt
quy hoạch địa điểm nghĩa trang.
Cải tạo và mở rộng nghĩa trang là thực hiện việc chỉnh trang, nâng cấp các cơng
trình trong nghĩa trang hiện đang sử dụng và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật hiện hành đối với diện tích mở rộng nhằm bảo đảm về cảnh quan, mơi trường.
Đóng cửa nghĩa trang là việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động
táng trong nghĩa trang.
Di chuyển nghĩa trang là thực hiện việc chuyển thi hài, hài cốt trong nghĩa trang
đến một nghĩa trang khác được xây dựng theo quy hoạch.
Dịch vụ nghĩa trang bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng hoặc hỏa táng thi hài hoặc
hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt tại
các nhà lưu giữ tro cốt theo nhu cầu và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.
Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang là người đang sống có quan hệ với người
được táng trong nghĩa trang hoặc đến thăm viếng, tưởng niệm[11].
1.1.2.2. Các quy định liên quan đến nghĩa trang
a. Các quy định về quản lý và sử dụng nghĩa trang
* Xác định đơn vị quản lý nghĩa trang:
* Xác định đơn vị quản lý nghĩa trang:
- Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và giao đơn vị quản lý đối với các nghĩa trang
thuộc quyền quản lý được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình
đầu tư xây dựng.
* Nội dung quản lý nghĩa trang:
- Đối với nghĩa trang đã đóng cửa:


7
+ Định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy
tu bảo dưỡng các cơng trình trong nghĩa trang
+ Bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang
+ Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang
+ Quy định, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động
trong nghĩa trang.
- Đối với nghĩa trang đang sử dụng:
+ Quản lý sử dụng đất, xây dựng phần mộ, bia mộ và các cơng trình trong
nghĩa trang tn theo quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý nghĩa trang được người có
thẩm quyền phê duyệt
+ Giám sát quản lý hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nghĩa trang.
* Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang:
- Nội dung của hồ sơ nghĩa trang:
+ Sơ đồ vị trí các khu chức năng, lơ mộ, nhóm mộ, hàng mộ và phần mộ; sơ đồ
vị trí các ơ lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt
+ Tất cá các phần mộ trong nghĩa trang, các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro
cốt đều phải được đánh số
+ Có sổ theo dõi hoạt động táng trong nghĩa trang, lưu giữ tro cốt tại nhà lưu
giữ tro cốt theo thời gian và lưu trữ các thông tin cơ bản của người được táng, lưu giữ
tro cốt và thân nhân.
- Đơn vị quản lý nghĩa trang có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang đồng

thời cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
* Chi phí quản lý nghĩa trang:
- Đối với các nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước thì chi phí quản lý được lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang và nguồn vốn ngân
sách địa phương theo quy định của pháp luật
- Đối với các nghĩa trang do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, chi phí quản
lý được lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang.
* Giá dịch vụ nghĩa trang:
- Giá dịch vụ nghĩa trang phải được tính đúng, tính đủ, phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của từng địa phương và phải được niêm yết công khai


8
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ nghĩa trang do đơn vị quản lý
nghĩa trang cung cấp đối với các nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức, cá nhân tự quyết định giá dịch vụ nghĩa trang do mình cung cấp trên
cơ sở phương án khai thác kinh doanh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đối
với các nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.
* Quy chế quản lý nghĩa trang:
- Các nghĩa trang đều phải có quy chế quản lý
- Nội dung cơ bản của quy chế quản lý nghĩa trang bao gồm:
+ Các quy định về ranh giới, quy mô nghĩa trang và các khu chức năng trong nghĩa trang
+ Các quy định về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, duy tu, bảo dưỡng các cơng
trình xây dựng, các phần mộ trong nghĩa trang
+ Các quy định về bảo vệ nghĩa trang và bảo vệ môi trường
+ Các quy định về hoạt động táng, lưu giữ tro cốt trong nghĩa trang
+ Các quy định về hoạt động lễ nghi, tín ngưỡng và các hoạt động khác có liên quan
+ Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt
+ Trách nhiệm của đơn vị quản lý và người sử dụng nghĩa trang.

- Thẩm quyền phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang:
+ Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang phê duyệt quy
chế quản lý nghĩa trang đối với các nghĩa trang do mình quản lý được đầu tư từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước
+ Tổ chức, cá nhân phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang do mình đầu tư xây
dựng sau khi có thỏa thuận của Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý nghĩa trang
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sau khi ban hành phải gửi cho Ủy ban nhân dân theo
phân cấp quản lý nghĩa trang để quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
* Trách nhiệm của đơn vị quản lý nghĩa trang:
- Quản lý nghĩa trang theo quy chế được người có thẩm quyền phê duyệt
- Cung cấp các dịch vụ nghĩa trang cho người sử dụng, bảo đảm chất lượng dịch
vụ theo quy định
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ nghĩa trang:


9
- Tuân thủ các quy định của nghĩa trang và các quy định của pháp luật có liên quan
- Thực hiện các trách nhiệm theo thỏa thuận với đơn vị quản lý nghĩa trang.
b. Các quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang
* Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang:
- Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp
táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh
môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh)
- Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống
văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại

- Sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm các u cầu về cảnh
quan, bảo vệ mơi trường.
* Quy định diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân:
- Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 6 m2.
- Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 4 m2.
* Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nghĩa trang:
- Hoạt động xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng nghĩa trang.
* Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang:
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nghĩa
trang theo quy định của pháp luật
- Các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang được nhà nước:
+ Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất
+ Hỗ trợ xây dựng các cơng trình hạ tầng ngoài hàng rào
+ Hỗ trợ một phần hoặc tồn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ
theo quy mơ, hình thức đầu tư, cơng nghệ được áp dụng và tác động đến môi
trường của dự án


10
+ Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Khuyến khích xã hội hố đầu tư xây dựng nghĩa trang và sử dụng các hình
thức táng mới văn minh hiện đại, góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo
vệ mơi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng của mình, chính quyền địa
phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những người sử dụng địch vụ này.
* Chính sách xã hội đối với các đối tượng đặc biệt:
- Người vô gia cư khơng có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng khơng có điều
kiện lo việc táng, khi chết ở địa phương nào thì chính quyền địa phương nơi đó có
trách nhiệm lo tồn bộ chi phí táng phù hợp với điều kiện của địa phương

- Người khơng có thân nhân sống ở địa phương nào thì khi chết chính quyền địa
phương đó có trách nhiệm tổ chức táng ở nghĩa trang tại địa phương với chi phí được
lấy từ tài sản của người chết (nếu có) hoặc từ ngân sách địa phương
- Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau khi chết được xem xét, cho phép
táng tại các nghĩa trang ở Việt Nam
- Đối với các trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh, chính quyền địa phương
các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức táng cho người chết, bảo đảm yêu cầu về an
tồn, vệ sinh phịng dịch, khơng gây ơ nhiễm môi trường theo quy định của Bộ Y tế
- Đối với các mộ vơ chủ hoặc khơng cịn thân nhân chăm sóc, trường hợp hết
thời hạn táng theo quy định, đơn vị quản lý nghĩa trang được phép di chuyển mộ tới vị
trí khác trong nghĩa trang hoặc tới các nghĩa trang khác theo quy hoạch.
c. Quy đinh về quy hoạch, xây dựng , cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang
* Yêu cầu quy hoạch địa điểm nghĩa trang:
- Phù hợp với các điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và
khả năng khai thác quỹ đất
- Phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối cơng trình hạ tầng kỹ thuật
- Đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
- Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương khác
nhau và các nghĩa trang có sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết
kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Nội dung quy hoạch địa điểm nghĩa trang:
- Xác định phạm vi phục vụ của các nghĩa trang


11
- Xác định nhu cầu táng và lựa chọn các hình thức táng phù hợp với điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tín ngưỡng, phong tục và tập quán tốt, văn hoá, văn
minh và bảo đảm tiết kiệm đất, hạn chế ô nhiễm môi trường

- Xác định các nghĩa trang cần đóng cửa, di chuyển hoặc cải tạo mở rộng để
tiếp tục sử dụng
- Xác định vị trí và quy mơ của các nghĩa trang xây dựng mới
- Dự báo tác động môi trường.
* Quy hoạch xây dựng nghĩa trang:
- Các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng đều phải lập quy hoạch xây dựng
nghĩa trang
- Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng nghĩa trang:
+ Xác định cụ thể vị trí, quy mơ, ranh giới của nghĩa trang
+ Xác định các hình thức táng sử dụng trong nghĩa trang
+ Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật
+ Phân khu chức năng, phân lơ mộ, nhóm mộ, hàng mộ, khoảng cách giữa các mộ
tuân thủ theo quy định đồng thời phải thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ táng
+ Phải có các quy định về kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ; các u cầu
đối với thiết kế cơng trình trong nghĩa trang
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các cơng trình nhà hỏa táng, nhà lưu giữ tro cốt
(nếu có), các cơng trình phục vụ, các cơng trình khác có liên quan phải được quy
hoạch xây dựng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường
+ Đánh giá tác động môi trường
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp trách nhiệm tổ chức lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh theo các quy định
của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
- Các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển
để thực hiện các dự án phát triển đơ thị, cơng nghiệp và các cơng trình cơng cộng thì
chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và di chuyển được tính trong tổng mức đầu tư của
các dự án này[11].


12
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các loại hình nghĩa trang đơ thị đang sử dụng ở Việt Nam
Các loại hình nghĩa trang đang tồn tại ở các đô thị Việt Nam hiện nay khá
phong phú, đa dạng. Chúng được phân loại phụ thuộc theo cơng nghệ táng, phương
cách quản lý, tín ngưỡng, tơn giáo ...
1.2.1.1. Phân loại theo công nghệ táng dân tộc
Nghĩa trang địa táng chôn thi hài theo tư thế nằm phổ biến ở hầu hết các dân
tộc Việt Nam.
Nhà mồ phổ biến ở một số dân tộc ít người miền núi cao Trung Trung Bộ và
Tây Nguyên, nhà mồ là nơi lưu giữ hài cốt trên mặt đất sau khi bốc mộ.
Nghĩa trang địa táng chôn thi hài theo tư thế ngồi của đồng bào Chăm.
1.2.1.2. Phân loại theo phương cách quản lý
Loại hình nghĩa trang cơng cộng do chính quyền quản lý như: nghĩa trang nhân
dân, nghĩa trang nhân dân đơ thị, nghĩa trang liệt sỹ.
Loại hình nghĩa trang tơn giáo do các tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý như:
nghĩa trang của các chức sắc tôn giáo, nghĩa trang dành riêng cho các tín đồ tơn giáo.
Loại hình nghĩa trang hội đồn do các tổ chức hội đoàn nghề nghiệp, hội đoàn
đồng hương và các bang hội người Hoa thành lập và quản lý như: nghĩa trang chùa
nghệ sỹ (Tp Hồ Chí Minh), nghĩa trang của các bang hội người Hoa (bang Triều Châu,
Phúc Kiến, Quảng Đông,...).
Loại hình nghĩa trang thuộc sở hữu tư nhân do người dân tự thành lập và
quản lý trên phần đất được giao quyền sử dụng như: các nghĩa trang gia đình, nghĩa
trang dịng họ...
1.2.1.3. Phân loại theo cơng nghệ táng
Nghĩa trang địa táng: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà Nội), nghĩa trang Thanh Tước
(Vĩnh Phúc). Trong địa táng, lại được chia thành:
- Nghĩa trang hung táng (nơi diễn ra quá trình phân hủy các tổ chức phần mềm
cơ thể, xương cốt sau đó được bốc đưa đi nơi khác) như: nghĩa trang Hưng Lộc
(Vinh), nghĩa trang Cầu Họ (Nam Định).
- Nghĩa trang chôn cất một lần (nghĩa trang hung táng nhưng không cải táng
bốc xương cốt) như: nghĩa trang Đa Phước (thành phố Hồ Chí Minh), nghĩa trang

Đơng Lương (Đơng Hà).


13
- Nghĩa trang cát táng (chỉ chôn cất xương cốt) như: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà
Tây), nghĩa trang Nghi Phú (Vinh).
- Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần, nghĩa trang hung táng và cát táng như:
nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội).
Nghĩa trang địa táng và kết hợp hoả táng: nghĩa trang Bình Hưng Hịa (thành
phố Hồ Chí Minh)
1.2.1.4. Phân theo vùng địa lý và theo phong tục tập quán truyền thống
Từ vĩ tuyến 17 trở ra: nghĩa trang hung táng và nghĩa trang cát táng phân bố chủ
yếu ở các khu vực người Kinh sinh sống.
Từ vĩ tuyến 17 trở vào: phổ biến là nghĩa trang chôn cất một lần.
Trong tất cả các loại nghĩa trang trên, nghĩa trang hung táng là nghĩa trang tiềm
ẩn khả năng tác động đến môi trường đất, nước ngầm lớn nhất, tiếp sau đến nghĩa
trang chôn một lần và cuối cùng là nghĩa trang cát táng[37].
1.2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang đô thị tại Việt Nam
1.2.2.1. Khái quát tình hình sử dụng đất nghĩa trang đô thị tại Việt Nam
Theo các số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang trong các đơ
thị khá lớn. Trong đó, đa phần (chiếm 80%) là các nghĩa trang nhân dân riêng của các
phường, xã, làng, bản, cụm dân cư vẫn đang hoạt động không thuộc sự quản lý của
chính quyền địa phương. Trong các nghĩa trang nhân dân đô thị đã khảo sát, hiện tại tỷ
lệ sử dụng diện tích đất dùng cho mai táng là khá cao, lên tới 60 - 90% tổng diện tích
đất nghĩa trang. Diện tích đất dành cho giao thông nội bộ hiện thường chiếm từ 9,35 20,07%; diện tích đất dành cho cây xanh là từ 0 -16%[37].
Theo các kết quả khảo sát chất lượng môi trường đã được thực hiện tại một số
nghĩa trang đô thị và điểm dân cư xung quanh (thực hiện tại khu vực các nghĩa trang đô
thị của thành phố Hà Nội, Huế, Việt Trì, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Sầm Sơn) về chất lượng
nước mặt và nước ngầm cho thấy: so với Tiêu chuẩn 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của
Bộ Y tế về vệ sinh đối với chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt thì độ pH thường là axit,

hàm lượng Coliform từ 20 - 3.667 lần, hàm lượng BOD5 và COD của nước mặt và nước
ngầm vượt quá từ 2 đến hơn 15 lần, hàm lượng NO3- gấp từ 2 - 100 lần[37].
Về thực trạng tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng đang gặp
phải nhiều bất cập. Cụ thể, trong số 15 đô thị đã được tiến hành khảo sát thực tế, có tới
4 đơ thị có các nghĩa trang nhân dân nằm xen kẽ giữa các điểm dân cư (Hà Nội,
TP.HCM, Buôn Ma Thuột…). Đặc biệt, trong tất cả các nghĩa trang đô thị đã được
khảo sát đều khơng có hệ thống thốt nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước


×